Tin tức Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú”

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi thomas, 2/6/15.

  1. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Thay vì chê mấy quyển sách mấy ông tiến sĩ nên đối diện với thực tế làm giầu ở Việt Nam hay theo đuổi một cái gì đó liên quan đến đam mê để ra tiền vừa được công nhận là có một độ khó cực cao so với Mẽo quốc giẫy chết còn chưa tiến hóa lên tới suy nghĩ thấp thoáng về xhcn.
     
    ------ and superlazy like this.
  2. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Mình nghĩ là cái suy nghĩ và mong muốn làm giàu nó phải là cái gì đó tự thân của chính người đó thì khi đó sách kiểu này mới phát huy tác dụng. Nó khác với kiểu làm giàu theo "phong trào", theo tâm lý con người nói chung là muốn giàu có. Làm giàu vì "muốn làm giàu" không phải vì "muốn sống giàu".
    Mọi người chia sẻ ý kiến tiếp nhé.
     
    ------ and Zhiqiang like this.
  3. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Mình nghĩ là tuỳ người đọc, nếu như vớ một cuốn với ý nghĩ đây là bí kíp giúp mình, thì sẽ xuất hiện tình trạng như tiến sĩ bảo; còn thấy sách đó ít nhất là những gì mà những người thành công cảm nhận và ghi ra, hay trong quá trình theo dõi suy nghĩ bản thân mà viết lại , coi và biết như những kinh nghiệm thậm chí là sự điểm trang cho ý tưởng, sẽ thấy có chỗ dùng của sách.
    P/S: Mình chưa đi làm kinh tế, nhưng mà ít nhất trong sách Self help không dạy làm giàu mà còn nhiều thứ khác, và điều này mình rút ra được ở học đường!
     
    ------ and superlazy like this.
  4. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Nói thêm chút: Mình có đứa bạn cực kỳ mê làm giàu. Và nó cũng bắt đầu việc làm giàu từ 1 trong số những cuốn sách kiểu như thế này. Ước mơ của nó là trở thành người phụ nữ giàu nhất Việt Nam. Nó chỉ thích làm giàu, thích đến đam mê.
    Mình nghĩ cái đam mê làm giàu cũng giống với những đam mê khác. Và sự thực là số lượng người có 1 đam mê để theo đuổi là không nhiều, số lượng người có đam mê làm giàu lại còn ít hơn. Nên ... phải hiểu bản thân mình đã, tránh chạy theo phong trào, thấy họ đi làm giàu và mình cũng đi. :D
     
  5. Levi Vogel

    Levi Vogel Mầm non

    Cá nhân mình không thích sách self-help. Tất cả thể loại self-help chứ không chỉ giới hạn trong sách làm giàu. Chưa đọc nhiều về thể loại này nhưng mình nghĩ nó rất xa vời. Để mà chỉ ra tận trước mặt rằng bài học là như thế này, thế này, rồi lấy ví dụ sẽ rất sáo rỗng. Ừ thì đó là kinh nghiệm quý báu của tác giả nhưng người ta sẽ không dễ dàng học được như thế, mà một con người quá lười để tự rút ra bài học từ những câu chuyện khác, chỉ muốn "ăn sẵn" thì sẽ càng không học được.
    Có thể có người rút ra được gì đó từ những cuốn sách ấy, nhưng mình thì không. Và mình cảm thấy sợ rằng sẽ lún sâu vào mơ tưởng nên thường cạch mặt thể loại này.
    Nhưng làm giàu thực sự quan trọng thế sao? Mình hoàn toàn chẳng phải xấu hổ khi nói rằng mình không muốn làm giàu. Chắc là quá lười :v
     
    Đông Ri Thong Dong and ------ like this.
  6. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Bạn giống mình quá !! :D
     
    ------ and Zhiqiang like this.
  7. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Giống ở chỗ "quá lười"!o_Oo_O
     
    ------ and superlazy like this.
  8. haitran

    haitran Mầm non

    Đọc sách vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tác giả viết là theo trải nghiệm và hoàn cảnh sống của riêng tác giả. Đọc sách, theo đó, là phải chắt lọc cho phù hợp với hoàn cảnh và thế giới quan của mình. Đọc rồi phải biết kết nối với nhiều dạng kiến thức khác nữa để mà hành. Có thể lúc này chưa có tác dụng, nhưng ở một giai đoạn khác lại hữu dụng. Như vậy cần có cái nhìn mở. Đừng vội phê phán. Nếu phải ngồi viết lách, bạn sẽ hiểu sự khó nhọc. Ít nhất, nhìn tích cực, mình thấy dạng sách self help này còn tốt hơn khối lần nhiều sách trong bộ giáo trình đại học ở Việt Nam và chắc chắn tốt hơn dạng báo chí hiện nay chỉ có tính chất thông báo chứ chẳng có sức mạnh của thông tin. Phản biện là tốt nhưng đừng tiêu cực đến mức tẩy chay. Dẫu sao thế giới vẫn chuyển động, tác giả Hill hay Dale cũng đã qua rồi. Good luck các bạn
     
    HOCON, songnourt, mopie and 5 others like this.
  9. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Mời bạn ghé tủ sách Tâm Lý, Giáo Dục và đọc thử vài quyển; Việc tác giả chỉ ra tận mắt trước mặt bài học rồi cho thêm ví dụ, chỉ là một kiểu viết hay một loại lập luân trong thể loại sách này. Bạn hãy xem trước khi đưa ra quyết định, mình không dùng từ như là rút ra bài học khi đọc self-help nhưng bạn đánh giá như vậy thì có vẻ cực đoan và sẽ bỏ lỡ nhiều điều thú vị có trong sách. Thân!
     
    gago06, HOCON, songnourt and 3 others like this.
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Không biết có bạn nào biết đến khái niệm "meritocracy" (thể chế nhân tài), trong đó quyền lực sẽ nằm trong tay một nhóm nhỏ những tinh hoa có nhiều năng lực, đóng góp. Nói cách khác là trong xã hội "meritocracy", vị trí xã hội được phân định tùy vào mức độ thành công của mỗi cá nhân. Xét theo một góc độ, tiến sĩ Giang lên án, đả kích những quan điểm sống thiếu tính nhân văn trong 1 số sách self-help. Cái giàu/thành công nó có đến từ "merit" thật đấy, nhưng nghĩ cái gì cũng do merit thì sẽ rất thiếu công bằng và không thực tế.

    Meritocracy cực đoan là một thế giới quan không đúng đắn. Mà anti-meritocracy để người kém cỏi không có động lực phấn đấu thì cũng không đúng đắn. Meritocracy, trọng và tán dương người giỏi, là cần thiết nhưng phải hiểu bản chất của cái tài cái giỏi đó mà bớt khắt khe với bản thân lại và bớt khắt khe với những người thất bại.

    (Những ý này đều là của bạn mình, mình đồng tình và thấy hoàn toàn phù hợp với cuộc tranh luận này.)
     
    Tornad, superlazy, Fish and 2 others like this.
  11. mrsimple

    mrsimple Mầm non

    Phủ nhận hoàn toàn tác dụng của các loại sách self help là sai lầm, rõ ràng những cuốn sách như vậy đã truyền vào tư tưởng người đọc một thứ suy nghĩ mới lạ nếu trước đó bạn chưa tiếp cận. Ở đây, tôi ghi nhận ý kiến của tác giả cho rằng việc quá ''cuồng" những tri thức, công thức làm giàu siêu cấp mà họ đúc rút từ những người thành công(một bộ phận làm hàng để bán sách thì không tính). Những tri thức từ những cuốn sách như vậy cần phải được nhìn nhận với thái độ tham khảo, không nên coi đó là chân lý tuyệt đối, để tránh việc hô hào tạo ra những suy nghĩ thống trị xu hướng hành xử xã hội.
    Chốt lại là nên đọc thêm các thể loại sách khác 3D_373D_42
     
  12. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Câu trả lời Simple mà chuẩn của MrSimple!
     
    lichan, ------ and mrsimple like this.
  13. qpz

    qpz Lớp 3

    Trong bài tác giả có nhắc đến Barbara Ehrenreich với cuốn Bright sided để bổ sung luận điểm cuốn mình. Tôi thấy tác giả đề cập quá ngắn và ít.

    Barbara Ehrenreich là nhà xã hội nổi tiếng, với cuốn Nickel and Dimed giúp bà nổi tiếng.

    Tôi nghĩ các bạn nên đọc cuốn Bright Side phê phán tư duy tích cực của Hoa Kỳ rồi sau đó các bạn có thể viết bài phản biện gửi lên Tuổi Trẻ để mọi người cùng đọc. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/6/15
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo mình, sách giống như dao. Người có kỹ năng thì dùng để thái rau, chặt cây, xây nhà, dựng cầu, mở đường.... Trẻ con thì động vào đứt tay đứt chân.
    Và các bài chia sẻ, nhận định, bình luận cũng vậy.
     
    utitgg, lichan and ------ like this.
  15. nguyenminh2301

    nguyenminh2301 Lớp 5

    "Tư duy triệu phú", sự khốn cùng hay cái nhìn phiến diện từ một nhà khoa học?
    Hôm qua, quốc tế thiếu nhi, nhà nhà dắt díu con cháu ra đường chơi lễ. Trong giờ phút hân hoan đó, biên tập viên báo Tuổi Trẻ đăng bài viết của tác giả Đặng Hoàng Giang, bài viết đã "đấm thẳng mặt" nhiều tác giả nổi tiếng thế giới như: Napoleon Hill (tác giả của 13 nguyên tắc Nghĩ giàu làm giàu, Cách Nghĩ Để Thành Công, Làm thế nào để tăng lương,...) Dale Carnegie (tác giả của Đắc nhân Tâm) T. Harv Eker (tác giả của Bí mật tư duy triệu phú), cả ông Đặng Lê Nguyên Vũ (chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên) cũng được nhắc đến.
    Độc giả nên đọc bài viết và đọc cả các bình luận dưới bài viết. Nhiều ý kiến trái chiều nhau, có một số bình luận mạnh mẽ chê bai tác giả, một số có hơi gay gắt, ngược lại một số đồng tình hoàn toàn, cảm ơn tác giả rối rít vì được khai sáng.
    Ai đúng, ai sai? Chắc chưa phân định rõ. Thế nhưng, để phát triển luôn cần có trở lực. Chúng ta đáng lý phải mong chờ nó đến, chào đón nó. Vì thế, lời trước nhất là lời cảm ơn tác giả đã có một tiếng nói phản biện, rồi sau đó mới công tâm mà phân tích nội dung.
     
    HOCON, songnourt and ------ like this.
  16. tlt2009

    tlt2009 Lớp 4

    :)) Chỉ một câu đơn giản như "Sống tốt, làm điều thiện, đừng làm điều xấu"- Ôi, ai chẳng biết, vậy mà mọi người còn khó làm theo nổi;

    Kể cả người ta có cho không bạn bí kíp lĩnh vực nào đó : để sống tốt hơn, để giàu có hơn, để có thể hình đẹp hơn,.... vậy mà mấy ai kiên trì áp dụng nổi tới khi đạt kết quả :)) ?
    Cùng một kiến thức, 100 người học thì 1 người áp dụng được, 99 người kia kêu rằng nó vô ích.

    Cũng chẳng cần biết quan điểm ai đúng ai sai, nếu mọi người thích điều gì, cứ thử, nếu nó thực có ích với mình thì biết nó có ích, quan điểm của người khác đúng hay sai cũng chẳng có lợi gì cho mình :))
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/6/15
    gago06, hunam, nguyenminh2301 and 4 others like this.
  17. yeusach2014

    yeusach2014 Mầm non

    Một mặt, tôi đồng ý với tác giả theo mức phản ánh về mức độ cuồng nhiệt học tư duy làm giàu đang phổ biến trong tâm lý tầng lớp trẻ do tiếp nhận nguồn thông tin bị biên diễn có chủ ý nhằm mục đính kinh doanh hiện nay đến mức làm con người ta tin rằng chỉ cần tụ họp lại trong một phòng họp, hội trường nào đó, theo đạo diễn của diễn giả, cùng nhau giơ hay tay lên, hô vang khẩu hiệu, như vậy sẽ tiếp nhận luồng động lực từ bên ngoài vào khai mở tiềm năng bên trong phát lộ; sau đó, tối về nhà, đứng ưỡn ngực trước gương, mắt mở to, hô dõng dạc các câu ám thị; thế là con thuyền titanic tư duy làm giầu huyền thoại đang nằm ở tận cùng nơi nào đó trong đại dương tâm thức chúng ta được trục vớt lên, sửa lại thành mới, lù lù tiến ra, kéo theo mọi phao cứu sinh khác như đẳng cấp, vinh quang theo sau... Trong cơn hứng khởi được kích hoạt, trí tưởng tượng phi thường của chúng ta thay thế luôn chữ "tự lực" thành hiện thực rất rõ ràng "mình được gắn động cơ đẩy của máy bay phản lực" còn việc điều khiển và chi phí thế nào thì cứ bấm nút bay cao đã rồi để vũ trụ bao la sẽ tự tính đến cho ta!!! ... Hiệu quả của kỹ thuật đó đã bị người ta đã phóng đại thành quá to lớn, thần kỳ đến mức dẫn cá nhân hoàn toàn tách khỏi hiện thực cuộc sống!

    Những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài thì chỉ tiếp thêm cho chúng ta động lực và kiến thức, việc chuyển hóa nhận thức và quyết định đưa vào cuộc sống thực tế những kiến thức ấy thế nào thì phụ thuộc rất lớn vào vốn kiến thức tâm lý tự nhận thức bản thân và môi trường kinh tế - xã hội mà cá nhân ấy đang sống. Cấp độ từng trải tâm lý lẫn thực tế cuộc sống của một bạn trẻ 20 tuổi (thế hệ sau) không thể dày dạn bằng cô chú, bố mẹ họ được nhưng về mặt sử dụng các phương tiện công nghệ thì họ vượt hơn thế hệ trước rất xa và do đó tồn tại một nghịch lý là:
    - Với thế hệ quen thuộc với công nghệ, mọi thông tin họ có thể khai thác hầu như không giới hạn nhưng việc nhận thức, phân loại, tổng hợp, đối chiếu, gắn kết nó với thực tế cuộc sống như thế nào thì họ còn rất đang lúng túng và một giải pháp đơn giản đến thần kỳ đột nhiên xuất hiện trước mắt đối với họ không khác gì chiếc phao cứu sinh, chỉ cần bám vào nó là mọi vấn đề sẽ, đã và đang được giải quyết triệt để không cần lo nghĩ thêm, giống như các công ty kiểu "từ tốt đến vĩ đại", chỉ cần duy trì vận hành các chuẩn mực đã được nghiên cứu là sẽ vững vàng thành công vượt qua mọi sóng gió kinh doanh hết năm này sang năm khác, bất chấp mọi tình hình biến đổi về kinh tế và xã hội của quốc gia đó cùng thế giới có ra sao!!!???
    - Với thế hệ ông bà, cha mẹ họ, những người đã qua nhiều sóng gió cuộc đời, mạng lưới quan hệ xã hội đã được thiết lập khá rộng và chắc chắn qua bao năm tiếp nhận, nhận thức cùng chấp nhận sống với những gì họ đã có và không có, như vậy, việc duy trì sự ổn định như hiện tại và làm sao cho tốt hơn nữa mới là thực tế đáng quan tâm, còn nguồn thông tin về tiếp tục thay đổi nhận thức cùng khai phá tiếp tiềm năng của tư duy cho đến hiện tại thì có thể nói họ được tiếp cận rất giới hạn và cũng không hẳn quan tâm đến do độ trễ về hạ tầng tri thức được cập nhập tính đến nay, bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh cuộc sống, đã có khoảng cách khá xa. Trong mắt họ, việc con em họ quá nhiệt tình với những thứ chưa được kiểm nghiệm trong môi trường của họ là một việc làm chứa đầy mạo hiểm và quá phiêu lưu.
    Với thế hệ trẻ, trong đa số, cường độ nhiệt tình cộng với độ chín chắn về tâm lý chưa đủ vừa là thế mạnh, vừa là thế yếu của họ. Họ mạo hiểm, dễ quyết định, dễ thay đổi và dễ buông tay bỏ cuộc hoặc ngả theo một giải pháp an nhàn hơn trước mọi trở ngại chưa hề tính đến là điều có thể đoán trước.
    Với thế hệ bố mẹ, mạng lưới quan hệ xã hội, mức độ làm chủ kinh tế và sự từng trải là thế mạnh của họ, nhưng việc thiếu thông tin cộng với giới hạn tuổi tác, trách nhiệm cần chu toàn với gia đình, tâm lý khó chấp nhận rủi ro cũng như mức độ tương đồng, bị chi phối thông tin trong các mối quan hệ là hạn chế ngăn cản sự thay đổi của họ.

    Tác giả có ý hướng độc giả tiến tới phủ nhận thể loại sách tự lực là điều không ổn. Tại chúng ta đang chú ý đến tiền một cách quá đáng nên tự nhiên chúng ta coi những thông tin liên quan đến việc kiếm ra tiền phải được chuyển hóa ngay thành tiền để thỏa cơn khát bấy lâu nay; nhưng việc đó không phải là mục đích và là điều mà các tác giả chân chính trong thể loại selfhelp mong muốn và nhìn thấy chúng ta làm!!! Bạn cứ thử nên amazon và xem, mọi thể loại đều được xếp như nhau, dù nổi tiếng cũng kèm nhiều lời thích, nhiều lời chỉ trích. Nếu chúng ta không mua nó và đọc thì thứ mà bạn nhận được trong đầu cũng chỉ là những lời bình luận thích và không thích mà thôi! Nhưng nếu chúng ta mua nó, đọc nó rồi nhận thấy mình đã mất tiền vô ích thì sao? Đây là điều mà các nhà nghiên cứu lý thuyết trò chơi đã quan tâm nghiên cứu trước chúng ta!!!.
     
    gago06, HOCON, maiminh06 and 6 others like this.
  18. Antonio_Tr

    Antonio_Tr Lớp 1

    Tất nhiên,self help có quyển hay quyển dở, Bài phân tích có một số điểm phản ánh đúng chất lượng của một số quyển self-help rẻ tiền. Nhưng cách lấy dẫn chứng để minh họa cho luận điểm của tác giả thì lại hoàn toàn vớ vẩn, cẩu thả. Không hiểu sao quyển sách giá trị như "Đắc Nhân Tâm" của Dale Carnegie mà lại được đưa ra làm dẫn chứng cho "Nhiều nguyên tắc của Đắc nhân tâm phục vụ cho những con người giả tạo, cơ hội và thao túng" và tính ích kỷ, cá nhân @_@
    Có lẽ đầy một bài dịch sai nghĩa và nhà báo cũng chưa các quyển sách trong bài bao giờ :(
     
    gago06 thích bài này.
  19. nhoclau5

    nhoclau5 Lớp 1

    Khi muốn nói xấu, chúng ta thường che cái tốt đi.
    Tớ thấy ông tiến sĩ này đang làm như vậy.
    Thêm nữa, Self-help thường được viết bởi kinh nghiệm, vốn sống, tư tưởng, suy nghĩ của chính tác giả. Mỗi cá nhân là một cá thể khác biệt. Và khi đọc hay áp dụng, thì bạn phải nghĩ tới một cá thể thực tế khác (ví dụ như tớ cao 1.4m, nặng 39kg, chưa bao giờ đi khỏi ao làng, chỉ số Iq 50, EQ 40, một năm đọc không quá 1 cuốn sách,...). Vì vậy, khi càng biết nhiều thì bạn phải nhìn nhận vấn đề theo lăng kính tròn, đừng nhìn phiến diện.
    Nhưng tớ vẫn khuyến khích mọi người đọc. Vì nói như TS Vũ Quang Hào: “Đã có người học hộ rồi mà không biết tận dụng. Bao nhiêu tâm huyết cả đời nghiên cứu, tác giả dành hết vào sách của họ, bây giờ chỉ việc đọc và tận hưởng, thế mà…”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/6/15
    songnourt thích bài này.
  20. thomas

    thomas Lớp 8

    Topic thảo luận này có lẽ đang dần nóng lên rồi. Đọc truyện xả nhiệt vậy :)

    giau-ngheo-1-1433236641_1200x0.jpg
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Sophia, songnourt, tracthanh and 4 others like this.

Chia sẻ trang này