Trà phiếm Sự giao thoa của đa ngôn ngữ và nguồn gốc các dân tộc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 17/4/23.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chắc chúng ta nên làm rõ hơn có 2 khu vực ở miền Nam mà phần phía trên sẽ có gốc Mã Lai đa đảo nhiều hơn, còn phần dưới gốc Khmer nhiều hơn. Vì gộp chung "Mã Lai & Khmer" có thể dễ gây hiểu lầm 2 cộng đồng này đã sống trộn lẫn và hình thành nên một sắc dân mới. Mình nghĩ điều đó khá nhạy cảm và không ai muốn sẽ bị hiểu nhầm đúng không? Ở miền Tây mình cũng sống gần với người Khmer, có cả chùa Khmer trong trung tâm Cần Thơ nữa. Nhưng mình chưa biết gì về lớp người gốc Mã Lai ở đây cả, hay dấu vết văn hóa của họ như chùa chiền chẳng hạn. Các bạn có gợi ý gì không!
     
    amylee and quang3456 like this.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Về nhóm người Chăm theo đạo Hồi, mình có thông tin khác với bạn một chút. Ở An Giang họ được gọi là người Chà Và. Mà như được người lớn cho biết vì họ có gốc Java. Mình chỉ biết thế thôi chứ không dám khẳng định nhiều. Nhưng cũng có thể thấy họ hơi khác một chút so với người Chăm theo Hindu giáo ở miền Trung Việt Nam.
     
    amylee and nhan van like this.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cái này thì các nhà nghiên cứu cũng còn chưa thống nhất. Trên địa bàn này từng có Vương quốc Phù Nam nhưng tan rã lâu rồi. Hình sau được cho là vị trí vương quốc ở thế kỷ 3, chả biết đúng không. Nếu đúng thì Phù Nam đã từng nối liền với Mã lai và dân Mã lai có thể đã đi đường bộ sang miền tây.
    FunanMap001.jpg

    Theo wiki thì "Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, có giả thuyết lại cho rằng họ nói một ngôn ngữ thuộc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lại có giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc."

    Có thể bây giờ thì chẳng còn dấu vết gì của sắc tộc Malay ở miền tây NB nữa vì đã qua hơn nghìn năm. Nhưng đó không phải là mục tiêu tìm hiểu của topic này nên có lẽ dừng ở đây hoặc chuyển sang topic khác nhé.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  4. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Lịch sử người Chăm ở An Giang có nhiều sách nói đến rồi đó, lên gg cũng dễ kiếm thông tin.
    Nói chung cũng loằng ngoằng, phức tạp, tài liệu mình biết là khoảng 1820, Thoại Ngọc Hầu khi vào trấn thủ Vĩnh Thanh, lúc đi ngang Ninh Thuận, có mộ 600 (hay 900 gì đấy) lính gốc Chăm theo vào. Những người này khi hết quân dịch, chắc thấy Châu Đốc núi Sam đất lành chim đậu quá quyết định ở lại luôn, rồi dắt díu vợ con vào định cư luôn. Đấy là đợt thứ nhất.
    Sau đấy, khoảng 1840-1850, tình hình chính trị Campuchia rất bất ổn, những cư dân gốc Chăm đang ở Campuchia mới kéo về Châu Đốc tránh nạn,...
    Về sau nữa, khi những người dân ban đầu đã định cư, thì rất tự nhiên là họ sẽ về quê quán gọi thêm họ hàng, bà con đến nơi ở mới.

    Về tên gọi Chà Và, cụ Vương Hồng Sển có giải thích đó là cách gọi chung của sắc dân có nước da đen, tóc quăn, từng cư trú ở miền nam trước năm 1975, mà hầu hết là theo Hồi giáo, và hành nghề cho vay lấy lãi (người Chà, anh Bảy Chà tri,...). Theo đó thì nhóm người này vốn đa chủng tộc, gồm người In đô, Mã lai, mà nhất là người Ấn Độ (Pakistan). Hồi xưa dân miền nam cứ thấy người đen thui là gọi chung là Chà Và chứ họ có phân biệt nước nào đâu bạn hihi.
    Còn tại sao chỗ bạn lại gọi người Chăm như vây mình không rõ, chắc họ thấy 2 nhóm người này nhiều điểm giống nhau cũng nên.
    Về việc người Chăm Hồi giáo gốc Java hay Malay chắc chỉ có họ biết, vì ngày xưa những nhóm này vốn giao thoa nhau mà, người Hồi giáo ở Malay dường như cũng quan hệ gần gũi với Java đó chứ, hồi xưa họ đều là những tiểu quốc Hồi giáo như nhau, mãi khi Anh và Hà Lan tập họp thành những thuộc địa riêng mới khiến họ tách rời ra.
    Nói chứ, đâu riêng gì tiếng Mã lai, ở đường Dương Bá Trạc, quận 8 ấy, mình thấy người Chăm còn học cả tiếng Ả rập. Họ học để đọc kinh Coran hay học ngôn ngữ thì mình không rõ.
     
    machine and amylee like this.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình chỉ lạm bàn một chút thôi, chắc không nên bàn thêm về dân bản địa nữa :D
     
    amylee and quang3456 like this.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thực sự cũng không dám chắc tại sao người xưa lại chọn tên gọi Chà Và vì nó không phải tên quốc gia. Nhưng mình tin người xưa có lý do rõ ràng :D
    Có đợt mình đi ngang phà Châu Giang ở Châu Đốc, qua nhờ thờ hồi giáo Mubarak của họ, mình thấy nhiều nam giới vùng đó mặc xà rông truyền thống của người Chăm, lại thấy khăn che mặt hồi giáo ở phụ nữ. Mà bây giờ họ không còn đen nữa, ít nhất mình thấy có vài cô gái trẻ vẻ ngoài rất Ả rập, trắng đẹp kỳ lạ :D
     
    amylee and nhan van like this.
  7. nhan van

    nhan van Lớp 7

    À chuyện 'đen thui' mình nói vui vậy thôi, chứ đúng là nhiều thiếu nữ Chăm rất trắng, và rất xinh nữa :D mình công nhận.

    Tên Chà Và mình tin là nghĩa gốc vốn dùng chỉ người Java, còn tại sao lại đọc thành Chà Và, có thể bởi 3 nguyên nhân:
    -Cách phiên âm của người Việt xưa vốn như vậy chẳng hạn.
    -Hoặc khi ghi bằng chữ Nôm, không có từ tương ứng nên họ ghi thành như thế.
    -Hoặc lúc đầu người mình vẫn đọc là Java nhưng dần dần đọc chệch âm đi thành Chà Và cũng nên.

    Còn tại sao từ tên riêng chỉ người Java, lại thành tên chung chỉ nhiều nhóm người, khả năng vì từ Chà Và từng khá thông dụng (không có dẫn chứng gì nhưng mình tin là nếu lục các bộ sử nhà Nguyễn sẽ nhắc họ rất nhiều, nhất là phần nói về khu vực Hà Tiên, Phú Quốc,..).
    Bởi vì từ Chà Và khá thông dụng, nên người mình ngày xưa khi thấy những sắc dân khác có ngoại hình và văn hóa tương tự, lại đi tàu từ phía nam tới, thì rất dễ ngộ nhận và gán cho tên Chà Và nhỉ.

    Còn chỗ bạn sao lại gọi người Chăm là Chà Và, mình tin là rất phức tạp đấy. Nhưng thôi vì liên quan đến người bản địa chẳng nên bàn phiếm làm chi.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Lần trước người máy cũng từng bàn nhiều về người Chăm và dường như rất rõ về họ, theo người máy thì tên gọi Chà Và của những người Chăm hồi giáo ở An Giang có nguồn gốc từ đâu?
     
    amylee and quang3456 like this.
  9. machine

    machine Lớp 11

    Cái này cho tui nợ nha, tui tìm lại rùi trả lời sau. Tui biết một chút về Chăm Bà-ni (Awal) với Chăm Bà-la-môn (Ahier) thôi.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hình như các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhất trí về nguồn gốc của người Chăm ở VN. Có thuyết cho rằng người Chăm là dân bản địa, có thuyết nói họ di cư từ nơi khác đến, có ý kiến bảo họ gồm nhiều dòng khác nhau. Thực tế thì có người Chăm da đen, có người trắng đẹp. Các bạn có kiến giải gì về vấn đề này không?
    Người Khmer và người Lào cũng như vậy, được cho là dân bản địa thì đen dân nhập cư thì trắng. Thái lan thì chắc chắn có bộ phận di cư từ Vân Nam xuống, đây mới là dân tộc Thái chính hiệu và rất trắng đẹp, cũng như người Thái ở VN.
     
    machine, tran ngoc anh and amylee like this.
  11. machine

    machine Lớp 11

    Rút cục cũng tìm được :D
    Theo như trang 71 sách "Tiếp cận một số vấn đề văn hóa Champa", tác giả Sakaya, năm xuất bản 2013 (tái bản 2020):
    Chăm Asulam hoặc Chăm Jawa: Đây là danh từ người Chăm tự gọi để chỉ một phần người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… theo Islam chính thống do người Jawa (người Indonesia, người Mã Lai) truyền đến vào những năm sau thế kỷ 15. Danh từ này cũng được người Chăm dùng phổ biến trong văn bản Chăm nói về tôn giáo Asulam (Islam).
    071.jpg
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/4/23
    tran ngoc anh and amylee like this.
  12. Lan man một tí: Dân Mã Lai và dân Ấn Độ(hay còn gọi ông Chà Và) ở miền Nam thời Pháp thuộc từng khét tiếng là những tay chuyên làm nghề Cho vay nặng lãi với lãi suất cắt cổ tới mức họ được nhắc đến kèm tiếng xấu nỗi khiếp sợ với nhiều nông dân người Nam túng thiếu. Dân Ấn Độ thời Pháp thuộc làm nghề Cho vay nặng lãi bị dân người Nam căm ghét và chửi rủa nhiều nhất.
    Ghi chép của bác sĩ J.C. Baurac -người được chính quyền nước Pháp điều động đến miền Nam khoảng giữa thập niên 1890s để thực hiện nhiệm vụ tiêm phòng bệnh và thăm dò tình hình dân cư xã hội miền Nam, thu thập thông tin về văn hóa lịch sử, phong tập quán miền Nam là như vầy
    Về người Mã Lai: Họ có tiếng trong việc cho vay nặng lãi bằng cách cầm cố hoặc cho vay với tài sản thế chấp tốt, lãi suất rất cao.
    Về người Ấn Độ: Một số người Ấn đến trung tâm này cho người bản xứ vay tiền chứ không làm gì cả và chờ đến vụ gặt, thu lời với một mức lãi thực sự tai tiếng. Hơn nữa, ngày nay, điều đáng tiếc xảy ra ở ngay cả các trung tâm lớn của thuộc địa. Nếu không là người Hoa, bằng những mưu kế ít nhiều giả trá, có thể nói như vậy, để bóp chẹt những người An Nam quá cả tin và vô tư, thì chính kẻ lừa bịp Ấn Độ cũng chèn ép họ theo y như quy tắc người Do Thai.
     
    amylee, machine and tran ngoc anh like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này