Tên sách : TAM-GIÁO ĐẠI-CƯƠNG TRIẾT-HỌC ĐÔNG-PHƯƠNG ĐỆ I (BAN C, D) LỚP DỰ-BỊ VĂN-KHOA Tác giả : TRẦN-VĂN HIẾN-MINH – VŨ-ĐÌNH-TRÁC Nhà xuất bản : TỦ SÁCH RA KHƠISAIGON Năm xuất bản : 1962 ------------------------ Nguồn sách : tusachtiengviet.com Đánh máy : Yen Ai Kiểm tra chính tả : Nguyễn Phát An, Dương Văn Nghĩa,Đỗ Thúy Nhi, Nguyễn Mỹ Quỳnh Dao, Vũ Thị Xuân Hương Biên tập chữ Hán – Nôm : Blue Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 07/09/2018 Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link » của diễn đàn TVE-4U.ORG Cảm ơn tác giả TRẦN-VĂN HIẾN-MINH, VŨ-ĐÌNH-TRÁC và nhà xuất bản TỦ SÁCH RA KHƠI đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT : TỔNG-LUẬN VỀ TRIẾT-HỌC ĐÔNG-PHƯƠNG CHƯƠNG I : MẤY QUAN-NIỆM MỞ ĐẦU TIẾT I : NHỮNG GẶP GỠ GIỮA ĐÔNG VÀ TÂY A. GẶP GỠ NƠI DANH TỪ VÀ ĐỐI-TƯỢNG TRIẾT-HỌC B. GẶP GỠ NƠI VĂN CHƯƠNGTIẾT II : NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔNG VÀ TÂY A. TRÍ VÀ TÂM B. PHÂN-TÍCH VÀ TỔNG-HỢP C. PHÁP-TRỊ VÀ NHÂN-TRỊ CHƯƠNG II : TAM-GIÁO HÒA-ĐỒNG TIẾT I : VÔ-VI-HỌC A. VÔ-VI-HỌC TRONG KHỔNG-GIÁO B. VÔ-VI-HỌC TRONG LÃO-GIÁO C. VÔ-VI-HỌC TRONG PHẬT-GIÁOTIẾT II : TÂM-HỌC A. TÂM HỌC TRONG KHỔNG-GIÁO B. TÂM HỌC TRONG LÃO-GIÁO C. TÂM HỌC TRONG PHẬT-GIÁO ĐỀ-THI CÂU HỎI GIÁO-KHOA PHẦN THỨ HAI : PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THỦY CHƯƠNG I : SỬ-LƯỢC PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THỦY TIẾT I : TIỂU SỬ VÀ HÀNH TRẠNG PHẬT TỔ A. PHẬT-TỔ : ÔNG HOÀNG SIDDHARTA : I. Tứ xuất : bốn cái khổ. II. Tứ dân : bốn cấp người B. TĂNG-SĨ GAUTAMA : I. Giai đoạn thứ nhất. II. Giai đoạn thứ hai. III. Giai đoạn thứ ba. IV. Giai-đoạn thứ tư C. THÍCH-CA MÂU-NI TRÊN ĐƯỜNG HÀNH ĐẠOTIẾT II : KINH-ĐIỂN PHẬT-GIÁO A. CHÍNH KINH (nhất là cho tiểu-thặng) : I. Kinh Sutra. II. Kinh Vinâya. III. Kinh Abhidhamma B. Phụ Kinh (riêng cho Đại Thặng) C. CỰU KINH (Ấn-độ giáo) : I. Kinh Veda. II. Kinh Upanishad CHƯƠNG II : TÂM-HỌC VÀ THIỀN-HỌC TIẾT I : TÂM-HỌC A. TỰ-NGÃ HAY BẢN-NGÃ : I. Sắc là gì ?. II. Thụ và tưởng. III. Hành và thức. IV. Ngã : ngũ-uẩn hợp tan, tan hợp B. VÔ NGÃ (ANATMAN, ANATTA) : I. Vô ngã : thuyết chiết trung. II. Chứng của kinh điểnTIẾT II : THIỀN-HỌC A. GIỚI LÀ GÌ ? : I. Ngũ-giới. II. Thập thiện nghiệp B. ĐỊNH, TUỆ LÀ GÌ ? : I. Mục-đích của thiền-định. II. Điều luật của thiền định. III. Tu Yoga : Du-giả pháp CHƯƠNG III : NHÂN-SINH-QUAN, VÀ SIÊU NHIÊN-HỌC TIẾT I : NHÂN-SINH-QUAN PHẬT-GIÁO A. TỨ THÁNH-ĐẾ : I. Khổ-đế : Dukha. II. Tập-đế samudayda. III. Diệt-đế : Nirodha. IV. Đạo-đế : Marga B. QUAN-NIỆM PHẬT-GIÁO VỀ NHÂN-VỊ : I. Người = chủ-thể tự-lập. II. Chân tâm. III. Triết lý xã-hội của từ-biTIẾT II : SIÊU-NHIÊN HỌC. A. MẤY QUAN-NIỆM NGUYÊN-THỦY : I. Nghiệp quả và Luân-hồi. II. Niravana = Nát bàn, hay Niết-bàn B. PHẦN QUẢNG-DIỄN DO ĐẠI-THẶNG : I. Tam Thân : Trikaya. II. Đại Ngã : BrahmaLUẬN-ĐỀ ĐỀ-NGHỊ CÂU HỎI GIÁO-KHOA PHẦN THỨ BA : ĐẠO-GIÁO : LÃO, TRANG CHƯƠNG I : SỬ-LƯỢC ĐẠO-GIÁO LÃO – TRANG TIẾT I : ĐỜI SỐNG LÃO-TỬ VÀ TRANG-TỬ A. LÃO-TỬ 老子 : I. Những sử liệu khác nhau. II. Một Lão tử hợp lý B. VÀI DÒNG TIỂU-SỬ VỀ TRANG-TỬTIẾT II : KINH-ĐIỂN ĐẠO-GIÁO A. ĐẠO-ĐỨC-KINH 道德經 B. NAM-HOA-KINH 南華經 CHƯƠNG II : VÔ-VI-HỌC VÀ NHÂN-SINH-HỌC TIẾT I : VÔ-VI HỌC (TÂM HỌC) A. VÔ-VI LÀ GÌ ? : I. Nghĩa chữ Vô. II. Vô-vi là gì ? B. CON ĐƯỜNG MUÔN NGẢ CỦA VÔ-VI : I. Vô-dục vô-tư. II. Vô-tranh, vô danhTIẾT II : NHÂN-SINH HỌC A. TU-TÂM DƯỠNG-TÍNH : I. Bước đầu của tu thân. II. Bước thứ hai. III. Bước sau cùng B. XỬ THẾ : I. Tự-nhiên trong sinh-hoạt. II. Tự-nhiên trong tri-thức. III. Tự nhiên trong chính trị. IV. Vấn đề chiến tranh CHƯƠNG III : LÝ HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC-HỌC TIẾT I : LÝ HỌC NHỊ NGUYÊN ÂM DƯƠNG A. ÂM DƯƠNG LÀ GÌ ? : I. Nghĩa Âm dương. II. Tác động của Âm, Dương B. VŨ TRỤ THIÊN-NHIÊN : I. Luật đối phản. II. Luật hòa-điệu C. VŨ-TRỤ TUẦN HOÀNTIẾT II : ĐẠO ĐỨC A. ĐẠO LÀ GÌ ? : I. Vô và Hữu. II. Đạo : nguyên-lý vô ngôi vị B. ĐẶC-TÍNH CỦA ĐẠO : I. Đạo : vô-vi. II. Đạo : tự-nhiên C. HÀNH-ĐỘNG CỦA ĐẠO ĐỨC : I. Đạo là Đức : sức mạnh. II. Đạo là minh đức. III. Đạo là Huyền đứcLUẬN-ĐỀ ĐỀ-NGHỊ CÂU HỎI GIÁO-KHOA PHẦN THỨ BỐN : KHỔNG – MẠNH CHƯƠNG I : MẤY DÒNG LỊCH-SỬ VỀ KHỔNG – MẠNH TIẾT I : TIỂU-SỬ KHỔNG-TỬ A. THỜI HÀN-VI B. THỜI HOẠT-ĐỘNG C. THỜI LẬP-NGÔNTIẾT II : KINH ĐIỂN NHO GIÁO A.NGŨ KINH : I. Kinh Thi. II. Kinh-thư. III. Kinh-dịch. IV. KINH-LỄ. V. Kinh Xuân-Thu B. TỨ TH : I. Đại Học. II. Trung Dung. III. Luận Ngữ. IV. Mạnh-Tử CHƯƠNG II : NHÂN-SINH-QUAN : ĐƯỜNG THÀNH NHÂN TIẾT I : TU THÂN A. TAM-CƯƠNG VÀ NGŨ-LUÂN : I. Đạo Quân Thần. II. Đạo Phụ-Tử; III. Đạo Phu-Phụ. IV. Ngũ Luân B. NGŨ THƯỜNG : I. Nhân. II. Nghĩa. III. Lễ. IV. Trí. V. TínTIẾT II : XỬ THẾ A. NGUYÊN-TẮC XỬ THẾ : I. Trung. II. Thời B. ĐƯỜNG LỐI XỬ THẾ : I. Chính danh. II. Thuận Ngôn. III. Hành thiện CHƯƠNG III : TÂM HỌC : ĐƯỜNG THÀNH ĐẠO TIẾT I : CON ĐƯỜNG TIẾN VÀO TÂM-LINH A. ĐỊNH B. TĨNH C. AN D. LựTIẾT II : ĐẮC-ĐẠO TÂM-LINH A. TRÍ TRI B. CÁCH VẬT : I. Đến tận nơi sự vật. II. Đến bản thể sự vật CHƯƠNG IV : DỊCH LÝ : ÂM DƯƠNG TIẾT I : NGUYÊN TẮC CỦA DỊCH LÝ A. NGUYÊN TỐ DỊCH LÝ : I. Liệt kê nguyên tố của Dịch. II. Tổ hợp nguyên tổ của Dịch lý B. TÍNH CÁCH VÀ ĐƯỜNG LỐI BIẾN DỊCH : I. Tính cách. II. Đường lốiTIẾT II : CÁI THỂ CHUNG, HAY LÀ BẢN TÍNH SÂU XA CỦA VẠN VẬT A. THÁI CỰC B. THIÊN MỆNH C. TÍNH CHƯƠNG V : THƯỢNG-ĐẾ TRONG KHỔNG GIÁO. TIẾT I : NGÔI-VỊ-TÍNH CỦA THƯỢNG-ĐẾ TRONG NHO-GIÁO A. TÊN CỦA THƯỢNG-ĐẾ : I. Đặt vấn đề. II. Giải quyết vấn đề B. NHỮNG ĐẶC-TÍNH NGÔI-VỊ CỦA THƯỢNG-ĐẾ : I. Tinh-thần-tính của Thượng-đế. II. Vĩnh-viễn-tính của Thượng đế. III. Thượng-đế : tự thành và tự đạo C. TÁC ĐỘNG THUỘC NGÔI VỊ NƠI THƯỢNG ĐẾ : I. Cách biết của Thượng đế. II. Cái mệnh của TrờiTIẾT II : NHO-GIÁO : NHÂN-VỊ THUYẾT HỮU-THẦN A. ĐƯỜNG DẪN TỚI THƯỢNG-ĐẾ : I. Từ Tâm đi lên. II. Vạn vật bản hồ Thiên B. PHỐI THIÊN : I. Biết Đạo Trời. II. Thuận với Trời bằng hòa mình với trời đất. III. Sự Thượng đếLUẬN-ĐỀ ĐỀ NGHỊ CÂU HỎI GIÁO KHOA
TỰA Theo nội dung của chương trình Triết-học Đông-phương, do Bộ-Quốc-Gia-Giáo-Dục ấn định, thời chữ Đông-phương không có nghĩa rộng là Á-châu, gồm từ bán đảo Tiểu-Á (Thổ-nhĩ-Kỳ) cho tới hết quần đảo Phù Tang (Nhật-bản). Ở đây, dĩ nhiên không đi vào chi tiết của một cuộc trao đổi tư tưởng đã thực hiện từ ngàn xưa giữa các dân tộc thuộc Châu-Á, nhất là khi ta nghĩ tới con đường lụa, nối liền Bắc-Kinh với Địa-trung-hải và tới những cuộc chinh phục của Alexandre Đại-đế phát xuất từ Hy-lạp sang tận mãi Sông Hằng hà(Gange, Ấn-độ). Với những cuộc trao đổi thương mại và quân sự thế nào cũng có cuộc trao đổi tư tưởng. Nghiên-cứu cuộc tiến-triển đầy quyến rũ này có thể dành riêng cho những chứng chỉ Đại-học. Với những trang sách này theo sát chương-trình của Bộ, chúng tôi chỉ nói tới tư-tưởng đã thành hình rồi trong một không gian nhất định (Phật-giáo ở Ấn-độ, Khổng-giáo và Lão-giáo ở Trung-hoa). Do đó chữ Đông-phương về không gian được rút hẹp chỉ miền Đông và Viễn-đông Châu-Á mà thôi. Xét về thời gian, những tư tưởng được bàn ở đây, đã xuất hiện trước sau hơn kém từ thế kỷ thứ sáu cho tới cuối thế kỷ thứba (tới Mạnh-Tử, 372-289) trướcChúa Ki-tô. Dầu hiện giờ những tư tưởng đó vẫn chế ngự phần đất Đông-phương vừa được ấn-định ở trên và trộn lẫn với nhau, nhưng chúng tôi vẫn không trực-tiếp đề cập tới những biến thiên hay ảnh hưởng hỗ-tương mà chỉ lưu ý tới những tư-tưởng nguyên-thủy. Sự ổn định như trên không luôn luôn là chuyện dễ. Vì Phật giáo ngày nay đã mọc ra một ngành khá lớn : nghành Đại-thặng, mà những tư-tưởng xem ra lại là cội gốc Ấn-độ giáo. Tuy nhiên có những vấn đề (nhất là Siêu-hình-học), tư-tưởng Đại thặng phải được coi là quảng-diễn đồng-chất của tư tưởng nguyên-thủy. Khi gặp những trường hợp như thế, chúng tôi sẽ ghi chú rõ ràng. Cùng các bạn Học-sinh, Sinh-viên, và nhất là cùng quý đồng nghiệp giáo sư Triết, chúng tôi xin có lời chào thân ái và thông cảm. Viết tại trường Trung-học Chu-văn-An đầu niên khóa 1962-1963 và trường Trưng-Vương, 1965-1966 TRẦN-VĂN-HIẾN-MINH VŨ-ĐÌNH-TRÁC