Thảo luận Tại sao lại là "lật lọng"?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Nguyễn Văn Liên, 26/8/17.

Moderators: amylee
  1. Mình thấy có câu hỏi về từ ngữ thú vị của bạn 4DHN, mình đưa ra đây cho các bạn ai biết giải đáp giúp. Tại sao "lật lọng" mà không phải "lật bàn", "lật ghế" hay "lật dù", "lật mũ", "lật nón"...
     
    4DHN thích bài này.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đàng Trong hay dùng "lật kèo", kèo ở đây là giao kèo đúng không nhỉ?

    Tôi là người Đàng Ngoài, nên không rõ lắm những từ, thuật ngữ của Đàng Trong.
     
  3. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Theo như từ điển:

    Lọng:
    Vật dùng để che, gần giống cái dù nhưng lớn hơn, thường dùng cho vua quan thời trước hoặc trong các đám rước thánh thần.

    Không rõ từ gốc hay nguyên nghĩa thế nào. Những theo suy đoán thì vì "lọng" là vật trang trọng nên "lật lọng" được dùng để ví von cho sự thất tín. Vì chữ tín cũng là chữ quan trọng, đáng trọng.

    Còn "lật bàn", "lật ghế" thì là vì tầm thường không xứng để đặt vào sự so sánh, ví von này.

    Chắc là vậy chăng.
     
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Từ nguyên:
    Lật 栗: làm cho trở lộn bề, đánh úp xuống, ngã xuống.
    Lọng 挵: Cây dù lớn tàng

    Lật-lọng: Phản lại một cách trắng trợn lời đã cam kết, đã hứa.
    Lật-dù: Trái với sự tính toán hỏng việc làm.


    (Trích: Đại nam quấc âm tự vị - tập 1 và Đại từ điển tiếng Việt)
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không thuyết phục. Lọng chưa bao giờ là biểu tượng của chữ tín, lời hứa. Nó là biểu tượng của quyền lực thì đúng hơn.

    Không khác gì cái xe Volga, Lada hồi xưa, cấp nào được đi xe nào là có tiêu chuẩn.
     
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bác xem giải thích này của một bác thành viên có thuyết phục hơn không?

    Các từ được gọi là từ láy trong tiếng Việt phần lớn là do các từ Hán Việt đọc trại ra.
    VD hì hục- trì trục, long lanh- lung linh...
    Từ "lật lọng" này chắc cũng vậy thôi, có thể từ 'lạt lượng' mà ra.

    Cách giải thích của bác mới chỉ nêu nghĩa hai từ "lật" và "lọng" (cũng không khác mấy so với hiểu biết của mọi người) chứ không giải thích tại sao hai từ này ghép lại lại có nghĩa "Phản lại một cách trắng trợn lời đã cam kết, đã hứa". Và liệu từ này có đúng là ghép của hai từ đó hay không (như giải thích bên trên của một bác thành viên thì không phải).
     
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Ấy, có nói nó là biểu tượng đâu. Ý nói là cùng hàng đẳng cấp, đáng trọng nên mới ví qua ví lại ấy.
     
  8. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Lạt lượng là nghĩa gì? Nếu nói đọc trại thì "lạt lượng" có khi là đọc trại của "lật lọng" ấy chứ?
     
  9. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Theo Quấc âm tự vị, từ lật-độ có nghĩa tương tự như từ lật-lọng trong định nghĩa của Đại từ điển: phá việc tức ngang.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/8/17
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hê hê tôi chịu, chỉ dẫn lại lời người khác, đợi thỉnh giáo thêm đã :D

    Vậy thì lại nảy ra một câu hỏi tiếp: "độ" có phải có nghĩa như "kèo" trong lật kèo không? Mà từ hồi cuối thế kỷ 19 tiếng Việt đã có từ độ (nghĩa như trong cá độ) thì e rằng không hợp lý?
     
  11. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Từ lật lọng xuất phát từ từ nguyên là lật lộng ( từ Lộng âm Hán Nôm cũng là lọng): Có tính phản bội lời cam kết, không làm theo lời hứa.

    Tôi cho rằng từ Lật độ mới là từ mang nghĩa đúng của từ lật lọng.
    Độ 渡: phó thác, giao phó, giao kết.

    Lật độ: phá việc tức ngang cũng có nghĩa là xoá bỏ giao ước. Ví dụ: Đàng gái lật độ không chịu gả con.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/8/17
    Lamani and Caruri Tlkd like this.
  12. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thì nghĩa nó vậy. Những thắc mắc là sao lật cái gì không lật lại đi lật lọng? Rồi lật cái gì không nói, cái đi lật cái lọng xong nói đó là thất hứa?
    Ấy, ấy. Chỗ đó mới là chỗ băn khoăn này.
    Từ đâu mà dẫn tiếp ra ngôn ngữ ví von như vậy?
     
    Last edited by a moderator: 26/8/17
  13. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cá độ = bắt kèo đó.
     
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Không, ý tôi hỏi là cái từ "lật độ" đó thì độ có nghĩa như kèo không (vì giờ thì có lật kèo), vì như tôi nói thêm, liệu cuối thế kỷ 19 đã có cá độ trong ngôn ngữ chăng?
     
  15. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Cá độ trong ngôn ngữ chắc là không có rồi bạn ơi :D.
     
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cá độ = bắt kèo nên suy ra lật độ = hủy kèo = lật kèo. Còn vụ thế kỷ 19 thì thua. Không nhớ được có hay chưa.
     
  17. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Không nghĩ lật độ = lật lọng đâu.

    "Độ" có hàm ý cá cược rõ rệt. Thường mang nghĩa tiêu cực.
    Còn "lọng" thì không có hàm ý đó.
     
  18. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Từ độ hiểu theo như nàng là không có căn cứ, trong từ điển Quấc âm tự vị, nghĩa mình đã trích dẫn ở trên. Còn trong cuốn Đại từ điển (Từ điển hiện đại), từ này cũng không có nghĩa nào liên quan đến cá cược cả.
     
  19. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Dựa theo sinh ngữ thôi. Không có từ điển làm căn cứ nhưng giờ hỏi 10 người hết 9 người nói "độ" là có liên quan đến cá cược rồi.
     
  20. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Có lẽ "độ" này mới đúng này, còn thời nay người ta suy ra độ là kèo nên thành "lật kèo". Còn "lật lọng" đọc trại từ "lật độ"? Chứ "lọng" ở đó chắc khó có nghĩa là "cái che đầu". Ví dụ ở vùng nào đó hồi phong kiến có ông Tôn Thất Độ nên phải kiêng húy không được nói chữ độ, nói thành lọng, sau thành phổ biến?
     
    teacher.anh thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này