Hồi ký SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI - A.M.Vasilevskiy

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 1/5/16.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    png.png

    SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI

    Tác giả: A.M.Vasilevskiy
    Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
    Nguồn: Vn.militaryhistory
    Đánh máy: @Ptlinh
    Tạo ebook: @tran ngoc anh
    Tạo bìa: @inno14
    Trình bày: Nhóm @Văn-Cường

    CÙNG BẠN ĐỌC

    Những năm gian khổ của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô ngày càng lùi sâu vào lịch sử. Nhưng thời gian không thể làm mờ và không thể xóa nhòa nó trong ký ức của nhân dân. Thắng lợi đối với bọn phát-xít Đức là thắng lợi đối với lực lượng phản động của chủ nghĩa đế quốc, thắng lợi của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa sáng ngời.

    Có nhiều cuốn sách chuyên viết về cuộc chiến tranh đã qua. Tuy nhiên, không vì thế mà mọi người ít quan tâm đến những cuốn sách ấy. Mỗi một cuốn sách mới phản ánh chân thực cuộc chiến tranh đó - một cuộc chiến tranh thần thánh đối với nhân dân Liên Xô - là lại thêm một bằng chứng về chiến công vĩ đại mà nhân dân đã thực hiện vì tự do và độc lập của Tổ quốc mình, vì hòa bình và tiến bộ.

    Trong khói lửa của những cuộc chiến đấu rất ác liệt vào những năm của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Nhà nước xô viết gồm nhiều dân tộc và các Lực lượng vũ trang của nó đã chứng tỏ sự bền vững của mình. Sự trưởng thành về nghệ thuật quân sự, phẩm chất của các cán bộ lãnh đạo quân sự đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đó là những người đã từng mặt đối mặt với bọn tướng lĩnh phát-xít vẫn được coi là những tên có kinh nghiệm nhất trong các quân đội tư sản.

    Tôi lấy làm sung sướng và tự hào rằng trong những năm gian khó nhất của Tổ quốc, theo khả năng của mình, tôi đã có dịp góp phần vào cuộc đấu tranh của các Lực lượng vũ trang Liên Xô quanh vinh và cùng nếm trải những cay đắng của thất bại và ngọt bùi của thắng lợi.

    Trong quá trình chiến tranh. các cán bộ quân sự xô-viet đã trưởng thành và được tôi luyện. Bản thân tôi cũng như các cán bộ chỉ huy quân sự xô-viết khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đã trưởng thành và tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu.

    Khi cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại bùng nổ, tôi công tác tại Bộ Tổng tham mưu với cương vị cục phó Cục tác chiến, quân hàm thiếu tướng. Ngày 1 tháng Tám năm 1941, theo quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng, tôi được bổ nhiệm lảm cục trưởng Cục tác chiến và phó tổng tham mưu trưởng, và từ tháng Sáu năm 1942 đến tháng Hai năm 1945, tôi được bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng kiêm thứ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng. Về sau, tôi được chỉ định làm tư lệnh phương diện quân và ủy viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, tiếp đó làm tổng tư lệnh bộ đội Viễn Đông.

    Như vậy, hầu như trong suốt cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại tôi trực tiếp tham gia lãnh đạo các Lực lượng vũ trang. Vì thế, trong cuốn sách này, tôi nói trước hết và chủ yếu về hoạt động của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, cơ quan công tác chủ yếu của nó - Bộ Tổng tham mưu và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các Lực lượng vũ trang Liên Xô là tư lệnh các phương diện quân và tập đoàn quân, các hội đồng quân sự và bộ tham mưu của các cấp đó.

    Cuốn sách được viết căn cứ vào tài liệu thực tế mà tôi biết rõ và được các văn kiện lưu trữ xác nhận, phần lớn những văn kiện này chưa được công bố. Mục đích chủ yếu của tập hồi ký của tôi là nói rõ dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản, thắng lợi cực kỳ to lớn đã giành được như thế nào, nêu rõ những phương pháp và hình thức mà các cơ quan lãnh đạo quân sự xô-viết đã áp dụng trong quá trình đấu tranh vũ trang. Trong cuộc đấu tranh đó cũng có những thiếu sót và sai lầm.

    Trong cuốn sách này, tôi cũng sẽ nói đến những điều đó. Song, cố nhiên, đó không phải là điều chủ yếu trên con đường đầy gian khó mà các chiến sĩ xô-viết đã trải qua cho đến ngày thắng lợi.
    Trong cuốn sách này tôi mong muốn nói lên sự hùng mạnh về quân sự của Nhà nước xô-viết, phẩm chất chiến đấu và tinh thần của các chiến sĩ xô-viết hàng ngày đã lớn lên như thế nào, khoa học quân sự đã phát triển ra sao, các cán bộ quân sự, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo quân sự đã trưởng thành ra sao.
    Cần nói thẳng rằng tất cả những cán bộ chỉ huy quân sự xô-viết đều là những người thể hiện một cách nhất quán những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự Liên Xô: kiên quyết, linh hoạt và cơ động. Ngay trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh, họ đã tỏ rõ những phẩm chất cao quý của người lãnh đạo quân sự: hiểu biết đầy đủ và sâu rộng bản chất và đặc tính của cuộc chiến tranh hiện đại và khả năng dự kiền quá trình diễn biến và kết thúc những trận đánh phức tạp nhất.

    Cuốn sách này nói nhiều về công tác của những người đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao.

    Tôi đánh giá cao loại sách viết về cuộc chiến tranh đã qua. Chiến công mà quân đội và nhân dân Liên Xô đã thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh chống phát-xít là chiến công có một không hai trong lịch sử thế giới. Khó mà đánh giá hết được ý nghĩa của việc tuyên truyền về chiến công đó.
    Thực tế cuốn sách của tôi xuất bản khá chậm (vào năm 1973) là vì mấy lý do. Cần phải tiến hành một công tác to lớn trong kho lưu trữ và chuẩn bị cơ sở thực tế cho cuốn sách. Trong thời gian chiến tranh, tôi không hề nghĩ rằng tôi sẽ viết tập hồi ký chiến tranh này. Toàn bộ tâm tư và mối lo âu của tôi đều dồn vào cuộc chiến tranh này. Và sau chiến tranh trong một thời gian dài, tôi lại hết sức bộn bề công việc. Hơn nữa, tôi bị ốm lâu nên cũng cản trở công việc viết cuốn sách này.

    Sau một thời gian khi cuốn sách được xuất bản, tôi đã nhận được nhiều thư đề nghị và nhận xét của bạn đọc. Với điều kiện cho phép, tôi đã sửa chữa lại một số chỗ trong cuốn sách cho sáng tỏ và bổ sung thêm. Tôi cũng đã viết thêm hai chương mới, tức chương “Phòng thủ anh dũng Lê-nin-grát” và chương “Ở Bộ Tổng tham mưu”, còn chương “Ở Viễn Đông” có bổ sung thêm.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 14/5/16
  2. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    sách hiếm nên chẳng tìm thấy bìa, khi nào có bìa đẹp chúng mình sẽ thay thế sau.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  3. Que83

    Que83 Lớp 5

    Bìa cuốn sách Sự nghiệp cả cuộc đời [Дело всей жизни (The Matter of My Whole Life)] (Aleksandr Mikhaylovich Vasilevsky) nguyên bản tiếng Nga đây.

    Дело всей жизни [The Matter of My Whole Life] (A.M.Vasilevsky).jpg
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cám ơn bạn nhưng cũng phải đợi anh @inno14 khỏi bệnh thì mới việt hóa bìa lại và tô vẽ cho đẹp được. Nhưng vẫn hoan ngênh bạn nào ra tay tương trợ giúp mình cái bìa này :) Ai có thể mod lại thì cứ đính vào đây nha các bạn!
     
    Văn.Cường and quocsan like this.
  5. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Bác có thể tìm giúp em bìa gốc của cuốn này được không?
    BTTM Xô-viết trong chiến tranh.
    Tác giả: Đại tướng X.Stê-men-cô
     
  6. Que83

    Que83 Lớp 5

    Gửi bạn bìa một số lần xuất bản của cuốn "Bộ tổng tham mưu Xô-viết trong chiến tranh (Sergei Matveevich Shtemenko), nguyên bản tiếng Nga "Генеральный штаб в годы войны" [The General Staff in the War Years] (С.М. Штеменко). Kèm theo là ebooks bản tiếng Nga của cuốn sách này.

    Генеральный штаб в годы войны (С.М.Штеменко), #1.jpg

    Генеральный штаб в годы войны. В дни огорчений и побед (Вече, 2014).jpeg

    Генеральный штаб в годы войны. От Сталинграда до Берлина (АСТ, Транзиткнига 1985).jpg

    Генеральный штаб в годы войны (С.М.Штеменко), #4.jpg
     

    Các file đính kèm:

    Văn.Cường thích bài này.
  7. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Em cũng sắp trình làng cuốn này! Mà sao ngày xưa người ta gọi Sông Đông là Sông Đôn bác nhỉ?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. Que83

    Que83 Lớp 5

    @ Văn.Cường: Theo phỏng đoán của mình thì các dịch giả Việt Nam trước đây khi dịch các tác phẩm văn học Nga sang tiếng Việt lúc đầu đều dịch từ bản tiếng Pháp hoặc tiếng Hán (sau này mới tham khảo và dịch từ nguyên bản tiếng Nga). Vì thế tên sông Дон (tên riêng, tiếng Pháp: Le Don) được dịch thành sông ĐÔNG (theo cách phiên âm từ tiếng Pháp), mà đúng ra phải là sông ĐÔN. Chữ ĐÔN chẳng liên quan gì đến phía Đông cả. Nó là tên riêng của dòng sông. Do tên gọi sông ĐÔNG đã thành quen thuộc với độc giả Việt Nam qua các tác phẩm văn học Nga được dịch sang tiếng Việt, đặc biệt qua bộ tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" ["Тихий Дон", "And Quiet Flows the Don", "Le Don paisible"] của Mikhail Sholokhov, nên sông ĐÔN đã được "Việt hóa" thành sông ĐÔNG. Thật thú vị!
     
  9. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Em đang phân vân là có nên thay thế từ Đôn sang Đông hay không?
    Theo ý kiến cá nhân bác thì thế nào?
     
  10. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Đã có bìa: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    meobaobao thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Kể ra phiên âm lại cho đúng là sông Đôn cũng tốt
    Như trước kia phiên âm là Đông Kisốt, sau gọi đúng là Đôn Kihôtê
     
    Văn-Cường thích bài này.
  12. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Đông kisốt là Việt hóa, Đôn kihotê mới đúng là phiên âm, mà phiên âm thì đúng là dễ tra từ và đọc mang bản sắc của tác phẩm hơn, chứ Việt hóa thì đọc mất hay và khó tra từ.
     
  13. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Nên để là Đôn mọi người nhỉ?
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đông Kisốt là phiên âm từ tiếng Pháp mà tiếng Pháp lại phiên âm từ tiếng Tây ban nha còn Đôn Kihôtê là phiên âm thẳng từ tiếng Tây ban nha (Don Quijote de la Mancha)
    Xét cho cùng thì tên gọi sông Đôn cũng chưa chắc là tiếng Nga
     
    tran ngoc anh and Văn-Cường like this.
  15. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Hầu như các tác phẩm mình đang có đều là Đôn, nhưng seach thì thấy toàn là Đông và rất rõ ràng chi tiết, có lẽ nên chơi từ Đông cho dễ hiểu, vì SGK cũng nói đến Sông Đông.
     
  16. Que83

    Que83 Lớp 5

    Cách phiên âm sang tiếng Việt nhiều khi làm sai cả âm ban đầu của các danh từ riêng, thậm chí có khi còn nghe rất buồn cười, ngô nghê. Nguyên nhân là bởi tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm và kiểu phiên âm cũ lại toàn thông qua tiếng Hán. Tuy nhiên đó cũng là một phần của lịch sử (ví dụ: nước Áo, nước Tân Tây Lan, TP Hoa Thịnh Đốn..). Việc phiên âm các danh từ riêng theo lối cũ trước đây hay theo quy định cũ hiện không còn phù hợp nữa. Xu hướng gần đây trên báo chí và truyền thông là giữ nguyên cách viết và cách phát âm của các danh từ riêng như có thể. Tất nhiên khi chuyển qua tiếng Việt thì chữ viết phải chuyển sang hệ chữ cái Latin cho phù hợp.

    Trên thế giới khi dịch ra các ngôn ngữ khác nhau thì các tên gọi nhiều khi cũng bị biến đổi tùy theo cách phiên âm giữa các hệ chữ cái khác nhau: Kirin, Latin, Arabic,... . Ví dụ như tên TP Москва của Nga được viết thành Moscow, Moscou, Moskau, hay Moscova chẳng hạn. Đó cũng là trước đây thôi. Còn hiện nay đa phần người ta chuyển ngữ gần như 1-1 thông qua bảng đối chiếu các chữ cái hoặc thậm chí là giữ nguyên gốc và có ghi chú kèm theo cách phát âm (Phonetic transcription) được viết bằng bộ kí tự phiên âm quốc tế (International Phonetic Alphabet).

    Quan điểm của mình khi chuyển sang tiếng Việt các danh từ riêng cần phải được giữ theo nguyên tác của ngôn ngữ gốc. Sông Дон là tên riêng tiếng Nga. Trường hợp này khi chuyển sang tiếng Việt bắt buộc phải chuyển qua ký tự Latin cho phù hợp. Vậy thì ta nên chuyển thành sông Don giống như cách phiên âm qua tiếng Anh, tiếng Pháp. Cũng không nên viết thành sông Đôn. Đồng thời để độc giả biết rõ nguồn gốc thì nên có chú thích rõ ràng tên gọi nguyên gốc là sông Дон và ghi chú thêm tên gọi sông Đông như đã từng được dịch sang tiếng Việt trước đây. Việc làm này là cần thiết bởi: 1. Tôn trọng và đảm bảo tính chính xác của các danh từ riêng (tên địa danh, tên người), 2. Để người đọc tiện tra cứu khi cần hoặc có điều kiện so sánh với nguyên bản.

    Cũng chính vì vấn đề này mà mình đã từng đề nghị diễn đàn tve-4u.org quy định chặt chẽ việc ghi tên gốc của các ấn phẩm và tên tác giả. Thị trường sách của chúng ta hiện rất loạn. Ngoài nạn in lậu sách, bán lậu sách thì sách dịch sai, kém chất lượng, cố tình bỏ không ghi nguồn gốc, tên sách và tên tác giả theo nguyên bản hay nguyên gốc nguồn dịch là những vấn đề rất nhức nhối. Chưa bàn đến chất lượng của bản dịch vì còn phụ thuộc trình độ của dịch giả và BTV, cá nhân mình rất khó chịu với những cuốn sách hay ấn phẩm dịch mà không ghi rõ nguồn gốc của bản dịch, không có tên gốc của tác phẩm hay tên tác giả, hoặc nếu có ghi thì thậm chí ghi sai cả tên tác giả hay chỉ ghi chung chung là biên dịch. Ngay cả ấn phẩm biên dịch thì cũng phải ghi rõ nguồn gốc tham khảo kèm theo tên cụ thể của ấn phẩm, tên tác giả và cả tên của NXB. Rõ ràng với những ấn phẩm dịch như vậy dịch giả, BTV và NXB đã có những việc làm mờ ám, không tôn trọng tác giả, không tôn trọng độc giả và cũng không có trách nhiệm với bản dịch và sản phẩm cũa chính họ. Một ấn phẩm dịch nghiêm túc (chưa nói đến dịch đúng và hay) điều đầu tiên là phải ghi rõ thông tin về nguồn gốc của bản dịch như tên ấn phẩm, tên tác giả, tên NXB, năm xuất bản, in lần thứ mấy.. Các dịch giả và các NXB có uy tín không bao giờ làm những việc không đàng hoàng như vậy cả.

    Nhân bạn @Văn.Cường đề xuất việc nên dịch Sông Дон như thế nào mình có vài lời như vậy cùng các bạn. Rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Xin chân thành cám ơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/16
  17. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Đã thay bìa rồi các huynh đệ.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này