Hoàn thành PG Stéphanie IV - Les Feux du Desir (Ngọn Lửa Tình) - Marcel Gobineau

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Pháp' bắt đầu bởi bluechips, 2/10/13.

  1. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Nếu vậy hôm nào đến dự tiệc nhà bà ta, em sẽ tâng bốc ông tổ vĩ đại mấy đời của bà ta cho bà phấn khởi

    - Em không ngại đến dự bữa tiệc đó ở nhà họ chứ, Stephanie?

    Vốn táo tợn, Stephanie mạnh mẽ đáp

    - Em thích là đằng khác. Em rất muốn gặp lại ông Michel. Em quen ông ta hồi em còn trẻ, sau khi gặp anh ở Sebastopol và về Pháp ít lâu. Hôm ấy ông ta đến ngăn buồng của em trong rạp Nhạc kịch, chủ động chào và làm quen với em

    Vốn tính kín đáo và tế nhị, Boris không hỏi gì thêm. Chàng trỏ ra ngoài cho Stephanie thấy mái tròn của những nhà thờ Chính giáo Nga, vàng dát trên đó sáng rực dưới ánh trăng bàng bạc. Về đến nhà, Stephanie bước lên thang gác với tâm trạng tự tin. Nàng về phòng riêng và cho Noemie đi ngủ

    Boris vào theo. Chàng ôm chặt nàng trong vòng tay, hôn rất lâu lên miệng nàng, thì thầm:

    - Tại sao trong thư viết cho anh, em không kể gì về chuyện em bị ốm nặng, Stephanie?

    - Em sợ anh lo lắng - Nàng nhìn thẳng vào mắt người tình, trong khi Boris cũng đăm đăm nhìn nàng, như muốn khám phá những điều nàng giấu kín trong đáy lòng

    - Anh tin em. Nhưng trận ốm mà em bảo chỉ mệt xoàng thôi thì ra là ốm nặng. Dù sao anh cũng muốn biết, Stephanie

    Boris không bao giờ đòi hỏi nhưng lúc nào cũng lộ vẻ khao khát nàng. Stephanie không thể không đáp ứng nhu cầu đàn ông của chàng. Không muo1n gợi thêm cho Boris nghĩ ngợi về Michel và về những câu chuyện bất lợi khác, Stephanie giải thích với người tình là nàng bị sốt, nôn mửa và trong người rất mệt cho nên nàng đã phải về Vendee tịnh dưỡng ít lâu

    - Nhưng anh vẫn nhận được đều thư của em đóng dấu bưu điện Paris

    - Em ngồi ở Vendee viết, nhưng mỗi tuần Aime đều đem thư của em lên Paris, mang tới sứ quán Nga để họ chuyển cho anh. Aime tuần nào cũng đi về Paris lấy cho em những hồ sơ kinh doanh ở phố Vivienne. Tính em không thích ngồi không, cứ muốn có công việc gì đó để làm

    Nàng nở nụ cười âu yếm, nói thêm

    - Cái tính đó của em, anh thừa biết rồi

    Và đế chắn mọi câu chuyện liên quan đến Michel, Stephanie áp miệng lên miệng chàng, hôn cuồng nhiệt

    13

    CÔ GÁI ETIENNETTE GOULARD

    - Mình sắp phải đâm đầu xuống nước đây! - Stephanie thầm nghĩ lúc nắm chặt bàn ay Boris để ra khỏi cỗ xe ngựa

    Họ đứng trước cửa biệt thự Lambersart. Stephanie sững sốt trước vẻ choáng lộn và đồ sộ của tòa nhà và nàng thầm nghĩ Lambersart quả là khôn ngoan đã lấy 1 phụ nữ thuộc dòng họ Skavrouchka. Stephanie rất sợ bữa tiệc tối nay nhưng nàng sẵn sàng đương đầu với những câu ám chỉ của Michel sẽ đưa ra để bóng gió nói tới mối quan hệ với nàng hồi ở Paris xưa kia

    Những khách khác không hề thấy gì, trong khi Boris có vẻ muốn khám phá ra điều gì đó trong những câu Michel nói. May thay, hình như Michel đã thấy hôm ở lâu đài Đại Quận chúa Helene Pavlovna ông đã vụng về, nên hôm nay ông rất thận trọng. Michel kể về vợ chồng Resmont, về những người quen biết ở Paris, về những buổi xem hát, mục đích để mọi người thấy ông ta chỉ gặp Stephanie trong những dịp chiêu đãi đông người

    Stephanie thấy rõ như thế và nàng yên tâm trong suốt buổi tiệc, cho đến khi Michel nắm tay nàng bóp mạnh 1 cái, ý bộc lộ ngầm rằng tình cảm đối với Stephanie đến nay vẫn còn cháy bỏng trong lòng ông. Stephanie thầm nghĩ, chuyện đó chẳng có gì đáng ngại, mà chỉ làm nàng thêm ngán ông ta mà thôi. Đáng ngán nhất là trong những lần gặp Michel ngoài phố, cũng như gặp trong gian trưng bày hàng hóa Pháp của nàng, Stephanie đều thấy Michel cố tình áp môi lâu hoặc quá mạnh lên bàn tay nàng. Rõ ràng Michel muốn cho nàng thấy nỗi thèm khát nàng của ông ta. May thay đó là những nơi đông người

    1 lần trong lúc đi bộ đến gian hàng, Stephanie đột nhiên gặp Michel

    - Stephanie...

    - Xin ông gọi tôi là phu nhân Guinchamp! Tôi đã có chồng, thưa ông Lambersart!

    - Chuyện đó đâu quan trọng gì!

    Câu nói quả là hỗn hào. Stephanie đã vụng về đưa chuyện nàng đã có chồng ra ở đây, trong khi khắp kinh thành Saint Petersburg thừa biết đêm nào Hoàng thân Biotsky cũng ngủ tại tòa lâu đài chàng tặng cho phu nhân Guinchamp cùng với toàn bộ gia nhân đầy tớ ở đó

    - Đúng vậy, nhưng sự thật là như thế - Stephanie nói giọng dứt khoát - Ông nhớ điều đó và chúng ta hãy giữ tình bạn. Mong đừng bao giờ ông dùng cách xưng hô như vừa rồi. Ông có cuộc sống của ông và tôi có cuộc sống của tôi. Ông và tôi đi trên 2 con đường song song và đường song song thì không bao giờ gặp nhau

    - Câu nói rất hay đấy - Michel nói khẽ

    - Có lẽ - Nàng nói, vẻ mặt mơ màng và cố tình dịu giọng xuống đôi chút - Michel, anh nên hiểu và giữ cách cư xử cho đẹp. Chúng ta có những kỷ niệm đẹp về nhau, không nên hủy hoại những kỷ niệm đó

    Michel nhìn Stephanie rất lâu rồi nói khẽ

    - Tôi không sao quên được em, Stephanie. Em là người phụ nữ để lại ấn tượng mạnh và bền bĩ nhất. Được nhìn thấy em, được gặp em cũng là niềm hạnh phúc vô bờ đối với anh rồi. Tuy Thượng đế giáng xuống đầu anh nỗi đau khổ khôn cùng là mất em, nhưng anh cũng vẫn biết ơn Chúa là đã cho anh được gặp em. 2 chúng ta đều không có lỗi trong chuyện đó. Dù ao anh cũng xin nóỉ rằng bao giờ anh cũng yêu em. Bất cứ lúc nào em cất tiếng gọi anh, anh cũng vứt bỏ mọi thứ để đến với em

    1 tháng sống giữa xã hội đài các nhưng nhộn nhạo làm Stephanie vừa căng thẳng vừa thích thú. Thiếp mời tiệc tùng bay đến liên tiếp khiến nàng chóng cả mặt, không sao nhận lời hết được. Bởi nhiều tối mấy nơi mời nàng 1 lúc. Chưa kể chiều nào Stephanie cũng bố trí mấy tiếng đồng hồ ngồi tại gian hàng Triển lãm Pháp để tiếp khách

    Đến gặp Stephanie là những nhân vật danh giá nhất Saint Petersburg, quý tộc, trí thức, các nhà kinh doanh lớn ,thậm chí quan chức trong Chính phủ Hoàng gia Nga và thành viên trong hoàng tộc. Họ đến bàn việc phối hợp kinh doanh đặt hàng. Nhưng rất nhiều người đến chỉ đơn giản để ngắm nhan sắc phu nhân Guinchamp, trò chuyện với nàng
     
    Last edited by a moderator: 8/5/15
  2. bluechips

    bluechips Mầm non

    Gian hàng Pháp đắt khách và hoạt động kinh doanh phát triển rất nhanh, Stephanie và Aime không sao theo kịp. Nàng đành bảo anh

    - Anh về Paris độ 1 tuần, thu và chở sang tất cả những gì có thể bán được ở đây. Anh đã biết những thứ gì rồi. Tôi tin cậy ở anh

    - Cũng như mọi khi! - Aime nói giọng ương bướng cố hữu

    Stephanie chưa muốn về Pháp bây giờ. Nàng chưa muốn xa Boris. Lần này Aime đi trước thăm dò, sau đấy nàng có thể sẽ đi

    - Anh ngại đi chăng, Aime?

    - Tôi không bàn đến chuyện ngại hay không ngại. Tôi chỉ hỏi bà chủ bảo tôi đi Paris là mệnh lệnh hay chỉ là gợi ý?

    Stephanie rất bực. Nàng giận dữ nói

    - Đã bao giờ tôi ra lệnh cho anh chưa? Thôi được, tôi sẽ đi. Anh chuẩn bị hành lý, vali cho tôi. 2 ngày nữa tôi lên đường

    Tất nhiên Aime đi. Và ngày 30 tháng 10 năm 1876, anh lên tàu

    Hôm sau, Stephanie thấy trong tòa lâu đài của nàng không khí xì xào náo động. Các cô hầu phòng vừa làm việc vừa mang bộ mặt lo lắng. Nhìn qua cửa sổ ra ngoài nàng thấy 3 phu chăn ngựa và 2 xà ích đang tranh cãi sôi nổi. Stephanie lắc chuông gọi Noemie

    - Có chuyện gì thế?

    - Thưa bà chủ, đấy là do họ đọc trong báo. Tôi không đọc được chữ Nga nên không biết đăng tin gì nhưng tôi thấy họ tranh nhau đọc

    - Chạy đi kiếm cho tôi 1 tờ báo bằng tiếng Pháp

    Aime đã về Pháp và vừa rồi, Hoàng đế Alexandre II lại triệu Boris vào cung, yêu cầu chàng tháp tùng Nài đi Moscow. Phải 2 ngày nữa họ mới về. Bây giờ nàng chỉ có 1 mình ở nhà. Trước khi Boris đi, Stephanie có hỏi xem chuyện gì mà nhà vua có vẻ gấp gáp như vậy, nhưng Boris chỉ đáp qua loa để Stephanie khỏi lo lắng. Nhưng ngay lúc đó nàng đã linh cảm thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng. Bây giờ nghĩ lại nàng thấy lo. Stephanie bồn chồn đi đi lại lại trong phòng, bụng dạ không sao yên. Mãi nàng không thấy Noemie về

    3 tiếng đồng hồ sau Noemie mới về lâu đài, mang theo tờ báo Nga xuất bản bằng tiếng Pháp. Cầm tờ báo Stephanie hiểu ngay ra vấn đề. Dòng chữ rất to chạy ngang trang đầu

    TỐI HẬU THƯ

    Nàng lẩy bẩy mở tờ báo ra đọc. Quân đội Serbie bị thua liên tiếp và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ buộc quân Serbie phải đầu hàng vô điều kiện. Vua Alexandre II nước Nga đã gửi tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ và như thế có nghĩa nước Nga sắp điều quân ra mặt trận chiến đấu chống lại quân Thổ. Trong bài xã luận đăng trên trang đầu có trích lại tuyên bố của Hoàng đế Alexandre II hôm qua tại Moscow

    "Tôi biết toàn thể nước Nga ủng hộ tôi. Tôi chia sẻ những nỗi thống khổ của quân đội và nhân dân Serbie, những người anh em cùng chủng tộc Slave và cùng tôn giáo Chính thống. Nhưng tôi đặt quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Nga lên trên hết, cho nên tôi không muốn chiến tranh... Tôi mong có 1 hòa ước tổng thể. Nhưng nếu không nhận được những lời cam kết cần thiết, tôi buộc phải quyết định đơn phương..."

    Tối hậu thư đòi quân Thổ phải ngưng tiếng súng, trong hạn 48 tiếng đồng hồ

    - Chiến tranh đến rồi, Noemie - Stephanie đau đớn nói khẽ

    - Chưa đâu, thưa bà chủ

    - Sớm hay muộn chiến tranh nhất định cũng sẽ nổ ra

    Stephanie nghĩ xem nàng có thể gặp ai để hỏi rõ thêm tình hình. Đột nhiên nàng nhớ đến Michel! Ông ta là đại sứ Pháp tại Nga tất biết được những tin tức bí mật liên quan đến vấn đề này. Stephanie tin rằng mình có thể bắt Michel phải tiết lộ ra. Nàng có cách

    - Chị bảo đóng ngựa cho ta rồi vào đây mặc quần áo cho ta, mau lên

    Lát sau, đến đại sứ quán Pháp, Stephanie được đón tiếp rất niềm nở

    - Tôi muốn gặp Ngài Đại sứ Lambersart

    - Vâng, ngay bây giờ thôi, thưa phu nhân

    Hình như ở Đại Sứ quán Pháp mọi người đều biết giữa phu nhân Guinchamp hiện đang là khách quý của triều đình và Ngài Đại sứ Lambersart có mối thân tình lâu năm. 5 phút sau 1 nhân viên đại sứ quán bước vào phòng khách báo nàng

    - Thưa phu nhân, Ngài Đại sứ mời phu nhân đợi cho 1 lát

    Nhưng nhân viên chưa dứt lời, Lambersart đã đẩy cửa bước vào

    - Chào phu nhân thân mến, tôi rất sung sướng được đón tiếp phu nhân tại vùng lãnh thổ bên ngoài nước Cộng hòa Pháp này

    - Tôi xin được gặp riêng ông, thưa ông đại sứ. Ta có thể vào phòng làm việc của ông nói chuyện được không?

    - Tất nhiên rồi. Xin mời phu nhân

    Stephanie đứng dậy đi theo Lambersart. Khi cánh cửa phòng giấy của Ngài Đại sứ đóng lại, Stephanie vội vã hỏi ngay

    - Michel, ông nghĩ thế nào về tối hậu thư?

    - Đó là chuyện bình thường, không thể tránh được

    - Tôi hiểu, nhưng...

    - Tuy nhiên tôi có thể thông báo để phu nhân biết là vua Abdoul-Hamid rất hốt hoảng trước lời tuyên bố của Hoàng đế Alexandre II và càng hốt hoảng hơn khi nghe tin 20 sư đoàn quân Nga đang được huy động gấp

    - Vậy tình hình sẽ ra sao? - Stephanie lo lắng hỏi

    - Vua Thổ sẽ nhượng bộ thôi. Hội nghị đại sứ các nước liên quan đang bàn về 1 giải pháp hòa bình sẽ có cơ hội giải quyết xong mối mâu thuẫn

    Stephanie thở phào nhẹ nhõm. 1 nụ cười tươi tắn nở trên khuôn mặt kiều diễm của nàng

    Tuy nhiên Michel nói tiếp, giọng tàn nhẫn

    - Nhưng tôi phải thú thật với phu nhân rằng hy vọng về 1 giải pháp hòa bình là rất mong manh. Theo phán đoán của riêng tôi thì hội nghị các đại sứ rất thất bại, không tiến thêm được bước nào. Bởi cuộc sống là như vậy

    Stephanie ngạc nhiên đau đớn nói ngay

    - Nếu thế, sẽ không còn là cuộc sống mà là cái chết, cái chết của hàng chục vạn con người

    - Dù sao chúng ta cũng có được 1 ít thời gian để chuẩn bị - Michel nhếch mép cười chua chát, nói

    Stephanie bỗng thấy khó chịu với thái độ nhẫn tâm của vị Đại sứ Pháp này. Nàng nói

    - Tôi không ngờ ông thờ ơ như vậy trước ngần ấy sinh mạng đang bị sắp quăng ra giữa bãi chiến trường

    - Xin phu nhân nhớ cho, tôi là đại sứ, là nhà ngoại giao. Tôi cần nhìn thẳng vào sự thật, vào tình hình thực tế, mà sự thật là không thể tránh được cuộc đụng độ. Bà yên tâm, nước Nga rất hùng mạnh. Người Nga sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh này

    Stephanie đau đớn ôm mặt

    Bao nhiêu hình ảnh khủng khiếp nàng đã chứng kiến trong mấy cuộc chiến tranh đã qua hiện lên làm đầu óc nàng nhức nhối. Michel bước đến đặt bàn tay lên vai nàng, bàn tay kia ông ta ôm ngang eo nàng

    Stephanie gỡ ra, nhìn thẳng vào mắt vị đại sứ

    - Đừng làm như thế, thưa ông đại sứ. Tôi đến đây mục đích chỉ đế biết thêm tin tức. Xin cảm ơn ông đại sứ đã cho tôi biết vài tin quan trọng. Bây giờ tôi muốn biết thái độ của nước Pháp trong vấn đề này

    - Nước Pháp không dính vào chuyện này

    Stephanie nuốt nước bọt, nói tiếp:
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  3. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Tôi sẽ đi theo ông ấy, Michel, điều ấy tôi không nói ông cũng đoán được

    Michel nhìn nàng 1 lúc lâu, cố nén nỗi uất giận

    - Stephanie! Em yêu ông ta đến thế kia ư? Anh ghen với ông ta. Anh ghen và căm ghét ông ta. Tại sao không phải là anh? Tại sao?

    Michel bước thêm 1 bước tiến về phía Stephanie. Nàng vẫn chăm chú nhìn Michel, không nhúc nhích. Michel nhắm mắt lại để trấn tĩnh, rồi mở mắt ra nhìn Stephanie, cầm bàn tay nàng. Stephanie để yên như thế, không rụt tay lại. Michel cúi xuống, đặt môi lên bàn tay nàng, nói giọng lạc hẳn đi

    - Phu nhân tha lỗi, Stephanie! Anh vẫn yêu em! Anh không bao giờ quên được em

    Stephanie bỗng có cảm giác lúng túng. Nàng tưởng như miệng MIchel đang ngoạm vào da thịt nàng và ông đang rên rỉ những lời tình ái. Hình ảnh đó là những kỷ niệm không bao giờ nàng quên và cũng không bao giờ nàng quên được Michel!

    - Em hãy tin ở Hoàng thượng - Boris tin tưởng nói với Stephanie - Anh nhắc lại với em lần nữa rằng Hoàng thượng sẽ không mắc lại những sai lầm của tiên hoàng. Vua Thổ Abdoul - Hamid đã tỏ thái độ chịu nhún và lúc này hội nghị các đại sứ đang họp ở Constantinople...

    Nàng đã thấy đúng những lời như thế từ miệng MIchel, tuy nhiên Michel đã tiên đoán hội nghị các đại sứ chỉ có tác dụng trì hoãn ngày nổ ra chiến tranh chứ kh6ong thể ngăn chặn được chiến tranh. Nước mắt rưng rưng, trái tim tan nát, Stephanie lắng nghe Boris đưa ra những lý lẽ để trấn an nàng. Chàng cho biết Hoàng đế Nga sẽ dùng cách dọa dẫm, hoặc dùng cách thương lượng kín với Anh, Ao, và Đức để tránh 1 cuộc xung đột vũ trang

    Nhưng không 1 lý lẽ nào Boris đưa ra làm Stephanie yên tâm chút ít. Nàng đau đớn nhận thấy Michel có lý. Trong tâm trạng bối rối lúc này, nàng mong có Aime bên cạnh. Chỉ có anh mới có thể giúp nàng yên tâm. Mà lúc này Aime lại đang ở Pháp

    Phải 10 ngày sau Aime mới quay lại đất Nga, mang theo tất cả báo chí của Pháp trong suốt 10 ngày qua. Stephanie không cần đọc. Aime tóm tắt tin tức cho nàng

    - Các cường quốc phương Tây lo nước Nga mạnh lên sẽ tranh chấp những vùng đang nằm dưới ảnh hưởng của họ ở xung quanh Địa Trung Hải và tại các eo biển, cho nên họ tìm mọi cách để chặn sự phát triển của nước Nga. Ngòi đã được châm. Bây giờ không thứ gì có thể dập tắt. Chưa kể nước Anh còn thổi thêm cho nó cháy nhanh hơn

    - Vậy là đã rõ: chiến tranh sẽ nổ ra nay mai

    - Nếu lạc quan, có thể hy vọng 1 hoặc 2 năm nữa mới nổ ra. Tôi đem sang cho bà chủ sơ đồ Khu Triển lãm

    Sự thay đổi đột ngột đề tài làm Stephanie hẫng mất vài giây. Tuy nhiên nàng thấy Aime có lý. Năm 1878 sẽ có Hội chợ Triển lãm Thương mại Quốc tế tại Paris và công ty Dytteville cần tìm 1 vị trí tốt để bày sản phẩm của mình

    - Anh làm việc đó là rất tốt, Aime - Stephanie vui vẻ nói. Trí óc nàng đã chuyển sang việc kinh doanh

    Stephanie hỏi thăm Aime về tình hình 2 con trai nàng, về hoạt động của văn phòng phố Vivienne, về những bất động sản mới tậu thêm. Phải vài tháng nữa nàng mới về Paris được

    Sau sự kiện náo động về bức tối hậu thư, tình hình dịu xuống và cuộc sống lại diễn ra bình thường, vô tư lự. Giấu kín nỗi lo lắng, Stephanie đến đâu cũng trưng bày bộ mặt tươi vui, thanh thản. Trong khi đó nõi lo trong lòng cũng dần dần lắng lại do nàng xác định thái độ tương lai bằng 1 câu đơn giản: "Boris đi đâu mình sẽ đi đó. Chàng ở đâu, mình sẽ ở đó"

    Stephanie choàng thức dậy, đầu óc vẫn còn mơ màng, nửa thức nửa ngủ. Nàng nhận thấy chỉ còn 1 mình trên chiếc giường rộng thênh thang. Có chuyện như thế là vì hôm nay có cuộc chiêu đãi lớn tại Cung điện Mùa đông. Sau khi bữa tiệc kết thúc, vua Alexandre II kéo Boris vào bàn công việc trong khu vực dành cho Quận chúa Dolgoruscaia đến khuya. Và sau đấy Boris về nhà riêng ngủ

    Stephanie nghe thấy tiếng chân ngoài hành lang rồi dừng lại trước cửa phòng nàng. Cửa mở ra nhè nhẹ. Stephanie không nhúc nhích, nàng nằm im nhắm mắt chờ người tình vào âu yếu đánh thức

    Boris vuốt ve tóc nàng, lướt môi trên má nàng, môi nàng. Nàng để yên cho người tình chìu chuộng. Nàng nghe thấy chàng thì thào

    - Cô nàng đến kia kìa, Stephanie!

    Nàng choàng vùng dậy

    - Ai? Vợ anh ư? - Nàng ngồi bật dậy, như thể nàng bị bắt quả tang giống như Rene và nhân tình của anh ta hôm nào

    Boris bật cười vang

    - Không, cô nàng chúa tuyết ấy chứ. Em vẫn bảo em thèm nhìn thấy tuyết Nga kia mà

    Stephanie ôm chầm lấy Boris

    - Ôi anh làm em hết hồn

    Boris ôm chặt nàng trong vòng tay. Chàng không hiểu hết nỗi hoảng sợ của Stephanie

    - Sao tim em đập mạnh vậy? Anh xin lỗi đã làm em sợ. Nhưng em thừa biết Natasa và anh đã thỏa thuận là 2 bên để cho nhau tự do, cũng như Rene và em bây giờ

    - Em biết, nhưng lúc nãy đột nhiên em...

    - Mà nếu Natasa có ở đây chăng nữa thì em cũng vẫn gặp bà ấy bình thường như 2 người quen biết. Trong các buổi chiêu đãi, trong các nghi lễ, em sẽ phải gặp Natasa, phải đến dự tiệc nhà bà ấy cũng như tiếp bà ấy tại đây

    - Tại đây?

    - Tất nhiên rồi. Đó là quy ước xã hội mà chúng ta phải thực hiện, bất kể quan hệ thật của chúng ta ra sao. Natasa và anh vẫn đều đặn đón các ngày lễ, các ngày kỷ niệm cùng với bạn bè và bọn anh vẫn vui vẻ trò chuyện như 1 cặp vợ chồng hòa thuận và hạnh phúc

    - Và những cuộc gặp gỡ ây vẫn vui?

    - Đúng thế. Natasa sẽ rất niềm nở vớiem

    - Thì ra ngoại tình cũng đòi hỏi phải tôn trọng 1 số bổn phận

    Boris trở nên trầm ngâm. Chàng tìm lời lẽ để thuyết phục Stephanie

    - Em ạ, Hoàng thượng đã quyết định ly thân với Hoàng hậu. Điều này cả Hoàng hậu lẫn triều đình đều chấp thuận. Sau khi chia tay Hoàng thượng vẫn có bổn phận tôn trọng Hoàng hậu và thường xuyên gặp gỡ thăm hỏi cũng như nghe những lời góp ý của Hoàng hậu. Chính Hoàng hậu đã đẩy Hoàng thượng đến chỗ gửi tối hậu thư. Bà thường trách vua là thi hành đường lối chính trị quá mềm yếu và bà rất bực thấy đường lối ngoại giao của chúng ta thụ động quá

    Hoàng hậu dưới sự bảo trợ của tổ chức chữ thập đỏ vẫn thường xuyên gửi nhân viên y tế, thuốc men và quần áo cho người Slave trong các quốc gia bị Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ

    Nghe thẩy 3 chữ "Chữ thập đỏ" Stephanie mừng rỡ. Nếu xảy ra chiến tranh, nàng có thể núp dưới danh nghĩa tổ chức này để đi bất cứ đâu. Trong khi nghe Boris nói, Stephanie thầm nghĩn àng sẽ cúng 1 số tiền lớn, sẽ trở thành thành viên của tổ chức và sẽ nhận nhiệm vụ của nó. Nàng sẽ làm việc cùng với Hoàng hậu và sẽ chính thức đi ra mặt trận. Ý nghĩ đó làm nàng yên tâm. Boris vẫn nói. Bây giờ chàng nói về vợ chàng, những chuyến du ngoạn của Natasa và về việc 2 vợ chồng càng tôn trọng tự do của nhau

    Stephanie nói

    - Anh nói đúng. Em cũng học cách sống của Natasa. Em cũng sẽ cố sống thoải mái như bà ấy

    - Em hãy đối xử tốt với Constance

    Đây là lần thứ 2 Boris nhắc đến cái tên đó và Jstephanie nhận thấy mắt chàng nhìn đi chỗ khác như hơi ngượng. Nàng không nói gì. Trí óc nàng đột nhiên lóe lên 2 mục tiêu: nàng sẽ ghi tên tham gia tổ chức chữ thập đỏ và sẽ lấy lòng Natasa và cả Constance nữva. Nàng thích thú cười vang, ôm cổ Boris:
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  4. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Ta lấy xe trượt đi chơi!

    - Tuyết còn non lắm, Stephanie! Mới rơi được có 1 đêm. Nếu thời tiết tiếp tục như thế này th2i chỉ nửa tháng nửa, em có thể trượt băng trên mặt sông Neva

    Đã 3 tuần lễ nay, tuyết phủ kín kinh thành Saint Petersburg. Ban ngày, dưới ánh mặt trời, tuyết óng ánh phủ trên các mái nhà thờ, các lâu đài, làm lớp vàng dát càng chói sáng thêm. Các cành cây bọc tuyết trắng tạo thành 1 thứ hoa văn trên đầu khách bộ hành

    Stephanie có 1 cỗ xe trượt nhỏ Phần Lan, chỉ 1 chỗ ngồi, ngoài chỗ ngồi của người đánh xe. Nàng thường dành chỗ đó cho Aime. Nàng thích loại xe nhỏ này hơn loại xe trượt tam mã là ộại xe có thêm chỗ dành cho Boris hoặc người nào khác

    Từ 5 ngày nay, Stephanie giữ kin trong lòng sự việc làmn àng đau đớn trong lòng, giảm mất niềm vui sống. Mấy lá thư của Armand nàng vừa nhận phần nào giải tỏa cho nàng nỗi đau đớn ấy và nàng quyết định kể ra với Aime về câu chuyện tồi tệ đó. Với Aime thôi, chứ không phải Boris, bởi đây là chuyện chỉ nằm gọn trong phạm vi gia đình nàng, vừa đến gian hàng Pháp nàng khẽ bảo ngay với Aime

    - Anh đi với tôi

    Cỗ xe tam mã lướt được vài mét, nàng lấy trong xắc ra lá thư

    - Thư của Charles, tôi nhận được cách đây đã nhiều ngày. Anh đọc đi

    Aime đọc và biết tin Charles đang yêu mê mệt 1 cô gái, muốn cưới cô ta và chuyện cưới xin là không thể tránh được nữa

    - 4 trang dài để báo cho bà chủ biết cậu ấy đã làm cô kia có thai quả là quá dài dòng - Aime nói và thản nhiên trả lá thư cho Stephanie

    Stephanie ngạc nhiên

    - Anh cho là chuyện đó chẳng có gì quan trọng hay sao?

    - Không quan trọng gì hết

    - Nhưng nếu anh đọc lá thư của Armand tôi nhận được sáng nay thì anh sẽ không còn nghĩ như thế nữa

    Trong thư Armand bộc lọ 1 điều cậu sợ. Cậu tin chắc rằng chuyện cô gái kia có thai là chuyện bịa, rằng Charles đã quá ngây thơ, bị rơi vào mưu sâu của 1 cô gái thủ đoạn. Armand ngụ ý rằng chỉ có Stephanie về, tiếng nói của người mẹ mới có thể tránh cho Charles khỏi sa vào 1 cuộc sống bất hạnh sau này

    - Anh thấy thế nào, Aime? - Đợi Aime đọc xong lá thư, Stephanie hỏi

    - Thấy tôi là thằng ngu. Hôm ở Paris tô đã ngửi thấy có chuyện nhưng tôi có quá ít thời gian nên không tìm hiểu sâu thêm được

    - Vậy bây giờ anh cố nhớ lại xem. Anhđã thấy những gì ở đó?

    Aime nhận thấy 2 anh em sinh đôi Armand và Charles thân thiết và hợp tính nhau đủ mọi thứ, trong công việc lẫn trong sinh hoạt. Bất cứ chuyện gì 2 anh em cũng đều đồng tình tuyệt đối. Qua đó, Aime thấy rất có thể 2 anh em cùng yêu 1 cô gái. Aime cho rằng đấy chỉ là chuyện bình thường và hôm ở Paris anh đã không quan tâm

    Stephanie nói

    - Thật đáng tiếc. Lẽ ra trong những ngày đó nếu anh quan tâm 1 chút có phải hôm nay chúng ta đã không bị lúng túng. Điều làm tôi lo là Arrmand đã không biế Charles viết thư cho tôi, cho nên báo cho tôi biết để mách chuyện này. Nó đã chẳng viết thư cho tôi về chuyện đó nếu chỉ là chuyện vớ vẩn. Như thế có nghĩa là chuyện đã nghiêm trọng rồi đấy

    - Tôi xin phép nói với bà chủ, đây là chuyện ghen tuông giữa 2 chàng trai quá yêu nhau

    Stephanie nhìn Aime. Cách nói của Aime có gì đó khiến nàng thấy lạ. Aime vẫn thản nhiên nói tiếp

    - 2 câu giống hệt nhau, đến nỗi... Bà chủ còn nhớ ông già Moise ngoài đảo Nouvelle Caledonie chứ. Ông ta đã nhập 2 cậu làm 1 và coi đấy là hiện thân của bố 2 cậu ngày xưa

    Stephanie nói rất khẽ

    - Tôi chưa hiểu anh nói nhữ thứ đó để dẫn đến đâu?

    Tuy nhiên trong thâm tâm nàng hiểu rất rõ ý của Aime. 2 con trai sinh đôi của nàng đúng là cái bóng của nhau. 2 cậu ngủ chung phòng, đọc chung sách, xem chung những vở kịch, lúc nào cũng đi bên nhau và với mọi chuyện đều có ý kến nhận định y hệt nhau. Tình cảm đặc biệt đ1o bây giờ bị 1 cô gái cản trở

    23 tuổi! 2 con trai nàng đã đến tuổi lập gia đình. Nếu cô gái kia có thai, nghĩa là Stephanie sắp thành bà. Vây mà nàng thấy mình vẫn còn rất trẻ. Bà! Chữ đó khiến nàng hoảng sợ, bởi nàng ham mê ái không kém gì tuổi 20, bởi nàng đang làm nhân tình của 1 ngơời đàn ông nàng si me và nàng không thể sống thiếu ông ta

    Bà! Tình nhân! 2 chữ đó xem chừng khó đứng bên nhau, thậm chí nghe chối tai nữa. Nếu là chồng thì lại là chuyện khác, nhưng đây là "nhân tình". Nếu là vợ chồng thì quan hệ giữa 2 người đằm thắm đến mấy cũng là 1 sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc, sự gắn bó với nhau về nhiều phương diện. Nhưng đây là cặp tình nhân. Nghe 2 chữ đó đã thấy mối quan hệ chỉ thuần túy xác thịt. Quan hệ giữa 2 nhân tình, xưa nay vẫn là quan hệ mê muội, điên cồng, cháy bỏng, khó có thể quan niệm được, của 1 phụ nữ đã làm "bà". Dù quan hệ giữa nàng với Boris sâu sắc đến mấy, họ vẫn chỉ được xã hội coi là "nhân tình"! Mà nhân tình hàm chứa ý "lạc lối si mê, hưởng thụ và rã rời"

    Stephanie miên man suy nghĩ. Ai biết đâu được nàng và Boris đã yêu nhau từ thời trẻ và có biết bao gắn bó ngoài quan hệ xác thịt. Chỉ có điều họ không được liên tục bên nhau. Gặp nhau, yêu nhau rồi xa nhau, gặp lại nhau, yêu nhau rồi lại xa nhau. Bây giờ họ lại gặp nhau lần thứ 3. Thật sự họ coi nhau là vợ chồng

    1 nụ cười dịu dàng nở trên môi Stephanie. Nàng với Boris sẽ sống bên nhau, hòa thuận thương yêu nhau cho đến già. Nàng và Boris mới thật sự là vợ chồng. Stephanie hình dung lúc cả 2 đều già lão, tóc bạc trắng, đi bên nhau đầm ấm. Nước mắt nàng trào ra, nước mắt của hạnh phúc và lòng biết ơn đối với Boris. Chàng ã ban cho nàng niềm haạnh phúc bền vững đó. Đột nhiên Stephanie thấy mình lố bịch. Mình khóc sương sương như 1 đứa con gái đang tuổi mơ mộng. Nàng vội ghìm lại, nhìn Aime nói

    - Tôi tin rằng anh hiểu tôi hơn bất cứ ai khác. Nhưng tôi chợt nghĩ, có lẽ Charles sẽ phải tách ra khỏi Armand để thu xếp vấn đề của nó

    - Đúng thế - Aime tán thành

    - Vậy anh cho rằng...

    - Còn ai khác được nữa?

    Stephanie là người duy nhất có khả năng dàn xếp những mâu thuẫn trong gia đình, đấy là điều đã quá rõ ràng. Trong đáy lòng, nàng thấy, ngoài Charles và mớ bòng bong cậu đang sa vào, mọi chuyện đều không quan trọng. Stephanie thấy lúc này mình giống như con gà mái, chỉ còn nghĩ cách che chở đàn gà con và tạo co chúng hạnh phúc. Nàng ngập ngừng nói

    - Cả tôi và anh đều chưa biết cô bé kia. Rất có têể kh6ong phải đứa con gái xấu xa. Ta phải gặp trực tiếp mới được

    - Bà chủ định bao giờ đi?

    Câu hỏi thẳng đuột như muốn ép Stephanie phải rời đây về Pháp. Aime hay có lối nói buộc nàng phải xử sự theo cách anh cho là đúng, là cần phải làm. Stephanie dịu dàng nói

    - Ta không nên hoảng hốt quá. Tôi sẽ viết 1 lá thư hết sức nhẹ nhàng gửi cho Charles, nói với nó rằng lá thư của nó làm tôi ngạc nhiên. Là tôi không phản đối những cuộc hôn nhân thuần túy vì động cơ tình ái. Tô sẽ tránh không nói đến những hậu quả tai hại có thể xảy ra sau này. Đúng là ngu xuẩn!
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  5. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Ai? Cô ta hay cậu ta?

    - Anh chọc tức tôi đấy à? Sao anh cứ móc máy tôi như con ong châm ngòi ấy? nếu cô gái kia quả là đứa thủ đoạn, cố tình chài Charles như cách miêu tả của Armand thì kẻ ngu xuẩn chính là Charles. Còn nếu cô gái đó trong trắng như thiên nga thì kẻ ngu xuẩn... vẫn là Charles. Lẽ ra thằng bé phải cảnh giác. Tôi sẽ điều tra, nếu quả cô gái kia chân thành, tôi sẽ chấp nhận, còn nếu cô ta thủ đoạn, đưa Charles vào tròng thì tôi sẽ phải kiên quyết

    - Cho đến nay, chúng ta chưa biết rõ vấn đề. Hơn nữa cậu Charles đã đủ tổi để có quyền tự quyết định cuộc đời

    - Tôi hiểu cưứ - Nàng nói giọng hơi bực. Thôi, ta về cửa hàng. Anh đừng nói gì với Boris và cả với Noemie ưữa

    - Bà chủ đánh giá tôi quá thấp đấy - Aime tự ái nói

    Stephanie vẫn miên man suy nghĩ. Lỡ Charles giống tính mẹ nó thì sao? Cũng đặt tình ái lên trên hết. Nàng từng bỏ Paris, sung vào lính để đuổi theo Rene ra mặt trận. Và gần đây nàng đã tiến hành cả 1 vợ kịch khủng khiếp để dành quyền tự do yêu Boris! Vì tình yêu, nàng dám làm mọi thứ! Nếu Charles cũng giống tính mẹ nó thì sao? Nghĩ đến đó Stephanie cảm thấy mình sẽ hoàn toàn bất lực trơớc tình yêu say đắm của con trai

    Ngay hôm đó, nhân lúc Boris đi vắng, Stephanie viết liền 2 lá thư khác nhau cho 2 con. Charles có quyền được mẹ thông cảm. Hôn nhân không thể quếyt định được chỉ qua 1 giây phút bốc đồng. Mà nàng thì chưa hề gặp cô gái kia. Cô ta dòng dõi ra sao? Nếu gia đình cô ta lương thiện thì không thành vấn đề. Tuy nhiên Stephanie yêu cầu con tìm hiểu sâu thêm về gia cảnh và tính tình cô gái kia cung cấp cho mẹ

    Armand phúc đáp ngay trong chuyến thư sau đó. Câu chuyện cậu kể hoàn toàn đơn giản

    Cô gái đó đến thử quần áo cho cụ bà Francoise. Đúng lúc cô ta ra về thì trời đổ mưa. Cô ta ôm bọc áo quần và che ô đi được vài bước thì Charles chạy ra bảo cô hãy quay lại để cậu đưa cô về bằng xe. Dọc đường 2 người trò chuyện. Họ nói với nhau những gì hôm đó, Armand không biết. Nhưng cậu biết chắc chắn là Charles sau đấy đã quyết định lao vào tình yêu với cô gái kia, 1 tình yêu không chắc chắn và sẽ gây nhiều hậu quả xấu

    Vài ngày sau đó Charles ăắt đầu thay đổi sinh hoạt theo hướng nguy hiểm. Cậu luôn bỏ bữa ở nhà, nhiều buổi tối biến đi đâu mất không nói với ai là đi đâu. Armand cay đắng viết trong thư gủi cho mẹ

    "Lần đầu tiên Charles giấu con!"

    Stephanie mỉm cười nghĩ, 2 con trai sinh đôi của mình xưa nay sống với nhau như 1 cặp tình nhân. Chúng không thể xa nhau đượcl âu. Thái độ Charles vừa rồi làm Armand rất đau khổ. Trong thâm tâm, Stephanie hy vọng bản thân Charles cũng bị dằn vặt là đã "phản bội Armand". Mối bất hòa giữa 2 anh em sinh đôi không thể kéo dài lâu được

    Stephanie cũng thoáng nghĩ, hay đây là cái trò con trai chủ nhà lừa dối con sen. Chắc không phải. Tuy nhên nàng cảm thấy hình như con trai mình quá nhẹ dạ. Và nàng hồi hộp chờ lá thư của Charles. Lá thư đến sau 4 ngày, kèm theo cả tấm ảnh chụp cả người 1 cô gái xinh đẹp, tươi tắn, trẻ trung. Stephanie ngắm tấm ảnh rất lâu, cố đoán xem cô gái này là loại người thế nào

    Cô gái có dáng thật thà, ụự tin, nhưng ở cô vẫn thấy toát ra 1 dáng vẻ nào đấy khến nàng không ưa. Stephanie chưa biết do đâu, ở nét nào. Dù sao cũng không thể đoán được 1 con người qua ảnh chục. Lúc chụp con người ta khó có thể tự nhiên. Họ cố nở nụ cười, hoặc chưa muốn cười, họ cố tạo cho cặp mắt họ 1 vẻ nào đấy

    Trong lá thư Charles kể ra sự thật, không giấu giếm. Lần gặp nhau đầu tiên thì đúng như Armand đã miêu tả. Cô gái kia mang quần áo cho bà cụ Francoise đến để bà nội cậu mặc thử. Sau đó trời mưa và Charles đưa cô về bằng xe ngựa. Hôm sau Charles đến đón cô gái ở cửa hiệu may. Cậu đã mến tính tình chân thật và dịu dàng của cô gái. Charles dành cả 1 đoạn dài kể về gia cảnh của cô gái, chỉ do cô kể lại chứ chính cậu chưa hề gặp gia đình cô. Cha mẹ cô sống ở thị trấn ngoại thành Belleville, phố Cendriers. Cha cô làm công nhân nhà in. Cô có 6 anh chị em. Gia đình cô rất nghèo. Đọc đến đây Stepahnie lo lắng. Charles từ bé được hưởng cuộc sống đầy đủ dễ dàng, rất dễ xúc động những cô gái bất hạnh, theo kiểu những cuốn tiểu thuyết tình ái rẻ tiền. Và cậu thấy cô gái đáng thương kia có đủ mọi phẩm chất đáng quý mà Stephanie ngờ vực

    Suy nghĩ, Stephanie thấy tình yêu dễ mù quáng. Nàng không trách con, nhưng bổn phận của nàng là phải mở mắt cho con thấy. Trước hết nàng phải điều tra đâu là thật đâu là giả. Nàng cần trực tiếp đến tận nơi. Tất nhiên nàng không nên hấp tấp về Paris ngay, nhung cũng không thẻ chần chừ. Stephanie quyết định 1 cái mốc thời gian: trong vòng 3 tuàn lễ. Nàng tính không nên về đột ngột mà phải báo trước cho 2 con trai biết, để họ chẩn bị đón nàng

    Ngay tối hôm đó Stephanie viết thư cho bà cụ Francoise, báo tin nàng sễ về Pháp ít ngày để xem tình hình phân chia thừa kế của bố chồng đã đến đâu và xem công việc kinh doanh của công ty đang thế nào, đ6òng tơời nàng cũng tiến hành mua sắm 1 số thứ

    Việc trao đổi thư từ được tiến hành theo tốc độ gia tăng, nhất là với Armand. Ngày cậu càng lo lắng nhiều cho Charles. Với cả 2 con, Stephanie đều căn dặn phải bình tĩnh và thận trọng. Trước khi định kết luần điều gì đó, phải tìm hiểu và cân nhắc chu đáo. nàng cảm thấy mình như cái cán ở giữa 2 bàn cân, 1 bên là Armand, 1 bên là Charles. Chỉ mình nàng là người sẽ quyết định cán cân nghiêng về bên nào

    10 giờ sáng, bước xuống sân ga phương Bắc, Stephanie khó chịu thấy Rene mặc ầy đủ quân phục đại tá với huân chương, huy chương đầy ngực đứng đón nàng trên sân ga. Xung quanh chàng là các thành viên trong gia đình Guinchamp: Catherine, Juliette và bé Rene, các con của Agnes và Diane, con gái nàng do chị vú bế. Sau lưng Rene là 2 con trai nàng Armand và Charles. Chính 2 cậu mới là mục đích chính của Stephanie về Pháp

    Do có gia đình Guinchamp vây quanh, Stephanie không thể nói gì với 2 con trai lúc này. Vẫn là vợ, nàng không thể không thán phục ngắm chồng. 1 người đàn ông tuổi 50 cao lớn, mảnh dẻ và có cái đầu luôn luôn rất đẹp. Rene là loại đàn ông mà phụ nữ đều ngoái lại nhìn. Stephanie bực mình thấy chồng ra đây cực kỳ đẹp trai, khiến nàng đâm tiếc rằng chàng đã làm mình cực kỳ thất vọng, không thể yêu được nữa, mặc dù nàng rất muốn yêu
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  6. bluechips

    bluechips Mầm non

    Phút giây đầu tiên đặt chân lên đất Paris đã mang điềm gỡ. Rene ra đón long trọng như thế này, tất nàng sẽ phải về nhà với chồng, với tư cách là người vợ "hư" bỏ đi, bây giờ mới trở về. Stephanie miễn cưỡng kéo 2 con tai sinh đôi về biệt thự Guinchamp với nàng, hy vọng có mặt 2 cậu, Rene sẽ phải thận trọng lời ăn tiếng nói hơn và nàng cũng dễ nói năng hơn

    - Tôi sẽ không ở lại Paris lâu đâu, chỉ vài tuần lễ là cùng. Do sự ủng hộ của Hoàng đế Alexandre nước Nga đâm thành 1 mỏ vàng đối với công ty Dytteville

    2 chữ "mỏ vàng" làm 2 con trai nàng tròn xoe mắt, muốn mẹ cho biết cụ thể thêm. Còn đối với Rene, thì cái tên "Hoàng đế Alexandre" lại gây ấn tượng mạnh cho chàng. Chàng thán phục hỏi vợ

    - Bà kể chuyện về Hoàng đế nước Nga đi, Stephanie. Ngài ra sao? Bà có luôn được gặp Hoàng đế không?

    - Luôn thì không nhưng tôi được Hoàng đế giới thiệu với triểu đình và tôi được gặp ngài trong nhà quận chúa Dolgoruscaia cũng như trong lâu đài của Đại Quận chúa Helene Pavlovna, bà cô của Hoàng đế

    Stephanie có nói khoác thêm đôi chút để thỏa mãn thói háo danh thích oai của chồng. Thấy vợ "thân cận với Hoàng đế nước Nga" Rene thấy mình thơm lây và sẽ bớt gây chuyện với nàng. Chiều hôm đó Rene tháp tùng vợ đến thăm gia đình Dytteville. Tối hôm đó, để khỏi gây chuyện om sòm, nàng đành về ăn bữa tối ở biệt thự Guinchamp cùng với gia đình chồng

    Hôm sau Stephanie đến văn phòng phổ Vivienne gặp 2 con trai lớn. 2 cậu ngồi bên nhau chờ mẹ

    Nàng không lầm: cả 2 con nàng đều muốn kể trước câu chuyện của họ

    - Công việc ra sao? - Nàng hỏi lúc 2 con bước vào phòng giấy của nàng

    Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, nàng vui vẻ nói với 2 con

    - Các con làm việc tốt lắm. Sơ suất rất ít. Ngay mẹ ở nhà làm chưa chắc kết quả đã tốt như thế này. Bây giờ Armand, con hãy để mẹ nói chuyện riêng với Charles. Về cô Etinnette Goulard mà Charles định lấy

    Nàng nói giọng giản dị và dứt khoát. 2 cậu đều sửng sốt. Họ đưa mắt nhìn nhau rồi. Armand đi ra, rõ ràng là hơi không bằng lòng. Stpehanie ngả người ra lưng tghe61, khoanh tay đặ lên bàn chăm chú nhìn con, như thể đột nhiên nàng phát hiện thấy con đã thành 1 người khác. Charles đang yêu và tình cảm của cậu bây giờ chia đôi, nàng chỉ còn được hưởng 1 phần, 1 phần phải nhường cho cô gái xa lạ...

    Stephanie thầm nghĩ: con trai mình đang dần xa mẹ, có thể nó đã bỏ mẹ nó phần nào. 1 nỗi buồn xâm chiếm trái tim nàng. Bổn phận nàng bây giờ không phải là ngăn trở hạnh phúc của con, trái lại là đằng khác. Nhưng nàng phải mở mắt cho con. Phải nói với con vì trách nhiệm người mẹ, đồng thời cũng trên tình bạn hiểu biết con. Liệu con nàng có đủ dũng cảm nghe nàng không, hay quá nhiều tự ái?

    - Charles yêu quý của mẹ! Con nên biết rằng tuy lấy vợ không phải là lấy tất cả gia đình vợ, nhưng con sẽ phải chịu đựng cái gia đình ấy suốt cả cuộc đời. Co khi 2 gia đình ấy mọi sự trơn tru, nhưng cũng có khi khôn hợp, thế là mâu thuẫn. Khi đó, con sẽ phải chọn 1 trong 2 cách: hoặc con theo gia đình vợ, khước từ gia đình mình. Hoặc vợ con theo gia đình chồng và khước từ gia đình cô ấy. Mẹ tin rằng con đã nghĩ đến chuyện ấy

    Charles chỉ nhìn mẹ, lắng nghe, không nói gì. Stephanie nói tiếp

    - Con đã thấy 1 trường hợp cụ hể tương tự rồi đấy. Dượng Guinchamp không sao hợp được với gia đình mẹ, không hợp được với các con của mẹ. Cả 4 anh em con đều không hợp được với tính dượng. Ông ấy không sao thích nghi được với phong cách sống của chúng ta, với quan niệm thế nào là hạnh phúc của chúng ta. Dượng Guinchamp quan niệm kinh doanh là việc hạ phẩm giá con người. Ông ấy cho rằng vợ ông ấy "buôn bán" là làm hại danh giá dòng họ Guinchamp. Mẹ đóan con đã thấy ít nhiều mối bất hòa giữa mẹ và dượng. Mẹ thú thật với con là mối bất hòa ấy đã hủy hoại cuộc sống của mẹ. Mẹ đâm bị chia xẻ giữa 2 gia đình Dytteville và gia đình Guinchamp. Cuối cùng mẹ phải quyết định là sẽ giữ cái tên "phu nhân Guinchamp" cho đến hế đời nhưng chỉ giữ theo cách hình thức. Còn về thực chất mẹ không còn chút quan hệ tình cảm gì với dượng. Làm như thế đâu có hay ho gì, nhưng mẹ không còn cách nào khác. Bây giờ con hãy kể mẹ nghe về cô Etinnette Goulard

    Bị lời phủ đầu của mẹ, Charles rất lúng túng. Cậu ngập ngừng nói

    - Con rất yêu cô ấy!

    - Mẹ cũng đoán như thế, vì con không chỉ viết thư cho mẹ xin cưới mà con còn nói nhiều về cô gái ấy. Trong ảnh, trông Etinnette rất dễ thương. Nếu như chắc chắn cô ấy đem lại hạnh phúc cho con, mẹ hoàn toàn không ngăn trở gì cuộc hôn nhân của con. Nhưng mẹ nhắc lại, trước khi quyết định kết hôn, cần phải suy nghĩ cho kỹ. Vì đấy là chuyện hạnh phúc cả đời. 2 vợ chồng chugn phòng, chung ý thích, chung suy nghĩ, chung cả không khí bên ngoài: bè bạn, gia đình...

    Ngừng lại 1 chút để quan sát phản ứng của con trai, Stephanie nói tiếp, giọng dịu dàng trìu mến

    - Người đàn ông cần phải tự hào khi giới thiệu vợ mình. Nếu cô Etinnette Goulard hòa nhập được vào 1 xã hội không phải xã hội của cô ấy mà điều này rất có thể thực hiện, thì con hãy cưới. Mẹ tán thành. Mẹ tin rằng sau khi nghe mẹ nói đôi điều vừa rồi, con đã tin cậy mẹ và sẽ thổ lộ với mẹ xem con đoánmẹ sẽ nhận xét thếna2osau khi g8a5p à trò chuyện đôi chút với cô gái ấy

    Ngày càng ngạc nhiên nghe những câu phân giải bình tĩnh và hợp lý của mẹ. Charles đâm bối rối. Cậu lúng túng nói

    - Con tin mẹ sẽ mến cô ấy!

    - Mẹ rất muốn tin lời con, nhưng con đừng lảng tránh câu mẹ hỏi. Mẹ hỏi xem con đã suy nghĩ kỹ chưa hay chỉ yêu mù quáng, hoàn toàn theo cảm tính? Con đã nghĩ chuyện 1 người hưởng thừa kế dòng họ Dytteville lại lấy 1 cô thợ may nghèo liệu có làm dư luận xì xào không? Con đừng bận tâm chuyện đó, bởi xưa nay mẹ bất chấp dư luận, mẹ coi khinh mọi lời bàn tán của mọi người xung quanh chuyện tài sản và dòng dõi, nếu như cô Etinnette Goulard kia có triển vọng trở thành con dâu đúng như mẹ có quyền mong muốn. Mẹ chỉ lo cho tương lai của con. Vài tháng hạnh phúc có khi phải trả bằng giá rất đắt

    Charles chăm chú nghe mẹ vài giây, không biết trả lời ra sao. Cậu không ngờ cuộc gặp giữa 2 mẹ con lại diễn ra theo chiều hướng này. Lúc trước, tuy nhận được những lá thư của Stephanie với lời lẽ thông cảm, Charles vẫn chưa tin hẳn và cậu chuẩn bị sẽ thấy mẹ phản đối. Cậu đã tìm sẵn những lời để thuyết phục mẹ, bênh vực Etinnette, để mẹ tán thành cuộc hôn nhân. Ai ngờ vừa rồi mẹ cậu không phản đối. Mẹ cậu tán thành nhưng chỉ nhắc cậu vài điều để suy nghĩ thêm. Và mẹ cậu lại nói với thái độ dịu dàng, thương yêu!

    Điều làm Charles ngạc nhiên nhất là mẹ cậu đưa ra những lý lẽ chính xác hoàn toàn, không thể bác bỏ, đặc biệt mẹ cậu nê uthí dụ về cuộc hôn nhân sai lầm của bà. Đúng là 1 người mẹ ngoại lệ. Cậu sung sướng và tự hào có 1 người mẹ như thế này. Cậu hết sức cảm động. Đã người mẹ nào đưa chuyện hôn nhân của mình ra nói thật với con với nội dung "Mẹ đã phạm sai lầm và mẹ không muốn con cũng phạm sai lầm như mẹ. Con hãy bỏ đi kiểu yêu mù quáng làm chu1ngta không còn tỉnh táo suy nghĩ được gì nữa!"
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  7. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Mẹ ạ, con đã làm cô ấy có thai - Charles ngượng nghịu nói

    - Mẹ có đọc thấy trong thư con gửi mẹ. Cô ấy đã khám bác sĩ rồi chứ?

    - Con không biết. Chắc là chưa

    - Đấy là việc đầu tiên phải tiến hành, con của mẹ ạ. Để biết chắc chắn có đúng có thai hay không. Sau đây mẹ sẽ cùng đi với cô ấy đến khám bác sĩ. À, mẹ cô ta biết chuyện chưa?

    Dường như Setphanie đã hỏi quá mức, Charles hơi ngớ ra 1 chút

    - Con đoán là chưa biết

    Charles làm nàng thất vọng. Con trai nàng giỏi giang bao nhiêu trong việc kinh doanh, sáng suốt bao nhiêu trong việc ký hợp đồng thì bây giờ lúng túng khờ khạo bấy nhiêu trong tình yêu. Tuy vậy Stephanie cố giữ thái độ điềm tĩnh, thương yêu, không để hé ra chút nào nỗi bực tức. Nàng chỉ lấy giọng hơi nghiêm nghị

    - Vậy là con không biết gì hết! Mẹ thấy buồn là con chưa suy nghĩ hẳn hoi vè chuyên quan trọng tày đình như thế này. Chuyện tương lai cuộc đời con vậy mà con chẳng biết gì về gia đình vợ tương lai. Cần cho mẹ gặp cô ấy càng sớm càng tốt. Gặp ở biệt thự Guinchamp không tiện, ở nhà bà nội con cũng không tiện, tốt nhất là ta đến ăn ở 1 nhà hàng nào đó (nàng liếc mắt nhìn sổ tay). Vậy ta thống nhất 3 ngày nữa, chiều thứ 5

    - Cô ấy đi làm, mẹ ạ. Nhưng ngày ấy được

    - Tốt lắm. Có thể là sau đó chúng ta công bố đính hôn luôn

    Sửng sốt trước câu kết luận của mẹ mà cậu không thể ngờ. Charles nhìn mẹ chưa tin là mình nghe chính xác. Cậu không ngờ mẹ ủng hộ mình đến như thế, khiến cậu thêm tự tin và hy vọng nếu gặp trở ngại gì, mẹ cậu sẽ đứng về phía cậu

    - Con bảo Armand vào đây gặp mẹ

    - Nó phản đối chuyện con kịch liệt. Mà nó mới chỉ nhìn thấy Etinnette có 1 lần. Hầu như chưa nói chuyện với cô ấy. Nó cũng chưa biết cô ấy có thai

    Stephanie nói

    - Con phải hiểu cho nó. 2 anh em xưa nay thân thiết như 1. Từ khi Etinnette xuất hiện, 2 anh em đâm xa nhau. Armand có những lý do phản đối mà chúng ta hiểu được, mặc dù mẹ không tán thành. Con đã thấy mẹ nghĩ thế nào về chuyện của con với cô ấy rồi

    - Cảm ơn mẹ. Con rất sung sướng vì mẹ về đây. chuyện 2 đứa chúng cn chia rẻ nhau chính là do Armand...

    - Đúng rồi - Nàng ngắt lời Charles - Con ra tìm Armand bảo nó vào đây gặp mẹ

    Stephanei hoàn toàn không muốn ai biện hộ cho Etinnette. chỉ sự có mặt cũng như thái độ của cô ta sẽ khiến nàng ủng hộ hay phản đối. Stephanie rất tiếc không có Aime ở đây. Anh rất có tài tiến hành điều tra, thu thập thông tin cần thiết về 1 người, 1 sự việc mà nàng cần biết

    Armand đã ngồi trước mặt mẹ. Stephanie nhìn cậu như nhìn Charles trước đây và thấy Armand có hơi khác Charles đôi chút. Charles đã làm nàng phần nào thất vọng về thái độ nhu nhược, bị động thì bây giờ nàng thấy Armand với thần kinh lực lưỡng, gương mặt quả cam, lại biểu lộ 1 ý chí quá mạnh mẽ khiến nàng e ngại. Armand không có quyền phản đối, lên án Charles. Stephanie đưa tay lên trán vẻ mõi mệt, như thể câu chuyện với Charles vừa rồi khiến nàng kiệt sức. Nàng nói giọng uể oải

    - Con trình bày cách nhìn nhận của con đi

    Armand nhún vai

    - Cách nhìn nhận của con mới là đúng với sự thật - Cậu khẳng định dứt khoát

    Thấy vẻ mặt mẹ nghi ngờ. Armand giận dữ

    - Con nói tiếp đi - Nàng giục, mắt nhìn thẳng vào mắt con trai tỏ vẻ không tán thành thái độ của cậu

    - Đúng là ngu xuẩn. Con bé ấy...

    Stephanie ngắt lời, nghiêm giọng nói

    - Mẹ đề nghị con ăn nói lịch sự về 1 cô gái rất có thể sau đây vài tháng sẽ thành chị dâu con và con dâu của mẹ, nếu như cô ấy xứng đáng

    - Rắc rối chính là ở chỗ đấy

    - Mẹ không cần nghe ý kiến của con. Mẹ sẽ có ý kiến của mẹ sau khi tiếp xút với cô ấy và gia đình cô ấy. Hạnh phúc của anh Charles cũng như của chúng ta đang bị thử thách. Chính vì nghĩ như thế mà mẹ về Pháp. Con không thấy vậy sao?

    - Mẹ muốn nhìn con vật ấy toàn bộ ạ?

    - Con nói thêm 1 từ bất lịch sự nưa là mẹ yêu cầu con ra khỏi đây đấy - Stephanie nói và chỉ ra cửa phòng giấy - Vừa rồi con đã nói những lời bất lịch sự trước mặt mẹ. Mẹ yêu cầu con nhận lỗi

    - Xin lỗi mẹ - Armand khẽ nói - Mẹ muốn con hiểu cho Charles nhưng con cũng muốn mẹ hiểu cho con. Con giận dữ là có lý do...

    - Cả giận mất khôn. Đã giận người ta dễ nói những câu thiếu suy nghĩ. Con nên hiểu rằng điều xảy ra với Charles hôm nay rất có thể rồi con cũng vấp phải. Tình yêu là 1 thứ rất dễ làm người ta lóa mắt. Người ta dễ bị cuốn theo 1 khuôn mặt, 1 cặp mắt, 1 thân hình. Tình cảm sét đánh rất có thể trở thành 1 tình cảm chân thành, tình cảm chân thành và lâu dài. Đã xảy ra nhiều trường hợp như thế. Nhưng cũng đã xảy ra nhiều trường hợp ngược lại. Bao nhiêu cuộc hôn nhân lý trí đem lại hạnh phúc tuyệt vời cho cả đôi bên. Mẹ muốn hoàn toàn khách quan và mẹ yêu cầu con cũng phải khách quan như mẹ. Con kể mẹ nghe con biết được những gì nào?

    Armand bị bất ngờ giống như Charles khi nghe thấy mẹ hỏi bà mẹ Etinnette đã biết cô ấy có thai chưa. Vẻ mặt ngơ ngác của Armand làm Stephanie nhớ lại câu nói của Aime. Có lần Aime đã nhận xét về 2 anh em sinh đôi Armand và Charles: "Đấy là 2 lòng đỏ trong cùng 1 quả trứng" Đột nhiên, Stephanie nghĩ, giá như có 2 chị em sinh đôi nào đấy yêu 2 con trai sinh đôi của nàng, khi đó chúng sẽ không bao giờ rời nhau

    - Những gì con biết con đều đã viết trong thư gửi cho mẹ - Armand nói - Cô ta là 1 con bé thâm hiểm, đánh lừa, mồi chài 1 anh chàng ngớ ngẩn. Con dám cam đoan, con dám chặt bàn tay nếu con nói sai, là Charles đã ngủ với cô ta rồi. Mẹ ạ, có ai cưới thứ con gái đã từng ngủ với mình?

    Stephanie nhìn thẳng vào mắt con trai. Nàng nói giọng lạnh lùng, nghiêm khắc

    - Con phải học rất nhiều đấy, Armand

    Stephanie nhìn thẳng vào mắt con cho đến khi cậu chịu cụp mắt như kẻ có lỗi. Sau đây, đã biết phản ứng của con, nàng khẽ nói

    - Cô Etinnette Goulard đã có thai với Charles

    - Không phải! - Giọng Armand khàn đặc lại và cậu nói như người bị bóp cổ - Nhưng nếu vậy thì chuyện cưới bị bắt buộc...

    Thái độ Armand đột nhiên đổi khác. Cậu ta thấy trách nhiệm của Charles trước sự việc đó. Trách nhiệm trước đứa con sẽ ra đời không thể không có bố

    Stephanie thấy thế bèn nói khẽ, gần như nói với bản thân nàng

    - Trên đời không có thứ gì là bắt buộc cả

    Nàng thở dài nói tiếp

    - ...Mẹ yêu cầu con giữ kín chuyện đó, không lộ ra với ai. Đúng là chuyện rất phiền. Điều mẹ đang muốn biết và sẽ biết được là khi quen Charles cô Etinnette có còn trinh không. Liệu Charles có phải người tình đầu tiên của cô ấy không. Liệu gia đình cô ấy có lái chuyện này không và mẹ cô ấy là người thế nào. Thông thường con gái càng về già càng giống mẹ. Gặp mẹ cô ấy ta có thể đoán được tương lai cô ta

    Stephanie ngừng nói, chợt nghĩ thuở nhỏ nàng mơ ước sau này lớn lên sẽ giống mẹ nàng

    Armand ngập ngừng hỏi

    - Mẹ... Mẹ có giống bà ngoại ngày xưa không ạ?

    - Trước đây tính mẹ độc lập hơn và bây giờ mẹ vẫn giữ cái tính đó. Còn nhìn chung mẹ rất giống bà. Bà ngoại con ngày xưa cũng rất có nghị lực, đã muốn gì là kiên quyết thực hiện bằng được, có điều bà dịu dàng hơn mẹ. Ngày nhỏ mẹ rất phục bà, thấy uy tín của bà rất cao, nói gì là mọi người răm rắp tuân lệnh. Mẹ đoán bà không bao giờ có suy nghĩ xấu với ai. Bà có may mắn rất lớn là giữ được ông ngoại, người mà bà hết sức yêu quy... Sau khi ông ngoại qua đời, bà chẳng sống được bao lâu nữa
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  8. bluechips

    bluechips Mầm non

    Trái tim Stephanie thắt lại. Nàng ngừng 1 chút để giọng nói khỏi nghẹn ngào

    - Thú thật với con, chính vì nghĩ đến bà ngoại mà mẹ không muốn cháu ngoại của bà bị rơi vào cuộc hôn nhân không xứng đáng. ý mẹ muốn nói m5 không muốn có đứa con dâu trái với ý của bà, bà không thể yêu được. Vấn đề ở đây không phải là chuyện dòng dõi cao sang hay giàu có mà là chuyện phẩm chất con người. Vì vậy con biết gì về cô Etinnette Goulard ấy, hãy kể ra cho mẹ cùng biết

    Bằng những lời lẽ đó, Stepanie vô tình đã tước vũ khí con trai, Armand không còn hung hăn phản đối như trước nữa. Cậu nhỏ nhẹ nói

    - Con rất tán thành mẹ. Con cũng nghĩ như thế. Nhưng con không có nhận xét cụ thể nào về cô áy. Con chỉ thấy Charles đã lầm, đã bị lừa. Cô ấy không phải loại người dành cho nhà mình. Con đã nghe thấy tiếng cười của cô ấy

    - Tiếng cười? - Stephanie ngạc nhiên hỏi

    - Mẹ tha lỗi, nhưng con thấy tiếng cười ấy không giống tiếng cười của...

    Stephanie rất hiểu sự lúng túng của con trai. Nàng hình dung đó là 1 tiếng cười hơi to, hơi đĩ thõa, hơi dâm dục, kiểu tiếng cười của cô gái điếm Yolande de Frerriere ở Noumea. Đấy chính là điều nàng ngấm ngầm lo ngại. Hôm xem tấm ảnh của Etinnette kèm theo lá thư Charles, nàng đã có cảm giác ấy. Nàng có linh cảm Etinnette là loại người kiểu như Yolande. Stephanie nghĩ rằng loại người đókhó có thể thích hợp với gia đình Dytteville

    - Cảm ơn con đã chân thật. Thôi, con đi ra, mẹ ngồi suy nghĩ 1 mình

    Trước mỗi cuộc kết hôn, bao giờ người ta cũng tiến hành điều tra. Giá có Aime ở đây, nàng sẽ nhờ anh điều tra xem cha mẹ Etinnette Goulard là người thế nào, các anh chị em cô ấy ra sao, cả ông bà nội ngoại của cô ấy nữa. Nhưng không có Aime, Stephanie đành tự tìm hiểu lấy vậy

    Nàng đã tính thuê 1 thám tử tư, cách mà công ty Dytteville đôi khi sử dụng để bí mật điều tra về 1 khách hàng nào đó xem có đúng như ông ta tự giới thiệu hay không, hay chỉ là kẻ mạo danh, kẻ lừa bịp. Nhưng trường hợp này không được, bởi đây là chuyện riêng tư, chuyện tình cảm. Nàng đã nghĩ, hay đến gặp bà chủ hiệu may nơi cô gái kia làm việc. Nhưng lở bà ta lại thân với cô gái và kể cho cô ta biết thì rất phiền. Stephanie cũng bỏ ý định đến gặp bà chủ nhà in nơi bố Etinnette Goulard làm việc

    Tòa thị chính cũng như sở cảnh sát chẳng cung cấp được mấy, toàn những số liệu chính thức. Vả lại trong lá thư thứ 2, con trai nàng đã cho biết địa chỉ của gia đình cô gái

    "Tại sao mình không đến tận nơi đó dò thử?"

    Chiều hôm đó Stephanie thuê xe đến phố Cendriers ở ngoại ô Bellevie. Nàng thấy 1 phố rất hẹp, 2 xe ngựa bình thường cũng không tránh được nhau. Đường xá nhà cửa lụp xụp. Trẻ con rách rưới đùa chạy ầm ĩ. Stephanie nhìn qua 1 cổng lớn vào sân trong, thấy những người đàn ông lam lũ, những phụ nữ bàn tán chỉ trỏ cỗ xe nàng và bản thân nàng. Họ ngạc nhiên sao có 1 bà sang trọng đến đây làm gì. Trông những người đàn bà đanh đá, đĩ thõa và thiếu văn hóa kia, Stephanie chợt nhĩ rất có thể mẹ cô gái Etinette kia cũng trong số đó. Ý nghĩ đó làm Stephanie hoảng hồn

    Nàng vội vã lên xe phóng về nhà. Nàng nhớ câu của Armand nhận xét về tiếng cười của cô ta! Tiếng cười tương tự như thế, nàng cũng vừa nghe thấy ở phố Cendriers

    Tuy nhiên vốn tham gia công việc từ thiện, nàng đã nhiều lần tiếp xúc với dân nghèo, những người bất hạnh. Nàng đã từng chứng kiến nhiều hành vi cao thượng của họ. Stephanie thầm nghĩ, cũng có thể cha mẹ Etinnette là loại lao động chân chính và có phẩm chất đạo đức

    Đành chờ đến thứ 5 này nàng sẽ tiếp xúc và sẽ biết

    14

    STEPHANIE VÀ CON TRAI

    Trong phòng khách nhỏ của 1 nhà hàng loại trung bình Stephanie có dụng ý chọn khỏi làm cô gái lao động kia hoảng sợ, nàng ngồi chờ. Nàng muốn giữ thái độ điềm tĩnh, nhưng 1 nỗi sợ ngấm ngầm vẫn cứ len lõi vào trí óc nàng. Liệu con trai nàng lấy cô ta có hay ho gì không? Từ hôm ở Saint Petersburg đến giờ nàng cứ bị ám ảnh bởi câu hỏi đó. Charles còn hơi trẻ. Etinnette thì ở tuổi 18. Nếu nàng tán thành, ngoài bà cụ Francoise ra, nàng phải thuyết phục tất cả mọi người trong gia đình. Nếu Etinnette là đứa con gái tốt và hiểu biết, mọi người rồi sẽ hiểu

    Nhưng nếu Stephanie phản đối và Charles không chịu nghe mẹ thì sẽ gây ra bao nhiêu chuyện phức tạp. Tiếng gõ cửa dè dặt. Stephanie vội vã đứng thẳng người lên, lấy tư thế đàng hoàng, nói

    - Mời vào - Nàng lấy giọng niềm nở nói

    Cô gái có khuôn mặt dễ chịu, hơi tròn, tóc màu hạt dẻ, cặp mắt đen khá tinh khiết. Môi trên hơi cong tạo cho cái miệng như hiếu kỳ. Dáng người thon thả, nhìn chung đó là 1 cô gái đẹp, đáng mến, nhưng linh cảm Stephanie vẫn mách bảo nàng 1 điều gì đó khiến nàng nghi ngại

    - Tôi rất sung sướng được gặp cô - Stephanie nói để khỏi phải giới thiệu dài dòng đồng thời nàng chia tay mời cô gái ngồi bên cạnh nàng - Charles đã nói nhiều về cô cho tôi nghe

    - Thưa phu nhân, cháu cũng rất sung sướng được gặp phu nhân. Cháu xin cảm ơn phu nhân đã cho cháu được gặp hôm nay

    Cách nói khiêm tốn lịch sự của cô gái có gì đó giả dối, nhưng Stephanie nghĩ đó là chuyện cũng bình thường thôi. Nàng đoán Etinnette Goulard đã chuẩn bị rất cẩn thận cho cuộc "ra mắt" hôm nay và những lời kia cô đã nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần. Để giúp cho cuộc tiếp xúc thân tình và thoải mái, Stephanie vui vẻ hỏi thăm sức khỏe của ông bà Goulard cùng các chị em cô và tỏ ý mong được làm quen với họ

    Để tạo cho Etinnette Goulard thoải mái nàng hỏi về công việc của cô, hỏi cô có thích công việc đó không. Cô cho biết việc làm này do mẹ cô chọn bởi hồi nhỏ mẹ cô thấy con gái hay ngắm nhìn những tủ kính bày vải vóc và những bộ y phục đẹp. Etinnette Goulard cho biết cô thích việc làm này, thích nhất là do và thử quần áo cho khách

    - Thử? - Stephanie hỏi

    - Vâng. Cháu phải xem nên thu ngắn lại hay kéo dài ra, làm thế nào để bộ quần áo hợp với khách, tôn thêm vẻ đẹp của khách
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  9. bluechips

    bluechips Mầm non

    Tốt lắm. Được làm công việc mình ưa thích là 1 may mắn lớn đấy. Thế nếu phải bỏ công việc đó, cô có tiếc không?

    Etinnette Goulard hơi đỏ mặt, cúi xuống, quay sang nhìn Charles, lúc này cậu đang chăm chú quan sát thái độ của mẹ, miệng cười ngượng nghịu

    - Thưa phu nhân, tùy thôi ạ - Cô gái đáp nước đôi

    - Chẳng hạn để lấy chồng - Stephanie nói

    - Nếu vậy thì cháu không tiếc - Etinnette trả lời không chút do dự

    Stephanie nhận thấy Etinnette tin chắc cô sẽ lấy Charles, không thể không được. Thái độ ấy làm Stephanie khó chịu, cũng như nàng khó chịu với nụ cười rạng rỡ của Charles khi nhìn cô gái, rõ ràng để động viên cô ta. Etinnette trả lời đâu ra đấy, chắc chắn con trai nàng và cô ta đã bàn bạc rất kỹ cách cô ta trả lời nàng hôm nay

    - Tôi mạn phép hỏi cô 1 câu, mẹ cô nghĩ thế nào về chuyện cô quyết định lấy chồng?

    Stephanie ngạc nhiên thấy Etinnette lúng túng. Có lẽ cô ta chưa chuẩn bị để trả lời câu này cho nên cô ta nghĩ rất lâu rồi mới đáp

    - Mẹ cháu giáo dục chúng cháu rất nghiêm - Etinnette nói giọng nhẹ nhàng và thẹn thò 1 cách quá đáng - Cháu rất sợ mẹ cháu. Cho nên đến nay cháu vẫn chưa dám nói với mẹ cháu về chuyện kia. Thưa phu nhân, anh ấy kể với cháu là phu nhân rất thông cảm và rộng lượng cho nên cháu đặt hy vọng rất nhiều ở phu nhân

    Stephanie thầm nghĩ "Cô ta cầu khẩn mình như thể chỉ 1 chút nữa là chắp tay như cầu khẩn Đức Bà vậy" Và nàng thấy khó chịu, chắc cô ta không lo lắng gì hết vì Charles đã trấn an cô ta. "Mẹ anh sẽ thu xếp mọi thứ cho 2 chúng ta!" Con trai nàng đổ tất cả trách nhiệm lên đầu mẹ. Stephanie sẽ phải làm thêm cả công việc là đến năn nỉ với 2 ông bà Goulard kia để xin cưới con gái họ cho con trai nàng! Stephanie nói

    - Charles đã rất có lý khi nói rằng cô có thể tin cậy hoàn toàn vào tôi. Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên cần làm là đến gặp ông bác sĩ của gia đình cô xin khám

    - Thưa phu nhân, đúng thế. Nhưng cháu không muốn đến thăm ông bác sĩ ở chỗ cháu. Ông ta sẽ mách với mẹ cháu mất

    Kiểu luôn nhắc đến bà mẹ nghiêm khắc làm Stephanie khó chịu

    - Nếu vậy ta tìm 1 bác sĩ khác

    - Cháu muốn phu nhân lo chuyện đó giúp cháu

    Stephanie quay sang con trai

    - Cần phải xem có thai đã chính xác chưa

    - Vâng, thưa mẹ. Nhưng Etinnette Goulard nhút nhát cho nên việc khám làm cô ấy sợ. Con đã thuyết phục cô ấy và ta cũng phải thông cảm với cô ấy

    - Được, mẹ sẽ lo. Con và cô Etinnette chỉ cần ngoan ngoãn làm tất cả những gì mẹ yêu cầu

    Stephanie có cảm giác cô gái này không có thai. Nàng thấy trước mắt có bao nhiêu việc phải làm để khẳng định thứ gì là thật, thứ gì là giả

    2 ngày sau Stephanie đến gặp Etinnette tại 1 quán giải khát để đưa cô ta đến khám 1 bác sĩ phụ khoa nàng mới chỉ nghe đồn là giỏi

    Nàng có cảm tưởng như mình đưa con gái đi khám thai

    Cuộc khám có kết quả ngay. Ông bác sĩ nói

    - Không có gì hết. Nhưng tại sao cô lại nghĩ cô có thai?

    Etinnette bối rối vặn vẹo 2 bàn tay, nhìn sang trái lại nhìn sang phải như bồn chồn. Cuối cùng cô ta nói rất khẽ

    - Tôi thấy trong người khó chịu, tôi thấy đau ở ngực

    Bác sĩ bình thản hỏi

    - Cô thấy chậm kinh nguyệt hay sao?

    - Vâng - Etinnette trả lời như gắt

    - Tôi rất ngạc nhiên đấy

    Ông ta không nói thẳng "Cô nói dối" nhưng điều đó làm Stephanie cất được gánh nặng nàng phải chịu suốt từ hôm ở Saint Petersburg đến nay. Việc cưới bây giờ không còn là chuyện bắt buộc nữa. Stephanie quyết định bây giờ nàng sẽ kiên quyết phản đối chuyện hôn nhân này của con trai. Phản đối đến cùng. Tất nhiên Charles không chịu, nhưng nàng nhất định không nhượng bộ

    Lúc ngồi trên xe để về nhà, cả 2 đều không ai nói với ai 1 lời. Etinnette co cứng lại như lên gân, Stephanie nhẹ nhàng hỏi

    - Tại sao cô diễn vở hài kịch này, Etinnette Goulard? Chắc cô tưởng...

    Không quay đầu lại, cô gái nói gần như quát

    - Khi bà nói đến bác sĩ là tôi biết thế là hỏng hết

    Stephanie sững sốt. Chưa bao giờ nàng tin Etinnette thật thà, trong trắng như Charles quả quyết, nhưng nàng cũng không nghĩ là cô ta lại trắng trợn tự vạch mặt đến mức ấy

    - Cô chưa trả lời tôi tại sao, Etinnette Goulard?

    - Bởi tôi muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại - Cô ta nói, nhìn thẳng vào mắt Stephanie - Các người sống giàu có, tiền tiêu không hết, trong khi tôi thì nghèo khổ. Tôi vất vã thử quần áo đẹp cho các người nhưng không được mặc, mà các người mặc. Các người chưa biết chúng tôi sống khốn khổ khốn nạn thế nào đâu!

    Thái độ căm phẫn, uất ức của cô gái làm Stephanie lo ngại. Bên cạnh đó cũng làm nàng xúc động. Cô gái này rõ ràng là loại không chịu đầu hàng hoàn cảnh. Cô ta dám chiến đấu đến cùng. Tính nết ấy làm Stephanie thấy gần với nàng. Nếu Etinnette Goulard thật sự yêu Charles và Charles lại kiên quyết lấy cô ta thì Stephanie có ngăn cản cũng chẳng ngăn nổi. Stephanie đột nhiên nảy ra 1 ý thương lượng. Tuy nhiên nàng thấy phải tiến hành nhẹ nhàng, rón rén. Nàng nói rất khẽ

    - Sau chuyện vừa rồi, chắc cô tin rằng tôi sẽ phản đối đến cùng cuộc hôn nhân của cô với con trai tôi?

    - Tôi biết! Nhưng bà quên rằng con trai bà yêu tôi và...

    Cô gái òa khóc nức nở, 2 bàn tay ôm mặt. Tin rằng đấy không phải là cô ta đóng kịch, Stephanie thương xót ôm cô ta an ủi

    - Cô yêu con trai tôi đến như va65ysao?

    - Cháu thấy Charles đẹp trai... Trước đó chau đâu dám nhìn anh ấy. Anh ấy lại rất tốt. Lần đầu tiên trong đời cháu thấy 1 người lấy xe chở cháu đi vì trời mưa. Thế rồi anh ấy đến hiệu may, chờ cháu ngoài cổng. Mãi sau này cháu mới biết anh ấy giàu. Chính anh ấy đặt vấn đề lấy cháu, chứ cháu đâu dám nghĩ đến lấy anh ấy...

    Stephanie ngỡ ngàng. Nàng nói

    - Tôi tin cô nói thật, Etinnette. Vậy cô nghe tôi nói đây. Tôi nói với cô trên tư cách 2 phụ nữ nói với nhau. Tôi không nghi ngờ gì tình cảm Charles cũng như tình cảm của cô, nhưng cô nghĩ thế nào: liệu lấy Charles, 2 người có hạnh phúc lâu dài không?

    - Cháu không biết nữa. Cháu sợ sau chuyện này Charles sẽ không bao giờ tin cháu nữa

    - Tôi cũng sợ thế

    - Vậy là cháu đã mất hết

    Chính lúc đó ý nghĩ lúc trước nảy sinh bây giờ trở thành ý định hẳn hoi. Mình sẽ tác thành cho cô gái này và sẽ uốn nắn ngay từ đầu. Nàng biết trước nàng sẽ không phải ân hận, bởi nàng hành động vì quyền lợi của Charles, của Etinnette Goulard. Nàng quyết định sẽ rèn cô gái ngay từ bây giờ

    - Tôi nghĩ cô chưa mất hết đâu, cô ghê tởm hoàn cảnh sống của cô hiện giờ và muốn thoát khỏi nó. Đúng vậy không?

    - Vâng, đúng thế. Cháu muốn thoát khỏi cái khu phố bẩn thỉu, hôi hám và tục tĩu ấy

    - Nếu thế tôi tạo cho cô điều kiện để cô thoát khỏi nơi đó

    Etinnette sững sốt quay sang Stephanie, mắt vẫn còn đầm đìa nước mắt. Nhưng nàng nhìn vào cặp mắt cô gái, nàng thấy cả sự ngạc nhiên lẫn niềm hy vọng. Stephanei dịu dàng nói tiếp
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  10. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Tất nhiên tôi phải đòi cô 1 điều kiện

    - Cháu hiểu. Chẳng ai cho không ai bao giờ - Etinnette trả lời, giọng nói của 1 người phụ nữ am hiểu sự đời

    Mi mắt Etinnette không chớp nữa. Những giọt nước mắt cuối cùng từ từ lăn xuống gò má. Cặp mắt cô gái nhìn Stephanie khiến nàng cảm thấy không nỡ đặt ra nhiều điều kiện cho cô gái

    - Cô hãy bảo với con trai tôi rằng cô chưa đủ yêu nó đến mức bằng lòng lấy nó

    - Anh ấy không tin đâu, thưa bà

    - Cô phải nói làm sao để nó tin. Tôi yêu cầu cô như vậy. Và tôi tin phụ nữ chúng ta làm được như thế. Đổi lại tôi sẽ giúp cô. Tôi sẽ giúp cô - Stephanie nhắc đi nhắc lại để còn suy nghĩ

    Nàng ngừng 1 lúc rồi dịu dàng, rất dịu dàng nói

    - Tôi sẽ cấp vốn để cô mở 1 cửa hiệu. Cô sẽ may mặc cho người ta nhưng cô cũng mặc quần áo đẹp nữa. Sắc đẹp và cách ăn mặc sang trọng của cô sẽ là cách quảng cáo tốt nhất

    Nụ cười mỉm làm rạng rỡ khuôn mặt Etinnette. Nước mắt trên mặt cô đã khô lại. Cô chỉ nghĩ đến ước mơ có 1 cửa hiệu riêng, ước mơ đó bây giờ đã có khả năng trở thành hiện thực. Cô quên bẵng mất Charles

    Stephanie nói với cô gái trìu mến như mẹ nói với con

    - Liệu mẹ cô sẽ nghĩ thế nào về chuyện này?

    Câu trả lời bật ra ngay

    - Nếu như vậy thì mẹ cháu sẽ không có ý kiến gì nữa. Cháu cam đoan với bà là cha mẹ cháu không gây trở ngại gì cho cháu đâu. Bởi từ khi cháu đi làm được bao nhiêu tiền cháu nộp mẹ cháu hết. Cháu không nợ mẹ cháu đồng nào hết

    "Chuyện vừa rồi đúng là có bàn tay chỉ huy của mẹ cô ta" Stephanie thầm nghĩ "Mình đoán không sai" Quả là cô gái này không xứng hợp với Charles. Cô ta có nét gì đó tầm thường, hạ lưu, nhưng mình đã từng giúp đỡ nhiều người khác còn thua xa cô này. Vậy là nàng đã khéo léo gỡ cho Charles thoát ra khỏi vụ này. Tất nhiên nàng đã phải tiến hành hết sức tế nhị, khôn ngoan. Nhưng vì hạnh phúc tương lai của con, nàng không nề hà khó khăn

    - Etinnette! Cô chưa đến tuổi thành niên. "Chúng ta" cần cân nhắc mọi thứ chu đáo. Cô chưa đủ quyền làm gì khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ

    - Cháu có thể bỏ trốn, cháu đã nghĩ đến chuyện bỏ trốn khỏi gia đình cháu

    Etinnette sẵn sàng làm mọi thứ để có 1 cửa hiệu riêng

    - Đó không phải là cách giải quyết tốt, Etinnette. Tôi không tán thành cách đó. Tôi muốn mọi thứ được tiến hành hợp pháp cả về phía cô cả về phía tôi. Tôi cũng muốn cô chính thức từ chối con trai tôi bằng văn bản hẳn hoi. Tôi muốn cô không gặp Charles nữa. Cô hứa với tôi chứ?

    - Cháu từ chối lấy Charles, nhưng anh ấy vẫn có thể là nhân tình của cháu

    Ra thế! Stephanie cau mặt nói kiên quyết

    - Cô dứt khoát đi: 1 là được cả, 2 là không được gì hết! Cô 18 tuổi, tốt nhất là cô cần phải được quyền có đủ hợp pháp của người đã thành niên

    Etinnette nhìn Stephanie không hiểu

    - Tôi nói câu đó có nghĩa cô cần phải có quyền tự do ký các chứng từ mua bán. Khi đó cô sẽ có quyền có tiền của riêng cô

    - Vậy là bà lo cháu các giấy tờ cần thiết để cháu có quyền?

    Stephanie trìu mến xoa đầu cô gái, gật đầu. Nàng biết nàng sẽ phải lo rất nhiều thứ giấy tờ cho cô gái kia. Phải gặp cha mẹ cô gái thuyết phụ, phải làm giấy tờ tại văn phòng tòa án. Nàng phải bỏ vào đấy rất nhiều thời gian

    Việc trở lại Saint Petersburg phải hoãn lại. Rồi phải thuyết phục Charles. Bởi chắc chắn Charles sẽ phản đối dữ dội. Chưa kể còn nảy thêm nhiều khó khăn khác mà lúc này nàng chưa lường hết được

    - Bao giờ bà đến gặp mẹ cháu ạ?

    Etinnette bắt đầu vạch kế hoạch. Thái độ nôn nóng đó là 1 điềm tốt. Cô ta đã bắt đầu dành thế chủ động

    - Chắc cô muốn tôi đến gặp mẹ cô càng sớm càng tốt?

    - Mai được không ạ, thưa bà? Bà hãy đến vào buổi chiều để mẹ cháu có thời gian thu dọn đôi chút. Bà giải thích cho mẹ cháu nghe. Cháu đã không nói gì hết. Cháu rất sợ bị đòn, mẹ cháu đánh ác lắm

    Nghe nói thế Stephanie càng thấy thương cô gái Etinnette tội nghiệp và càng quyết tâm cứu vớt cô ta

    - Tôi sẽ đến lúc 4 giờ chiều. Tôi sẽ cố gắng vì tôi muốn giúp cô. Tôi sẽ bảo mẹ cô rằng nếu con trai tôi lấy cô thì tôi sẽ tước quyền thừa kế của nó. Nhưng tôi xin đền bù cho bà 1 khoản tiền. Tôi nói thế thì mẹ cô sẽ không có lý do gì đánh cô

    Etinnette cúi đầu, nhắm mắt lại, lẩm bẩm như thể hạ quyết tâm xây dựng tương lai

    - Bà sẽ không phải ân hận là đã giúp đỡ 1 đứa con gái vô ơn và làm sai lời hứa. Ngay tối nay, cháu sẽ bằng mọi giá, nói với Charles là cháu đã nói dối là yêu anh ấy. Mà đúng như vậy thật, cháu chưa yêu con trai bà, cháu chỉ mới cảm thấy cảm động vì anh ấy tốt bụng và sau đấy là yêu cháu thôi. Cháu sẽ bảo anh ấy là cháu chưa yêu đến mức làm vợ anh ấy...

    Mắt Etinnette rơm rớm. Stephanie hiểu nỗi khổ tâm của cô gái. Nàng dịu dàng nói

    - Con của ta! Con phải cứng rắn, phải dũng cảm lên. Con hãy nghĩ đến việc sắp được tự do, được sự con quyết định cuộc đời con

    - Vâng, đấy là điều ước mơ thiết nhất của cháu. Và cháu nói điều này chắc là bà không ngờ. Cháu thèm được nằm 1 mình trong phòng riêng, khóa trái cửa lại. Không hiểu sao cháu rất thèm được như thế. Từ nhỏ cháu chuyên phải ngủ với ai đó không phải chỉ chung phòng mà cả chung giường

    Stephanie cảm động. Nàng trìu mến nói

    - Etinnette, ta đã đòi con 1 hy sinh lớn và con đã chấp nhận. Ta rất muốn con đạt hạnh phúc cao nhất theo khả năng cua a. Bây giờ ta hỏi con: trong các khu ngoại ô, con thích cửa hiệu con ở khu phố nào nhất?

    Etinnette nghiến răng, uất ức nói

    - Khu vực nào xa nhất, thưa bà. Xa gia đình nhất. Có thể là phía bên kia của thành phố Paris...

    - Ta hiểu...

    Hôm sau đến văn phòng phố Vivienne, Stephanie nhận thấy 1 tin làm nàng choáng váng: Charles đi Havre! Armand kể lại cho mẹ nghe cũng rất lấy làm lạ. Charles đột ngột quyết định đến Havre để giải quyết 1 loạt công việc đọng lại ở đó, trong khi thật ra chẳng có việc gì quan trọng hết

    Stephanie hiểu ngay. Tối hôm qua Etinnette đã cắt đứt với con trai nàng và với tâm trạng đau đớn, Charles bỏ đi xa ít lâu để 1 mình suy nghĩ. Cậu cũng muốn lao vào công việc để quên đi vết thương lòng. Tuy nhiên Stephanie vẫn chưa yên tâm. Lỡ Charles đau đớn quá bỏ đi đâu biệt tăm, ra nước ngoài chẳng hạn, và không bao giờ trở về Paris nữa?

    Dù sao thì Stephanie cũng chẳng thể làm gì hơn. Chiều hôm đó nàng đến gặp cha mẹ Etinnette. Nhìn bà ta, Stephanie hiểu ngay nguyên nhân lòng tha thiết "thoát khỏi đây" của cô gái. Cô rất giống mẹ và Etinnette rất sợ 30 năm nữa cô cũng sẽ thành 1 bà gia cau có, giận đời, oán hận mọi người xung quanh như mẹ. Việc điều đình diễn ra không mấy khó khăn gì lắm, sau khi Stehanie đặt vấn đề "bồi thường thiệt hại" bằng 1 khoản tiền cho 2 ông bà Goulard. Việc ra tòa án ký giấy tờ khước từ quyền làm cha mẹ cũng được tiến hành khá suôn sẻ. 3 ngày sau Charles về, nhưng chỉ nói chuyện với mẹ về công việc, nhất định lảng không đề cập đến Etinnette
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  11. bluechips

    bluechips Mầm non

    Cuối cùng Stephanie đã mua được 1 cửa hiệu nhỏ và cấp 1 số vốn ban đầu để Etinnette mở hiệu may riêng. Càng tiếp xúc với cô gái, nàng càng thấy mình xử sự đúng. Chắc chắn cô gái này sẽ trở thành nhà kinh doanh sắc sảo

    15
    CHIẾN TRANH ĐẾN GẦN

    Đoàn tàu đã rời khỏi ga Phương Bắc được 3 tiếng đồng hồ vậy mà Stepahnie không sao gạt được những ý nghĩ về 6 tuần lễ đã sống ở Paris. Vậy là "vụ Charles" nàng đã giải quyết xong 1 cách tuyệt đẹp. Charles đã khuây khỏa, còn Etinnette thì mặt mày hớn hở. Điều khiến Stephanie thấy yên tâm là trên khuôn mặt đặc biệt là cặp mắt của cô gái trẻ kia lộ ra 1 nièm quyết tâm sắc đá thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc trong gia đình ngột ngạt của cô, xây dựng cho bản thân 1 cuộc sống tự lập. Tấ nhiên thế nào Charles cũng tìm đến để nối lại tình yêu, nhưng Stephanie tin chắc rằng Etinnette sẽ giữ đúng lời hứa với nàng, kiên quyết khước từ, mặc dù mến con trai nàng đến đâu

    Nhưng diều làm Stephanie suy nghĩ nhiều nhất là về Rene. Từ hôm trở về Paris, nàng phải tỏ ra là người vợ chân chính, đến sống ở biệt thự Guinchamp. Rene giữ thái độ lịch sự, chăm sóc nàng chu đáo nhưng 2 người chỉ gặp nhau trong những bữa ăn. Stephanie vẫn ngủ 1 mình trong hòng riêng và Rene không lần nào quấy rầy nàng. Tuy nhiên Stephanie thấy chồng vẫn chưa từ bỏ ý định phục thù mình

    Stephanie nhận thấy bây giờ Rene áp dụng 1 chiến thuật khác. Chàng tranh thủ tình cảm của gia đình Dytteville, thường xuyên đến thăm bà cụ Francoise và các con của nàng. Phải chăng Rene làm thế để gia đình Dytteville thật sự quý chàng và sẽ thầm trách Stephanie nở bỏ 1 người chồng tuyệt vời như thế để sang Nga sống hàng tháng trời

    Sau khi xong việc ở Paris, rất nhớ Boris nhưng Stephanie vẫn chưa thể rời Paris. Nàng kh6ong có lý do gì nán lại với gia đình, con cái trong những ngày quan trọng đó. Và trong dịp Noel, Stephanie sẽ chứng kiến hoạt động "tranh thủ tình cảm" của chồng. Rene cùng 2 con trai của nàng tích cực trang hoàng biệt thự Dytteville để đón lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Rene mua quà tặng quý giá cho bà cụ Francoise và cho tất cả các con nàng. Đêm giáng sinh, chàng cùng vợ sang dự với gia đình Dytteville và tỏ ra thân tình đặc biệt với tất cả mọi người

    Xưa nay Stephanie vẫn trách chồng là coi khinh công việc kinh doanh, coi khinh gia đình Dytteville là "dân buôn bán", nhưng bây giờ Rene đã xóa được ấn tượng đó. Chàng chịu khó thường xuyên hỏi chuyện 2 con trai sinh đôi của nàng về hoạt động của công ty Dytteville. Stephanie đã chứng kiến những buổi trao đổi sôi nổi giữa chồng với Armand và Charles về những dự định của công ty

    Phải chăng Rene âm mưu dùng áp lực của những người thân của Stephanie buộc nàng phải nối lại quan hệ vợ chồng với chàng? Stephanie thừa biết tính nết Rene: thù dai và thâm hiểm vô cùng. Anh ta cứ lặng lẽ chuẩn bị để đến khi chín muồi mới giáng 1 dòn và khi đó nàng ở thế yếu sẽ không sao đở nổi

    Stephanie lơ đãng nhìn ra cửa sổ toa tàu. Cảnh vật bên ngoài bao la và nhàm chán vẫn đều đặn lui về phía sau. Bầu trời xám xịt. Trái tim nàng buồn bã cô đơn. Nàng đã là người mẹ và chẳng bao lâu nữa sẽ lên chức "bà", vậy mà cơ thể nàng vẫn trẻ trung và khao khát tình ái. "Bà!", chữ đó ám ảnh đầu óc nàng. Armand và Charles chẳng bao lâu nữa sẽ lấy vợ, đẻ con. Valentine cũng đã thành 1 thiếu nữ thật sự, cơ thể nở nang. Bà cụ Francoise đã có lần nhận xét với nàng như thế. HÌnh như các con nàng đang đẩy mẹ chúng vào tuổi già, vào loại người bị hắt hủi, quên lãng. Nàng đang cố cưỡng lại. Nàng dùng toàn bộ sức lực của mình để chống đỡ lại, bằng cách nghĩ về Boris, chỉ về chàng. Nghĩ đến mối tình với chàng, đến sự tận hưởng tình cảm thương yêu và những cuộc ân ái cháy bỏng với chàng

    Stephanie nóng lòng đến Saint Petersburg. nàng hình dung Boris đang đứng trên sân ga đón mình. Thây nàng vừa bước xuống ga, chàng sẽ nhấc bổng nàng lên, đặt vào cỗ xe và hấp tấp đóng cửa xe, ôm chặt lấy nàng, điên cuồng hôn nàng. Xe chạy như bay về lâu đài và khi bước vào phòng ngủ, Boris sẽ vội vã ghì chặt nàng trong vòng tay, đê mê trong cuộc ân ái điên cuồng cho bõ 6 tuần lễ xa cách...

    Tàu chạy đến ga Tver. Nhìn mặt trời đỏ rực mọc phía Đông, tim nàng đập rộn rã. Bây giờ thì nàng đã xa hẳn nước Pha, xa hẳn Paris. Tất cả những ấn tượng về Paris tan biến hết. Nàng chỉ nghĩ đến Boris và mối tình của chàng. Nhìn qua cửa sổ sân ga, Stephanie nhận thấy Boris đứng giữa đám người ra đón người thân.Tàu chạy chậm lại. Boris cách nàng 2 toa. Stephanie bừng lên 1 niềm hạnh phúc bao trùm. Nhưng đột nhiên nàng thất vọng

    Boris không phải đi 1 mình. Vậy là bao nhiêu mơ ước được chàng ôm chặt trong vòng tay, được chàng nhấc bổng lên, đưa vào xe và được về lâu đài, ân ái với chàng tan biến hết. 1 nỗi uất ức bừng lên làm mắt Stephanie rơm rớm. Vậy là chuyến đi này thất bại. Biết thế nàng nán lại Paris thêm ít lâu nữa. Nàng nóng lòng sang đây là để được hưởng tám thân chàng, 2 cánh tay vạm vỡ của chàng, đôi môi nồng nàn của chàng. Vậy mà bây giờ lại có những người cùng ra đón nàng với chàng

    Stephanie đã nhận ra Natasa, vợ chàng. Vừa nhìn thấy Stephanie bước xuống bậc toa tàu, Quận chúa Natasa đã tươi cười chạy đến, niềm nở chào đón nàng và tíu tít hỏi thăm về chuyến đi. Stephanie cố lấy vẻ mặt điềm tĩnh, thân ái đáp lại. Nàng quan sát Natasa. Bà quận chúa này vẫn như ngày đó: kiều diễm, quý phái đến tận từng móng tay và vẫn trẻ trung, hồn nhiên vô cùng với cặp môi lúc nào cũng hơi hé mở, duyên dáng, quyến rũ. Natasa có nét kiều diễm đặc biệt của phụ nữ Slave: chân thành, đa cảm và tươi tắn
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  12. bluechips

    bluechips Mầm non

    Thoạt đầu Stephanie hơi ngờ ngợ: chẳng lẽ đây lại là Quận chúa Natasa "vợ chàng"? Nhưng ngay lập tức nàng đã hết hồ nghi. Vậy là Natasa đã hoãn lại việc đi Kiev để đợi Stephanie và đón nàng tại đây. Trong khi Natasa liến thoắng, nồng nhiệt chúc mừng nàng và Stephanie lúng túng vài câu cảm ơn thì Boris lặng lẽ đi bên cạnh nàng

    Stephanie liếc nhìn thấy nét mặt Boris buồn bã. Chắc chàng cũng tiếc, không được hưởng niềm vui tưng bừng gặp lại người tình trên sân ga, nếu chỉ 2 người với nhau

    Dưới tuyết trắng, Saint Petersburg biến thành 1 thành phố khác hẳn, với những đường phố ngang dọc, những kênh đào chằng chịt, lúc này đóng thành băng và xe trượt chen chúc chạy trên mặt kênh

    - Phu nhân thân mến của tôi, bà bạn quý mến của tôi - Quận chúa Natasa vẫn liến thoắng nói - Bạn muốn chọn cách nào trong 2 cách: 1 là về nhà nghỉ ngơi sau 1 chặng đường xa xôi vất vã, hay bạn muốn làm quen với Constance, người đang rất nóng lòng muốn làm quen với bạn?

    - Ôi, lúc này tôi đang thèm được tắm rửa cho tan hết mệt nhọc dọc đường - Stephanie nói khẽ, bởi lúc này nàng chỉ nghĩ đến Boris

    - Phải đấy, tôi rất thông cam với bạn, bởi tôi rất yêu bạn. Tôi gọi bạn là Stephanie và muốn bạn gọi tôi là Natasa. Chúng ta là bạn bè thân thiết, không nên câu nệ nghi thức. Bạn bằng lòng chứ, Stephanie thân yêu? - Natasa âu yếm hôn lên má Stephanie - Bây giờ Boris đưa chúng tôi về lâu đài rồi quay lại đón bạn, để đưa bạn đến với chúng tôi

    'Chúng tôi có nghĩa là Natasa và Constance! Natasa thừa biết quan hệ giữa chồng và Stephanie nhưng bà ta vẫn phải ra ga với chồng để đón nàng, theo đúng nghi thức bề ngoài của xã hội quý tộc thượng lưu, Stephanie rất hiểu và nàng thấy Natasa coi những chuyện nghi thức như thế này là rất bình thường. Thậm chí thái độ niềm nở đón tiếp Stephanie hầu như không có 1 chút nào thiêu chân thành

    Cỗ xe trượt đỗ lại trước cổng lâu đài. Aime ngồi trong xe nảy xuống mở cửa cho Stephanie. Trông anh thản nhiên, nhưng nàng biết Aime đang lo lắng nóng lòng muốn biết tin ở Paris. Nàng vừa bước lên bậc thềm vừa nói

    - Anh yên tâm. Mọi việc đều ổn thỏa. Charles có hơi buồn nhưng tôi rất tin cô gái Etinnette

    - Tôi nghĩ đấy là 1 cạm bẫy - Aime cau mặt nói

    - Trước đây thì đúng là như thế - Nàng thừa nhận

    - Tôi rất mừng cho bà chủ và gia đình ta - Aime nói, có vẻ đã yên tâm

    Cả cho anh nữa chứ, anh đừng chối. Hôm trước tôi thấy anh lo lắng y hệt như anh là cha chúng. Nhưng may, mọi thứ đã xong xuôi. Tôi đã kiếm được cho Etinnette 1 cửa hàng khá đẹp cách đây đúng 4 ngày

    - Và bà chủ tin rằng...

    - Tôi tin! - Stephanie ngắt lời - Tôi sẽ kể chi tiết cho anh sau. Còn bây giờ tôi cần đi tắm. Anh bảo Noemie chuẩn bị cho tôi

    - Mọi thứ đã sẵn sàng, Noemie hiện đang ở đó đợi bà chủ

    Natasa và Constance ngồi trong phòng khách lâu đài Biotsky chờ Stephanie và Boris đến để dùng bữa trà

    Stephanie xuất hiện đẹp như nàng tiên. Tuy nhiên nàng vẫn hơi sờ sợ. Thái độ Natasa khiến cho Stephanie thấy lạ. Liệu bà ta có giăng cạm bẫy nào để hại nàng không?

    Nhưng chỉ 10 phút sau, mối hồ nghi ấy đã tan biến không để lại chút vương vấn nào trong lòng Stephanie. Natasa đón tiếp nàng hết sức thân tình trong phòng khách rộng lớn, chất đầy đồ đạc quý giá nhưng cổ lỗ. Bà ta dắt tay nàng đến trước mặt 1 phụ nữ đứng yên lặng, đến lúc này khuôn mặt mới bắt đầu chuyển động khiến Stephanie cảm tưởng đó là 1 pho tượng bằng đá hoa cương đang dần dần biến thành người sống

    Constance có 1 sắc đẹp hoàn chỉnh nhưng bí hiểm. Làn tóc màu nâu sẫm gần như đen được buộc bằng những sợi ruban ôm lấy khuôn mặt trái xoan có nước da không bóng. Cặp mắt đen xếch tuyệt đẹp và làn môi mọng trông như tranh vẽ. Cuộc giới thiệu diễn ra trang trọng và thân tình. Stephanie cứ tưởng Natasa mới thật sự là chủ nhân ở đây. Bên cạnh bà ta Constance chỉ như 1 đứa trẻ láu táu và được nuông chìu

    Trong khi Natasa liến thoắng nói về các mode thời trang hiện nay, về những thứ phù phiếm thì Constance chỉ im lặng và Stephanie cảm thấy bối rối vì bà ta chăm chú nhìn nàng như dò xét. Ki câu chuyện với Natasa đã hơi lắng xuống, Stephanie quay sang Constance, khẽ hỏi bằng giọng hết sức ngọt ngào

    - Hoàng thân có cho tôi biết bà là người Pháp thưa bà bạn quý mến? Vậy 2 chúng ta là đồng hương!

    - Tôi chỉ mang 1 nửa dòng máu Pháp. Cha tôi là người Pháp, nhưng mẹ tôi là người Italia - Constance đáp, giọng nồng nàng và đầy chất đa tình

    Đột nhiên Stephanie nhận ra tại sao người phụ nữ kiều diễm không chồng này lại có nét bí hiểm. Bà ta có khuôn mặt những nhân vật trong các bức họa của họa sĩ Italia thời phục hưng: Leonardo da Vinci và Taphael. Những dãi ruban kia, nụ cười bí hiểm, 2 lúm đồng tiền và 2 bàn tay thon dài đặt giống hệt nàng Joconda. Rõ ràng Constance cố tình tạo cho bà ta dáng vẻ của nhân vật trong bức họa nổi tiếng thế giới kia

    "Thói tự yêu mình quá mức" Stephanie thầm nhận xét. Và bây giờ nàng không thấy "sờ sợ" Constance nữa. Tuy nhiên nàng vẫn cảm thấy mối quan hệ giữa bà ta và Natasa có nét gì đó vô cùng khó hiểu. Cuộc viếng thăm diễn ra hoàn toàn tốt đẹp, mặc dù để tạo quan hệ Stephanie đã phải nén lòng đôi chút

    Đoán được nỗi lòng người tình, trên xe đưa nàng về nhà, Boris giải thích

    - Anh cần nói với em 1 điều. Em đã biết Hoàng hậu Marie Alexandrovna là người có uy quyền rất lớn. Bà ta thậm chí điều khiển cả Hoàng thượng trong 1 loạt vấn đề quốc gia đại sự. Hoàng hậu lại rất yêu Natasa bởi Natasa mỗi lần về tiếp kiến Hoàng hậu đều huyên thuyên kể chuyện về các chuyến ngao du của cô ta khiến Hoàng hậu rất thích nghe. Lợi dụng lòng ưu ái đặc biệt ấy, Natasa luôn nói xấu những người cô ta hay Constance không ưa. Vừa rồi em đã chinh phục được Natasa, như thế là rất tốt. Chỉ cần em nói câu gì đó mếch lòng cô ta, lập tức cô ta nói xấu em với Hoàng hậu, thế là sẽ rất khó khăn cho em sau này. Hoàng hậu chỉ cần nói với mọi người "Ta rất không muốn ông (hay bà" đến nhà phu nhân Guinchamp". Thế là lập tức không ai dám đến với em nữa, không mua gì ở Gian hàng Phap của em nữa

    - Sao em ghét loại phụ nữ nhỏ nhen ấy đến thế - Stephanie bực tức nói

    - Biết làm sao được, nếu muốn sống yên ổn. Chịu đựng họ 1 chút, họ sẽ để mình được tự do

    Boris ngừng lại 1 chút, lơ đãng nhìn ra ngoài trời u ám, nói

    - Mà sao anh lại không thổ lộ với em điều Hoàng thượng và anh đang băn khoăn? Nước Thổ quá tự tin vào lực lượng của họ, lại được nước Anh ủng hộ, không những công khai thách thức chúng ta mà còn chế giễu nước Nga. Hoàng thượng đã cố tránh 1 cuộc chiến tranh với Thổ, nhưng phái chủ chiến hiện đang rất mạnh. Sợ khó giữ được hòa bình

    "Vậy là chiến tranh khó mà không nổ ra" - Stephanhie đau đớn thầm nghĩ - "Borí sẽ phải ra trận. Mình sẽ đi theo chàng..." Ý nghĩ về cuọc chiến tranh sắp nổ ra luôn ám ảnh đầu óc Stephanie. Cuộc chiến tranh lần này đối với nàng hoàn toàn khác 2 cuộc chiến tranh trước nàng đã tham gia. Cuộc chiến tranh Crimee nàng làm cấp dưỡng trung đoàn Bắc Phi. Cuộc chiến tranh Italia nàng làm phái viên cho Ngài Morny. Lần này nàng không phải người trong cuọc, nhưng nàng vẫn phải ra đó, vì Boris
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  13. bluechips

    bluechips Mầm non

    Trước đây Stephanie đã tính gia nhập tổ chức Chữ thập đỏ để đi theo Boris ra mặt trận. Đại Quận chúa Helene Pavlovna lại là người đứng đầu tổ chức này, vậy Stephaie không gặp trở ngại nào. Ý nghĩ đó làm nàng yên tâm. Tuy nhiên bây giờ nàng lại bị ám ảnh bởi tình hình ở nhà. Rene đang tiến hành âm mưu của anh ta. Nàng lo đến 1 ngày nào đó toàn bộ gia đình Dytteville sẽ đứng về phía Rene và lên án nàng. Rồi còn chuyện Charles! Liệu Charles có làm điều gi nguy hiểm do phẫn uất không?

    Đã có lúc Stephanie tính đến chuyện về Pháp xem tình hình cụ thể giờ ra sao. Cuối cùng nàng tính tốt nhất là nhờ Aime. Nàng ngỏ ý đề nghị Aime về Pháp thay nàng. Anh không chỉ tìm hiểu vấn đề mà còn biết cách ngăn chặn những gì bất lợi có thể xảy ra, cả với Rene lẫn với Charles

    Aime nhận lời. Ngay hôm sau anh lên tàu về Paris. Sau khi đến nơi 3 ngày Aime viết lá thư đầu tiên cho Stephanie. Trong thư Aime cho nàng biết là tình hình khong đến nỗi như nàng lo lắng. Qua 6 trang giấy đặc kín, Aime kể tỉ mỉ mọi chuyện và nàng thấy nhẹ bẫng trong lòng

    Tình hình chính trị diễn biến ngày càng phức tạp. Hoàng đế đã cử các hoàng thân gần gũi nắm những chức vụ Tư lệnh các mặt trận. Tuy nhiên mỗi lần gặp Stephanie, Boris đều tỏ ra lạc quan. Chàng kể là Quận chúa Katia thường xuyên gặp vua đã khẳng định với chàng: "Hoàng thượng vẫn tìm mọi cách để ngăn chặn không cho nổ ra chiến tranh!" Tuy nhien ngày 12 tháng 4 năm 1877, nước Anh đã ra 1 bản tuyên bố làm tan rã mọi hy vọng hòa bình

    Nước Nga không thể lui được nữa. Sa hoàng đang thị sát quân đội ở Kishinev, thủ phủ xứ Moldavie, ra tuyên bố, trong có đoạn viết

    "Tin tưởng sâu sắc vào sự đúng đắn trong sự nghiệp của nước Nga, vào sự phù hộ của Chúa Trời, ta đã ra lệnh cho quân đội vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ..."

    Tin sét đánh làm Stephanie choáng váng. Nàng đã tưởng mọi sự giải quyết xong, ai ngờ bây giờ thì hòa bình không thể cứu vãn được nữa. Boris đang ở bên cạnh Hoàng đế. Aime đang ở Pháp, Stephanie hoàn toàn đơn độc

    16

    BUCAREST VÀ PLOESTI

    Mặc dù Boris năn nỉ nàng ở lại Saint Petersburg, sau khi chàng đi cùng với Hoàng đế 17 ngày. Stephanie vẫn quyết định đuổi theo người tình. Nàng không chịu nổi tâm trạng của người ăn không ngồi rồi giữa lúc tình hình đang diễn ra phức tạp ngoài mặt trận

    Tại sân ga Bucarest, nàng xuống tàu, lên 1 cỗ xe ngựa và yêu cầu chở đến Đại Sứ quán Nga. Viên tham tán trẻ tuổi ra tiếp nàng

    - Thưa phu nhân, tưới Biotsky cùng các tướng Milioutine, Adlerberg hiện đang tháp tùng Hoàng thượng đi thăm các đơn vị

    - Ở đâu thưa ông?

    - Tôi không thể nói được, thưa phu nhân. Tôi chỉ có thể nói Hoàng thượng và các tướng lĩnh tháp tùng tối nay sẽ về đây

    - Tối nay? - Stephanie mừng rỡ hỏi

    - Vâng. Hoàng thượng đi thị sát ban ngày, tối nào cũng về ăn tối tại Khách sạn Grand Hotel

    - Ông có thể vui lòng thu xếp cho tôi 1 phòng tại Grand Hotel được không?

    Rất khó kiếm phòng tại khách sạn đó, thưa phu nhân

    - Tôi là bạn thân của tướng Biotsky, Hoàng thượng và Quận chúa Dolgoruscaia, tôi tin rằng ông có thể kiếm cho tôi 1 phòng tại đó

    Viên tham tán cúi đầu. Lát sau ông ta đưa nàng đến Grand Hotel và lấy cho nàng được 1 phòng trên tầng 2. Nhìn gian phòng sang trọng có buồng tắm riêng, đầy đủ tiện nghi, Stephanie thầm ghĩ, mình bây giờ khác xa với hồi ở mặt trận Crimee. Bây giờ nàng là mệnh phụ, "bạn thân" của 1 viên tướng thân cận với Đức vua. Tuy điều kiện sống hết sức đầy đủ, nhưng Stephanie vẫn có phần luyến tiếc. Nàng sẽ không bao giờ còn được là cô gái Phanie ngày xưa nữa

    Tối hôm đó, trong bộ y phục diêm dúa nàng may mắn đem theo, Stephanie ngồi ăn giữa Hoàng đế và tướng Biotsky. Hoàng đế ngồi bên trái. Nàng và Boris ngồi bên phải

    Lúc ăn xong, về phòng riêng, Stephanie nói với Boris

    - Em bị dằn vặt với ý nghĩ anh đang ở nơi nguy hiểm, Boris. Em không thể không đến với anh. Anh tha lỗi cho em chứ?

    Boris ôm chặt Stephanie trong vòng tay, thì thầm. Lẽ ra chàng phải mắng nàng, nhưng chàng không đủ gan. Chàng chỉ nói chàng là người hạnh phúc nhất trên thế gian, được nàng yêu đến như thế này. Với Stephanie, điều quan trọng nhất là được bên Boris. Nàng không ngờ lại gặp chàng ở đây và được nép trong vòng tay chàng như thế này

    - Boris! Anh không thấy giữa các tướng lĩnh quân nhân, em là ngưòi phụ nữ duy nhất không? Em thấy ngượng. Vị trí của em không phải ở đây

    - Nghĩa là sao? Em nói thế là sao?

    - Là từ nay em sẽ không xuống ngồi ăn với mọi người đâu, trừ bữa ăn nào đặc biệt em không thể khước từ

    - Tùy em. Nhưng anh nghĩ mọi ngưòi chỉ vui khi em có mặt bên bàn ăn với họ. Nhưng chuyện này chẳng quan trọng gì, vì 2 hôm nữa anh phải tháp tùng Hoàng thượng đến Ploesti

    Và Stephanie lại đuổi theo Boris đến Ploetsti, sau khi chàng đến đó 2 ngày. Để tránh mắc sai lầm hôm ở Bucarest, lần này nàng không nghỉ ở Khách sạn mà bắt chước Quận chúa Dolgoruscaia thuê 1 ngôi nhà nhỏ có vườn cây ở ngoại thành. Vốn bản tính ưa hoạt động, Stephanie không chịu nổi nhàn rỗi. Boris thường xuyên bên cạnh Hoàng thượng nên chỉ thỉnh thoảng mới ghé đến ngôi nhà nàng thuê, tình tự với nàng 1 đêm, sáng hôm sau lại đi ngay

    Stephanie cũng hay bỏ nhà, len lỏi trong đám dân chúng đón xem mặt Đức vua. Buổi chiều, nàng ngồi viết những bức thư dài, vẫn đề "Saint Petersburg ngày..." rồi gửi những lá thư đó về nhờ Noemie bỏ vào thùng thư bưu điện. Nàng không muốn gia đình biết nàng ra mặt trận "theo nhân tình"

    Tối hôm đó Boris đến, bảo nàng

    - Mai anh sẽ cùng Hoàng thượng ra sông Danube. Hoàng thượng muốn gặp gỡ những đơn vị quân đội đang chuyển quân qua sông
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  14. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Còn em?

    - Em ở lại đây chờ anh - Boris thản nhiên nói

    - Em đến đây không phải để chờ anh. Em đến đây để được luôn luôn ở bên anh

    - Ôi, em yêu của anh. Anh phải nói thật, mặt trận đâu phải chỗ của em. Bọn anh và cả Hoàng thượng nữa thường xuyên sống trong lều vải quân sự. Anh làm sao kiếm được 1 cái lều cho em?

    Thấy cặp mắt không tán thành của Stephanie, Boris an ủi

    - Anh biết em đã từng sống cùng với những người lính thường, từng ngủ trong lều vải. Nhưng em, hãy nhớ, chúng ta đâu còn ở tuổi 20, em yêu?

    Stephanie cảm thấy câu nói như 1 lời buộc tội. Nàng phải cố gắng lắm mới không òa khóc vì tủi thân

    - Em biết. Anh không cần phải nhắc em điều đó

    - Anh không muốn làm em buồn, Stephanie. Nếu anh nói năng vụng về, mà đàn ông đều như thế, em tha thứ cho anh. Việc em đến đây mang lại cho anh hạnh phúc vô bờ, nhưng anh không muốn em phải chịu đựng những nỗi vất vã của chiến trận

    - Nhưng em không thể về Saint Petersburg. Em rất lo cho anh

    Boris ôm chặt nàng, âu yếm thì thầm

    - Em hơi phóng đại nỗi nguy hiểm đấy. Anh sẽ không làm sao đâu. Em nên nhớ Hoàng đế ta đâu phải Napoleon. Vua của bọn anh không dẫn đầu trong hàng quân mà em lo. Người chỉ đến thăm các đơn vị, tất nhiên là những đơn vị đang chiến đấu trên tuyến đầu, nhưng mức độ nguy hiểm khác xa với dẫn đầu đoàn quân trong trận đánh, như Napoleon ngày xưa thường xuyên làm

    Sau 1 đêm â ái nồng nhiệt, sáng hôm sau Boris lên đường ra sông Danube. Stephanie quyết định đến với các thương binh. Sau mấy trận đầu tuy thắng lợi nhưng thương binh được chở về thành phố Ploesti rất nhiều, nghe nói nằm chật tất cả các bệnh viện. Stephanie tìm đến 1 bệnh viện. Nàng thấy xe có dấu Hồng Thập tự chở đến ùn ùn thương binh. Nàng lách qua những cáng thương binh để kín sân, trên hiên. Đến gần 1 người mặc áo choàng trắng, nàng nói

    - Tôi xin được giúp bác sĩ 1 tay!

    Viên bác sĩ tuổi trung niên đang cứu chữa 1 thương binh, ngẩng lên nhìn Stephanie, ngạc nhiên

    - Chúng tôi đang cần người giúp. Nhưng ba có biết xử lý các vết thương không?

    - Tôi biết sơ sơ. Nhưng tôi sẽ làm tất cả những gì bác sĩ chỉ bảo

    - Tốt lắm - Viên bác sĩ nói

    Ông ta gọi 1 nữ y tá, nói nhỏ gì với chị ta rồi quay sang nói với Stephanie

    - Bà hãy đi theo chị ấy

    Stephanie đi theo chị y tá và lát sau nàng đã bận rộn thay băng cho 1 thương binh bị thương nặng ở đùi. Thấy nàng làm việc khá thành thạo, chị y tá vui mừng nói

    - Vậy là bà biết công việc đấy, tôi không còn phải hướng dẫn gì thêm, thưa phu nhân...

    - Guinchamp. Tôi là de Guinchamp

    - Rất hân hạnh. Còn tôi là Victoria Douchkine. Bây giờ chưa phải là lúc trò chuyện. Tôi đang bận, vậy tôi có thể yên tâm để phu nhân ở lại được chứ?

    - Được, chị cứ đi, Victoria

    6 hôm sau khắp ngoại thành Ploesti đã thành 1 rừng lều vải chứa thương binh. Cuộc tấn công lần thứ 3 vào căn cứ Plevna lại thất bại. Quân Thổ chiến đâu rất dũng mãnh để bảo vệ cứ điểm quan trọng này. Stephanie rất lo cho Boris vi biết Hoàng thượng đang trực tiếp chỉ huy trận đánh quan trọng đó và tất nhiên Boris phải có mặt bên cạnh Người

    Nhưng Stephanie yên tâm phần nào vì tin đưa về, Hoàng thượng vẫn bình yên. Suốt những ngày qua, nàng không nhận được tin tức gì của Boris. Mãi đến ngày thứ 10, Stephanie mới nhận được 1 lá thư của người tình

    "Nơi đây đúng là 1 bãi máu! Đức vua và anh không ghìm được nước mắt. Các chiến sĩ của chúng ta chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng quân Thổ cũng kiên quyết chống đỡ dưới quyền chỉ huy của Tướng Osman - Pacha. Bây giờ Hoàng thượng quyết định không tấn công nữa mà bao vây..."

    Hôm nay thương binh kéo về đông đến mức mỗi y tá phải đảm nhiệm chăm sóc trên 100 người. Victoria bảo Stephanie

    - Thiếu người nghiêm trọng. Chúng tôi đã phân bổ cho các lán. Bây giờ xin bà chịu trách nihe65m cho lán số 4, nơi đấy có khoảng gần 100 thương binh

    Stephanie hoảng hồn trước trách nhiệm quá nặng nề. Nàng nói

    - Nhưng tôi có được huấn luyện bao giờ đâu? Tôi không có bằng cấp nào hết

    - Bà làm tốt hơn rất nhiều y tá khác. Tôi xem bà làm và biết bà có rất niều kinh nghiệm chạy chữa, băng bó cho họ

    Bây giờ công việc nặng nề đến mức Stephanie hầu như không kịp thở. Nàng rất ít về ngủ ở ngôi nhà thuê ở ngoại thành Ploesti mà nhiều đêm ngủ lại ngay trong 1 chiếc lều vải nhỏ dựng bên cạnh lán thương binh số 4

    10 ngày sau, điều Stephanie hoáng sợ nhất đã xảy ra: Dịch bệnh bắt đầu xuất hiện. Do cường độ các cuọc tiến công ngoài mặt trận có giảm, số thương binh bắt đầu thưa dần thì lại đến bệnh binh. Vẫn căn bệnh tả khủng khiếp đã 1 thời nàng chứng kiến ở mặt trận Crimee

    Boris vẫn viết thư đều cho nàng tù Plevna. Vua Rumani cũng gửi quân đến hỗ trợ cho quân Nga trong cuộc bao vây cứ điểm Plevna của quân Thổ

    1 hôm, đang cho thuốc những bệnh nhân nhiễm dịch, Stephanie nhìn thấy 1 bóng nguời quen quen đeo 1 bao tải to dưới nách đi tới. Trông xa nàng ngỡ là 1 hành khất. Nhưng nàng đã nhận ra: Aime

    - Anh đến tận đây kia à, Aime?

    Aime bình tĩnh đáp

    - Gia đình ở Paris rất lo lắng cho bà chủ. Riêng tôi linh cảm thấy có chuyện gì đó không bình thường. Tôi bèn quyết định trấn an mọi người trong gia đình và lên tàu sang đây. Đến Saint Petersburg, không thấy bà chủ, tôi hỏi thăm mãi. May Quận chúa Dolgoruscaia cho biết bà chủ ở đây
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  15. bluechips

    bluechips Mầm non

    17

    BỆNH DỊCH HOÀNH HÀNH

    Stephanie dẫn Aime về ngôi nhà nàng thuê ở ngoại ô Ploesti. Từ hôm bệnh dịch xuất hiện, các lán thương bệnh binh nồng nặc mùi uế khí. Stephanie đã trở lại đây nghỉ các ban đêm. Tuy nhiên ngôi nhà vẫn bề bộn vì nàng không có thời gian chăm sóc

    Tối hôm đó Stephanie đọc kỹ từng tờ biên bản và giấy tờ liên quan đến công việc chia thừa kế của cụ Georges do Aime đem đến. Nhờ sự công bằng và uy tín của bà cụ Francoise, các thành viên trong gia đình Dytteville đã thỏa thuận được với nhau về cách chia. Số giấy tờ lớn đến mức nàng phải mất 3 buổi tối liền ới xem kỹ được hết. Nêu như Stephanie có mặt ở Paris, nàng sẽ điều chỉnh vài chi tiết, nhưng ở đây, nàng thấy những chi tiết đó không quan trọng gì

    Cuối cùng, Stephanie đã lên được bản liệt kê toàn bộ bằng nét chữ rắn rỏi và mạch lạc của nàng. Sáng hôm sau, lúc Aime bưng bữa điểm tâm lên để nàng ăn trước khi ra lán số 4, Stephanie nói

    - Tôi đã ký vào tất cả những chỗ cần thiết và ký vào bản liệt kê toàn bộ rồi. Anh có thể đem về Pháp

    Aime ngước cặp mắt lạnh lùng, thản nhiên đáp

    - Hình như tôi đã nói với bà chủ rằng tôi sẽ không rời xa bà chủ nữa. Hôm trước trong 1 lá thư viết về nhà bà chủ cho biết ở Nga có 1 quan chức ngoại giao Pháp bà chủ rất tin cậy và bà chủ có thể giao phó mọi giấy tờ quan trọng cho ông ta. Tôi chưa hiểu tại sao đến nay bà chủ lại không thể làm như thế?

    - Anh về Paris rồi lại sang đây kia mà, Aime? - Nàng thì thầm nói, không muốn làm Aime mếch lòng

    - Tôi đã hứa rồi

    Nàng cau mặt hỏi

    - Anh hứa gì và hứa với ai?

    - Với tôi - Aime thản nhiên đáp - Tôi hứa với bản thân là tôi sẽ không rời bà chủ trong khi bà chủ còn ở vùng đất nguy hiểm này. Nếu tôi về Paris, mọi người hỏi và tôi s4 phải trả lời bà chủ ở đâu, làm những gì. Tôi không thể nói dối và họ sẽ biết công việc của bà chủ ở đây cũng như nỗi nguy hiểm của bà chủ đang phải trải qua. Điều đó sẽ rất phiền cho bà chủ cũng như cho gia đình, bởi mọi người sẽ rất lo cho bà chũ cũng như tôi. Cho nên tôi tự cho phép tôi được khuyên bà chủ là hãy giữ tôi ở lại đây

    Stephanie nghẹn lại, quát

    - Anh dọa tôi sao?

    Aime vẫn nói giọng thủng thẳng coi như không thấy sự uất giận của Stephanie

    - Tùy bà chủ nghĩ

    - Vậy anh muốn gì, Aime?

    - Tôi chẳng muôn gì hơn. Nếu bà chủ ngã bệh thì ai chăm nom bà chủ?

    Biết cólàm ầm lên cũng chẳng ích gì, Stephanie nhìn vầng trán bướng bỉnh của Aime, bực bội ngồi im. Aime nói thêm

    - Hôm nay trong lán số 4 của bà chủ vừa có thêm 2 người nữa chết

    Stephanie rùng mình. Đúng như vậy, hôm qua, lại có thêm 2 binh sĩ chết. Cả 2 đều bị hoại thư do vết thương không được vô trùng chu đáo trước khi băng bó

    - Anh không ra đó làm sao anh biết?

    - Tôi có cách theo dõi công viêc của bà chủ. Đến hôm nay thành phố này không còn lạ lẫm gì với tôi nữa. Từ ngày tôi hầu hạ bà chủ cho đến nay, bà chủ đã thấy tôi cần biết điều gì là tôi biết được. Tôi cũng nói thêm rằng từ hôm đến đây tôi đã theo đúng chế độ phòng bệnh của bà chủ: sáng 1 ly rượu rhum, chiều 1 ly

    Aime mới ở đây được mấy ngày, ngôi nhà và sân vườn đã gọn gàng hẳn lên. Anh xới lại các luống hoa và bây giờ hoa nở rất đẹp. Anh đã viêt thư yêu cầu Noemie gửi đến đây 2 két quả để có chanh vitamin. Aime quan tâm đặc biệt đến việc giữ vệ sinh. Nước nàng rửa mặt mũi chân tay đều là nước đun sôi diệt trùng cẩn thận

    Gần như ngày nào Stephanie cũng nhận được 1 lá thư dài của Boris. Đại bản doanh của Tổng Tư lệnh Mặt trận đã chuyển từ Sistovo đến Gỏny - Stouden. Hiện chàng đang ở đó cạnh Hoàng đế. Cuộc phong tỏa Plevna được tăng cường. Quân Thổ đã cạn lương thực, đạn dược, sống rất khốn khổ, chẳng còn cầm cự được bao lâu nữa, chắc sắp đầu hàng. Quân Nga không tiến công vào đó nữa để mặc quân Thổ chết dần chết mòn. Stephanie không bụng dạ nào nghĩ đến Boris. Nàng dồn mọi tâm trí sức lực vào cho thương bệnh binh

    Đã 3 giờ chiều, thương bệnh binh trần truồng hoặc gần như trần truồng dưới cái nắng oi bức, đang chiến đấu chống những đàn ruồi nhặng kéo đến quấy rầy. Họ vừa chiến đấu vừa rên rỉ vì đau. Họ văng tục vì cáu kỉnh. Stephanie thì áo ướt đầm mồ hôi, đang lau rửa cho 1 bệnh nhân bị tả sắp chết. Tình cờ nàng ngoái lại và thấy... Rene đi cùng với cô y tá Victoria

    Rene mặc quân phục dân sự nhưng rất diện, kiểu y phục đi đường, tay cầm mù - xoa che miệng, cố thở nhè nhẹ. Mặc dù trời nóng bức, Stephanie rùng mình. Nàng tái mặt, đứng lặng đi trong bộ quần áo nhem nhuốc và 2 bàn tay vấy máu

    - Tôi đến tìm bà - Rene nói giọng hổn hển - Bà hãy theo tôi ra ngoài, trong này không khí ngột ngạt quá

    Việc Rene đến đây vượt ra ngoài mọi khả năng tưởng tượng của Stephanie khiến nàng kinh ngạc đến tột độ. Rồi cách xưng hô 'bà" cũng làm nàng tự ái vì vẻ lạnh lùng, khách sáo của nó. Nàng bỗng nổi nóng "Anh ta có quyền gì đến đây?"

    Stephanie nói giọng cáu kỉnh như những ngày quan hệ của họ căng thẳng nhất

    - Xin lỗi ông, đến 6 giờ tôi mới hết giờ làm việc. Mời ông đợi tôi ở nhà tôi. Chắc ông biết rồi chứ?

    -Tôi đã đến đó. Chó giữ nhà của bà đồng thời là tên đồng lõa nhúng tay vào mọi việc của bà cho tôi biết bà đi vắng. May mà có quý bà đây - Rene quay sang Victoria - Tôi mới đến được chỗ này để gặp bà

    Biết 2 vợ chồng có chuyện xô bát xô đĩa, Constance nhẹ nhàng nói

    - Thưa phu nhân Guinchamp, nếu cần tôi xin cử 1 y tá đến đây tạm thay bà để bà có thể tiếp ông Guinchamp

    Stephanie nổi cáu, chua chát nói

    - Cảm ơn. Hôm nay tôi lại thấy chị nói đùa đấy, Victoria!

    Nói xong, Stephanie quay vào xách chiếc bô, bước ra, hích Rene bật sang 1 bên đi ra ngoài. Đổ bô xong, nàng cọ rửa rất lâu rồi mới vào. Coi như Rene không có ở đó, nàng đi thẳng vào chỗ giường bệnh nhân

    Rene không nói 1 lời, lặng thinh quay gót bước ra. Chàng gõ gót giày mạnh xuống sàn lán bằng gỗ rồi đi thẳng. Victoria đi ra theo
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  16. bluechips

    bluechips Mầm non

    Rene bình thản nói

    - ...Đúng thế, Stephanie. Bởi tôi không thấy ông Aime Becave trở về Paris, nên tôi đoán bên này bà gặp chuyện không ổn. Tôi và bà biết nhau quá lâu, hiểu nhau quá rõ. Tôi sẵn có mạng lưới điệp viên nên nhanh chóng biết được bà hiện ở đâu. Tôi phát hoảng. Nhờ ông tùy viên quân sự Pháp tại Nga, tôi kiếm được giấy phép sang đây. Chẳng là trước đây tôi có giúp ông ta 1 vài việc. Stephanie, vậy là lần này tôi là người đuổi theo bà và cũng vì động cơ tình yêu

    Stephanie xúc động. Nàng thả cho lòng mình mềm yếu đi, nhưng vẫn đáp lại giọng giễu cợt

    - Và ông tin rằng tôi cũng sẽ lại chạy theo ông như con bé khờ khạo ngốc nghếch ngày đó chăng?

    - Đâu có! Thú thật với bà, tôi đến đây để nhắc bà nhớ rằng bà có 1 gia đình, 1 ông chồng, những con cái. Tôi cũng không quên bà nắm trong tay thứ vũ khí để chống lại tôi va tôi không thể ép buộc ba điều gì. Tôi đã ngửa bài rồi đấy, Stephanie

    - Chủ bài của ông là gì? - Stephanie vẫn còn tấm tức hỏi móc méo

    Từ chiều đến giờ nàng đã suy nghĩ, chuẩn bị trước những câu để đối đáp, để khẳng định ý chí của nàng

    - Chủ bài của tôi ư? Chính là điều bà đã cam kết với bản thân bà và có thể nói là cả với tôi, tức là với chúng ta. Bà đã cam kết giữ thể diện cho cả 2 chúng ta. Vậy mà bà rời nước Pháp từ cuối tháng giêng, đến nay là đầu tháng 8 bà chưa về

    Stephanie giật mình. Nàng không nhớ thời gian trôi mau thế. Mà có gì lạ đâu? Các sự kiện xảy ra liên tiếp khiến nàng không tính đến thời gian nữa. Bao nỗi lo lắng, rồi chiến tranh, và...

    - ...Bà tính trên đầu ngón tay sẽ thấy thời gian quá dài. Tôi không tự cho phép mình dùng chữ "lạm dụng" vì hy vọng trong óc bà cũng đã xuất hiện 2 chữ ấy. Tôi chỉ xin đơn giản và khiêm tốn nói rằng bà hơi đi quá đà và 2 ông con trai của bà rất lo lắng cho mẹ của họ. 2 cậu lấy làm lạ sao bà đi biệt tăm lâu thế. Việc bà viết thư từ chối không về Paris để tham gia trực tiếp việc phân cia tài sản thừa kế đã khiến du luận xầm xì. Tôi chắc bà đã hiểu người ta xầm xì những gì. Tôi thiết nghĩ, đã đến lúc bà nên quan tâm đến thể diện cho bà, 1 người mẹ đức hạnh. Bà nên suy nghĩ về danh tiếng ấy

    Mỗi lời nói Rene đều như ngọn roi quất vào Stephanie mặc dù không lời nào nói sai. Rene nói đúng. Nàng sẽ không theo chân chàng về Paris như 1 người vợ hối lỗi, nhưng sau đây 1 vài tháng nàng phải về. Dù sao thì cũng chưa cần vội vã

    - Có phải là "lạm dụng" không nếu tôi xin được hỏi bà, ngoài phòng của bà, nhà còn phòng nào nữa cho tôi không?

    - Rất nhiều, thưa ông Rene. Nhà này rộng rãi tha hồ phòng cho ông - Stephanie mỉm cười nói

    - Tôi sẽ không quấy rầ bà lâu. Thời hạn tôi ở đây chỉ cốt vừa đủ để người ngoài thấy là hợp lý khi chồng đến thăm vợ sau 1 thời gian xa cách quá lâu. Khoảng 8 ngày, bà thấy được không? Tôi hy vọng số ngày ngần ấy là vừa phải và không đến nỗi quá dài. Nhân đây tôi cũng xin phép được phát biểu đôi chút về cuọc sống của bà tại đây...

    Rene dừng lại 1 chút, nhìn Stehanie rồi nói tiếp

    - Lúc nãy tôi thấy bà ngồi bên giường 1 bệnh binh hấp hối. Trong lán số 4 của bà không khí ô nhiễm rất nặng. Điều kiện vệ sinh quá tồi. Mùi uế khí bốc lên tôi không sao chịu nổi. Thấy bà trong khung cảnh đó tôi rất đau lòng. Có lẽ trên đời chưa bao giờ tôi đau lòng như lúc nãy. Tôi rất hiểu lòng dũng cảm, nhân ái và tận tuỵ của bà nhưng tôi không sao thông cảm nổi. Stephanie, tôi vẫn yêu bà, cho dù bà có làm gì và tôi có làm gì. Xin bà tha lỗi cho tôi nói những câu mềm yếu ấy, mấy câu đã làm nét mặt bà đanh lại, nếu tôi không lầm

    Rene nhận xét đúng. Vừa rồi Stephanie đã căng lên để chống đỡ. Rene biết ý đứng lên, đi ra cửa

    - Aime, anh cho tôi ở phòng nào?

    Tối hôm đó Stephanie thảo bức điện để Aime đánh đi ngay từ sáng sớm cho Boris ại Gorny - Stouden, báo chàng biết Rene đến đây và sẽ ở lai đây 8 ngày, để Boris khỏi nghi ngại. 6 giờ chiều hôm sau, ở lán thương bệnh binh về, Stephanie thấy Rene đợi nàng ngoài cổng bệnh viện

    - Tôi có phải xin lỗi về việc đến đây và chờ bà không, Stephanie?

    Nàng mỉm cười đáp vì không có cớ gì để trách cứ chồng

    - Không đâu, Rene

    - Mai tôi lại đến đón bà ở đây, được không? - Rene hỏi như cầu xin 1 ân huệ

    - Mai và những ngày khác nữa đều được, Rene. Nhưng lúc ở đây ra trông tôi áo quần xốc xếch, mặt mày nhem nhuốc lắm đấy. Điều đáng sợ nhất ở đây là cái nóng bức

    - Đặc biệt là cái mùi nặng và ngạt thở. Tôi không hiểu bà làm thế nào chịu đựng nổi

    - Chúng tôi quen rồi, thật ra lúc sáng khi mới bước vào lán, mùi đó xộc vào mũi, nhưng chỉ nửa giờ sau chúng tôi quen dần và không còn thấy gì nữa. Nhưng xin ông đừng thuyết phục tôi rời khỏi đây. Tôi đã trả lời "không" và sẽ trả lời như thế 1 cách thật tâm. Tuy nhiên tôi rất hiểu ông và tôi hứa sau đây 1 tháng là cùng tôi sẽ có mặt ở Paris. Vậy là chúng ta đã nói hết vói nhau và tôi nghĩ ông có thể tiếp tục nói thật tất cả những gì ông muốn với tôi, trừ chuyện đòi tôi rời Ploesti và chuyện chiến tranh... cũng như chuyện 2 chúng ta ở 1 số mặt nào đó

    - Tôi hoàn toàn hiểu ý bà định nói gì, Stephanie - Rene nói giọng làm như thản nhiên. Rồi chàng cầm tay Stephanie, đạt bàn tay chàng lên trên - Tôi muốn nói với bà rằng gần đây tôi rất mê nhạc kịch, đặc biệt là giọng hát của Adelina Patti. GIọng bà ta đúng là tuyệt diệu. Tôi với bà được nghe rồi, bà nhớ chứ?

    Stephanie mỉm cười nghe những thứ không dính dáng gì đến chiến tranh, đến Ploesti và đến quan hệ giữa 2 vợ chồng. Những chuyện hầu như vô nghĩa của Rene khiến Stephanie lơ đãng nghe và những từ những chữ dần dần biến thành 1 thứ âm nhạc du dương quen thuộc, ngọt ngào và trìu mến làm Stephanie lâng lâng

    3 ngày sau, hết giờ làm việc Stephanie ra cổng không thấy Rene đứng chờ như mọi khi. Nàng đoán Rene quên không hìn đồng hồ nên mãi dạo phố quá giờ đón nàng. Stephanie nán đợi thêm vài phút nữa vẫn không thấy, bèn đi về 1 mình, Rene ngồi trong phòng khách, mặt nhợt nhạt, mệt mõi

    - Xin lỗi - Chàng thì thầm - Càng ngày tôi càng không chịu nổi kiểu nóng bức này. Tôi rất tiếc phải rời đây, nhưng tôi cũng mừng là được đến những nơi khác trong lành, dễ chịu hơn

    Nhìn vẻ mặt uể oải, nghe giọng nói mõi mệt và dáng điệu đờ đẫn của Rene, Stephanie nhận ra ngay là chàng đã bị nhuốm bệnh

    - Mai ông sẽ dễ chiu thôi - Nàng mỉm cười nói, nhưng trong lòng thầm ghĩ "Mong ông ấy đi khỏi đây càng sớm càng tốt. Nơi này rât nguy hiểm cho ông ấy!" - Ông về phòng nghỉ đi. Tôi đã đem thức ăn lên phòng cho ông

    Do bị nhuốm bệnh tả, Rene không muốn ăn gì

    - Tôi chỉ khát thôi. Hình như tôi ngây ngấy sốt. Tôi sẽ xuống nhà ngồi ăn với bà. Bà khỏi phải bưng lên

    - Cũng được - Nàng nói

    Phản đối chàng làm gì. Rất có thể đây là bữa ăn cuối cùng của Rene trong phòng ăn trước khi... Stephanie không dám nghĩ tiếp. Nhìn khuôn mặt gầy tọp đi quá nhanh, cặp mắt sâu hoắm, Stephanie rất sợ. Để khỏi nhìn vào khuôn mặt khủng khiếp ấy, Stephanie vội vã quay xuống bếp. Aime bắt gặp vẻ lo lắng trên mặt nàng
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  17. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Đúng đấy! - Anh nói

    Aime đã nhận thấy sức khỏe của Rene sa sút từ mấy hôm trước nhưng anh coi thường, cho là chuyện không có gì quan trọng, nhưng hôm nay nhìn thấy nét mặt Stephanie, anh chợt hiểu

    Stephanie nói rất khẽ

    - Đêm nay sẽ là đêm khủng khiếp

    - Và sau đó còn bao nhiêu này đáng sợ nữa chứ

    Stephanie lặng lẽ gật đầu. Nàng đưa tay lên vuốt họng, cổ nàng tự nhiên ghẹn lại

    - Bà chủ tin rằng...

    - Không phải tôi tin mà là tôi chắc chắn. Triệu chứng rất rõ...

    Càng nói Stephanie càng thấy cổ họng tắc lại

    - Bệnh đã trầm trọng đến mức...

    - Mai tôi đi kiếm lá. Tôi biết có thứ lá để chữa. Tại bệnh viện bà chủ có thuốc ipeca. Tôi sẽ rắc thuốc cho ông uống. Bây giờ bà chủ ra bảo ông ấy là ông chỉ bị cúm thôi để ông khỏi hoang mang

    Lúc Stephanie vào phòng khách, nàng thấy Rene đã nằm xuống đi-văng, co quắp 2 chân, măt tái nhợt, nhăn lại, 2 tay ôm bụng

    - Bà gọi Aime cho tôi... - Rene thì thào nói như phải gắng sức lắm mới thốt lên được - Bà đừng nghĩ ngợi gì... Tôi có làm sao thì bà cũng không có lỗi gì hết

    Stephanie phải cắn chặt răng để khỏi bật lên tiếng khóc. Linh cảm thấy mình rất có thể không sống được nữa, Rene rõ ràng đã tha thứ hết cho nàng. Vừa xúc động, vừa hoảng hốt, Stephanie cúi xuống Rene. Mồ hôi chày dòng dòng trên mặt chàng. Cặp môi nhợt nhạt run rẩy. Cặp mắt trũng sâu khẽ nhắm lại

    Thấy nàng định lau mồ hôi, Rene vội mở mắt thều thào

    - Không... Gọi Aime cho tôi...

    Rene không muốn nàng chăm sóc chàng. Chàng xấu hổ. Qua bao nhiêu năm chung sống, Stephanie biết rất rõ tính này của Rene: không muốn nàng nhìn thấy trong lúc chàng "không đẹp!" Stephanie vội chạy ra tìm Aime

    Rene bám chặt lấy Aime. Aime lực lưỡng nhấc bổng chàng lên bằng 1 cánh tay. Ra đến đầu cầu thang, thấy Aime lúng túng, Stephanie vội chạy lại đỡ thêm

    - Không! Để ông ấy nằm dưới này, trong phòng ăn, tiện cho ông ấy và cho cả chúng ta nữa. Tôi sẽ đem nệm trên ấy xuống là đủ. Và tôi ngủ trên phòng của ông chủ

    Biết Rene không muốn vợ chăm sóc, Aime đảm nhiệm công việc ấy ngày đêm. Hôm sau, lúc nàng lên gác xuống, đoán trước câu nàng sẽ hỏi, Aime nói ngay

    - Đêm qua, đúng như tôi dự đoán, ông chủ có tất cả những triệu chứng của người mắc bệnh dịch. Tôi nghĩ không cần nói gì thêm bà chủ cũng đã hiểu

    Aime khăng khăng không chịu nói thêm chi tiết nào nữa. Và khi Stephanie muốn vào thăm Rene, anh nhất định không chịu để nàng vào, lấy cớ để Rene ngủ. Vậy là Rene đã ngủ được, nàng thầm nghĩ. Aime khuyên nàng nên đến bệnh viện làm việc bình thường. Giá như mọi khi, Stephanie đã làm ầm lên, nhưng hôm nay nàng lặng lẽ, nhịn nhục bước ra khỏi nhà

    Đến bệnh viện quân y, Stephanie tìm ngay Victoria

    - Phu nhân yên tâm. Tôi sẽ lo chuyện này. Lát nữa bác sĩ Rostrovovitch đến tôi sẽ nói ngay để bác sĩ đến thăm bệnh ông Guinchamp. Bác sĩ Rostrovitch có nói được đôi chút tiếng Pháp, tôi tin ông ấy sẽ làm ông Guinchamp yên tâm. Khi nào khám bệnh cho ong nhà xong, bác sĩ quay về đây, tôi sẽ báo để phu nhân biết

    Vài tiếng đồng hồ sau, thấy Victoria bước vào lán số 4, Stephanie vội vã chạy ra đón

    - Thế nào?

    - Mời phu nhân ra có người muốn gặp

    Stephanie lặng người đi, lo lắng hỏi

    - Chồng tôi... làm sao rồi chăng?

    Victoria nhún vai

    - Làm sao mới hôm trước hôm sau đã chết ngay được. Phu nhân thừa biết rồi còn gì

    - Bác sĩ bảo tôi đến gặp à?

    - 1 người lạ đang đợi phu nhân ngoài cổng. Ăn mặc rất sang

    Stephanie ngạc nhiên, vội chạy ra xem ai. Thì ra Michel Lambersart. Ông từ Saint Petersburg đến đây tìm nàng nhận nhũng giấy tờ để gửi về Paris

    - Stephanie! Tôi rất thương bà. Tôi có qua nhà bà, được biết điều bất hạnh đang giáng xuống bà. 1 người cụt tay đã trao tôi toàn bộ số giấy tờ này

    - Tôi vô cùng biết ơn ông đã cất công đến tận đây giúp tôi, Michel

    - Tôi đã tưởng...

    Ông ngừng bặt không nói tiếp. Stephanie dịu dàng, trìu mến nói thay cho ông

    - Ông đã tưởng được ở lại đây vài ngày với tôi! Michel, tôi rất lấy làm tiếc. Tình hình này tôi không thể giữ ông lại được. Tôi tin rằng ông không bao giờ quên được những kỷ niệm tuyệt đẹp giữa chúng ta. Tha lỗi cho tôi, Michel. Tha lỗi cho tôi

    - Bà có trở lại Saint Petersburg không, Stephanie?

    - Có chứ. Tại sao tôi không trở lại. Tôi hứa là thế nào chúng ta cũng còn gặp lại nhau. 1 lần nữa cảm ơn ông, Michel thân mến. 1 lần nữa tha thứ cho tôi. Bây giờ tôi phải cáo từ ông, bác sĩ đang muốn gặp tôi

    Stephanie vội vã quay gót. Michel Lambersart nhìn theo rồi chậm rãi bước đi. Nàng chưa kịp ra khỏi lán số 4 thì đã thấy bác sĩ Rostrovovitch cũng đi đến tìm nàng

    - Phu nhân thân mến. Bà thừa biết ông Guinchamp rất yếu sức. Tôi lo nhất là tim. Tôi đã đưa ông thuốc. Ông cụt tay chăm sóc bệnh nhân rất chu đáo, cũng tận tụy không khác gì bà. Rất tiếc là ông Guinchamp yếu quá, không đủ sức chịu đựng được 1 chuyến vận chuyển. Tôi xin hứa với bà hàng ngày sẽ đến thăm bệnh cho ông nhà, thưa phu nhân Guinchamp

    "Không đủ sức chịu đựng cuộc vận chuyển"... "Tôi rất lo cho tim..." Vậy là bệnh trạng của Rene rất nguy kịch. Khả năng qua khỏi hết sức mỏng manh

    Lúc này ruột gan bồn chồn lo lắng vậy mà Stephanie rất ít được thấy Rene. Aime tìm mọi cách không cho nàng vào. Và mỗi lần vò được, nàng thấy Rene đều gượng cười để trấn an nàng. Ông nói
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  18. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Đêm qua tôi thấy dễ chịu hơn nhiều

    Hoặc

    - Hôm nay tôi thấy đỡ nhiều lắm

    Nhưng Stephanie thấy rõ Rene sa sút rất nhanh. Mặt hốc hác hẳn đi. Gò má đỏ 1 cách đáng ngại làm làn da thêm xanh xao. Mắt Rene đỏ ngầu vì sốt cao. Aime thì luôn bảo nàng

    - Bà chủ đừng đứng lại lâu bên cạnh giường bệnh. Phải để ông chủ nghỉ ngơi. Kể ra thấy bà chủ vào, ông chủ cố làm ra vẻ tươi tỉnh và lên gân lên cốt như thế là trò trẻ con, nhưng bà chủ phải thông cảm.Vốn khỏe mạnh, đẹp trai, ông chủ không muốn bà chủ nhìn thấy ông chủ hốc hác xanh xao. Ông chủ chịu đựng tuổi già vất vã hơn mọi người khác

    - Tuổi già? - Stephanie ngạc nhiên - Sao anh lại nhắc đến tuổi già ở đây? - Tất cả mối lo của chúng ta lúc này là làm thế nào để Rene qua khỏi, ông ấy sống được

    - Bác sĩ không nói gì với bà chủ sao?

    - Có chứ. Nhưng hôm nào cũng vẫn câu ấy: cần phải nằm 1 chỗ

    - Bởi ông bác sĩ không có gì thêm để nói. Nhưng tôi thì cần báo bà chủ biết, toàn bộ vấn đề là ở sức chống đỡ của cơ thể ông chủ

    - Sức chống đỡ?

    - Đúng thế. Nếu ông chủ cầm cự được thì sẽ qua khỏi - Anh tin chắc như thế?

    - Tôi chỉ nói: 3 ngày nữa, tôi sẽ trả lời bà chủ dứt khoát. Ta phải chờ xem diễn biến trong 3 ngày tới

    3 ngày? Lần đầu tiên thấy Aime định ra 1 thời hạn, 1 cái mốc cụ thể. Nàng hoảng hồn: vậy là nếu Rene không qua khỏi thì chỉ ngày mai hoặc ngày kia sẽ... Câu nói của Aime giống như 1 bản án không được kháng cáo

    Stephanie năn nỉ

    - Ít nhất anh cũng cho tôi biết...

    Aime nhìn nàng

    - Bà chủ muốn hỏi tôi có hy vọng chút nào không chứ gì? Trong 48 tiếng đồng hồ tới chúng ta có thể thấy được là có hy vọng hay không. Còn bây giờ, thú thật với bà chủ là tôi nhìn thấy rất ít

    - Hình như anh tìm mọi cách để làm khổ tôi

    - Tôi hoàn toàn không quan tâm đến bà chủ nghĩ về tôi như thế nào. Bà chủ trách tôi tôi cũng chịu. Bà chủ khento6i tôi cũng không cần nghe. Tôi làm việc là vì tô. Vì tôi thấy cần phải làm như thế

    - Anh muốn tôi phải suốt đời là đã làm ông Guinchamp phải đến đây và chịu số phận thảm thương

    - Tôi lại không thấy như thế. Bà chủ không có ý gì phải tự trách bản thân. Ông Guinchamp tự ý đến đây. Bà chủ không hề mời ông ấy đến

    Nói xong, không để Stephanie kịp nói gì thêm, Aime quay gót đi vào phòng Rene. Anh chăm sóc Rene tận tụy trong mọi lúc, cùng với Rene chiến đấu và giúp chàng chiến đấu chống lại bệnh tật. Trong lúc đó thái độ Aime lúc nào cũng điềm tĩnh, lạnh lùng là đằng khác. Nghe giọng nói của Aime, Stephanie biết nàng đã làm anh cáu và nàng thấy không còn cách nào moi thêm ở anh điều gì nữa. Đành chỉ còn bám vào niềm hy vọng mong manh anh gìn giữ cho nàng

    Cô dùng hết nghị lực để khỏi hoang mang đến phát điên lên, Stephanie liên tục tự trấn tĩnh bản thân. Và nàng đếm từng ngày, từng giờ cho đủ 48 tiếng đồng hồ

    Sáng sớm ngày thứ 3, sau 1 đêm không ngủ, toàn thân rã rời, cổ họng khô khốc, Stephanie cố gượng mỉm cười lúc Aime bưng bữa điểm tâm lên cho nàng

    Thấy rõ thái độ bồn chồn của Stephanie, Aime nói

    - Đêm qua bệnh tình của ông Guinchamp đã chững lại 1 cách đáng mừng. Xin được chúc bà chủ 1 ngày bình thản

    Cách nói của Aime nhiều lúc nàng tức anh ách. Nhưng biết làm sao được? Dù thế nào thì như thế cũng là đáng mừng. Chiều hôm đó, lúc Aime ra cửa đón Stephanie, anh nói

    - Ông chủ đã lấy lại được hồn vía

    Nghĩa là bệnh trạng của Rene đã "xuống thang". Không bao giờ Aime nói mà không cân nhắc chu đáo. Anh đã yên tâm về bệnh nhân như yên tâm về chính bản thân anh. Stephanie có thể tin ở lời anh. Tin hoàn toàn. Đột nhiên nàng thấy nhẹ bẫng người, như cất đi được 1 gánh nặng. Stephanie gieo mình xuống ghế nệm, rã rời

    Tất cả những cố gắng của nàng để giữ vững tinh thần trong những ngày qua đột nhiên được giải tỏa. 1 cảm giác trống rỗng kỳ quái xâm chiếm đầu óc. Bao nhiêu nước mắt ghìm lại bấy lâu bây giờ được tháo khoán, ào ạt chảy ra. Stephanie khóc như đứa trẻ, trong lúc Aime dịu dàng nói

    - Tôi rất muốn đối chiếu nhận xét của tôi với nhận định của bác sĩ Rostrovovitch trước khi khẳng định hoàn toàn để bà chủ yên tâm không còn hồ nghi gì nữa. Theo nhận xét hiện giờ của tôi thì nỗi nguy hiểm lớn nhất đã được vượt qua. Từ hôm nay ông Guinchamp sẽ hồi phục dần và khi nào đủ sức lên giường tôi sẽ đưa ông về Paris. Theo nhận định hiện giờ của tôi thì triển vọng đó đã rõ ràng. Bây giờ chỉ còn vấn đề thời gian

    Bất chấp lời gợi ý của Aime cùng những lời nói quanh co của Stephanie vì sợ Rene lầm tưởng nàng đẩy chàng đi vì Boris, Rene khăng khăng không chịu đi khỏi đây. Chàng nói giọng đau đớn

    - Tôi làm vướng chân bà cho nên bà muốn tôi đi mau cho khuất mắt

    Rene nhất định không chịu đi

    1 hôm Aime bảo nàng

    - Tôi thấy ông chủ từ chối chỉ vì 1 nguyên nhân. Sáng hôm qua trong lúc dọn giường, tôi thấy ông chủ soi gương. Ông chủ soi gương mỗi ngày hàng chục lần. Ông chủ quay sang nhìn tôi, mắt đầm đìa, nói mếu máo "Ôi, trông tôi thảm hại quá! Aime, bây gờ tôi như 1 bóng ma, làm ai nhìn thấy cũng phải khiếp. Chỉ da bọc xương. Tôi già đi đến 15 năm và sẽ không bao giờ lấy lại được như tôi trước đây nữa" Tôi phải lựa lời an ủi nhưng xem chừng kết quả không là bao

    Nói đến đây, Aime nhìn nàng và giọng anh trở nên dịu dàng

    -Bây giờ đã đến lúc phải cho ông chủ ăn trả bữa để mau chóng hồi phục. Rất tiếc là tôi vẫn phải dè dặt chưa dám cho ông chủ ăn nhiều. Đúng ra phải "bón thúc" cho ông chủ. Tôi dùng 2 chữ đó hơi thô bạo, nhưng đúng là phải thúc để sức khỏe tăng nhanh. Chính vì lẽ đó tôi muốn thẳng thắn đưa ra với bà chủ 1 đề nghị. Đó là trong giai đoạn này cần phải tác động vào tinh thần ông chủ. Mà trong việc này tác động của bà chủ hết sức quan trọng

    Stephanie chợt hiểu Aime định nói gì nhưng nàng sợ không muốn hiểu. Tuy vậy nàng không có cớ để ngăn anh. Aime vẫn nói tiếp và bây giờ không quanh co gì nữa

    - Bà chủ đoán đúng đấy. Ảnh hưởng phụ nữ của bà chủ sẽ tác động đối với ông chủ còn mạnh hơn mọi thứ thuốc bổ. Ông chủ đang rất cần cảm thấy được yêu, được phụ nữ khao khát. Cách tốt nhất là bà chủ tạo cho ông chủ ảo tưởng rằng ông chủ vẫn hấp dẫn với phụ như ngày xưa

    Stephanie choáng váng. Nàng không tiếc bất cứ thứ gì, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho Rene chóng bình phục, nhưng "chuyện ấy" thì vượt quá sức chịu đựng của nàng. Hiện nay nàng vẫn còn có tình cảm thương mến Rene, do tác động của những kỷ niệm xưa, do tác động của thói quen gần gũi chàng. Trong khi thật ra người nàng yêu là Boris. Ngày nào nàng cũng viết thư cho chàng, không dài thì ngắn

    Chưa kể sau cả 1 dành cảnh công phu Stephanie đã đoạt lại được tự do, nàng không muốn bây giờ lại tự buộc chân. Ngủ với Rene, dù chỉ 1 đêm thôi cũng có nghĩa nàng từ bỏ quyền tự do đã dành được và từ đêm đó trở đi, Rene sẽ tiếp tục "đòi" mà nàng không thể hoặc rất khó từ chối. Không, chuyện ấy thì không thể được! Nàng không thể "cho" Rene thứ đó

    Tuy vậy Stephanie vẫn cảm thấy chưa thật hoàn toàn tin rằng mình suy nghĩ như vậy đã thật đúng. Nàng nói

    - Lòng tận tụy của anh nhiều khi quá đà. Nói thật ra thì anh tận tụy đến mấy cũng không "mất" gì nhiều. Nhưng điều anh đề ra với tôi để giúp Rene hồi phục nhanh thì quá khó. Làm chuyện đó tôi sẽ phaỉ "mất" không ít. Anh định bảo tôi ngủ với ông ấy, bảo tôi kêu lên với ông ấy "Ôi, em sung ướng biết bao! Em vui biết mấy! Anh làm tình tuyệt vời như ngày xưa!" Anh không thấy tôi không thể làm như thế được sao?

    Đoán trước phản ứng của Stephanie sẽ như vậy, Aime bình thản và mỉa mai đáp

    - Có gì khó khăn lắm đâu? Bà chủ chỉ cần lùi lại thời gian ít năm. Hồi ở Gallipoli, ở Varna đâu có xa xôi gì lắm? Chỉ cần bà chủ phát huy óc tưởng tượng đôi chút là được...

    Anh ta muốn mình trở lại tuổi 20! Trở lại thời yêu Rene say đắm! Stephanie thấy rất rõ Aime vô cùng tha thiết mong Rene nhanh hồi phục. Nàng có cảm giác lúc này không có chuyện gì quan trọng đối với Aime hơn sức khỏe của Rene. Nàng cay đắng đáp

    - Anh quên Sebastopol à? Sebastopol còn xảy ra sau Gallipoli, sau Varna!

    Tôi không quên gì hết, thưa bà chủ. Tôi chỉ đơn giản gợi ý đó với bà chủ thôi

    Không chịu nổi, Stephanie quát lên
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  19. bluechips

    bluechips Mầm non

    - Anh quan niệm đấy là chuyện chịu đựng trong ít phút là xong chứ gì? Anh coi tôi là con gà mái hay sao?

    - Bà chủ nói quá lời vì bà đang cáu. Tôi xin lui để bà chủ tự suy nghĩ 1 mình thì hơn

    Tuy nhiên sáu ngày đánh vỡ chai lại đánh đổ ghế, cáu gắt với bệnh nhân, 1 bữa ăn tối với Aime 2 người không nói với nhau 1 lời và sau cùng là 1 đêm trằn trọc không ngủ được, sáng hôm sau Stephanie bước vào phòng Rene, nói với chàng bằng 1 giọng ngọt ngào khát thường

    - Nếu cứ tiếp tục như thế này, chỉ vài ngày nữa, ông ra phố, tất cả phụ nữ Ploesti sẽ mê ông mất, Rene thân mến! Hôm nay trông ông điển trai hơn hẳn hôm qua!

    Câu nói của Stephanie quá mức, chẳng khác nào người ta khen 1 nữ nghệ sĩ. "Chị biểu diễn tuyệt vời, đúng chị là thiên tài!" Tuy nhiên lại được Rene tin ngay

    - Bà thấy tôi hôm nay khá hơn hôm qua nhiều à?

    Thấy mắt Rene sáng lên, Stephanie tiếp tục tăng thêm liều thuốc bổ

    - Nhất là cặp mắt. Trông hôm nay cặp mắt ông lanh lợi hẳn lên

    - Như trước kia chưa, Stephanie?

    Stephanie cười rất tươi

    - Cứ đà này thì chỉ 1 tuần nữa là lại đẹp và quyến rũ như ngày xưa

    Aime nói đúng. Không thứ "thuốc bổ" nào hiệu nghiệm hơn. Tình trạng sức khỏe Rene tăng lên trông thấy. Chỉ trong 2 ngày môi đã đỏ hồng, mắt sáng lên tươi vui như thể chàng đang "chinh phục" cô gái nào đó. Giọng nói của chàng cũng ngân vang. Trên khuôn mặt không còn gầy gò. Stephanie bắt đầu thấy bóng dáng của chàng Rene đẹp trai ngày xưa. Sự thay đổi kỳ diệu khiến bản thân Stephanie cũng phải sững sốt

    Ngày nào cũng vậy, Stephanie vào thăm Rene và đưa ra những chi tiết thay đổi làm Rene phấn khởi. Nào 2 bàn tay lại thon đẹp như trước, mái tóc bây giờ đã ốm đốm trắng lại mềm mại như xưa. Rene đã đứng lên đi lại và dáng đi vững chãi, giọng nói cũng vang

    1 buổi chiều đi làm về, Stephanie thấy Rene đứng trước sân. Chàng đã mặc bộ quân phục. Chiếc thắt lưng da to bản thắt ngang lưng, nhưng người chàng vẫn gầy. Quần áo rúm ró lại và ngực rõ ràng là chứa 1 khoảng trống bên trong. Stephanie không ngờ Rene có thể gầy đến thế. Nhưng nàng vội vã nở nụ cười rất tươi

    - Rene, tôi rất mừng thấy ông đã đi được và lực lưỡng như xưa

    Nàng nói dối trắng trợn. Rene nhìn vợ

    - Bà có thể ban cho tôi 1 ân huệ được không?

    - Tất nhiên là được - Stephanie nói

    - Tôi muốn đi dạo 1 chút, ra đến quảng trường, đến nhà thờ. Chiều hôm nay thời tiết rất đẹp, như văn sĩ thường tả trong truyện vậy

    - Ông biết bao giờ về nhà tôi cũng thay quần áo. Tôi sẽ thay hết sức nhanh. Ông chịu khó đợi tôi 1 chút thôi

    Stephanie mặc tấm áo dài đẹp nhất của nàng, chải đầu rất cẩn thận, trang điểm nhẹ đề xóa đi vẻ mệt mõi trên mặt sau 1 ngày làm việc căng thẳng

    Lúc thấy nàng bước xuống nhà, Rene xúc động nói khẽ

    - Bà vẫn không khác gì ngày xưa, Stephanie

    Rene lại nói dối, nhưng nàng không tin. Mặc dù Stephanie vẫn giữ được thân hình thon thả, nhưng nàng biết mình đã bắt đầu có những vết chân chim ở khoé môi và đuôi mắt. Những vết nhăn đó không bao giờ biến đi mà sẽ hằn mỗi lúc 1 sâu hơn

    Họ bước đi chầm chậm. Rene cố thẳng người, đi đứng chững chạc còn Stephanie khoác tay chàng. Lúc quay về nhà, Rene thì thầm

    - Tôi rất sung sướng được đi thử vừa rồi. Aime đã cứu thể xác tôi. Còn bà, bà đã cứu tinh thần tôi. Bây giờ thì tôi tin tôi sẽ bình phục. Tôi nên bắt đầu nghĩ đến chuyện về Pháp

    Stephanie cảm thấy mình buộc phải nói

    - Ông đã di thế nào được?

    - Tôi biết chứ, Stephanie. Nhưng cũng nghĩ dần đi thì vừa. Tôi rất tiếc phải bỏ lại bà ở đây. Tôi nghĩ rằng không cần phải...

    Cặp mắt Rene nói nốt câu mà miệng chàng không dám thốt ra. Stephanie cúi đầu thay câu trả lời. Rene không nài. Nàng biết ơn chồng đã không nhắc gì đến Boris

    Sau 1 lúc im lặng, Rene đau đớn nói. Giọng chảng rụt rè

    - Liệu tôi có bao giờ được gặp lại bà nữa không, Stephanie? Chẳng lẽ tội tôi lại lớn đến nỗi bà không thể tha thứ? Hay tôi đã xấu xí đến mức bà không dám nhìn?

    -Cả 2 điều đó đều không phải, Rene. Ông thừa biết là không phải như thế

    - Nếu như bà chứng minh cho tôi thấy, Stephanie. Bây giờ tôi xin bà nghe tôi nói, đừng ngắt lời tôi giữa chừng

    Vậy là cuối cùng điều đó vẫn cứ đến. Đã nhiều ngảy rồi, Stephanie rất sợ những câu đó. Nhưng nàng không thể nỗi giận hoặc bỏ đi. Rene đang bất hạnh. Chàng đang chân thành. Chàng phải rất vất vã mới dần dần hồi phục lại được dáng vẻ của 1 người đàn ông có sức quyến rũ phụ nữ. Nàng đã tậng tuỵ giúp chàng, bây giờ nàng không thể phá huỷ tất cả những gì nàng đã dày công đẩy lên

    - Bà đừng sợ, tôi đang rất yếu sức. Tôi chỉ khao khát được thấy lại hơi ấm của bà, làn da mịn màng của à, sự trìu mến của 2 cánh tay bà. Tôi chỉ xin bà cho tôi được ngủ dựa đầu lên vai bà.Tôi sẽ chỉ như đứa trẻ nhỏ. Tôi thề với bà như vậy. Tôi tin rằng bà chưa thể quên đã có thời gian chúng ta thân tình với nhau, đúng không, Stephanie?

    - Cuộc đời 2 chúng ta đã chuyển theo hướng khác rồi - Stephanie rụt rè đáp, cố lẫn trốn dĩ vãng đang dười như đuổi theo nàng, bám lấy nàng

    - Tôi tôn trọng hướng đời bà chọn. Tôi rất có thể đến Saint Petersburg, không khó khăn gì, nhưng tôi không đến đó. Tôi coi thành phố ấy là nơi cấm địa đối với tôi. Bà yêu 1 người khác. Không sao. Tại tôi đã không biết cách giữ bà. Nếu như tôi tìm đến đây thì chỉ là vì những báo cáo tôi nhận được khiến tôi quá khiếp sợ, quá lo cho bà và cũng vì tôi không sao quên được bà. Stephanie, tôi vẫn yêu bà như ngày xưa...

    Rene cầm bàn tay Stephanie, hôn lên bàn tay nàng, miệng thì thầm lời yêu thương, thì thầm rằng chàng không thể thiếu nàng, rằng chàng rất cần nàng. Stephanie để yên Rene nói và trái tim cũng bị xúc động. Nàng thương xót Rene và biết rằng mình sẽ không đủ dũng cảm cưỡng lại chàng. Nàng nhớ đế câu Aime hay nói "Đừng nên phóng đại quá những rắc rối"

    Đêm hôm đó, Rene khởi đầu là đứa trẻ nhỏ, gối đầu lên vai nàng, nhưng cuối cùng chàng là người đàn ông. Stephanie để cho Rene ân ái mà nàng không hề xúc động gì hết, cũng không khó chịu. Nàng làm bổn phận đối với 1 bệnh nhân đang bình phục

    Sáng hôm sau, khi thức giấc trong vòng tay Rene, Stephanie nhớ lại đêm qua mà tim nàng nhói đau... Tối nay nữa thì sao? Rồi những nối tiếp theo nữa! Nàng đã phá lệ, làm sao còn khước từ chồng được nữa. Nhưng câu nói đầu tiên của Rene làm nàng sững sốt

    - Stephanie, hôm nay tôi sẽ đi! Có chuyến tàu đi Bucarest khởi hành lúc 10:10 và sau đấy có chuyến tốc hành từ Bucarest đi Paris

    - Aime đi với ông chứ? - Nàng hỏi, đầu óc vẫn còn bàng hoàng

    - Chắc thế. Bởi tôi vẫn còn yếu. Aime đúng là người tuyệt vời. Anh ta thuộc loại người làm ơn không phải để người ta cảm ơn. Thậm chí sự cảm ơn còn làm Aime thấy bị giảm giá. Tôi cảm phục và rất yêu anh ta cũng ngang như bà yêu anh ta. Khi nào Aime từ Paris sang đây, bà hãy nói giúp tôi với anh ta như thế. Tôi nhận lỗi về đêm hôm qua, cái đêm không bao giờ tôi quên được, đồng thời tôi xin bà hãy quên nó đi. Tối hôm qua tôi đã khao khát bà quá. Bây giò tôi đề nghị và, tôi xin bà đừng làm như lệ thường, đừng ra ga tiễn tôi
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
  20. bluechips

    bluechips Mầm non

    Giọng nói của Rene lạcđi, nghẹn ngào, Stephanie bất động đứng trước mặt chàng, không biết nói gì, tỏ thái độ gì

    - Bây giờ bà đi đi, Stephanie. Anh yêu em, Stephanie và tình yêu đó bây giờ chỉ liên quan đến anh

    Thấy Stephanie ngây người ra như hóa đá, Rene ra mở cửa, Stephanie chậm chạp, rất chậm chạp bước ra ngoài

    18

    NHỮNG LÁ THƯ CỦA RENE

    Aime ở lại Paris 1 thời gian ngắn. Lúc anh trở lại Ploesti, Boris đã đang có mặt ở nhà Stephanie. Thoạt nhìn thấy Stephanie, Aime đã biết ngay nàng đang lo lắng dằn vặt trong lòng 1 điều gì đó đang ám ảnh tâm trí nàng. Aime đoán đó là niềm ân hận đã ngủ 1 đêm với Rene. Aime thấy Stephanie đã tự hành hạ vì 1 điều không đáng gì

    Trước mặt Boris, Stephanie tỏ ra vui vẻ, giọng hớn hở hỏi Aime về chuyến đi, về tình hình gia đình nàng, 2 con trai sinh đôi của nàng rồi công việc kinh doanh của công ty. Nhưng khi dẫn Aime vào phòng đóng cửa lại, giọng Stephanie thay đổi hẳn. Nàng lo lắng hết sức

    - Ông ta kể những gì ở nhà và kể thế nào về công việc của tôi ở đây, về chiến tranh, về bệnh nhân, bệnh dịch, tóm lại về tất cả những khó khăn gian khổ ngoài mặt trận?

    - Ông Guinchamp là người trọng danh dự - Aime ngạc nhiên trả lời - Ông chủ ca ngợi vợ hết lời, nói mọi điều nhằm bênh vực vợ. Tóm lại ông chủ đã đề cao bà chủ hết sức, khiến uy tín bà chủ ở nhà tăng lên rất cao

    - Ý anh nói rằng... Rene không nói gì hết? - Nàng rụt rè hỏi, chưa tin lời Aime kể

    - Sao lại không nói gì? Ông chủ nói hết. Nào quan hệ giữa bà chủ với Hoàng đế Alexander II và Quận chúa Dolgoruscaia. Ông kể cho mọi người rằng 2 vị đó rất quý bà chủ và bà chủ rất tiếc là không được hân hạnh tiếp kiến 2 vị đó, bởi vừa đến Ploesti ông chủ đã mắc bệnh và mới bình phục lại đôi chút đã bị bác sĩ yêu cầu phải về Pháp ngay

    Thấy vẻ mặt Stephanie ngỡ ngàng. Aime nói thêm

    - Ông chủ kể rằng bà chủ trở thành bạn thân của Hoàng đế nước Nga và Quận chua Dolgoruscaia sủng ái của Người, rằng bà chủ thường xuyên gặp gỡ họ. Chính vì vậy mà họ chưa cho bà chủ về Pháp. Bà chủ có thể yên tâm. Cách ông chủ miêu tả về bà chủ khiến mọi người nghĩ bà chủ là bà tiên phúc hậu, rời biệt thự Guinchamp sang đây là để dùng 2 bàn tay dịu hiền làm nhẹ bớt nỗi đau khổ của chiến tranh giáng vào những binh sĩ bất hạnh kia. Mà ông chủ nói thế là đúng, có sai đâu

    Stephanie trầm ngâm 1 lúc rồi nói rất khẽ

    - Vậy mà tôi cứ lo ông ấy sẽ bôi xấu tôi đủ kiểu

    - Ông Guinchamp hoàn toàn không có ý định đó

    Stephanie nhìn thẳng vào mắt Aime để tìm trong đó sự thật và nàng thấy Aime không nói dối. Anh nhìn lại 1 cách đàng hoàng, thẳng thắn

    - Tôi vẫn còn nghi lắm. Tôi biết rõ tính Rene. Ôngta chuyên có kiểu khi thù ai thì ban đầu bốc họ lên tận mây xanh rồi đến lúc nào đó mới giáng 1 đòn cho họ quay lơ. Xưa nay ông ta là như thế

    - Tôi xin lưu ý bà chủ đến 2 chữ "xưa nay" bà chủ vừa nói. Đúng ra là "xưa" chứ không phải "nay". Xưa tức là trước khi ông chủ sang đây, trước khi ông chủ đến Ploesti, trước khi bị mắc bệnh dịch

    Stephanie nghĩ lại, hôm trước Rene vội vã ra đi rõ ràng là ông rất sợ nếu ở lại sẽ làm phiền nàng. Nàng nhớ lại những câu nói khác thường Rene đã nói với vợ cùng cặp mắt nhìn nàng đầy ẩn ý. Nàng thấy những điều Aime nói có lý, đúng sự thật. Nàng ân hận đã đánh giá Rene "hôm nay" không đúng

    - Anh tin rằng tình cảm Rene đối với tôi đã thay đổi? Ông ta đã...

    Aime nhìn Stephanie, biết nàng không thể nói hết câu, bèn tiếp lời

    - Đã thôi không còn nghĩ đến chuyện trả thù bà chủ và đã chấp nhận tình thế hiện giờ

    Câu nói của Aime bao giờ cũng lựa chọn chính xác tuyệt đối. Tuy vậy Stephanie vẫn còn được muốn khẳng định thêm

    - Ông ta đành phải chấp nhận

    - Nói thế cũng được, nhưng rõ ràng ông chủ đa bỏ hẳn cái ý định tìm cách buộc chân bà chủ. À, tôi vừa nghe nói Hoàng thân vừa được đề bạt lên Hoàng đế Nga và đã được Hoàng đế vui vẻ chấp thuận. Tôi nghĩ ngay khi chiến tranh kết thúc, bà chủ có thể về Paris và sẽ thấy nhận định của tôi về ông chủ là đúng

    Câu nói quả quyết của Aime vẫn chưa đánh tan nỗi hồ nghi cúa Stephanie. Nàng ngập ngừng nói

    - Anh tin là Rene sẽ không thay đổi lần nữa chứ?

    - Tôi tin. Tương lai sẽ...

    - Tương lai? - Nàng ngắt lời nói - Trước tiên là Ploesti và Boris. Chiến tranh chưa kết thúc thì Boris vẫn còn chưa thật an toàn, tôi chưa thể về Paris. Ta chưa nói chuyện ấy vội

    Ngày 28 tháng 11 năm 1877, sau những cố gắng chọc thủng phòng tuyến không đạt kết quả, lực lượng Thổ bị bao vây không được tiếp tế đã kiệt quệ dần. Cuối cùng tướng Osman - Pacha cùng toàn bộ lực lượng trong cứ điểm Plevna đầu hàng, bao gồm 43.000 người. Hoàng đến Alexandre II tiến quân vào cứ điểm, nhân sự đầu hàng vào úy dạo dân chúng trong thành phố

    Quân đội Nga ào ạt băng qua bán đảo Balkan. Binh đoàn Thổ của tướng Osman - Pacha bị đập tan. Quân Nga tiến vào cảng Andrinople. Trên thực tế, chiến tranh đã kết thúc. Thành phố Ploesti bây giờ đâm thành hậu phương, mất đi vị trí quan trọng của nó, chỉ còn là 1 địa điểm chuyển tiếp. Bệnh dịch ũng suy yếu. Số bệnh nhân chết vì dịch tả gấp 12 lần số chết trên chiến trường

    Boris không làm sao. Stephanie lại về ở tại lâu đài của chàng ở Saint Petersburg, tiếp các bạn bè như trước. Sau khi Renee chia tay với Stephanie, tuần nào chàng cũng viết thư cho nàng. Lá thư đầu tiên Stephanie nhận được ngay lúc còn ở Paris đã làm nàng vô cùng ngạc nhiên về lời lẽ, giọng điệu và thái độ của chàng. Rene cho nàng biết về các tin tức các con nàng, về những người trong gia đình Dytteville. Đặc biệt câu cuối cùng làm nàng sững sốt hơn cả:
     
    Last edited by a moderator: 8/5/15

Chia sẻ trang này