Thảo luận Tại sao lại là "lật lọng"?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Nguyễn Văn Liên, 26/8/17.

Moderators: amylee
  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thêm một ý kiến khác cho mọi người tham khảo thử này:

    (trích)
    Còn lật lọng thì tôi vẫn hiểu theo nghĩa đen là cái lọng bị lật. Vì ta có từ lật gọng, nghĩa đen là chổng gọng nghĩa bóng là bị hất, bị chơi xỏ. Vậy lật lọng chắc cũng cùng 1 kiểu ghép chữ như vậy. Chắc không phải là từ láy đâu.
    (hết trích)
     
    teacher.anh thích bài này.
  2. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tại vì đó là từ mà "tiền nhân" chọn để đặt tên, gán ý nghĩa, đại diện cho điều mà nó thể hiện. Những từ vô nghĩa ghép lại thành một từ có nghĩa hay những từ có nghĩa khác biệt ghép lại thành một từ có nghĩa không liên quan là chuyện bình thường thôi. Bởi vì từ ngữ là do con người sáng tạo, lựa chọn để đặt tên, gán ý nghĩa, đại diện cho điều gì đó chứ không phải từ ngữ là thứ tuân theo một quy luật, nguyên tắc nào đó của trời đất, vũ trụ...

    Em tôi đang học tiếng Nhật. Cứ gặp là nó kể chuyện Hán tự phồn thể toàn hai ba từ khác biệt ghép lại ra một từ nghĩa cũng chả liên quan là mấy. Ai mà biết được tại sao lại ghép như vậy. Tiền nhân họ thích ghép thế nào thì ghép, mình là hậu nhân thì phải chịu khó học theo thôi chứ sao...

    Chúng ta có thể lý giải một từ có nghĩa là gì nhưng gần như không thể lý giải tại sao từ đó lại có nghĩa đó. Hồi xưa ngồi trong lớp học tôi thường hay tự thắc mắc tại sao người ta lại gọi "cái bàn" là "cái bàn"?
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Câu trả lời của bạn Tùng cũng chỉ là một giả thuyết. Người Nhật làm thế nhưng chưa chắc người Việt đã làm thế. Việc có những từ như vậy mới có cái để chúng ta bàn luận chứ, theo tôi chỉ có lợi chứ không có hại. Khi bạn tra từ điển, có khi lướt qua những từ mà bình thường chưa chắc bạn đã chủ động tra. Cảnh vật trên đường đi có khi đẹp và có giá trị hơn đích đến.
     
  4. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tôi không nói người Nhật bác ơi. Trong tiếng Việt cũng không thiếu những từ ghép như vậy. Có điều chúng ta không ghép 3, 4 chữ mà thôi.

    Từ ngữ là do chúng ta sáng tạo ra cũng do chúng ta mà thay đổi. Rất nhiều từ chúng ta đang sử dụng vốn có nghĩa hoàn toàn khác bây giờ.

    Và việc sáng tạo từ mới vẫn chưa bao giờ ngừng lại...

    Gửi từ SM-J700H của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng là từ mới sinh ra liên tục, thậm chí có những từ được dùng sai (sai với quy ước đã được công nhận ban đầu), nhưng dần dần lại trở thành đúng: nghĩa mới được số đông công nhận.

    Trừ khi bạn chứng minh được (có ai đó dùng đầu tiên, rồi quá trình phổ biến hóa), còn không thì nó vẫn chỉ là giả thuyết, nếu do bạn suy luận ra. :D
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Goebbels, cha đẻ của ngành tuyên truyền đã từng nói (đại ý): sự dối trá mà được lặp đi lặp lại đủ nhiều sẽ làm người ta tin đó là sự thật. Cái này được ngành tuyên truyền nhiều nước áp dụng rất có hiệu quả.
     
    chanhvan1987 thích bài này.
  7. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tại sao tôi phải chứng minh? Ai cũng thừa biết ngôn ngữ là do con người tạo ra. Đó không phải là giả thuyết của tôi do tôi suy luận mà ra.

    Gửi từ SM-J700H của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn suy luận thì tôi coi đó là một giả thuyết thôi. :D
     
  9. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Việc ghép và tạo chữ Hán mới thì có sáu cách, gọi là Lục thư: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hài thanh, giả tá, chuyển chú.
     
  10. V/C

    V/C Mầm non

    Ặc, Ý của tay chủ topic là đang đá đểu BQT, đến các mod trước kia và nay: “Đề ra luật - chẳng làm theo luật, nói một đằng - xử lý một nẻo.”
    Đấy! Nho Tàu lắm chứ chẳng chơi. Thế mà không ai hiểu, cứ chém gió ầm ầm, bờm thôi rồi!!!
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thù hằn nó vừa phải thôi Cường.green29
     
    Last edited by a moderator: 27/8/17
  12. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Uầy. Nếu đúng là thế thì đơn giản thôi rồi, khỏi cần suy nghĩ, suy tư gì nữa. Chấp nhận cái rẹt là xong.

    Nhưng nếu có ý rằng "không phải như vậy" thì sao?

    Thật ra thì nhiều từ ông bà đặt để là có dụng ý cả. Ví dụ như chó đen gọi là chó mực. Mực với đen nó tương liên về màu sắc nên từ đó mà đặt ra.

    Nên thiết tưởng từ ngữ ví von là có dụng ý, chứ không phải "thích" thì làm đâu.

    Với lại, từ "cái bàn", trong đó sao không gọi là "con" hay "thằng" bàn mà gọi là "cái", cũng là có cái ý niệm mẫu hệ và phân định lớn, nhỏ, quan trọng.

    Nói chung cũng thú vị lắm.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bàn góp cho vui, có nhà ngôn ngữ học bảo: cái gì đứng yên thì gọi là 'cái', cái gì chuyển động thì gọi là 'con'. VD cái hồ, con sông... cái xxx, con xxx... Có ông lại bảo cái gì to rộng thì gọi là cái, cái gì nhỏ dài gọi là con. VD cái rìu, con dao... Mod nào thấy lạc đề cứ xóa nhé.
     
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn nói đúng ở những từ đầu tiên mà người xưa đã tạo ra và sử dụng đến ngày nay. Nó như tiên đề trong toán học vậy, nhìn lên thì bảo là "trời", nhìn thấy con vật to có vòi có ngà thì gọi là "voi".

    Thế nhưng những từ sau đó thì lại là nguồn gốc của những từ nguyên thủy, như "con voi nan" mà V/C một lần đã thắc mắc ấy. Đó như những định lý, mệnh đề từ những tiên đề mà ra. Như vậy không phải tự dưng có ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu về ngôn ngữ, và trong đó có ngành Từ nguyên học nghiên cứu về nguồn gốc các từ.

    Ngoài ra, không phải bất cứ từ đơn nào trong một ngôn ngữ cũng là tự tạo mà có thể có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Ví dụ từ "trời", thấy có thuyết bảo "trời" là gốc từ tiếng Mường chứ không phải tiếng Việt. Sự tìm hiểu đó cũng rất thú vị. Tất nhiên với chúng ta, những người ngoại đạo, thì nó không có ý nghĩa gì lắm, nhưng với các nhà ngôn ngữ học, tìm hiểu nguồn gốc từ vựng, sau đó có thể có những suy luận sang dân tộc học, văn hóa, văn minh... cũng rất có khả năng.

    Ngôn ngữ do con người tạo ra, quy ước nên nó có nhiều bất quy tắc, nhưng phần lớn vẫn theo quy tắc, như chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, tiếng Anh thì tính từ đứng trước danh từ còn tiếng Việt, tiếng Pháp thì tính từ thường đứng sau... Vì nếu không có quy tắc hoàn toàn thì khó lòng có thể học được ngôn ngữ mới, và thứ ngôn ngữ nào hoàn toàn bất quy tắc cũng có thể nhanh chóng biến thành tử ngữ vì quá khó để lan truyền, để tồn tại. Do đó Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) vẫn là một ngành trong Khoa học máy tính, chứ bất quy tắc hoàn toàn thì sao máy móc xử lý được.

    Vẫn có bất quy tắc bác ơi, ví dụ "con dao", "con cúi".
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/17
    IronMan thích bài này.
  15. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Tôi nghĩ nên dừng lại cuộc tranh luận về ngữ nghĩa ở đây khi mà quá nửa thành viên trong đây (kể cả tôi) không có chuyên môn về vấn đề mình bàn luận, và cũng không tìm hiểu trước khi thảo luận. Tất cả chỉ ở mức amateur.
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đây nhé Ban Tang

    (trích)
    'lật' cũng có thể đã là từ 'lạt' nghĩa là ngang trái, trái ngược... đọc trại ra.
    'lật lọng' có thể từ 'lạt lượng' hay 'lạt lộng' mà ra.
    'lạt lượng' dịch nghĩa là đong đếm một cách ngang trái (có thể đã đọc trại là gạt lường)
    'lạt lộng' là làm ngang trái
    (hết trích)
     
    Ban Tang Du Tử and teacher.anh like this.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    99% nghiệp dư cũng được đấy bạn. :P
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Người Việt và người Mường được coi là cùng gốc, tiếng nói cũng gọi là ngữ hệ Việt- Mường-Chứt.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như tôi nói ở trên, có ông bảo cái gì dài dài thì gọi là con. Người Mường không gọi là mảnh ruộng mà gọi là con, thực ra với họ thì 'ruộng' (roong) là ruộng khô, xấu, trên cao... còn ruộng ven sông suối gọi là 'na', 'nà'. VD con na Khoai là cái miếng ruộng tên là Khoai, và chắc là ruộng của họ toàn có hình dạng dài dài.
     
  20. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Có vẻ như hai bạn đang nói về câu "Tiền nhân họ thích ghép thế nào thì ghép..." của tôi? Thật ra, từ "thích" đó cũng như từ "thích" trong câu "Tôi nói vậy đó, các bạn thích nghĩ sao thì nghĩ". Đó không phải là cảm giác thích hay yêu thích mà là sự lựa chọn, là ý chí.

    Bạn có quyền tự do lựa chọn nghĩ thế nào cũng được. Nhưng suy nghĩ đó vẫn bị giới hạn và chi phối bởi việc "bạn là ai". Khi sáng tạo ngôn ngữ cũng thế, chúng ta có thể tự do sáng tạo đồng thời cũng bị giới hạn và chi phối bởi rất nhiều thứ. Mà thứ quan trọng nhất vẫn là chính chúng ta - nhân loại.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này