Chuyên ngành Tài liệu về trẻ em chậm phát triển - GS. Nguyễn Văn Thành . Nguon TVE.

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi lichan, 1/10/13.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]


    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trí thức




    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Tài liệu về trẻ em chậm phát triển - GS. Nguyễn văn Thành
    [HR][/HR]GS Nguyễn văn Thành, Thụy Sĩ, với tư cách là giáo viên trong một lớp học đặc biệt, trong vòng hai mươi năm liên tục, từ năm 1972, ngày ngày tiếp xúc với những trẻ em chậm phát triển, thuộc mọi thể loại, đã đúc kết kinh nghiệm trong 2 quyển sách về trẻ em chậm phát triển :
    1- Quan hệ mẹ con : bài học đầu tiên của cuộc sống.
    2- Trẻ em chậm phát triển - Phương thức giáo dục và dạy dỗ.

    Trong tình hình nước ta, ngày càng nhiều trẻ em chậm phát triển ở nhiều thể loại, việc có những tài liệu đầy đủ về chứng bệnh này giúp cho các bậc cha mẹ và giáo viên có những hiểu biết cần thiết để can thiệp sớm hầu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, là một điều rất cần thiết.

    Trích Lời mở đầu của Quan hệ mẹ con :

    Chủ đề được khảo sát và nghiên cứu ở đây là “Quan hệ mẹ con : những bài học đầu tiên của cuộc sống”. Công việc này bắt đầu cách đây 20 năm. Ngày ngày tiếp xúc với những trẻ em chậm phát triển, thuộc mọi thể loại, tự nhiên tôi phải đối diện nhiều câu hỏi trong vai trò làm người giáo viên đặc biệt:
    ... Chậm phát triển có nghĩa là gì ? Sau nhiều năm tìm tòi, tiếp xúc, nghiên cứu, học hỏi, tôi chỉ giữ lại một định nghĩa cụ thể duy nhất : Bất kỳ nguồn gốc thuộc thể loại nào, tất cả những trẻ em chậm phát triển đều nhất loạt có những vấn đề trong lãnh vực học tập: tốc độ học tập chậm chạp, số lượng học tập có giới hạn,chất lượng học tập rất là mong manh dễ bị tổn hại, mất mát, thoái hoá.
    ...
    Mặc dù những nổ lực lớn lao của bao nhiêu thầy, cô... nhiều trẻ em cho tôi một cảm tưởng là các em dẫm chân tại chổ. Công khó của thầy cô chỉ là “nước rơi đầu vịt”.
    ...
    Tuy nhiên, mỗi năm khi tiếp đón một trẻ em mới vào lớp học, tôi càng ngày càng xác tín : Công việc dạy dỗ phải bắt đầu sớm hơn. Có một cái gì đã đổ vỡ, trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng.

    Nhiều trẻ em “phải quên” một số tác phong đã tạo trở ngại, trước khi “học tập” một tác phong mới. Tuy nhiên kinh nghiệm dạy dổ cho tôi thấy : Nhổ cỏ dại đòi hỏi nhiều lao lực hơn là trồng cây ăn trái.

    Và cứ như vậy, từ câu hỏi này đến câu hỏi khác, tôi lần mò mù loà tìm đến với những quan hệ tiếp xúc mẹ con. Trong vòng 20 năm qua, nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng chúng ta có thể xếp loại thành hai khuynh hướng :

    Khuynh hướng 1 nêu lên những trọng trách của bà mẹ trong vấn đề dạy con. Vô tình hay hữu ý, khi quá đề cao vai trò và ảnh hưởng lớn lao của người mẹ, những tác giả thuộc khuynh hướng này đã gây nên cho các bà mẹ nhiều mặc cảm tội lỗi. ... vì những mặc cảm tối tăm ấy, nhiều bà mẹ tự tố cáo mình là nguyên nhân làm cho đứa con chậm phát triển.

    Khuynh hướng 2 đồng hoá vấn đề chậm phát triển với một số mệnh, định mệnh. Hệ quả của lòng tin không căn cứ ấy là thái độ hoàn toàn bị động của con người trước một định mệnh từ trời rơi xuống : Nhắm mắt đưa chân, chấp nhận số kiếp rủi ro của mình, của con cái mình.

    Cách đây chừng 50 năm về trước, những trẻ em chậm phát triển được cư xử như những bệnh nhân thường trú trong các bệnh viện tâm thần. Từ 20 năm trở lại đây, những lớp học đặc biệt đã thay thế những bệnh viện. Trẻ em chậm phát triển, giống như bao nhiêu trẻ em khác có quyền lợi và nhiệm vụ đến trường học, trước tuổi thành nhân.
    ...
    Đề nghị của tôi là tức khắc can thiệp, khi có một vài dấu hiệu cho thấy trẻ em đang lớn lên với những nguy cơ trở thành chậm phát triển.

    Tức khắc can thiệp, để người mẹ có một cái nhìn đứng đắn về đứa con của mình. Tức khắc can thiệp, để đứa con có những điều kiện lớn lên và học tập thích ứng với tình trạng hiện tại và mức độ nhu cầu của em.

    ... dự án can thiệp ấy, ... gồm bốn phần chủ yếu sau đây:

    - một lối nhìn năng động, tích cực về trẻ em sơ sinh, dựa vào những khám phá mới nhất của ngành tâm lý phát triển.
    - một số trắc nghiệm tâm lý nhằm quan sát trẻ em một cách khách quan và khoa học, đồng thời phát hiện một vài nguy cơ chậm phát triển.
    - những điều phải làm, phải tránh để nâng cao chất lượng tiếp xúc của đứa con trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc sống.
    - cách thức nhìn con của bà mẹ. ... để người mẹ có một cái nhìn toàn diện và tích cực về đứa con. Làm như vậy bà mẹ có khả năng khắc phục bao nhiêu tình cảm đau buồn khả dĩ cản trở và làm bà tê liệt trong công việc nuôi dạy con mỗi ngày.

    Hành động một cách bốc đồng, máy móc, tự động, trước khi tìm hiểu ý nghĩa và lý do, có thể dẫn đưa chúng ta vào con đường sai lạc. Trẻ em chậm phát triển có quyền được chúng ta đối xử như một chủ thể, một con người, giống như bao nhiêu trẻ em khác. Suy nghĩ chín mùi trước khi hành động là một hình thức tôn trọng những trẻ em ấy.

    Trích lời mở đầu của Trẻ em chậm phát triển :

    Khi một trẻ em mang nhãn hiệu "Khuyết Tật Tâm Thần" hay là "Chậm Phát triển" xuất hiện trong môi trường gia đình cũng như tại lớp học, ...rất nhiều câu hỏi chồng chéo lên nhau:
    - Khuyết tật hay là chậm phát triển có nghĩa là gì?
    - Tại sao EM nầy mà không phải các em khác?
    - Cái gì đã gây ra tình trạng ấy?
    - Em sẽ ra làm sao sau này ? Tương lai của Em sẽ như thế nào?
    - Em làm được gì? Em có khả năng học hay không?
    ...
    Câu trả lời của cuốn sách nầy thật đơn giản, bao gồm những trọng điểm sau đây:

    Thứ nhất, dù khuyết tật tâm thần bắt nguồn từ đâu ; dù chậm phát triển ở cấp độ nào… trẻ em ấy là CON NGƯỜI giống như tôi, cần được tôi tôn trọng và yêu thương. Em đã sinh ra làm người. Em có quyền làm người, được cư xử, đãi ngộ như một con người toàn phần "đang thành và sẽ thành".

    Thứ hai, với trách nhiệm làm cha mẹ và giáo viên, tôi đại diện cộng đồng nhân loại để giáo dục và dạy dỗ Em thành người, với tất cả vốn liếng hay là hành trang Em mang theo trên mình, khi xuất hiện làm người.

    Thứ ba, giống như tất cả mọi trẻ em khác, hành trang của Em bao gồm bốn nội dung khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau:
    - Khả năng tiếp nhận và thu hóa, bằng các giác quan, những tin tức do môi trường mang đến. Nhờ khả năng đóng và mở nầy, Em sẽ làm quen dần dần với môi trường sinh sống chung quanh và tạo quan hệ gắn bó với những người thân yêu, bắt đầu từ người mẹ của Em.
    - Khả năng tiếp xúc và trao đổi với những người thuộc gia đình và xã hội.
    - Khả năng khẳng định bản sắc độc đáo của mình, bằng cách trình bày và diễn tả nhu cầu, nguyện vọng, sở thích…để kẻ khác tôn trọng, lắng nghe và đáp ứng.
    - Khả năng tác động trên môi trường, bằng cách vận dụng tư duy, để khám phá những qui luật thực tế cần tôn trọng và tuân hành, cũng như những ước mơ cần thực hiện trong cuộc đời.

    Tất cả vốn liếng nầy không đồng đều, giống nhau cho mọi trẻ em. Cho nên phương pháp giáo dục và dạy dỗ một trẻ em là BƯỚC THEO Em, khởi đầu từ những điều Em đang LÀM được, một cách tự nhiên, dễ dàng và thích thú.

    ...thay vì áp đặt từ ngoài một chương trình dạy dỗ, do người lớn đề xuất và dự phóng một cách hoàn toàn tùy tiện và lý thuyết, cha mẹ và giáo viên cần lắng nghe, đồng cảm với trẻ em. Với nhiều phương thức như « tác hành , diễn xuất » đời sống xúc động và tình cảm, hay là diễn tả bằng ngôn ngữ, Em trình bày cho người hai bên cạnh, nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của mình. Khi khám phá những điều cơ bản nầy và tìm cách đáp ứng, một cách trung thực, thích ứng với hoàn cảnh và thực tế của cuộc sống, chúng ta sẽ làm cho trẻ em VUI THÍCH và SUNG SƯỚNG, TOẠI NGUYỆN và TỰ TIN.

    Và khi có những động cơ ấy thúc đẩy từ bên trong, trẻ em sẽ có khả năng vượt qua mọi trở ngại, để học tập, phát huy ÝTHỨC về mình, về người và về môi trường sinh sống chung quanh Em. Nhờ đó, mai ngày vào tuổi lớn khôn, ít nhất Em sẽ có một đời sống làm người tương đối TỰ LẬP, với sự hỗ trợ liên tục của toàn thể cộng đồng xã hội và Đất nước. ...
    ___
    Các Ebook được thực hiện từ nguồn của website : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    File Kèm Theo






    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (189.8 KB, 5630 lần tải)
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (68.9 KB, 4764 lần tải)
    [HR][/HR]
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG][/TD]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 11/10/13
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này