ĐL-Việt Nam LS-Việt Nam Tập san Sử Địa 4 <1000QSV1TVB #0238>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 18/10/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0238.Tạp chí Sử Địa (Saigon-04).png

    TẬP SAN SỬ ĐỊA 4
    DO MỘT NHÓM GIÁO-SƯ, SINH-VIÊN
    ĐẠI-HỌC SƯ-PHẠM SÀI-GÒN CHỦ TRƯƠNG
    Nhà sách Khai-Trí bảo trợ
    I966
    ---------------------------------------
    Đánh máy : Tiffany Le
    Kiểm tra chính tả : thaoxuan304, lththao92, tranthanhvinhI23,
    tolamvienkhoa, thuhien.ng95, bachvan94, dangkimngan28,
    quekhuong, trai_tim_gia_bang0288, Thư Võ.
    Biên tập chữ Hán : Đỗ Văn Huy
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành :20/12/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn NHÓM GIÁO-SƯ, SINH-VIÊN ĐẠI-HỌC SƯ-PHẠM SÀI-GÒN
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.


    MỤC LỤC

    LÁ THƯ TÒA SOẠN
    GỐC TÍCH CÁC CHÚA TRỊNH VÀ MỘT BỨC THƯ NÔM CỦA TRỊNH KIỂM
    TRUNG-HƯNG THẬT-LỤC
    TRỊNH GIA THẾ PHẢ
    DỊCH PHẦN ĐẦU TRỊNH GIA THẾ PHẢ
    CHỈ-TRUYỀN (nguyên văn, bằng chữ nôm do TRỊNH-KIỂM viết)
    HAI BỨC THƯ BẰNG CHỮ NÔM VỀ THẾ-KỶ I7
    I–BỨC THƯ CỦA KADOYA SICHIROBEI GỬI CHÚA NGUYỄN-PHÚC-TRĂN
    II–BỨC THƯ CỦA TRỊNH CƯƠNG GỬI NGUYỄN-QUÁN-NHO

    LUẬN VỀ NGUYỄN TRÃI
    MỘT VỤ ÁN ĐỂ LẠI THƯƠNG CẢM CHO DÂN TỘC
    NGUYỄN TRÃI VÀ LÊ LỢI
    TÌNH-CẢNH HƯ NÁT TRONG TRIỀU-ĐÌNH VUA THÁI-TÔNG. VAI TRÒ NGUYỄN TRÃI LU MỜ
    CHÍNH NGUYỄN TRÃI ĐÃ GIÁN TIẾP GÂY RA VỤ ÁN LỆ-CHI-VIÊN

    VỊ-TRÍ CỦA ĐẠI VIỆT CHIÊM THÀNH PHÙ NAM TRONG LỊCH SỬ VIỆT-NAM
    I–MỘT VÀI QUAN ĐIỂM : CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN
    II–LẠC VIỆT LÀ CỔ VIỆT
    III–SỰ HÌNH THÀNH SƠ KHỞI CỦA QUỐC GIA VIỆT NAM
    IV–HIỆN TƯỢNG GỌI LÀ NAM TIẾN : DÒNG LƯU CHUYỂN NHÂN CHỦNG
    V–HIỆN TƯỢNG GỌI LÀ NAM TIẾN : DÒNG LƯU CHUYỂN VĂN HÓA
    VI–GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : LỊCH SỬ VIỆT NAM NHÌN TỪ BÊN TRONG CÁC BỘ PHẬN TẬP THỂ

    MỘT VÀI CHỦ-TRƯƠNG CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRONG HÒA-ƯỚC QUÍ-MÙI (25-8-I883)
    I–BẢO VỆ BẰNG BẤT CỨ GIÁ NÀO QUYỀN TỰ CHỦ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ Ở TRUNG KỲ ĐỂ TỪ ĐÓ CHỈ ĐẠO MỌI CUỘC KHÁNG CHIẾN TRÊN TOÀN LÃNH THỔ

    MỘT VÀI ÍCH LỢI CỦA KHOA HẢI-DƯƠNG-HỌC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG-HẢI

    VIỆT-NAM THỰC-LỤC CHÍNH BIÊN

    TÂY THÁI HẬU
    CHƯƠNG IV. THOÁI CHÍNH TẠI DI-HÒA VIÊN


    TẢI EBOOK Tập san sử địa 4 TẠI Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0235 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0236 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0237 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0239 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0241 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0242 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0243 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0245 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0247 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0248 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0253 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    0255 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

     
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/18
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    GỐC TÍCH CÁC CHÚA TRỊNH Và một bức thư nôm của TRỊNH KIỂM

    HOÀNG XUÂN-HÃN

    TRUNG-HƯNG THẬT-LỤC.

    Trong các vị vua chúa sáng-nghiệp trong lịch-sử Việt-Nam, Trịnh Kiểm hẳn là người có khoảng đời hàn-vi độc-đáo. Thế mà trong khoảng chừng mười năm, từ địa-vị cố-cùng can-phạm, đã vượt lên đến hàng một đại tướng (được ban tước Dực quận-công năm Kỉ-hợi I539). Rồi sáu năm sau, chiếm hết quyền văn vũ, sau khi kẻ đỡ đầu mình, Nguyễn Kim, đã bị một viên hàng-tướng đầu độc (năm Ất-tị, I545). Biết đâu trong vụ nầy, không có tay ngầm của Trịnh Kiểm. Tuy bất ngờ chỉ lấy danh thái sư LẠNG quốc-công, nhưng kì thật đã nắm hết quyền-bính như một chúa-tể (Sau khi Mạc bỏ Thăng-Long, con là Trịnh TÙNG mới lên tự tôn là chúa vào năm Kỉ-mùi I599).

    Các sử-gia, khi chép gốc-tích vui chúa, thường tìm kiếm hoặc bịa đặt những điều linh-dị để xác chứng cái thuyết thiên định hoặc đức tin vào sự điềm lành. Nhưng đối với họ Trịnh, họ không giấu cái gốc hàn-vi ti-tiện. Ngay như các sử thần dưới triều Lê Trịnh cũng đã công-nhiên chép sự ấy rõ ràng. Trong triều chúa Tây Trịnh TỘ (I657 -I682), các sử-thần dưới sự giám-sát Duệ quận-công HỒ SĨ-DƯƠNG Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã chép trong sách Đại-Việt Lê triều đế vương TRUNG HƯNG công nghiệp thật lục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đoạn dịch sau nầy về Trịnh Kiểm :

    Vương người huyện Vĩnh-phúc, làng Sáo-sơn (cũng đọc Sóc-sơn). Tằng tổ là Trịnh LIỄU ; nhà nghèo, ham học, tích đức, làm việc nghĩa. Họ hàng khen hiếu, làng xóm khen đễ. Xa gần nghe tiếng, ai là không kính mộ đức của ông. Một hôm trời cho ông được một ông thầy địa giỏi, táng được phúc-địa. Sau đó, ông dời đến ở làng Biện-thượng ; lấy vợ họ Hoàng. Thi đậu tam trường. Được hơn ba năm mới sinh Trịnh LAN. Trịnh Lan làm điều thiện không mỏi, nhân hậu có thừa ; lại lấy vợ họ Hoàng ở làng Biện-thượng, sinh Trịnh LÂU. Trịnh Lâu lại hay mở rộng lòng nhân, chăm làm việc phúc ; lấy vợ ở huyện Yên-định, xã Vệ-quốc, Hồ-thôn, cũng họ Hoàng, sinh Trịnh Kiểm (tức là Thái vương).

    Vương sinh ra thông-minh, biết rộng, không phải người thường ví kịp. Lúc mới sáu tuổi, cha mất sớm. Cùng mẹ, trở về quê tổ (Sáo-sơn). Đến năm lên chín, chăn trâu ở núi Phượng-sơn. Có khi trộm được gà vịt thì đem đến đó mà ăn ; kết-tập mục-đồng, luyện tập thành cơ ngụ. Người ta lấy làm lạ. Đến năm mười bảy tuổi, hùng-dũng hơn người, trí lược khác thường. Xã nhà sợ sẽ thành kẻ trộm cướp, nhiều lần muốn làm hại để tránh họa đến sau.

    Bấy giờ ở làng Biện-thượng có tôi nhà Mạc, Ninh-bang hầu, sai chăn ngựa. Được cấp cơm áo, lấy nuôi mẹ Vương hàng ngày tập cưỡi,rất tinh nhận được ngựa hay bèn trộm lấy một con, mà trốn đi tới sách Cổ lũng thuộc huyện Cầm-thủy. Ninh-bang hầu đem chuyện mách họ Mạc. Mạc sai binh đi tìm ; nhiều lần không bắt được. Bấy giờ, vương liền theo Hưng quốc công Nguyễn KIM.

    Công thấy chí khi có đại-lược, trao cho tước Dực-nghĩa hầu, kiêm coi cơ kị mã Cấp cho lương thực, đãi rất hậu. Lại đem con gái trẻ gả cho…

    Nói tóm lại, khi trẻ, Trịnh Kiểm mồ-côi cha sớm, nhà rất nghèo. Làm nghề chăn trâu. Tính ngang-tàng, ưa trộm cắp. Trong sách Lịch triều Hiến-chương, Phan Huy-chú lại chép rằng :

    Trịnh Kiềm lúc hàn-vi nghèo túng, thường đi ăn trộm để nuôi mẹ (Nhân vật chí – Bản dịch, Xuất-bản Sử-học, Hà-nội, Tập I, trang I75).

    Huy-Chú có ý bào chữa cho Trịnh Kiểm để người sau tha-thứ cho Trịnh Kiểm cái « thành tích bất hảo » kia. Theo tôi, Trịnh Kiểm ăn trộm, không những chỉ vì nghèo túng. Động-cơ chính là tính bất-kham. Sau khi xét thân thế y, ta sẽ thấy rõ rằng Kiểm thật không chịu ở yên, chịu thế-thường ràng buộc. Vì vậy, y không ngần-ngại làm những việc phi-pháp, tức phi-thường. Sự ấy xui ra khi đã có chỗ làm ăn yên ổn với Ninh-bang hầu, mà vẫn còn trộm ngựa tốt mà trốn. Chắc không phải vì danh nghĩa phù Lê đâu, như sau sẽ thấy. Chỉ vì tính ngang-tàng, thích phiêu lưu hành động. Lại thêm có óc lãnh-tụ, lắm thủ-đoạn « gian-hùng ». Gặp được cơ-hội Nguyễn Kim cần người giúp rập, cuộc khởi nghĩa cần tay táo-bạo, Trịnh Kiểm ra tài hùng-dũng, thỏa chí phiêu-lưu.


    TRỊNH GIA THẾ PHẢ

    Tâm-lí ấy, tính-tình ấy của Trịnh Kiểm, ta sẽ thấy rõ hơn sau khi đọc một bản gia-phả họ Trịnh mà nay còn thấy. Bản nầy chép rất rõ-ràng về khoảng đời hàn-vi của Kiểm, nó khẳng-định những lời Trung hưng thật lực đã chép. Hơn nữa, chuyện có chép rất nhiều chi-tiết về bản thân Trịnh Kiểm và về một số người đương thời, làm ta có thể hiểu thấu tâm-lí họ, tập-tục tín-ngưỡng họ một phần nào.

    Cái quí hơn cả là một bức thư bằng chữ nôm, nguyên lời của Trịnh Kiểm dặn-dò gia-thuộc về mọi việc cải táng một phần của tổ-tiên mình. Tuy trong khi sao chép nhiều lần bởi những người không từng nghĩ tới ngữ-học, nhiều chữ chắc đã bị sửa hay lầm, nhưng một toàn thể gồm hơn năm trăm chữ kia giúp ta biết một phần nào lời nói của Trỉnh Kiểm và rộng ra, việt-ngữ cách nay chừng bốn trăm năm.

    Sau đây tôi sẽ dịch nguyên-văn đoạn chép về thân-thế Trịnh Kiểm, và tôi sẽ phiên âm và hiệu chú bức thư nôm. Trước đó tôi hãy giới-thiệu qua bản gia-phả ấy.

    Đó là bản TRỊNH GIA THẾ PHẢ, mà tôi đã được thấy lần đầu ở Thanh-hóa, nhưng không thấy bức thư, và sau thấy bản sao để ở thư-viện Đông-phương Bác-cổ (AI82I) tôi đã nhờ người sao lại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trên tờ đầu có chép rõ rằng : Gia-Long nguyên niên Bát nguyệt thập…nhật Bản tộc quyền thủ viên bản chi thân điệt TRỊNH CƠ thừa soạn.

    [ ]

    (Năm đầu đời Gia-Long I802 tháng tám, ngày mười… cháu điệt người quyền coi việc thờ tự chi nầy họ ta, là Trịnh cơ, vâng lời soạn).

    Tóm tắt đại-cương sách, thì phần đầu sách chép về tổ tiên họ Trịnh gần như trong Trung hưng thực lục, rồi đến thân thể Trịnh Kiểm trước khi tòng sự Nguyễn Kim. Phần nầy là phần chính. Phần giữa chép những chi-tiết có tính-cách gia-đình của các vương phi từ Trịnh Kiểm đến Trịnh-Bồng, gồm những thời-điểm sinh, lập, mất, những tên tôn, thụy, và địa-điểm lăng phần. Phụ vào phần giữa, có chép tên và tôn hiệu của các vương-tử. Phần cuối là bảng kê theo thứ tự tháng ngày trong năm những lễ kị và sinh ở « chính cung », nghĩa là của các vương phi, và những lễ thường-xuyên khác.

    Trước bảng kê nầy, tác-giả có tóm-tắt thế-hệ mình và giải thích có sự kí-tải ấy, bằng những lời (dịch) sau :

    Trên đây, kể từ Thế-tổ Thái vương (Trịnh Kiểm) sinh hạ các vị vương, công, tổng cọng được chín mươi bảy chi. Ngoài ra còn có những đường-chi (dòng cùng họ nhưng khác gốc)… và họ Trịnh Vĩnh được ban quốc-tính… cọng thành chín mươi chín chi. Trừ một chi kế trưởng, thật còn chín mươi mốt (?) chi.

    Từ họ nhà phù Lê hoàng đến nay gần ba trăm năm, lâu đời cách diễn, đến năm Bính-ngọ, Cảnh-hưng thứ bốn mươi bảy (I786), ngày tháng sáu, vì quốc-biến (Quân Tây-sơn chiếm Thăng-Long và đóng ở phủ chúa mà chúng đốt trước lúc rút lui về Nam) mà chính-bản thế-phả để trong hòm vàng cất trong phủ chính bị thất lạc.

    May thay ! Trời giúp nên công. Năm Nhâm-tuất (I802), ngày tháng sáu năm đầu niên-hiệu Gia-Long, đại-giá bắc-phạt, lấy lại kinh thành. Đoái nhớ đến họ thông-gia, nhà Vua bèn chiếu đòi (người họ Trịnh) tới, và sức bảo đem thế-phả tiến lên xem. Lại sức biên và báo tên người họ ta, đòi chi-trưởng và người các chi ấy thân tới đầu phục, và đem gia-phả chi mình hội trình.

    Họ ta và viên nọ còn có Thế-gia sự-tích. Từng tờ từng chữ đem trình, chữa lại cho đúng mà soạn thành một tập chuyện xưa, dùng để lại đời sau hưởng lâu dài…

    Vậy theo lời Trịnh Cơ thuật lại trên, thì nhân khi Gia-Long đem quân đuổi Bảo-hưng, đóng doanh ở Thăng-Long, vua mới ra lệnh cho họ Trịnh trình thế-phả, cho nên mới theo một bản cũ mà soạn bản nầy.

    Mà quả thật vậy. Theo Đại-nam thật-lục chính biên Đệ nhất kỉ thì tháng sáu năm Nhâm-tuất (I802), Gia-Long tới Thăng-Long.

    Tháng bảy… Sai chọn người dòng-dõi họ Trịnh để coi việc thờ cúng họ Trịnh. Trước khi đại-giá bắc phạt, người họ Trịnh đều sợ bị giết. Vua hiểu rõ tâm tình, hạ chiếu dụ rằng : « Tiên-thế ta với họ Trịnh vốn có nghĩa thông-gia. Trong khoảng trung-gian, Nam Bắc chia đôi, dần thành ngăn rẽ. Đó là việc đã qua của người trước, không nên nói đến nữa. Ngày nay, Đàng trong Đàng ngoài thành một nhà. Nghĩ lại mối tình thích-thuộc tự bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã khuất. Nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên ta báo cho hay. Hãy họp lại ; chọn lấy một người tộc-trưởng mà giữ việc thờ cúng, để giữ tình nghĩa đời đời » (Quyển I8. Xem bản dịch của Xuất-bản Sử-học Hà-nội, tập III, trang 48, 49).

    Đến tháng chín, cấp ruộng thờ (500 mẫu) cho họ Trịnh, sai Trịnh TƯ coi giữ việc thờ cúng. Lại tha binh dao và thân-thuế cho 247 người họ Trịnh (Bản trên, trang 75,76).

    Những sự kể trong chính-sử khiến ta tin lời Trịnh Cơ chép trong lời bạt dẫn trên, và chắc rằng bản Trịnh gia thế phả nầy có căn bản đáng tin cậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHồ Sĩ-Dương (I622 – I68I). Người xã Hoàn-hậu, huyện Quình-lưu, Nghệ-an. Năm Ất-dậu I645, đậu giải-nguyên trường Nghệ-an. Năm I648, đi thi hộ người khác, bị tội phải sung quân. Ba năm sau lại được phép thi hương trở lại. Thi lại đậu. Năm sau (I652) đậu tiến sĩ, sau lại đậu kỳ thi đặc-biệt gọi là thi Đông-các. Năm I673, làm chánh-sứ đi Thanh. Khi về, được coi ti làm quốc-sử, sung chức tham-tụng, kiêm Đông-các, được phong tước Duệ quận-công (Đăng khoa lục, quyển 3/I7b).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSách nầy sẽ gọi tắt là Trung hưng thật lục. Chép công-trạng các chúa Trịnh « phù Lê-hoàng » từ năm I533 đến năm I675, đang đời Trịnh Tộ. Nay còn bản in có tựa đề năm đầu Vĩnh-trị (I676). Sách gồm bốn phần : tựa (4 tờ), quyển một 20 tờ, quyển hai I2 tờ và quyển ba I9 tờ. Giúp Hồ Sĩ-Dương có hai quan bồi-tụng là : trạng-nguyên Đặng Công-Chất (khoa thi Tân-sửu I66I) và Đào Sĩ-Chính bảng-nhãn cũng cùng khoa ấy. Cả hai người đều có đi sứ Thanh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThư-viện ĐPBC còn có nhiều quyển gia-phả họ Trịnh nữa : Trịnh vương phả kí (676), Trịnh gia phả kí (2492), Trịnh thị kim-giám thật lục (2395), Trịnh thị thế phổ (64I) và Trịnh thị gia phả (39, 767, 808, I32I). Ông Trịnh Như-Tấu có xuất-bản một tập gia-phả họ Trịnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/10/17
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    DỊCH PHẦN ĐẦU TRỊNH GIA THẾ PHẢ

    Sau đây là lời tôi dịch. Nguyên-văn không chia đoạn, không chấm câu. Muốn mạch lạc rõ ràng, tôi sẽ chia đoạn, và thêm tiểu-mục. Thỉnh-thoảng tôi lại chú-thích vắn-tắt bằng câu đặt trong cặp dấu ngoặc đơn. Những chú-thích dài thì sẽ để làm cước-chủ.

    TRỊNH LIỄU VÀ MỒ PHÁT TÍCH.

    Ở lộ Thanh-hóa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phủ Thiệu-thiện, huyện Vĩnh-phúc, xưa là Vĩnh-ninh, sách Sáo-sơn, Trịnh LIỄU lấy vợ họ Hoàng – khuyết tên –. Cha, tên Trịnh KỈ, mẹ họ Hoàng – khuyết tên –. quê ở sách ấy. Gia-tư nghèo đói. Dời nhà tới chốn Eo Mực ở sách nhà, làm nghề bán nước chè cho khách để kiếm ăn.

    Một hôm, ông đi cày ở đồng trong núi. Đến chỗ Vực Tôm, gặp một ông già hơn chín mươi tuổi, sắc mặt sáng tươi, thần thể thanh tú. Già ấy hỏi ông nhà (Tr.Liễu) rằng : « Tiên-sinh người đâu, họ gì ? Cày ruộng chăn trâu ở núi mà lại siêng học hành thế nhỉ! ».

    Ông nhà đáp : « Tôi quán ở Sáo-sơn. Từ nhỏ mồ-côi, nghèo đói. Vốn thích sách vở ».

    Trong khi trò chuyện, không dè mặt trời đã gác núi. Ông nhà bèn mời già về nhà nghỉ lại một đêm. Khi tới nhà, thì thấy mấy gian lợp lá, một cái chõng tre. Ông nhà mời già lên giường ngồi, kính cẩn đem mời ăn cơm sơ-sài nhạt-nhẽo.

    Già khen ông nhà có đức ; bảo ông rằng : « Lão đây vốn sành phong-thủy, thấy trong đất sách nầy, chỗ Nanh Lợn, có một huyệt có khí quí. Táng đó thì bốn đời sau phát vương ».

    Ông nhà nghe nói liền mừng. Theo lời, đem hài cốt cha mẹ nhờ già lập hướng mà táng. Táng xong bèn về. Đêm ấy trời đất chuyển động, mưa gió nổi to. Già hỏi : « Ông có dám đi thăm huyệt không ? ». Ông nhà đáp : « Có ».

    Bèn cắp dao đi thẳng đến chỗ ấy. Thấy điềm lạ làm sợ hãi ; bèn trở về. Già hỏi : « Ông có thấy gì không ? ». Ông nhà đáp : « Bốn bề đen tối, trong mộ thì có sáng như có ánh trăng. Xa trôngthấy có rồng đen nằm ấp lên trên ».

    Già nói : « Rồng vàng là đế. Rồng đen là vương. Nhà ông nầy tích lại âm-công ; Trời giáng phúc cho đó ».

    Ngày hôm sau, ở chỗ mộ còn thấy dấu rồng nằm, làm gãy dẹp cây cỏ chung quanh đến một mẫu.

    Già bấy giờ thử đòi lễ vật. Ông nhà bán hết cả ruộng vườn mới được bảy mươi ba quan cổ-tiền (một nghìn đồng tiền), soạn-sửa đưa biếu già. Ông nhà lại hỏi : « Âm-địa đã xong ; còn dương-trạch (nhà ở) thì đặt chỗ nào ? ». Già biết lòng ông nhà thành, bèn mách cho một cuộc ở xã Biện-thượng, chỗ Ngõ thẳng. Cuộc đất nầy thì phái sau có núi Hoành làm thế Huyền-vũ, phía trươc có núi Viễn-triều làm thế Chu-tước, phía tả có hình cờ lớn, phía hữu có hình gươm dài, trên lưng có hình mệnh-ấn ; chốn ấy có thể dựng nhà ở, tọa Quí, hướng Đinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Già lại mách : « Ở núi Hùng lĩnh, chỗ Mã cũ, có thể làm thọ-phần (mộ) ».

    Nói xong, già từ giã lên đường. Ông nhà tiễn đi cùng. Đến chỗ Cổ-dải (hoặc Cổ-đái) thuộc huyện Tống-sơn, thì thình-lình mưa gió ào tới, mù xuống mờ-mịt. Lão biến mất, không biết là đi đâu. Bấy giờ mới biết ấy là thần tiên đã hiện ra, đặc-biệt đến dâng phúc. Bởi thế, về sau, cứ chỗ đất nầy lập đền thờ, truy phong tôn hiệu là Tống thiên-vương. Hằng năm có đặt bài-vị thờ ở bên tả sân Phủ (phủ chúa Trịnh ở Thăng-Long) mà cáo tế.


    TỪ TRỊNH LIỄU ĐẾN TRỊNH KIỂM.

    Lại nói nối chuyện Trịnh-LIỄU. Ông cùng anh em gánh tiền (nguyên đã biếu cho già) mà trở về. Theo lời dặn, tới Biện-thượng dựng nhà ở. Sau đó, đi thi hương-tuyển đậu tam trường. Ông tự bỏ nhà ở chỗ Eo mực tại Sóc-sơn mà tới ở Biện-thượng. Chỉ được ba năm (thì mất).

    Con là Trịnh-LAN [], lấy vợ họ Hoàng, người xã Biện-thượng. Sau sinh Trịnh-LÂN [], là con thứ. Lân lấy vợ họ Hoàng, quán huyện Yên-định,Vệ-quốc, Hổ-thôn.

    Sau, Lân sinh bốn trai. Con thứ ba tức là Trịnh-KIỂM []. Còn con đầu, thì là Trịnh-THƯỢC [], tức là ông Phúc-nguyên, sinh ra Trịnh-QUANG [], sau được phong tước Phong quốc-công. Vì gia-trưởng đại-tộc có nhiều công-lao sau con cháu được nối quản-lĩnh đội Phụng Nhất, coi miếu Chính-cung (nhà thờ chính họ Trịnh ở trong phủ chúa) và phủ-từ (nhà thờ) Cầu Mộng (một cửa Thăng Long).


    TRỊNH KIỂM TRỘM TRÂU.
    Lại nói đến chuyện ông nhà Trịnh Kiểm. Lúc vừa lên sáu, cha mất sớm. Ông cùng mẹ lại về tổ-quán ở Sóc-sơn. Đến năm lên tám, chín tuổi, rèo trâu ở núi Phượng ; cùng trẻ chăn trâu chơi đùa, kết thành đội ngụ, luyện tập ở núi như thể binh cơ. Hoặc khi trộm được gà vịt, thì cho mục-đồng ăn uống.

    Một hôm, ông bảo mục đồng đều sắp xếp đủ các đồ dao giắt lưng, nồi muối, cùng nhau tới phần đất Yên-việt, chỗ Đầu-voi, trộm lấy một con trâu nái. Rồi ở trong núi đốt lửa, làm thịt trâu để khao mục-đồng.

    Trong làng, có một người đi hái củi về, qua chốn ấy, thấy trong núi có khói lên ; bèn vào xem, thì bất ngờ trông thấy vậy. Các trẻ đều sợ chạy. Chỉ một mình ông Trịnh Kiểm nhà ta ngồi nghiêm chỉnh như thường, sắc mặt không đổi. Người kia hỏi duyên-cố (sự giết trâu). Ông nói : « Con trâu nầy bị gãy chân, cho nên có việc giết trâu ăn thịt nầy ».

    Người ấy bắt lấy tang vật, giắc ông về đình-trung, họp làng lại (để xử). Có kẻ bảo đem nhận nước giữa sông. Có kẻ nói nên đem kiện để quan ti trừng trị. Trong đó, có một người bảo rằng : « Chuyện nầy không phải là chuyện chim, chuyện muông. Bất quá ta (chỉ) bắt khoán để răn nó ».

    Các kẻ khác cũng bằng lòng bắt tộc-thuộc và mẹ đẻ, rồi đuổi ông đi ở đất khác. Ông bấy giờ I6 tuổi (năm I5I8).

    Từ đó phiêu-cư ở làng Bồ-xuyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tại huyện Yên-mô (thuộc Ninh-bình ngày nay) ; ở trọ được kẻ nhà giàu Đến năm hăm bốn tuổi (I526) thì cưới vợ - có kẻ nói là họ Trần, tên Ngọc Lĩnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkrồi lưu ở đó. Sau không biết tăm-tích bà ra sao. Nay tạm giữ tên lại để làm ghi.


    TRỘM NGỰA NINH-BANG HẦU.

    Trong khoảng niên-hiệu Thống-nguyên (em Lê Chiêu-tông, do Mạc Đăng-Dung đặt lên thay anh đã bỏ Kinh-thành trốn Mạc) năm Đinh-hợi (I527), họ Mạc đã tiếm ngôi Lê. Bấy giờ Lê có bầy-tôi tên NGUYỄN KIM, quê ở huyện Tống-sơn, trang Gia-miêu-ngoại, ngầm rút về sách Cổ-lũng huyện Cẩm-thủy, mộ quân đánh Mạc.

    Tướng-quân nhà Mạc là NINH-BANG HẦU, họ Lê, quán xã Biện-thượng tiến phát quân về đóng ở phần đất huyện Vĩnh-ninh. Mẹ già (Trịnh Kiểm), là bà họ Hoàng, thân tới xin đem con đến làm gia-thần, để ứng việc quân, may chi lập chút công danh. Ninh-bang hầu mừng, nạp nhận.

    Trước hết, ông Trịnh Kiểm nhà thưa với mẹ già xin đi tới nhà họ Trần ở Bồ-xuyên đem vợ con về.

    Ninh-bang hầu có trại ruộng vừa mua được ở sách Thọ-liêu ; cho ông ở đó cày và chăn. Ông nuôi trâu ngựa. Hằng ngày tập cưỡi ngựa. Ông rất tinh về ngựa hay. Nhân đó, trộm lấy ngựa hay mà trốn sang huyện Cẩm-thủy. Ấy vì ông có người anh họ, trên Trịnh Quang – tức là Phong quốc-công (Theo đoạn trên thì Quang là con anh cả của Kiểm) – trước đó đã theo Nguyễn Kim ở sách Cổ-lũng và đã đón mẹ ông (Tr. Kiểm) để cấp cơm áo.

    Ninh bang hầu được tin ông đã trộm ngựa tốt của mình mà bỏ trốn ; bèn mách với Mạc. Mạc sai đuổi bắt. Ông trốn tại xã Yên-định ở nhà tên Nữu.


    MẸ GIÀ BỊ GIẤN NƯỚC.

    Trước đó, người ở trai tới trình với Ninh-bang hầu rằng ông lấy trộm ngựa hay và bỏ đi đã nhiều ngày không thấy trở về. Ninh-bang hầu tìm bắt mẹ già ông. Mẹ già trả lời : « Sinh con ai nỡ sinh lòng ! ».

    Ninh-bang hầu dụ rằng : « Phải ! Hãy thả cho về tìm Trịnh Kiểm và đem ngựa đực trả lại. Như thế, mầy sẽ được thưởng. Nếu không thì sẽ đuổi tìm bắt không tha ! ».

    Bà khéo lời vâng mệnh mà về. Tìm được người có nghĩa cũ, nhờ bắn tin cho ông và bảo : « Quả thật, ta đã tìm được kế thoát vẹn toàn. Đừng lo đến mẹ già nữa ; hoặc có thể trở ngại công việc đó ».

    Ông được tin ấy. Đêm, ngầm về nhà người cậu ở Hổ-thôn (quê mẹ - xem trên), ý muốn đem trẻ già (vợ con và mẹ) cùng đi tránh họa. Kịp đến khi nghe tin ông đã về, mẹ liền gấp tới nhà người cậu.

    Bấy giờ, có kẻ khác ngầm mách Ninh-bang hầu. Hầu liền mật sai hai xã Sóc-sơn, Biện-thượng đem trai áp đến rình bắt. Khi ấy xã-trưởng xã Biện-thượng, là người trong họ, tới nhà ông Lang. Thấy mẹ con ông ở hiên sau đang bắt rận, lập-tức lấy hòn đất ném vào Ông ngoái cổ (nhìn), thì thấy ông Lang nhiều lần nháy mắt làm hiệu. Ông hiểu rằng có điều gì khác ý, liền chui qua mấy từng rào mà chạy trốn đến nhà tên Nhà Hữu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở xã Yên-định. Người nầy rất có lòng lành, muốn làm kế cho ông thoát nạn. Y bèn mở kho thóc, bới thóc lên, (rồi) lấy cái bồ nan nhỏ, giấu ông ở trong ; bên trên lấy lúa che kín.

    Lúc ấy, người hai xã lùng tìm trong nhà ngoài vườn, đâu cũng không thấy tung-tích. Chúng bắt được mẹ già, điệu về giam lại.

    Bấy giờ, có kẻ quen ông trước, gốc Chiêm-Thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ở Biện-thượng, tên là Vũ Thì-An, vợ là Phan Thị-Man sinh được hai trai : Vũ Đình-Tung Vũ Thì-Lương. Người ấy động lòng vì tình bạn cũ, tìm tới xã Yên-định. Đầu tiên, ông hơi nghi, nên lánh mặt. Vũ Thì-An chỉ trời, thề rằng : « Nếu tôi ở hai lòng thì Trời sẽ giết ». Nghe tiếng nói, ông mới nhận đó là bạn cũ ; bèn dám ra mặt để trò chuyện. Cha con Thì-An xin cùng ông đồng tâm kiệt lực.

    Đêm ấy, ba cha con y đưa ông đến sách Cổ lũng. Khi y trở về thì thấy Ninh-bang hầu đã sai xã Sóc-sơn đan lồng tre nhốt mẹ già ông, rồi bỏ tảng đá lớn vào trong mà ném xuống bến sông ở chỗ Tiền-đình.


    BẠN GIÚP TÁNG MẸ.

    Thì-An tức-thì sai Đình-Tung đang đêm đi sách Cổ-lũng, vượt một mạch tới báo cho ông (biết) ngày ấy, ngày ấy, có chuyện thế nầy, thế nầy…

    Nghe xong câu chuyện, ông khóc xót không dừng ; than rằng : « Việc đã dường nầy, trả lời làm sao ? Người làng ta sao mà nhẫn tâm phụ bạc với ta như vậy. Ngày sau, nếu ta thành nghiệp lớn, thề sẽ không về làng cũ nữa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ».

    Ông quay lại dặn Đình-Tung rằng : « Ta cùng cha con mầy, đã như gan với mật, đối nhau như thế, thì ta không nên nói nhiều lời. Ông ta tức là ông mầy (thành-ngữ, lời Lưu Bang, Hán Cao-tổ) ». Nhờ dùng đủ mọi cách mà tìm xác mẹ già ta. Cốt làm sao chôn giấu chỗ kín cho được. Ngày sau, Trời sẽ giúp ta thành công ; thì công mầy chẳng nhỏ. Mầy muốn gì tha hồ, ta sẽ cho ».

    Đình-Tung trở về đến nhà, mách chuyện lại với cha Thì-An bèn thuê người xã Yên-lão giả đi dọc sông thăm dò, thì quả thấy thây nổi lên ở bến sông Biện-thượng, chỗ Quai-vạc.

    Bấy giờ, có người đánh cá quán ở Đông-biện, tên là An-Dũng sáng sớm ra ngoài (sông), thấy thây nổi gần chỗ ấy. Nó về báo người làng ; toan sửa-soạn cuốc xuổng đi ra chôn. Khi ra đến chỗ ấy thì vừa đúng giờ Ngọ. Thình-lình thấy mối đùn lấp kín, đã thành mồ. Người ta đều cho đó là một sự lạ xưa nay (hiếm có). Há chẳng phải Trời xui ra sao ! Tiếng đồn rậy gần xa.

    Thì-An lại sai hai con đến xã Cổ-lũng, đem việc ấy mật báo với ông. Ông nói : « Tuy đó là điềm lạ tốt, nhưng nếu cứ để (mồ) yên ở chỗ ấy, thì ắt chúng (Mạc) sẽ biết ; sợ có sự đáng lo sau. Không bằng hãy trở về chóng mà ngầm lấy xác, đưa đến chỗ vắng, chôn giấu cho kín ».

    Rồi thì, bọn Đình-Tung trở về. Đêm ấy, lúc người ta ngủ say rồi, chúng bèn chỉnh-bị đòn thừng và chiếu mới, ngầm lấy xác mẹ già (Trịnh Kiểm), bọc kín cẩn-thận. Các con hỏi đem đi đâu. Thì-An bảo : « Điềm tốt rất lạ ; (như thế), thì động đến ắt người ta sẽ biết. Ta muốn tìm chỗ nào gần. Sợ ngày mai có kẻ thấy đã dời, thì sự-cơ bị lộ, và lời ủy thác sẽ không thể mong thành được. Thà rằng chịu khó nhọc một chốc, may khỏi sự lo gấp tới. Bất quá ta sẽ theo đường núi Đường Cán mà đi là phải đó ».

    Bọn cha con Thì-An gánh gồng đi đến chân núi. Phải chăng Trời đem tốt đến, chứng tỏ lòng thành. Chợt gặp hổ đứng giữa đường. Chúng kinh ngạc, sợ run ; bèn chạy băng ruộng khô, thẳng tới xứ Đồng Rạng, tức là ở đầu phần đất thôn Yên-việt. Thình lình nghe như có một tiếng súng nổ, Một khối tròn sáng từ đất bay lên trời. Chỗ ấy sáng như có bóng trăng mờ. Thì-An nhằm chỗ đất ấy mà táng.

    Xong xuôi rồi bèn về. Thì-An lại sai hai con trai đi tới Cổ-lũng mách ông rành rành mọi việc. Ông bảo Đình-Tung rằng : « Nay ta rất rõ rằng cha con mầy quả thật có tình cố-cựu. Ta cảm bội khôn xiết. Các phần mộ (họ ta) ở quên nhà, thì đều ủy thác cho mầy hết thảy ».

    Bọn Đình-Tung kính-cẩn chịu lời mà về.


    THEO NGUYỄN KIM LẬP ĐƯỢC CÔNG DANH.

    Đường-huynh (anh về họ mẹ) Thì-An là Phong-lộc hầu Trịnh Cơ đưa ông sang theo Hưng quốc-công Nguyễn KIM, gửi thân theo giúp việc.

    Một tối, ông nằm hóng gió mát. Đêm im lặng. Ông đánh một giấc trên chõng tre. Nguyễn Kim không ngủ ; rảo bước dạo chơi đêm, ngầm thăm trong doanh. Công (Nguyễn Kim) ngóng thấy trong tàu ngựa có ánh sáng hồng, bèn đè chừng đến chỗ ấy xem. Đến nơi thì thấy ông nhà đang ngủ say ; trên mặt có ánh sáng như có đuốc soi. Công bèn nghĩ đoán rằng đó là tượng đế vương. Hôm sau, Công triệu ông nhà tới, cho quản đội ngựa.

    Từ đó, Nguyễn Công thấy ông có anh khí, bèn cấp cho binh mã. Ông luyện-tập binh cơ, rồi đem quân đóng đồn lũy ở sách Vạn-lại. Kéo quân đánh Mạc, một trận đã thắng to.

    Nguyễn Công đem con gái, tên là Nguyễn Ngọc-Bảo 6, gả cho ông, và giao cho ông các việc quan-trọng của vua và nước. Mỗi lúc ông đem quân đánh Mạc, thì không bận nào là không thắng. Tiếng ông nổi rậy bốn phương gần xa hưởng ứng. Hào kiệt qui phụ. Từ đó, nhà Lê cố thủ đất Thanh-hoa, cùng Mạc cự chiến ; nhuệ-khí càng mạnh… Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ông tới huyện Phụng-hóa (Vùng Nho-quan ngày nay), giết đồ-đảng Côn-mang (Mường Côn ?) không sót đứa nào. Nguyễn Công lại sai ông nhà qua nước Ai-lao đón vua Nguyên-hòa (Lê Trang-Tông). Vua thấy ông trạng mạo phi thường, ủy cho tiết-chế, ban cho tước Quận-công. Bấy giờ ông 37 tuổi (Đại Việt Sử-kí toàn thư chép năm Nguyên-hòa thứ bảy – Kỉ hợi I539 – vua phong đại tướng quân Trịnh Kiểm là Dực quận-công)

    Ông trở về làng cũ mở tiệc đặt yến, bái tạ lăng mộ. Bấy giờ thái-úy Dương quốc-công (?) có ruộng ; ao, nhà, đất, mới mua ở xã Yên-hoằng, đem dâng. Ông mới dựng doanh, nhà ở ; trử dưỡng cung nữ, làm hành tại để khi qua lại trú nghỉ.


    TU CHỈNH MỘ PHẦN.

    Phàm mỗi khi đến ngày lễ bái ở lăng, từ, hoặc đến tiết lễ khác, thảy thảy ông trở về doanh nầy, phát cỗ bàn, thết sĩ tốt.

    Sau lại lập các phủ-từ ở Sóc-sơn, Biện-thượng, Vệ-quốc. Lại đặt ngự-phủ ở các xã Yên-định, Yên-hoằng để làm nơi phụng sự gốc nhà.

    Bấy giờ có thầy tướng địa giỏi người nước ta. Ông nhờ thầy đặt sửa lại các phần mộ từ năm đời ở chỗ Mã-cũ. Lại nhờ xét lại mộ mẹ già – tức là Tuấn-đứa phu-nhân - ở xứ Đồng Ráng tại thôn Yên-việt ; thì (thấy) quả là đã được huyết-mạch của một cuộc đất lớn. Bèn tu-chỉnh để y nhiên.

    (Về việc nầy) còn đủ bài chỉ truyền do long-bút (bút của đức Thái-vương Trịnh Kiểm) thảo, sẽ chép phụ sau.

    CHỈ TRUYỀN (Nguyên-văn bằng chữ nôm. Xem bản sao ở phụ-trương)

    Chỉ truyền Thám-nhọ cùng Nhân-lộc, Thuần-tín đẳng :

    Việc tớ đã chất (a) cùng Trời Đất, cùng Tổ Tiên, đã tốt lành mọi lẽ. Việc tớ nhậm hành cho chúng ngươi về đấy tớ được cậy. Ngươi thế làm cho tận trung nghĩa, làm sao cho nhà tớ dõi truyền hưởng phúc muôn đời. Đã mượn cẩn-thận nhậm sự ; đã suất định nơi mả, bi giới phụ Tổ (b). Dùng (c) xây mả Tổ một bên, mà dùng về bên tả. Mà điểm huyệt thì (d) đặt la-kinh (e) cho chính phương hướng. Xem định ban ngày ; dựng dấu cho minh.

    Ngươi cho cẩn mật. Chờ đến giờ Hợi ; khi đến thì làm việc tớ mượn. Ngươi đã biết việc. Dù Thầy (h) cũng vậy, dù kẻ Báo (i), Kẻ Sóc cũng vậy, đến đấy đêm hôm, chớ cho biết là đâu ; mới yên lòng tớ. Tớ đã tin dùng. Ngươi phải vâng lời cẩn-thận cho lắm, để tớ được cậy. Việc là can-hệ, chẳng phải chơi đâu.

    Mà ngươi khi cải hành, phải cắt kẻ nhậm sự cho nên lên đường Long-tụ hội (k) mà cải. Mà ngươi dùng cùng quản phủ nhà ngươi (l) đi cùng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các tên đất thấy trong Thế-phả nầy phần lớn nay còn trọn vẹn, hoặc đã bị đổi một phần vì có sự duyên-cách phần lớn vì kiêng húy các vua chúa. Sau đây là một vài thí dụ :

    Lộ Thanh-hóa là tên có từ đời Trần, sau có lúc đổi làm trại, làm phủ, làm đạo. Năm I469, đời Lê Thánh-tông mới đổi tên ra Thanh-hoa. Tên ấy giữ mãi cho đến năm đầu Thiệu-trị (I840) mới đổi lại Thanh-hóa, vì húy mẹ vua.

    Huyện Vĩnh-ninh có tên ấy trước năm I533. Vì kiêng tên Lê Trang-tông, tên đổi ra Vĩnh-phúc. Có lẽ trong đời Tây-sơn, cũng vị tị húy mà đổi ra Vĩnh-lộc.

    Tên làng Biện-thượng sau đời Tự-đức đổi ra Bồng-thượng cũng vì tị húy. Tên làng Đông-biện cũng bị đổi, có lẽ nay là Đông-tinh.

    Tên làng Yên-việt đã bị đảo lại thành Việt-yên. Không hiểu rõ vì có lẽ gì mà nhiều tên có tiếng Yên đứng đầu đã bị đảo như thế, ví-dụ xứ Yên-quảng thành Quảng-yên ngày nay.

    Tên làng Sáo-sơn cũng thường nghe đọc Sóc-sơn đúng như trong tự-điển Khang-hi. Nhưng trong bản-đồ của cục Họa-đồ Đông-dương thì tên làng là Sáo-sơn.

    Những tên như Yên-định, Vệ-quốc, Hổ-thôn, Vệ-hoằng, Cẩm-thủy, Cổ-lũng, Yên-mô, Bồ-xuyên, Yên-trường, Vạn-lại, Thọ-liêu vân vân đến ngày nay vẫn còn.

    Những tên núi thì thường tên quan-danh và tên chúng-danh thường khác, nên ít thấy như trong các bản-đồ mới.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐoạn nầy tả địa-hình theo thuật phong-thủy : những cồn đất hoặc núi chung quanh một địa điểm được coi như những vật, những dụng cụ nó có ảnh hưởng đến người ở trên đám đất ấy hay là người có mả tổ tiên ở chỗ ấy. Ví-dụ núi là bức bình, dải đất là cờ, là kiếm. Thế Huyền-vũ là bức bình ở phương bắc ; thế Chu-tước là bức hình ở phía nam. Mệnh-ấn là mô đất hình vuông…

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXem các địa-điểm trên bản-đồ phụ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTên các con gái vua chúa xưa đều đặt chữ Ngọc đứng trước. Hình như vợ các vương công cũng vậy. Vợ Trịnh-Kiểm là Ngọc-Bảo, con Nguyễn-Kim. Vợ Trịnh Tùng là Lại-thị Ngọc-Nhu, con gái Lại Thế-Khanh Vợ Trịnh Tráng là Nguyễn-thị Ngọc-Tú, con gái Nguyễn Hoàng… Đây, tên Ngọc-Lĩnh có lẽ sau khi Trịnh-Kiểm hiển đạt rồi mới đặt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhà Nữu : tiếng nhà đặt trước tên không có nghĩa nhà ở. Đó là một lối xưng hô một người quen biết, xưng hô một cách không khinh không trọng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCác tù-binh Chàm từ đời Lí đến đời Lê Thánh-tông phần lớn được phân-cư vùng Nghệ-an, Thanh-hóa. Nay còn có những vết tích hoặc trong gia-phả, hoặc trong tục truyền. Những bệ tượng Phật còn thấy ở chùa Báo-ân ở Thanh hóa chắc là thợ Chàm trang-sức (Xem sách Lí Thường-kiệt của tôi, trang 44I).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSau khi đã được phong tước, Trịnh Kiểm đóng doanh phủ ở làng Biện-thượng, chứ không ở Sáo-sơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrong đoạn nầy, bản sao hình như có sót, hoặc xáo trộn một số câu.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CHỈ-TRUYỀN (nguyên văn, bằng chữ nôm do TRỊNH-KIỂM viết)
    Bản sao của ​
    Hoàng Xuân-Hãn​

    Capture 19.PNG


    Chính việc thì mượn ngươi cứ giờ Hợi. Mà ngươi xem đồng-hồ (m) cho chính giờ. Mà ngươi mật hành cẩn-thận cho nên việc sẽ ra. Đường thì xa ; tớ đã tin dùng ; ngươi nghĩ thế nào cho cẩn-thận, chẳng phải gần mà truyền lời đi lại. Sự thì mặc (n) ngươi liệu dùng mọi lẽ cho trọn vẹn tốt lành, cho tớ cậy.

    Nhược bằng khai thấn thế quan, thì được giờ dần ngày hai chín (o). An táng thì sẽ đợi (giờ) Hợi (p). Đường thì xa ; Mặc (n) ngươi liệu cho kịp giờ mới nên việc. Mọi việc chính hành, ngươi giữ làm sao cho ai đấy, cùng thầy (h), mữa (q) cho ai biết. Chớ cho tường sự li thì mới yên lòng tớ.

    Kim ngân lễ vật, tớ nhậm hành cho. Mà ngươi phải nghĩ dù tế cáo việc chi, thì làm gia hậu cho trọng hậu. Mà ngươi trai-giới cho kính cho tin (r).

    Việc chính, dùng thì dùng cái gỗ vàng-tâm (s). Ấy cái trạng cải táng, vậy (t) tớ đã yên lòng nhậm sự cậy dùng. Dù làm việc, trước sau, ngươi phải nghĩ tiết thứ mà dụng hành. Những việc dùng thế nào, hoặc là mộng hiện, hoặc là tường thụy thấy những điều chi ; hoặc khi thế quan tài, hình hài đã tiêu hóa thể nào ; cho hết mọi lẽ (u), thì mặc (n) người dụng hành (c) mà biên mộ tờ trần sự thật cho hết tình-tệ trước sau mọi lời tường tận minh bạch. Rồi (x) việc thì cho ra kíp ; cho tớ được biết, cho yên lòng tớ.

    Mà ngươi biệt (y) tạm ở lại xem làm ba giá ngựa (z), cho yên mọi lẽ. Ngoài năm mười ngày, cho biến hóa vẹn vẽ. Thế nào hãy có tin ra cho (yên) (v) lòng tớ dạy. Thế nào thì ngươi sẽ ra chầu.

    Ngươi xem cẩn thận cho (yên) lòng tớ, cho tớ cậy. Với như : đất cải về đất (w) thì lại hoàn đấy.

    Tự truyền (g).


    VÀI NHẬN XÉT ĐỐI VỚI CHỈ TRUYỀN.

    Đạc-điểm của bài chỉ truyền không những là lời bằng quốc-âm, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vì trái với điều nhiều người tưởng, trong thời Hán-học, quốc-âm hay được dùng trong thực-tiễn. Nhất là trong thời loạn, những kẻ chức-trách phần lớn không phải nho-gia, không phải văn-nhân. Sự lạ hơn là bài ấy đã tồn tại đến ngày nay, tuy nó không có tính-cách văn-chương một chút nào, mà cũng không có tính-cách long-trọng như những lời thề của Lê Lơi mà tôi đã trình.

    Nó chỉ có tính-cách gia-đình, khiến ta không có lí-do gì nghi ngờ nó không xác-thật. Nhưng bị sao đi sao lại, chắc có nhiều chữ sai, có chữ sót. Tôi đã nhận được một số sai sót mà tôi sẽ nêu sâu. Vả chăng, văn ta đời trước không hề chấm câu. Sự ấy khiến thêm hồ-đồ những câu đặt đã không gãy-gọn.

    Sau đây tôi hiệu chú một vài điểm.

    Chỉ truyền là lời vua chúa ban xuống ngỏ một ý gì. Đây Trịnh Kiểm gửi chỉ cho ba người thân-tín mà y đã sai về quê lo việc cải táng tổ tiên. Không biết rõ ba người ấy, Thám-thọ, Nhân-lộc và Thuần-tín là ai. Chắc đó là ba hiệu tước mà thôi. Phải chăng đó là ba cha con Vũ Thì-An (xem trên) ?

    (a) Chất : nguyên viết chữ Chất, cũng đọc chí. Đọc theo tiếng chữ hay tiếng nôm cũng không thấy rõ nghĩa lắm. Hoặc là lấy nghĩa minh ước, thề hẹn và tiếng ấy xưa hay dùng.

    (b) Câu nầy khó chấm, khó phân tích. Tôi nghi có chữ sót và chữ sai. Nghĩa có lẽ là : đã định chia phần đất chỗ xây mộ, chỗ dựng bia.

    (c) Dùng : nghĩa xưa là làm. Cũng nói dụng hành.

    (d) Trong bản sao, chữ Thì có chỗ viết tránh húy vua Tự-Đức, nhưng có chỗ không. Vả chữ Nhậm cũng húy vua Tự-Đức thì không hề tránh. Thế chứng rằng kẻ cuối sao bài nầy viết sau đời Tự-Đức nhưng theo một bản cũ hơn.

    (e) La-kinh : địa bàn dùng để nhắm hướng. Cũng nói la-bàn.

    (g) Dự : dự bị ghi lại.

    (h) : Thầy : Nguyên ở chỗ nầy viết chữ Tử là tía ; trong khoảng : dưới có viết chữ Thất kép. Chắc cả hai nơi đều chữ Sài đọc thầy []. Trỏ thầy địa. Vả trong Gia-phả, có nói đến thầy tướng địa người Việt được Trịnh Kiểm mời cải táng tổ tiên.

    (i) Nguyên viết « dù kẻ báo kẻ Sóc cũng vậy ». Không rõ nên chấm câu ra sao. Không lẽ bấy giờ Trịnh Kiểm còn sợ có kẻ mách chuyện với xã Sóc-sơn. Vậy tôi hiểu Kẻ Báo trỏ một làng nào đó cũng như Kẻ Sóc trỏ Sóc-sơn.

    (k) Câu nầy chấm khó. Phải đọc tụ-hội liền nhau chăng ? Long hoặc Long-tụ là đất nào ?

    (l) Quản phủ nhà ngươi : trỏ người coi phủ nào ?

    (m) Xưa dùng bình đồng đựng nước, có lỗ ở đáy cho nước chảy từng dọt để tính giờ. Vì vậy dụng-cụ đo thời-gian gọi là đồng-hồ.

    (n) Ở ba nơi, bản sao chép chữ Điểm, ý không hợp với câu. Chắc là chữ Mặc ; lầm vì tự-dạng.

    (o) Không rõ rằng xưa nói hai chín hay là đã sao sót chữ mươi. Khai thấn thế quan : mở quan tài lấy hài cốt rồi thay quan.

    (p) Nguyên không thấy chép chữ giờ. Những chữ tôi tin rằng : đã bị sót đều để trong dấu ngoặc đơn.

    (q) Mữa : tiếng cổ nghĩa là chớ. Nay cũng còn dùng ở nhiều địa-phương.

    (r) Tin : nghĩa là thành tín, kính tín.

    (s) Theo câu nầy, ta hiểu rằng Trịnh Kiểm dùng hai tiếng việc-chính để trỏ sự thu-thập hài cốt để nhập quan. Hình như đó là lối nói kiêng một cách kính-trọng. Gỗ vàng-tâm là một thứ gỗ mầu hơi vàng, khá nhẹ, nhưng không dễ mục.

    (t) Tôi để dấu phẩy trên tiếng Vậy, vì xét ngôn-ngữ xưa, nhất là trong bức chỉ truyền nầy, tôi nhận thấy những câu nói thường bắt đầu bằng giới-từ, nó biểu-diễn sự liên-tục trong ý-chí.

    (u) Lẽ : nghĩa là điều.

    (v) Ở hai nơi, nguyên viết cho lòng tớ. Tôi tin đã sót chữ yên, vì có chỗ khác trong bài dùng cho yên lòng tớ.

    (w) Câu nầy tôi không rõ nghĩa. Hoặc có chữ sai sót chăng ? Hoặc phải hiểu như sau : còn như đất đào lên khi cải táng, thì hãy hoàn lại trong huyệt cũ. Như vậy thì phải đặt dấu phết sau tiếng cải.

    (x) Nguyên viết chữ Lai. Chắc đó là chữ Lỗi [] tự-dạng rất gần, và phải đọc rồi.

    (y) Biệt : nghĩa là riêng. Ý chừng muốn bảo hãy cho kẻ khác về báo trước, còn ngươi thì riêng tạm ở lại.

    (z) Ba giá ngựa : trỏ đồ mã thay ba cỗ xe có ngựa kéo. Tiếng biến hóa dùng ở sau trỏ sự đốt mã.

    (g) Tư truyền : nghĩa là nay truyền cho. Công-thức cuối tờ truyền.

    Đại-ý lời truyền là khiến người thân-tín về quê cải táng mộ tổ (một hay nhiều mộ ?). Việc chọn đất đặt hướng thì có một thầy phong-thủy làm, việc ngoài thì có người giúp. Nhưng sự quan-trọng là không cho ai, kể cả thầy địa, biết chỗ cải táng là đâu. Mà táng thì táng đêm, giờ Hợi (từ 9 đến II giờ đêm) để khỏi người ngoài biết việc và biết chỗ. Lại dặn kĩ-càng ngày giờ thay quan tài, ngày hăm chín giờ Dần (từ 3 đến 5 giờ sáng) ; dặn làm các lễ cho long-trọng, dặn biên chép những mộng triệu, những điều trông thấy khi mở quan và dặn đốt mã trước khi về.

    Đọc thư, ta thấy rằng Trịnh Kiểm, cũng như mọi người trong thời xưa, rất tin thuật phong-thủy, tin sự đặt mồ mã tổ tiên rất có ảnh-hưởng đến sự nghiệp của con cháu. Đọc các chuyện xưa, như trong sách Công-dư tiệp-ký thì đủ thấy. Theo khoa-học ngày nay thì đó chỉ là dị-đoan. Nhưng đứng về phương-diện tâm-lí thì chính đức tin vào phong-thủy khiến nên thuật ấy rất có ảnh-hưởng về sự hành-động, vậy về sự-nghiệp, của con người xưa. Những điềm lạ, những hiện-tượng bất thường kể trong gia-phả chưa hẵn là đã được bịa ra. Đó có thể chỉ là những hiện-tượng thiên-nhiên, có duyên-do lý-học ; nhưng với tâm-thần tin điềm thụy thì con mắt thấy ra một cách dị-thường.

    Trịnh Kiểm mồ côi từ khi sáu tuổi, chắc bị thất học hoàn-toàn. Đọc tờ truyền nầy ta không hề thấy vết nho-học chút nào. Còn như trong Thế-phả chép câu trả lời của Trịnh Kiểm « ngã ông tức nhược ông » (lời Lưu Bang Hán Cao-tổ, chép trong Sử-kí), thì đó chẳng qua là con cháu đời sau dẫn lời sách để dịch một ý thường của y mà thôi.

    Trái lại, lời thư Trịnh Kiểm rất hồn nhiên, như lời nói chuyện thường, nghĩa là không văn-hoa, không dàn-xếp. Ý lặp, ý dứt rồi lại nối, ý ngầm rồi bỏ lững. Lại hay dùng hư-từ, giới-từ làm câu nói có hình-thức liên-tục mà lời thành dây-dưa. Bởi những điềm ấy, ta có đây một phản-ảnh của ngôn-từ thường-dân đời xưa khá chắc-chắn.


    SỰ NGHIỆP TRỊNH KIỂM.

    Tóm tắt sự nghiệp Trịnh Kiểm, theo Trịnh-gia thế-phả, Trung-hưng thật-lục, Đại-Việt toàn-thư và Đại-Nam thật-lục, thì ta nhận thấy như sau.

    Quả thật Trịnh Kiểm xuất thân cố-cùng. Tuy tằng-tổ Liễu có nho-học, đời ông không có nhịp học-hành. Sinh vào năm Quí-hợi đời Lê Hiến-tông (I503), lúc sáu tuổi đã mồ côi cha, phải đi chăn trâu. Năm mười sáu tuổi (I518) phải phiêu cư ở huyện Yên-mô vì phạm tội trộm trâu. Vào khoảng hăm lăm ba mươi tuổi (I527-I529), trở về huyện nhà coi chăn ngựa cho tướng Mạc, Ninh-bang hầu.

    Lại trộm ngựa của chủ mà sang trốn ở doanh Nguyễn Kim. Được Nguyễn Kim cất nhắc, Kiểm theo đánh Mạc, được ban tước Dực-nghĩa hầu (Tr. H), cưới con gái Nguyễn Kim (I533) rồi ban tước Dực quận-công (I539 – 37 tuổi).

    Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết (Ất tị I545), Kiểm thay Kim cầm tất cả quyền-bính (43 tuổi) : được trao chức đô tướng, tiết-chế tất cả các doanh thủy bộ, kiêm coi tất cả các việc quân, việc trong triều ngoài quận, tước Thái-sư, Lạng quốc-công, được tiện nghi ban chức tước rồi tâu sau (T. Th. Quyển I6/7b).

    Lại « nghĩ rằng gốc lập nước cốt là được địa hình tốt, bèn chọn thắng-địa ở sách Vạn-lại mà lập hành-điện cho vua ở » (Tr. H. quyển L/6a). Ấy năm Bính-ngọ (I546 – T.Th. I6/8a). Trước đó chắc hành-tại ở Tây-đô (T.Th.I6/3a).

    Rồi Kiểm củng-cố địa-phương, thu phục nhân-tâm. Lê Trang-tông mất (Mậu thân I548), con mới tám tuổi được lập, tức là Trung-tông. Tự-nhiên quyền-hành hoàn-toàn vào tay Trịnh Kiểm. Năm Canh-tuất (I550), các đại-thần Mạc, Lê Bá-Lân, Nguyễn Thuyến, các kiện-tướng như Nguyễn Quyện (con Thuyến) về theo Lê. Thế-lực Lê bành trướng.

    Kiểm đưa quân ra gần đến Thăng-long (I55I). Mở chế-khoa ở Thanh-hoa để chọn văn-thần (I554).

    Kiểm đóng doanh ở làng mình : Biện-thượng (I554). Đánh lui đại-quân Mạc sai vào chiếm lại Thanh-hoa (I555).

    Năm Bính-thìn (I556), Trung-tông mất, không con. Trịnh Kiểm muốn chiếm ngôi vua, nhưng chắc sợ lòng dân không thuận trong khi thế-lực mình còn yếu. Vì vậy sai Phùng Khắc-Khoan hỏi ý Nguyễn Bỉnh-Khiêm. « Ông không đáp, chỉnh ngoảnh bảo người nhà rằng : « Năm nay mất mùa, vì lúa giống không tốt. Chúng bay nên tìm lúa cũ mà gieo ». Lại bảo ra chùa, khiến kẻ coi chùa quét giọn và đốt hương. Ngoài ra không bảo gì nữa. Ý chừng bảo ý ngầm thờ Bụt để ăn oản. (Công-dư tiệp-kí, chuyện Bạch-vân am cư sĩ) Khắc-Khoan về gấp cáo lại. Thế-tổ, Trịnh Kiểm, tỉnh-ngộ, bèn lập Anh-tông.

    Năm Đinh-tị (I557) Kiểm đại bại một lần nữa quân Mạc ở vùng Tống-sơn, nhưng khi kéo quân ra vùng Sơn-nam thì bị Nguyễn Quyện, bấy-giờ đã trở về theo Mạc (bị trúng kế của Nguyễn Bỉnh-Khiêm), đánh tan.

    Năm Mậu-ngọ (I558), sự nghi-kị đối với con cái Nguyễn Kim càng tăng. Con đầu Nguyễn Kim, là Nguyễn Uông, đã bị hại. Nguyễn Hoàng, theo chỉ-giáo Nguyễn Bỉnh-Khiêm và nhờ chị ruột Ngọc-Bảo là vợ Trịnh-Kiểm, được sai vào trấn Thuận-hóa. Trịnh Kiểm bắt đầu chiến-sách đánh vòng lên phía tây bắc và đông bắc Thăng-long (I559, I560), nhưng danh-tướng Mạc là một thân-vương Mạc Kính-Điểm đem thủy-quân đánh úp vào Thanh-hoa, bắt buộc Kiểm phải rút quân trở về Tây-đô.

    Năm Kỉ-tị (I559), Kiểm được phong thượng-tướng Thái quốc-công, lại tôn là Thượng-phụ. Nguyễn Hoàng từ Thuận-hóa ra yết. Nhưng Kiểm bị ốm. Biết mình bệnh nặng, Kiểm tự giao binh-quyền cho con đầu là Trịnh Cối, đẩy Nguyễn Hoàng trở về Thuận-hóa. Rồi ngày I8 tháng hai năm Canh-ngọ (I570), bèn mất, thọ 68 tuổi. Được tôn tước Minh-khang Thái-vương, và thụy Trung-huân (T. Th. I6/26b). Táng ở làng Biện-thượng, chỗ Đường-cán ở núi Hùng-lĩnh.

    Xét lại, ta thấy Trịnh Kiểm chưa từng được phong vương hoặc nói cho đúng hơn thì không từng tự xưng vương. Nhưng từ năm Ất-tị (I545), sau khi nối nhạc-phụ giữ chức thái-sư, thì đã tự coi mình ở địa-vị vương. Bức chỉ truyền kia có lẽ viết vào năm ấy. Trong Thế-phả, liền sau bài ấy, có chép năm Ất-tị (I545) chép lầm ra Kỉ-tị, vì tự-dạng), bấy giờ ông bốn mươi ba tuổi. « Ý chừng đó là năm sai cải-táng phần-mộ tổ tiên. Hai tiếng chỉ truyền tỏ rõ rằng Trịnh Kiểm đã coi mình là bực vương-giả thật.

    Ngày nay, tất-nhiên ta không tin rằng nhờ mộ tổ mà họ Trịnh làm chúa tể trên bắc-phần nước ta trong 240 năm và truyền hơn mười đời. Nhưng ta cũng phải lấy làm lạ rằng trong một xã-hội thấm nhuần nho-giáo, với sĩ-phu luôn để chữ trung-quân làm đầu, mà vua Lê-chỉ có hư-vị, bầy tôi là chúa Trịnh lại nắm hết mọi quyền. Thế mới biết rằng cái nghị-lực kiên-cường, cái ý-chí tráng-dũng của Trịnh Kiểm đã đánh bạt quan-điểm luân-lí trong trường chính-trị nước ta trong lâu năm.

    Cái nghị-lực ấy có kết-quả tai-hại cho dân-tộc ta, là gây nên hai cuộc nội-chiến lâu dài : Trịnh Mạc và Trịnh Nguyễn và chỉ « đem thân trăm họ làm công một người ». Tuy vậy, nó cũng có một kết-quả hay nhưng bất ngờ : Nguyễn Hoàng vào phương Nam gây mối đầu của sự bành-trướng văn-hóa và dân-tộc Việt-nam vào góc Đông-nam châu Á, bành-trướng mạnh nhất trong khoảng hưu-binh gần một trăm năm giữa Bắc và Nam. Hậu-quả sự ấy chính là thời-cuộc khốc-liệt ngày nay ở góc đất nầy.

    Paris, mùa hè năm I966

    HOÀNG XUÂN-HÃN

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrước khi nhóm tu sử viết Trung-hưng thật-lục, chính theo Hồ Sĩ-Dương thì đã có bản cũ bằng quốc-ngữ, nghĩa là bằng nôm kể công các chúa Trịnh. Trong lời tựa, Sĩ-Dương có viết : « Công đức rất là rực rỡ, từ xưa nay dáng chưa từng có». Nếu không chép vào sách, thì lấy gì mà được biết rõ để cho người đời sau xem chăng ? (vương), bèn sai chúng tôi lượm lặt trong lục cũ bằng quốc-ngữ (thái dĩ quốc-ngữ cựu lục [], tham khảo các sách Quốc sử tục-biên, soạn làm sách thật lục).
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    2 BỨC THƯ BẰNG CHỮ NÔM VỀ THẾ-KỶ I7

    BỬU CẦM


    I – Bức thư của Kadoya Sichirobei gửi Chúa Nguyễn–Phúc–Trăn

    Theo KAWASHIMA MOTOJIRO [ ] [XUYÊN-ĐẢO NGUYÊN THỨ-LANG], Shuin-sen boèkishi [ ] [Chư-ấn-thuyền mậu-dịch sử], Tòkyò I92I, tr. 469, thì năm I670 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một vị linh-mục Nhật-bản tên là Kadoya Sichirobei[ ] [Giác-ốc Thất-lang-binh-vệ] (thường được người Việt-nam hồi ấy gọi là Cha Chanh[ ]) đã gửi cho Nguyễn-Phúc-Trăn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, con của Hiền-Vương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một bức thư bằng chữ nôm như sau :

    Capture 27.PNG

    « Ông muôn tuổi. Có một em tôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở đất An-nam, nghe rằng « đã làm tôi Ông, mừng lắm. Dầu muôn lẽ thì đã cậy trông ơn. Ông muôn tuổi ».


    II – Bức thư của Trịnh Cương gửi Nguyễn-Quán-Nho.

    Trong quyển Việt-nam phong-sử [ ] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chương 87, có câu ca-dao bằng chữ nôm :

    Capture 28.PNG

    « Chàng về Vạn-Hoạch chàng ôi ! Con chàng bỏ đói ai nuôi cho chàng ? » Soạn-giả là cụ NGUYỄN-VĂN-MẠI [ ] đã chú-giải bằng chữ Hán như thế nầy :

    Capture 28bis.PNG

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Phú nhi tỷ dã. Vạn Vãn-hà xã (kim Kiến-trung xã) Hoạch Cổ-đô xã, thuộc Thanh-hóa tỉnh Thiệu-thiên phủ. Chàng chỉ Nguyễn-Nho-Quan dã. Nho-Quan ư Hiển-tôn thời trúng trạng-nguyên, sĩ chí tể-tướng, thùy lão nhi quy, Hà-bắc chi nhân tư mộ chi, cố ca vân : Nho-Quan tắc tại, thiên-hạ lại chi, như anh nhi chi ư từ mẫu ; kim hoàng phi ký khứ, Lục-dã vân quy, tắc dân hà lại hồ ? Ngạn vân : « Tể-tướng Văn-hà, thiên-hạ âu ca », thị dã. Hựu tra Vãn-hà phổ-lục, Nho-Quan quy điền chi nhật, Trịnh An-vương dị thư viết : […]. Khả kiến Nguyễn tể-tướng đương thời chi đức vọng. Tích hồ sử thư biên bất đáo thử, cố tinh cập chi = [Câu ca-dao dẫn trên] làm theo thể phú và thể tỷ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vạn tức là xã Vãn-hà (nay là xã Kiến-trung), Hoạch tức là xã Cổ-đô, thuộc phủ Thiệu-thiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tỉnh Thanh-hóa. Chàng là chỉ Nguyễn-Nho-Quan. Nho-Quan đã đỗ trạng-nguyên đời [Lê] Hiển-tôn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, làm quan đến tể-tướng, lúc tuổi già về hưu, người ở Hà-bắc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhớ-nhung mến-tiếc ông, nên mới có câu hát như thế, ý muốn nói rằng : Nho-Quan còn tại chức, thiên-hạ được nhờ cậy, như đứa trẻ thơ nương tựa vào người mẹ hiền. Nay ông từ bỏ chức tể-tướng, lui về vui thú cảnh điền-viên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì dân biết trông cậy vào ai ? Tục-ngạn có câu : «Tể-tướng Vãn-hà, thiên-hạ âu-ca» là nói về ông vậy. Lại tra trong Vãn-hà phổ-lục thì thấy chép rằng ngày Nho-Quan về vườn,Trịnh An-Vương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có gửi cho ông một bức thư như sau : […] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xem đấy, có thể biết được đức-vọng của Nguyễn tể-tưởng thủa ấy như thế nào. Tiếc rằng sử sách không chép đến chuyện đó, cho nên bây giờ chép luôn vào đây».

    Dưới đây là bức thư bằng chữ nôm của Trịnh Cương gửi cho Nguyễn Quán-Nho :

    Capture 31.PNG

    Tôi gửi lời kính thăm thầy. Tôi thấy lòng trung-thành thậm cảm. Trước là giúp bề trên, sau là yêu tôi, mà thầy giữ lấy lẽ chính. Tôi đã được ơn nghĩa còn lâu. Tôi chẳng quên đâu. Ngày trước, tôi đã cho đưa túi trầu đến hầu, mà thầy cố từ. Khi bấy giờ tôi chẳng dám ép. Rày đã thung-dung ; tôi cho đem đến, lấy cho cam lòng tôi. Xin gửi kính lạy thầy.
    BỬU-CẦM

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Canh-tuất [ ], Lê Huyền-tông [ ] Cảnh-trị [ ] thứ 8, Nguyễn Thái-tông [ ] (Hiền-vương) năm thứ 22.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyễn-Phúc-Trăn [ ] tức là Chúa Nghĩa [ ], năm 39 tuổi lên nối ngôi cha, trị vì từ năm I687 đến năm I69I, thọ 43 tuổi – được truy-tôn là Anh-tôn [tông] Hiếu-nghĩa Hoàng-đế [ ] (xem Quốc-triều tiền-hiên toát-yếu [ ], in năm Duy-tân [ ] thứ 2 [I908], (tờ 2Ib).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hiền-vương [ ] (Chúa Hiền) húy Nguyễn-Phúc-Tần [ ], năm 29 tuổi lên ngôi Chúa, trị vì từ năm I648 đến năm I687, hưởng thọ 68 tuổi, được truy-tôn là Thái-tôn [tông] Hiếu-triết Hoàng-đế [ ] (xem sách đã dẫn, tờ I5b).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người này tên là Sichirojiro [ ] [Thất-lang-thứ-lang] (xem BÉFEO, t. XXX, tr.I45).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Quyển này gồm có I00 chương, mỗi chương dẫn một câu ca-dao bằng chữ nôm và thêm lời chú-giải bằng chữ Hán. Theo bài tựa của soạn-giả thì sách này làm vào năm Duy-tân thứ 8 (I9I4).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người ta đã dùng chữ [ ] thay cho [ ], vì [ ] là tên của vua Thiệu-trị.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chữ [ ] cũng được dùng để thay cho [ ], vì [ ] là tên của vua Tự-đức.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chỉ rõ tên, nói rõ việc, ấy là thể phú ; thấy việc trước mắt nhưng không tiện nói rõ, phải dùng phép so-sánh kín-đáo để nói về việc đó, ấy là thể tỷ (xem TƯỞNG TỔ-DI [ ], Thi-ca văn-học toản-yếu [ ], Đài bắc, Chính-trung thư-cục, I953, tr.3I) Theo soạn-giả Việt-nam phong-sử thì câu ca-dao dẫn trên vừa dùng thể phú vừa dùng thể tỷ, nghĩa là tuy phô-trần một việc tuồng như rõ-ràng (phú), nhưng trong đó vẫn có sự so-sánh kín-đáo (tỷ).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nay là phủ Thiệu-hóa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tra sách Đăng-khoa lục [ ]và thiên Khoa-mục chí [ ] trong bộ Lịch-triều hiến-chương loại-chí [ ]dưới triều Lê Hiển-tông (I740 - I786), không thấy có vị trạng-nguyên nào tên Nguyễn-Nho-Quan. Theo Đăng-khoa lục, quyển III, tờ 24a, Nguyễn-Quán-Nho [ ] (chứ không phải Nguyễn-Nho-Quan) người làng Văn-hà, huyện Thụy-nguyên (Thanh-hóa), đỗ tiến-sĩ (đình-nguyên) khoa đinh-vị, năm Cảnh-trị [ ] thứ 5 (I667) triều Lê Huyền-tông [ ] (I663 - I67I), lúc đó ông mới 30 tuổi ; ông đã làm đến tham-tụng, Binh-bộ thượng-thư, tri Trung-thứ-giám, được phong tước quận-công, ông mất năm 72 tuổi, được truy-tặng Lại-bộ thượng-thư, thiếu-bảo. Đại-Nam nhất-thống chí [ ], quyển XVII, tờ 5Ia, cũng có chép : « Nguyễn-Quán-Nho, người xã Vãn-hà, huyện Thụy-nguyên (Thanh-hóa), đỗ tiến-sĩ trong niên hiệu Cảnh-trị (I663 - I67I) đời Lê Huyền-tông đã làm đến Thượng-thư hai bộ Binh và Hình. Ông là người có đứa khoan-hậu, nên thời-nhân đã có câu hát : « Tham-tụng Văn-hà, bách tính âu ca ». Năm ông 70 tuổi về hưu rồi mất, được tặng tước công ».

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hà-bắc : miền bắc Nhị-hà.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn : « [ ] = Hoàng phi ký khứ, Lục-dã vân quy ». – Hoàng phi (cánh cửa màu vàng) cũng như hoàng các [ ] (gác vàng) là chỗ ở của tể-tướng. Trong Tây-thanh thi-thoại [ ] có dẫn hai câu thơ của Thạch Dương-Hưu [ ] mừng bốn vị trạng-nguyên đời Tống (960 - I276) làm đến tể-tướng là Lữ Mông-Chính [ ], Vương Tằng [ ], Lý Địch [ ], Tống Tường [ ] như sau : « [ ] Hoàng-triều tứ thập tam long-thủ, thân đáo hoàng-phi chỉ tứ nhân = Hoàng-triều có bốn mươi ba vị trạng-nguyên, nhưng chỉ bốn người làm đến tể-tướng ». – Lục-dã : tức Lục-dã-đường [ ], tên cái biệt-thự của Bùi Độ [ ] (765 - 839), một danh-thần đời Đường (6I8 - 907). Xét theo địa-lý ngày nay thì biệt-thự này tại phía nam huyện Lạc-dương [ ] tỉnh Hà-nam [ ] (Trung-quốc).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trịnh An-vương tức là An-đồ-vương Trịnh Cương [ ] (ở ngôi chúa từ năm I709 đến năm I729), tằng-tôn của Định-vương Trịnh Căn [ ] (ở ngôi chúa từ năm I682 đến năm I709) và đã được Trịnh Căn truyền ngôi cho ; năm I7I4, Trịnh Cương tự tiến chức tước đại nguyên-súy tổng quốc-chính thượng-sư An-vương [ ](xem NGUYỄN-BÁ-TRÁC [ ], Hoàng-Việt giáp-tý niên-biểu [ ], quyển hạ, Huế, Bộ Học xuất-bản, nhà in Đắc-lập ấn-hành, I925, tr. I64, I70, I72, I75). –Theo Đăng-khoa lục [ ], q. III, tờ 24a, thì Nguyễn-Quán-Nho đỗ tiến-sĩ năm 30 tuổi (Lê Huyền-tông, Cảnh-trị ngũ niên, I667) và mất năm 72 tuổi tức là năm I709 (Lê Dụ-tông, Vĩnh-thịnh ngũ niên). Năm đó, Định-vương Trịnh Căn cũng từ-trần, Trịnh Cương lên nối nghiệp chúa tức là An-đô-vương. Bức thư bằng chữ nôm của Trịnh Cương gửi cho Nguyễn-Quán-Nho có lẽ đã được viết ra trong thời-gian Trịnh Cương còn là thế-tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bức thư này bằng chữ nôm nên chúng tôi phải tách riêng ra và sắp vào bên dưới để cho tiện việc ấn-loát.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Một vấn-đề của sử-học Việt-Nam : VỊ-TRÍ CỦA ĐẠI VIỆT CHIÊM THÀNH PHÙ NAM TRONG LỊCH SỬ VIỆT-NAM

    TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG


    Bất thức Lư sơn chân diện mục
    Chỉ duyên than tại thử sơn trung

    (TÔ ĐÔNG-PHA)

    I. MỘT VÀI QUAN ĐIỂM : của sử-quan, sử-quan nối tiếp của Ông NGUYỄN-PHƯƠNG, Ông HỒ-HỮU-TƯỜNG

    II. LẠC VIỆT là CỔ VIỆT.

    III. SỰ THÀNH HÌNH SƠ-KHỞI CỦA QUỐC-GIA VIỆT-NAM

    IV. HIỆN TƯỢNG GỌI LA NAM TIẾN : giòng lưu chuyển nhân chủng.

    V. HIỆN TƯỢNG GỌI LÀ NAM TIẾN : giòng lưu chuyển văn-hóa.

    VI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Lịch sử nhìn từ bên trong các bộ phận tập thể.

    Giá trị tương đối của quan điểm các sử quan xưa. Những thành quả của triết lý phê bình sử học hiện tại giúp ích cho sự kiến tạo quan điểm mới như thế nào – Quan điểm mới so-sánh với khuyến cáo của UNESCO – Quan điểm mới với thực tại phức tạp của quốc-gia – Quan điểm mới và triển vọng khảo sát tương lai.


    I – MỘT VÀI QUAN ĐIỂM : CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN.

    Lúc lớn lên, không ai chú ý để nhớ mình đã học câu ấy vào lúc nào của cái thời học đọc, học viết. Nhưng điều quan trọng chắc không phải ở nơi thắc-mắc có tánh cách lý trí đó. Điều ta chú ý bây giờ chính là ở sự tràn trề tình cảm trong ý nghĩa luân-lý ẩn dấu nơi lời xác nhận có vẻ lửng lơ, có vẻ « cách trí » của lời khuyên kia. Có lẽ chính bởi sự thúc đẩy tình cảm mà ban sơ người ta đi tìm quá khứ của Tập thể Mình. Nhưng từ chỗ bắt đầu đó, người ta lại phân tán ra… Bởi vì trong suy tưởng, người ta phải được hướng dẫn bằng lý-trí – bao hàm sự chấp nhận và phủ-nhận những lý trí tập thành, thứ « danh khả danh » quen thuộc của loài người.

    Người ta đã tìm biết gì và tìm biết bằng cách nào quá khứ của quốc-gia dân-tộc ? Lý tế Xuyên, Trần thế Pháp… Ngô sĩ Liên, Phan thanh Giản… Ngô thì Sĩ… kẻ nhàn cư ngờ nghệch ghi chuyện « trâu ma, rắn thần », người cẩn trọng một cách vụng về, ghi chép, hay trông coi người ghi chép những đời vua,họ chúa kế tiếp nhau ngự trị trên một vùng đất nước, kẻ lại hãnh diện muốn chen ngòi bút Xuân thu vào sách vở. Nhưng cho dù không đồng ý nhau về việc phân chia thời đại, - Đinh là thuộc ngoại kỷ hay bản kỷ -, về việc chấp thuận triều đại - Triệu là « triều ta » hay không -, các sử quan ngày xưa của chúng ta cũng xoay quan điểm quanh sự phát triển của dân tộc đến thời đại họ, ở khu vụ họ sống.

    Lịch sử được ghi chép ở đây là lịch sử giành sống độc lập của đám con cháu Thần nông, đời Hồng bàng, có vua Hùng, Lạc hầu, Lạc tướng chống đối với sức đồng hóa của người láng giềng mạnh, vừa là thù vừa là thầy ở phương bắc. Là thù của họ nên đánh đuổi họ cho « sơn hà nam đế cư », là học trò nên chấp nhận quan điểm « trung hoa », « trung quốc » đem đặt ở đồng bằng Nhĩ hà, coi các tập thể chung quanh là « phiên », là « liêu »… để mở rộng cương giới, vừa tăng thêm nguồn sinh lực quốc gia, vừa tránh xa ông thầy khó chịu cứ chực tròng ách nô lệ lên trên đầu. Biển phía đông, núi bên tây đóng khuôn lại con đường phát triển về nam.

    Thời Pháp thuộc, các sử gia Tây phương coi sự phát triển đó của quốc gia Việt nam như một bằng cớ biện hộ cho công trình thực dân của họ. Các sử gia ta thì nhắm mắt chấp nhận lý thuyết đó để lấy một niềm an ủi trong quá khứ oai hùng của dân tộc so với hiện tại đau buồn mà quốc gia phải chịu. Cũng nên lưu ý rằng quan điểm đó không phải là kết quả của một chấp nhận có ý thức : lối mòn dễ đi, vì quen thuộc, không thắc mắc thành tự nhiên ; các sử gia của ta của thế kỷ 20 đem danh từ « nam tiến » choàng lên sự lấn lướt một chiều suốt gần mười thế kỷ dẫn dân tộc Việt nam từ đồng bằng Nhĩ hà đến đồng bằng Cửu long, tiêu diệt dân tộc Chiêm thành, một phần Chân lập mà các sử quan xưa đã lần lượt ghi nhận.

    Cho nên mới có lời thương vay, khóc mướn, cùng lời biện hộ lúng túng của một sử gia đáng kính vừa qua đời :

    «… Nước Chiêm thành là nước Lâm ấp ngày trước đã từng qua mấy trăm năm, cùng với họ Lý, họ Trần đổi địch, chống với quân Mông cổ, không cho xâm phạm bờ cõi, lập nên một nước có vua, có tôi, có chính trị, có luật pháp. Nhưng chỉ hiềm người nước ấy cứ hay sang cướp phá ở đất An nam, thành ra hai nước không mấy khi hòa hiếu được với nhau.

    Đã là đối địch với nhau thì không sau (sao ?) tránh được cái luật chung của tạo hóa là khỏe còn, yếu chết (…) Chẳng những là đến nổi mất nước với chúa Nguyễn mà chủng loại Chiêm thành bây giờ cũng chẳng còn được mấy nghìn người nữa. Một nước xưa như thế mà nay như thế, dẫu rằng nước ấy đồng hóa với nước ta mặc lòng song nghĩ cũng thương tâm thay cho những nước yếu hèn không tránh được khỏi cái tai họa : « cá lớn nuốt cá bé » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Không muốn đứng trong con đường vạch sẵn, có ông Nguyễn Phương và ông Hồ hữu Tường.

    Trình bày lại thuyết của ông Nguyễn Phương nơi các bài « Lịch sử Lạc Việt » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, « Tiến trình hình thành của dân tộc Việt nam » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Để từ đó tìm xem ông đặt vị trí Lạc việt vào đâu trong lịch sử Việt nam, thật phải đầy ngại ngùng. Vì có một người, ông Bùi hữu Sũng khi hết sức dè dặt bày tỏ cho ông thấy những dấu vết Lạc việt còn lại trong sinh hoạt dân chúng, đã khiến ông phải rầy la. Tuy nhiên một lời viết ra là để cho kẻ khác hiểu, và kẻ khác hiểu những gì, một phần tùy vào mớ kiến thức có sẵn của họ, phản ứng tình cảm của họ… đã khiến họ thu nhận như thế nào, nhưng phần lớn khác cũng là bởi sự thực nằm trong những ý kiến phát biểu kia đã hướng dẫn họ. Bởi vậy, chúng tôi cũng phải tóm lược thuyết của ông Nguyễn Phương, đinh ninh rằng đã hiểu theo như ông đã cho mọi người cùng hiểu.

    Chúng ta có thể nói gọn lại – sau những lời dè dặt trên – là ông Nguyễn Phương muốn nghĩ rằng người Lạc việt « không phải là tổ tiên của người Việt nam », « không phải dân Lạc việt, người Việt nam rất giống dân Trung quốc : Người Việt nam ngày nay giống người Trung quốc về cả phương diện nhân chủng, cả về phương diện phong tục, tôn giáo, xã hội và đồng thời không giống gì hết về các phương diện đó với người Việt xưa ở đất cổ-Việt ».

    Kết luận có được là vì ông đã tìm tòi rành mạch rằng « sử sách không hề nói người Việt ở Nam việt đã di cư, trái lại có những tài liệu cho biết con đường Nam tiến của dân Trung hoa ». Đến đồng bằng Nhĩ hà « ở trong hoàn cảnh mới này, người Trung quốc đã (…), đầu ít lâu nhiều (…) kẻ trước, người sau (…), lúc đầu ở gần người Lạc-Việt, về sau mới lan dần ra miền châu thổ (…) Tiến trình hình thành dài mười thế kỷ. Thời gian đó, đủ để làm cho người Trung-Quốc di cư từ đời nầy qua đời khác đến ở đất Đại-Việt biến thành người Việt-Nam… »

    Thế là dứt khoát. Nguồn gốc xa xôi của nước Việt « chỉ có trong tưởng tượng của Ngô-sĩ-Liên chứ không có trong sự thật… » Dân Lạc-Việt cũng như dân Chàm, Cao-Miên sau nầy đã từng sống trên đất Việt-Nam, nhưng không phải là dân Việt-Nam. Không chịu bằng lòng ở thời kỳ xa xưa đầy vẻ huyền hoặc khó cho một khối óc duy lý kiểu Aug. Comte chấp thuận, ông Nguyễn-Phương rút mạnh một cái : lịch-sử Việt-Nam thu ngắn lại trong phần sáng sủa, rành mạch dễ chấp nhận hơn.

    Trái với ông Nguyễn-Phương, ông Hồ-Hữu-Tường muốn gom lại coi lịch sử Lạc-Việt, Chiêm-Thành, Chân-Lạp là ba bộ phận lịch-sử của Việt-Nam, phát triển đồng quy đến độ kết thành cao nhất vào thế kỷ I9. Chiến tranh giữa các nước đó là cuộc chiến tranh phong kiến như cuộc chiến tranh phong kiến ở nước Pháp, thế thôi… Ông dẫn chứng rằng dân Miên chẳng hạn, không bị tiêu diệt mà chỉ bỏ tiếng Miên nói tiếng Việt. Không có vấn đề diệt chủng, chỉ có hiện tượng thay thế ngôn ngữ, hiện tượng « tiếng nuốt tiếng » thôi. Ông ví văn minh Việt Nam như các tầng lớp phù sa ở Hậu Giang : Nho, Phật, Lão và Tây Phương bồi đắp trên một nền văn hóa « trinh thuần » Việt như đất sét nhuyễn kết rơm rạ, tre thành vách nhà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Giả thuyết này đáng chú ý ở chỗ mới mẻ và táo bạo của nó. Đáng tiếc là nó mất đôi phần tác dụng thuyết phục khi được lồng trong những chuyện ngụ ngôn, ma quái, tiểu thuyết, nằm trong những « thị kiến » của một lãn nhân, thị kiến mà như nhà văn Nguyễn mạnh Côn đã nói, có dọn sẵn con đường rút lui khi thất bại là sẽ làm thành « vẻ đẹp của người nghệ-sĩ ». Tuy chuyện ma quái đối với người hiểu biết chỉ là viên thuốc bọc đường để độc giả bình thường nuốt trôi được những lý thuyết khó khăn, nhưng việc trình bày lý thuyết mãi mãi dưới hình thức ngụ ngôn cũng chứng tỏ một ẩn ý hoài nghi không che dấu được. Ưu thế chăng là nhờ ở hình thức cợt đùa, bóng bẩy, rõ ràng như là không thực mà tác giả có thể vượt qua được những yếu kém về luận cứ, để không ai trách tác giả và mặt khác lý thuyết có vẻ suông sẻ, thuần nhất hơn.

    Đành rằng óc sáng tạo làm nảy sinh luận thuyết cũng đồng bản chất với mối khích động trong tinh thần nghệ thuật, nhưng người đi tìm hiểu vẫn mong trở lại chịu đựng sự khắc khổ trí thức để dừng nơi những bấu víu xác đáng, cho sử học, thành một khoa học, cho người ta thấy rõ quá khứ trong giới hạn khả năng con người – cả người chỉ vạch lẫn kẻ thu nhận. Trên nền tảng đó, chúng ta gắng đi tìm vị trí đích thực của ba tập thể Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử Việt Nam.


    II – LẠC VIỆT LÀ CỔ VIỆT

    Phải nói ngay rằng, khi phát biểu Lạc Việt là Cổ Việt, chúng tôi muốn khẳng định sự liên tục trong chuyển hóa Lạc Việt – Đại Việt. Nhưng điều nầy mắc phải sự cản trở của ông Nguyễn Phương.

    Đối chiếu ý tưởng với ông Nguyễn Phương thật rất khó vì tính cách nghiêm túc, cẩn trọng của tác giả này. Sử học muốn là một khoa học nên có cái tự kiêu riêng của nó, muốn gạt bỏ « những kẻ lạ mặt trong làng », không chấp nhận ý kiến của những kẻ không chuyên môn, những kẻ không được rèn cặp bằng phương pháp luận, những kẻ chưa « tiên lợi kỳ khí ». Cho nên mở đầu bài « Tiến trình hình thành… », ông Nguyễn đã nêu ra những nguyên tắc căn bản :

    « Tất cả các dân tộc trên thế giới (…) đều là những thứ người hỗn hợp, không thuần túy thuộc về một loại nhất định. Vì vậy một điều hết sức quan hệ cần chú ý là phải tìm nguồn gốc đại đa số dân chớ không phải dừng lại ở một thành phần nào, rồi bám chắc vào đó nói đó là nguồn gốc của dân tộc… Lấy cái giống làm đường lối tìm tòi, giống trong phong tục, trong tôn giáo, trong ngôn ngữ, trong nhân chủng (…) chưa đủ, còn (…) sự thay đổi của dân tộc qua trường kỳ lịch sử…

    « …Tìm lịch sử là phải dựa vào sử liệu, những sử liệu chính xác, đáng tin chứ không dựa vào những chuyện u linh, quái đản ».

    Trong bài, rải rác đến cuối cũng có những biện hộ lý thuyết :

    « Dựa trên sử liệu, chúng tôi đã cố nhìn vào nguồn gốc dân tộc Việt Nam một cách vô tư, không để cho một thành kiến, hay một lý thuyết nào có sẵn chi phối ».

    Chúng ta cũng bắt chước tính cẩn trọng đó để trình bày ý kiến.

    Trước nhất theo ý chúng tôi, khởi điểm cho giả thuyết của ông Nguyễn Phương là quan niệm về sử liệu và sự sử dụng tài liệu. Trả lời câu hỏi thế nào là tài liệu, chúng ta có thể thấy ngay đồng ý hay không đồng ý với giả thuyết của ông. Sử liệu, như ông đã nói, phải chính xác, đáng tin, chứ không phải những chuyện u linh, quái đản.

    Chúng ta phải nghĩ rằng quan niệm đó có hơi hẹp hòi. « Mọi thứ đều là tài liệu » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tài liệu chính xác, đáng tin hay không, đáng tin đến mức độ nào là tùy ở khả năng, sự trung thực của sử gia cho phép. Nghe sử quan nhà Nguyễn kể chuyện Gia Long bị Tây Sơn rượt, lênh đênh ngoài biển bảy ngày, bảy đêm, cầu trời bỗng được nước ngọt giữa biển, chúa tôi hết khát, cầm hơi quay về Phú Quốc, một sử gia mới học cách trí sao chẳng cho đó là chuyện bịa về phước mạng đế vương ?

    Nhưng hãy nhìn kỹ từ chỗ của Ma Ly mà Nguyễn Ánh chạy ra biển, hãy nhớ đến lưu lượng lớn lao của sông Cửu Long, hãy nhìn vào một tấm bản đồ vẽ đáy biển nơi nầy, sao ta không có một giải thích thỏa đáng về hiện tượng trên ?

    Bởi vậy, sách của Trần thế Pháp, Lý tế Xuyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng là tài liệu. Tài liệu hai lần : tài liệu ghi nhận quá khứ trước thời đại họ và chứng từ về ý thức tâm lý của thời đại các tác giả đó sống. Ta không thấy lối sinh hoạt tế lễ trong dân chúng dưới đời Đinh qua câu chuyện Mộc tinh đó sao ? Sao không nghĩ rằng khi truyện Man nương kể việc một nhà sư, hiệu là Gia la Đồ lê, từ phương tây qua tu ở chùa Phúc Nham « hay làm phép đứng một chân », đó là dấu vết, nếu không là Bà la môn giáo, cũng là một hình thức Phật giáo nặng hình thức Fakir vào thời Sĩ Nhiếp ? Những bằng chứng này, đối chiếu với những khai quật cổ học về nền văn minh Lạc Trường, đâu có phải là những tài liệu mơ hồ, quỷ mỵ ? Chín cổ thành Troie, văn minh Mycène, Cnossos làm sao phát kiến được, nếu Schieleman coi quyển Iliade, Odyssée là kết tinh từ tưởng tượng phong phú của anh cuồng đồ Homère nào đó ?

    Câu chuyện I8 đời vua Hùng trị vì 2000 năm thật khó tin, nhưng sao ta không nhìn thấy ở đó sự giải thích của thời đại Lý Trần về sự phối hợp bản chất văn hóa xưa cũ của địa phương văn hóa Austro – asiatique – với những yếu tố văn hóa phương bắc tràn xuống mà họ Trần có lẽ không quên là nơi phát xuất của ông tổ họ ? Bộ ba Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng trở thành Hùng vương, Lạc hầu, Lạc tướng ; con cá sấu thành con giao, con long ; con chim Lạc thành Tiên, đó sao không phải là cố gắng giải thích chuyển hóa sau thời độc lập, những truyền thống thời tiền-ngoại-thuộc ?

    Vậy không phải là tài liệu không đáng tin, nhưng chính giới hạn kiến thức của người khảo sát đã khiến tài liệu không đáng tin. Rồi từ sự bất cập đó, người khảo sát đã chen vào trong luận cứ mình những phán đoán đầy thiên kiến. Mà như ta đã biết, sử học, muốn trở thành một khoa học, phải loại trừ những phán đoán giá trị đi. Ngô sĩ Liên lụm cụm, không biết đến khoa thổ tục học, nhân chủng học là gì mà còn không dám quả quyết là loạn luân câu chuyện dâu gia giữa kinh dương Vương, Đế Nghi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, huống chi chúng ta là người đời nay, được biết cả một lô những sự kiện về vấn đề inceste !

    Quan niệm về tài liệu không phải dừng lại trong khuôn khổ những tài liệu thành văn mà còn thoát ra ngoài khuôn khổ đó nữa. Quan niệm ethno – histoire bị phủ nhận Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cũng như không có các khoa archéo-histoire, astro-histoire… nhưng sử học phải thu nhận những kiến thức ở các ngành khoa học nhân văn khác, càng ngày càng nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Những xác nhận của ông Nguyễn về sự giống nhau của dân Việt nam và dân Trung Hoa là một lối nói khác của sự phân biệt dân Lạc Việt và dân Việt Nam. Ông lấy chứng dẫn của ông Văn Tân ngoài Bắc để chứng tỏ về tôn giáo, người Lạc Việt có tô tem là chim mà người Việt Nam lại không có. Vấn đề này, ông Bùi hữu Sũng đã trả lời, tiếc rằng ông Nguyễn Phương, khi đối đáp, không nhắc tới cho sáng tỏ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Riêng chúng tôi, thêm rằng tục lấy gà làm lễ tế tam sinh là một truyền thống nối tiếp lùi trong quá khứ bởi câu chuyện An Dương vương cắt cổ con gà trắng để xây thành Cổ Loa. Truyền thống ghi chép thành văn vào thế kỷ I4, nhưng có thể xuất hiện và thừa kế ngay ở thời cổ sơ vậy.

    Về sự sử dụng trống đồng, những bằng cớ của ông Nghiêm Thẩm đưa ra trong bài « Sự tồn tại của bản chất indonésien trong nền văn hóa Việt nam » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không thấy phủ nhận khi bài nghiên cứu lịch sử Lạc Việt, đăng vào năm I96I, được khai triển và đăng lại năm I965. Chúng ta nên lưu ý rằng thuyết ông Nguyễn nằm trong hai giới hạn : không gian (Hoành Sơn trở ra) và thời gian (đến thế kỷ thứ I0). Những luận cứ của ông Nghiêm cũng như ông Bùi nhằm vào việc tìm vết tích indonésien hay Lạc Việt trong giới hạn đó, đã trực tiếp hay gián tiếp chận đường thuyết ông Nguyễn, và luận cứ lan rộng trên nhiều lãnh vực chứ không phải bao gồm một thiểu số người trong vùng.

    Về phương diện nhân chủng, chúng ta không có tài liệu do người Đại Cổ Việt chẳng hạn, để biết mực độ mongolic trong dân chúng lúc ấy như thế nào. Ông Nguyễn Phương lại không cho ta rõ bằng cớ về phía đó và sự giống nhau trong nòi mongolic giữa người Việt và người Trung hoa có vẻ như là một khởi điểm tai hại cho ông trong cách thế khai thác sử liệu.

    Lối sắp xếp nhân chủng miền Đông Á có nhiều điểm phân vân : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hãy xem Ashley Montagu đặt người Nam Trung hoa, Đông dương, Miến, Thái, nội địa quần đảo Mã lai vào nhóm Indonésien cùng vói nhóm Mã lai ở trong sous-groupe mongoloïde – indomalais, khác với người Tàu Tây Tạng, Nhật, Triều tiên, Sibérien trong sous-groupe Mongoloïde cổ điển. Bà P. Laviosa Lambotti thì cho chủ nhân của nền văn minh nông nghiệp Samrong Sen (bao gồm cả Hòa Bình) là thuộc một loại Mông cổ xưa (dân proto mongolidé) pha trộn với giống Australoïde – négroïde, nói các thứ thổ ngữ austroasiatique Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Giả thuyết này hình như gặp đồng tình ở người chú thích bức ảnh viên tù trưởng miền Cao nguyên khi nhà khảo sát này thấy giống đặc biệt với người tù trưởng da đỏ ở Mỹ châu, con cháu của một dòng Mongolic từ Sibérie tràn qua eo biển Béhring vào một thời băng giá xưa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cho nên tòa soạn Đại Học cũng phải thấy sự phức tạp của vấn đề để phân vân có lý rằng :

    « Có thể căn cứ vào một vài tài liệu sử học để chủ trương rằng dân Việt Nam từ dân tộc Trung Hoa mà ra. Nhưng vì sao ngôn ngữ của ta lại không phải là ngôn ngữ của người Tàu như trường hợp người Hoa kỳ, người Úc đối với người Anh ?

    « …Ngoài ra lại có những bác sĩ cho rằng yếu tố Rhésus trong máu người Việt Nam không có một số lượng như trong máu người Tàu ? ».

    Nhưng hãy trở lại mớ tài liệu thành văn của ông Nguyễn Phương đã dùng để thử coi giả thuyết của ông nêu ra có thể chấp thuận được không. Ông Nguyễn bác bỏ « những chuyện u linh quái đản » vì thấy cái sai của Ngô sĩ Liên – trường hợp chuyện Triệu quang Phục – không có một chút thắc mắc nào, ông xa lánh những ý nghĩa thổ tục, trong các trang truyện huyền hoặc của Đại Việt sử ký, Lĩnh nam Chích quái, Việt điện U linh rồi thay vào đó bằng tài liệu của Tư trị Thông giám một cách cả tin. Điều đó thực đáng trách. Phương pháp luận sử học giáo khoa vẫn bảo ta phải phê phán một tài liệu có dưới tay – Công trình khoa học nào chẳng phải chịu đựng sự tra hỏi ? Tuy nhiên, tra xét, phê bình một tài liệu, không phải là vứt bỏ tài liệu ấy đi nhưng là để tìm lấy những gì còn dùng được.

    Nước Trung Hoa văn minh sớm hơn chúng ta, tài liệu sử sách có trước chúng ta, nên khi xét về thượng cổ sử Việt Nam, ngay cả đến các sử quan ngày xưa của chúng ta vẫn lấy tài liệu ở người bạn lớn phương bắc. Đừng nghĩ rằng các cụ nhắm mắt chép bừa mà mang tội. Ngô sĩ Liên thêm họ Hồng Bàng chẳng hạn, ngoài cớ bởi sự thúc đẩy của ý thức quốc gia, còn có sự thúc đẩy của ý thức phê phán : thêm vào « chính sử » phần ông cho là còn thiếu. Và chúng ta hiện nay khi dùng lại tài liệu Trung Hoa, thì không phải vì tinh thần vị quốc mà vì tinh thần phê phán khoa học thu nhận của Tây phương chúng ta phải phê bình các tài liệu đó trước khi sử dụng.

    Nói gọn ở đây, những tài liệu của sử sách Trung Hoa được ông Nguyễn Phương đem ra dùng một cách thiếu dè dặt, hay nói cách khác, ông tưởng đã dè dặt đủ rồi. Người Trung Hoa tất phải chép sự kiện xảy ra dính líu với người Trung Hoa trước. Tôi không nói luôn luôn phải, nhưng trước hết phải : điều không lấy làm lạ vì những nguyên cớ tâm lý ăn sâu vào bản tính con người. Tất nhiên cũng còn tùy thuộc vào loại sách ghi chép : một quyển du ký có nhiều tài liệu địa phương, còn một quyển sử triều đại thì chỉ nói đến đại phương đó khi có những liên quan gợi nên (sứ thần, quan chức cai trị, thương mãi…). Bởi vậy, nếu không bắt đầu bằng một ý thức cẩn trọng, trước những tài liệu nói đến sự di-cư qua phía nam của người Trung Hoa, thay vì phải giới hạn kết luận ở chỗ : « suốt ngàn năm Bắc thuộc, người Trung Hoa đem đến cho trung châu Bắc hà một sự đóng góp nhân chủng, văn hóa đến cao độ », người ta lại có thể nghĩ rằng giống như người Anh tới Úc, tới Hoa Kỳ, người Trung hoa sang Việt-Nam thành lập với con cháu họ một nước mới, một nước Trung hoa con, dân chúng da nám hơn, dễ xúc động hơn vì nắng nhiệt đới.

    Trên kia ta có nhắc tới ý niệm thiên hạ của người Trung hoa « Thiên hạ », dưới trời, của người Trung hoa, là giới hạn không gian mà văn minh Trung hoa lan tràn tới. Bên ngoài giới hạn đó là Man, là Di, là Địch, là Nhung, là Phiên… Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Và cương giới « thiên hạ » mở rộng ra khi người Trung hoa có nhiều mối tiếp xúc trong tư thế lấn át với bên ngoài hơn. Bởi vậy, cho nên dân Man miền nam mới theo ngày tháng mà chen vào lịch sử Trung hoa với các tên Ngô, Sở, Việt…, Bách Việt mới được chỉ rõ ra là Đông Âu, Mân Việt, Lạc Việt… Khi người Trung hoa cai trị được ta rồi thì coi là Man, là Liêu, đám dân miền núi khó trị, cố chấp giữ truyền thống, vì ảnh hưởng binh lực kẻ chiếm đóng không tới nơi. Còn đám dân đồng bằng, chịu phục tùng, chấp nhận và bắt chước lối sống của kẻ đi chinh phục, cho nên được nhận vào vòng dân của Hoàng đế được « vương hóa ». Đó là lời giải thích cho vấn nạn vì sao người Lạc Việt sau này không được nhắc tới mà chỉ nghe nói đến đám dân dã thần phục ở phía nam (An nam) dân đất Giao, châu Giao, những danh hiệu còn ý nghĩa đặc trưng địa lý hơn là tính cách đặc trưng nhân chủng.

    So sánh với một mực độ thô thiển, giống như khi ta có bổn phận với một người con nuôi, với một người lạ được chấp nhận vào vòng thân tộc, các quan Trung Hoa vì quyền lợi thực tiễn nữa, phải bảo vệ đám con dân bản xứ, một khi có « lũ phản loạn » : quấy phá và « lũ phản loạn » cũng không thể nào đánh quan lại Trung Hoa mà không chạm tới dân đồng chủng. Vì thế, không thể nhận rằng 60 thành mà Bà Trưng đánh phá gồm toàn dân Trung Hoa, phải coi I2 ngàn người đi theo Mã Viện phần lớn là người bản xứ Giao Chỉ, phải nghĩ rằng Cao Biền xây 40 vạn gian nhà tất để đồng bào ông chọn thứ khang trang ở, nhưng cũng dành phần còn lại cho dân bản xứ để chúng sống yên mà cai trị.

    Nói để người Trung Hoa chọn nhà tốt, không dựa trên một bằng cớ sử liệu nào hết, và chắc không ai đem câu đó chép vào một quyển sử đứng đắn sau này, nhưng điều đó suy diễn từ sự kiện chắc chắn là trong thời kỳ Bắc thuộc, người Trung hoa và lai Trung hoa, tất phải được hưởng quyền lợi hơn người bản xứ. Cho nên, khi Mẫu quốc không còn giữ được binh lực ở thuộc địa, những quan cai trị không còn quyền bính nữa, thì những người lai giống địa phương, nhờ uy tín, nhờ tiền của thâu nạp trong thời thuộc địa, lại bất mãn vì không được quyền lợi như người chính quốc, sẽ nhảy ra nắm lấy chính quyền, và được dân chúng ủng hộ. Đó là trường hợp của Lý Bí. Vì Bí là người gốc Tàu nên phổ hệ còn lại, khác hẳn với đám Đinh bộ Lĩnh, Lý công Uẩn, truyền thuyết người chăn trâu, kẻ làm con nuôi vị sư là dân bản xứ nên gốc tích tối tăm mù mịt.

    Vậy Lý Bí không phải là « người Việt Nam đầu tiên » mà chỉ là người trung gian trong biến chuyển giành độc lập thôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Xin không lấy ví dụ ở ta mà vừa nguy hiểm, vừa không tôn trọng tính chất bất hồi của sử kiện. Hãy lấy ví dụ của các nước Phi châu, làm thuộc địa trong thời kỳ bộ lạc, và giành được độc lập trong thời kỳ nguyên tử mở màn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sir Roy Wellensky, Thủ tướng Hội đồng Liên bang Rhodésia-Nyassaland có cha là một người Lithuanie, Tổng thống Kasa-vubu của Cộng hòa Congo-Léopoldville có ông là một người Trung Hoa ; địa vị đó là kết quả của một chừng mực ưu đãi trong quá khứ mà dân bản xứ khó được hưởng. Nhưng xuất xứ của những vị nguyên thủ dù từ đâu đến, cũng không thể là bằng cớ để phủ nhận nguồn gốc đám dân chúng dưới quyền. Nước Xiêm La có một Phya Tâksin, dân Minh Hương, lên làm vua, đâu có phải vì đó mà không xưng được là « đất của người Thái » ?

    Lý Bí ý thức rõ ràng hơn ông Nguyễn Phương tưởng về địa vị của ông trong nước ông cầm đầu vừa giành được độc lập, không xưng mình là « vua nước Việt » (Việt đế) – tất nhiên gượng gạo hơn Đinh bộ Lĩnh, vua nước Đại Cồ Việt, và vị Thái sư « phò nước Việt » triều LÝ. Trở lại sự so sánh trên, ta thấy các nước Phi châu tân lập đã lấy lại danh hiệu các quốc gia trước thời ngoại thuộc, ít hay nhiều có dính dáng tới khu vực hiện tại : Cọng hòa Mali, Cọng hòa Ghana, Cọng hòa Magalasi… Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để chứng tỏ sự kế tục truyền thống.

    Lý Bí không lầm lạc đâu, vì sau khi ông Nguyễn Phương tưởng yên chuyện trung châu Nhĩ Hà, đã thiên lý luận về phía nam, để quyết đoán vai trò đa số của người « Việt mới » lấn át dân bản xứ nơi khu vực này trong ý nghĩa chức quyền Hành quân Tổng quản của Lưu Phương, thì rải rác khắp nơi ta gặp những dấu nổi loạn của dân bản xứ, chứng tỏ thổ dân đủ cứng đầu để không chịu khuất phục và đủ số đông để gây khó khăn cho quan lại Triều đình. Muốn khỏi tra xét lôi thôi, chúng tôi lấy ngay các tài liệu của ông Nguyễn Phương.

    Hai năm sau khi Nhật nam qui thuận nhà Đường (624), một người tên Cương tử Lộ làm phản. Năm 687, có cuộc «nổi loạn của dân thổ» mà một người cầm đầu là Lý tử Thận. Năm 722, ở Hoan Châu, Mai thúc Loan làm loạn dấy quân 40 vạn, liên minh với Lâm ấp, Chân Lạp, Kim Lân chống Triều đình. Năm 79I, tù trưởng Đỗ anh Hàn vây Đô hộ phủ. Năm 8I9,lại có loạn của Dương Thanh, cựu Thứ sử Hoan châu mà Đại Việt Sử ký ghi thêm là «đời đời làm chủ dân mường»

    Những chứng cớ nầy không thể bỏ qua được, nhưng ông Nguyễn Phương đã cố rút tầm quan trọng hiện diện của người địa phương nên cho đám loạn quân 40 vạn, liên minh với các nước, do một người đen da làm chủ, chỉ là một cuộc nổi dậy hơi quy mô và số lượng quân lính chỉ là tương truyền, trong khichấp nhận không bàn cãi, số lượng 40 vạn nhà do Cao Biền cất (cứ bổ đồng 2, 3 người ở một nhà thì La Thành hồi đó có tới triệu dân ?). Trong khi đó H. Maspéro Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dựa trên chữ «An nam thủ lảnh», «An man man cự» để xác định Hắc đế là probablement un seigneur thai ou muong.

    Dân bản xứ còn đó, lại thêm được học cách tổ chức kết tập xã hội, cải biến sính hoạt, sức mạnh mới của họ làm e dè quan quyền trị nhậm. Vì lẽ đó, Lý Bí khởi quân thì người theo đầu tiên là Triệu Túc, tù trưởng Châu Diên (bộ lạc của chồng Bà Trưng). Và khi thua quân, Lý Bí không chạy về miền xuôi, nơi ông Nguyễn Phương giả định có đồng bào của Lý, mà lại chạy về phía Châu Diên, qua Mê Linh, Phong Châu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, toàn là địa bàn của đám chủ tướng chống đối Mã Viện hồi đầu kỷ nguyên !


    III – SỰ HÌNH THÀNH SƠ KHỞI CỦA QUỐC GIA VIỆT NAM

    Vậy sự liên lạc Lạc Việt – Đại Việt đã được chứng minh. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta chấp thuận một sư tiến triển dản dị, thuần nhất chủng tộc, đã đưa đám thổ dân trung châu Bắc Việt từ giai đoạn bộ lạc đến giai đoạn tổ chức thành quốc gia, cởi bỏ ách ngoại thuộc. Trên quan điểm động, Đại Cồ Việt có khác với Lạc Việt – điều đó không có gì làm ngạc nhiên – nhưng đó là sự khác biệt cần thiết của tiến hóa chứ không phải khác biệt gây nên bởi những nguồn gốckhác nhau.

    Hãy bắt đầu từ nơi nào mà thời gian và chứng cớ cho phép nhận biết ; hãy cố dừng lại trong vấn đề quy định.

    Đám thổ dân sinh sống ở trung châu Nhĩ Hà không phải chỉ là một dúm dân lẻ loi, mà là bộ phận của tập thể văn hóa lớn nằm tràn về phía bắc Chí tuyến Giải đến tận song Dương tử. Đại bộ phận đó, của tập thể đó, trước sức tràn lấn của văn minh phương bắc, đã gia nhập vào hàng ngũ Trung Hoa với các tên Ngô, Sở, Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sức tràn lấn đổ về phía nam bị ngăn trở, một phần vì sự chống đối quyết liệt của dân địa phương, (trường hợp Dịch hu Tống, An Dương Vương), một phần vì sự tan rã ở trung tâm Hoàng Hà (Tần, Hán,Sở), phần nữa trực tiếp từ nguyên nhân trên, vì sự cát cứ của quan lại Triều đình (trường hợp nhà Triệu).

    Đám người bị sáp nhập vào Trung Hoa đó không phải chịu đồng hóa dễ dàng. Không nói đến đám dân Miêu tử, không nói đến nước Đại Lý, Nam Chiếu sau này, ta thấy sự cưỡng ép đó xuất hiện phần nào trong tư trào văn học, triết lý miền Dương Tử. Giọng điệu bi ai của Sở từ so sánh với sinh hoạt nhã thuần, đằm thắm của Kinh Thi ; triết lý Đạo giáo có dấu vết tin tưởng nữ thần của nền nông nghiệp ở Trường giang, trong khi tìm cách siêu hóa đã chứng tỏ một mối hoang mang, lạc lõng, tiếc thương, hoài niệm quá khứ, khác với mối sinh hoạt tư tưởng phương bắc vững tin nơi hiệu quả của cơ cấu xã hội dưới sự bảo trợ của bực «thiên», «đế».

    Sự khác biệt đó làm giàu cho tư tưởng Trung Hoa, nhưng cũng làm bằng chứng cho điều ta xác nhận là đám thổ dân Trường giang đi vào đại gia đình Trung Hoa vẫn chưa thấy hòa đồng được còn sống bên lề tập thể đó một thời gian khá lâu, và ý thức về điều đó mạnh tới nổi gây thành một trào lưu tư tưởng riêng.

    Đám thổ dân Lạc Việt có một lề lối sinh hoạt nông nghiệp và một tổ chức chính trị dựa trên cơ sở đó, cả hai đều có tính cách thô sơ : ruộng ăn nước nhờ thủy triều, xới bằng cuốc đá trau, hệ thống giai cấp với các tên trong sách Tàu là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng. Sinh hoạt nông nghiệp đó, người Tàu đương thời không biết đến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cho nên chắc không phải là với ý lập dị mà giáo sư Trần kinh Hòa đề nghị tìm gốc chữ Lạc ở tiếng Chàm là alauk miếng (piece) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thời tân thạch Samrong Sen có dấu vết nông nghiệp Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Và trung châu Đồng nai hiện nay, dù bị che lấp ồ ạt bằng đủ các thứ dụng cụ đưa nước vào ruộng, mới có, cũ có (máy bơm, xa quạt, gàu tát) vẫn cho thấy rõ người ta còn dùng hình thức ruộng Lạc, vì đó là cách dản dị nhất, tốn ít công nhất : nông dân các vùng sông Vàm Cỏ, chờ lúc triều lên, cuốc lấy một trổ ruộng cho nước sông chảy vào ; mía trên vùng cao (Gia Định, Bình Dương, Biên Hòa) được trồng trên luống, chừa rãnh dưới chân cho nước ngọt theo thủy triều ra vào hàng ngày khỏi thúi gốc mà lại không phải tưới. Lối lấy nước ruộng thô sơ đến như vậy tất cả không phải chờ đến thế kỷ I7, những người miền ngoài vào chỉ cho, người ta mới biết được. Cho nên chúng ta đề nghị gọi nền văn minh nông nghiệp đó một tên chung là Lạc điền để chỉ như một hình thức duyên hải của nền văn minh Samrong Sen mà người ta muốn ghép cho toàn vùng Đông nam Á.

    Sức đề kháng của nền văn minh phương nam được yếu tố thiên nhiên giúp đỡ : khí hậu ẩm ướt, gay gắt miền nhiệt đới cùng đám rừng rậm hoang vu của nó tạo ra, ngăn trở những toán quân phương bắc trong chừng mực mà những tiến bộ kỹ thuật của Trung Hoa chưa giúp họ vượt qua. Sức chống đối của thiên nhiên phối hợp khả năng với đám dân bản xứ càng ngày càng mạnh hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các nước bên dưới chí tuyến Giải đều không bị người Trung Hoa xâm chiếm qua những cuộc tiến quân ồ ạt lúc đầu rồi lại tan tác vì dịch tể, đói khát lúc sau. Biên giới không phải chỉ mang ý nghĩa một ngăn cách thuần túy thiên nhiên mà còn là một đường vạch co dãn phân định hai lĩnh vực văn hóa.

    Nhưng tác dụng của văn hóa Trung Hoa trên Đất Cổ Việt không phải có tính cách tiêu diệt, phá hoại. Đám Lạc hầu, Lạc tướng khi được Triệu Đà cho quyền cai trị dân họ để ông rảnh tay đối phó với Hán Vũ đế, Lữ hậu, đã thu nhận phần nào quy mô của kỹ thuật đồng thau vùng Lưỡng Hà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cho đến khi toán quân Hán của Phục Ba Tướng quân Lộ bác Đức tiến vào Phiên Ngung thì đám tù trưởng đó mới thấy bị đe dọa nặng nề hơn. Tô Định chỉ là cái bung sũng cho người sau trút tội gây nên cuộc khởi loạn của đám tù trưởng Chu Diên, Mê Linh thôi. Trước đó, Tích Quang (I-5) rồi Nhâm Diên (20-33) đã đem những cải cách mới cho dân chúng, xáo trộn trật tự cũ : lễ cưới hỏi khiến ràng buộc đám dân chúng trước đó sống phóng túng ; lối làm ruộng cày trâu, chấp nhận một hệ thống thần linh với những lễ tiết mới loại bỏ tính cách thần linh của tù trưởng và từ đó đe dọa uy quyền thế tục của họ. Cho nên, Tô Định có « tham bạo », có chém thêm một ông Thi, tưởng để có thể ngăn ngừa được sức phản đối thì cũng chỉ là làm tràn thêm một cốc nước đã đầy thôi.

    Sự bất mãn có tính cách tập thể và ở ngay căn bản sinh hoạt sâu xa như vậy, giải thích vì sao sức phản đối đủ mạnh để đuổi Tô Định, nhưng lại dễ dàng tan rã trước quân Mã Viện. Không quên tài ba của viên tướng này, không quên đám quân tinh nhuệ dưới quyền, ta phải ghi nhận sức chống đối rời rạc của loạn quân. Ba năm Bà Trưng giữ gìn được đất nước chỉ là thời gian chuẩn bị cất quân chinh phạt của triều đình nhà Hán mệt mỏi vì phản ứng Vương Mãng. Sự kết hợp lỏng lẻo của loạn quân là do bởi tổ chức chính trị của họ chưa rứt bỏ được tình trạng bộ lạc.

    Ông Nguyễn Phương đã phân biệt Lạc Việt không phải là Tây Âu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link H. Maspéro cũng xác định được dân Dạ Lang ở huyện Chu Ngô, quận Nhật Nam «không biết cất nhà, ở trên cây, ăn cá thịt sống, buôn hương». Mã Viện vào Thanh Hóa săn dư đảng Bà Trưng, thấy ở đấy dân sống nghề chài lưới, săn bắn, ăn thịt trăn, bắn tên đầu bịt xương và làm ruộng rẫy. Nhưng cổ vật đào được cũng không chứng tỏ ưu thế của tô tem ta quen gọi là Lạc : trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) và hữu ngạn sông Hồng có hình chim, có người mang lông chim, mác đồng đào ở Thanh Hóa có hình chim, nhưng mác đồng đào ở Kiến An chỉ có hình cá sấu và lẫn lộn ở thống đồng Đào Thịnh (Yên Báy) thì có hình chạm người, thuyền, chim, cá sấu, con vật ám ảnh quen thuộc của người dân đất Giao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khi coi cuộc khởi loạn của Hai Bà là một phản ứng căn bản văn hóa thì ta cũng thấy được sự thành công của Mã Viện ồ ạt xua văn minh Trung Hoa vào đè bẹp văn minh Đông Sơn chỉ còn có một nửa tính cách indonésien bản xứ. Vai trò những di dân Trung Hoa nổi bật lên và một mặt thổ dân phải chấp nhận đổi thay, một mặt các làn sóng người Bắc phương tràn xuống chiếm ưu quyền khiến tình trạng văn háo, nhân chủng của địa phương càng thay đổi đi.

    Nhưng tiếng ngựa Mã Viện hí vang trời cũng không che lấp được tác động tiếp tục chuyển biến văn hóa trong vùng, lần này bắt nguồn từ một phương khác, phương tây. Có hai nguyên nhân khiến cho văn minh Ấn Độ truyền sang đông : tìm vàng và truyền đạo Phật. Vàng La Mã là Sibérie không đến nữa, Ấn Độ bèn quay sang đông. Phật giáo mang tính cách của một tôn giáo cứu rỗi xóa bỏ quan niệm sợ mất tinh khiết của tin tưởng tưởng Bà la môn, khiến cho người Ấn mạnh dạn vượt biển giao tiếp với các dân tộc man di và hòa lẫn với họ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bởi vậy, các cuộc đào bới mới phát hiện được nền văn minh Lạch Trường (đầu đến cuối thế-kỷ III) trong vùng Bắc Ninh (Lim, Nghi Vệ), Thanh Hóa (Lạch Trường) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Không phải là một nền văn minh của một đám dân riêng biệt ; ta có thể coi sự khai quật đó bổ túc cho sự hiểu biết về hình ảnh nền văn minh của đám dân bản xứ miền châu Giao, châu Hoan. Một dụng cụ ba chân, trang trí với đầu con gà trống, xâu tai hình trụ bằng chai của người Mường, chỉ rõ chủ nhân ông của nền văn minh này. Hình người râu tóc như của nghệ thuật Gandhara, vị thần Pan Ấn độ hóa mang trước ngực một vật hình viên trụ (Linga), một hình giống như thần giám hộ Dwara-palas, tượng đánh xập xỏa, tượng thổi sáo, tất cả chứng tỏ nguồn gốc xa vời là Đông Địa trung hải, nhưng nguồn gốc gần cận là xứ Phật.

    Bởi vậy, khi dân Giao Chỉ, Cửu Chân thôi cách làm ruộng Lạc để dùng điền khí thì vùng Óc Eo vượt qua giai đoạn Samrong Sen để lập thành vương quốc Phù Nam mà đám dân indonésien sống trên nhà sàn, buôn bán, chài lưới, nhận một ít ảnh hưởng Trung Hoa, Cận Đông và rất nhiều tính cách Ấn độ với các thứ cối xay Pesani, tiền bạc đánh hình các conque của Vishnu, bóng dáng những tia sáng mặt trời Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link với truyền thuyết xây dựng nước do sự phối ngẫu giữa một người brahmane tên Kaundinya và một nàng công chúa bộ lạc thờ rắn Naga Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ảnh hưởng Ấn độ vào đầu kỷ nguyên cũng đủ mạnh để rút khỏi quyền lực Trung Hoa một vùng đất đã chịu đầu phục Thiên triều : huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam. Khu Liên, người làm phản nhà Hán, giết huyện lệnh, tự lập làm vua xứ Lâm Ấp năm I92, là con viên Công tào huyện đó, giống như trường hợp của Dương Thanh, viên cựu thứ sử châu Hoan, «đời đời làm chủ dân Mường», những người bản xứ cũng ra làm quan, lại cho phủ Đô Hộ. Không biết đám dân Đông sơn bị Mã Viện xua đuổi, có Chu Bá chạy thoát, có góp phần với Khu Liên để thành lập nước mới không ? Chỉ biết từ khi nước này được xây dựng nên, tựa trên sự giao thương miền biển dung dưỡng sinh hoạt cướp bóc – do đó nền tảng chủng tộc indonésien của họ đã pha rất nhiều giống Mã Lai -, sự quấy nhiễu của họ vào Giao Chỉ từ thế kỷ thứ 3 đã đóng góp một phần không ít vào sự tan rã chính quyền ở đây.

    Trong khi đó, dân Giao cũng lợi dụng sự suy bại ở chính quyền Trung Quốc vì mâu thuẫn nội bộ, vì sức lấn át của văn minh du mục miền Sa mạc, để mà tìm cách thoát ách ngoại bang. Nằm trong truyền thống cũ để mà chống đối, tuy rõ rệt là ở vào thế yếu kém hơn trươc nhiều, là Bà Triệu (248) mà hình ảnh nữ lưu lấn át hình ảnh người anh Triệu quốc Đạt, tiếp nối hình ảnh Bà Trưng che khuất chồng trong cuộc khởi nghĩa 40. Người đàn bà ở trần cầm quân này là đại biểu cuối cùng ở miền Bắc của quan niệm đàn bà có uy quyền chủ tể, quan niệm bắt nguồn từ tín ngưỡng nông nghiệp xưa và âm vang còn lại trong chuyện chia con : Hùng vương thứ nhất thuộc vào 50 người trong số Tiên nữ đem lên núi. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Như trên đã nói (phần II), trong thời thuộc địa, uy tín kiến thức, giàu sang của cải về tay những người gốc Trung Hoa một phần lớn. Thêm vào đó, những tù trưởng của bộ lạc bản xứ cũng được dùng vào các ngạch cai trị, nên có thể chia xẻ những quyền lợi. Một số dân thuộc hạ của các vị này thoát khỏi vòng kiềm tỏa của họ đến sống nhập chung với đám dân mất chủ trong những cuộc chống đối trước, để trở thành thuộc dân các thành trì, thuộc dân dưới quyền những nhà hào phú. Đó là xã hội của những bộ mặt Lý Bí, Mai thúc Loan, của Dương diên Nghệ với đám «con nuôi» ba ngàn người…

    Phật giáo hiện rõ nơi hình ảnh những vị «hồ tang» theo hầu Sĩ Nhiếp, đem đến một quan niệm bình đẳng mới giúp cho một số người có hướng thoát những kiềm tỏa cũ về bộ lạc, về tương quan cai trị - bị trị… Nho học đem ra giảng dạy cho dân bản xứ thành đồ đệ của đạo Thánh, thành một người gần như Trung Hoa, khiến họ có thể thi cử, làm quan, tiến đạt trong hệ thống sĩ phu. Sự thông thương mở rộng khiến một số người trở thành hào phú. Đó là trường hợp của Lý Tiến, Lý Cầm, Tinh Thiều, Khúc Hạo…

    Nhưng đám dân thuộc địa dù xuất xứ từ đâu cũng vẫn là một thứ dân Trung Hoa hạng nhì. Lý Cầm phải phủ phục dưới sân Hán Hiến để kêu khóc mới xin được cho người Giao Chỉ làm quan. Tinh Thiều học giỏi nhưng không được bổ dụng ; Dương Thanh thứ sử Hoan Châu, bị Đô Hộ Lý tượng Cổ triệu về làm nha tướng để dễ bề trông chừng. Đó là không kể những áp bức tập thể nhắm vào đám thổ dân. Cho nên, Tinh Thiều, tù trưởng Châu Diên Triệu Túc theo phò Lý Bí nổi dậy, thời Nam-Bắc triều ; Mai thúc Loan dấy quân 40 vạn (quá nhiều !) xưng Hắc đế, liên kết với Lâm Ấp, Chân Lạp làm phù trợ bên ngoài. Kẻ thất bại, người thành công tạm thời, nhưng những cuộc nổi dậy đó đã gây men chống đối, nung đúc ý chí độc lập, rèn kinh nghiệm giữ chánh quyền cho đám dân địa phương đến bây giờ đã Trung Hóa một phần về chủng tộc và văn hóa.

    Sự kiện quan trọng nữa vừa phát sinh : sự thành hình của tiếng nói Việt Nam. Ngôn ngữ này lấy những âm tố (phonème) Mường làm căn bản, mượn các thanh giọng ở người Thái hoặc Trung Hoa mà cấu thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Phật giáo của các vị sư, Nho giáo của Sĩ Nhiếp và các sĩ phu, thương nhân đi làm ăn xa, tất cả đã góp phần vào việc dồi dào thêm một thứ tiếng mà tính cách dản dị, phong phú sẽ đóng một vai trò quyết định trên phần đông bán đảo Đông Dương này.

    Người học trò Việt cứng đầu ngăn chặn ảnh hưởng Trung Hoa ở phần đất bắc, bỏ rảnh phần phía nam Hoành Sơn, cho ảnh hưởng Ấn Độ lan vào càng sâu đậm. Ta đã nói là Khu Liên có những tính chất giống như Mai thúc Loan, Triệu Túc, Dương Thanh : cũng là quan lại hay là kẻ ít nhiều thần phục Triều đình, chính quyền Đô Hộ mà xuất thân là tù trưởng bộ lạc : nước Lâm Ấp cũng chỉ là một phần đất bị đô hộ được độc lập sớm hơn vùng trung châu miền bắc vì ở nơi xa xôi hơn. Bởi lẽ đó, những cuộc cướp phá liên miên sau thời thuộc trị vào Giao Chỉ, chỉ là tiếp tục mở rộng thành quả của buổi đầu mà nước Lâm Ấp, vì thái độ thù nghịch với Trung Hoa, và vì ảnh hưởng có sẵn, đã trở nên kẻ đại diện xa xôi nhất về phía đông bán đảo của văn minh Ấn Độ.

    Thổ ngữ indonésien còn thấy trên bia đá vùng Trà Kiệu (cuối thế kỷthứ IV), nhưng Bhadravarman (Phạm hồ Đạt) đã xây ở Mỹ Sơn đề thờ đầu tiên thờ thần Çiva BhadreÇvara. Tiếng đồn về sự giàu có của xứ Lâm Ấp nhờ vị trí tiếp nối thương mại Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, có quyến rủ được Lưu Phương vào cướp phá Trà Kiệu (605) cũng không ngăn được sự tiếp nối nơi các danh hiệu Hoàn vương, Chiêm Thành. Vương triều thứ VI (860-986) đóng đô ở Indrapura (thành phố của thần Indra, Đồng Dương bây giờ) năm 875, nâng đỡ cho Phật giáo Đại thừa phát triển mà ảnh hưởng sẽ góp phần ngược lên phía bắc.

    Ấn Độ ở đông bán Đông dương chỉ có đại diện văn hóa dưới hình thức thương nhân, giáo sĩ chứ không phải binh lực, cho nên khi nước Phù Nam được người bạn Lâm Ấp đỡ đòn quân đội Trung Hoa ở miền bắc, thì có đủ rảnh rang để phát triển thương mãi, mở rộng đất đai với triều Jayavarman (480-5I4). Những liên lạc sứ thần với triều Ngô (giữa thế kỷ thứ III) ở Giang Đông, với triều Lương (thế kỷ thứ VII) đã lưu sử liệu cho đời sau ; Ấn độ hiện diện trên tầng lớp quý tộc với các tín ngưỡng Çiva, Vishnu, Phật giáo Tiểu thừa.

    Thế nhưng từ giữa thế kỷ VI đến giữa thế kỷ VII, nước Phù Nam phải sáp nhập vào nước tân lập của nhóm người Khmer từtrung lưu Mékong theo dòng tràn xuống. Danh hiệu «vua núi» vẫn được các vua Chân Lạp tiếp tục sử dụng cho hợp với tin tưởng về quả núi Méru trong truyền thống Ấn Độ và qua truyền thống địa phương nơi các đền thờ vùng Angkor. Thần Çiva với biểu tượng Linga vẫn được tôn thờ. Dấu hiệu totem của bộ lạc naga dẫn xuất nơi con rắn trên giường vua. Nhưng nếu có những dấu vết về phương diện mỹ thuật, suy tưởng, xác định rằng Chân Lạp tiếp tục truyền thống Phù Nam, thì dấu vết địa lý văn hóa lại tỏ ra có sự khác biệt giữa hai nước : trọng tâm của Chân Lạp nằm trên vùng Biển Hồ dựa trên sức phát triển về nông nghiệp trong vùng để làm cơ sở cho một nền văn minh muốn địa phương hóa những kiểu mẫu Ấn Độ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong khi đó, kinh đô Phù Nam. Vyâdhapura, nằm phía hạ lưu Cửu Long, vùng Preyveng bây giờ. Vị trí kinh đô đó phù hợp với tính chất một nước mà sự giàu mạnh tùy thuộc vào dòng thương mại phồn thịnh trên mặt biển, ghé qua địa điểm Óc Eo làm bến đỗ.

    Chân Lạp vẫn giữ truyền thống nội địa của mình và sự tách biệt đối với Phù Nam khiến cho trên phần đất họ kiểm soát rộng từ Chantaboun tới Chiêm Thành phải in dấu vết nứt rạn từ năm 706 : Lục Chân Lạp ở phía bắclà một vùng rừng núi xen các thung lũng, Thuỷ Chân Lạp phía namgồm những vùng lầy lội, khí đất xông và đầy rắn rết độc địa. Kinh đô Pnom Kulen của Jayavarman II người giải thoát Chân Lạp khỏi ách đô hộ của dòng Çailendra (Java) kinh đô Angkor đầu tiên của Yaçovarman I (889-900) và sẽ là kinh đô liên tiếp của Chân Lạp suốt năm thế kỷ rưỡi, tất cả đều nằm trong vùng Biển Hồ đầy cá, tốt lúa nuôi dân đông đúc và có thể thông thương với phía Ménam bằng các phụ lưu của hai lưu vực. Cho nên mọi tài nguyên đều đổ dồn về vùng Angkor : tài nguyên nước Chiêm Thành mà kinh đô Vijaya bị chiếm năm II45, từ các cuộc viễn chinh Đại Việt (II32, II37, II50) được Suryavarman II (III3-II50) đem về xây cất Angkor Vat, tài nguyên từ sự phát triển hồi phục để cai trị đất Chiêm Thành (II90) trên 30 năm của Jayavarman VII được đem ra hoàn thiện Angkor, xây Angkor Thom và đền Bayon cùng các kiến trúc Banteay Kdei, Ta Prohm, Preah Khan, Neak Peân.

    Trong tình hình đó. Thủy Chân Lạp, thối thân của Phù Nam, nằm thiêm thiếp cho đến thế kỷ I8 mới trở lại tột đỉnh của một vị trí hàng hải với đội thủy quân của Nguyễn Ánh.


    IV – HIỆN TƯỢNG GỌI LÀ NAM TIẾN : DÒNG LƯU CHUYỂN NHÂN CHỦNG

    Như vậy, vào thế kỷ thứ II, vì sự phân hóa của lịch sử, trên phần đất Việt Nam, ta thấy hiện 3 khu vực : Đại Cồ Việt, Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp tiến triển theo hình rẽ quạt. Tình trạng như vậy phải dẫn tới chiến tranh và những hậu quả của nó : cảnh tàn sát sinh linh, cảnh bắt tù binh về làm nô lệ, hãnh diện bên chiến thắng, tủi nhục phái bại vong… Một sử gia ngồi ở thành Thăng Long sẽ ghi nhận như sau : I069 quân Lý chiếm Quảng Bình, Quảng Trị, I47I Lê Thánh tông chiếm Đồ Bàn ; chúa Nguyễn lần lượt lấy Phú Yên (I6II), Khánh Hòa (I653), Bình Thuận (I693), Sài Gòn (I689), Châu Đốc (I759). Thế rồi, thêm thắt vào là sức tưởng tượng của những thi sĩ thấy «những tháp Chàm gầy mòn vì mong đợi», «những tượng Chàm lở lói rỉ rên than những

    … người Việt vui cười,

    Người Chiêm than khóc biết đời nào nguôi.

    Ấy vậy mà không ai ngạc nhiên để so sánh về tính cách dã man có gì khác nhau giữa trận Lê Thánh tông chiếm Đồ Bàn, bắt tù binh đem về, và trận Tây sơn – Trịnh ở Thuận Hóa (I785) mà kết quả là quân Phạm ngô Cầu bị tàn sát gần hết, còn một số chạy ra ngoài thì bị dân chúng chẹn giết.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Sự căm ghét chiến tranh không ngăn người ta can đảm nhận rằng đó là một hiện tượng thường xuyên của nhân loại để khiến người ta đủ bình tĩnh suy đoán một cách khách quan. G. Bouthoul trong nhiều quyển sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã cho rằng nguyên nhân dân số khích động tâm lý tranh chấp, chống chỏi giữa các tập thể dân tộc, nổ bùng thành chiến tranh. Tình trạng kiểm soát dân số ngày xưa không cho phép ta đủ tài liệu đối chiếu, kiểm chứng. Nhưng bằng vào những sự trình bày và ngay trong ý nghĩa của chữ Nam tiến, lý thuyết của Bouthoul có vẻ ngầm được công nhận. Có tình trạng tràn về nam là vì sự phát triển dân số của đồng bằng Nhĩ Hà được tăng tiến với các công trình cải tiến nông nghiệp : đắp đê Cơ Xá dưới đời Lý Nhân tông, khai khẩn trang trại, tổ chức đồn điền.

    Nhưng nhìn kỹ một chút, dòng lưu chuyển nhân chủng có lẽ không phải xuôi một mạch dản dị như vậy. Như đã phân tích trên, tập thể nhân chủng ở LâmẤp buổi đầu không khác gì mấy đám dân bị trị ở Cửu Chân, Nhật Nam và có lẽ cả Giao Chỉ nữa. Tính cách rẽ quạt của hai ảnh hưởng văn hóa dần dần tách biệt hai khu vực : Đại Việt đậm đà sắc tháimongolic và Chiêm Thành mã lai hóa về giống người.

    Chiến tranh xảy ra có tác dụng tích cực về sự pha trộn. Không biết những trận chiến giữa liên quân Chân Lạp Chàm chống đối Đại Việt ở Hà Tĩnh, Nghệ An vào tiền bán thế kỷ I2 đã cung cấp bao nhiêu thổ dân làm nô lệ xây Angkor Vat. Không lẽ những trận đánh chẹm Sạ Đẩu (I044) chỉ bắt có Mỵ Ê, trận I060 chỉ bắt có Chế Củ rồi tha về ? Chỉ biết rõ rệt nhất là trận Đồ Bàn, Lê Thánh tông bắt ba vạn tù binh Chàm dâng ở Thái miếu. Số người này được đem phân phối ra làm nô lệ ở các điền trang công thần trong khi trận Đồ Bàn trước đó (I446), những người đầu hàng được phân tán ra ở các đạo. Vì đối với chính quyền Thăng Long, họ là những phiên dân nên có người còn giữ họ âm chàm như Chế Mạn, nô lệ của Nguyễn văn Lang, có người chuyển họ Phan như Phan Ất, tỳ tướng của Trần Cao.

    Tài liệu còn thật ít, nhưng chúng ta cũng biết đến những người Thượng mang họ Đinh ở Quảng Ngãi, những người ở Bình Định mang họ Ngõ, những người ở miền Tây Nam Việt mang họ Danh, họ Thạch, hay chỉ có tên mà không biết họ là gì khiến cho những viên chức bạt mạng đôi khi phải ghép bừa vào một dòng nào đó cho tiện sổ sách. Lịch sử còn lại một Đặng Tấn, Ông Ích Khiêm, còn Tiểu phủ sứ Nguyễn văn Tấn ; một ít người làm văn còn biết thi sĩ Nguyễn văn Tư.

    Chúng ta chú ý đến những họ vua (Trần, Lê..nhất là Nguyễn) mà tính cách quốc tính khiến cho mọi người khi chuyển họ vẫn ham muốn lựa chọn cho có dấu hiệu quý phái, cho khỏi có vẻ lạc loài. Không biết người «dịch đình nô» của xứ Trà Vinh mang tên Ốc nha gì trước, nhưng khi là Cai Đội thì nghiễm nhiên là Nguyễn văn Tồn. May mắn hơn, ta biết những viên chức Chàm có tên chuyển âm là Bô kha Đáo, Thôn ba Hú, Môn lai Phù tử thành Nguyễn văn Chấn, Nguyễn văn Hào, Nguyễn văn Chiêu, kẻ Cai Cơ, người Chưởng Cơ, Tán lý, nắm giữ binh vụ quan trọng của Nguyễn Ánh.

    Tính cách quy tụ tạp đa trên chỉ khiến những người có quan niệm dản dị về sự đồng nhất ngôn ngữ và nhân chủng mới ngạc nhiên thôi. Mọi người đều biết một dân tộc có thể có nhiều ngôn ngữ và một ngôn ngữ có thể do nhiều dân sử dụng. Vì lẽ đó, như ý kiến của LM Cadière và ông Hồ hữu Tường, vấn đề gọi là diệt chủng trong lịch sử Việt Nam chỉ là vấn đề chuyển đổi ngôn ngữ thôi. LM cho ta biết qua một tài liệu của thế kỷ I5 rằng các làng chung quanh Huế và ở thung lũng sông Gianh còn theo phong tục Chàm và nói tiếng Chàm nữa. Theo Giáo sĩ J. Koffler, quân Nam hà của chúa Nguyễn chống cự được họ Trịnh một phần nhờ ở cánh quân Chàm của họ hỗ trợ. Thế kỷ I8, đám dân Chàm ở Thạch Thành (Phú Yên) còn (…) là Thị Hỏa, đóng một vai quan trọng trong (…) Đám quân theo Nguyễn Huệ ra Bắc gồm đủ (…) Mường, Mán… », rồi sẽ về dừng lại ở Thuận Hóa, Bố Chính. Ông Hồ hữu Tường cho ta một chứng nghiệm mắt thấy tay nghe về sự chuyển hóa ở một sóc Miên miền Tây.

    Sự thay đổi xảy ra như thế nào ? Có lẽ phần lớn do sự bắt chước ngôn ngữ, lối sống, như hiện nay đang xảy ra trên Cao Nguyên : « người Cau (Thượng) bắt chước người Yoan (Việt), người Yoan bắt chước người Tây » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Việc học Việt ngữ có khi phải đến sau một giai đoạn có tính cách tiêu cực : giai đoạn phủ nhận tiếng nói nguyên thủy. Đó là trường hợp chẳng hạn của làng Xà ca nả (quận Phú Tâm, Ba Xuyên), dân làng hầu hết người Tiều (Triều châu) mà không nói tiếng Tàu, chỉ nói tiếng Miên ; trái lại, dân làng Miên Xà Me (quận Chà Nho, Ba Xuyên) lại chỉ nói chuyện bằng tiếng Tàu ? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đổi thay lại cũng do những cuộc phối ngẫu pha trộn. Người thị dân ăn trắng mặc trơn ở đô thành ngày nay chắc sẽ giẫy nẫy lên chê dân « Đàng thổ » thối mùi mắm « pò hóc », dân « Hời » dơ, hôi như mọi. Nhưng hãy nhìn các túp lều xơ xác trên miền quê Khánh Hòa để không thấy chênh lệch cùng khố với các nhà vây quanh bằng hàng rào cây chết ở Bình Thuận ; hãy về miền Tây để thấy các nhà mái lá dừa, lá cần đước đâu cũng như đâu, mới hiểu được sự phối ngẫu không phải là điều khó khăn. Đám vua tôi triều Lê phải ra một lệnh cấm lấy đàn bà con gái Chàm để cho « phong tục được thuần hậu » đủ biết tình trạng phổ biến của hiện tượng này, nhất là ở những nơi chính quyền trên danh nghĩa thì có đó song chẳng thấy đâu. Ở đây, có khi cũng phải có một giai đoạn trung gian cho sự chuyển hóa : đám con lai của người Miên lấy người Tàu, sinh ở thế hệ đầu, đáp ứng hiện tượng hétérose của định luật Mendel, đám « đầu gà đít vịt » đó, cả gái lẫn trai, nói tiếng Việt, có những nét đặc biệt duyên dáng khiến có tiếng vang trên sách vở và khiến các bạn trẻ tân binh quân dịch được huấn luyện ở Trung tâm Quang Trung thường nghĩ đến những người bạn gái quyến rũ ở miền Tây để mà xuýt xoa nhớ tiếc.

    Chiến tranh qua rồi là những mối giao tiếp cá nhân trở lại bình thường. Nếu không, làm sao Nguyễn văn Lang điều khiển được Chế Mạn, chiếm Tây đô, đón Giản tu công Oánh về kinh giết vua ; làm sao Trần Cao ngồi trong thành, tin cẩn để cho Phan Ất cầm quân đánh Trần Chân ? Xứ Bình Định còn lưu lại chùa Ông Đá kèm theo một câu chuyện kể rõ giao tình Chàm – Việt trong những tiếp xúc cá nhân, mật thiết đến nỗi ít ra cũng loại được những suy đoán sai lầm của người sau.

    Chuyện đại khái như sau :

    Huỳnh tấn Công, người Đà Nẵng, theo ghe tải lương ra Thăng Long ăn học, bị đắm ghe dạt vào vùng Ninh Bình được một phú hộ là Lý xuân Điền cứu giúp và còn chu cấp tiền bạc đi nốt về Kinh. Đến nơi, Huỳnh gặp người bác làm Ngự Sử thăng chức Tể tướng nên mới tiến cử Lý đánh giặc Ngô. Khoa thi đến, Huỳnh đậu cả văn, võ Trạng. Theo Hoàng đế thân chinh đánh Chàm, mắc kế không thành, vua bại quân tan, Huỳnh bị bắt làm nô lệ. Cùng lúc, quan Tể tướng bị Tàu Ô giết hại, không gửi được tiền chuộc, Huỳnh phải bị bán cho Miên, Miên bán cho Lào. Khi còn ở với Chiêm, Huỳnh được sống thung dung nhờ dùng hột vông cứu viên Chàm chủ nô khỏi bệnh thiên thời.

    Lý xuân Điền liệu tiền chuộc không đủ phải đi Hội An buôn bán kiếm lời. Cháy nhà, trải gian truân, tiền chuộc lo liệu vừa xong thì nghe tin Huỳnh bị bán cho Lào. Viên quan Chàm, chủ cũ của Huỳnh, nhân gã con gái cho một nhà cự phú miền trong, bèn đòi sính lễ 5 thớt voi đem chuộc Huỳnh, đã không chịu Lý thối tiền chuộc mà còn cầm hai người ở lại chơi ít lâu mới cho về nước.

    Chuyến về cũng đầy tai nạn, nhưng trời vẫn độ người lành nên Huỳnh, Lý mấy năm sau trở vào thăm quan Chàm. Viên quan này mừng rỡ đón tiếp và chỉ cho xem hai tượng đá do ông sai tạc để thờ hai người. Ở chơi ít lâu, ông quan mắc bệnh tạ thế, Huỳnh, Lý chôn cất tử tế rồi mới trở về nước.

    Đó là tích chuyện của chùa Song Nghĩa, tục gọi là chùa Ông Đá ở làng Nhạn Tháp, quận An Nhơn. Hai tượng đá còn lại để chứng minh câu chuyện là hình hai quan võ uy nghi với mũ mảng hia hốt. Người người đến chiêm bái đều khen là giống tạc. Nhưng theo ý chúng tôi, đó chỉ là hai thẻ đá được tô vẽ cho mang áo mão, phẩm phục và thêm vào đó là tưởng tượng của khách thập phương.

    Nhưng điều quan hệ tưởng không phải ở đó. Ngoài ý nghĩa thờ đá sẽ nói sau, ta lưu ý trong sự tích Song Nghĩa tự về sự hiện diện của thành phố Hội An buôn bán phồn thịnh, tình trạng nô lệ của tù binh bên chiến bại. Câu chuyện có lẽ xoay quanh năm I376, năm Trần Duệ tông tự làm tướng đánh Chiêm Thành, bị hãm trong thành Chà Bàn mà chết. Chính trong suốt thế kỷ I4 này đã có những cuộc hòa hoãn và chiến tranh dằng co quan trọng giữa hai nước : I30I, dưới đời Trần Anh tông, Thượng hoàng Nhân tông sang Chiêm rồi trở về, gã công chúa Huyền Trân đổi hai châu Ô, Lý (I306), đánh Chiêm Thành (I3II, I3I8, I326), sứ Chiêm Thành đến (I342), sứ sang Chiêm (I346), Chiêm Thành lấn cướp Hóa châu (I365), đánh bại Đỗ tử Bình (I367), cướp Kinh đô (I377-78), Thanh Hóa (I382), Quảng Oai (I383), tiến đến Hoàng giang (I389), chết Chế bồng Nga (I390), đuổi Lê quý Ly (I39I-I400). Những trận bại vong to tát nhất của Đại Việt xảy sau khoảng năm I376. Trường hợp của Huỳnh tấn Công có phải là tượng trưng cho số người Thanh Hóa, Nhĩ Hà bị bắt làm nô lệ không ? Có bao nhiêu nô lệ như vậy đã đem lại giàu sang cho nước Chiêm nhờ số tiền bán đi ? Không được biết.

    Chỉ nhắc lại rằng, chắc họ chìm ngập trong đám dân thống trị miền nam cũng như về sau, những người này nói tiếng Việt dẻo như kẹo, trong khi dưới mắt chuyên viên, họ hiện rõ rệt với đôi mắt tròn, thẳng, mặt bẹt, không giống tí nào với mắt xếch, mí lót, ở miền ngoài. Người viết bài này nhìn tấm hình J. Y. Claeys chụp người đàn bà Bình Định thấp bé, nhăn nhúm (Introduction à l’Etude du Champa etde l’Annam ; pl. XVII), phải hoảng nhiên mà về lấy hình mẫu thân, che mái tóc vấn trần, rồi bâng khuâng so sánh.

    Cho nên, trên con đường gọi là Nam tiến, có những chặng tiếp nối bởi những dòng người trong những giai đoạn khác nhau. Khi một vương triều này mạnh thế hơn vương triều khác, thì những tiêu chuẩn sinh hoạt, văn hóa – nhân chủng nữa, được lấy nơi phía kẻ chiến thắng và ảnh hưởng ấy mạnh mẽ, rõ rệt ở vùng ranh giới. Vùng Bình Trị Thiên có bao nhiêu dòng họ Chàm hóa Việt rồi lại trở thành Chàm trước giữ tên tuổi Việt hản ? Trung tâm xuất phát của những đoàn người lập nghiệp xuôi nam là Nghệ Tịnh, là Bình Trị Thiên, là Lưỡng Quảng, là xứ Bình Phú ; biết bao nhiêu người theo Thị Rịa lập nghiệp ở Mô Xoài, là dân lưu đày hay tự lưu đày, lang thang trên ruộng lầy miền Tây đi tìm nguồn cứu rỗi, biết bao nhiêu trong số đó là con cháu của dân thành Khu Túc, Phật Thệ, Indrapura, Vijaya ?

    Tính cách Việt hóa về mặt ngôn ngữ giải thích được điều khác biệt trong sự sử dụng Việt ngữ hiện tại ở hai miền nam, bắc. Hãy tạm không kể đến những đặc sắc địa phương, người ta vẫn thấy rằng người miền ngoài sử dụng Việt ngữ tinh thuần hơn người miền trong. Những lỗi lầm về mặt phát âm, theo nhà ngôn ngữ Lê ngọc Trụ, là do tính lười biếng (la loi du moindre effort). Nhưng lắng nghe người Miên nói tiếng Việt nửa vời, có ai không nghĩ rằng tính không-chịu-cố-gắng chính là do nơi sự cố gắng hết sức mà vẫn bị giới hạn bởi sự chuyển đổi hệ thống phát âm vì còn mới quá nên không kịp thích nghi ?

    Tất nhiên khi nói đến người miền Thủy Chân Lạp, ta không quên đám con cháu Minh dân của Dương ngạn Địch, Trần thượng Xuyên, Mạc Cửu. Có những người lên đến tột đỉnh danh vọng mà không gặp cái nhìn ghen ghét nào của người bản xứ (Trịnh hoài Đức, Mạc thiên Tứ, Phan thanh Giản, Lý văn Phức…), có những người loay hoay, chí thú làm ăn, gặp phải sự xung đột chung quanh khiến cho thứ bực «ba» mà người ta nhận cho «các chú» vào đại gia đình Việt nam, phải biến thành một chữ đệm cho những tĩnh từ chỉ sự trạng không mấy tốt đẹp : ba rọi, ba mang, ba trợn, ba lia ba…tàu. Giải thích mối mâu thuẫn này thuộc lãnh vực văn hóa, sẽ nói sau.


    V – HIỆN TƯỢNG GỌI LÀ NAM TIẾN : DÒNG LƯU CHUYỂN VĂN HÓA

    Bắt chước O.R.T. Janse, «khi tôi nói đến văn minh Việt nam, thoạt nhiên tôi không nghĩ đến thứ văn minh đã nảy nở quanh triều đình nhà vua, nơi quan trường hay trong các đô thị do ảnh hưởng Khổng giáo, nhưng trước hết tôi nghĩ đến văn minh các vùng thôn dã và làng, tổ chức như các quốc gia nhỏ đã tạo thành tính cách nhất trí căn bản của Việt nam qua các thế kỷ và tự ngàn xưa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link». Nghĩ đến văn minh các vùng thôn dã không phải là muốn theo thời dự tính một cuộc cách mệnh nông dân có bàn tay mình nhúng vào tô điểm ý thức hệ. Không nói đến ảnh hưởng Khổng giáo chẳng hạn, không phải vì thành kiến đối với phương bắc. Có người sẽ chỉ cho chúng ta biết : mớ sách vở chữ hán còn đó, căn bản ghép chữ nôm còn kia, những lời giảng Đại Học, Hiếu Kinh… vẫn vang vang ở miền xa xôi nhất bên dưới ải nam :

    Trai thời trung hiếu làm đầu,
    Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
    Làm người trung nghĩa đáng bia son.

    ……………………………………………….

    Tách biệt đô thị và thôn quê, không khỏi khiến người ta nhắc đến những ông đồ khăn đóng áo dài đem Tứ Thư, Ngũ Kinh từ Thăng Long, Phú Xuân đến những nơi quạnh hiu, bạc bẽo, « một thầy, một cô, một chó cái ». Không, chúng ta chỉ tạm quên một lúc nào đó để nhìn thấy những nét khác nổi bật lên : trong một bức tranh sặc sỡ, quên đi những màu choáng lộn, ta thấy được bối cảnh hợp bởi những màu khiêm nhường hơn và không phải là không gây xúc cảm.

    Nơi đô thị, cũng nên nhắc tới ảnh hưởng phương Tây ở nơi này, « nơi của sinh hoạt xô bồ, phức tạp, cùng với quan niệm văn minh hình thức, thiên về văn minh vật chất (…) làm cho người dân không còn đủ sức thấy rõ mình hơn nữa (…), chỉ là những quái thai do sự học đòi lối sống man rợ đội lốp văn minh tạo thành » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ảnh hưởng Tây phương không phải là mới. Phong trào trọng thương khiến phát sinh Kẻ Chợ, Phố Hiến, HỘi An đã 3, 4 thế kỷ rồi. Đến với nhà buôn đếm tiền, còn có những giáo sĩ lo gặt hái linh hồn kẻ chết, người sống. Nhưng tính cách Âu hóa dù to lớn, dù thúc bách trong hiện tại vẫn không tỏ ra sâu đậm trong quá khứ.

    Chỉ còn lại văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và một đám dân không nói ra nhưng vẫn có một lối sống, một tin tưởng, đinh đem khuôn nắn những vật liệu bên ngoài thành bản chất đặc sắc địa phương. Bằng cớ nào để phân biệt tính cách bản xứ và tính cách ngoại lai ? Hãy nhìn sự khác biệt ở căn bản suy tưởng.

    A. Lefèvre, khi nhận Việt ngữ vay mượn ở ngôn ngữ Trung Hoa, đã cho rằng sự vay mượn ấy và những giống nhau ở bề ngoài không động chạm gì đến đặc tính của tiếng Việt mà ngữ vựng, các syllabe-mot là riêng biệt Việt nam, không Tàu tí nào Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. L. Cadière Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhìn thấy một đặc tính trong lối phát biểu ý tưởng của người Việt : lối nói xuôi, chủ từ động từ túc từ, nếu có đủ. Ông Nhượng Tống Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và nhất là ông HỒ hữu Tường, cố vượt qua biên giới văn pháp, đi vào triết học để mà nhìn vào lề lối phát biểu xuôi đó một đặc tính suy tưởng của người Việt. Theo ông sau, khi người Việt suy tưởng, phần khái quát bao giờ cũng được đề cập tới trước phần riêng tư, chi tiết, như ở ví dụ « trái xoài thanh ca lớn » mà tác giả viện dẫn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tính cách bao quát đó hình như có liên quan đến đặc tính mà dân ta đã dành cho cái bụng như là trung tâm của sinh hoạt tâm lý. Ta nhớ đến câu của Đại học : « Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị ». Chúng ta lưu ý đến bộ tâm trong văn tự hình tượng, biểu ý của Trung Hoa, ta nhắc đến Tâm học của Vương dương Minh để nhớ rằng đối với truyền thống tư tưởng Trung Hoa, trung tâm sinh hoạt tâm lý là « tâm », dịch sát nghĩa là quả tim, không như người Tây Phương dồn về não bộ sinh hoạt trí thức, ý chí, chừa cho quả tim chủ trì tình cảm. Người Tàu cũng nói đến can đảm, gan mật, để chỉ sinh hoạt ý chí, nhưng chỉ đặc biệt người Việt là dồn tất cả mọi sinh hoạt tâm lý vào trong cái bụng.

    Hãy nghĩ ngay rằng người Việt chỉ dịch tâm là tim khi muốn chỉ một cơ năng sinh lý, còn khi muốn chỉ cơ năng tâm lý theo ý người Tàu vẫn dịch là « lòng » : trung tâm có chữ tương đương là trong lòng, tâm trí có tương đương là lòng dạ, bụng dạ… Trái với ý người phương Tây, nơi chứa óc não chỉ giữ vai trò tiêu cực trong kiến thức : « to đầu thì dại… » ; mọi hiểu biết dồn thúc về nơi cái bụng, hạ bộ : « … lớn dái thì khôn ». Cũng nghĩ rằng bồ chữ chứa trong bụng, nên Trạng Quỳnh mới lừa được chúa Trịnh để phơi sách trong cung cấm thâm nghiêm. Sinh hoạt ý chí phát nguồn từ cái bụng, nên người ta mới có thể nói được « bấm bụng mà chịu », « bụng làm, dạ chịu ». Tình cảm cũng xuất phát từ cái bụng : « rầu thúi ruột », « thổn thức trong lòng »… Đó là chưa kể bụng dạ cũng là nơi phát hiện tính tình : bụng dạ hẹp hòi, rộng rãi, ruột để ngoài da…

    Đặc tính suy tưởng này có thể bắt nguồn từ cỗi gốc trong sinh hoạt tôn giáo xa xưa của nền kinh tế nông nghiệp : tôn giáo thờ Nữ thần. Theo sự phân biệt của P. Challus thì sự thờ phụng Nữ thần là của các dân tộc nông nghiệp, trái lại các dân tộc du mục đều thờ Nam thần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ý niệm Thiên của « các người quân tử miền Tây » tiên tổ của nhà Chu lúc còn là bộ lạc đất Phong, đã làm nền tảng cho sự tin tưởng vào một đấng Tối Cao, càng ngày càng theo với tiến bộ xã hội cùng với sự xâm nhập tàn nhẫn của các rợ du mục phía bắc, phía tây, càng khoác bộ mặt nam tính rõ rệt hơn. Ở Việt nam, nếu cố tìm bên dưới lớp sơn văn hóa ngoại lai, đến sau, người ta vẫn thấy tiềm ẩn những dấu vết tôn giáo nông nghiệp sơ khai : hội Lim, các hội mùa có ý nghĩa sinh sản Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hình dạng cái bụng của cái trống đồng cầu mưa, ám ảnh cái giống trong các chuyện Tiếu lâm…

    Không nên lấy làm lạ ở địa vị khả quan của người đàn bà : sinh hoạt nông nghiệp phát sinh bởi tay đàn bà và cần bàn tay đàn bà phụ giúp rất nhiều ; mầm chứa sự sống của sinh vật nằm trong bụng đàn bà (cái « dạ con »). Bởi vậy bộ luật Hồng đức dành khá nhiều quyền lợi cho nữ phái. Thích đại Sán thấy cách sống không ràng buộc của phụ nữ Nam hà, phải kêu rêu là phong tục của ta phóng túng đồi bại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cho nên mãi về sau, bên dưới đám triều đình của Ngọc hoàng Thượng đế, trong thế giới nhảy múa của thần Çiva, chuyển thân của thần Vishnu, người ta thấy một lô những nữ thần mà tước vị trong giai tầng quan chức đó tuy thấp thỏi, nhưng ảnh hưởng uy tín rất lớn đối với dân chúng vì họ ngự trị trên đất đai, rừng ruộng : các Bà Mẫu, Bà Chúa Xứ (Liễu Hạnh, Thiên Y A Na, Bà Đen… Hình ảnh Diêm vương sai quỷ Dạ Xoa rước hồn người của Phật giáo, không gây xúc động mạnh đối với người bình dân bằng thành ngữ : « bà hú ».

    Phối hợp với tin tưởng về những nữ thần đó là lối tôn thờ cây, đá, lưu dấu của thời tân cựu thạch xa xưa. Những viên đá cầu tự chứa sự sống ở chùa Hương, những nàng Vọng Phu dù ở Lạng Sơn, Bình Định, Khánh Hòa, dù trong cốt thân Tô Thị, người dân chài hay bà công chúa chờ hoàng tử, cốt thân của hai vị bằng hữu ở Song nghĩa tự, những thẻ đá ở chùa Ông Núi (Bình Định) mà người ta cho là của Cao Biền trấm yểm, những thẻ đá mọc rải rác quanh vùng Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên… mà tiếng đồn là của các thầy Tầu dùng quyền lực bùa phép khiến họ Mạc tuyệt tự ; tất cả còn đủ uy lực để khiến dân chúng địa phương hoặc phải tin tưởng thờ cúng, hoặc phải thuê voi về nhổ - tuy không lên – hoặc phải chờ người có uy lực như Đức Phật Thầy hay một thối thân nào khác của Ngài mới may xóa bỏ được.

    Vậy thì, trong sự tổng hợp tạo thành nền văn minh Việt nam, ta cũng có thể tách ra được một vài yếu tố xác định tính cách địa phương, tính chất ngoại lai và tính chất tập đại thành. Trong quá trình tiếp xúc với nhau của các tính chất ấy, sự biến hóa luôn luôn có tính cách sinh động, nghĩa là những tính chất địa phương cũng chuyển thân và nhiều yếu tố ngoại lai cư hằng địa phương hóa làm giàu cho sinh hoạt văn hóa dân tộc. Chỉ duy, trong những tình thế mà vị trí địa dư liên quan với khả năng xâm nhập văn hóa khiến cho những khu vực khác nhau đã thiên về một ảnh hưởng này hay ảnh hưởng khác. Đó là trường hợp như ta đã nói : vào thế kỷ XI, Đại Việt vừa cởi ách Tàu nhưng giữ lại chữ Hán, Phù Nam lim dim trong sức phát triển của đế quốc Angkor và Chiêm Thành, cả hai tràn trề sinh hoạt Ấn độ hóa. Nhưng với thời gian mà chiến tranh cũng giữ vai trò quan trọng, chúng ta thấy có sự trao đổi văn hóa giữa các vùng.

    Ta vừa nói đến vai trò văn hóa của chiến tranh, Không nên coi xác nhận đó là một luận điệu kém đạo đức. Đứng ở phạm vi những sự kiện, không bước qua những phán đoán giá trị, ta thấy chiến tranh là một hình thức bạo phát của những mâu thuẫn. Và kết quả của chiến tranh là những nông dân, công nhân miền Bắc bị cưỡng ép đưa vào Indrapura, Vijaya, qua Angkor, đám dân các vùng Chà bàn, Trà kiệu, Phật thệ bị lùa ra Bắc với tài sản. Nhưng người vật di chuyển cũng lôi theo sự lưu chuyển các ý niệm. Các tù binh ưu tú, cần thiết cho vua chiến thắng sẽ được ưu đãi. Cho nên, tên nô lệ Thảo đường bị bắt cùng với Chế Củ, (I069), thoát kiếp tôi đòi để trở thành Quốc sư lập ra Thiền phái thứ ba, truyền đến 5 đời (I069 – I205), trong đó có các vua Lý, Thánh tông (I023 – I072), Anh Tông (II36 – II75), và Cao tông (II73 – I2I0). Thiền phái này quảng bá đạo Phật song hành với hai thiền phái có trước, một của Vinitaruci (580 – I2I6), một của Vô ngôn Thông (820 – I205).

    Cho nên nhạc khúc Chiêm thành xuất hiện vào dưới đời Lý Cao tông (I202) khích động đồng loạt với công cuộc chấn hưng cung điện của năm sau. Cũng y như tai họa xảy ra cho Lưu Phương ngày trước về mối quyến rủ của vàng Lâm ấp, thời bấy giờ nhu cầu của cải cùng nhân tài khiến Đại việt dấn thân vào một trận chiến bại vong với Chiêm Thành mà hai tướng Đỗ Thanh, Phạm Điền phải chết trong một cuộc tấn công bất ngờ không thành.

    Những tay thợ xây cất đền tháp của Chiêm thành trở thành những bậc thầy kiến trúc cho vua quan Đại Việt : Chùa Báo thiên có ngôi tháp I3 tầng là công trình của một tù binh Lê thánh tông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ngược lại kiểu Tháp Mâm (cuối thế kỷ XI – thế kỷ XIV) có đặc tính là khuynh hướng phác họa khuôn mặt, đơn giản hóa các khối lượng, tính chất nghi thức và sự tìm tòi các kiểu trang hoàng, trong đó lối trang trí bằng các vân thật đặc biệt Việt nam. Cho nên, J. Boisselier phải thốt ra nhận xét rằng : Chiêm thành mang lại cho nước Việt nam sau này ít ra cũng bằng phần nó nhận được » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Những yếu tố văn hóa mà Chiêm thành mang lại cho Đại Việt không lúc nào dẫn đến tác động lớn lao cho bằng cuối thời Lê. Khủng khoảng mở đầu cho thời phân tranh của Đại Việt bắt nguồn từ những cuộc chiến chinh làm tan nát Chà Bàn, mang về trung châu một số tù binh quan trọng. Tù binh của Lê Khả, Lê Thụ (I446) không phải giữ lại như Bí Cai và vợ con, nhưng chắc cũng phân phối rải rác các nơi như 300 nam nữ theo Phan mỗ đầu hàng sau đó. Ba vạn tù binh bắt về dâng ở Thái miếu năm I47I được phân phát ra làm nô lệ ở các điền trang công thần.

    Cuộc kiểm tra dân số năm I467 tiếp tục thành quả chiến thắng ở mặt trận nhưng cũng là biện pháp thu nhận người vào trong tập đoàn Đại Việt. Mà như ta đã biết, dưới tầng lớp dân chúng chung sinh hoạt, mối phân biệt kỳ thị không phân rõ rệt lắm, nên những cuộc hôn nhân tạp hợp vẫn xảy ra, khiến cho đám vua quan ở triều đình phải ra lệnh (I499) cấm cưới phụ nữ Chiêm Thành « để cho phong tục được thuần hậu » mà quên rằng trước đó, Lý Anh tông vẫn thu nạp mỹ nữ Chiêm (II53) và Thượng hoàng Trần Nhân tông, ý thức rõ mối nguy cơ Mông Cổ đè nặng ở phương bắc, nên không nề hà qua chơi Chiêm quốc kết thân (I30I), ở lại cả năm với lời hứa gả Huyền Trân. Nhưng trong ý nghĩa lệnh cấm, chúng ta cũng thấy mối bận tâm của vua quan nhà Lê là nhằm tránh các rối loạn xã hội do sự biến đổi văn hóa tạo thành. Tuy vậy làm sao ngăn được. Cho nên cộng với sự sa đọa trong triều, xã hội Đại Việt bắt đầu khủng hoảng mạnh.

    Trong suốt các triều vua Đại Việt đến bây giờ, có lẽ Lê Tương dực là ông vua ưa xây cất nhất : điện I00 nóc và đài 9 từng của người thợ Vũ như Tô (I5I2) tuy không còn chứng tích, nhưng vẫn là tiếp nối mối ưa thích xây cất của Lê Thánh tông khi xây tháp I3 từng trước kia do các tay thờ Chàm góp sức.

    Những nô lệ Chàm ở các điền trang công thần cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các chủ của họ : sử ký chính thống hoài hơi đâu mà ghi vào sách một tên nô lệ vô danh trong đám tù binh, nếu vai trò không là quyết định trong một cuộc khởi loạn mà chủ tướng là một cựu công thần của triều đình ? Đó là trường hợp của Chế Mạn và chủ tướng Nguyễn văn Lang chiếm Tây đô, Thần Phù, đón Giản Tu công Oánh làm minh chủ về triều giết vua Uy Mục (I509).

    Đáng chú ý hơn hết là loạn Trần Cao, bộc lộ rõ rệt sự khủng hoảng ý thức hệ đương thời, cùng lúc với mối khủng hoảng do nông dân thôi động.

    Cao không có chức tước gì ở triều đình. Chức Xã Đường Thiêu Hương Quan của Minh sử ghi chỉ cho thấy Cao là một ông từ giữ đình. Và chắc ý đó cũng nằm trong chức Thuyền Mỹ Điện Giám (trông coi cho đền sạch sẽ, đẹp đẽ) của Khâm Định Việt Sử. Phỏng đoán này không sai vì Cao khởi loạn ở một ngôi chùa, chùa Quỳnh Lâm, huyện Thủy Đường (Đông Triều).

    Cao dựa vào lời sấm « phương đông có khí sắc thiên tử », bèn xưng làm chắt huyền tông của Trần Thái tông và là ngoại thích của Quang Thục Hoàng hậu (mẹ Lê Thánh tông), cùng với con tên Cung, mặc áo nâu đen, xưng là Đế Thích giáng sinh, nổi dậy với bọn quân sĩ trọc đầu. Đế Thích là chuyển danh của Indra vào trong Phật giáo để nơi này đồng hóa cho làm kẻ chủ trì cõi trời « Dục giới đao lợi ». Nhưng Indra cũng là vị thần của Ấn độ giáo, vua các vị thần, chủ trì sấm sét, ngự trên voi ba đầu. Vì nằm trong hệ thống Phật giáo, Indra là vị chủ tể bị tước đoạt quyền hành – cần thiết cho Phật giáo bao trùm thu nhận Ấn độ giáo thôi, cho nên trong quan niệm Trung Hoa cũng như Việt nam của tầng lớp nho sĩ, Đế Thích là một vị thần thung dung nhàn hạ. Hiểu rằng thần Đế Thích có nội dung Indra oai quyền trùm khắp, chỉ có đám dân Chàm hay ảnh hưởng sâu đậm Chàm mà tín ngưỡng từ thời có một kinh đô dâng cho Thần còn tràn đầy sinh động.

    Vị trí thị tộc của nhà Lê cũng dọn sẵn một khoảnh đất cho những tin tưởng này nẩy nở, tất nhiên dưới những hình thức chuyển biến. Lê Lợi là dòng dõi một thày mo Mường, du canh về ở núi Lam, truyền lại cho con một tước vị chúa động và quyền uy trên ngàn người dân. Vị anh hùng cởi ách nhà Minh, xuất thân là vị Phụ đạo làng Khả Lam, trách gì ông Nhượng Tống chẳng cho tổ chức Lạc hầu, Lạc tướng của Hồng Bàng là chuyện bịa, cóp trên tổ chức dân Mường Lam sơn ! Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lên làm chủ nước, nhà Lê phải mệt với sự xung đột giữa quan niệm duy lý của một chính quyền tập trung theo ước thúc Nho giáo chống mọi tin tưởng bùa chú truyền thống trong dòng họ mình, rải rác ở các hoàng thân quốc thích, làm nhân cho sự phát sinh phái Nội Đạo sau này.

    Chính trong tin tưởng đó mới có đến hàng vạn người cạo trọc đầu, tin theo xác thân của vị thần Đế Thích nhàn hạ ở danh từ, mà Indra, hiếu chiến ở nội dung.

    Một nhân vật quan trọng nữa trong toán quân là một người Chàm, không biết chính tên là gì mà có lẽ phiên âm là Đồng Lợi và cho có vẻ Đại Việt hẳn là Phan Ất – họ Phan chuyển từ chữ phiên, phiên dân, một thứ dân rợ, và Ất, tên một kẻ nào đó, lấy từ can chi không đặc biệt như tên Mỗ của Phan Mỗ mấy mươi năm trước vậy. Sử ký ghi Ất là một thuộc tướng của Cao, song có lẽ trong ảnh hưởng buổi đầu, ông từ giữ đình không hơn gì mấy tên gia nô của Trịnh duy Đại. Ất điều khiển như một viên tướng có toàn quyền, đánh đuổi Trần Chân khi Trần Cao ngồi trong kinh thành như một biểu tượng cho chính quyền mới.

    Dưới quyền của những người như vậy, không lấy làm lạ rằng lối điều binh khiển tướng không theo những chiến thuật đương thời. Nhưng về phần sử quan, họ vẫn phải ngạc nhiên, cho nên gọi toán quân đuổi bắt Trịnh duy Sản – em Trịnh duy Đại, dòng họ chủ nô của Phan Ất – là một loại binh lạ, chiến đấu theo cách không lường trước được, một loại « kỳ binh » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ảnh hưởng lịch sử của cuộc biến loạn này thật là to tát. Biến loạn Nguyễn văn Lang khởi xướng chỉ là một cuộc thanh toán ở Triều đình. Loạn Trần Cao có tính cách xã hội, tập trung được nhiều yếu tố quấy đảo nên gây thanh thế lớn hơn Phùng Chương ở Sơn Tây, Đặng Hân ở Thanh Hóa, Trần công Ninh ở Yên Lãng (I5I5). Chính giữa nơi hỗn loạn đó mà Mạc đăng Dung biểu lộ đặc tài để gây cuộc khuynh đảo mở đầu cho thời phân tranh của Đại Việt chỉ kết thúc vào đầu thế Kỷ I9.

    Mấy thế kỷ phân tranh, các sử gia truyền thống vẫn coi như là kết quả ban đầu của công trình tranh đoạt chính quyền trong tay họ Mạc phản phúc, sau dần dần trở thành cuộc tranh đoạt quyền lợi riêng tư của hai họ Trịnh, Nguyễn về chính thành quả công trình trước đem lại : lịch sử chẳng ghi là ông tổ nhà Nguyễn, Nguyễn Hoàng, xin đi trấn đất Thuận Hóa là để tránh tai vạ Trịnh Kiểm đấy ư ?

    Phải nói ngay rằng kiến giải đó, coi cuộc phân tranh Nam, Bắc có nguyên nhân ở sự hiềm thù hai họ, không còn có uy thế mấy nữa. Bởi vì sự giải thích nông cạn của nó chỉ bao trùm trên một giai đoạn phân tranh, phân tranh Trịnh Nguyễn. Ông Lê văn Hòe đã biện hộ cho Mạc đăng Dung, nhà Mạc nói chung ; đến ta, ta cũng phải khách quan một chút : Mạc cướp quyền Lê khác gì Trần cướp quyền Lý, Lý cướp quyền Tiền Lê, Lê cướp quyền Đinh, Đinh bộ Lĩnh đuổi Xương Xí đâu ?. Vậy phân tranh trong nước Đại Biệt là kết quả của sự tan rã xã hội : tan rã về uy thế chính quyền trung ương, thất bại trong cố gắng tập trung của các vị vua Lê – nhất là Lê Thánh tông – không đủ năng lực dự trữ để đối phó với sự lớn mạnh ở các địa phương do việc những tính chất Chiêm Thành, Chân Lạp gia nhập chuyển hóa vào hệ thống Đại Việt.

    Đứng ở Thăng Long, làm tướng cho chúa Trịnh mà thấy mấy lần Nam chinh bị thất bại, ta có thể nói đến sự tan rã tuyệt vọng vì khí thiêng non Nùng, sông Nhĩ hình như mãi mãi không còn đủ sinh lực để đem quyền bính vào quá sông Gianh. Nhưng đứng ở một vị trí bao quát hơn, suy xét bằng một quan điểm rộng rãi hơn, nhìn vào sự lớn mạnh của « nước » Nam hà, đối kháng với « nước » Bắc hà, ta thấy những biến chuyển ở miền đông bán đảo Đông Dương trong mấy thế kỷ đó là dấu hiệu của một nước Việt nam đang thành hình, đang ở trên đường, dọ dẫn đi tìm một thế quân bình mới.

    Thêm nữa, sự sáp nhập phần đất hoạt động nhất của Đế quốc Phù Nam vào dưới quyền chúa Nguyễn khiến Nam hà hưởng trọn vẹn truyền thống thương nghiệp của phần nam bán đảo. Có một hậu phương đầy hương liệu, lâm sản, vàng xứ Quảng chuyển qua các nguồn, gạo mía, đường, cau trầu, của đồng ruộng được tăng năng suất vì quan niệm trọng nông mang hình sắc ý thức hệ mới « dĩ nông vi bản », chúa Nguyễn thật có đủ tài nguyên cung cấp cho mọi cuộc trao đổi với bên ngoài. Faifo, Chinchin hay Chincton (Qui Nhơn), Sài Gòn, Cancao (Cảng khẩu Hà Tiên) dập dìu tàu bè lui tới. Nam hà có thể hãnh diện với sự kế tục đó khi có bằng chứng toán thủy quân của Thế tử Nguyễn phúc Tần đánh tan đoàn tàu của Công ty VOC Hòa Lan (I643) quen mùi với những chiến thắng trên Đế quốc Mataram lung lay ở Java.

    Tính chất thương nghiệp đó của Nam hà giải thích một phần sự xuất hiện của phong trào Tây Sơn. Trái với Nam hà, bọn sĩ phu miền bắc đủ truyền thống lâu dài, đâm gốc mọc rễ để chèn ép bọn « các lái », khiến Nguyễn hữu Chỉnh, theo người cha thương gia núp bóng võ quan Hoàng ngũ Phúc, cũng không thấy có đất hoạt động, phải chạy vào nam đầu Nguyễn Nhạc, mới trở về làm được chuyện « hơn đời ».

    Nhưng phải thấy một yếu tố khác khích động phong trào Tây Sơn. Ta nhắc lại loạn Trần Cao. Toán quân mặc quần áo đen, hợp với nơi khởi nghĩa là huyện Thủy đường, ăn khớp với lời sấm có khí sắc thiên tử tại phương đông, phía biển : tương quan Ngũ Hổ và Ngũ Hành của phái Nội đạo xuất hiện vào thời chúa Trịnh đã có nền tảng ít ra là từ thời đó. Có một chút biến đổi giữa hai quan niệm : sắc đen của quân Trần Cao hợp với hành thủy phương đông, trong khi Hắc hổ của đạo Nội hợp với hành Đông thủy bắc phương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhưng khác biệt nhỏ đó không làm mất bằng chứng quan trọng về chuổi liên tục của những tin tưởng sấm ký, quy tụ cao độ vào con người vị cư sĩ ở am Bạch Vân đã chỉ dẫn lối thoát cho con cháu nhà Mạc, cho Nguyễn Hoàng, đã dạy được một ông Trạng sau này xướng họa thơ với vị thánh mẫu của Đạo Nội : Trạng Bùng Phùng khắc Khoan.

    Tính chất thần bí đó ở Bắc hà đầy khuôn khổ, chỉ có thể xuất hiện nơi những nghi thức đồng bóng khiến con người quên được thực tế qua những phút xuất thần. Ở Nam hà, được khích động thêm vì Thiên Địa hội của đám Minh dân lưu vong, vì không khí bộ lạc hiếu chiến, những xuất hiện thần bí không những chỉ lôi cuốn một số người nhỏ mà còn có môi trường để kéo theo cả một phong trào ồ ạt : phong trào Tây Sơn.

    Cây cờ của Tây Sơn màu đỏ, biểu hiệu thần Xích hổ, cầm tinh hành hỏa của phương nam. Màu đỏ còn là biểu tượng nung đúc tính chất bạo động của quân đội họ đem từ tiền đồn Tây Sơn xuống. Lối đánh tàn sát khiến có sử gia chê trách, lại phù hợp với chiến thuật tốc chiến tốc thắng của họ ; chiến thuật đã làm cho đương thời khiếp vía và người sau bàng hoàng thán phục đó, chính là sắc thái của chiến tranh bộ lạc.

    Chiến thuật đó đòi hỏi ở quân lính một tinh thần hy sinh chịu đựng cao độ chỉ thấy ở một khung cảnh tôn giáo. Người cứng cỏi thì nương vào không khí đó mà lập nghiệp như Nguyễn Huệ, người yếu kém tinh thần thì đắm chìm vào đó, thấy giáo chủ cũng như vương hầu để ôm đồm cả hai, như trường hợp Nguyễn Lữ.

    Một nguyên cớ nữa giải thích thái độ chọn lựa đó : ảnh hưởng tinh thần tôn giáo sôi động mãi về sau ở vùng này, ảnh hưởng khối Chàm ở Bình Thuận, ảnh hưởng của chính Hồi giáo vào con đường biển, tất khiến tạo thành quyết định của một vị vương tước khoác thêm chiếc áo giáo chủ đạo Ma-ni (Islam bani : con của đạo, khác với bọn Kaphir : phản đạo).

    Nhưng khi Tây Sơn dồn trọng tâm lực lượng lên phía bắc thì họ phải loay hoay trong sự hòa giải với mối tin tưởng của phần lớn binh tướng họ và khuôn khổ ý thức xã hội của đám nho sĩ mà họ cần thu phục để bình định phần đất xưa cũ nhất của Đại Việt cỡi lên con sông Gianh, trùm lên ba kinh đô : Thăng Long, Phượng hoàng Trung đô, và Phú Xuân. Mâu thuẫn dẫn đến suy sụp khi Nguyễn Huệ nằm xuống. Đất Gia Định mang hình bóng xưa cũ của đế quốc Phù Nam, trỗi dậy với những chiếc thương thuyền giao thiệp khắp vùng Đông hải, Ấn Độ dương. Đội thủy quân của Nguyễn Ánh là lực lượng cốt cán của ngày thống nhất, đầu thế kỷ I9 (I802). Lần đầu tiên đất nước từ ải Nam tới mũi Cà Mâu nằm dưới tay một chính quyền.

    Nhưng sức mạnh của quá khứ vẫn còn đó. Nam, Bắc hà tan rã thì có Nguyễn Ánh ở Gia Định, Nguyễn Nhạc ở Qui Nhơn, Nguyễn Huệ ở Phú Xuân ; bây giờ Gia Long ở Phú Xuân thì hai Tổng Trấn Bắc thành, Gia Định thành làm bằng chứng cho nứt rạn xưa cũ. Tuy nhiên biên giới ngăn cách các khu vực theo thời gian đã trở nên uyển chuyển hơn khiến cho hình thức một con sông, một dãy núi thông thường trở nên giả tạo, ít nhiều độc đoán : hãy xét trường hợp ba nước Tonkin, Annam, Cochinchine dưới thời Pháp thuộc thì đủ rõ.

    Trọng tâm đất nước chuyển về phương nam khiến thành Thăng Long mất địa vị thủ đô mà mãi đến khi quốc gia rụt rè bước vào xã hội kỹ nghệ mới lấy lại được. Cho nên đất bắc, trừ nửa thế kỷ sau sục sôi vì căm hờn mất nước, suốt hơn 50 năm đầu thế kỷ I9 toàn sản sinh những phản kháng bằng thái độ lẻ loi, những chống đối võ lực tập thể và tiêu cực hơn, bằng những than khóc tuy nhằm đối tượng đề tài là phò tá và thương tiếc một triều vua đã mất, nhưng mối khích động sâu kín rõ ra là tự ái địa phương tổn thương.

    Gia Định thành vẫn là nơi của sôi động tôn giáo. Đức Phật Thầy Tây An Đoàn minh Huyền mở đạo cho một vùng san sát những nhà sàn, mênh mông những đồng ruộng chờ khai phá. Bửu sơn Kỳ hương sẽ nảy sinh một khuynh hướng độc lập, Phật giáo Hòa Hảo, an ủi tinh thần cho đám nông dân miền Tây. Những tín đồ Minh đạo rải rác trên các vùng xa xôi (Phú Quốc), sầm uất (Bến Tre, Tây Ninh) đem hợp nhất tin tưởng có sẵn với mớ kiến thức Tây phương, mở đạo Cao Đài để đón chờ hội Long Hoa chuyển thế.

    Không ở đâu như ở vùng này mà người ta nói nhiều đến những bậc Thần, Thánh giáng phàm, những chuyển thân của Phật không phải trong thời gian ngút ngàn trông chờ hoa Ưu dạm nở, mà ngay trong năm tới, tháng tới, cả ngày tới nữa. Hình ảnh Trạng Trình có Victor Hugo và Tôn Trung sơn hầu hạ có thể như là một biểu hiện ngây thơ của một tinh thần vị quốc trong lãnh vực tôn giáo, nhưng cũng khiến cho ta thấy sự liên tục trong nội dung tin tưởng của quốc gia. Khu vực sục sôi một không khí messianique không thường thấy ở nơi khác. Có thể nghĩ rằng đó là không khí hiện đại do Thiên Chúa giáo đem lại, dựa trên sự trạng Cao Đài giáo định chế phục Thiên Chúa giáo, đem Giê su vào hàng giáo phẩm của mình. Nhưng khích động mới có đóng vai trò quan trọng nào đi nữa cũng không khiến ta quên rằng môi trường tiếp nhận có đủ yếu tố chờ đón không đã.

    Có những dấu hiệu khiến ta nghĩ rằng tiềm năng khích động tôn giáo vẫn tràn trề trong đám người này, liên tục qua thời gian. Vào khoảng năm 50, Kaudinya lấy công chúa của thị tộc Naga ; tục truyền ấy chuyển vào đế quốc Angkor. Cuối thế kỷ I3, Chu tá Quan từ Tàu sang ghi nhận rằng mỗi đêm, trước khi đi ngủ, vua phải hợp hôn với một người đàn bà giả trang làm rắn 9 đầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Khi các tôn giáo tách ra khỏi sự kiềm thúc của chính quyền, thì vẫn giữ truyền thống ấy nhưng loại bỏ ý nghĩa thế tục đi : vị Hộ Pháp Cao Đài khỏi phải hợp hôn, nhưng lại ngồi trên ngai mà tay chân đè nặng lên những đầu rắn, tỏ ý chế ngự. Bà chúa Xứ núi Sam tuy ngồi cỡi trên một con bò sát có vảy nhưng dáng vẫn là con rắn.

    Hòn núi Méru của tôn giáo Çiva, tượng trưng bằng cái Linga, đã sinh ra tước vị Koutoung Bnam, vua núi, mà người Trung Hoa chuyển âm thành Phù Nam, hòn núi giao tiếp trời đất đó vẫn là hình ảnh quyến rủ dân miền Tây, nhưng được thay thế bằng hình ảnh gần cận hơn : các ông đạo Bảy Núi – trong đó có Huỳnh Giáo chủ - , hay xa hơn chút, các ông đạo tu ở núi Tà Lơn vẫn được người ta đồn đại như là kẻ đạt đến phép mầu của trời đất. Theo những người ở thành phố chịu sức hấp dẫn của truyện tàu, người chủ ngự núi Bà là Lê Sơn Thánh mẫu, nhưng chúng tôi vẫn nhớ giáng điệu thành kính tức cười của chú điệu trong vòm đá thờ đã che mặt, nhướng mày, trả lời chúng tôi về tên của Bà : Bà… «Thâm», úy kỵ tên Bà Đen, giữ nguyên nghĩa có từ trước của vị thần núi.

    Cho nên, một tôn giáo mang tên một danh từ lấy ở kinh sách Trung Hoa, và chịu ảnh hưởng Thiên Địa hội như Cao Đài mà cũng không mất bản sắc thần bí địa phương. Nhận xét này có thể mở rộng ra nhiều lãnh vực khác làm bằng cớ xét đoán giá trị chân xác và ảnh hưởng Trung Hoa trên đất Việt. «Không có ý rút lại tối thiểu phần đóng góp của Trung Hoa» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chúng ta đi tìm một dấu vết khác để dễ xác định vấn đề hơn.

    Dọc miền duyên hải Trung Phần ra đến Huế, (chúng tôi không biết rõ hơn), những người làm nghề biển, những khi đưa cá lên bãi, không phải đem ra bán riêng rẻ, mà tập trung vào một người «đầu nậu» đứng ghi chép số thu, nhận tiền rồi phân phối lại cho các nhà chài sau khi khấu trừ tiền huê hồng. Danh từ đầu nậu sau nầy chuyển ý nghĩa xấu, chỉ tay anh chị đứng bến, tay độc quyền mà không có pháp luật, truyền thống nào thừa nhận. Ngày xưa có lẽ người đầu nậu bến cá có nhiều quyền, vì khi trong mấy năm chiến tranh, chuyển đổi nhiều mà họ vẫn còn làm ăn phát đạt. Quyền lợi trong hiện tại của họ chỉ do nơi công tác ghi chép sổ sách, kế toán mà có. Nhưng hình như ngày xưa họ có nhiều quyền lợi vượt trên tính cách thế tục của chức vụ thư ký kế toán. Nghề đầu nậu cha truyền con nối. Những khi có cúng tế thủy cung, «ông lỵ» (cá voi chết dạt vào bờ), họ ở trong số người cầm đầu lo liệu. Tắt một đời, họ có trách nhiệm trong việc làm ăn của xóm chài về mặt thế tục cũng như về mặt siêu linh (Hà Bá, Thủy cung, «ông» trông nom cho việc đánh cá được phát đạt, không gặp xui xẻo, đắm thuyền).

    Ta không lấy làm lạ về nhiệm vụ đó. Đầu nậu là người đứng đầu, hướng dẫn một «nậu», chữ hán để chỉ cái giầm xới cỏ, làm đất. Chữ nậu đi vào trong dân chúng biến thành đại danh từ «nẫu» của dân miền nam Bình Định, thay cho chữ «người ta», «họ». Ta thấy tập thể đi lấy sáp ong trong rừng dưới thời phân tranh Nguyễn – Tây Sơn, cũng gọi là nậu : Hoàng Lạp Nậu.

    Nhưng có phải khi những tổ chức đó mang tên Hán – Việt mà ta lại nghĩ rằng đó là một hình thức nhập cảng không ? Hãy nghe Đại đức Uk-Preoy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tả công việc của đầu nậu một đám người đi lấy gomme gutta ở Cao Miên :

    «Trước khi đi lấy nhựa cây rong (Garnicia Hanburyi), họ chọn một người có kinh nghiệm coi là Chủ rừng và gọi là «Chủ Gốm» (Patron Potier). Tập hợp lại, họ chọn một cây lớn, sum sê rồi phát quang xung quanh. Họ mang tới một cây cau rừng hay một cây tre, xẻ một đầu, lấy dây rừng dằn cho thành một hình loe ra, gọi là chrom, đặt vào đó cơm cá rồi cắm lên đất, gần cây rong. Mọi người làm lễ cầu rồi người Chủ gốm khấn :

    «Cầu các ngài, những thần giữ rừng, nhất là các ngài beisach (ma, tinh), chúng tôi xin các ngài thương cho, mở khu rừng rong này để chúng tôi vào làm ăn, làm vụ mùa nuôi sống chúng tôi vì chúng tôi nghèo lắm. Cầu các ngài nhớ mặt chúng tôi từ nay chúng tôi bắt đầu làm việc và cầu các ngài đuổi xa những dây leo (rắn), các kamprong (cọp) của các ngài, đuổi họ ra khỏi khu rừng chúng tôi lấy nhựa rong».

    Người Chủ gốm sẽ ngăn cấm những người lấy nhựa không được lấn đất đai của người khác và bắt họ ở trong khu vực riêng của họ. Ai không tuân thì sẽ bị rắn cắn hay cọp tha.

    Chúng ta hãy so sánh để thấy bàng bạc không khí huyền bí trong việc lấy lâm sản, không khí khiến đã thốt thành văn chương bao nhiêu trường hợp «ngậm ngải tìm trầm» bên này hay bên kia sông Gianh của những người thờ thần Baghavati (Thiên Y A Na) làm tôn chủ. Tất cả đều cho ta thấy có một sự tương đồng về sinh hoạt ở địa phương, tập hợp dưới những danh từ chỉ định khác nhau khiến chúng ta dễ lầm lạc về nguồn gốc.

    Có khi sự nhận biết gặp nhiều khó khăn. Một yếu tố văn hóa sau một thời gian đi xa, được khuôn nắn trong một khu vực khác, trở lại ảnh hưởng đất cũ như một hình thúc nhập cảng. P. Brocheux trong khi điểm sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Introduction à l’Ethnologie du Dinh (RSEA, 2-I963) của ông Lê văn Hảo, nhân nói về cách giải thích dấu hiệu cái dĩa có hai con rồng vờn trên nóc đình, chùa của ta, có nhắc đến R. A. Stein, tác giả một quyển sách về nước Lâm Ấp. Học giả này viện dẫn Thủy kinh chú nói rằng lối trang trí con cá trên nóc là đặc biệt của vùng Triết giang, đất Việt của Câu Tiễn : năm I04 BC lầu Po Leang của vua Hán cháy, vua vời một phù thủy Việt đến, người này nói : «dưới biển có một con cá đuôi rồng, một loài chim cú, lúc nổi sóng thì làm mưa xuống». Từ đó, người ta làm hình con cá trên nóc để khỏi cháy nhà. Vậy lối trang trí trên nóc đền chùa của ta đã từ Triết giang lên Lạc dương ở phương bắc rồi lộn trở xuống ở Đông dương.

    Không phải chỉ có một bộ phận nhỏ mà nguyên cả cái đình cũng làm bằng chứng cho sự chuyển biến như vậy. Đình, nơi tập họp của quan viên bàn việc làng, là một hình thức indonésien còn lưu lại vết tích rõ rệt trên Cao nguyên, dưới hình thức ngôi nhà làng, nơi tụ họp của bô lão và trai tráng chưa vợ đến ngủ đêm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ở Bắc Việt vùng đồng bằng, những ngôi đình xưa nhất đều xây cất theo kiểu nhà sàn chứng tỏ nguồn gốc indonésien của chúng. Ấy thế mà dưới quan niệm Trung Hoa hóa, ngôi nhà rong đó mang hiệu «đình», nơi trú chân, đơn vị xã thôn. Ảnh hưởng của năm tháng, Nam Trung Hoa thành hẳn Trung Hoa, những ngôi đình mới ở Bắc Việt xây sàn thấp rồi xây ngay trên mặt đất. Chuyển dần vào nam, đình dưới đồng bằng xóa vết tích indonésien khiến người ta tưởng nơi đầu não của tổ chức làng xã ta là một hình thức nhập cảng.

    Trên phần đất Việt nam, đám vua quan Chiêm Thành đã chứng tỏ một lần rằng ảnh hưởng Ấn Độ thuần túy chỉ sâu đậm ở thượng từng xã hội, còn đám dân chúng nặng nề lo giữ gìn mối tin tưởng linh hồn giáo khiến cho một khi chính quyền sụp đổ họ để quên những người đã cai trị cũ để hòa lẫn với đám dân chúng miền bắc vào, vốn cũng cứng đầu không chịu chuyển hóa theo đám sĩ loại Lê Quát, Phạm sư Mạnh, Đặng Trần Thường, mà vẫn ôm lấy mớ phong tục ăn rẽ sâu từ thời Lạc điền.

    Điều này giải thích được tại sao những người Trung Hoa sang Việt nam, kẻ cao sang, người bị thù ghét : những người theo đuổi con đường cử nghiệp thấy ở đám sĩ phu Việt nam có cùng chung ý thức tâm lý do nho học đào tạo nên dễ dàng chuyển hóa và còn hưởng được sự ưu đãi do nguồn gốc cũ nữa, trong khi đám người cặm cụi làm ăn gặp nơi người bản xứ những va chạm về quyền lợi, sự xa cách về mặt phong tục, tiếng nói…

    Cho nên, khi người Pháp đến với súng đạn, ép đám sĩ phu vua quan Việt phải chịu nhận sức mạnh của họ, thì lớp sơn Trung Hoa trên mặt xã hội ta rã xuống :

    Cái họa nhà nho đã hỏng rồi !


    VI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : LỊCH SỬ VIỆT NAM NHÌN TỪ BÊN TRONG CÁC BỘ PHẬN TẬP THỂ.

    Những nhận định trên giúp ta đi đến một kết luận dứt khoát với quan niệm cũ. Chúng ta đã biết các sử gia và sử quan đều có một điểm chung là nhìn lịch sử Việt nam với một tính cách đơn thuần, một chiều, hoặc trên bình diện chính trị, hoặc trên bình diện văn hóa.

    Quan điểm của các sử quan không phải là không có cớ để biện hộ. Họ là những nhà viết sử cho một dòng họ, và trong tinh thần hăng say vì nhiệm vụ, họ vẫn thành thật tưởng rằng dòng họ đó là cả quốc gia : vì thế tiếng nhơ muôn đời mới đổ xuống đầu Hồ quý Ly, Mạc đăng Dung, anh em Tây Sơn. Chọn vị trí phục vụ, họ dừng lại nơi những biến chuyển có liên quan đến dòng họ đó nên không có nổi một ý thức đa tâm về lịch sử : biến động Nùng (Tồn Phúc, Trí Cao) được các sử quan coi như một cuộc loạn của bọn man di, cùng loài với bọn «tặc tử, loạn thần», chứ không thấy ở đó một cuộc khủng hoảng về tương quan nhân chủng của một vùng đất vừa độc lập muốn có một chính quyền tập trung. Còn nói gì đến thái độ của họ đối với đám nhân chủng phía nam, vì thoát ách thuộc địa sớm hơn nên phải đi tìm sức mạnh chống đối hữu hiệu ở một nền văn hóa khác Trung Hoa mà do đó càng tách rời bộ phận miền Bắc. Thấu hiểu tinh thần duy kỷ của họ, chúng ta không lấy làm lạ tại sao một ông vua làm rể Đại Việt như Jaya Shimhavarman III lại bị gọi là «thằng mán, thằng mường». Mãi đến sau này, khi hai bên bờ sông Gianh dân Nam, Bắc hà nói chung là một thứ tiếng rồi mà thái độ lịch sử quy tâm đó còn biểu lộ ở lời xưng hô của sứ bộ Trần công Xán với Trần văn Kỷ của Bắc Bình Vương, một điều «quý quốc», hai điều «bản quốc».

    Niềm hãnh diện đó của con cháu Ngô sĩ Liên… cũng có khi được những học giả Pháp sau này chia sẻ. Nhưng trong khi vạch trên bản đồ những năm tháng chỉ rõ sự đổi thay, họ cũng biểu lộ lòng thán phục đồng thời với ẩn ý biện hộ cho công cuộc xâm chiếm đất đai của họ : dân Việt đã lấn lướt cả ngàn cây số, đã chiếm đất đai của một dân tộc, và suýt nữa thì một nước khác đã biến mất trên bản đồ Đông Dương nếu không có người Pháp can thiệp kịp thời. Không biết khoa học khi mới nảy sinh trên vùng biển Egée có được dùng làm khí cụ biện hộ cho cuộc Đông chinh của Alexandre le Grand không, chứ đến thế kỷ I9, 20 của chúng ta, những luận cứ khoa học của người Tây phương không làm sau dấu được ý muốn phục vụ cho họ ; «même votre érudition est colonialist» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lời trách cứ nghiêm khắc của người sinh viên Ai Cập hẳn không phải phát xuất từ một thiên kiến tự tôn hay tự ti.

    Điểm mà chúng ta phân tích dài dòng trên, H. I. Marrou gọi là công cuộc psychanalyse existentielle, cho ta thấy vai trò cùng hình bóng của sử gia trong các tác phẩm của họ. Chúng ta hãy lấy một ví dụ nóng hổi : trong vấn đề phân biệt Lạc và Hùng Lạc Việt và Việt Nam, một bên ông Nguyễn Phương và những người ủng hộ ông, một bên những người phản đối ông, ông Trần Viên chẳng hạn, chẳng đã có những luận cứ biểu lộ cả một thái độ «tham gia» rất ư là hiện hữu, thúc đẩy bằng những nguyên nhân tình cảm không phải là sử học đó sao ? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Những tiến triển của bộ môn phê bình tri thức khoa học nhận xét tương quan giữa chủ thể quan sát và vật thể bị quan sát, cho thấy không có sự phân biệt giữa khoa học thiên nhiên, ở đó quan sát được thi hành đến khách quan tuyệt đối, và khoa học nhân văn, ở đó chủ thể quan sát vừa là vật thể bị quan sát. Kết luận mà quan điểm biện chứng khoa học đưa lại là chỉ có các khoa học của tâm trí con người, tiến triển trong một tương quan đối thoại và bổ túc giữa chủ thể và vật thể thôi. Lịch sử, hiểu như một khoa học là một công trình tìm tòi, dẫn dắt con người nghiên cứu đi dò hỏi quá khứ sáng rõ với sự tăng tiến kiến thức của học giả. Sử học, hiểu như là là một khoa học, phải được xét lại, quan niệm lại, mỗi khi có một yếu tố mới (thế hệ học hỏi đổi mới, tài liệu phát kiến thêm…) đến làm thay đổi tương quan khảo sát.

    Điều này biện hộ được cho mối khác biệt quan điểm mà ta đã tạm gọi là sai lầm của người xưa và bài bác những rơi rớt còn lại nơi người đồng thời, bây giờ. Vấn đề đưa ra là nếu phải đổi thay quan điểm, người ta có khiến sử học phải khoác bộ áo thăng trầm của chính trị, lãnh vực hay lấn lướt nó hay không ? Và tiếp theo, nhưng vẫn có liên hệ với vấn đề nêu trước là tài liệu sẽ đóng vai trò nào trong sự chuyển đổi quan điểm đó ?

    Câu hỏi đầu được đặt ra là vì người ta liên tưởng đến những tài liệu của «Ngụy Tây» bị nhà Nguyễn đốt tiệt, và gần hơn trong thời gian là việc sửa đổi bộ sử Cách mệnh Nga dưới thời Staline ; người ta nghĩ đến sự lấn át khoa học của uy quyền chính trị, như trường hợp Djanov, tuy thú nhận là không có thẩm quyền về triết lý mà vẫn bằng vào quan điểm duy vật chính thống để sửa sai tác phẩm Lịch sử Triết học của Alexandrov. Không phải công nhận sự đổi thay quan điểm không phải là để biện hộ cho những âm mưu giả trá, nhưng để nhận thấy thiết yếu của tư tưởng khoa học là chuyển biến đến hoàn thiện trong giới hạn tương đối của khả năng con người.

    Lịch sử, quá khứ được sử học khám phá, đem trình bày, không phải là quá khứ đơn thuần, trọn vẹn. Lịch sử nào cũng là quá khứ được sử gia đem tim, óc vào rọi tìm với sự cách biệt không thể nào xóa bỏ được giữa con người hiện tại của sử gia và tính cách lùi trong quá khứ của sự kiện : một người nhớ lại một xúc cảm đã qua, hoặc lạnh lùng, lãnh đạm xét đoán thì không đạt được kết quả, mà đánh thức mọi lý trí, tình cảm dậy thì tính chất sống động gợi ra đó chỉ là xúc cảm hôm nay, chớ không phải của ngày qua.

    Người ta có thể thu ngắn khoảng cách đó bằng hai phương tiện : những tài liệu, dấu vết thiếu xót của quá khứ, và sự cảm thông, đưa người khảo cứu lẫn người đọc sách chia xẻ mối tin tưởng hiểu thấu được quá khứ. Quá khứ đó, lịch sử đó, không phải là ở ngoài ta, tách biệt với ta mà là hòa lẫn với ta để biến thành một tập thể Ta rộng lớn : những người không cùng họ những người khác làng… vẫn nghe đến câu chuyện I00 trứng, vẫn thấy dấu vết tục ăn trầu… nên tin ngay, chấp nhận ngay sự kiện đánh tan Mông Cổ chẳng hạn, như chiến công của ông cha (gần gũi) của họ tạo tác, như kết quả của chính họ phải hy sinh. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lịch sử của Ngô sĩ Liên chép, của Quốc tử giám nhà Nguyễn tập họp, lấy sự cộng thông đó nơi sự miên tục của một hệ thống triều đình, để chấp nhận lịch sử Đại Việt như là độc nhất, quy chiếu các tập thể khác về đấy. Lịch sử các đế quốc Chàm, Phù nam, như lịch sử các tập thể ở bên ngoài dòng chính, chỉ được nhắc đến khi nó có liên quan đến Đại Việt thôi (những cuộc thông sự, chiến tranh…) Ấy thế mà như ta đã chứng minh dài dòng ở trên, các tập thể này có những mối tương quan nhân chủng, văn hóa với Đại Việt, mật thiết đến nỗi ta có thể mở rộng cái Ta Tập Thể tràn ngập cả ba bộ phận khu vực trên : lịch sử Việt nam là lịch sử nhìn từ bên trong sự phát triển của ba bộ phận Đại Việt, Chiêm thành, Phù nam qua những khoảng thời gian dài dằng dặc.

    Cần phải xác định thêm rằng những quốc hiệu được dùng trên chỉ có tính cách tiêu biểu, đại diện. Mỗi một đời vua, mỗi một giai đoạn lịch sử, chúng ta thấy có những quốc hiệu khác nhau. Lạc Việt, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Lâm Ấp, Hoàn Vương…, chúng ta chọn trong đó 3 tên tiêu biểu để nói đến các khuynh hướng bộ phận. Rồi ta lại dùng cái tên Việt Nam của Nguyễn Ánh đặt ra để chỉ đại bộ phận sau khi đã kết thành.

    Ta dùng chữ đưa lời, dùng tay chỉ vật tất nhiên cản trở còn nhiều mới dẫn đến chấp thuận chung được. Vì lề lối khuôn sáo suy tưởng, có sẵn, ràng buộc con người ta nhiều lắm. Từ vị trí ban đầu vốn cũng chỉ là một cách chọn lựa, ta quen dùng đến trở thành dĩ nhiên, tất nhiên, khác đi là vô lý, là thiếu căn bản.

    Thực ra, phải công nhận rằng sự đổi thay đôi khi chỉ bị thúc đẩy bằng ý thức lập dị, hay lương thiện hơn, bị lôi cuốn bằng tính ưa chuộng mới lạ. F. de Coulange cảnh báo người ta phải dè chừng trong khi ham đi tìm kiến giải mới. Ở ta, tinh thần chuộng mới lạ còn được biểu lộ, khích động bằng lòng ái quốc, sự thức tỉnh địa phương. Không chịu những nguyên tắc của người Pháp đề ra, người ta muốn tìm một phương thức Việt nam ; không bằng lòng một cơ sở tư tưởng Âu Tây, người ta muốn dựa trên nền tảng Á đông. Hoài bão không phải là không đáng khen, nhưng đôi khi vì kiêu kỳ, người ta đã quá hấp tấp, nông cạn. Tính cách vượt qua đích thực không phải là gạt bỏ sang bên hệ thống mà nó phủ nhận, nhưng chính là thu nhận hệ thống đó cũng như các hệ thống hiện hữu khác thành những bộ phận của hệ thống mới kiến tạo. Thành công tùy thuộc vào giá trị kết hợp, vị trí tương xứng của mỗi bộ phận trong kết tập mới : có ai muốn nói đến sự tổng hợp văn hóa ngày mai phải tìm cho Đông hay Tây đều có chỗ đứng đích thực trong hình thức tương lai ; có ai muốn tìm một phương thức cho sử học Việt nam ngày nay, không nên quên theo đuổi những thành quả suy tưởng mới của Âu Tây đem thử thách vào hiện trạng của căn bản tư tưởng có sẵn cùng phương tiện làm việc ở nước nhà.

    Chủ trương của chúng ta phù hợp với thực tế địa lý hiện tại. Câu sáo ngữ «từ ải Nam quan tới mũi Cà Mâu» có vẻ không chịu tương hợp với quan niệm lịch sử cũ. Có người sẽ vội nghĩ rằng chúng ta lẫn lộn quá khứ với hiện tại, quên một đặc tính của sự kiện lịch sử là đặc thù vì gắn liền với yếu tố thời gian. Không, chúng ta không xáo trộn hai lãnh vực đó ; chúng ta chỉ nghĩ như trên đã nói, rằng sử gia từ trong hiện tại, dõi sâu vào trong thời gian, đi tìm dấu vết của quá khứ. Mà hiện tại, trên mảnh đất «từ ải Nam quan đến mũi Cà mâu» này, có những tập thể đã sinh sống, đã oai hùng hay tủi nhục mà vì một quan niệm lịch sử cạn hẹp, cận thị, chúng ta đã không nhắc đến. Quá khứ có mà không ghi, điều đó mới chính là phản bội phương pháp.

    Tổ chức UNESCO có khuyến cáo rằng quốc gia hiện có lãnh thổ bao trùm những đế quốc, dân tộc mất đi, có bổn phận phải viết về lịch sử các đế quốc dân tộc đó. Ý kiến này mang một tính cách nhân đạo tự tôn nhưng không phải là không hữu lý. Chúng ta không nghĩ rằng chép lại lịch sử các dân tộc mà người ta gọi là đã mất đi, đã bị tiêu diệt đó, không phải chúng ta làm một công việc ban ơn hay chuộc lỗi của kẻ chiến thắng mà là làm công việc của kẻ kế tục truyền thống.

    Nước Thổ nhĩ kỳ hiện tại sẽ không chép lịch sử của họ từ khi bộ lạc Tabgatch dựng một triều vua phía bắc Trung Hoa từ năm 430 – 577, cũng không phải khi họ tung hoành trên Sa mạc đe dọa Tùy, Đường, mà cũng không phải nhắc đến các bộ lạc Turc trên vùng Tân Cương (hãy dùng chữ Turkestan để chỉ rõ chủ nhân vùng đất), hay tràn ngập Iran, Ấn Độ với các triều đại Chaznevides (962 – II86), Seldjoukides (I037 – II57), Moghols (I526 – I857) tiếp nối truyền thống địa phương của các đại đế Darius, Khosroès, Açoka. Lịch sử của Thổ là lịch sử của đế quốc Roum thuộc dòng họ Sheljoukides trên bán đảo Anatolie, kế tục công trình của dân tộc Hitties có liên hệ dòng máu với giống Italo – celtique, cầm đầu bởi đám trưởng giả Indoeuropéen và dân tộc Galate, giống Celtes từ eo biển Bosphore xâm nhập tới. Cho nên không phải vì lãng mạn của nhà khảo cổ tài tử, không phải vì giả dối chính trị mà Mustapha Kémal đòi hỏi Thổ được quyền hưởng nhận quá khứ Hittite, Galate của vùng bán đảo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Có một sự thực là qua những thăng trầm của lịch sử, các dân tộc nối nhau sống trên một phần đất đã tìm được mối cộng thông tinh thần để kiến tạo xứ sở họ có dưới tay.

    Đổi thay quan điểm lịch sự đơn tâm bằng quan điểm lịch sử đa tâm không phải là không vấp phải khó khăn này nữa. Viết về tiền sử nhân loại, G. Clark đã viện dẫn A. Toynbee để chê các quan điểm lịch sử hiện hành là được thực hiện vào thời siêu âm và phá vỡ nguyên tử với quan niệm thời xe ngựa lọc cọc, coi trung tâm lịch sử thế giới là văn minh Âu Châu. Nhưng giáo sư Clark cũng dựa vào quan điểm của Toynbee để cánh cáo đề phòng ý tưởng lẫn lộn những tương tranh của văn minh và những tương tranh quốc gia. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ở đây cũng vậy. Có người sẽ dựa trên một vài lời khen hời hợt về tính cách đồng nhất của xã hội Việt nam của một số du khách rồi phối hợp với những tương tranh trong quá khứ mà tố cáo người viết có hậu ý chính trị. Có người ôn hòa hơn cũng sẽ vạch ra được những rơi rớt của tinh thần phân rẽ nằm trong vô thức của người viết.

    Trước hết, hãy đi đến chỗ gây khích động nhiều nhất : phá bỏ những ràng buộc giới hạn của một vấn đề sử học để bàn đến hiện trạng quốc gia, thực trạng văn minh, phải nhận rằng quốc gia ta không đồng nhất như người ta tưởng đâu. Chúng ta mở rộng nghĩa chữ Việt nam thành toàn thể quốc gia mới thấy rõ sự đồng nhất đó. Chúng tôi còn nhớ rõ trong một giờ giảng ở trường Đại học Văn khoa Sài gòn, một giáo sư Pháp khi nói đến người Thượng đã gọi là les Vietnamiens (từ chữ Vietnam, như Hànội – hanoien, Đàlạt – dalatois…), rồi thấy mặt sinh viên ngơ ngác, ông ta mỉm cười một cách có ý nhị, sửa lại là les Montagnards. Không chấp nhận những tiểu dị, khác biệt địa phương, người ta không đi đến thống nhất như mong muốn mà trái lại gây ra những phân rẽ : nhóm FULRO thành lập được vì những nguyên nhân chính trị cấp thời ở đây không phải chỗ bàn tới, nhưng sự kiện họ tự cho là đại diện của đế quốc Chàm xưa là một chứng cớ tai hại của quan niệm lịch sử cũ.

    Tai hại không phải là chừng đó mà thôi đâu. Quan niệm một chiều về sự phát triển khiến thui chột, mất mát những yếu tố sinh động góp phần cho sinh hoạt trù phú của quốc gia. Chúng ta biết rằng quan niệm «nôm na là cha mách qué» dẫn đến sự tịch thu, cấm in sách chữ nôm của chúa Trịnh, sự thờ ơ của các triều vua chúa khác khiến tai hại cho quốc văn biết chừng nào.

    Trở về phạm vi khảo sử, quan niệm thu hẹp như từ trước đến nay các sử gia vẫn chủ trương, khiến chúng ta loại bỏ một cách võ đoán – của Chàm, không phải của mình ! – các tài liệu giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu quá khứ. Ngược lại, tai hại là các tài liệu đã được trình bày lại góp phần củng cố quan niệm – dù sai lầm đã hướng dẫn việc thu thập chúng : những tài liệu nói về Đại Việt, vua quan dân chúng, chiến thắng trên dân Chàm, Chân Lạp, tất là bằng cớ vững vàng nhất về sự phát triển đơn thuần Trung Hoa hóa của quốc gia Việt Nam. Sách vở hiện nay vẫn dạy mãi về nguyên nhân loạn Tây Sơn là trường hợp thua bạc của anh chàng Biện lại đất Vân Đồn chứ không đặt mối liên lạc giữa việc đánh đuổi Đốc trưng Đằng với việc đánh thuế nặng của Trương phúc Loan để có một giải thích hợp lý rằng anh em Nhạc, Lữ, Huệ chỉ hùa về phía dân chúng, chận lại số bạc thu thuế kia để làm quỹ cho cuộc khởi loạn.

    Những bằng cớ đã nêu ra trước về sinh hoạt các nậu, về ý tưởng đồng bóng hướng dẫn loạn Trần Cao, Tây Sơn, không phải nhằm xóa bỏ tác dụng ảnh hưởng Trung Hoa trên đất nước này, nhưng chính để đặt ảnh hưởng ấy đúng vị trí của nó. Tổ tiên ta khi mượn những hình thức tổ chức Trung Hoa để khuôn nắn xã hội ta đã phải làm như sửa một cái áo cho vừa một thân hình : theo đà của sự việc, các yếu tố Trung Hoa dần dần địa phương hóa. Thế mà, xét một yếu tố văn hóa quốc gia được gọi bằng một danh từ Hán Việt có khi ta lãng quên phần nội dung đôi khi vượt quá khả năng của danh từ vốn được dùng trong trường hợp khác. Đặt vấn đề như vậy, chúng ta mới thấy nội dung Indra trong hiện thân Đế Thích Trần Cao, nội dung bộ lạc, tôn giáo phía nam trong loạn Tây Sơn.

    Mớ tài liệu chọn sẵn cũng giới hạn khả năng luận cứ đặt trên một quan điểm khác trước. Người viết dẫn chứng những bằng cớ làm trụ cho quan điểm mình mà cũng thấy phải dừng lại phần nào bên này sự hiểu biết về Chàm, Phù nam. Chúng ta mong rằng song song với sự hiểu biết về chữ Hán, chữ nôm, chúng ta tìm gặp trong tập đoàn dân tộc những người chịu khó đi tìm hiểu chữ Phạn, chữ Miên… để khai thác những tài liệu tiềm ẩn, phục hưng những ý nghĩa sâu kín trong những tài liệu có sẵn.

    Nói như vậy không có nghĩa là không có những sử sách khảo cứu về Chàm, Phù Nam. Các khảo cứu của G. Coedes, H. Maspéro P. Pelliot. Đầy tính chất khoa học còn đó. Nhưng điều chúng ta mong muốn thật hơn nữa, đó là một đòi hỏi phương pháp mà các học giả, lừng danh đó không đạt đến được. Không phải họ kém cỏi – họ đã cố gắng hết sức để sống đời sống của tài liệu, của dân tộc họ muốn khảo sát, điều đó chứng tỏ kết quả thành công của sách vở họ. Nhưng vẫn có một sự cách biệt, vì sự sống chấp nhận lúc lớn lên và sự sống thu nhận từ thuở còn nằm trong nôi thật đã có khác nhau về kết quả thu thập sâu đậm.

    Chính sự cách biệt đó, ta kỳ vọng sẽ xóa tan ở công trình của những người bạn địa phương của chúng ta. Đi vào trong tài liệu bằng ngôn ngữ của tài liệu, cảm thông được sự sinh hoạt của tài liệu muốn phô bày nhờ chính cuộc sống của người khảo sát, ta sẽ thực hiện được sự tìm hiểu lịch sử từ bên trong, cần thiết cho một quan điểm chính xác về dĩ vãng.

    Từ một quan niệm phóng khoáng về lịch sử, phối hợp với một lề lối làm việc khắc khe trong tinh thần chuyên môn, khoa học, khoa sử học của chúng ta sẽ rực rỡ những khám phá xứng đáng với quá khứ vững bền của dân tộc.

    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trần trọng Kim. Việt nam sử lược, Tân Việt tái bản lần thứ 5, Saigon, I954, tr. 328.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại học Sư phạm, tập I, niên khóa I960 – 6I Huế, I7 – 35 ; tạp chí Bách khoa Thời đại, các số I96 - 200, tháng 3-5-I965.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tạp chí Đại học Huế, tháng 6-I963, I5I-2I9. Những dòng chữ in xiêng trong trích văn sau là do chúng tôi gạch.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cô Hồng Minh – Hòa Đồng, số 7, ngày 20-3-65, trang 9.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link H. I. Marroou, De la connaissance Historique, Du Seuil, Paris I96I, 3I5.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi căn cứ trên hai bản dịch, chú của Giáo sư Lê hữu-Mục, Khai Trí xuất bản, I96I.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhượng Tống, Đại Việt Sử Ký Toàn thư, Ngoại Kỷ (dịch), Tân-Việt tái bản, Saigon, I964, 35.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link H. Brunchwig, Un faux problème ; l’ethnohistoire, Annales : Economie Sociétés – Civilisations, A. Colin ?, Mars-Avril I965, 29I – 300.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem bề thế của quyển L’Histoire et ses Méthodes, Encyclo-pédia de la Pléiade, Paris, I96I

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các số Bách Khoa Thời Đại 20I-205, tháng 5,6,7/I965.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tạp chí Quê Hương – Bộ 2 – Tập 3 – số 36 – tháng 6/I962, trang I33-I72.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link H Vallois, Les Races Humaines, P. U. F. I948 – M. Hankins, Les Races dans la Civilisation, Payot, I935, 6 – Dr. G. Montandon, La Race et les Races, Payot, I933, Chap. III – A. Montagu, Les Premiers âges de l’Homme, Marabout Université, I964, Chap VI.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Les Origines et la Diffusion de la Civilisation, Payot, Paris, I95I, 286-89, 33I-35.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTạp chí Missi, 6 – I960, I98.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thực ra, theo bản tính duy kỷ, dân tộc nào cũng tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, nhất là đối với các dân tộc văn minh sớm. Riêng về dân tộc Trung Hoa, ta hãy xem niềm hãnh diện của một nhà sử học Trung hoa hiện đại, ông Trần kinh Hòa, khi phê bình hành vi của nhà sư Thích đại Sán từ Quảng đông qua giúp Nguyễn phúc Chu. « Bình tâm mà xét, truyền pháp cho phiên quốc vương có gì là tội lỗi, và đứng về quan niệm truyền thống của văn hóa Trung quốc mà nói thì « viễn bá thánh giáo » còn đáng được khuyến khích là khác… » Hải ngoại kỷ sự, Viện Đại Học Huế, I963, phần khảo cứu, 250).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chữ của ông Nguyễn Phương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phải đặt vấn đề ngay cho khỏi có những phi bác hấp tấp : có thể chấp nhận được một sự đối chiếu lịch sự không ? Thiết tưởng tương quan giữa xã hội học và lịch sử thật quá mật thiết để ta khó có thể phủ nhận được điều này. Một khi sử học còn dùng một cách có ích những kiến thức xã hội học để phát triển tìm tòi, thì một sự đối chiếu có giới hạn với ý thức cảnh giác về tính cách riêng biệt (singulier) của sự kiện sử học, chắc sẽ không khiến người ta lầm lạc quá xa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mme M. Cornevin – Histoire de l’Afrique, Pte Bibliothèque Payot Paris, I962.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Etude d’Histoire d’Annam, B.E.F.E.O, I9I8/3,29.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại Việt Sử Ký, sđd, 2II, 2I2. Trong khi dẹp loạn Nam Chiếu, Cao Biền đến Phong Châu thì gặp 5 vạn người man di đang gặt lúa ; bèn chém giết. Chiến dịch giành lương thực này ; hẳn không phải chỉ động chạm đến quân Nam Chiếu, cho nên phải hiểu đám man di nói ở đây là thổ dân vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem bài ông Nghiêm Thẩm đã dẫn, chú ý đến nghĩa thực sự hướng dẫn những luận cứ của ông Hồ hữu Tường, về đạo Trung Quang trong các tiểu thuyết và luận thuyết của ông ; Tư mã Thiên, Sử Ký II3, 3a, do ông Nguyễn Phương (Tiến trình…, I65) trích.

    Về ý kiến danh tính chủ nhân nền văn minh nông nghiệp Samrong Sen của bà P. Laviosa Lambotti, ta nhận thấy rằng ý bà có hàm sự cách biệt dân tộc, văn hóa của hai miền nam, bắc trong thời đại lịch sử, khi bà nói đến cuộc nam tiến của những người Mông cổ hình thái mới (Mongoloïde néomorphe) theo đồ đồng, đồ sắt. Về ý kiến nền nông nghiệp Samrong Sen phát xuất từ trung tâm Hoàng-Hà, ta nên lưu ý đến kiến giải ngược lại của G. Clark (La Préhistoire de l’Humanité,P.B.P., Paris, I962, 238) chủ trương rằng dấu vết hạt lúa trên mảnh đồ gốm ở thôn Yangshao, thuộc Hà Nam vào khoảng I500 năm trước tây lịch, chứng cớ xưa nhất đó ở tận cùng giới hạn vùng trồng lúa khiến người ta nghĩ rằng lúa do đám nông dàn hạ lưu Dương Tử đã trồng vào thời đồ đá mới.

    Một bản đồ về Trung Hoa thời Thất quốc trong La Chine Ancienne P.U.F, Paris, I964, 88, 89) của J. Gernet khiến ta lưu ý đến các điểm : địa giới nước Sở thòng xuống phía nam như cái bị, nước Việt ở vùng Giang Hạ nằm trong khu vực Chiến quốc, còn sát phía nam địa giới thì có các « rợ » Dương Việt, « rợ » Mân Việt, «rợ » U Việt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lời chú sổ (2), (3) của Maspéro, bđd, 8.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trần kinh Hòa. Giáo sư Naojiro Sugimoto và học thuyết trong cuốn sách mới của Tiên sinh : Nghiên cứu về lịch sử Đông nam Á Đại học. I-I959, I0I – Khảo về danh xưng Giao Chỉ, Đại học, 7-I960, I46.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link P. Laviosa Lambotti, sđd. M. Giteau, Histoire du Cambodge, Didie Paris, I957, 8-9. – A. Dauphin Mennier, Histoire du Cambodge, P.U.F. Paris, I96I, 8, 9.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link G, Clark, sđd, -O.R.T. Janse, Nguồn gốc văn minh Việt nam, Đại Học xuất bản, Huế, I86I, 5. Theo các ông này ; văn minh Đông Sơn nửa indonésien, nửa Trung Hoa đó, xuất từ thế kỷ thứ 5 trước tây lịchkỷ nguyên. Nhưng với dấu vết của đồng tiền Ngũ Thù của Vương Mãng, ta biết văn minh này phát triển mạnh vào thời Tây Hán.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tiến trình hình thành ?, I64, I65.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trần kinh Hòa, Khảo về danh xưng Giao chỉ…, hình vẽ các mác đồng. Về thống đồng ở Đào Thịnh, xem Nghiêm Thẩm, bđđ, I57.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link A. Dauphin Meunier, sđd, 9,I0.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link O.R.T. Janse, sđd.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bài điểm sách : L. Malleret, L’Archéologie du delta du Mékong t. I, t. II, t III, t. IV, trong B.S.E.I. t. XXXIV/4, I959, t. XXXVI/4, I96I, t. XXXIX/I, I964.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link A. Dauphin Meunier, sđd, 8.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cho nên ta không ngạc nhiên như Lê văn Hưu khi lấy làm lạ rằng sau Bà Trưng cả 200 năm, không có một đấng «mày râu» nào phất cờ khởi nghĩa cả mà kẻ ra quân lại là một bậc anh thư. Các cuộn loạn ở Cửu Chân, Nhật Nam các năm I44, I60, đều không có tên chủ tướng (vì ô hợp) vì chưa đủ sức kết tập sau những cuộc đàn áp năm 43 và tiếp theo. Cuộc loạn Triệu còn giữ tên chủ tướng tỏ ra có quy mô hơn là gắng gượng trỗi dậy cuối cùng của truyền thống Lạc Việt cũ ở một nơi cách trở như là quận Cửu Chân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link P. Huard và Maurice Durand, Connaissance du Vietnam, Hanoi, E.F.E.O. I954, 46.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Presence du Cambodge, Fr-Asie, No III-II5, Nov-Dec I955, 339-344

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lưu ý rằng hiện tưởng đổ nát của các di tích Chàm là kết quả của sự thay đổi triều đại cũng như là chuyển đổi chủng tộc. Ai lang thang trên các bờ đất đỏ của thành Đổ Bàn, có ngậm ngùi xúc động, cũng phải nhớ rằng quy mô đó là của Hoàng Đế thành chứ không phải thành Caban. Lời chú ghi theo «Hồng Đức bản đồ» (Viện Khảo cổ xuất bản, I962, 99) có chỉ chỗ tạm trú trên đường vào nam là tháp Con Gái. Tháp Con Gái ở đâu ? Bản đồ trang 97 chỉ rõ tháp Con Gái [ ]12 tòa ở phía nam bên trong thành. Hiện nay, ở phía nam chỉ có hòn tháp Cánh Tiên. Danh xưng Cánh Tiên hình như là lưu dấu của thời «con gái». Vậy mà tháp Cánh Tiên bây giờ chỉ đứng trơ trọi giữa đồng mía, nào đâu là quán xá ăn ở của thế kỷ I7 ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Les Guerres, Elémenls de polémonogie, Payot – La Guerre, P.U.F. – Le Phénomène guerre, Pte Bibl. Payot, Paris. Thuyết của G. Bouthoul thực ra uyển chuyển hơn lời tóm lược trên của ta nhiều. Nhưng trong những tác phẩm về sau, yếu tố nhân số được ông nhấn mạnh hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dambo, Les Populations Montagnardes du Sud Indochinois, Saigon, France-Asie. No spécial 49-50, I950, I5.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lời kể của anh Q. T., tân binh quân dịch, người Tiều, không biết tiếng Tàu, qua loa đủ tiếng Miên và nói tiếng Việt giỏi như một tay anh chị Cầu Muối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link A. Pazzi, Người Việt cao quý, Hồng Cúc dịch, Sài gòn, I965. 83.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link A. Pazzi, sđđ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Les Races et les Langnes, Félix Alcan, Paris, I893, 6I.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link L’ Annam, B.A.V.H., Janv. Julin I93I, 6I.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đại Việt Sử Ký, sđd, 57.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phểm luận về văn chương Việt Nam, Hòa Đồng số I3,3-4-I965,II,I2.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link L’Homme et la Religion, Coll. L’Evolution de l’Humanité, A Michel, Paris, I963. Khảo sát của P. Challus nhắm vào những mục tiêu có giới hạn : nhắm vào các tôn giáo tiền sử và do đó, các tôn giáo ở những vùng cách biệt các ảnh hưởng bên ngoài (trang II). Ở đây, tuy ta đã nhận rằng vị trí bán đảo Đông Dương mở rộng cửa với thế giới chung quanh, nhưng ta cũng có thể thấy ở nền tảng còn sót lại tính chất cổ xưa (L’Annam, sđd, 76-80). Với thời gian, tính cách phức hóa của ý niệm tôn giáo sơ khai dựa trên tin tưởng Nữ ? Nam thần phân biệt, sẽ càng ngày càng gia tăng, (bảng tóm lược của Challus trg 433, 449). Trong tin tưởng Nữ thần, cái bụng và những gì có hình dáng của hạ bộ là dấu hiệu của sự sinh sản phồn thịnh mà về sau, khi các tôn giáo Nam thần lấn lướt, có thể thay thế bằng các dấu hiệu nam tính. Trong dấu vết của văn minh Đông Sơn, chúng ta đã thấy hình ngôi sao có tia mà có người muốn giải thích là dấu vết đạo thờ Mặt Trời, tràn trề tính cách nam tính như chữ Thái Dương của Trung Hoa chỉ rõ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lê văn Hảo, Les Fêtes Saisonnières au Việt-nam. Revue du S.E.A. (Extrait) No 4, I962.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hải ngoại kỷ sự, sđd, 05, I06.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lê Tắc, An nam Chí lược, Ủy ban phiên dịch Viện Đại học Huế, I960, 4I.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link La Statuaire du Champa – Recherche sur le Culte et l’Icono-geaphie, B.E.F.E.O., vol. LIV, Paris, I963, 229.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lam Sơn Thực Lục, Mạc Bảo Thần dịch, Tân Việt tái bản Sài-gòn I956, 7 – Đại Việt Sử Ký, sđđ, 39, 53.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khâm Định Việt Sử Thông Gián Cương Mục, Chính biên, q. 20, 25b – 34b.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Về Đạo Nội cùng tương quan Ngũ Hổ, Ngũ Hành, xin xem Louis Chochod – Occultisme et Magie en Ext. Orient, Inde, Indochine, Chine, Payot Paris, I949, 3I7-323.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link H. Dauphin Meunier, sđd, I0, II.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link O.R.T. Janse, sđd, 22.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Présence du Cambodge, sđđ ; 382, 383.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bull. De la Soc. Des Et. Indoch., t. XXXIX/I, I964, I38.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xem ba bức hình chụp ngôi làng Plei-Tower (bộ lạc Bahnar), các nhà làng bộ lạc bắc Jarai của tờ Missi, 6 – I960, I96, I97.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Th. Van Baaren. Les Religions d’Asie, Marabout Université, Paris, I962, I76.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi quả là tên trò nhỏ không thuộc bài : H. I. Marrou dặn chớ nên đem áp dụng việc phân tích (De La Connaisance…, sđd, 240) vào những người còn sống vì không khéo mà sẽ bị ra tòa về tội phỉ báng theo điều luật 29-7-I88I ? (sđd,242).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi nhớ đến câu chuyện trao đổi của anh Y. EB. Sinh viên Sĩ quan Thượng của khóa I9 Trừ bị : đối với anh, câu chuyện chia con I00 trứng đã cởi bỏ hết mọi đặc điểm của vùng Trung châu Nhĩ Hà mà chỉ còn giữ lại ý nghĩa người trên núi, kẻ dưới đồng đều cùng chung nguồn gốc, Kinh Thượng một nhà. Đành rằng đó là kết quả của tuyên truyền, nhưng kết quả đó một khi lập thành cũng làm bằng chứng cho luận cứ của chúng tôi ở trên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link R. Grousset – La Face de l’Asie, P.B.P., Paris, I962, 58, 59, 65.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link La Préhistoire, sđd, II.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/10/17
    tieungao, Heoconmtv and Despot like this.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Luận về NGUYỄN TRÃI

    PHAN KHOANG


    MỘT VỤ ÁN ĐỂ LẠI THƯƠNG CẢM CHO DÂN TỘC

    Các vụ-án trong quốc-sử, không có vụ nào làm cho hậu-thế cảm thương, uất hận bằng vụ án Lệ-chi viên.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Một nhân-vật bác-học, đại nho, đã để lại một sự nghiệp văn-chương trác tuyệt, lớn lao như thế, một vị anh hùng có mưu lược, có tài trí, đã giải thoát giang sơn, dân–tộc khỏi ách thống trị ngoại bang một cách vẻ vang như thế, mà phải bị giết một cách bi-đát như thế, ai là người có lòng với dân-tộc, với quốc-gia, nghe nói đến chuyện Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc mà khỏi sụt-sùi, rồi đập bàn, la lớn : «Vô lý quá ! Đau lòng quá !».

    Trong các sự nghiệp văn-chương, chính-trị, ngoại-giao của Nguyễn Trãi, dân-tộc Việt-nam mang ân ông nặng hơn cả là ở công-cuộc giải phóng dân-tộc. Qua lịch sử nước nhà, những chiến tranh lớn lao và chiến thắng vẻ-vang hơn cả là cuộc đánh bại quân Nguyên đời Trần và cuộc đuổi quân Minh của vua Lê Lợi. Hai cuộc ấy, tuy tầm quan trọng ngang nhau, nhưng có những màu sắc và ý nghĩa khác nhau.

    Trần-hưng Đạo đã đánh bại được những toán quân từ nước ngoài vào xâm-lăng để giữ an bờ cõi. Lê Lợi đã đánh đuổi được những toán quân đương đô hộ nước nhà từ mười mấy năm trời để giành lại quyền tự chủ cho dân-tộc. Nhà Trần làm chủ một quốc-gia có tổ-chức đầy đủ mấy trăm năm, từ Tiền Lê, Lý, có quân-đội nền-nếp sẵn, đến đời Trần, quy-mô lại rộng lớn, bền vững hơn nữa, nay gặp ngoại xâm, chỉ cần hô hào dân-khí khéo điều bát quân-đội để thắng những toán quân từ xa lạ mới xông vào bờ cõi. Lê Lợi là một kẻ nông dân áo vải, sống trong một lúc mà dân tài, dân lực đã kiệt quệ, « tuấn kiệt như sao buổi sáng, nhân-tài tợ lá mùa thu »Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một mình đứng lên, một mình tổ-chức, nước lã mà vã nên hồ, để đánh đuổi những toán người đương đô hộ đã có những tổ-chức hoàn bị về quân-đội, về hành-chánh, quen thuộc phong thổ, ở chính tại chiến-địa. Nhà Trần, nhờ ý-chí của một lớp người quí-tộc và gia-tướng, quyết bảo tồn những quyền lợi sẵn có, « khổ bấy giờ chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các người cũng hết »Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- khéo đoàn kết được dân-tộc để thành công. Lê Lợi, một kẻ bình dân, không nỡ ngồi nhìn đồng bào rên siết trong cảnh lầm than, nên phải đứng lên mưu lo đại-sự. Ở bên cạnh người áo vải Lam-sơn, may có Nguyễn Trãi, một đại nho, cũng không phải vì bảo tồn gì cả, mà chỉ vì « việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo »Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, và « nước Đại-Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu »Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ấy là ý-thức-hệ Nho-giáo mà cũng là chủ-nghĩa dân-tộc, chủ-nghĩa quốc-gia đó. Chính ý-thức-hệ ấy đã lãnh đạo cuộc kháng Minh và trong mười năm trời, ở bên màn trướng của Lê Lợi, Nguyễn Trãi là hiện thân của ý-thức-hệ ấy, là khối óc của Lê Lợi, để vận trù, quyết sách, điều khiển tình hình, giao thiệp với địch, chiêu hồi những đồng bào đương phục-vụ địch, rồi đuổi được giặc Minh.

    Cái công nghiệp đối với dân-tộc, quốc-gia lớn lao thế ấy, mà sự báo đáp bi-đát, thảm-khốc thế kia ! Ôi !


    NGUYỄN TRÃI và LÊ LỢI

    Năm Canh Tí (I420), Bình-định-vương Lê Lợi đóng quân ở Lội-giang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Nguyễn Trãi đến yết kiến, dâng bài sách Bình Ngô, vương khen ngợi, phong làm Tuyên-phụ Đại-phu Hàn-lâm thừa chỉ và cho dự bàn mưu kế. Những lời Trãi bàn đều được Vương nghe theo. Từ đó một tay Nguyễn Trãi thảo tất cả các thư trát giao-thiệp với các tướng nhà Minh như Vương Thông, Phương Chính, Sơn-Thọ, dụ hàng các tướng hiện giữ các thành của địch, khuyên nhủ các người Việt-nam làm quan với người Minh. Đến năm Đinh-Mùi, Vương cho Nguyễn Trãi làm Lại-bộ Thương-thư, nhập nội Hành-khiển (Tể-tướng), kiêm giữ công việc viện Khu-mật.

    Sau khi đại-định, Thuận-thiên năm đầu (I428), vua Lê Thái-tổ ghi chép công trạng những công thần đã theo vua từ lúc khởi nghĩa ; tháng 2, cho 22I người được phong tước ; tháng 3, Nhập-nội đại-Hành-khiển Nguyễn Trãi được gia phong tước Quan-phục-hầu, tứ quốc tính. Năm Kỷ-Dậu (I429), phong Liệt-hầu cho các công thần 93 người, Nguyễn Trãi được dự vào hàng Á-hầu.

    Năm Kỷ-Dậu, xảy ra một việc có tương quan với Nguyễn Trãi là việc Trần Hãn bị bắt rồi tự tử. Trần Hãn vốn dòng-dõi Tư-đồ Trần-nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn Trãi), có học thức, giỏi binh pháp, vào theo vua Thái-tổ một lần với Nguyễn Trãi, được vua hậu đãi, thương yêu Hãn được dự bàn những việc bí-mật, theo vua ra trận mạc, đến đâu cũng lập được chiến-công. Thuận-thiên nguyên-niên, tưởng lục công thần, Hãn được gia phong Tả-Tướng-quốc, tứ quốc tính. Hãn nói riêng với người thân tín rằng : « Nhà vua có tướng như Việt-vương Câu Tiển, không thể cùng hưởng yên vui, sung sướng được ». Hãn xin về hưu, vua ưng thuận, nhưng là vì dòng-dõi họ Trần, nên bị nghi kỵ. Hãn về ấp Sơn-đông, sống trong cảnh quê-hương, ông xây dựng phủ đệ, đóng ghe thuyền, chở binh khí Có kẻ dâng công, gièm pha với nhà vua rằng Hãn mưu toan làm phản. Vua tin, sai lực-sĩ đến bắt. Khi thuyền đến bến Sơn-đông. Hãn tự trầm, chết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đáng ra, cái chết của Trần Hãn phải làm cho Nguyễn Trãi đặc biệt lưu tâm. Trần Hãn là người có học thức, có bà con họ ngoại với Nguyễn Trãi, cùng Nguyễn Trãi rủ nhau vào Thanh-hóa tìm theo Lê Lợi một lần, ắt có cái tình «thống giượng tương quan» vậy. Trần Hãn có nhắc việc Việt-vương Câu Tiễn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Nguyễn Trãi ắt nhớ lại câu «công thành thân thoái» của Phạm Lãi, Trương Lương. Nhưng ông không theo câu ấy. Có lẽ vì nghĩ rằng ông là một trong những người sáng lập triều đại, ông có bổn phận góp phần xây dựng nó cho vững bền. Ông «cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dỉ»Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì âu là ông cũng có cái lý của ông.


    TÌNH-CẢNH HƯ NÁT TRONG TRIỀU-ĐÌNH VUA THÁI-TÔNG. VAI TRÒ NGUYỄN TRÃI LU MỜ

    Vụ án Lệ-chi-viên cũng dễ hiểu. Và nó không phải hoàn toàn không do Nguyễn Trãi gây ra.

    Vua Thái-tổ băng, vua Thái-tông lên ngôi, mới II tuổi ; quyền hành đều ở trong tay Đại Tư-đồ Lê-Sát, làm Phụ-chánh. Năm vua lên ngôi, trời hạn, nhà nông không cày cấy được. Bấy giờ bọn võ tướng công-thần khai quốc như Lê Ngân, Lê Vấn, Lê Liệt, Lê Bôi, Nguyễn Xí,Trịnh Khả đều còn tại triều. Họ là những người đã cùng vua Thái-tổ tham dự trận mạc, xông pha tên đạn, vào sanh ra tử, để gây dựng bản triều, nên đến nay, tước cao, quyền lớn, họ không khỏi tự cao, tự đại. Nguyễn Trãi tuy đứng đầu bên quan văn, nhưng là Á-hầu là bậc hầu thứ sáu, còn Lê Sát, Lê Vấn là Huyện thượng-hầu là bậc hầu thứ nhất, Lê Ngân là Á-thượng-hầu là bậc hầu thứ hai.

    Lê Sát, làm Phụ-chánh, quyết định mọi việc theo ý riêng mình, gièm pha, giáng truất, giết hại những người không phải phe cánh của mình. Nhiều sự-kiện chứng tỏ triều-chính hư nát, và cái họa bè phái phát sinh, nhất là giữa văn-thần và võ-thần. Sau khi Trần Hãn chết, Nguyễn Trãi hình như cô-độc, và chỉ được ủng hộ bởi những quan văn cấp nhỏ, tiếng nói không ảnh hưởng gì. Thế mà ông lại hay nói thẳng, hay chỉ trích, không kiêng nể, húy kỵ gì.

    Năm Thiệu-bình thứ I (I434), tháng 5, nhà vua sai sứ đem biểu văn và sản vật sang nhà Minh xin phong vương, Nguyễn Trãi soạn biểu văn, Nội-mật-viện Nguyễn-thúc Huệ và Học-sĩ Lê-cảnh Xước muốn sửa đổi vài chữ. Trải nổi giận, nói : « Bọn các người là hạng bầy tôi tụ liễm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nạn hạn hán ngày nay đều do bọn các người gây ra cả ! ». Thúc-Huệ đem chuyện này mách Lê Sát và Lê Vấn. Lê Vấn nổi giận, trách Nguyễn Trãi rằng : « Những cớ gây nên tai nạn và hạn hán là do nhà vua và Thủ-tướng (Lê Sát) đó thôi, chứ không phải lỗi tại bọn này ; sao ông trách nhau quá lắm thế ? ». Nguyễn Trãi xin lỗi, nói : « Thúc-Huệ là hạng tài mọn, chỉ chăm đục khoét, vơ vét, thế mà hắn giữ chức then chốt trong nước, hễ có tâu bày điều gì hắn chỉ muốn làm cho thiệt dân, làm lợi cho nhà quan để dua nịnh bề trên, cho nên tôi mới nhân việc này mà nói ra đó thôi, chứ không phải có ý phúng thích và dị nghị nhà vua và Thủ-tướng gì đâu ». Nhưng Lê Sát vẫn không nguôi giận.

    Liền sau đó, có 7 tên cướp, đều là tái phạm, đáng tội tử hình. Bọn Lê Sát, Lê Ngân lấy làm khó nghĩ, vì e phải giết nhiều quá. Vua Thái-tông đem việc ấy hỏi Nguyễn Trãi, Trãi tâu : «Hình phạt không bằng nhân nghĩa, điều ấy rõ-ràng rồi. Nay một lúc giết 7 mạng người thì e không phải thịnh đức. Kinh Thư nói : « An nhữ chỉ » nghĩa là phải yên tại chỗ của mình. Ví dụ như trong cung là chỗ yên của bệ-hạ ; cũng có khi Ngài đi tuần du chỗ khác, nhưng không thấy yên, đến khi trở về cung, mới thấy là yên chỗ. Đấng nhân quân đối với nhân nghĩa cũng thế, phải lấy đấy làm chỗ ở yên, thỉnh-thoảng cũng có khi dùng đến uy pháp, nhưng rồi phải trở về với nhân nghĩa ».

    Bọn Lê Sát bèn bảo Nguyễn Trãi : « Ông là người nhân nghĩa, có thể cám hóa kẻ ác, khiến họ trở nên người thiện, thì đây, xin giao cho ông bọn cướp này ». Rồi Lê Sát đem 7 tên tù phạm giao cho Nguyễn Trãi bảo quản Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nguyễn Trãi nói : « Bọn ấy là đồ gian hảo, hung ác, pháp luật và chế-độ của triều-đình còn không răn chừa được chúng, huống chi Trãi này có đức độ gì mà cảm hóa nỗi ». Do đấy, chỉ chém hai tên cầm đầu, còn thì khép vào tội lưu.

    Xem thế thì sự xung đột giữa nho-thần Nguyễn Trãi và các võ-tướng đương cầm quyền, trong đó Lê Vấn, Lê Sát đương ở chức vị cao nhất, thực đã đến độ kịch liệt. Nhà nho Nguyễn Trãi hay đem Thi, Thư, Nhân, Nghĩa ra thuyết, còn những người võ biền ít học, thì cho đó là một sự khoa ngôn, không ích lợi thiết thực. Điều ấy không lạ, cuộc thắng trận còn gần-gặn, mới mẻ quá. Sau I0 năm dùng võ lực mà đánh đuổi được quân Minh, các tướng súy ấy vẫn còn cái cảm tưởng như Hán Cao-tổ lúc ban đầu rằng « Ta ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì đến Thi, Thư, Nhân, Nghĩa ». Chỉ trách Nguyễn Trãi trong một hoàn cảnh như vậy mà không khéo « tuần tuần thiện dụ, bác dĩ văn, rồi ước dĩ lễ » để phải « thuyết pháp trong bãi sa-mạc » và gây thêm chia rẽ giữa võ tướng và văn-thần.

    Trong triều-đình đã không có tiếng nói của người học-thức, nên không chỉ chính-trị rối loạn, mà có khi vua tôi xúm nhau làm những việc càn dở rất buồn cười. Năm Thiệu-bình I, tháng 4, vì hạn hán lâu ngày, tổn hại nghề nông, lại vì chiếc thuyền ngự do Nghệ-an dâng tiến bị sét đánh, nên lập đàn cầu đảo, nhương trừ tai hoa. Thái-sử Bùi Hanh mật tâu rằng ngày I tháng 5 có tinh con vượn đen hút khí mặt trời nên có nhật thực, nhật thực thì trong nước có tai biến. Nếu giết con vượn thật để yểm trừ thì tai biến có thể qua khỏi. Lê Sát tin lời, bèn tâu xin ra lệnh cho dân ở miền rừng núi thuộc Tuyên-quang và Thái-nguyên săn bắt vượn đưa đến kinh-đô. Tới ngày đã được vượn, vua nghỉ thiết triều, làm phép yểm trừ ở trong cấm-cung !

    Sở dĩ triều-chính bấy giờ hư nát như vậy, không phải chỉ vì võ-thần chuyên hoạch, mà trước hết, vì vua Thái-tông còn nhỏ dại, mà lại phóng túng, càn dở, không chịu nghe lời khuyên can. Năm Ất-Mão (I435), Sử Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chép rõ những hành-vi sai bậy của nhà vua mà một giám thần là Thiên-tước đã dân sớ đàn hặc :

    I) Nhà vua ở trong cung, chơi đùa với bọn hầu cận sả suồng ; các đại thần xin dùng bọn nho-thần vào hầu vua học tập ; vua không nhận ;

    2) Vua cưng chiều một tên tiểu thụ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là Lê Cung, bọn Lê Sát xin giết Cung, vua không nghe, Sát cáo bệnh, không vào chầu ;

    3) Nhà vua cỡi voi, cho lồng chạy trong sân hậu cung. Bấy giờ có người tiến con dê rừng, vua cho voi chọi nhau với dê, con dê vùng lên, xông vào húc, voi sợ lùi vào phía sau, sa xuống giếng chết ;

    4) Những mẫu sư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà vua Thái-tổ đã đặt bên cạnh Thái-tông đều bị vua khinh nhờ, quở mắng ;

    5) Hai bà mẹ ghẻ của vua là Thần-phi và Huệ-phi (phi của vua Thái-tổ) vào khuyên răn vua, vua sai đóng cửa không cho vào

    6) Các quan hầu cận thấy vua không đọc sách lại cầm cung đi bắn chim, đứng ra can ngăn, vua đã không nghe, lại giơ cung bắn họ

    7) Vua Thái-tổ đã lựa chọn con em các công thần để hầu hạ vua học tập, vua xa lánh bọn này, chỉ chơi đùa với bọn hầu cận sả suồng ;

    8) Vua chỉ chơi đùa và ban thưởng cho bọn hoạn quan ;

    9) Khi ra coi triều, vua không giữ vẻ tôn nghiêm, bình tĩnh.

    Vua thì nhỏ dại, chỉ thích chơi bời, Tể-tướng thì dốt nát, tàn bạo, tình-trạng ấy đã được một tên thợ sơn nói ra rõ ràng để rồi y phải bị chém đầu : Bấy giờ điều động thợ sơn sửa chữa chùaBảo-thiên, người thợ tên là Cao-sử-Đảng nói vụng rằng : « Thiên-tử thì kém đức để đến nỗi có hạn hán, đại-thần thì ăn hối lộ để cất dùng kẻ nọ người kia, chẳng làm được công trạng gì cả ! có hay-ho gì mà còn nịnh Phật ! ». Có người đem chuyện ấy tố cáo với Lê Sát, Sát nổi giận, sai bắt Sử Đảng giao cho quan coi hình ngục xét xử ; Sử Đảng bị chém.

    Xem trên, ta biết Thái-tông là một vị vua hoang-đãng, hư hỏng, đại thần thì hầu hết dốt nát, phi vi, chỉ có Nguyễn Trãi là người có học vấn, công chính hơn. Vây nhà nho Nguyễn Trãi có biết không rằng ông đương lâm vào tình-trạng của quẻ « Bác » trong kinh Dịch-Quẻ Bác có 5 hào âm ở dưới tiến mạnh lên, một hào dương ở trên, cô độc, không chế ngự được, tức là âm thạnh, dương suy, tiểu-nhân mạnh, lấn át quân-tử. Lời tượng quẻ Bác nói : « Bất lợi hữu du vảng, tiểu nhân trưởng dã, thuận nhi chỉ chi ; quân-tử thượng tiêu tức ; dinh hư, thiên hành dã », (nghĩa là : hành động không lợi, tiểu nhân lớn lên, thuận mà ngăn nó ; người quân-tử chuộng sự nghỉ ngơi, đầy vơi là lẽ trời vậy) Nguyễn Trãi đã không « thuận nhi chỉ chi », cũng không « thượng tiêu tức » ! Không thi thố gì được, đáng ra Nguyễn Trãi phải theo quẻ « Độn » mà hành động. Quẻ Độn cũng là âm trưởng, dương tiêu, khuyên tránh đi, để chờ thời : « quân tử dĩ viễn tiểu nhân, bất ác nhi nghiêm » (nghĩa là : người quân-tử phải tránh kẻ tiểu nhân, không ác nhưng nghiêm với chúng). Nguyễn Trãi không làm như vậy, ông theo thái-độ của Gia-cát-Lượng. Sử sách đều chép rằng Lê Thái-tông là người thông minh, có lẽ Nguyễn Trãi còn hy vọng cải hóa vua mình chăng ? Nhưng Thái-tông thông minh mà không chịu học, khi mới lên ngôi, triều-đình dân biểu cử Nguyễn Trãi cùng bọn Trình-thuấn Dụ vào tòa kinh-diên dạy vua cho thành người có đức, nhưng vua giao trả tờ biểu ấy lại, không chịu, vậy thì cải hóa sao được ?

    Kinh Dịch nói : « Duy cơ dã năng thành thiên hạ chi vụ (nghĩa là : thấy biết cái dự-triệu (điềm báo trước) mới làm thành được việc thiên hạ), và « quân-tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật » (nghĩa là : người quân tử trông thấy cái dự triệu thì hành động, đừng đợi trọn ngày). Nguyễn Trãi đã không tri cơ, hoặc kiến cơ mà không « tác », nên ông tiếp tục chịu lấy nhục nhã mà không thành được việc gì cho vua, cho nước cả !

    Năm Đinh-Tị (I437) vua sai Nguyễn Trãi và hoạn quan là Lương-Đăng trông coi việc làm xe loan và qui định nhã-nhạc. Ai cũng biết luật-điệu âm-nhạc là món thần-diệu, tinh vi, nguyên-lý của âm-nhạc, căn bản của nhã-nhạc là những điều mà phải người có học thức mới am hiểu được. Nguyễn Trãi là người có đủ tư-cách để làm việc này, còn tên hoạn quan dốt nát Lương Đăng sao lại để dự vào đây ? Sự hợp tác ấy thật là miễn cưỡng, nó tỏ có sự dụng ý của người sai bảo.

    Quả nhiên, mấy tháng sau, những điều bàn luận về việc qui định nhã-nhạc của Nguyễn Trãi không được Lương Đăng đồng ý, Trãi xin thôi việc, nhà vua chấp thuận, còn những kiến nghị của Đăng được vua ưng theo, và ra lệnh cho thi hành. Tiếp đó, Lương Đăng dâng nhã-nhạc mới và nghi-trượng lỗ-bộ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đều được vua nghe theo, và phong Đăng làm Đô-giám Trung-thừa, Ngự-sử Trung-thừa là Bùi-cầm Hồ tức giận, tâu rằng : « Lỗ-bộ-ti Đồng-giám là Lương Đăng, Tiên Đế thấy hắn biết chút chữ nghĩa, cho làm Nội-nhân Phó-chưởng, nhưng rồi thấy hắn chỉ khúm núm bề ngoài, không thẳng-thắn, không thể gần-gụi được, nên mới cho hắn ra làm Văn-đội Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; thế mà nay lại cho lên làm chức quan to, vậy xin Bệ-hạ nghĩ lại». Nhưng vua không nghĩ lại !

    Thấy những nghi-thức mà Lương Đăng đề nghị cho các cuộc lễ được đem thi hành, Nguyễn Liễu tâu : «Từ xưa đến nay, chưa có bao giờ hoạn quan lại được tự chuyên, làm nát thiên hạ như vậy !». Đinh Thắng (một tên hoạn quan) từ trong nội đi ra, mắng rằng : «Hoạn quan làm gì mà nát thiên hạ ? Nếu nát thiên hạ thì phải chém đầu mày !». Vua bèn giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét hỏi, Liễu phải tội thích chữ vào mặt, đày đi châu xa.

    Xem thế thì vua Thái-tông thiên vị hoạn quan quá lắm. Khi đặt Lương Đăng bên cạnh Nguyễn Trãi để thẩm định nhã-nhạc là nhà vua đã có dụng ý chỉ nghe theo Lương Đăng mà thôi, Nguyễn Trãi chỉ để bổ khuyết những chỗ dốt nát của Lương Đăng, nên khi Nguyễn Trãi không hợp-tác với Lương Đăng nữa thì cũng được.

    Vậy mà khi thấy thi hành các nghi-thức mới, Nguyễn Trãi còn rán gân cổ cùng Nguyễn Truyền, Đào-công Soạn tâu vua : «Lễ, nhạc là cốt ở người mới đặt ra được. Phải là người có tài đức như Chu-công rồi sau mới không thể chê trách về việc đặt lễ, chế nhạc. Nay nhà vua để cho hạng bầy tôi nhỏ mọn ở trong cung chuyên việc sắp đặt lễ nhạc, như vậy chẳng tủi nhục cho nước nhà lắm sao ? Vả lại, việc làm của Đăng đều là dối vua, lừa dưới, không căn cứ vào đâu cả…» Vua không nghe. Nguyễn Trãi thật không thức thời chút nào hết !


    CHÍNH NGUYỄN TRÃI ĐÃ GIÁN TIẾP GÂY RA VỤ ÁN LỆ-CHI-VIÊN

    Nhắc đến chuyện Thị Lộ lại càng thấy sự lầm lỗi của Nguyễn Trãi. Thị Lộ là một cô gái trẻ đẹp, thông minh, giỏi chữ, thơ hay ; và với cái cách ứng đối nhanh-nhẹn, cái giọng lẵng-lơ « …nỗi chi ông hỏi hết hay còn ? Xuân thu tuổi mới trăng tròn lẻ, chồng còn chưa có, có chi con », nàng đã khuất phục được ông già cứng cỏi Nguyễn Trãi thì chắc cũng dễ mua chuộc được lòng sủng ái của chàng thanh-niên đa tình, hiếu sắc Thái-tông mới dưới 20 tuổi.

    Vợ mình như thế, vua mình như thế, mà lại cho nàng vào cung hầu hạ, sao Nguyễn Trãi không nghĩ đến cái lẽ phòng vi đổ tiệm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà lại dung túng một sự gần-gụi ra ngoài lễ giáo như thế ? Xưa kia, nhiều vị vua còn trẻ, được bọn thị thần lén đưa đi chơi bời, đến nỗi tán thân, vong quốc, sách sử còn chê trách muôn đời, Nguyễn Trãi há không biết, thế mà ông lại gián tiếp đưa vua vào đường tội lỗi, để gây nên hậu họa lớn lao ! Có người nói rằng dưới chế-độ quân-chủ, vua đã muốn thì bề tôi không thể cưỡng lại. Không phải như thế. Chỉ những lúc triều-đình không có bề tôi khá, vua mới dám làm chuyện phi vi, còn khi có bậc đại-thần có phong-độ, đủ tư-cách, nắm giữ được giềng mối thì vua, hoàng-hậu, thái-hậu, dẫu phóng đãng, hung hăng, cũng không dám vượt ra ngoài pháp tắc.

    Thị Lộ từ khi được vời vào cung, phong làm Lễ-nghi học-sĩ, ngày đêm chầu hầu bên cạnh nhà vua. Nhập-nội Thị-trung-hầu Lê-Lễ là một công thần khai quốc đã theo vua Thái-tổ từ lúc khởi nghĩa, bị Thị Lộ gièm pha với vua Thái-tông, nên bị giáng xuống làm Thái-tử thiếu-bảo, đến khi ông mất mới khai phục được chức cũ. Xem thế thì trong chốn khuê phòng, Thị Lộ đã can dự vào việc chính-sự nữa ! Sự-kiện ấy không thể không làm giảm uy tín của vị khai-quốc công-thần Nguyễn Trãi trước đồng-liêu và dân-chúng.

    Bấy giờ ở triều-đình và trong cung cấm đã xảy ra biết bao biến cố lớn lao, vì sự chia rẽ phe phái của các triều thần, vì sự tranh giành ảnh hưởng trong nội cung, nhất là vì vua Thái-tông lung-lăng, bồng-bột, hay nghe lời xui-xiểm. Hai vị đại-thần, cha của hai bà phi, kế nhau bị giết và hai bà phi tần ấy lần lượt bị phế truất. Năm Đinh-Tị (I437) tháng 5, vua giết Tể-tướng Lê Sát, người thù của Nguyễn Trãi, biếm truất những người phe đảng của Sát như Lê Ế, Lê-văn Linh, bà nguyên-phi Ngọc-dao, con gái của Sát bị phế làm thứ nhân. Phe phản đối Lê Sát và Lê Khả, Ư-Đài, Bùi-cầm Hồ được tái dụng. Khi giao cho Pháp-ti xét hỏi vụ Lê Sát thì Lê Ngân bào chữa cho Sát. Và khi hạ chiếu chém Sát, Lê Ngân tâu : « Sát là một đại thần, nếu phanh thây làm nhục, e đời sau chê cười ». Nhờ đó, vua cho phép Sát được tự tử. Tháng I2 năm ấy, viện một cớ nhỏ mọn, vua giết Nhập-nội Đại Đô-đốc Lê-Ngân ; bà Huệ-phi, con gái Lê Ngân, vừa được phong lên chức này thế bà Ngọc-dao cũng bị phế làm Tu-dung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Bà Ngô Tiệp-dư (mẹ vua Lê Thánh-tông) cũng bị tố cáo có dính-dấp với bà Huệ-phi, nên bị xử phạt lưu, nhưng được Nguyễn-Trãi và Thị Lộ bảo toàn, giúp đỡ cho. Trong các biến cố ấy chắc không khỏi đã có ảnh-hưởng Thị Lộ xen vào. Như vậy, làm sao khỏi gây thêm chia rẻ giữa quần thần và Nguyễn Trãi, và tăng thêm ác cảm của họ đối với ông. Âu là một phần cũng vì Nguyễn Trãi không biết phòng vi đồ tiệm lúc ban đầu mới phát sinh trình trạng ấy, rồi kế theo là bao nhiêu hiềm khích, bất ngờ, để đưa đến cái chết của vua của ông và gia-tộc ông nữa.

    Tháng 7 năm Nhâm-Tuất (I442), vua Thái-Tông đến duyệt binh ở huyện Chí-linh. Nghe tin, Nguyễn Trãi đến rước xa-giá về thăm nhà ông ở Côn-sơn. Ở đây, Thái-tông gặp Thị Lộ, và nàng được lệnh theo xa-giá về cung, đến huyện Gia-định (thuộc Bắc-ninh) thì trời tối, nghỉ lại ở Lệ-chi-viên, sáng hôm sau thì vua băng, ai cũng biết là vì trải qua một đêm tửu sắc quá độ và cảm nhiễm phong sương.

    Ở đây, chúng ta phải tự bảo : Đối với ông vua « vô lễ » ấy – ông Trãi phải biết một cách thấm-thía điều vô lễ ấy hơn ai hết – thì dẫu ông không dứt được cái nghĩa vua tôi, cũng nên « kính nhĩ viễn chi » là hơn, còn lom-khom chống gậy đến tận Chí-linh rước xách làm chi ! Rước « chàng » về Côn-sơn mà có « nàng » ở đó, thì sự thế sẽ thế nào, ai cũng có thể biết trước, lẽ nào ông Trãi không biết ? « Quân » đã không đáng là « quân », mà « thần » cứ tận lực giữ lễ của « thần », đó là điểm thiên-lệch đáng trách ở đạo-lý của Nguyễn Trãi. Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, mỗi bên phải có bổn phận tương đối với bên kia ; quân đã vô lễ thì thần cũng có thể không tận trung kia mà !

    *

    Tóm lại, Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong dân-tộc và lịch-sử Việt-nam. Vĩ đại ở sự-nghiệp văn-chương và công cuộc giải phóng dân-tộc. Còn về lẽ tiến thoái, về phong-độ của một đại thần rường cột quốc-gia thì e ông có nhiều chỗ thiếu sót, chưa được xứng hợp.

    « Công thành, thân thoái » và « cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ » hai đường lối ấy, kẻ đương sự tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp mà áp dụng để tiến, thoái, chứ không thể nhất định cho một đường lối nào là đúng. Nguyễn Trãi đã có những bậc tiền bối xứng đáng để ông suy ngẫm : tiến thì như Lý-đạo Thành, Tô-hiến Thành, tuy gặp lúc khó-khăn mà vẫn làm tròn trách nhiệm ; thoái thì như Chu-văn An, thấy không thể làm được, phải lui đi để giữ toàn danh tiết và nêu gương cho đời, cảnh cáo người đương đạo. Nguyễn Trãi dưới triều Thái-tông, đã không biết thoái như Chu, mà tiến thì cũng không làm được việc như Tô, Lý.

    Sau khi nước nhà đại định, ông có giúp vào việc định lại pháp-chế, đặt ra điển-lệ, nhưng từ khi vua Thái-tông lên ngôi trở về sau, thì vai-trò của vị đệ nhất khai quốc công-thần bên văn trở nên lu mờ, ông không giúp gì được trong việc kinh bang tế thế. Vẫn biết ấy là vì bọn quyền thần chuyên hoạnh, nhưng cũng vì tính khí ông cương trực, chỉ biết một mực thẳng-thắn, cái chí ông cao mà cái lượng ông hẹp.

    Là một đại nho, nhưng ông không thực hiện được phần nào câu « quân tử sở quá giả hóa » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, vì ông là người khuê giác, cứng-cỏi, có góc, có cạnh, không được hồn nhiên ôn hòa, thuần hậu như người quân-tử lý-tưởng của Khổng-giáo.

    Trong lúc triều-chính rối-ren, vua trẻ dại, đại-thần càn dở, bấy giờ Nguyễn Trãi là người có đủ tư-cách hơn ai hết để chỉnh đốn lại giềng mối. Vì ông là người đã từng cộng tác với Tiên Đế trong những năm sáng lập khó khăn, đã được Tiên-Đế yêu quí, ông là đệ nhất công thần khai quốc bên văn, là người học vấn uyên bác, văn-chương trác tuyệt, người đương thời đều biết. Nhưng Nguyễn Trãi đã không làm được như thế. Ông đã không khéo xử trí để cho trên an dưới thuận, trái lại, làm cho phe phái thêm chia rẽ. Lại xem việc Thị Lộ cùng các lời đối thoại của ông với Nguyễn-thúc Huệ và trong vụ Lương Đăng, thì thật ấy không phải là phong-độ của một bậc đại-thần thời xưa. Chính vì thiếu phong độ ấy mà Nguyễn Trãi đã không làm được cái nhiệm-vụ mà chắc ở dưới suối vàng, vua Thái-tổ cũng đã trách vọng ở ông.

    PHAN KHOANG

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sử-liệu dùng trong bài này phần nhiều lấy ở Khâm-định Việt-sử thông-giám cương mục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bình Ngô đại cáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hịch Trần-hưng-Đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bình Ngô đại cáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bình Ngô đại cáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một khúc sông Mã-giang ở vùng trên huyện Cẩm-thủy (Thanh-hóa).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lịch-triều Hiến-chương, mục Nhân-vật-chí, chép :…thuyền đến bến dưới xã Đông-sơn, ông giận uất, khấn trời rằng : « Tôi với vua cùng mưu cứu dân, nay nghĩa lớn đã định, vua lại muốn giết tôi, hoàng thiên có biết, xin soi xét cho » . Nói xong, bỗng có trận gió lớn lật thuyền, ông và 42 lực-sĩ đều chết đuối cả, chỉ có 2 gia đồng của ông giạt vào bờ, thoát chết. Vua xuống chiếu tịch thu tất cả vợ con, ruộng đất, của cải. Đến đời Nhân-tông, năm Diên-ninh thứ 2 nhân đại xá, vua thương ông vờ tội, mới xuống chiếu trả lại ruộng vườn, của cải.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phạm Lãi, một trung thần của Việt-vương Câu-tiển, đã hết lòng phò tá vua trong cơn hoạn nạn, rồi cùng Văn Chủng giúp vua đánh bại kẻ thù là Ngô vương Phù sai. Sau khi thành công, Phạm Lãi bảo Văn Chủng rằng : « Vua ta có tướng cổ dài, mép quạ, có thể ở cùng nhau trong lúc hoạn nạn, không thể cùng nhau trong lúc an vui», rồi bỏ đi ; Văn Chủng ở lại, làm quan, sau bị Câu-Tiển giết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hết sức mình cho đến chết mới thôi, câu nói của Gia-cát-Lượng với Hậu-chúa, để tự hẹn mình, trong bài Hậu xuất sư biểu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thu thuế khóa nặng nhân-dân để làm giàu cho bề trên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhận lãnh, chịu trách nhiệm và bảo đảm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khâm-định Việt-sử Thông giám Cương mục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đứa ở nhỏ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nữ sư có nhiệm-vụ vừa săn-sóc, vừa dạy dỗ hạng vua trẻ tuổi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xa giá, cờ quạt, võng lọng v.v… dùng khi vua đi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lịch-triều Hiến chương : Lê Thái-tổ đặt ra Ngự-tiền Văn-đội, trong đội có ty Thính-hậu chuyên giữ việc sai phái, điều bát.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ngăn ngừa điều ác từ lúc nó mới chớm nở, và chận đứng sự phát triển của nó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một cấp bậc trong hàng vợ lẻ vua.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người quân tử đến đâu là cảm hóa người ta đến đấy. (Kinh dịch, Hệ-từ).
     
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MỘT VÀI CHỦ-TRƯƠNG CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRONG HÒA-ƯỚC QUÍ-MÙI (25-8-I883)
    PHẠM-CAO-DƯƠNG

    I – BẢO VỆ BẰNG BẤT CỨ GIÁ NÀO QUYỀN TỰ CHỦ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ Ở TRUNG KỲ ĐỂ TỪ ĐÓ CHỈ ĐẠO MỌI CUỘC KHÁNG CHIẾN TRÊN TOÀN LÃNH THỔ.

    I. – Hai chế độ cho hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Hòa ước Quí Mùi đã thiết lập hai chế độ bảo hộ ở hai mức độ khác nhau cho hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong khi ở Trung Kỳ quyền bảo hộ của người Pháp chỉ giới hạn trong phạm vi ngoại giao với các cường quốc (điều I), trong các việc liên hệ đến quan thuế, công chánh, những việc cần có một sự chỉ huy duy nhất và cần tới các chuyên viên người Âu (điều 6) và ở sự hiện diện của viên Khâm Sứ ở Huế để trông coi việc ngoại giao của nước Nam và có quyền yết kiến riêng nhà vua (điều II) thì ở Bắc Kỳ người Pháp đã đặt các chức trú sứ ở các tỉnh để kiểm soát việc cai trị của các quan lại người Việt. Những viên trú sứ này có quyền xin cách chức các quan lại người Việt nếu họ thấy bất lợi cho họ (điều I2, I3, I4). Các việc cảnh sát ở các thành phố, việc thâu thuế và sử dụng thuế, việc thương chính, cũng thuộc quyền kiểm soát của các trú sứ hay các viên chức hành chánh người Pháp (điều I7, I8, I9)…

    2. – Nguồn gốc của hai chế độ kể trên – Quan điểm của người Pháp và của triều đình Huế. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao người Pháp chỉ thiết lập một chế độ bảo hộ thực sự ở Bắc Kỳ chứ không thiết lập trên toàn lãnh thổ còn lại của triều đình Huế sau khi đã chịu nhiều tổn thất về nhân mạng cũng như về tiền bạc trong những năm bảy mươi và tám mươi ? Tại sao người Pháp chỉ lợi dụng có một phần dịp may hiếm có là tình trạng bi đát của triều đình Huế vào năm I883 ?

    Người ta có thể cho rằng lý do chính yếu là chính phủ Paris hồi đó chỉ muốn thiết lập chế độ bảo hộ của họ ở Bắc Kỳ, nơi có con sông Hồng Hà, một phương tiện thông thương thuận lợi với miền Hoa Nam, hồi đó chưa chịu ảnh hưởng của một cường quốc tây phương nào, và có « mười lăm triệu dân », một thị trường không phải là không đáng kể, nghĩa là chính phủ Paris chỉ muốn bảo vệ những quyền lợi cấp thời của người Pháp ở Bắc Kỳ và ở Hoa Nam chứ không muốn thiết lập chế độ bảo hộ của họ trên toàn thể lãnh thổ còn lại của triều đình Huế. Họ e rằng làm như thế không những không có lợi mà còn có thể gây ra những phản ứng không tốt về phía triều đình Bắc Kinh mà từ trước họ đã rất e ngại. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Điều này có thể được nhận thấy một cách rõ rệt nếu ta đọc lại những chỉ thị mà Paris đã trao cho Harmand lúc ông này sang Đông Dương nhận chức Tổng Ủy Viên để điều đình với triều đình Huế.

    Người ta cũng có thể cho rằng sự thiết lập hai chế độ khác biệt cho hai xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ chỉ là một biện pháp có tính cách giai đoạn trong kế hoạch xâm chiếm Việt Nam của người Pháp. Một khi đã nắm được quyền bảo hộ thực sự ở Bắc Kỳ và bảo hộ giới hạn ở Trung Kỳ, người Pháp chỉ cần dùng những thủ đoạn khôn khéo là có thể tiến tới nền bảo hộ toàn vẹn. Điều mà sau này người Pháp đã dần dần thực hiện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cả hai lối giải thích trên đều có những lý lẽ riêng của chúng và đều có những điểm rất xác đáng nhưng vẫn không được hoàn toàn đầy đủ. Nhiều lý do khác cần phải được nêu lên để bổ khuyết. Ở đây tôi muốn nói đến những nhận định chủ quan, rất có thể là sai lầm, của người Pháp về tình hình xứ Bắc Kỳ trong thời bấy giờ và sự khôn khéo lợi dụng nhận định này của triều đình Huế để cứu vãn nguy cơ.

    a) Nhận định của người Pháp về tình hình xứ Bắc Kỳ vào hậu bán thế kỷ XIX. Theo sự nhận xét của một số rất đông những người Pháp được coi là rất thông thạo về tình hình Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX như J. Dupuis, P. Vial, đô đốc Lafont… thì ở thời đó dân chúng Bắc Kỳ có khuynh hướng muốn tách rời khỏi uy quyền của triều đình Huế. Sau đây là một vài bằng cớ.

    - P. Vial trong tác phẩm Nos premières années au Tonkin, trang 89 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có viết : «Ở Bắc Kỳ, các quan lại và các nho sĩ đã chia sẻ tất cả những thiên kiến của các quan lại ở Huế. Quyền hành của nhà vua là quyền hành của họ, họ mặc tình lạm dụng. Dân chúng cảm thấy mình bị bóc lột và nhớ lại những thời kỳ hạnh phúc hơn trong đó từ cố đô Hanoi rọi sáng trên một xứ giàu có, đông dân, khéo léo, một nền văn minh riêng biệt và độc đáo. Ở đáy lòng mọi người vẫn còn một mối hy vọng vào một tình trạng tốt đẹp hơn. »

    - Đô đốc Lafont trong một bức thư đề ngày I6-22-I878 do J. Dupuis trích dẫn trong tác phẩm Le Tonkin de I872 à I886 trang 362 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của ông, cũng nhận định về tình hình xứ Bắc Kỳ như sau :

    «Dựa theo tất cả những tin tức mà tôi nhận được kể từ khi tôi tới đây thì dường như sự nhẫn nhục của dân chúng sẽ tới cùng cực và họ chỉ đợi một dịp để vùng thoát khỏi sự áp chế của các quan lại của triều đình Huế. »

    Theo Dupuis thì «Lời phán xét này rất đúng và nó chứng tỏ rằng ngay cả ở thời này, đối với chúng ta (người Pháp), việc chiếm đóng Bắc Kỳ bằng cách dựa vào dân chúng đang rên xiết dưới ách thống trị bị căm ghét của các quan lại, dễ dàng là chừng nào. »

    Qua những đoạn văn trích dẫn trên đây, ta thấy cả ba nhân vật kể trên đều có chung một quan điểm cho rằng các quan lại của triều đình Huế ở Bắc Kỳ đã lạm dụng quyền hạn của mình, bóc lột, áp bức dân chúng xứ này đến cùng cực khiến họ chịu đựng không nổi nên sẵn sàng nổi lên chống lại triều đình Huế một khi gặp dịp và người Pháp có thể chiếm đóng xứ này một cách dễ dàng nếu họ biết lợi dụng sự bất mãn đó của dân chúng. Đó cũng là quan điểm của J. Harmand Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, của De Lanessan và Ténot.. về sau này. Toàn quyền De Lanessan, hơn mười năm sau khi các hòa ước Quí Mùi và Giáp Thân được ký kết, khi viết cuốn La Colonisation française en Indochine Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã cho rằng ý kiến chủ động đã thúc đẩy người Pháp thiết lập chế độ bảo hộ của họ lên đất Bắc Kỳ là « xứ Bắc Kỳ sẽ tự tách khỏi đế quốc An Nam ngay khi chúng ta (người Pháp) xuất hiện tại đó và xứ này sẽ hoan nghênh chúng ta như là những người giải phóng » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và ông cũng cho biết là ngay chính Ténot, người đã thuyết trình trước quốc Pháp về hòa ước I884, mặc dầu không dám phủ nhận tính chất đồng nhất giữa dân chúng Bắc Kỳ và dân chúng Trung Kỳ nhưng đã xác định rằng ở Bắc Kỳ thời ấy có cả «một sự đối lập chính trị thực sự giữa Trung-Kỳ và Bắc Kỳ. Dưới thời Tự-Đức, các tỉnh Bắc-Kỳ thường bị áp bức và bị các quan lại của triều đình Huế đối xử như là một xứ bị chiếm đóng» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tình thực mà nói thì những nhận xét trên đây không phải là không có những lý lẽ riêng của chúng. Tình trạng loạn lạc liên miên, nạn mất mùa, đói kém, lòng hoài niệm Lê triều, chính sách cấm đạo… không thể nào không gây nên những bất mãn trong các từng lớp nhân dân Bắc Kỳ. Nhưng bất mãn là một chuyện và mong đợi người Pháp đến giải phóng cho lại là một chuyện khác. Trường hợp của một Tạ văn Phụng và trường hợp của một thiểu số người Công giáo chỉ là những trường hợp lẻ loi mà ở bất cứ thời nào, bất cứ ở đâu cũng có Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Phép suy rộng ở đây xét ra cần phải được xử dụng một cách dè dặt.

    b) Quan điểm của trình đình Huế. Về phía triều đình Huế những gì xảy ra ở Nam Kỳ cũng như ở bên Pháp đã luôn luôn được các nhà cầm quyền ta theo dõi, đặc biệt là nhờ ở sự trung gian của các người Tàu. Người Tàu đã cho phổ biến lại những bài tranh luận của các báo Pháp (và tất nhiên của các nghị sĩ ở quốc hội Pháp) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khiến các nhà cầm quyền Việt Nam bắt được trường-hợp của người Pháp, triệt để khai thác sự tin tưởng vào một phong trào đối lập giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ của người Pháp để đưa phái đoàn Pháp đến chỗ từ bỏ gần như hoàn toàn sự bảo hộ của họ trên lãnh thổ Trung Kỳ. Nếu mục tiêu này đạt được thì với quyền tự chủ còn lại ở Trung Kỳ, triều đình Huế nói chung và các vua nhà Nguyễn nói riêng, một mặt vẫn giữ được lòng tin tưởng của quần chúng vào một cuộc phản công trong tương lai để giải phóng những phần đất đã bị chiếm đóng, mặt khác có thể gián tiếp kêu gọi và chỉ-huy những cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ và cuối cùng có thể chính thức cầu cứu triều đình Bắc Kinh, gây mâu thuẫn giữa triều đình Bắc Kinh và chính phủ Ba Lê…

    Cũng vì lý do đó mà khi J. Harmand vượt quá các chỉ thị của chính phủ Paris, cắt thêm Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kỳ, ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ, thu hẹp quyền hạn của triều đình Huế vào khoảng từ đèo Ngang đến phía bắc tỉnh Bình Thuận, các nhà điều đình của ta đã đề nghị rằng nếu Harmand chịu bỏ yêu sách kể trên thì phái đoàn Việt Nam sẽ chịu nhượng hoàn toàn xứ Bắc Kỳ cho Pháp để Pháp lập một thuộc địa như ở Nam Kỳ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Người ta thường giải thích sự quyết tâm bảo vệ bốn tỉnh, tỉnh kể trên và đặc biệt ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh bằng lý do là ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh là quê hương của nhà Nguyễn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Giải thích như vậy chưa được đầy đủ. Sự quan trọng của ba tỉnh kể trên không phải chỉ do một nguyên nhân tâm lý đó là nơi phát xuất của triều đại trị vì mà còn phải do một lý do trọng yếu khác : lý do kinh tế. So với tất cả các đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam, đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh là đồng bằng rộng lớn nhất và phì nhiêu nhất. Dân cư ở đây cũng trù mật nhất và nhiệt tâm nhất đối với việc chống Pháp Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mất Thanh Nghệ Tĩnh có thể coi như là mất một phần quan trọng tiềm lực kháng chiến cần thiết về sau này. Đề nghị của các đại diện của triều đình Huế như ta đã biết, không được Harmand chấp thuận nhưng theo hòa ước I883, triều đình Huế vẫn còn giữ nguyên vẹn quyền cai trị ở Trung Kỳ. Các tỉnh Trung Kỳ vẫn còn nằm ngoài vòng kiểm soát của người Pháp cũng như ảnh hưởng của họ, trái hẳn với chế độ mà họ đã thiết lập ở Bắc Kỳ. Nhưng ngay ở Bắc Kỳ, người Pháp đã chấp nhận cho các quan lại cũ của triều đình Huế trở lại nhiệm sở cũ của họ (điều 5) cùng trao cho triều đình Huế một phần tiền thu được về các thuế má, đặc biệt là thuế thương chính và các thuế độc quyền (điều 27). J. Dupuis đã chỉ trích kịch liệt điều 5 vì theo ông điều này đã cho phép « những kẻ thù bất trị » của người Pháp trở về nhiệm sở cũ trong khi, theo ông, việc đặt những người trung thành và thân Pháp vào những địa vị đó rất dễ. Ông cho rằng Harmand cũng bị Nguyễn văn Tường đánh lừa hệt như Philastre trước kia Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Còn De Lanessan thì chỉ trích điều 27. Ông tính ra nếu thi hành đúng điều khoản này, ít nhất người Pháp cũng phải trả cho triều đình Huế 24 triệu phật lặng một năm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhưng nếu đứng về phía các nhà đại diện của triều đình Huế thì hai điều khoản 5 và 27 này đã rất phù hợp với chủ trương của họ. Chúng cho phép họ có được người thừa hành hợp pháp ở Bắc Kỳ và có phương tiện tài chánh để tiếp tục kháng chiến.

    *

    Thời kỳ Pháp thuộc đã trôi qua. Một phần những gì đã xảy ra ở thời này và đặc biệt là ở đầu thời này đã đem lại những hậu quả của chúng, trong đó có hai chủ trương kể trên của triều đình Huế và của các nhà kháng chiến Việt Nam. Những sự mâu thuẫn, những cuộc đụng độ giữa người Tàu và người Pháp, những cuộc kháng chiến trên toàn cõi Việt Nam với sự ngầm hỗ trợ hay công khai hỗ trợ của triều đình Huế và của phe chủ chiến ở triều đình này đã đưa quốc hội Pháp đến chỗ chia rẽ trầm trọng. Rút hay không rút khỏi Bắc Kỳ đó là đề tài của những cuộc tranh luận gay go giữa các nghị sĩ tả phái và một số nghị sĩ hữu phái với chánh quyền của thủ tướng Ferry Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chúng tôi hy vọng có thể trở lại vấn đề này trong một số báo tới.

    PHẠM CAO DƯƠNG ​

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem lại phần thứ nhất đã đăng trong Sử Địa số 2.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bằng cách thiết lập Nha Kinh Lược Bắc Kỳ rồi sau lại bãi bỏ nha này và lập Phủ Thống Sứ để nắm trọn quyền cai trị xứ Bắc Kỳ, bằng cách can thiệp vào việc phế lập các vua ở Huế và bắt ép các vua ký các đạo dụ nhường thêm các quyền hành ở Trung Kỳ cho họ (trường hợp của Thành Thái và của Bảo Đại).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Paris, Voiron, I889.

    « Au Tonkin, les mandarins et les lettres partagent toutes les passions des fonctionnaires de Hué. L’autorité royale est la leur, ils en abusent volontiers. Le peuple se sent exploité. II a le souvenir de temps plus heureux ou de la vieille capitale, Hanoi, rayonnait sur un pays riche, peuplé, industrieux une civillisation indépendante et originale. L’espérance d’une situation meilleure est restée au fond des coeurs. »

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Paris, Challamel, I9I0.

    «D’après tous les renseignements qui me sont parvenus depuis que je suis ici, il paraitrait que la patience des populations serait à bout, et qu’elles n’attendent qu’une occasion pour se débarasser de la tyrannie des mandarins de Hué» tr. 362.

    «Cette appréciation est forte juste et montre combien il nous ont été facile, à cette époque encore, de nous emparer du Tonkin en nous appuyant sur la population qui gémissait sous la jong abhorée des mandarins» tr. 362.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link G. Taboulet, La geste française en Indochine,, tome II, Paris, Adrien – Maisonneuve, I956, chú thích về điều I2 của Hòa ước Quí Mùi, tr. 8I2.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Paris, Felix Alcan, I895.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - nt -, tr. I7.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - nt -, tr. I7.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link J. Chesneaux trong cuốn Contribution à l’histoire de la nattion Vietnamienne (Paris, Ed. Sociales I955) có viết «Les troupes françaises, de leur côté, bénéficie de l’aide des conmunautés chrétiennes Vietnamiennes encadrées par leurs missionnaires. C’est chez elles qu’elles trouvent interprètes, coolies, miliciens, qui autrement leur feraient gravement défaut» tr. I3I. Đó la một sự thực, tuy rằng Chesneaux không nêu lên các bằng chứng. Nhưng đó cũng chỉ là một thiểu số và người ta không thể từ đó mà suy diễn ra tình trạng chung của các người Công giáo và của cả xứ Bắc Kỳ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link P. Vial, sách đã dẫn, tr. I22.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Taboulet, sách đã dẫn, tr. 8I2

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link -nt-. Riêng đối với tỉnh Bình Thuận, Taboulet đã giải thích thêm là sở dĩ Harmand đã đòi sáp nhập tỉnh này vào Nam Kỳ là vì ông muốn có thêm một miền đất nghiêng mở rộng cho các công cuộc thực dân của người Pháp bên cạnh những miền đồng bằng lầy lội của Nam Kỳ. Ngoài ra và quan trọng hơn đối với một nhà thám hiểm để lập thuộc địa, Harmand còn muốn có một sự tiếp xúc giữa người Pháp và các dân « mọi» ở các cao nguyên miền Nam. Sự tiếp xúc này rất cần thiết vì nó có thể giúp cho người Pháp rất nhiều một khi họ muốn mở rộng uy thế của họ về phía sông Cửu Long.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người ta có thể tìm thấy rất nhiều thí dụ trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc và đặc biệt là phong trào văn thân năm I874.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link J. Dupuis, sách đã dẫn, tr. 448.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link De Lanessan, sách đã dẫn, tr. I9.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Độc giả có thể tạm thời xem tác phẩm : Un diplomate, L’Affaire du Tonkin. Histoire diplomatique de l’établissement de notre protectorat sur l’Annam et de notre conflit avec la Chine (I882-85), Paris, J. Hectzel ?
     
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MỘT VÀI ÍCH LỢI CỦA KHOA HẢI-DƯƠNG-HỌC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG-HẢI

    NGUYỄN-HẢI

    Giám-đốc Hải-học-viện Nha-trang

    Hải-dương-học là một bộ môn khoa-học chuyên khảo-cứu về biển cả và đại-dương. Trước đây nó thuộc khoa Địa-cầu Vật-lý-học (Géophysique), nay đã được tách riêng, bởi tầm quan-trọng đặc-biệt đối với sinh-hoạt của nhân loại.

    Ở đây, tác-giả chỉ muốn nhắc tới những mối liên hệ và áp-dụng của khoa Hải-dương-học đối với ngành Hàng-hải ; hay nói cách khác, các sự hiểu biết của khoa Hải-dương-học có ích lợi gì cho công việc di-chuyển ở trên và trong biển cả.

    Ngành Hàng-hải thật ra bao gồm nhiều vấn-đề phức-tạp : vấn-đề di-chuyển, vấn-đề tạm trú và trao đổi với bờ, vấn-đề cấp cứu và truyền tin, v.v… Sự tìm hiểu về đại-dương, như : về tính chất của các khối nước biển, về sự giao động và vận-chuyển của chúng, v.v… có thể giúp ta nhiều phần thỏa mãn.

    Một số ví dụ đơn cử dưới đây sẽ giúp ta có ý-niệm rõ rệt, hay minh chứng về điều ấy, và đó cũng là trọng tâm của bài này.

    Thoại tiên ta hãy nói về Sóng biển (tóm lược) một trong các hiện tượng thông thường nhất của đại-dương :

    Về lý thuyết thì ta cần phải phân biệt trong Sóng biển 2 loại lan-truyền (propagations), đối với cả 2 thuyết chính của Gerstner và của Stokes hiện nay, là : lan-truyền của vật-chất và lan-truyền của ba-động (onde).

    Vận tốc lan-truyền của vật-chất thật ra rất nhỏ so với của ba-động. Theo Gerstner, các phân tử nước được chuyển theo những vòng tròn mà bán kính nhỏ dần rất nhanh khi ta xuống sâu hơn ; hiệu-số giữa hai vận-tốc tại điểm trên và dưới không là bao nhiêu, nên nước bề ngoài sau cùng như không có vận-chuyển ngang được chút nào, mà chỉ có đi đi lại lại và lên xuống đều đặn.

    Đối với Stokes, quỹ đạo của nước tuy không hoàn toàn khép kín nhưng vận-tốc ngang của vật-chất cũng không lớn gì.

    Về trắc-diện (profil), thì sóng Gerstner đặc-biệt nói riêng, là hình ảnh của đường Trochoïde sinh ra bởi một chất điểm của bán kính một bánh xe được lăn đều trên một con đường thẳng. Vận-tốc lan-truyền của trắc-diện này được gọi là vận-tốc ba-động và thường khá lớn.

    Thuyết Gerstner dựa trên điều-kiện một chiều sâu đáy biển cực lớn, hay vô tận. Sóng tìm ra là đáp số đúng (solution exacte) của phương-trình thủy động lực học (hydrodynamique), đó là một đẳng mực (surface de niveau) của một chuyển vận nước quay tròn đều đặn ở trong một mặt phẳng thẳng đứng. Đây là một loại sóng lý tưởng, không có « potentiel » của vận-tốc, và trên thực-tế khó được phát sinh ra bởi gió. Sóng Stokes thì đã được tìm ra trong những điều-kiện ngược lại.

    Năng-lượng tạo ra sóng phải bằng hai lần động-năng (énergie cinétique) của sóng. Cho cả hai loại sóng, khi độ dài sóng nhỏ thì vận-tốc ba-động v độc lập với chiều sâu h của đáy biển, nhưng lại tỷ lệ với.

    Dài nhất chừng 200 m và chu-kỳ T của ba-động từ 7-I5 giây. Độ cao H của sóng (giữa trũng sóng và mào sóng) lớn nhất cũng chỉ chừng 20m.

    Khi h = 1 / 2, sóng bắt đầu bị biến dạng : vận-tốc lan-truyền tiết dảm, cũng vậy, nhưng chu-kỳ T vẫn được giữ nguyên vẹn, mào sóng mỏng dần và sóng trở nên « cong » (cambrée) hơn. Sóng sẽ bị bể vỡ. Sóng cong nhất theo Stokes, là khi tỷ số H = 1 / 7 và theo Gerstner thì khi ấy trắc-diện là một cycloïde.

    Hiện nay người ta công nhận : vận-tộc của gió, thời gian gió thổi và quãng đường gió lướt (fetch) chi phối sự thành lập và phát triển của sóng biển. Sóng đang được gió sinh ra là sóng cưỡng bách, truyền ra khỏi vùng gió thổi và có dạng đều đặn như ở thuyết Gerstner hay Stokes được gọi riêng là sóng tự do (houle).

    Bởi vì ảnh hưởng của chiều sâu đáy biển như vừa nói, sóng (tự do) phải chịu, nói riêng, định-luật khúc-xạ của Descartes thuộc Quang-học, Khi tiến vào gần bờ, các đường đẳng thâm (courbes bythymétriques) đáy biển, giữ nhiệm-vụ tương tự một mặt phân cách của hai môi trường trong Quang-học, sẽ làm lệch hướng đi của sóng. Vì theo như trên, càng gần bờ thì vận-tốc sóng càng giảm, do đó góc khúc-xạ càng nhỏ và sóng tiến tới việc di-chuyển thẳng góc với đường đẳng thâm (nếu các đường đẳng thâm liên tiếp đều song song với bờ, sóng sẽ tiến vào bờ theo phương thẳng góc, mà ta thường thấy ở các bờ biển thoải đều). Tính chất đặc-biệt này đã giúp ta vẽ được các bản-đồ tiên đoán sự di-chuyển của sóng theo các điều-kiện đáy biển và của môi-trường. Những trường hợp tụ (convergence) hay tán (divergence) sóng do đó sẽ được biết trước, để lo tránh né hay khai-thác. Nhiều nơi sóng tụ lại, cho độ cao gấp 4 hay 5 lần sóng thông thường (trường hợp bãi biển Long Beach) khiến cho các cầu tàu không thể xây cất được, và tàu bè đến trú ẩn hay neo đậu lại càng thêm bị nguy hiểm.

    Tại những nơi có sóng nhưng không lớn lắm, người ta có thể làm tiết dảm (độ cao) sóng bằng cách trải qua trên mặt biển một lớp dầu thật mỏng hay thả rải rác một số vật nổi kích-thước nhỏ. Các eo biển cũng có tác-dụng làm dảm sóng ngoài khơi tới bởi những hiện-tượng khúc-xạ và phản chiếu liên tiếp.

    Các điều hiểu biết trên đã thực sự giúp ích cho việc xây cất các hải-cảng hay công-tác đổ bộ quân sự.

    Hiện tượng tiếp ta đề-cập tới ở đây là các hải-lưu (courants marins).

    Về lý thuyết, người ta đã phân ra hai loại hải-lưu, hay dòng nước biển : dòng nước sinh ra bởi sự chênh biệt tỷ-trọng với dòng nước được gây ra, bởi gió.

    Loại trên có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều chiều sâu ; thêm vào sức quay của trái đất (sức Coriolis), quy-luật của sự di-chuyển nước được biết như sau : tại Bắc bán cầu, chiều dòng nước sẽ là hướng nhìn của một quan sát viên sao cho khối nước nhẹ (tỷ-trọng kém hơn) thấy ở bên tay phải. Cường-độ của dòng nước tỷ-trọng trong đại-dương thường không mấy lớn (nhỏ hơn 2 nút).

    Còn dòng nước sinh ra bởi gió, có thể mạnh hơn, nhưng hoàn toàn ảnh hưởng vào khối nước ở bên trên của đại-dương. Luật Ekman cho thấy : ở ngay trên mặt biển dòng nước sinh ra sẽ lệch một góc 450 (sang phải nếu ở Bắc bán cầu) đối với chiều gió thổi đều đặn. Góc lệch sẽ ngày một lớn nhưng cường-độ sẽ ngày một tiết dảm nếu ta đi sâu xuống. Tới một lúc, cường-độ sẽ gần triệt tiêu khi chiều trở nên trực đối với chiều của gió bên trên. Chiều sâu tối đa của ảnh hưởng của dòng nước loại này được gọi là « chiều sâu cọ xát » H’ (profondeur de fottement) ; nó thay đổi với độ « quánh » (viscosité) của môi trường, và nhỏ hơn khi ở vĩ-độ cao. Người ta đã tính ra rằng, nếu dòng nước sinh ra bởi gió có một vận-tốc trên mặt là 1m/giây, ở chiều sâu lớn hơn 600 m nó đã không được nhận thấy nữa. Điều hiểu biết này có thể ích lợi cho việc di-chuyển ngầm trong khối nước.

    Tuy nhiên, cả hai loại hải-lưu trên đều có chung các tính chất sau :

    - Khi ngang qua một đáy đột nhiên nông, mặt biển nơi đó sẽ hơi lõm xuống và ít giao động, dòng nước bị uốn theo đường đẳng thâm (về bên phải nếu ở bán-cầu Bắc) để rồi khi thoát ra khỏi sẽ thấy lệch về tay trái so với hướng ban đầu nguyên-thủy. Ngay sau lõm nước là một chỗ nước nổi bọt, nhiều sóng nhỏ nhấp nhô. Tính chất này giúp ích cho các nhà hàng-hải rất nhiều, để nhận biết trước nơi nào nông hơn, cùng chiều đi của dòng nước trên mặt ở gần.

    - Nhiều dòng nước gặp nhau sẽ cho một tụ-lưu làm nước nóng trên mặt chìm được xuống sâu. Vì nguyên-tắc bù trừ, một dòng nước từ bờ chảy ra khơi (khi gió thổi song song với bờ và có bờ ở bên tay trái – cho Bắc bán cầu) có thể phát sinh ra một tán-lưu, làm nước lạnh ở dưới sâu cạnh bờ trồi lên trên mặt.

    Dòng nước tỷ-trọng được thấy ở gần Nam-cực, còn dòng nước sinh ra bởi gió có ví dụ điển hình là các dòng xích-đạo Bắc, Nam.

    Ở biển Nam-hải, hàng năm đều có hai dòng nước ngược chiều nhau, chảy dọc theo bờ và chi-phối bởi gió mùa.

    Thủy triều cũng là một hiện tượng chung, rất quan trọng, cần biết và khai-thác. Nhân dịp, ở đây ta cũng nên duyệt qua :

    Về phần lý thuyết, nay chúng ta ai cũng biết rằng thủy-triều sở dĩ có được cũng là bởi : sức hấp dẫn Newton của hai vị tinh-tú tương đối gần là mặt trăng và mặt trời, trên lớp thủy-quyển của trái đất ; kết hợp với sức ly-tâm, cũng tác-dụng trên lớp nước biển, được sinh ra bởi sự xoay quanh một trọng-tâm chung của hệ-thống 3 vị tinh-tú này.

    Thêm vào đó, luật cộng-hưởng đã giúp khuếch đại rõ rệt các biên độ.

    Đại cương, nếu trái đất không quay quanh nó thì thủy triều sẽ thuần túy thuộc loại sóng « đứng », có I, 2 hay 3 đường nút (ligne nodale). Nhưng trên thực-tế không có thế, mà nước còn được di-chuyển ngang, để khiến cho những miền cùng giờ triều sẽ ở trên cùng một đường cong đẳng giờ (ligne cotidale). Những đường này lại như xoay quanh một hay nhiều điểm, tại đây biên-độ thủy triều đặc-biệt triệt tiêu, gọi là những điểm « amphidromique ».

    Theo nhận xét, người ta thấy những quy-luật sau đây về biên-độ : thủy-triều biên-độ lớn thường ứng với các thềm lục địa (plateau continental) rộng, đáy của một vịnh hình cái rọ, ở eo biển hay tại gần cửa các sông lớn. Những nơi bờ biển khá thẳng (như Trung phần Việt-Nam) thì biên-độ chỉ trung-bình (I-2m). Thủy triều nhỏ nhất (như không có) thì thấy ở các địa-trung-hải.

    Riêng ở biển Nam-hải, có thể có hai loại sóng triều : triều sóng đứng ở miền Bắc (trên Qui-nhơn) và triều sóng di-chuyển ở phía Nam. Miền Bắc có triều toàn nhật (diurne) duyên-hải Trung phần và Bắc Nam phần có triều hỗn-hợp (mixte) mà tỷ số pha trộn thay đổi.

    Sự khác biệt giữa giờ triều thật sự ở Việt-Nam và giờ triều tiên-đoán bởi cuốn Niên-giám Thủy-triều do Sở Thủy-đạo Pháp xuất bản hiện giờ, có thể trung bình tới 30 phút.

    Ở Nam-hải, thuộc miền có gió mùa, mực cao trung bình hàng tháng của thủy-triều thấp nhất vào gần giữa năm.

    Lúc triều lên hay triều xuống, khối nước biển được di-chuyển ngang tạo nên dòng triều (courant de marée). Ở nơi thoáng dòng triều có thể xoay hướng đều đặn với hai cực đại về vận-tốc ứng với hai chiều trực đối chính. Hình ellipse giản đồ càng dẹp nếu hiện tượng thủy triều xảy ra ở một nơi càng chật hẹp về một hướng nào hơn. Dòng triều khi chảy cũng bị ảnh hưởng của sức Coriolis ; vì thế tại một số cửa sông lớn nước mặn, ngọt có thể thấy được phân ra hai bờ khác rõ rệt (người ta sẽ lợi dụng bên bờ có nước ngọt để làm các cầu tàu bằng cây để không sợ bị các con « hà » gậm nhấm).

    Dòng triều thường có cường độ mạnh hơn các hải-lưu thông thường vì vậy nó cũng phải chịu những định luật chung khi ngang qua một chỗ chợt nông hơn.

    Tiếp theo là một số các hiện tượng khác, kém xẩy ra thường nhật hơn cũng cần cho sự hiểu biết của các nhà hàng-hải. Đó là các hiện tượng :

    - Sóng nội tâm (ondes internes) : một loại sóng ngầm được phát sinh ra trong lòng khối nước biển, có thể thấy ở nhiều chiều sâu, khác nhau và ứng với nhiều trị giá lớn, nhỏ của chu-kỳ ba-động.

    Thực nghiệm và lý thuyết, nói riêng, cho biết cực đại của biên độ sóng thường thấy ở ngay trên mặt phân cách của hai lớp nước mà tỷ trọng khác biệt nhau. Trong khi hiện tượng xảy ra ở dưới sâu thì ở trên mặt nước vẫn có thể không có gì khác lạ nhận thấy.

    Những nguyên-nhân chính có thể, tùy theo chu-kỳ, là : thành phần đứng (composante verticale) của sức hấp dẫn Newton hợp với sức đẩy Archimède trên các phân tử nước, dòng đối lưu, v.v… Sóng nội tâm thường thuộc loại sóng di-chuyển. Riêng theo lý thuyết, loại giao động Stokes có thể được coi như đã thể hiện hai phía trên và dưới mặt phân cách, có kết hợp với nhau. Biên-độ sóng có thể lớn hơn nhiều chục mét và như thế có ảnh-hưởng trực-tiếp tới sự lưu-thông ngầm ở dưới mặt biển.

    Hiện tượng «nước chết» (eau morte) thuộc sóng nội tâm, hay xảy ra tại các miền băng giá đang tan hay ở các cửa sông lớn, đã gây khó khăn không ít trong sự di-chuyển của những phương tiện hàng-hải mà « tầm nước » (tirant d’eau) không mấy lớn và có một vận tốc chỉ trên dưới 2 nút. Sau cùng, sóng nội tâm có nguyên-nhân thuộc các dòng đối-lưu, còn có một liên hệ mật-thiết với các giải nước lặng (slick) di-động chậm song hàng trên mặt biển.

    - Mascaret : Là một hiện tượng nước dâng đột ngột từ cửa sông, biên-độ nhiều khi rất lớn (5-6m là thường) và vận-tốc cũng không phải là nhỏ. Nó rất nguy hiểm cho các tàu bè qua lại, nhất là bởi tính cách đột ngột. Hiện giờ nguyên-nhân chính vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên người ta đã biết rõ mối liên hệ của biên-độ đối với chiều sâu của đáy sông (tỷ lệ nghịch). Tại các cửa sông lớn người ta bắt đầu đào sâu lòng sông để làm tiết dảm hiện tượng (sông Seine, v.v…)

    - Lớp nước ngầm SOFAR (Sound Fixing And Ranging) : - Đó là một lớp nước khá đầy mà trục ở sâu dưới mặt các đại-dương chừng I000 m, ở đó vận-tốc âm-thanh cực tiểu (chừng I500 m/giây). Theo lý-thuyết, âm-thanh phát ra trong lớp nước này sẽ được bảo-toàn năng-lượng, và do vậy, có thể truyền lan đi rất xa ghi được ra tới hơn I0.000km, nếu môi-trường liên tục. Tính chất này được tìm ra từ Đệ nhị Thế chiến và đã được thử xử dụng trong việc truyền tin mật và tin cấp cứu. Hiện thời, nó đã và đang được khai thác thêm trong mục đích dò tìm tàu lặn địch (hệ-thống các trạm hydrophones ở Bắc Thái-bình-dương).

    Tuy nhiên, để chống lại, các tàu ngầm có thể tìm nơi những túi nước nóng ẩn mình, để sao cho âm dò máy chạy phát ra không bị lọt nhiều ra ngoài đến nỗi bị dò thấy (áp dụng hiện tượng phản chiếu toàn phần của âm tại miền tiếp-giáp của túi với nước lạnh hơn bên ngoài).

    Tác giả xét cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây về sự có thể hiện diện và tồn tại được của các túi nước nóng ở các chiều sâu đại-dương : lý do bởi độ dẫn nhiệt của nước biển rất nhỏ, chỉ bằng 80/00 của sắt.

    - Lớp DSL (Deep Scattering Layer) : - Cũng nên nói qua ở đây một hiện tượng mới được tìm ra, đôi khi có ảnh hưởng, hay làm sai lệch sự ước đoán về độ sâu đáy biển nếu chỉ căn cứ theo các máy siêu-âm trắc-thâm (Sondeur à ultrason). Đó là sự xuất hiện của những lớp khuếch tán âm lơ lửng trong khối nước. Những lớp này có chiều sâu thay đổi theo nhiệt độ, đôi khi theo cả ánh sáng ban ngày chìm xuống sâu, có khi tới 800 m ; tối tới lại nổi lên cao hơn, trung bình tới I00 m. Các lớp này lại không ứng với một sự khác biệt nào về tỷ trọng. Hiện giờ, nhiều chuyên gia đã gán cho các lớp DSL này một nguyên-nhân sinh-vật-học (nghĩa là cấu tạo nên bởi một vài loại cua hay phiêu-sinh đặc-biệt).

    - Sóng thần (Tsunamis) : - Đó là một loại sóng đơn độc (onde-solitaire) trong đại dương, gây nên bởi những trận động đất mạnh ngầm ở dưới đáy. Sóng ít mất năng lượng nên có thể đi rất xa nơi tâm phát sinh. Vận-tốc của sóng là của sóng dài (ondes longues) nên tỷ lệ với gh (g và h lần lượt là gia tốc trọng lực và chiều sâu đáy biển). Ở ngoài khơi, sóng di chuyển rất nhanh (có khi tới I000 km/giờ) nhưng với biên độ lại rất nhỏ, khó nhận ra. Trái lại vào gần bờ vì vận-tốc phải nhỏ đi nhiều, nên thế năng (do đó biênđộ) đã trở nên rất lớn : biên độ ven bờ có thể tới dăm chục thước là thường và sóng đã trở nên khốc hại (làm đắm tàu bè cập bến, trôi nhà cửa, dìm chết các sinh vật, v.v…) ! Độ dài sóng trung bình của sóng là từ I50-250km khi ở gần bờ. Mặc dù khởi đầu chỉ là một đợt sóng lẻ loi, khi gặp bờ rồi sóng đã trở nên những đợt tuần-hoàn hướng vào bờ do hậu quả của các sự phản chiếu đổi bờ mà ra và cũng của các sức đối-kháng thủy-học ở ngoài khơi. Thông thường mỗi đợt sóng đổ vào bờ có thể cách nhau từ vài chục phút tới vài giờ, nhưng lại với các biên độ rất ít khác nhau ; do vậy sóng Thần đã có nhiều cơ hội tàn phá sâu rộng và lâu dài những miền duyên-hải không may mắn. Tuy thế, sóng Thần hay cho một báo hiệu đặc-biệt là đợt sóng đầu thường nhỏ, để rồi tiếp theo là một hiện tượng nước rút bất thường ra thật xa ngoài khơi, khiến cho dân địa phương có thể biết trước được phần nào thiên tai. Mặc dầu vậy, khoảng thời gian hay trước này quá ngắn ngủi, không đủ để cho dân chúng lo việc tản cư hoặc tìm nơi cao trú ẩn. Vì thế mà các khoa-học-gia đã phải tìm phương pháp tiên đoán chúng càng sớm càng hay, nếu có thể ngay sau khi hiện tượng được phát sinh. Trong mục đích này, hai nước Hoa-kỳ và Nhật-bản (từ I952), và gần đây Cơ-quan Unesco, đã chú tâm tới việc thiết lập hay khuếch-trương các hệ thống báo hiệu gồm hàng trăm đài địa chấn đặt tại Thái-bình-dương. Những địa chấn ngầm ở đại-dương mà độ lớn (magnitude) lớn hơn 6, có thể gây ra sóng Thần, đã được ghi nhận ngay lúc mới phát hiện ; kết-quả sau đó đã được điện gấp về các đài trung ương để nơi đây tìm cách vẽ ngay bản đồ di-chuyển của sóng (dựa vào liên hệ giữa vận-tốc sóng và chiều sâu đáy biển đã nói ở trên và các định-luật khúc-xạ).

    Những miền tụ sóng hay ở đó sóng có thể có một biên-độ tác-hại liền sau đó được thông báo ngay để kịp thời chuẩn bị đề phòng.

    Riêng về mặt hàng hải, một khi được tin cấp báo sóng Thần, không gì tốt hơn là các tàu trước đậu gần bờ, nay phải gấp quay mũi ra khơi, và chỉ ở xa bờ hàng trăm cây số, biên-độ sóng rất nhỏ, ta mới chắc chắn là được an-toàn !

    Thêm vào những ví dụ trên, thiết tưởng cũng nên nhắc ra đây ích lợi quá rõ ràng của những công tác thiết lập các bản đồ hình thể và địa chất đáy biển, mà khoa Hải-học thường vẫn đặc biệt dành cho ngành Hàng-hải.

    Để kết thúc, mặc dù bài này tuy có hơi sơ lược, tác-giả cũng thành thật mong rằng, nó đã giúp được phần nào cho quí đọc giả trong việc đi tìm một ý niệm khá rõ ràng về các mối tương-quan mật-thiết giữa hai khoa Hải-dương-học và Hàng-hải.


    PHẦN ĐỂ THAM-KHẢO THÊM(bằng tiếng Việt, do tác-giả xuất bản)

    - Vài ý niệm về khoa Hải-dương-học.Luận-đàm, cuốn I, số 8 (I96I), trang 92 – 99.

    - Một vài áp dụng thiết thực của khoa Địa-chấn-học.Luận-đàm, cuốn 2, số 2 (I962), trang 86 – 98.

    - Thử tìm hiểu về sóng «Nội-tâm» trong biển cả.Luận-đàm, cuốn 2, số I0 (I962), trang 86 – 93.

    - Sự truyền sóng «T» (âm thanh) trong các đại-dương.Đại-học (Huế), loại 7, cuốn I, số 37 (I964) trang I56-I65.

    - Đại-cương về ngành Hải-học.Lịch-sử và tổ-chức Hải-Học-Viện Nha-trang.Khoa-học Kỹ-thuật, số 52 (I965) trang I9-30.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    VIỆT-NAM THỰC-LỤC CHÍNH BIÊN
    ĐỆ NHẤT-KỶ

    Quyển II

    THỰC-LỤC VỀ THẾ-TỔ CAO HOÀNG-ĐẾ
    PHAN-KHOANG dịch Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Quí Mão, năm thứ 4 (Lê Cảnh-hưng năm thứ 44 ; Thanh Càn-long năm thứ 48), mùa xuân, tháng giêng, lấy Hồ-văn Lân, Đặng-văn Lượng, Nguyễn-văn Thảo làm Khâm-sai Chưởng-cơ.

    Tháng 2, giặc Tây (sơn) là Nguyễn-văn Lữ, Nguyễn-văn Huệ vào cướp. Thuyền giặc từ cửa biển Cần-giờ ngược dòng mà lên. Tư-khẩu giặc là Nguyễn-văn Kim tiến bức đồn ở bờ bắc, Đô-đốc là Lê-văn Kế tiến bức đồn ở bờ nam. Lưu-thú Thăng, Tiên-phong Túy đem kỳ-binh đón đánh, nhử giặc vào trận, Giám-quân Tô phóng lửa hỏa công, vừa lúc nước triều dâng tràn, gió đông-bắc thổi mạnh, bè lửa trở lại đốt cháy thuyền quân của ta, binh vỡ, loạn, giặc thừa thắng áp tới. Tôn-thất Mân thấy thế không thể chống nổi, lui, chạy. Kế chặt đứt cầu nổi, Mân rơi xuống nước, chết (Gia-long năm thứ 5, Mân được tùng tự ở Thái-miếu ; Minh-mạng năm thứ 5, đổi tùng tự ở Thế-miếu ; năm thứ I2 được phong là An-biên Quận-vương) ; Dương-công Trừng bị giặc bắt, Chu-văn Tiếp cũng lui chạy.

    Vua đi Tam-phụ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, bề tôi đi theo chỉ còn bọn Nguyễn-kim Phẩm 5, 6 người, số binh không đầy một trăm.

    Mùa hạ, tháng tư, binh các đạo lại nhóm họp lại. Vua sai Nguyễn-kim Phẩm là Tiên-phong ; Nguyễn-hoàng Đức cai quản binh Chân-lạp làm hậu ứng, Tôn-thất Dũ, Nguyễn-đình Thuyên cùng Lại-bộ Hồ-Đồng, Binh-bộ Minh, Tham-nghị Trần-đại Thể, Tham-mưu Trần-đại Huề (con Đại Thể) làm Trung-quân, Hoảng làm Tả-chi, Nguyễn-văn Quí làm Hữu-chi, đem binh tiến đến đóng đồn ở Đồng-tuyên (tên đất). Nguyễn-văn Huệ nghe tin, xua hết bộ-binh ra hỗn chiến, quân ta thất lợi, Đồng bị giặc bắt, Minh, Quí, Thuyên, Huề đều chết.

    Vua đi Lật-giang, quân giặc theo sau, nước sông chảy mạnh, không có thuyền để đưa qua, sĩ tốt lội qua, nhiều người chết đuối. Vua vốn quen bơi lội, bơi qua được. Đến sông Đăng-giang, sông có nhiều cá sấu, không thể bơi lội qua được. Có con trâu nằm ở bờ sông, vua cỡi nó để qua, đến giữa sông, nước chảy mạnh, trâu chìm, cá sấu đến hộ trợ. Đến bờ, vua đi Mỹ-tho, thu thuyền đưa Quốc-mẫu và cung-quyến ra trú ở đảo Phú-quốc.

    Sai Tôn-thất Cốc điều bát thủy-binh, cùng điều khiển đạo quân Nghĩa-hòa là Trần Đỉnh trở về cửa biển Cần-giờ dò xét thế giặc. Đỉnh vốn khinh Cốc, việc quân nhiều khi không thoe mệnh-lệnh (của Cốc), Cốc giết đi. Đảng của Đỉnh là Tổng-binh Trần Hưng và Lâm Húc (đều là người Thanh) bèn chiếm cứ Hà-tiên để làm phản. Vừa lúc ấy, Nguyễn-kim Phẩm vào Hà-tiên để thu quân, Thái-trưởng Công-chúa là Ngọc Đảo (con gái thứ 7 của Thế-tông, gả cho Trương-phúc Nhạc là Cai-cơ thuyền Nghi-giang) cũng đến đó liệu biện quân nhu. Bọn Hưng đánh úp giết Kim-Phẩm, Công-chúa cũng bị hại. Vua nghe tin, giận lắm, thân đem binh thuyền đến đánh, Hưng và Húc đều tan vỡ, chạy. (Kim-Phẩm được truy tặng Chưởng-dinh Quận-công).

    Tướng của Xiêm là Vinh-li-ma đến theo. Vinh-li-ma lánh loạn Oan-Sản, ra ở đảo Cổ-long, nghe vua đến Hà-tiên, đem hơn 200 bộ-thuộc, hơn chục chiếc thuyền, tình nguyện qui phụ. Vua thu nạp.

    Tháng 6. Vua đóng ở hòng Điệp-thạch Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thuộc Phú-quốc. Thống-suất của giặc là Phan-tiến Thận thình lình dẫn binh đến. Cai-cơ Lê-phước Điển xin mặc áo ngự, đứng ở đầu thuyền, giặc giành nhau đến bắt. Vua bèn ngồi thuyền khác ra đảo Côn-lôn. Tôn-thất Điển (con thứ sáu của Hưng-tổ), Chưởng-dinh Tôn-thất Cốc, Chưởng-cơ Hoảng và Vinh li-ma đều bị giặc bắt. Giặc lấy lợi dụ dỗ, muốn dùng. Cốc lớn tiếng nói : «Ta thà làm quỉ ở Đòng-phổ, không thèm làm tôi của Tây-sơn. » Tôn-thất Điển, Lê-phước Điển lại mắng giặc không ngớt, giặc đều giết hết. (Tôn-thất Điển năm Gia-long thứ 5, được tùng tự ở Thái-miếu, năm Minh-mạng thứ 5, đổi tùng tự ở Thế miếu, năm thứ I2 được phong Thông-hóa Quận-vương ; Cốc được tặng Chưởng-dinh, Phước Điển tặng Chưởng-cơ). Vợ Hoảng là thị Tánh bị giặc bắt, đến nay nghe tin Hoảng bị hại, cũng gieo mình xuống sông mà chết.

    Mùa thu. Tháng 7, Nguyễn văn Huệ nghe tin vua ở đảo Côn-lôn, sai người đảng là Phò-mã Trương-văn Đa đem hết thủy binh vây ba vòng, thế rất nguy cấp. Thình lình, mưa to, gió lớn, mây mù tỏa kín bốn bên, người và thuyền cách nhau gang tấc cũng không biện biệt được, sóng nổi dữ dội, thuyền giặc tan vỡ, chìm đắm không xiết kể. Thuyền vua bèn vượt qua các vòng vây, đến đậu ở hòn Cổ-cốt, rồi lại trở về đảo Phú-quốc. Lương ăn của quân thiếu thốn, sĩ tốt đến nỗi phải hái cỏ, kiếm củ mà ăn. Có người đàn bà buôn bán ở Hà-tiên tên là thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng, vua khen ngợi hồi lâu. Thuyền vua gặp gió, buồm và cột buồm rách, hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm đến dâng.

    Vua nghe Bá-đa-lộc ở Chân-bôn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (địa danh ở Xiêm), sai người đến vời. Bá-đa-lộc là người Phú-lăng-sa, thường qua lại Chân-lạp, Gia-định nhân đến yết vua và xin giúp sức, vua lấy lễ khách mà đãi. Đến nay vua vời đến, dụ rằng : «Nay giặc Tây (sơn) chưa bình định được, bốn phía kinh-đô còn nhiều đồn lũy, đảo Thổ-châu, đảo Phú-quốc cũng không có chỗ ở yên, nước ta đương gặp bước gian truân, Khanh đã biết rõ. Khanh có thể vì ta sang sứ nước Đại Tây, để (nước ấy) phát binh giúp ta không ? Bá đa-lộc xin đi và hỏi lấy gì làm tin. Vua nói : Xưa kia, các nước có giao ước với nhau thì lấy con làm tin, Ta lấy con là Cảnh làm tin, Cảnh mới 4 tuổi, vừa rời lòng mẹ, ta giao phó cho khanh, khanh hãy khéo bảo hộ. Non sông xa cách, đường sá khó-khăn, nếu có biến cố gì thì khanh nên gìn giữ Cảnh mà tránh.» Bá-đa-lộc lạy, xin chịu mệnh. Vua và bà Phi ngăn nước mắt, đưa đi. Sai bọn Phó Vệ-úy Phạm-văn Nhân, Cai-cơ Nguyễn-văn Liêm cùng đi.

    Cảnh đi rồi, vua lấy ra một thoi vàng (vàng I0 tuổi, 20 lượng) chặt làm hai trao cho bà Phi một nửa, nói rằng : «con ta đi rồi, ta cũng đi. Phi ở lại đây phụng thờ Quốc-mẫu, chưa biết ngày sau này gặp lại ở đâu và ngày nào, hãy lấy vàng này làm tin. (Minh-mạng năm đầu, kính khắc vào thoi vàng «Thế-tổ đế Hậu Quí-Mão bá thiên nhật tín vật» rồi kính cất giữ ở điện Phụng-tiên) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vua đến cửa biển Ma-ly để thăm dò sự hư, thực của giặc, gặp hơn 20 thuyền giặc thình lình đến bao vây chặt, thuyền vua giương buồm, hướng về phía đông mà chạy, trôi giạt ngoài biển bảy ngày đêm, trong thuyền hết nước, quân sĩ đều khát. Vua lấy làm lo, ngửa mặt lên trời khấn rằng : «Nếu ta có phận làm vua thì cho thuyền này giạt vào bờ để cứu mạng cho cả thuyền, bằng không thì thuyền chìm đắm giữa biển cũng cam tâm.» Rồi (thấy) gió yên, sóng lặng, trước mũi thuyền thấy mặt nước có bai dòng đen trắng, nước trong vọt lên ; một người trong thuyền nếm thử thấy ngọt, la lớn lên rằng «nước ngọt ! nước ngọt», rồi mọi người tranh nhau múc uống, đều được đỡ khát. Vua vui mừng, sai múc bốn, năm chum, rồi nước lại mặn như cũ.

    Giặc đã lui, thuyền vua trở về đảo Phú-quốc. Quốc mẫu nghe vua đến, mừng lắm. Vua thuật lại hết tình trạng cay đắng ngoài biển. Quốc mẫu than rằng : «Con ta chân trời góc biển, trải qua bao lúc khó khăn, nhưng (xem) trận gió lớn ở Côn-lôn, nước ngọt ở ngoài biển, thì biết ý Trời, vậy (con) chớ vì gian hiểm mà nản lòng. » Vua lạy tạ nói : «Xin kính vâng lời dạy. »

    Vua tuy còn trong lúc mờ tối, nhưng việc gió núi, nước biển ngọt, điềm ứng rất nhiều, thức giả đều cho là có chân mạng Đế, Vương (trong những lúc vua đi đây đó, bữa ăn không có nhiều món, thường dùng mắm tôm, lấy 7 vị hồ-tiêu, ớt, hồi-hương, quế-chi, tỏi, gừng, ô-mai tán bột hòa lẫn với nhau, mỗi bữa ăn đều dùng, lại cho các bề tôi đi theo, bảo rằng «lam chướng ở núi, biển, ăn món này hợp lắm, vả lại để tỏ ta cùng các khanh cùng chịu tân khổ với nhau).

    Sai bọn Tiên-phong Cai-cơ Võ-văn Chính vào Long-xuyên chiêu tập binh mã để chờ sai khiến.

    Thuyền vua tiếp đến cửa biển Đốc-công Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, gặp thuyền giặc, bắt được tướng nó là Quản Nguyệt (tên người, không biết họ), sai đưa cho bọn Chánh chém để mạnh thanh-thế của quân. Bọn Chánh bèn giữa Quản Nguyệt để làm hướng đạo. Vua giận là trái lệnh, lập tức lấy gươm «qui-y» (gươm này là gươm báu của các triều trước, hễ khi có giết người thì đêm nó ra trước khỏi võ, vua ghét nó háo sát, nên đem cúng cho Phật, cho nên gọi tên như thế) trao Trương-phước Giáo đi chém Quản Nguyệt mà khiển trách bọn Chánh, Quản Nguyệt trước kia giử Long-xuyên, tàn ngược dân, dân đều oán, đến khi nghe Quản Nguyệt bị giết, chẳng ai là chẳng cho là khoái.

    Tháng 8. Thuyền vua ở Long-xuyên. Lưu-thủ giặc là Nguyễn Hóa dò biết được, sai hơn 50 chiến thuyền phục ở cửa biển Đốc-công để triệt đường đi. Cai-cơ Nguyễn-văn Giảng, Cai-đội Nguyễn-văn Uy ban đêm đi tuần biển bắt được một chiếc du thuyền của giặc và Phó-chiến giặc là Khương (không rõ họ). Vua nhân hỏi Khương mới biết kế phục binh của Hóa, lập tức sai chèo nhanh thuyền, ra mau khỏi cửa biển, Hóa đuổi theo, không kịp. Vua bèn tha tội cho Khương, khiến đi theo quân.

    Giặc Tây (sơn) Nguyễn-văn Lữ, Nguyễn-văn Huệ đem binh về Qui-nhơn, để người đảng là Phò-mã Trương-văn Đa và Chưởng-tiền Bảo (không rõ họ) đóng giữ Gia-định.

    Thuyền vua ở Chung-đảo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, rồi sang ở đảo Thổ-châu (Từ khi Gia-định thất thủ, xa giá dời luôn. Bề tôi đi theo là bọn Tôn-thất Huy, Tôn-thất Hội, Đỗ-văn Hựu, Nguyễn-văn Thành, Lê-văn Duyệt, Nguyễn-văn Khiêm và Nguyễn-đức Xuyên theo hầu, trên bộ thì khiêng kiệu, dưới nước thì coi buồm, chèo thuyền, có khi trong thuyền hết lương, mấy ngày không ăn. Vua thương tướng sĩ lao khổ, có khi tự mình chèo thay, bọn Huy lại càng đem lòng trung nghĩa mà cố gắng, không chút biếng nhác).

    (Còn tiếp)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dịch ở bản Đại-Nam thực-lực của Hữu-lân-Đường, xuất bản ở Nhật-bản năm Chiêu-Hòa thứ 36.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ba-giồng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hòn Đá-chồng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chantaboun.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vật làm tin ngày Thế-tổ và Hoàng-hậu chia lìa nhau năm Quí-Mão.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cửa ông Đốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức hòn Chông.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TÂY THÁI HẬU
    Nguyên tác VƯƠNG THỨC

    Bản dịch MAI CHƯỞNG ĐỨC

    L.T.S Loại lịch sử ký sự nếu không ích gì cho việc nghiên cứu, lại lợi cho sự phổ biến. Tây Thái Hậu, nguyên tác của Vương Thức, xuất bản tại Thượng Hải năm I948 do Mai Chưởng Đức dịch, chúng tôi đăng với lý do trên, tuy vậy tác phẩm của Vương Thức căn cứ trên những tài liệu chân xác.

    (Tiếp theo SỬ-ĐỊA số 2)


    CHƯƠNG IV. THOÁI CHÍNH TẠI DI-HÒA VIÊN

    I. THÁI-HẬU SINH SỐNG TRONG DI-HÒA VIÊN :

    Hoàng-đế Quang-Tự thập ngũ niên, đúng I9 tuổi, cử hành hôn lễ long-trọng. Thái-hậu thoái vị nhiếp-chính !

    Tính tình điệt-nhi (cháu trai) cương ngạnh, na-ná như cố Đồng-Trị Hoàng-đế. Từ-Hy rất kinh-nghiệm, lần này không thể cưới một người dâu như trước. Từ thái-hậu rất khéo-léo trong việc xe duyên «nguyệt-lão». Sẽ chọn điệt-nữ (cháu gái) trong thân quyến tức con gái của Quế Tường (anh Từ-Hy) hợp duyên Hoàng-đế, phong bậc Hoàng-hậu. Từ-Hy thừa biết vua không vừa lòng. Sứ mệnh Hoàng-hậu là làm mật-thám, dung nhan tầm thường gần như ngu-đần được coi là người tâm-phúc của Thái-hậu. Tuy hôn-nhân trong vòng thân thuộc, nhưng tình-cảm giữa vợ chồng không ân-ái nồng-nàn. Hoàng-đế chuyển tình sủng ái cho hai chị em Trần-Phi, Cận-Phi !

    Đối với cuộc hôn nhân vị tân Hoàng-đế, mọi sự đều xếp đặt phòng chuyện xảy ra mai sau. Từ Thái-hậu vẫn lui về, yên sống vui-vẻ tại Di-Hòa viên, địa-điểm nhàn cư, như đã trình bày phần trên. Phí khoản tạo ngành hải-quân được chuyển sang việc xây dựng vườn tược. Địa-điểm Di-Hòa viên cách xa thành đô ước khoảng I20 dậm. Trong vườn có Vạn-thọ sơn, Côn-minh hồ, đình-đài, cung-điện đầy rẩy khắp nơi. Công trình tuyệt xảo hoa-lệ, không sao tả xiết.

    Chúng tôi (tác giả) đích thân du ngoại cảnh vườn này, trước hết chú ý đến hồ, núi, hoa quả, cây cỏ ; thảy thảy đều mang vẻ xinh tươi, đáng yêu vô hạn !

    Thái-hậu thoái chính thời Quang-Tự thập ngũ niên, sắc hương vẫn còn đượm vẻ đậm-đà ; trải qua thời lão niên 55 tuổi. Khoảng thời gian I0 năm sau Thái-hậu ung-dung nhàn-nhã rong chơi chốn lâm tuyền. Mỗi tháng Hoàng-đế thường lui tới thỉnh an. Thái-hậu khoảng một hai tháng không định kỳ, đến thành-nội một lần ; Từ-Hy không nghe chuyện chính sự ! Chúng tôi xem một đoạn ghi về cuộc sống nhàn cư của Thái-hậu trong vườn : «Thái-hậu sau khi ngủ trưa tỉnh dậy, tin được truyền khắp cung nội ; mọi người khắp các nơi qui-tụ về ty, hầu mệnh Hoàng-hậu ; cung nữ đều đến trước bảo tọa Thái-hậu, tiếp hầu Thánh giá. Thái-hậu thường thường tự tay trang-điểm dung-nhan. Sau đó… dùng qua loa trà hoặc nước trái cây, rồi lần bước ra du bơi trên hồ.

    Trong chốc lát, mọi sự đều được tề tập, Thái-hậu ngồi xuống. Chúng tôi (nữ họa sĩ Mỹ K. Carl) cùng Hoàng-hậu, cung-nữ đi mau ra khỏi tầm-cung ; thái-giám tùy tòng phía sau. Tạt ngang qua một tòa nhà nhỏ, đến bên bờ nước, ánh thái-dương phản chiếu mặt hồ như gương, làn gió dịu mát thổi đến, sóng gợn lăn tăn, cảnh sắc u-nhã khác nào bức tranh… Thái-hậu vội bước lên thuyền chung quanh là những du đỉnh (thuyền), hình dáng tương tự ; trông chẳng khác nào một tiểu hạm đội. Sau khi Thái-hậu lên thuyền ngồi trên «bảo tọa» màu vàng, đặt vị-trí khá cao ở giữa. Tiếp theo Hoàng-hậu và cung-nữ an tọa ; tọa vị sắp theo thứ tự nhứt định, thành hàng uốn quanh trên nệm lông. Tôi đã lên thuyền, thái-hậu vẫy tay mời ngồi bên hữu, Hoàng hậu bên tả. Các thái-giám hầu sau lưng bảo tọa, tay bưng ống điếu, trái ngọt, «thuốc cigar», chung trà để thái-hậu dùng. Hai cung-giám tay cầm chiếc sào dài, chèo thuyền dẫn đường. Thái-hậu lên du đỉnh do hai chiếc thuyền khác đưa đến, mỗi thuyền có 24 người cầm chèo bơi, dùng dây thừng quấn chặt mái chèo vào thuyền, lướt thoăn-thoắt. Sự tiến thoái mau chậm, đều do ý thái-hậu, hai cung giám cầm sào chỉ huy. Chỉ có người cầm chiếc dầm ra hiệu đứng thẳng chèo, không có chỗ ngồi, cung giám đều choán ngồi phía trước Thái-hậu. Lễ nghi thật trọng thể, không phải chỉ trên thuyền, mà tất cả mọi việc cũng đều theo nghi lễ.

    Theo sau ngự đỉnh Thái-hậu, có vô số thuyền con chở đầy cung giám nối theo đuôi. Một chiếc thuyền mang hỏa lò trà, bình trà cùng các vật linh-tinh, Thái-hậu lên bờ, các thứ nước giải-khát được thái-giám mang theo sau.

    Chúng tôi dong thuyền đến giữa hồ, thuyền ghé đến gần hòn đảo nhỏ. Quay nhìn bên kia bờ, cung điện cao ngất, hình uốn cong như chiếc cầu vòng. Núi nhuốm sắc xanh rờn, hòa hợp tòa lâu-đài khiết-bạch long-lanh ánh ngọc, chẳng khác nào bức tranh. Chiếc thuyền trôi đến chốn ngát hương hoa sen, phảng phất mùi thơm lạt đượm vẻ hữu tình.

    Thái-hậu sai thái-giám chọn hái vài đóa hoa tặng chúng tôi. Tiếp theo nhịp trống hò reo, dong thuyền du lãm khắp nơi ước khoảng một giờ. Cuộc vui tàn, thuyền lục tục ghé bến. Lúc lên bờ Hoàng-hậu và cung-nữ cùng đi trước đứng chờ bên bờ, theo hầu Thánh giá Thái-hậu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    2. TỪ-HY VÀ CỰU-ĐẢNG.

    Thái-hậu đương-thời sống ung-dung nhàn-nhã, và lãng quên cảnh nhục-nhằn ngày xưa, đã nhìn tận mắt hành-động liên-quân Anh – Pháp : Với 200 năm trước, tổ-tông phải dầy công khó-nhọc tô điểm giang sơn gấm vóc. Thời đại Đồng-Trị, Từ-Hy hết lòng giúp đỡ đề xướng tân chánh-sách. Thuở Quang-Tự sơ dại, biến thành nhân vật nửa ý định tân và cựu, nửa ý muốn hủ bại ! Giờ đây thành trụ thạch không tự cường trung hưng, gây chướng ngại trào lưu tân tư-tưởng. Những sự đáng tiếc do khuynh-hướng bảo thủ, phản đối duy-tân !

    Chúng tôi đọc truyện ký danh-nhân, rất lưu ý đến sự thay đổi tuổi-tác của từng nhân-vật ! Tăng-quốc Phiên, bậc nho giả thông-thái cần-mẫn, dũng-cảm. Đến lúc tuổi già, khác nào hàng tín-đồ, nhuệ khí biến tan ! Lý-hồng-Chương, lãnh-tụ tự cường, can-đảm, trí-thức uyên-bác. Song, sau độ lục tuần (60 tuổi) ý-chí úy sợ trước mọi sự !

    Nhân-vật Từ-Hy bấy giờ đã 60 tuổi, chúng ta có thể hình-dung con người già nua tóc điểm màu bạc. Song, thuở Thái-hậu còn niên-thiếu có bộc lộ khí tiết anh kiệt không ? Huống hồ bẩm sinh thuộc nữ phái ! Chúng tôi không dám đoan-quyết phái nữ trời sinh không giống phái nam, nhưng thể thường phong độ trên lịch-sử khác biệt phái nam. Từ-Hy thông-minh nhanh-nhẹn, thường ngày việc xử lý chính sự đều an bày ; ứng phó trường hợp nguy-nan khẩn cấp, vẻ trầm lặng biến đổi ! Nhưng, Thái-hậu đối với quốc sự thiếu lòng nhiệt tình, hiểu rộng ; hay nói cách khác, thiếu phong độ bậc chính-trị gia ! Há chỉ Từ-Hy như thế ư ! Còn Lữ-Hậu, Vũ-tác-Thiên thế nào ?

    Nhiều người nhận-xét Từ-Hy rẫy đầy điều ác đức, và qui tội bọn thái giám Lý-liên-Anh. Cũng có số ít người, xét rằng tình cảm giữa Từ-Hy và bọn kia dính-díu !

    Truyền-thuyết trên rất khó tin ; chốn cung phòng bí mật, chúng tôi tất nhiên không thể căn-cứ thảo luận. Song, theo sự phán-đoán thường thức, thái-giám nhập cung phải qua sự kiểm nghiệm mổ xẻ rất chu đáo ; tánh-tình hành-vi gần như bất năng lực ! Theo Minh sử chép rằng : Hồn-trung-Hiển dính-dấp với vú nuôi Hy-Tông-Khách thị Dã hoạch biên ghi rằng : Thái-giám có lấy vợ, chọn lựa những thiếp, cưỡng gian dân nữ và cung-nữ để cùng xe duyên hải thệ sơn minh ! E rằng đó chỉ là những mối tình dục riêng tư, không phải hầu hết. Theo vấn-đề trên, chúng tôi lưu ý đến địa-vị bọn Lý-liên-Anh trên phương-diện chính-trị. Căn-cứ đương thời, tổng số tiền ký quỹ các ngân hàng ngoại-quốc, số mục tài sản Lý-liên-Anh thật to-tát !

    Trước cuộc biến loạn năm Canh-Tý, tiền của đem chứa cất cẩn-thận ; tuy nhiên bọn phỉ-tặc xông vào cướp hết. Nhưng sau thời ly-loạn, mãi đến đời Từ-Hy mệnh chung khoảng thời-gian 8 năm ; còn dấu riêng 200 vạn Anh kim. Theo hối đoái bấy giờ, I Anh kim bằng 8 lạng, tài ản của y I.600 vạn lạng. Thảy thảy vương công đại thần đều xua nịnh Lý-liên-Anh, hắn lại sinh lòng ngạo mạn lớn lối ; nói đến ý-kiến chốn nội-đình, thường dùng hai chữ «chúng tôi» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Theo truyền-thuyết trên đúng sự thực :

    Chúng tôi được biết vào buổi Thanh mạt, thời đại tham ô bành trướng mạnh-mẽ, Lý-hồng-Chương cũng sa vào chuyện đáng tiếc ! Có người bảo tài sản của ông đến 3000 vạn (nhưng có người nói chỉ I00 vạn). Theo qui-luật Thịnh-tuyên-Hoài Khánh-thân-vương rất nghiêm quyết ; Lý-liên-Anh chẳng qua một tên lưới cá bên rìa ao đục, chuyện thường tình thời thế ! Chúng tôi giá phỏng tin số kê khai tài-sản của Lý-hồng-Chương có thể căn-cứ. Song, sánh với một vị sùng thần Hòa-Thân đời Càn-Long mạt niên, tài sản tất cả 80.000 vạn lạng.

    Theo lập luận chúng tôi, nếu Hòa-Thân lãnh nhiệm-vụ tổng quản thái-giám, liên-hệ với Từ-Hy bền lâu, thì số tiền của tuy không nhỏ song cũng không nhiều lắm !

    Bàn đến Lý-hồng-Chương, một thân chống giữ an nguy thiên-hạ, ròng-rã 40 năm. Nếu gia tài đạt số I00 vạn, thì Ông cũng đáng liệt vào hàng đại-thần liêm-khiết, hiếm có trên lịch-sử cận đại !

    Bọn Lý-liên-Anh nắm địa-vị chính-trị đương thời ; chúng ta nên biết hồi ức đoạn lịch sử phái thái-giám rất lộng quyền, cuối cùng ra sao ? Theo lịch-sử Trung-quốc có 3 triều đại, thời kỳ thái-giám hoạt-động mạnh-mẽ : Đông-Hán, Đường-mạt, Minh-đại. Trổi hơn hết vào đời Đường-mạt, quân-đội chủ-lực hoàn-toàn nằm trong tay thao túng thái-giám. Họ có thể nhiệm ý phế lập Hoàng-đế ; Hoàng-đế dù hành-động thế nào cũng không lay chuyển ! Đã một lần, Vua Văn-Tông (Hàm-Phong) hốt nhiên hỏi tả hữu thần công rằng :

    - Trẫm có thể sánh cùng vị Hoàng-đế nào trên lịch-sử ?

    Quần thần bẩm tấu :

    - Hoàng-thương có thể sánh với Nghiêu-Thuấn thuở xưa.

    Văn-Tông :

    - Trẫm sao dám sánh Nghiêu-Thuấn ! Sở dĩ hỏi Khanh để sánh với Noãn-vương đời Chu, Hiến-đế đời Hán ; xem ra ai mạnh hơn một chút vậy thôi !

    Quần thần :

    - Noãn, Hiến đều là vì Vua vong quốc, Hoàng-thượng sao lại sánh với các vị ấy ?

    Văn-tông :

    - Sở dĩ Noãn, Hiến vong, chẳng qua là vì họ cam chịu sự cưỡng chế mạnh-mẽ chư hầu (Chiến-quốc thất hùng, Hán-mạt quần hùng). Trẫm hiện tại đành nhận sự chế-phục của nô tài (thái-giám) ; cùng so-sánh. Trẫm thừa biết không như những vị kia !

    Văn-Tông bảo tiếp chư thần :

    - Trẫm và các khanh luận chuyện thiên hạ mà thôi, có quyền thế không được hành-động, thì lui về uống rượu tìm thú say sưa vậy !

    Thái-giám đời Minh, tuy không thao túng quân quyền, nhưng lộng hành về chính-quyền, Thái-giám rất đông ước khoảng đến I0 vạn người, tổ chức nghiêm mật. Đứng đầu nội-các lục bộ trung ương do ty-lễ-giám nắm chận quyền bính. Thái-giám chưởng ấn trong ty-lễ-giám, thay thế Hoàng-đế phê duyệt tấu chương, nghiễm nhiên như bậc tể tướng thuở xưa. Ngoài thì quân-đội, bên trong giám quan thái-giám. Đứng đầu địa-phương có trấn thủ thái-giám, tất cả quyền hành đều nằm trong tay họ.

    Thiên-tử trái lại thường đắm say thanh sắc trà rượu, không nghe chuyện quốc sự !

    Song le, sở dĩ bọn thái-giám đắc thế, họ đã phải trải qua sự diễn hóa trường kỳ ; mãi về sau mới biến thành tập đoàn thế lực vững bền ! Đều không phải do sự ngẫu-nhiên được may-mắn tôn sùng cá nhân. Đơn-Siêu, Trương-Nhượng đời Đông-Hán ; Cừu-sĩ-Lương, Dương-phục-Cung đời Đường-mạt ; Lưu-Cận, Hồn-trung-Hiền đời Minh.

    Địa-vị Lý-liên-Anh, sánh với thái-giám thượng bậc triều đại trước thật khác xa ; y được toại-ý ; hoàn-toàn do sự phúc sùng của ca-nhân Từ-Hy.

    Triều Thanh đối với việc trông xét thái-giám rất nghiêm quyết, chỉ cắt giao nhiệm-vụ họ thuộc hàng cung bộc chốn nội cung, không được phép lìa bước khỏi đô-môn.

    Thuở khai quốc đến đời Hàm-Phong thăng hà, nhất nhất bảo vệ truyền-thống. Đến tay Từ-Hy, vì phận phái nữ nhiếp-chính, tiếp xúc cùng nhân-sĩ rất bất tiện ; bọn An-đắc-Hải, Lý-liên-Anh thừa cơ hội tiến thân, dự chuyện chính-trị. Mọi người đều đặt câu hỏi :

    - Minh đại sơ niên, đối với lệnh cấm thái-giám rất nghiêm khắc phải chăng ? Bảo rằng Minh-thái-Tổ xét thấy thái-giám can dự chính-trị, lập khắc chém đầu phải chăng ? Vì đâu về sau thái-giám bành trướng mạnh ? Triều Thanh không biết trạng huống thế ư ?- Quan hệ điểm này.

    Chúng tôi có thể giải thích sau :

    Thứ nhứt : Đời Minh, Thái-giám can dự chính sự, nguyên khởi do Yến-Vương dấy mầm. Nhân vì Minh-thành-Tổ, Yến-Vương e sợ chọn dùng phái cựu thần tiên triều Hoàng-đế Kiến-Văn ; y đem giao số ít cơ mật cho thái-giám trong cung. Thanh triều không xảy ra những sự biến trên ; cho nên truyền-thống không bị xáo trộn !

    Thứ nhì : Minh-Thành-Tổ dùng thái-giám, chỉ là móng vuốt của ngài, đại quyền đều trong tay Hoàng-đế nắm giữ. Song, đời Nhân-Tuyên trở về sau, bậc kế tục đế-vị số đông toàn là con cháu trẻ tuổi. Thái-giám thừa cơ ngấp-nghé quyền hành, lấn quyền Thiên-tử tự ban lệnh chư-hầu. Thanh triều từ Khang-Hy suốt đến Hàm-Phong, đa số nối ngôi Hoàng vị đều là thiếu-niên hoặc tráng-niên trên 20 tuổi. Thái-giám không dám lộng quyền !

    Thứ ba : Chốn hậu cung đời Minh, phi tần tương-đối nhiều, phải dùng thái-giám đông, dĩ nhiên họ dễ-dàng tổ-chức thành thế lực rộng lớn ! Đời Thanh chốn hậu cung chẳng qua thái-giám ước khoảng hai, ba ngàn.

    Thứ tư : Tóm lại có một lý do chính phái bát-kỳ Mãn-châu đời Thanh là một giai-cấp thống-trị ; địa-vị Hoàng-đế, trông cậy vào sự bảo bộc của lớp người này. Giai-cấp Mãn cùng Hoàng-thất có thể nói như gia-nhân ; thân binh của Hoàng-đế tức thị vệ, đều do dòng tộc thống-trị gia nhập. Tham nghị cùng Vua có Nghị-chính-vương đại-thần.

    Hầu như không phân biệt giữa người Hán về quân-cơ, nội-các, lục-bộ, cửu-khanh còn những nhân-vật uy-quyền chủ yếu thì cũng phân định Mãn-Hán. Những cơ hội tiếp xúc giữa các quan đời Thanh, sánh với Minh triều thân-mật hơn nhiều ; Hoàng-đế Càn-Long rất hãnh diện. Tuy nhiên, trong phái thị-vệ, nghị-chính đại-thần và quân-cơ đại-thần cũng có người Hán. Họ cùng Mãn tộc hưởng ân quyền ra vào chốn nội đình. Song, đó chỉ là chính-sách dùng quyền thuật chế ngự Hán nhân ! Nếu địa-vị của Hoàng-đế đứng trong giai cấp thống-trị, cùng hợp tác bảo-vệ sự liên-quan mật-thiết ; tất nhiên thái-giám không thể ngoi đầu lộng hành !

    Quyền bính thái-giám đời Đường, không nẩy lộng hành thuở sơ Đường vào thời-đại thế tộc đủ quan văn, võ, mà lại bành trướng thế lực thời khoa đệ chọn kẻ sĩ.

    Đấy là điểm bối cảnh chính yếu !

    Chúng tôi có thể nói địa-vị bọn Lý-liên-Anh sánh không bằng Hoằng-Cung, Thạch-Hiển đời Tây-Hán. Sao ví bằng Lưu-Cận và Hồ-Trung-Hiền đời Minh !

    Bọn chúng chỉ có thể làm vui lòng Từ-Hy, ngắm ngắm xem xem phong sắc thái-hậu, để vin vào «tác uy tác phúc» kẻ ngoài ! Nhưng ngoan cố hủ hóa là nguyên-nhân chính, không phải do bản thân Từ-Hy hay thái-giám. Chúng tôi lưu ý nhiều đến phái Mãn-Châu triều quí vây quay Từ Thái-Hậu !

    (Còn tiếp) ​

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thái-hậu đương thời tại Di-Hòa-Viên, thường du ngoại chốn hồ thủy, nghe diễn hát thích thú. Xem «Từ-Hy tả chiến kỷ»trang 22 – 24, tuy đoạn trên ghi việc xảy ra thời Quang-Tự năm 29 ; tưởng đến hình ảnh du lãm vùng hồ bể I0 năm trước, không khác nhau mấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xem Từ-Hy ngoại kỷ trang 67 – 68
     
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    HỘP THƠ SỬ ĐỊA

    Ông TẠ TRỌNG HIỆP, Paris.

    Chúng tôi rất mừng khi nhận được bài ông gửi về cho Sử Địa. Hiện Sử Địa chưa tính sang cả phạm vi Văn học. Chúng tôi đã gửi tới Ông một bức thư nói rõ về bài «Lại Đọc Bích Câu Kỳ Ngộ». Rất mong được Ông cho biết tôn ý và tiếp tục gửi về cho tập san Sử Địa các công trình khảo cứu của ông.


    Ông PHẠM TRỌNG NHÂN, đại sứ Việt Nam, Vientiane.

    Đã nhận được thư và bài của Ông gửi về. Rất hân hoan và thành thật cám ơn mối thiện cảm sâu xa của Ông. Thật là một khích lệ lớn lao cho chúng tôi. Nếu không có gì trở ngại, vào dịp hè tới, chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp cuộc du khảo tại lân quốc Ai Lao theo như mỹ ý của Ông nói trong thư.


    Ông NGUYỄN BẠT TỤY, Huế.

    Chúng tôi rất tán đồng chủ trương bảo vệ «tinh thần nòi giống đến tột độ». Có nhiều ý kiến mới lạ thì còn gì quí hóa bằng. Đó là điều chúng tôi mong ước. Vấn đề «Địa danh» là vấn đề rất cần thiết. Mong Ông xúc tiến. Chúng tôi thành thật cầu mong Trung Tâm Nghiên Cứu Dân Ngữ sớm thành hình.


    Bạn MAI CHƯỞNG ĐỨC.

    Bài «Tư Mã Thiên» đã nhận được. Rất mong bạn tiếp tục các công trình khác. Chúc bạn sớm về Saigon để dễ làm việc hơn.


    Em PHAN VĂN MINH tự SANG. Saigon.

    Rất cám ơn đề nghị xây dựng của em. Ý kiến cho mục diễn đàn, để độc giả góp ý kiến xây dựng về Sử Địa, Văn hóa là ý kiến rất hay. Bất cứ ý kiến xây dựng Sử Địa, Văn hóa là ý kiến rất hay. Bất cứ ý kiến xây dựng Sử Địa, Văn hóa nào nhất là việc góp ý kiến để bổ túc hay đính chính về một bài vở nào đã đăng tải, tập san Sử Địa rất hoan nghênh và sẵn sàng đăng tải. Mục góp ý kiến của đọc giả hiện đương đợi chờ đọc giả bốn phương.


    Ông AN QUỐC MINH, Saigon.

    Đã nhận được bài Ông gửi đăng. Bài đã chuyển qua ban lựa bài. Sử Địa chú tâm về quốc sử. Tập san hy vọng sẽ nhận các công trình sưu khảo khác của Ông về sử Việt.


    Ông BÙI THANH DANH, Long An.

    Rất mừng được có người như bạn. Hội những người yêu thích Sử Địa chỉ thành hình khi có nhiều người hưởng ứng. Sẽ gửi báo tới bạn từ số này.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
    Cảm ơn bạn Đỗ Văn Huy đã giúp biên tập chữ Hán-Nôm.
     

    Các file đính kèm:

  14. tuyenphan23

    tuyenphan23 Mầm non

    Cảm ơn các bác nhiều
     
    Thu VO thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này