Tam Quốc diễn nghĩa - Tiểu thuyết và sự thật

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 3/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Mặc dù đã ra đời cách đây 700 trăm năm có lẻ nhưng "Tam Quốc diễn nghĩa" (La Quán Trung) vẫn luôn là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cuốn sách tập hợp các bài viết trên vietimes.vietnamnet.vn trong thời gian qua. Các bài viết này đều sử dụng nguồn tư liệu là các công trình khảo cứu của các tác giả Trung Quốc. Một cái nhìn mới lạ về Khổng Minh và vị trí của ông trong tập đoàn Kinh-Tương, về các nhân vật Trương Phi, Tào Tháo, Điêu Thuyền ...

    Tựa sách : Tam Quốc diễn nghĩa - Tiểu thuyết và sự thật
    Số trang : 297
    Dung lượng: ~105KB
    Nguồn : vietimes.vienamnet.vn
    Tổng hợp : anht92

    Link:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Posted by anht92
     
    Sovannrith, nghiem4381, gspph and 6 others like this.
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Một số ý kiến sau khi xem "Tam quóc chí -Đâu là sự thật?"
    1.Gia cát Lượng có phải là ngụy quân tử?
    Tác giả có lý nhưng dản chứng chưa đủ thuyết phục.Bảo rằng Gia cát Lượng là kẻ giả nhân giả nghĩa ư? Thử hỏi trên thế gian này liệu có được bao nhiêu chính trị gia không phải là kẻ giả nhân giả nghĩa? Bảo rằng Gia cát Lượng đấu đá tranh giành quyền lực với Lý Nghiêm ư? Ghế ít đít nhiều, nếu không tranh giành thì làm sao có được? Tác giả còn nêu cái chết của Mã Tốc ,cho rằng Khổng Minh giết Mã Tốc là vì muốn đổ trách nhiệm cho thuộc cấp về thất bại quân sự trước đó. Có cần thiết đổ tội không khi thắng bại là chuyện thường của nhà binh? Giết đại tướng càng làm cho dư luận chú ý thêm. Sao không la lên đại rằng "quân ta đại thắng !" nào mấy ai biết được sự thật.
    Trong lúc đó cái chết của Quan công mới đáng nói hơn nhiều. Vào thời Đong Hán, Kinh châu có tất cả 7 quận. Sau trận Xích bích, phe Lưu Bị chiếm giữ 4 quận,phe tào Tháo có 1,5 và Tôn Quyền có 1,5 quận. Sau đó Lưu Bị đổi 2 quận của mình lấy 1 quận của Đông Ngô nên Quan công chỉ còn làm chủ 3 quận. Khi tiến quân ra Bắc,thực tế là Quan công dùng binh lực của 3 quận để chống nhau với sức mạnh 8 châu ! Ấy vậy mà Ích châu không thực lòng mở 1 mũi tấn công khác để chia lửa, không tăng viện cho Quan công, cũng không ủng hộ lương thực. Nói chính xác là khoanh tay ngồi nhìn Quan công lưỡng bề thọ địch. Thất bại là chuyện tất nhiên. Phải chăng Quan công đã trúng kế Khổng Minh?(Giả vờ cùng đem quân đánh Tào nhưng cố tình gài việt vị Quan công). Thậm chí Khổng Minh còn dùng chính cái chết của Quan công để kết tội Lưu Phong(con nuôi Lưu Bị). Mạnh Đạt sợ quá phải đầu hàng Ngụy và tạm thời yên thân. Sau này khi tiến quân ra Bắc, Khổng Minh sẳn sàng hợp tác với Mạmh Đạt để cùng chống Tào. Kẻ hàng Ngụy thì được tha thứ còn người một lòng trung thành không chịu hàng Ngụy (là Lưu Phong ) lại bị tội chết ! Chuyện này đậu thể xem là bình thường. Thậm chí cái chết của con rể Lưu Bị (Ngụy Diên) cũng phảng phất đâu đó bàn tay của Khổng Minh.
    Người dân Ích châu dưới sự cai trị của Lưu Bị-Khổng Minh sống có tốt hơn thời Lưu Chương không? Chắc chắn là không. Lý do ư? ..Đó là chiến tranh! Thời Lưu Chương dân sống rất thanh bình, chỉ xích mích nhỏ với Trương Lỗ còn sau này thì chiến tranh liên miên không dứt.
    .
    2.Qua năm ải chém sáu tướng
    Khi xuất bản sách của mình , La Quán Trung cho in ở trang bìa "Tam quốc thông tục dĩễn nghĩa . Nguyên tác Trần Thọ. La quán Trung chép tiếp". Chính nhờ sửa chữa thêm bớt mà môt quyển sử khô khan biến thành một tuỵet tác văn học. Những đọan chép thêm không phải là sáng tạo riêng của ông mà là của nhiều người. Số là cuối đời nhà Minh bên Trung quốc có người sống bằng nghề kể chuyện . Những chuyện này lấy từ Tam quốc chí, Thủy Hử...
    Những nghệ sĩ dân gian này tha hồ thêm thắt, sửa đổi miển sao hấp dẫn là được. Trãi qua hàng trăm năm với sự chế biến cuả hàng ngàn người, những mẩu chuyện náy trở nên cực kỳ xuất sắc trong việc thu hút và tạo cảm xúc nơi người nghe . Chỉ tiếc rằng đa số là không có thực và đôi khi còn phi lý nữa kìa. Chẳng những "Qua 5 ải chém 6 tướng" không có thực mà Quan công tha Tào, Khổng Minh khảy đàn đuổi Trọng Đạt, Thuyền cỏ mượn tên...đều khó lòng xảy ra trong thực tế. Thuyền cỏ mượn tên ư? Chuyện gì xảy ra nếu quân Tào bắn ra những tên có lửa? Mà dùng lửa tấn công tàu thuyền hay doanh trại đối phương là chuyện xảy ra như cơm bửa.( Đáng ngạc nhiên là Wikipedia bản tiếng Vịêt lại cho rằng "Thuyền cỏ mượn tên " không phải là sản phẩm của Khổng Minh mà là của Đông Ngô)
    3.Đào Khiêm có giết cha Tào Tháo?
    Ngô thư rất có lý khi kể rằng Tào Tung ( là cha Tào Tháo) trên đường từ Lạc Dương về quê dưỡng già có đi ngang địa phận Từ châu. Châu mục Từ châu là Đào Khiêm khi hay tin bèn cho 1 viên thuộc hạ dẫn theo 200 vệ binh đi hộ tống. Đào Khiêm hòan tòan không ngờ rằng hải quan là vua buôn lậu, kiểm lâm là chúa phá rừng, còn vệ binh là thầy trộm cướp. Chính tên thuộc hạ được cử đi hộ tống này khi thấy Tào Tung có hàng trăm xe chở đầy của cải quý giá nên nổi lòng tham, giết người đọat của. Sau đó ôm tài sản cướp được trốn đi Hoài nam, để Đào Khiêm ở lại ... nói chuyện với Tào Tháo !
    Sau sự kiện này vài năm, lúc bệnh sắp mất , Đào Khiêm tặng không cả Từ châu cho Lưu Bị. Khả năng cao nhất là do Đào Khiêm nhận thấy các con của mình không phải là đối thủ của Lưu Bị, càng không phải là đối thủ của Tào Tháo, chi bằng bỏ của giữ lấy người. Người như thế khó có khả năng vì ham vàng bạc mà giết cha Tào Tháo. Cho rằng Đào Khiêm giết cha Tào Tháo là không đúng.

    4.Điêu Thuyền có thật không?
    Điêu thuyền không phải là tên người mà là một chức vụ để phong cho tỳ nữ trong cung. Do đó, Điêu thuyền không thể ở trong nhà quan Tư đồ Vương Doãn . Liên hoàn kế không phải là chuyện thật. Còn chuyện Lữ Bố tư thông với tỳ nữ của Đổng Trác là chuyện có ghi trong sử sách, có điều không ghi rõ tỳ nữ này tên gì và mối tình này sau đó ra sao.
    Nếu Điêu thuyền không có thật thì ai là người đàn bà đẹp nhất thời Tam quốc? Vào thời đó đàn bà phe chiến bại trở thành chiến lợi phẩm của người chiến thắng. Tào Phi lấy con dâu Viên Thiệu, Lưu Bị lấy con dâu Lưu Chương. Hai người đàn bà này về sau trở thành Hòang hậu 2 nước Ngụy Thục. Dựa vào cái gì nếu không phải là một sắc đẹp nghiêng thành.?
    Trong các tuồng cải lương Việt nam hay gọi Lữ Bố là Lữ Ôn hầu là một danh xưng không chính xác vì Lữ Bố chỉ được phong Ôn hầu sau khi đã diệt Đổng Trác.
    5.Tào Tháo họ gi?
    Tac giả cho rằng Tào Tháo có họ gốc là họ Hạ Hầu . Đây là kết luận có phần vội vã, có thể là do nghe theoTam quốc chí của Trấn Thọ. Trong chuyện này Trần Thọ không có một câu rõ ràng là phải vậy hay không mà lại cố tình gộp chung 2 họ (Tào và Hạ Hầu) vào chung 1 truyện, cũng tức là mặc nhận Tào Tháo có họ Hạ Hầu. Cách viết sử có phần kỳ lạ !! Vì vậy nên không thể tin cậy hoàn toàn vào Trần Thọ được. Liệu Tào Tháo có chịu làm sui gia (nhiều lần) với anh em họ của mình? Về mặt đạo dức không ổn chút nào. Tại sao lại không nghĩ rằng "ông quan thái giám họ Tào" khi nhận con nuôi sẽ nhận một đứa cháu họ Tào nào đó , cũng là chuyện hay xảy ra trong thực tế .
    6.Vợ Trương Phi là em của ai?
    Sách cho rằng vợ Trương Phi là em của Hạ Hầu Bá. Có tái lịêu khác cho rằng vợ Trương Phi là em của Hạ Hầu Uyên có lẽ đúng hơn?
    7.Tào Tháo là gian hùng hay anh hùng?
    Người Trung quốc và cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của tiểu thuyết, kịch nghệ...nên có những nhận định thiếu công bằng về các nhân vật thời Tam quốc. Tam quốc chí của La quán Trung bênh vực Lưu Bị nên phải hạ Tào Tháo xuống, bênh Gia cát Lượng nên phải hạ Chu Du, Trương Chiêu. Đúng là cần đánh giá lại không riêng gì Tào Tháo . Người đời sau lên án Tào Tháo chủ yếu ở 2 điểm là ức hiếp thiên tử và lạm sát người vô tội. Cả 2 đỉêm này đều vô lý:
    - Ức hiếp thiên tử ư? Thế trước đó Lý Thôi, Quách Dĩ cũng ức hiếp thiên tử , Đổng Trác cũng thế....và bất cứ ai ở vào vị trí của họ cũng phải vậy.Nếu Thiên tử lấy lại được quyền lực chính trị thì dòng họ mình có được yên không? Làm chính trị chứ đâu phải như mở quán cà phê mà muốn làm thì làm muốn nghỉ thì nghỉ.
    -Lạm sát người vô tội ư? Lưu Bị và Tôn Sách có được giang sơn cũng là do phát động chiến tranh chiếm đất của kẻ khác. Mà mổi lần phát động chiến tranh cũng đồng nghĩa đẩy hàng vạn người ra nghĩa địa.
    So Tào Tháo với Lưu Bị cũng giống như so sánh Cocacola với Pepsi, chỉ khác cái nhãn mà thôi: xanh hay đỏ.!
    8.Một số mối quan hệ.
    - Con gái Trương Phi lấy Lưu Thiện (không phải 1 mà là 2 người lần lượt lấy Lưu Thiện) và lần lượt được phong Hoàng hậu.
    - Con trai Gia Cát Lượng lấy con gái Lưu Thiện.
    - Cháu nội Quan công lấy cháu nội Lưu Bị ( con trai Quan Hưng lấy con gái Lưu Thiện).
    - Con trai Chu Du lấy con gái Tôn Quyền (Lỗ Ban công chúa)....


    Possted by noname197
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Tôi theo dõi nãy giờ, tự hỏi là các bạn đang bàn luận về cái gì vậy? Các bạn đang bàn luận về TIỂU THUYẾT TAM QUỐC DIỄN NGHĨA, hay là LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ THỜI TAM QUỐC? Hai vấn đề này khác nhau đấy. Nãy giờ cứ thấy rối tinh rối mù.

    Về TIỂU THUYẾT TAM QUỐC DIỄN NGHĨA, Lỗ Tấn cũng đã từng chê La Quán Trung dựng nhân vật Lưu Bị là nhân nghĩa mà hóa ra giả dối, điều này có lẽ nằm ngoài dự tính của tác giả. Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa nói lên hy vọng của nhân dân Trung Hoa và tác giả về một vương triều lý tưởng, vị vua thương dân (những dòng viết về Lưu bị không nỡ bỏ dân chạy trốn tỏ ra tác giả hết sức tâm đắc). Lỗ Tấn chỉ phê phán cách xây dựng nhân vật chưa chân thật và thuyết phục của La Quán Trung chứ không phê phán nhân vật lịch sử họ Lưu. Vì dẫu sao, Tiểu thuyết là tiểu thuyết, nhà văn (và quần chúng) vẫn có quyền hư cấu ở một chừng mực nào đó, kể cả tiểu thuyết giảng sử.

    Khổng Minh và những người theo Lưu Bị là ngu? Xin lỗi, đừng mang tiêu chuẩ hiện đại mà phán định cổ nhân. Cái ngu đó người xưa nhìn là dũng, là trung đấy. Khổng Minh biết rõ thất bại mà vẫn cố gắng đến cùng, muốn thách thức thiên mệnh, đó là điểm làm ông đáng khâm phục. Đó cũng là tâm slong f của La Quán Trung. Trong thời đại ông đang sống, ông muốn hướng về một triều đình thống nhất và "danh chính ngôn thuận"

    La Quán Trung viết đối lập thấy rõ. Dự tính của tác giả là đối lập giữa phe Tào Man và Lưu Bị. Tiền thân của tiểu thuyết này là do kể chuyện dân gian, nên chắc chắn nó không đến nỗi lắt léo đến mức xây dựng hai phe đều Tà.

    Việc đọc và hiểu một tác phẩm văn học xin vui lòng đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử nơi nó phôi thai và hình thành.

    Về LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ THỜI TAM QUỐC, việc đánh giá lại toàn diện nhân vật Tào Tháo là cần thiết. Nhưng đến mức coi Khổng Minh là kẻ dạod dức giả, đến miệt thị như thế thì cũng thật là...? Những điêu tác giả viết trong sách về Khổng Minh tôi thấy chưa đủ chỗ để tin, chưa đủ căn cứ và nhiều chỗ phần đông là võ đoán. Vậy tại sao lại tin cái này mà không tin cái kia? Lựa chọn tin người này mà khônng tin sử gia khác? Tất cả đều phải có căn cứ rõ ràng. Cho dẫn chứng. Đừng cho suy diễn và lí luận lung tung.

    Về Khổng Minh, trong sách sử trung hoa cũng đã nhiều binh fluận: ông dù liên tiếp đáng trận, nhưng biết khoan thứ sức dân, thành thử đất Ngụy không kiệt quệ. Ông hình pháp dẫu nặng nhưng nghiêm nên không ai ca thán. Nhiều sử gia nhận xét ông thất bại là do ( đây là nhân vật lịch sử chứ không phải là ông thần biết hô mưa gọi gió như trong tiểu thuyết đâu) ông không phải là người có tầm nhìn xa, quá cẩn trọng, không phải loại người có thể đổi thay thời thế cục diện bấy giờ. Sở trường của ông không phải tiến công mà là an định.

    Cuối cùng, tôi xin nói một câu:; Tôi mệt mỏi với những người chưa đọc hết tác phẩm mà đã vào nói lung tung, chưa đọc hết Đông chu liệt quốc mà dám phê phán Phạm Lãi Văn Chủng, nên bạn gì đó nếu chưua đọc Tam Quốc thì đừng bàn cãi gì nhiều nhé.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    Việc "minh oan" cho Tào Tháo, coá 1 ông tên là Quách Mạt Nhược. Ông này là ai, trình đến đâu thì khỏi cần bàn nhé.

    Về Khổng Minh và Lưu Bị, mời các bác vào đây đọc thêm:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  5. Foli

    Foli Lớp 11

    Đọc xong bài văn tế ở cửa Sài Tang, Khổng Minh gục xuống đất khóc, nước mắt dàn dụa như suối, đau đớn vô cùng. Các tướng lĩnh Đông Ngô thấy thế bảo nhau: “Người ta nói Khổng Minh không hoà với Công Cẩn, nay xem tình thương xót thế này, mới biết họ toàn nói nhảm cả.” Lỗ Túc thấy Khổng Minh khóc cũng ứa nước mắt mà nghĩ: “Khổng Minh vẫn là người tử tế. Chỉ vì Công Cẩn hẹp hòi nên tự rước lấy cái chết đó thôi”.

    Nước mắt của Khổng Minh có phải là nước mắt cá sấu không?
    Xin thưa rằng không đâu. Đó là một phân thân của Không Minh (như thể một thành viên có nhiều nick name ấy mà). Chọc tức Chu Du là thế nhưng Khổng Minh vẫn yêu lắm chứ con người trí thức của Chu Du. Biết ơn lắm chứ công lao của Chu Du trong sự hợp tác để tạo ra một thiên sử Xích Bích. Khổng Minh rất biết tài năng của Chu Du nên mới không nói trước mà hai người cùng viết vào tay một chữ “Hoả”. Biết nhau, yêu nhau đến thế mà không đi viếng thì kém quá. Còn đối thủ của nhau ư. Đơn giản thôi, vì mỗi người thờ một chủ.

    Khổng Minh sang viếng có sợ chết không?
    Không đâu. Bởi vì rằng: Không thể tất cả Đông ngô sẽ bày binh bố trận để giết Khổng Minh. Vì làm như thế thiên hạ sẽ chê cười. Hì hì. Nếu như không có cái lý do “sợ thiên hạ chê cười” e rằng số người bị giết từ cổ chí kim sẽ nhiều hơn như đã có đấy bà con ạ. Khi chưa nghe bài văn tế, một vài phần tử kiểu xã hội đen cũng định ra tay nhưng nhìn thấy Triệu Tử Long đi kèm đành phải co lại ngay.

    haphuong207
     
  6. Foli

    Foli Lớp 11

    Sái Ung.

    Nghe theo lời của Lý Nho, Đổng Trác cho vời Sái Ung. Sái Ung không ra. Trác doạ nếu không ra sẽ giết chết cả nhà. Thế là Ung phải ra..

    Trác thừa biết uy tín và tài năng biết điều phải điều trái của Ung trong vụ dâng sớ tố cáo bọn hoạn quan trước đó. Nhưng liệu Trác có cần nghe Ung chỉ bảo cho mình những điều tương tự như thế?.

    Không đâu. Chân lý của Trác là theo kiểu “Có chính quyền là có tất cả”. Trước văn võ bá quan Trác đã từng tuyên bố:” 天下事在我!我今为之,谁敢不从! 汝视我之剑不利否”.(Việc thiên hạ trong tay tao. Nay tao làm thế đấy, kẻ nào giám không nghe? Hãy nhìn thanh gươm này có sắc hay không!) Thế thì cần gì cái lão Sái Ung kia tư vấn điều này điều nọ về chân lý về lẽ phải…Mọi mưu mô quỷ kế thì đã có Lý Nho rồi.

    Thế mà Trác vẫn cần Sái Ung đấy. Trác đã thăng chức cho Ung 1 tháng 3 lần đến chức Thị trung, hậu đãi lớn. Trác quyết tâm biến Sái Ung thành một cây cảnh thực sự tươi tốt để dù sao cũng được tiếng là chiêu hiền đãi sỹ. Thế thôi.

    Một điều khó hiểu là: Sái Ung thừa biết tim đen của Trác trong việc sử dụng mình như một cây cảnh. Sái Ung cũng hàng ngày thấy những trò khát máu man rợ của Trác.

    Thế mà khi đầu Trác được bêu ngoài chợ, chỉ có một người duy nhất đến khóc là Sái Ung. Khó hiểu quá bà con ạ.

    haphuong207
     
  7. Foli

    Foli Lớp 11

    Những giọt nước mắt Sái Ung.
    Mình thì không nghĩ như thế Bùi Quốc Huy ạ. Người trí thức thực sự, luôn có khao khát được cống hiến và có đủ tài năng để cống hiến cho xã hội lớn hơn rất nhiều những gì gọi là “bổng lộc” họ được hưởng.

    Trong bầu trời u mê của vua Linh Đế, có một ngôi sao sáng Sái Ung dâng sớ vạch mặt chỉ tên lũ hoạn quan chính là hiểm hoạ của xã tắc.

    Ánh hào quang của chiến thắng làm cho Tư đồ và nhiều người loá mắt nhưng lại chỉ một mình Sái Ung với cái tâm sáng của một trí thức siêu việt đã nhận thấy không cần thiết phải giết cả nhà Trác, không cần thiết phải đem bêu cái thây ma của Trác đi khắp chợ cùng quê rồi khuyến khích quân lính cắm cái bấc vào bụng Trác đốt lửa cho mỡ chảy lênh láng cả ra đường...

    Những việc làm đó không giết được cái ác mà chỉ gieo trồng cái ác. Thử hỏi liệu Vương Doãn bền vững được bao năm? Tư đồ có nghĩ đến ngày mình bị lật đổ không?

    Gần 1800 năm sau ở phía Nam có kẻ chiến thắng đã đào mồ quật mả kẻ chiến bại rồi lấy hộp sọ làm gáo đi tiểu tiện.
    Gần 2000 năm sau ở Thiên An môn có hàng nghìn sinh linh không tấc sắt bị nghiền nát bằng trâu máy ngựa máy.

    Trong những giọt nước mắt của Sái Ung đau đáu một câu hỏi: Biết đến bao giờ trong cõi nhân gian này, lấy Đại nghĩa để thắng Hung tàn, dùng Trí nhân để thay Cường bạo?

    Ngày đầu tiên Nễ Hành đến công đường

    Nễ Hành thi lễ
    Tháo chẳng mời ngồi
    Thế là bài chửi
    Mang sẵn trong người
    Phát hết công suất một hơi sướng mồm
    Này Tào man!
    Ta đến đây không phải để ngửa tay xin việc
    Mà ta đến đây
    Là tại cái thằng Cu con chết tiệt Khổng Dung
    Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng
    Bụi đã nổi thì cho tung tất cả
    Này Tuân Úc, Tuân Du!
    Ta không lạ gì bọn coi mồ giữ mả
    Quách Gia thì chỉ quen đọc sách ngâm thơ
    Trương Liêu chỉ đánh trống vật vờ
    Hứa Chử? Đồ chăn trâu chăn ngựa
    Mãn Sủng tham ăn, Vu Cấm thợ nề
    Từ Hoảng – quân mổ lợn giết chó
    Tào Nhân là đứa vòi tiền
    Trình Dục thì trông nhà giữ cửa
    ...
    Nói tóm lại
    Thế mà cũng Vũ cũng Văn
    Quần, áo, cân, đai, bệ, ban đủ cả
    Làm cho Nễ Hành này
    Quay mặt hướng nào cũng cố kìm cơn mửa
    Một cuộc đời đểu cáng đã lên ngôi!**


    **Một câu thơ của một tác giả nào ấy cũng viết để tặng cho Nễ Hành mà mình quên tên tác giả

    haphuong207
     
  8. Foli

    Foli Lớp 11

    Bàn về Từ Thứ

    Xét về tài thao lược,có lẽ Thứ chỉ chịu xếp sau Ngoạ Long,Phượng Sồ.Vậy mà một chút sơ sểnh,Thứ phải lóc cóc về Tào,bắt đầu cuộc đời thân ở Tào,lòng ở Lưu.Không biết Thứ có mắc cỡ khi hàng tháng nhận lương đều đặn mà chẳng chịu làm gì,chẳng tham mưu cho Tào một ý kiến ý cò gì.Rõ Thứ giống một bộ phận công chức ngày nay:Ai cũng nhận lương mà không ai làm việc....Biết mà không nói.Kệ cho ông chủ Tào suýt chết cháy ở Xích Bích,Thứ lặng lẽ chuồn về Hứa Đô ngồi chơi cờ tướng.Không biết sau vụ đó Tháo có đuổi việc Thứ vì thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng không,chứ các sếp chúng ta bây giờ nên cẩn thận với những nhân viên như thế này.

    Trương Phi đánh Đốc Bưu

    Rõ là anh chàng họ Trương này sai lè lè ra rồi.Đốc Bưu là quan thanh tra,thì hiển nhiên là có đức hách dịch và đức vòi tiền như các quan thanh tra khác.Đời nào cũng vậy.Có trách là trách ông huyện Lưu Bị không biết cách bòn khoét của dân,ăn phần trăm các dự án tái thiết huyện sau cuộc chiến tranh với giặc Khăn Vàng để đút lót cho Bưu.Mà không biết ăn thì đừng làm quan,sớm muộn gì cũng rước hoạ vào thân.
    Trương Phi cậy thân thế là em quan,dù là em nuôi,xông vào trói đánh Đốc Bưu,là vướng hai tội:Một là chống người thi hành công vụ,hai là tội làm nhục người khác.Còn thêm lỗi cậy thân thế con em quan chức để quậy phá gây rối,chưa kể có thể hành động khi nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép.Từng ấy thứ đủ đưa Phi ra toà với mức án từ 3 đến 7 năm rồi.
    Còn ông huyện Bị,đã không đem phép nước ra trị ông em của mình,lại a dua theo treo ấn bỏ quan mà chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.Tự ý bỏ việc như vậy là vi phạm pháp lệnh công chức rồi,lại bao che cho tội phạm Trương Phi,ông huyện Bị này chắc cũng phải ra toà vì tội không tố giác tội phạm quá.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  9. Foli

    Foli Lớp 11

    1. Tại sao Tào Tháo giết Dương Tu ?
    Tào Tháo chỉ giết Dương Tu khi Tào Tháo đã già, biết là mình không còn sống được bao lâu. Thực tế Dương Tu chỉ chết trước Tào Tháo có 6 tháng. Giết Dương Tu là để giải quyết cái lo hậu sự. Thế Tào Tháo lo lắng chuyện gì ?
    Khi 1 vị Hoàng đế hỏi " Nên chọn ai làm Thái tử ?" thì tuyệt đại đa số các quan đại thần trong triều sẽ không dám công khai trả lời. Trả lời sai câu này có thể nhận lãnh hậu quả khôn lường !Vậy mà Dương Tu và 2 anh em Đinh Nghi , Đinh Dị dám chấp nhận hiểm nguy, công khai đứng về phía Tào Thực. Trong cuộc tranh giành ngôi vị kế thừa này người anh chiếm ưu thế rất lớn và được nhiều đại thần ủng hộ hơn. Do đó nếu Dương Tu đứng về phe Tào Phi thì khi Tào Phi lên làm vua thì "phần thưởng " cho Dương Tu là không đáng kể. Một cái bánh chia cho quá nhiều người thì phần của mổi người còn được bao nhiêu. Đứng về phía Tào Thực khả năng thất bại cao hơn hẳn nhưng nếu thành công sẽ hưởng trọn. Điều này hoàn toàn giống như trường hợp của Ngũ Tử Tư khi từ nước Sở trốn sang nước Ngô, Ngũ tử Tư đã đứng về phía người em là công tử Quang. Vị công tử này nghe theo kế hoạch của Ngũ tử Tư, chấp nhận giết cha, giết anh để lên làm vua ( Hạp Lư).Thử hỏi có cách nào khác không để một tên tội phạm nước Sở trở thành đại thần hàng đầu nước Ngô ? Có thể nói khi chấp nhận làm quân sư cho Tào Thực (quân sư của Tào Phi là Giả Hủ) thì Dương Tu đã đem sinh mạng của mình, thậm chí cả nhà mình , đặt cược vào một canh bạc không có cửa hòa !...Và khi đã đặt nhầm thì…Nếu Tào Tháo không giết Dương Tu thì khi lên ngôi , Tào Phi cũng sẽ giết Dương Tu (Tào Phi trong thực tế cũng đem toàn thể nam giới nhà Đinh Nghi giết sạch, bất kể lớn bé). Lúc đó Tào Thực càng bị liên lụy thêm. Giết Dương Tu cũng là để bảo vệ Tào Thực, gián tiếp bảo vệ gia đình Dương Tu. Có thể nói các chính trị gia làm hàng ngàn chuyện khác nhau nhưng mục đích cuối cùng cũng vẫn chỉ là giải quyết các vấn đề liên quan đến hai chữ “ Quyền lực”
    Sử Trung quốc từng chep lại chuyện Tôn Sách kêu hàng Dự chương ..Thái thú Dự chương lúc đó là Hoa Hâm đồng ý ngay và cỡi ngựa ra thành đón tiếp Tôn Sách. Lúc 2 người gặp nhau, Hoa Hâm xuống ngựa thi lễ , Tôn Sách cũng xuống ngựa và thật bất ngờ, quỳ xuống trước mặt Hoa Hâm! Sau đó Tôn Sách tôn Hoa Hâm lên hàng thượng khách. Ấy vậy mà cuối cùng Hoa Hâm cũng bỏ Giang đông mà về đàu quân dưới trướng Tào Tháo . La quán Trung tuy đứng về phía Lưu Bị nhưng những câu chuyện trong Tam quốc chí diễn nghĩa (TQCDN) cũng cho thấy có rất nhiều người bỏ chủ cũ để theo Tào Tháo trong lúc rất hiếm trường hợp ngược lại. Điều này chứng tỏ Tào Tháo là “ông chủ” tốt, chí ít cũng tốt hơn những ông chủ cùng thời. Ngay trong TQCDN, khi diệt được Viên Thiệu, Tào Tháo bắt được nhiều thư từ liên lạc giữa Hứa đô và Viên Thiệu (cấu kết với địch) , Tào Tháo không cho điều tra mà lại đem đốt sạch ! Quả là một người có cái bụng rộng rãi, Tào Tháo không thể giết Dương Tu vì những tình cảm yêu ghét cá nhân.
    Nếu những mẫu chuyện trong TQCDN liên quan đến Dương Tu có thật thì Dương Tu là người cực kỳ thông minh. Mà có người thông minh nào lại thường xuyên làm mất mặt sếp?Một người thông minh có thể phạm sai lầm, thậm chí là những sai lầm ngớ ngẩn, nhưng không thể là những sai lầm lặp đi lặp lại.

    2.Lưu Bị- Bàng Thống – Gia cát Lượng
    Khi đem quân đánh Ích châu, Lưu Bị dẫn theo Bàng Thống không phải vì không tin Bàng Thống mà ngược lại thì có. Lưu Bị muốn cho Bang Thống lập được thành tích, có uy tín trong quân đội , có vậy sau này mới có được một quyền lực ngang với Gia Cát Lượng. Cái mà Lưu Bị cần là thêm vài người chia sẻ quyền lực với Gia cát Lượng. Cơ cấu quyền lực hiệu quả nhất , và cấp phó khó làm phản nhất , cả ngàn năm nay đều là “Một chánh-nhiều phó”. Ba chiến dịch quân sự lớn cuối đời Lưu Bị : đánh Ích châu thì dùng Bàng Thống, đánh Hán trung thì dùng Pháp Chính, đánh Đông Ngô thì dùng Hoàng Quyền Đây chính là những người được Lưu Bị chọn để chia sẻ quyèn hành với Gia cát Lượng . Chỉ tiếc là kế hoạch này không được sự chấp thuận của … Thượng đế : Hai người đầu mất trước Lưu Bị , người còn lại hàng Tào . Sau cùng Lưu Bị phải chọn Lý Nghiêm vốn là tướng cũ của Lưu Chương. Tuy nhiên Lý Nghiêm không phải là địch thủ xứng tầm với Gia cát Lượng, ban đầu còn tạm giữ được sự cân bằng tương đối nhưng khi Gia cát Lượng tiến hành chiến tranh với nước Ngụy thì mọi sự thay đổi. Một vị tướng trực tiếp cầm quân đánh nhau ngoài mặt trận rất dễ tạo nên vây cánh đông đảo của những người từng vào sinh ra tử bên nhau. Cuối cùng Lý nghiêm bị Gia cát Lượng cách chức, đuổi về quê làm thường dân. Từ lúc đó toàn bộ quyền hành lọt cả vào tay Gia cát Lượng . Không riêng gì Gia cát Lượng mà cha con Tư mã Ý cũng là những người được hưởng lợi từ cuộc chiến Kỳ Sơn. Binh quyền chỉ là một mặt của vấn đề. Ngay cả khi Tư mã Ý bị tước hết binh quyền , ông vẫn có thể tiến hành đảo chính lật đổTào Sảng nhờ vào lực lượng trung thành đông đảo mà ông có được nhờ những năm chinh chiến bên nhau. Vây cánh đông đảo và trung thành là cái Tư mã Ý và Gia cát Lượng có mà Tào Sảng và Lý Nghiêm không có Đó chính là lý do để Lưu Bị tạo cơ hội cho những người mình lựa chọn tham gia trực tiếp vào các chiến dịch quân sự. Dẫn Bàng Thống đi theo là vì thế.

    3. Lưu Bị có tài không ?
    Không riêng gì Lưu Bị mà tất cả những người “ tay trắng làm nên “ trong toàn thế giới đều là người tài, bất kể trong thời đại nào. Không công nhận tài năng của Lưu Bị thì lám sao giải thích được sự thành công của ông? Sẽ có người cho rằng nhờ vào sự giúp đở của những người tài như Quan công, Gia cát Lượng… Thử đặt câu hỏi thêm là tại sao bọn họ không theo giúp Lưu Được mà lại theo Lưu Bị? Muốn dụ dỗ người tài trên thế gian về làm thuộc hạ cho mình sai khiến đâu phải là chuyện dễ, nếu ai cũng làm được thì làm gì còn người nghèo, thiên hạ làm Hoàng đế hết rồi.! Tại sao những người tài như Gia cát Lượng lại chịu làm thuộc hạ cho Lưu Bị? Câu hỏi này có thể suy rộng hơn một chút: Tại sao trong xã hội, người này phải làm thuê cho kẻ khác? Câu trả lời ở đây rất đơn giản: người này phải làm thuê cho kẻ khác chỉ vì “ông chủ” có những cái mà kẻ làm thuê không có. Vốn liếng, tay nghề, uy tín, mối lái làm ăn …Nếu tất cả những gì ông chủ có người làm thuê đều có thì người làm thuê thành ra ông chủ rồi còn gì? Tội gì phải đi làm cho kẻ khác? Trong đời sống chính trị cũng vậy thôi, Gia cát Lượng đi làm cho Lưu Bị vì Gia cát Lượng chỉ có 2 bàn tay trắng còn Lưu Bị có cả một bộ máy chiến tranh: tướng giỏi, quân, ngựa, vũ khí, danh tiếng… Gia cát Lượng tự đứng ra làm riêng được không? Ai sẽ nghe và chịu làm thuộc hạ? Há chẳng phải “Trong lưng chẳng có một đồng- Dẫu có là rồng cũng chẳng ai nghe”
    Tài năng của Lưu Bị thể hiện trước hết ở khả năng nhận ra người tài. Nói thì đơn giản nhưng để nhận ra người tài thì điều tiên quyết là chính bản thân mình phải là người có tài trước đã. Chỉ có người tài mới nhận ra được người tài. Nhận ra người tài chỉ mới là bước khởi đầu, sử dụng người tài còn là chuyện khó hơn nữa, chưa kể họ có chịu làm cho mình hay không. Dùng người là cái khó nhất trong những cái khó. Bộ Dạy học từng công khai tuyển Thứ trưởng và một trong những tiêu chuẩn là ứng cử viên phải có chức vụ tương đương. Chỉ cần căn cứ vào tiêu chuẩn này thì Gia cát Lương sẽ bị loại ngay từ giai đoạn nộp hồ sơ, không có cửa vào được vòng sơ loại.! Đâu phải dễ để làm Thứ trưởng. Đó là chưa nói trương hợp nhân tài không muốn làm Thứ trưởng mà chỉ muốn làm Bộ trưởng thì lúc đó vấn đề càng thêm rối.
    Nói một cách công bằng thì việc dùng người của Lưu Bị cũng không phải không có vấn đề, cụ thể là trường hợp Pháp Chính. Người đời sau vẫn không hiểu tại sao Lưu Bị lại trọng dụng kẻ tiểu nhân bán chúa cầu vinh này.Trong TQCDN chúng ta hoàn toàn không thấy kẻ này khi có được quyền lực, làm trò trống gì ngoài chuyện trả thù những người có hiềm khích với mình trước đó. Những kẻ như thế đời nào biết thương dân? Hay là ….như ông bà ta vẫn hay nói “ngưu tầm ngưu,mã tầm mã”
    4. Thuyền cỏ mượn tên
    Nhắc dến giả định rằng quân Tào sẽ bắn ra những mũi tên có lửa vì đó là cái dễ thấy nhất chứ không phải là cái duy nhất. Có thể nói câu chuyện thuyền cỏ mượn tên vô lý từ đầu đến cuối:
     Điểm đầu tiên cần xác định là Chu Du không hề muốn giết Gia Cát Lượng. Cặp bài trùng Tôn Sách-Chu Du thành đạt rất sớm, chỉ ở lứa tuổi đôi mươi đã là vua một cõi. Cùng ở lứa tuổi đó Gia cát Lượng còn thất nghiệp, Lưu Bị đang ngồi ở chợ ca bài “Tình anh bán chiếu”, Bill Gates chỉ là một sinh viên vừa bỏ học.Chu Du là một nhân tài hiếm có trong thiên hạ. Ngoài khả năng quân sự, Chu Du cũng là người xuất sắc trong việc đối nhân xử thế và mua chuộc lòng người, tuyệt đối không thể là người lòng dạ hẹp hòi. Huống hồ Gia cát Lượng vào thời điểm đó không có gì hơn dược Chu Du. Tài sản, quyền lực, địa vị xã hội…đều không bằng,( thậm chí vợ Chu Du cũng đẹp hơn).
     Kế hoạch lấy tên của Gia cát Lượng có một lổ hổng rất lớn lá phải nhờ vào phương tiện của Giang đông. Nếu Chu Du thật sự muốn giết Gia cát Lượng thì sẽ phải cử người bám sát mọi động tĩnh của Gia cát Lượng. Chu Du không thể không biết việc mượn thuyền cùng quân lính và thừa khả năng thọc gậy bánh xe.
     Chu Du có tới 1001 cách để giết Gia cát Lượng. Cách đơn giản nhất và cũng rất phổ biến thời bấy giờ là một đêm tối trời nào đó cho mời Gia cát Lượng đến bàn việc cơ mật. Khi Gia cát Lượng đến, sát thủ ra tay, phi tang xác chết, vài hôm sau phao tin là Gia cát Lượng đã bỏ trốn. Sau này có ai hỏi về Gia cát Lượng thì chỉ cần ca lên “ Em đâu có biết”. Ngược lại, mượn quân lịnh để công khai chém Gia cát Lượng tránh sao khỏi mang tiếng xấu. Lúc bấy giờ Gia cát Lượng là khách cùng hợp tác chống Tào. Lôi khách ra chém đâu phải là chuyện coi được, sau này ai dám hợp tác với mình ? Rồi phải ăn nói ra sao với Lưu Bị, với Gia cát Cẩn . Kết thù kết oán với Gia cát Cẩn đâu có lợi gì cho Đông Ngô và bản thân Chu Du.(Con của Gia cát Cẩn sau này từng có lúc nắm toàn bộ quyền hành ở Giang đông).
     Chu Du không hề sợTào Tháo. Trong TQCDN Chu Du từng dùng cụm từ “Lão giặc già “ để gọi Tào Tháo,còn trong sử Chu Du lại nói “ Tào Tháo tự tìm lấy cái chết”. Vài năm trước trận Xích bích, Chu Du cũng là người phản đối việc Tôn Quyền gởi con về kinh (làm con tin). Có thể nói một người đã không sợ Tào Tháo thì sẽ không sợ bất kỳ ai (dĩ nhiên phải trừ vợ của mình ra). Trong thực tế Chu Du không đánh giá quá cao Gia cát Lượng, cũng không quá coi trọng Bàng Thống. TQCDN ghi rằng khi xảy ra trận Xích Bích thì Bàng Thống đang ẩn cư ở Giang đông. Điều này không đúng. Lúc bấy giờ Bàng Thống đã là sĩ quan dưới quyền Chu Du, chỉ có điều là địa vị không cao lắm. Nếu Chu Du coi trọng Bàng Thống thì ông đã để Bàng Thống kề cận bên mình rồi.

    noname197
     
  10. Foli

    Foli Lớp 11

    Bản thân thời đại Tam quốc là có thật, song do nhà Tấn (họ Tư Mã)tồn tại quá ngắn, tư liệu lịch sử còn lại bị thất tung trong loạn lạc. La quán Trung lại viết Tam quốc dưới sức ép của chủ nghĩa quân thần ngu trung, đẫn đến một số bịa đặt. mục đích là hạ thấp những kẻ mà vua chúa cho là loạn thần tặc tử, dám cướp ngôi vua như Tào Tháo, còn dòng dõi hoàng thất như Lưu Bị dù bất tài nhưng vẫn được khen ngợi, thậm chí là tô vẽ quá lên so với sự thât.

    Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngu ?
    Những điều hư cấu của La trong "tam quốc diễn nghĩa" khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực không cần bàn cãi.
    Hi vọng nó giúp đỡ anh em một phần nào đó khi trả lời những câu hỏi đầy mâu thuẫn mà chỉ vì La hư cấu thành ra anh em muốn tìm hiểu sâu mà không biết đâu là chân tướng.
    À quên, tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... không phải do tôi viết ra nên chính tôi cũng không biết những điều dưới đây có đúng không nữa ? Biết đâu Trần Thọ hay Ban Cố chẳng hạn cũng phịa ra ? Thôi thì mua vui cũng được vài trống canh vậy

    CÁC SỰ KIỆN CHÍNH

    Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình
    -Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian
    -Điêu Thuyền không có thật
    -Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi
    -Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố
    -Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền … đều không có thật
    Về chuyện “Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới”
    -Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền”
    -Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo
    -Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà
    -Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác)

    VỀ CÁC NHÂN VẬT CHÍNH
    Lưu Bị
    -Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả
    -Kết nghĩa vườn đào không có thật
    -Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay không hơn không kém) quanh quẩn ở Trác quận
    -Quân khởi nghĩa không hề giết Trình Viễn Chí, đối đầu với Trương Bảo Trương Lương, cứu Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn (là những đạo quân chủ lực của trung ương)
    -Trương Bảo không hề trúng tên của Lưu Bị. Bị không hề dùng máu dê máu chó đồ tanh hôi phá ma thuật của Trương Bảo, không hề cứu Đổng Trác
    -Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu
    -Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc
    -Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả là mưu của chính Lưu Bị
    -Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị
    -Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị
    -Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn
    -Ngoài A Đẩu còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu)
    Quan Vũ
    -Kết nghĩa vườn đào không có thật
    -Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương)
    -Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo
    -Không hề quá ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa không quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị
    -Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung
    -Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh (thực ra chuyện cạo xương chữa thuốc cũng chẳng có gì ghê gớm, trong chiến tranh chống Mỹ trang bị y tế thiếu thốn bộ đội ta phải trải qua phẫu thuật không hề có thuốc thậm chí không có cả dao kéo chuyên dụng là chuyện rất bình thường)
    -Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu
    -Trận lụt Phàn Thành không phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu không có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô
    -Là một viên tướng võ biền, chỉ khoẻ chứ không có mưu mẹo gì, trên thực tế Trương phi rất khôn ngoan, hơn Quan Vũ rất nhiều
    Trương Phi
    -Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu
    -Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật không có thật
    -Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên
    -Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này
    Triệu Vân
    -Không hề theo Viên Thiệu
    -Trong lần bỏ Công Tôn Toản cùng Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm, Vân theo Bị luôn, không trở về với Toản nữa. Chứ không phải mãi sau này Vân mới làm cướp núi rồi theo Bị
    -Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Nhưng không hề đánh với Trương Cáp. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt
    -Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật
    -Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật
    -Vân không giết Chu Nhiên ở Di Lăng
    -Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật
    -Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Đồng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương Duy (truyện không nhắc tới) tuy không giữ các vai trò quan trọng
    -Các nhà sử học chính thống bao giờ cũng đánh giá nhân cách Vân cao hơn Vũ
    Mã Siêu
    -Không tham gia trận đánh Lí Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lí Mông
    -Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết béng
    -Không đánh Trường An của Chung Do. Chung Do là quan văn chứ không phải võ tướng
    -Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu
    -Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu
    -Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức
    -Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại
    -Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề cơ ngợi Mã Siêu
    -Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ
    -Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh,cũng như không hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Siêu Đại chủ động theo Bị, không rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm
    -Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục
    Gia Cát Lượng
    -Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về
    -Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục. Do đó không hề có chuyện “Gia Cát Lượng nhân tuyết phá quân Khương” Dĩ An và Hề Nê là nhân vật không có thật
    -Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ không tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”
    -Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử. Có thể nói, lão La “phịa” nhiều về nhân vật này nhất. Nếu viết ra (mà ai cũng biết cả) thì sẽ rất dài
    Bàng Thống
    -Làm tri huyện Lỗi Dương rất tệ, ông ta không có tài an dân trị quốc, chỉ có tài quân sự
    -Không phải tướng mạo xấu xí thôi đâu mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài” Lưu Bị Tôn Quyền Tào Tháo đều là những người biết xem tướng đều không nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% gặp Thống thì trật
    -Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương (làm thế tức là tự sát, người như Thống đương nhiên biết điều đó, họ La múa bút vớ vẩn)
    -Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng con Đích Lư. Chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành (một cái chết rất vớ vẩn, giống như Takeda Shingen chết)
    Lã Bố
    -Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác
    -Đinh Nguyên là thái thú Tịnh Châu, không phải Kinh Châu
    -Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố
    -Chuyện “tam anh chiến Lã Bố” không có thật
    -Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ không phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam
    -Có 1 vợ chính thức họ Nghiêm (chứ không phải họ Tào) do đó Tào Báo không phải bố vợ Lã Bố
    Tào Tháo:
    -Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man
    -Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu
    -Không hề xử chém Tả Từ
    -Có đến 25 con trai, trrong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng
    -Không mắc mưu Chu Du chém Thái Mạo Trương Doãn. 2 người này chết khi quân ngô đánh trận Xích Bích
    -Không phải bị mắc mưu Bàng Thống mà xích thuyền lại, ông ta buộc phải làm thế vì binh sĩ bị bệnh quá nhiều
    -Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực

    NHỮNG NHÂN VẬT KHÁC
    Cam Ning
    -Chết vì bệnh chứ không phải bị Sa Man Kha giết chết
    Chu Du
    -Tưởng Cán không hề đến thăm Du
    -Chu Du không hề muốn giết Gia Cát Lượng. Cuộc chiến mưu trí giữa Chu Du và Gia Cát Lượng hoàn toàn do La bịa ra. Chu Du không hề hẹp hòi. Câu “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng”nổi tiếng không có thật
    Chu Thương
    Đây là nhân vật chỉ có trong quyển “Tam quốc chí bình thoại” xuất hiện đầu thời Nguyên
    Đào Khiêm
    -Trên thực tế rất độc ác, cai trị tàn bạo chứ không có nhân từ như trong truyện
    -Là phe đồng minh với Đổng Trác chứ không phải tham gia chư hầu đánh Trác
    -Không hề nhường Từ Châu cho Lưu Bị. Lưu Bị do nhân dân Từ Châu đưa lên
    -Đích thân chủ mưu sắp đặt để giết Tào Tung cha Tào Tháo cướp của
    Đổng Trác
    -Không hề được Lưu Quan Trương cứu khỏi giặc Khăn Vàng
    Điển Vi
    -Không hề dùng búa, đao hay giáo mà dùng đôi kích
    Hạ Hầu Đôn
    -Không hề đuổi theo và đấu võ với Quan Vũ
    -Không hề bị Tào Tính bắn đui mắt, không hề nuốt con ngươi, không hề bị chột mắt
    Hàn Huyền
    -Không hề bị Ngụy Diên giết,mà tự đầu hàng và dâng nộp thành trì
    -Không hề tàn bạo và ác độc như truyện mô tả mà còn là một quan văn cai trị tốt
    Hoa Đà
    -Không chết ở trong tù và trao sách cho Ngô áp ngục. Đà cũng có rất đông học trò
    -Khi bị Tào Tháo goị đến chữa bệnh, Đà than đau yếu thoái thác không đến chữa, Tháo phát giác ra và giết Đà, không giam ngục. Chứ không phải đòi bửa đầu Tháo ra rồi bị Tháo tống ngục
    Hoa Hùng
    -Không giết Tổ Mậu. Tổ Mậu bị Từ Vinh giết
    -Không bị Quan Vũ giết. Bị quân của Tôn Kiên giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)
    Hoàng Cái
    -Không hề dùng khổ nhục kế trá hàng Tào Tháo
    Hoàng Trung
    -Chết trước khi chiến dịch đánh Ngô của Lưu Bị diễn ra
    -Không đấu với Quan Vũ cũng như Quan Vũ không tha Hoàng Trung
    Kỉ Linh
    -Không hề dùng đao ba mũi như truyện mô tả
    -Không hề đấu tay đôi với Quan Vũ (thực sự có đấu tay đôi với Trương Phi và bị Phi giết)
    Lã Mông
    -Không hề giả ốm lừa Quan Vũ mà là ốm thật
    -Không hề bị vong hồn Quan Vũ vật chết mà thật ra bị bệnh rồi mất
    Lục Tốn
    -Công lao mưu mẹo đánh Kinh Châu thật ra hoàn toàn là của Lục Tốn
    -Không hề được Hám Trạch đem cả nhà ra đảm bảo về tài năng, chính Tôn Quyền biết tài Tốn mà cử Tốn ra Hạ Khẩu và cử làm đô đốc phá Thục
    Lưu Tôn
    -Không là con ruột Thái phu nhân (điều này khiến ta có thể nghi ngờ chuyện họ Thái thao túng chính trị Kinh Châu khi Lưu Biểu mất có thể không chính xác, biết đâu chính Lưu Biểu chủ ý muốn đầu hàng Tào Tháo ?)
    Ngụy Diên
    -Không giết Hàn Huyền cứu Hoàng Trung
    -Không giết Vương Song
    -Là một viên tướng văn võ song toàn, đa mưu túc trí chứ không phải chỉ biết võ nghệ
    -Không phản bội sau khi Gia Cát Lượng chết
    Pháp Chính
    -Là quân sư chính trong chiến dịch Lưu Bị lấy Hán Trung, không phải là Gia Cát Lượng
    Quan Bình
    -Là con đẻ chứ không phải con nuôi Quan Vũ
    Quan Hưng
    -Là quan văn chứ không phải là võ tướng
    -Không đấu tay đôi với Trương Bào, không làm tiên phong đánh Ngô và ra Kì Sơn, không giết Phan Chương, không đoạt long đao, không được vong linh Quan Vũ cứu
    Tả Từ
    -Không hề “quăng chén đùa Tào Tháo”, không hề làm trò ma thuật, không hề hại Tào Tháo mắc bệnh, không hề bị Tào Tháo xử chém
    Thái Mạo
    -Thực ra là 1 quan văn chứ không phải là 1 võ tướng và cũng không thạo về thủy chiến
    -Vì thế, chuyện Mạo được phong làm đô đốc thủy quân và bị Tào Tháo giết do mưu của Chu Du là chuyện bịa
    Tôn Kiên
    -Trong chiến dịch đánh Đổng Trác, Kiên tham gia như một phe dưới lệnh Viên Thuật, chứ không phải chư hầu một trấn
    -Đưa ngay ngọc tỉ cho Viên Thuật khi tìm được ở Lạc Dương chứ không giữ
    -Không hề bị Lưu Biểu chặn đánh đòi ngọc tỉ (có đâu mà đòi) ngược lại chính Viên Thuật lệnh cho Kiên đánh Biểu trước
    Tôn Quyền
    -Chính Quyền quyết định đánh Tào ở trận Xích Bích, chứ không phải vì bị Gia Cát Lượng thuyết phục
    -Chính Quyền cử Lục Tốn ra thay Lã Mông bị bệnh và làm đô đốc phá Thục
    Tôn Sách
    -Không đưa ngọc tỉ cho Viên Thuật (có đâu mà đưa)
    -Không hề bắt Vu Cát bỏ ngục
    -Không chết vì bị hồn Vu Cát theo ám hại
    Tôn Thiều
    -Không hề cãi lời Từ Thịnh, cũng như không hề bị lôi ra chém
    Trần Cung
    -Không hề cứu Tào Tháo ra khỏi nhà tù
    Tư Mã Ý
    -Không hề bị Gia Cát Lượng đốt sém chết trong hang Thượng Phương
    Từ Hoảng
    -Không bị Mạnh Đạt giết
    Văn Sú
    -Không phải bị Quan Vũ giết mà bị quân Tào mai phục giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)
    Văn Ương
    -Không hề một mình một ngựa đẩy lui trăm tướng Tào trên cầu Lạc Gia
    Vu Cát
    -Không hề bị Tôn Sách giết
    -Không hề ám hại Tôn Sách đến chết

    Ngoài ra theo trang Wikipedia đây là 4 tình tiết chính mà các học giả TQ đã bắt được, vì theo lịch sử TQ thì các tình tiết dưới đay là

    1.Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.

    2.Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.

    3."Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.

    4.Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  11. Foli

    Foli Lớp 11

    Ngày làm việc thứ 2 của Nễ Hành

    Phải nói là trong các tình huống Nễ Hành chuẩn bị khi đi gặp TàoTháo có tình huống thể hiện tài năng của mình. Mặc dù được giao nhiệm vụ đánh trống, Hành đã nhận lời ngay mà không hề thoái thác, không hề chửi bới gì thêm.

    Đánh trống báo động, đánh trống duyệt binh, đánh trống múa võ…ai mà chả đánh được. Vậy muốn thể hiện tài năng thì phải chọn điệu Ngư Dương buồn đến thê thảm ai oán.

    Điệu trống buồn bã nhất mà đa số chúng ta ai cũng biết đó là : Trống đám ma. Nhưng nếu không có đám ma, trong không khí của một tiệc rượu linh đình, liệu gõ cái nhịp Tùng! Tùng! Tùng! 3 tiếng ấy liệu có ai buồn nổi không?

    Về cường độ: Đây là một thế mạnh của trống, chính vì thế trống là xương sống của mọi tiết tấu, nhịp điệu.
    Nhưng:
    Về cao độ: Nếu không phải trống điện tử hay một giàn trống thì cao độ của tiếng trống chỉ có Tùng và Cắc (gõ vào tang trống).
    Về trường độ: Có thể thể hiện dấu lặng khi ta lấy tay giữ chặt lấy mặt trống, nhưng nếu không giữ thì cũng chả ngân được bao lâu

    Với những đặc điểm âm nhạc trên, chỉ có một mình trống mà thể hiện được điệu buồn thì quả là khó khăn.

    Chính vì thế trong cái cửa hẹp của tình thế, Nễ Hành đã chọn một bài toán quá khó để thể hiện cho quan khách biết thế nào là Nễ Hành. “Xắn tay đánh 3 hồi trống điệu Ngư Dương. Âm tiết tuyệt diệu, nghe văng vẳng như có tiếng đá tiếng vàng ngân theo ai oán. Khách trên tiệc nghe không khỏi bùi ngùi rơi lệ.” Đến đây thì ta thấy không phải là cái trống bình thường mà tầm cỡ phải là trống đồng Ngọc Lũ. Mình giám chắc nghệ sĩ Nễ Hành đã hoá thân trong tiếng trống mà không hề bất mãn, chửi bới gì trong khi gõ trống. Thật là một nghệ sĩ kỳ tài.

    Gõ xong. Nễ Hành quay về với con người thực của mình.
    Thôi chết mẹ rồi. Mình đã thể hiện tài năng quá suất sắc. Thế này mà Tháo nó cất nhắc thì gay to. Đúng lúc đó tả hữu quát: Sao không thay áo?

    Thế là Nễ Hành cởi áo. Sau đó là tụt quần. Kéo lên. Cháy lên để mà toả sáng.

    haphuong207
     
  12. Foli

    Foli Lớp 11

    Nhẹ như lông hồng vậy

    Lã Bố giết Đinh Nguyên sao mà cứ nhẹ như lông hồng vậy, có lẽ trước khi chết 10s Đinh Nguyên chưa kịp nhận ra là mình sắp chết.
    Thế còn Lã Bố giết Đổng Trác thì sao?
    Sau khi cài cắm được quả bom hẹn giờ mang tên Điêu Thuyền vào trong cuộc, mâu thuẫn giữa Trác và Bố cứ lớn dần lớn dần và cái ngày Bố giết Trác tất yếu sẽ phải xảy ra. Việc Trác và Thuyền đưa nhau về My Ổ rồi có Lý Túc xuống lừa Trác về rồi bị Lã Bố xỉa cho một kích vào cổ, theo mình là hơi rườm rà không cần thiết.

    Lý do Lã Bố giết Đinh Nguyên và Đổng Trác như trong sách thì khỏi phải nói lại. Mình thấy còn một lý do khác mà người đọc chúng ta phải nhận thức được đó là : Lã Bố là tướng võ tài nhất, khoẻ nhất, mạnh nhất. Chính vì thế mà Bố muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết, có ai giám đánh lại Bố đâu.

    Sau khi bị vợ điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành về một cuộc tình vụng trộm, lão hàng xóm của mình kết thúc buổi cãi cọ bằng một câu:"Tao có bồ đấy, làm đ... gì được tao"

    Nếu chồng của ta (hay vợ của ta) đã ở với ta rồi mà vẫn còn là sao trong mắt các fan, có thể bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ bất cứ lúc nào thì cái thân ta rồi sẽ ra sao? còn ai để mà ta được mang cái thân trâu ngựa này ra mà hầu hạ, cung phụng sớm chiều?

    Nếu mỗi thành viên chúng ta mà có một ai đó muốn làm gì thì làm, không ai giám phản đối thì không biết TVE sẽ đi đến đâu về đến đâu?.

    Nếu chú Sam cũng muốn làm gì thì làm, giết ai, bỏ tù ai thì bỏ, thì cái thế giới này đi đến đâu về đến đâu?

    Sợ, sợ lắm một thế giới đơn cực bà con ạ, nơi cái cực đỉnh ấy nó muốn bỏ tù ai, muốn phán xét ai, muốn giết ai? Thôi thì cứ nhẹ như lông hồng vậy.

    haphuong207
     
  13. Foli

    Foli Lớp 11

    Tại sao Tào Tháo giết Dương Tu ?

    Thứ nhất,Tu đã cố ý đưa thông tin sai lạc.Trận đánh với Lưu Bị tại Nam Trịnh (Đông Xuyên),Tháo giao mật khẩu cho Hạ Hầu Đôn là Kê Cân,có nghĩa là gân gà,Tu đã thông tin cho binh lính thuộc quyền là Thừa tướng xuống lệnh rút lui nên sắm nắm hành trang chuẩn bị về.
    Thứ hai,Tu cố ý làm lộ bí mật công tác.Tháo dặn lính hầu là Thừa tướng hay nằm mê giết người,nên không được ai lại gần khi Tháo ngủ.Một ngày Tháo đang ngủ trong trướng,đạp rơi chăn,tên lính hầu thấy vậy nhặt chăn đắp lại cho chủ.Tháo vùng đứng lên tuốt kiếm chém bay đầu kẻ khốn khổ rồi trùm chăn ngủ tiếp.Lát sau Tháo ngồi dậy vờ khóc lóc :Ai giết tên hầu của ta thế này,rồi cho làm ma to.Ai cũng thương xót cho tên hầu,chỉ có Dương Tu cười khẩy:Thừa tướng không ngủ mê đâu,ngươi mới là kẻ ngủ mê.Lộ bí mật công tác của Thừa tướng.
    Thứ ba,Tu lợi dụng quyền tự do dân chủ.Khi Tháo đến xem việc sửa chữa cổng vườn phủ Thừa tướng,lấy bút đề chữ Hoạt vào cổng rồi bỏ về.Tốp thợ ngơ ngác không hiểu Thừa tướng muốn gì.Tu láu táu nói:Chữ Hoạt để bên cạnh chữ Môn (cửa) thành chữ Khoát nghĩa là rộng.Tốp thợ theo lời Tu sửa cổng hẹp lại.Chuyện chơi chữ là độc quyền của Thừa tướng mà Tu lại dám tự do hiểu ý thì...
    Thứ tư,Tu lạm dụng chức vụ quyền hạn.Khi Tháo muốn thử tài hai con là Phi và Thực,sai hai người ra cổng thành nhưng ngầm ra lệnh cho lính canh ngăn lại.Phi không qua được cổng đành trở về.Chỉ có Thực nhờ Tu bảo trước nên hiên ngang tuốt kiếm chém bay đầu quân canh để đi qua với lý do:Ta phụng mệnh Thừa tướng ai dám ngăn trở...Vậy Tu đã lạm dụng chức vụ của mình được ở bên Thừa tướng biết được thông tin và bán thông tin cho Thực gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
    Vậy Tu chết là phải lắm.Đâu có oan.

    buiquochuy
     
  14. Foli

    Foli Lớp 11

    Lưu, Quan, Trương trước hôm lần đầu được thăng chức

    Giặc Khăn vàng tan, Tào Tháo, Tôn Kiên, Chu Tuấn được phong chức, Lư Thực được khôi phục chức cũ đều đã đi nhận nhiệm vụ mới cả. Duy chỉ có Lưu, Quan, Trương vốn chẳng có ai giúp đỡ nên tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Một hôm, buồn cái sự đời, dạo phố gặp quan lang trung Trương Quân, kể hết sự tình. Quân vào tâu Thiên tử. Thiên tử hỏi hoạn quan. Hoạn quan triệu Lưu, Quan, Trương vào lên lớp một bài rằng:

    - Việc các ngươi đánh giặc là hoàn toàn tự đi tự đánh. Có ai sai khiến các ngươi đâu. Có các ngươi thì chợ cũng đông, không có các ngươi thì chợ cũng chẳng bỏ không phiên nào.

    Nghe thế Trương Phi đã trợn tròn mắt và nghiến răng kèn kẹt. Hoạn quan nói tiếp.
    - Các ngươi phải biết được rằng : Cái lớn nhất là xã tắc sơn hà đã sạch bóng giặc giã, bách tính muôn nơi đang một lòng phò Thiên tử. Dẫu có là con bướm què chân thì cũng phải biết đến cả đàn bướm đang tung tăng bay trong nắng mới. Dẫu có là cây cỏ thì cũng phải biết được : Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng, trổ hoa vàng bên suối để ong bay (*) thế mới gọi là một đệ nhất thần dân ...

    Đến đây thì Quan, Trương không thể chịu được nữa, cùng xọc tay vào thắt lưng mới chợt nhớ ra rằng gươm đã bị quân Cấm vệ giữ ở bên ngoài. Thấy vậy Lưu Bị liếc mắt và khẽ nói đủ nghe:

    -Hắn là quan của triều đình, các em chớ nên tự tiện giết hắn! (他是朝廷命官 ,岂可擅杀).

    Hoạn quan nói tiếp:

    - Nhưng xét thấy các ngươi có chút công. Ta sẽ tâu với Thiên tử cho các ngươi về làm quan uý huyện An Hỷ phủ Trung Sơn, Châu Định. Ngày mai phải đi ngay.

    Lưu Quan Trương lặng lẽ bước ra.

    (*) Cố nhà thơ Phạm Tiến Duật có được 2 câu này, một phần là do cũng đã đọc kỹ đoạn 3 anh em buồn tình dạo phố[​IMG]

    haphuong207
     
  15. Foli

    Foli Lớp 11

    Không thể nghe bằng 1 tai mà phải 2 tai bà con ạ [HR][/HR] Ngay từ những dòng đầu tiên của Tam Quốc. Nguyên nhân của một xã hội thối nát đều được quy cho Hoàn, Linh nhị Đế (推其致乱之由,殆始于桓、灵二帝.) Điều này dễ hiểu thôi. Truyện Tam Quốc là do nhân dân truyền miệng hàng trăm năm rồi mới được La Quán Trung sưu tầm kết nối lại thành tiểu thuyết. Thế thì nhân dân đổ tội cho Hoàn, Linh là phải rồi.

    Nếu truyện này do Hoàn, Linh nhị Đế viết (hoặc chỉ đạo viết) thì nguyên nhân chính là “dân thì gian mà quan thì tham, quan cũng từ dân mà ra. Nói tóm lại bao nhiêu thối tha đều do đám dân đen cả. Tất nhiên trừ Trẫm ra vì Trẫm là con Trời, không phải là dân”

    “Nào! Các người bảo ta giam cầm người hiền (禁锢善类) ư? Cái mà các người gọi là “Người Hiền” chẳng qua chỉ là một lũ nghịch thần. Nếu mà thả chúng ra, chúng sẽ tụ tập lại rồi nổi loạn, rồi phá nát cái cơ đồ 400 năm của Hán Cao Tổ”

    “Nào! Các người bảo ta tin dùng hoạn quan (崇信宦官) ư? Nói cho các người biết rằng: Việc ta ký sắc lệnh tống cổ Sái Ung về quê là do chính ta chứ không phải do ta nghe lời xiểm nịnh của Tào Tiết, Trương Nhượng... đâu. Các người kẻ nào biết chữ cứ đọc kỹ mà xem, có ai ký nháy trong đó đâu. Chính ta soạn thảo, chính ta ký! . Các người có biết tại sao không?”

    “Trẫm đã có cơ chế để góp ý phê bình Trẫm rất cụ thể và khoa học. Ở cấp thôn quê thì phải từ thấp Hương lý rồi cao dần đến Quan huyện rồi cao nữa đến Quan tỉnh rồi mới lên Triều đình. Còn ở trong Triều thì viết bài rồi bỏ vào hòm thư góp ý, để Trẫm muốn mở lúc nào thì mở, muốn xem lúc nào thì xem. Thế mà Sái Ung lại nói toạc móng heo thẳng cái phựt vào mặt Trẫm. Như thế không phải là góp ý với tinh thần xây dựng mà là chửi Trẫm, là khi quân. Tội ấy mà Trẫm không bỏ tù, không giết là may lắm rồi.”

    “Trẫm là con Trời. Cũng có lúc, có nơi Trẫm làm điều nho nhỏ không phải. Nhưng xét về tổng thể thì..."

    haphuong207
     
  16. Foli

    Foli Lớp 11

    Tào Tháo đãi ngộ Vân Trường [HR][/HR] Lại nói: Tào Tháo được Vân Trường thì suớng mê mẩn cả người. Còn hơn mỗi chúng ta tậu được con laptop đời mới nhiều lắm. Có một lần Tháo mời tất cả văn võ bá quan cùng uống rượu với Vân Trường. Trước khi vào tiệc Tháo có dặn dò các quan (cả văn cả võ) rằng:
    - Vân Trường đã là hàng tướng của ta. Nhưng các ông phải biết rằng ta kính trọng Vân Trường, yêu mến Vân Trường cũng như… đối với các ông vậy. Hôm nay ta mời các ông cùng dự bữa cơm vui. Ta lưu ý các ông rằng: Khi Vân Trường đã say thì cứ chạm cốc bình thường cho vui vẻ, nhưng không được ép Vân Trường uống nữa. Vân Trường khác hoàn toàn với cái thằng Dực Đức hũ rượu di động; Cũng chỉ vì Dực Đức ham mê rượu mà để mất Từ Châu.
    Đặc biệt ta biết có một vài chư vị có thói quen uống rượu xong là bắt tay. Khi người được mời (ép) không thể uống cạn chén thì không bắt tay nữa rồi :” Ông đã uống hết đ… đâu mà đòi bắt tay tôi!”. Thật là mất lịch sự, thật là vô văn hoá, thật là khốn nạn không hơn không kém.
    Từ nay trở đi cứ 3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày một tiệc to ta sẽ vui vẻ với Vân Trường. Nếu trong các ông, có ai đố kỵ ghen ghét rồi ép rượu, rồi nói năng thiếu văn hoá làm cho Vân Trường ức chế mà bỏ ta đi thì ta sẽ trị tội theo quân pháp. Phải làm sao cho Vân Trường đi ăn cơm khách mà vẫn thư giãn tự nhiên như ăn cơm với vợ con bạn bè vậy. Các ông phải đặc biệt lưu ý.

    Lại nói: Thấy ngựa của Vân Trường gầy quá, Tháo có ý định tặng ngựa Xích thố. Tuân Úc can rằng:” Thừa tướng tặng thêm cho ít vàng lụa là được rồi, tặng Xích thố thì tiếc lắm”. Tháo xuy nghĩ rất lâu rồi nói:” Đối với các ông, việc ta bố trí xe trạm đưa các ông đến nhiệm sở là rất tốn kém. Nếu ta quy việc ấy ra tiền mà trả cho các ông thì tiết kiệm được ngân sách cho nước nhà. Nhưng ông hãy nghĩ kỹ mà xem, một quan văn đầu ngành như ông, lương tháng 5 triệu quan, thế mà tiền phụ cấp xe cộ lại 9 triệu quan thì vô lý lắm. Các ông có nhiều tiền quá sẽ làm cho nhiều kẻ phấn đấu làm quan không phải để phụng sự đất nước mà chỉ loá mắt vì tiền. Hơn nữa đa phần dân chúng còn nghèo lắm. Ta đã quyết tặng Xích thố cho Vân Trường, đừng can ta nữa".

    haphuong207
     
  17. Foli

    Foli Lớp 11

    Đã vào đây đọc bài các bác. Mình xin đóng góp tài liệu này. Tuy là trích dẫn từ bài viết của người khác nhưng mình thấy cũng hay và nên tham khảo :

    Ngụy Diên ( Ngụy Văn Trường )

    Chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, bao lâu nay người ta đều cho rằng Ngụy Diên có xương phản chủ, là một nhân vật phản chủ. Bởi mưu phản cho nên bị Gia Cát Lượng giết, dường như là cái tội đáng chết. Tuy đã có người vì Ngụy Diên mà lật lại bản án đó, nhưng hình tượng phản tặc Ngụy Diên được khắc họa trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thực sự sâu đậm, khó có thể xóa bỏ nó ra khỏi tâm lý của người đọc.

    Tôi gần đây có tới Thành Đô họp, nhân tiện tới miếu Vũ Hầu thăm thú, thấy hai bên hành lang Thục Hán văn thần vũ tướng biết bao nhiêu người, nhưng duy nhất không có tượng của Ngụy Văn Trường (Ngụy Diên). Hỏi nguyên do vì sao, người hướng dẫn viên nói: Bởi Ngụy Diên là phản thần, nên không có tượng. Tôi đang muốn tìm những người quản lí miếu Vũ Hầu để nói chuyện chân tướng của lịch sử, sau đó có người nói với tôi: Đồng chí Đặng Tiểu Bình năm 1963 đã đến thăm miếu. Trước hành lang văn thần vũ tướng, ông có nói như sau: “Những tượng đặt ở đây, đáng có thì không có, không đáng có thì lại có, như Ngụy Diên nên có thì lại không có” (xem trong Tứ Xuyên nhật báo ngày 27 tháng 2 năm 1997 “Đồng chí Tiểu Bình, công nhân Vũ Hầu từ nhớ người”). Tôi nghe xong lời đó đành thở dài mà bỏ ý định đi tìm người quản lý của miếu Vũ Hầu. Sau khi về Thượng Hải, không cam lòng, quyết lấy bài văn này để giải án oan cho Ngụy Diên!

    1. Quân sự kỳ tài Ngụy Diên

    Xuất thân và lí lịch không rõ ràng “Tam Quốc Chí – Ngụy Diên truyện” nói về Ngụy Diên như sau “Người Nghĩa Dương, dẫn bộ khúc cùng với tiên chủ vào Thục” Nghĩa Dương huyện (nay ở phía tây bắc thành phố Tín Dương Hà Nam) thuộc Quận Nam Dương Kinh Châu. Bộ khúc theo “Hậu Hán thư. Bách quan nhất” nói “Phàm lĩnh quân đều có bộ khúc, đại tướng quân doanh gồm có ngũ bộ, bộ hiệu úy một người, sánh hai nghìn thạch, quân tư mã một người, sánh nghìn thạch. Dưới bộ có khúc, trong khúc có quân hầu một người, những tướng quân khác, xếp vào việc chinh phạt, không có viên chức, cũng có bộ khúc, tư mã, quân hầu làm lĩnh binh”. Có thể thấy bộ khúc chính là biên chế ba cấp ở trong quân đội của nhà Hán. Những năm cuối thời Đông Hán, hình thành việc cát cứ của thế gia hào tộc, địa chủ là chính. Những tập đoàn quân phiệt lấy việc kiến lập bộ khúc để tổ chức quân đội của mình, bộ khúc trở thành lực lượng vũ trang của các tập đoàn cát cứ.

    Ngụy Diên lấy bộ khúc cùng Lưu Bị nhập Xuyên, địa vị tuy không cao, nhưng vẫn hoàn toàn là dòng chính trong quân đội của Lưu Bị, chứ tuyệt đối không phải là hạng hàng tướng. (Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có nói Ngụy Diên là bộ tướng của Lưu Biểu, sau đó giết Hàn Huyền, hiến Trường Sa cho Lưu Bị, hoàn toàn là chuyện bịa đặt). Vì “Có được chiến công, thăng làm Nha môn tướng quân” Tam Quốc chí quyển 40 “Ngụy Diên truyện”

    Kiến An năm thứ 22 đến năm thứ 24, Lưu Bị dùng Pháp Chính làm mưu thần, Sau một thời gian đoạt được một địa khu rất quan trọng từ tay Tào Tháo là Hán Trung. Từ đó, thế Tam quốc đỉnh lập mới chính thức hình thành. Lưu Bị tự xưng làm Hán Trung Vương, biểu thị cùng đối chọi với triều đình của Tào Tháo. Không lâu sau, Lưu Bị trở về Thành Đô, trước khi đi “Phải có tướng giỏi đến trấn Hán Xuyên”… Vì sao Lưu Bị lại coi trọng việc tuyển tướng trấn thủ Hán Trung như thế?

    Địa khu nắm giữ cơ bản của Thục Hán là bồn địa Tứ Xuyên, lấy bình nguyên Thành Đô làm trung tâm. Hán Trung nằm giữa Quan Trung và Ba Thục. Nằm trong khu vực giáp ranh giữ hai địa khu lớn, Thục quốc nhằm đảm bảo an toàn căn cứ địa của mình, phải có trọng binh nắm giữ nơi hiểm yếu tiếp giáp giữa ta và địch.

    Về tầm quan trọng của Hán Trung, người đời sau cũng có nhiều luận thuật. Dương Hồng từng nói với Gia Cát Lượng : “Hán Trung là yết hầu của Ích Châu, việc tồn vong vốn nằm ở đó, nếu không có Hán Trung ắt không có Thục, đấy cũng chính là cái họa từ cửa vào vậy (Tam quốc chí quyển 4, Dương Hồng truyện). Hoàng Quyền cũng nói :”Nếu mất Hán Trung tức Tam Ba dao động, đây cũng chính là hại tay của mình vậy” (Tam quốc chí quyển 43 Hoàng Quyền truyện). Thanh nhân Cố Tổ Vũ có nói “Hán Trung phủ phía bắc nhìn Quan Trung, Nam che Ba Thục, Đông tới Tương Đặng, Tây khống chế Tần Lũng, hình thế quan trọng bậc nhật” Cố Tổ Vũ (Độc sử phương và kỷ yếu quyển 56) . Tào Ngụy nếu chiếm lĩnh được Hán Trung, ắt hẳn sẽ làm uy hiếp tới Ba Thục. Năm Kiến An thử 20, Tào Tháo bình Trương Lỗ “Phá Hán Trung, khiến người Thục kinh hoảng” “Trong Thục một ngày kinh sợ tới mười lần, Bị tuy ở xa nhưng cũng không được yên”. (Tam Quốc chi,í quyển 14 “Lưu Diệp truyện” dẫn chú “Phó tử”)

    Thục quốc nếu như chiếm cứ đất này, không những bảo vệ được Kiếm Các, Thành Đô an toàn, càng có thể làm căn cứ địa để Bắc phạt. Đối với Thục Hán mà nói, sự quan trọng của Hán Trung hoàn toàn không hề kém gì Kinh Châu. Cho nên Lưu Bị không thể nào không tính toán cho kỹ càng được. Những vị tướng có tiếng dưới trướng của Lưu Bị có Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung. Lưu Bị coi trọng nhất là Quan Vũ, nhưng Quan Vũ hiện đang trấn thủ Kinh Châu không thể rời khỏi phòng khu cũ. Chức trách chính của Triệu Vân là quản Nội sự. chủ quản các việc ở trung cung của Lưu Bị. (Tam Quốc chí quyển 36 “Triệu Vân truyện” dẫn chú “Vân biệt truyện”). Hoàng Trung tuy dũng mãnh hơn người nhưng dẫu sao thì tuổi cũng đã cao. Mã Siêu tuy uy danh hiển hách, lại thêm một điều Mã Siêu là tướng quy hàng. (Tam Quốc chí quyển 40 Bành Dương truyện). Lưu Bị không thể tín nhiệm được. Trước tình hình đó, dường như người trấn thủ Hán Trung không ai khác ngoài Trương Phi. “Mọi người ai cũng cho là tất ở trong tay Trương Phi, Trong lòng Phi cũng nghĩ rằng thế”. Nhưng ra ngoài dự đoán của mọi người “Tiên chủ đề bạt Diên trấn thủ Hán Trung, Trấn Viễn tướng quân, Hán Trung thái thú”.

    Lưu Bị không để ý tới tình cảm của Trương Phi và nghị luận của Toàn quân mà lại phá cách tuyển dụng Ngụy Diên. Điều đó không những phản ánh tài năng chỉ huy quân sự kiệt xuất của Ngụy Diên mà còn phản ánh tới việc Ngụy Diên được Lưu Bị tín nhiệm. Nếu như Ngụy Diên “Sau não có xương phản chủ” thì có nhận được trọng chức như thế này không ?

    Học theo việc Lưu Bang đăng đàn bái Hàn Tín làm tướng. Lưu Bị trong cuộc đại hội quần thần để phong Ngụy Diên làm Hán Trung đốc, lại cố ý trên yến tiệc hỏi Ngụy Diên “Nay đã giao cho khanh trọng nhậm, ý khanh định thế nào ?” Diên đáp rằng “Nếu Tào Tháo kéo cả thiên hạ tới, thì mời đại vương tới địch lại, nếu đem mười vạn quân tới, thần xin vì đại vương mà diệt sạch” Tiên chủ khen hay, “(Tam Quốc chí Ngụy Diên truyện). Đương nhiên truyện nói những lời khoa trương thì ai cũng nói được, thế nhưng Ngụy Diên trấn thủ Hán Trung đã có được những công tích như thế nào?

    Tam Quốc chí Khương Duy truyện nói: “Tiên chủ lưu Ngụy Diên trấn thủ Hán Trung, đều là lấy binh ở vòng ngoài mà ngự địch, nếu như địch tới tấn công, tất không được thể xâm nhập, làm công cho việc hưng thịnh thế nước, Vương Bình kháng cự lại Tào Tháo cũng là dựa trên chế độ này” Sau này Khương Duy trấn thủ Hán Trung, thì cho rằng bộ hạ của Ngụy Diên tuy hợp với Chu Dịch là có thể nắm giữ cửa trọng yếu nhưng chỉ có thể bảo đảm việc không mất đất mà không thể giết địch được, bèn thay đổi chiến sách của Ngụy Diên là phòng thủ bên ngoài, bỏ những cứ điểm ngoài Hán Trung, lui quân trấn thủ Hán, Lạc hai thành mà thôi. Lấy phương châm giấu kín tinh lực, dẫn dụ địch vào sâu trong nội địa, còn cho rằng đây chính là thuật “diệt địch tận gốc”,,,

    Hầu như tất cả các sử gia đều cho rằng việc Khương Duy điều chỉnh chiến thuật quân sự là một sai lầm nghiêm trọng, là mầm hoa cho việc sau này Hán Trung thất thủ, Thục quốc diệt vong. Quách Doãn Đạo trong “Thục giám” đã nhận xét về điều này cực kỳ chính xác. “Cửa của Thục, chỉ mình Hán Trung. Khương Duy thoái binh đồn trú ở Hán Thọ, mà triệt hết binh ở Hán Trung, thế hiểm tự mình nhổ đi. Về sau, Chung Hội thẳng đường mà tiến tới (...) Hỡi ôi, vì Khương Duy mà Thục mất vậy!"

    Từ đó có thể thấy rằng người được tuyển chọn của Gia Cát Lương tài năng thực là kém xa Ngụy Diên. Ngụy Diên trấn thủ Hán Trung 15 năm, thế nhưng Hán Trung vẫn vững như bàn thạch, không để một binh một tốt nào của địch xâm nhập. Người tiếp nhận là Vương Bình hoàn toàn làm theo những phương lược đã được sắp đặt từ trước của Ngụy Diên, cũng là lấy ít thắng nhiều, đánh bại được Tào Sảng khi mang tới hơn mười vạn quân. Khương Duy nhanh chóng thay đổi quyết sách và bộ hạ của Ngụy Diên, trực tiếp dẫn tới sự diệt vong của Thục Hán. Tài của Ngụy và Khương ai hơn ai kém thực chỉ cần nhìn qua cũng đủ thấy! Càng thêm thấy rằng việc biết người và dùng người của Lưu Bị thực là cao hơn Gia Cát Lượng rất nhiều.

    Ngụy Diên dũng lược hơn người, tung hoành chốn sa trường, tới đâu là địch tan tác tới đó, có thể xưng là thiện chiến vô địch. Phía Tào Ngụy, trừ Tư Mã Ý ra thì không có ai là đối thủ với Ngụy Diên. Thục Hán Kiến Hưng năm thứ 8 (Công nguyên năm 230) Ngụy Diên xuất binh “Tây vào Khương Trung, Ngụy Hậu tướng quân Phí Dao, Ung Châu thích sử Quách Hoài cùng đánh nhau ở Dương Khê, Diên đại phá quân của Hoài” (Tam Quốc chí quyển 40 “Ngụy Diên truyện”). Lần chiến dịch này, tuy không có Gia Cát Lượng chỉ huy, chỉ có mình Ngụy Diên đơn độc lĩnh quân tác chiến. Đối thủ của Ngụy Diên là Quách Hoài, một trọng tướng ở Quan Tây trong chính quyền Tào Ngụy được xưng là “Tinh tường vạn sách”. Quách Hoài từng đánh bại Mã Tốc “Đập tan Liêu Hóa, bắt giữ Cú An” (Tam Quốc chí quyển 26 Quách Hoài truyện)... Cho dù có là Gia Cát Lượng cũng phải nể sợ vài phần, nhưng Ngụy Diên một tay cũng có thể đại phá được quân của Hoài.

    Ngoài ra, trong vài lần Bắc phạt của Gia Cát Lượng, Ngụy Diên cũng lập được không ít những chiến công hiển hách (Tam Quốc chí Gia Cát Lượng truyện). “Hán Tấn Xuân Thu” có chép: “Tuyên vương (chỉ Tư Mã Ý) trên đương Án Trung gặp Lượng, Lượng sai Ngụy Diên, Cao Tường, Ngô Ban chống cự, phá tan địch, lấy được giáp hơn 3000 bộ, khôi đen hơn 5000, cung giáp hơn 3100 cây” trong sử có nói Tư Mã Ý sợ Thục hơn sợ cọp, cái chữ Thục này e rằng không chỉ đơn thuần là Gia Cát Lượng mà có thể còn có cả Ngụy Diên nữa.

    Nếu lấy việc trị quân mà luận thì Ngụy Diên cũng đối đãi rất tốt với quân sĩ, trong khi Trương Dực Đức chuyên lạm dụng hình phạt, không thể so với Diên được. Về việc này, Diên giống với Quan Vũ hơn nhiều (Tam Quốc chí quyển 36 - Trương Phi truyện). Từ đó có thể thấy Ngụy Diên thống lĩnh đại quân, giết địch chém tướng, trị quân có sách lược hơn người, không thua kém gì Quan Vũ, Trương Phi, những đại tướng hàng đầu của Thục Hán.

    Gia Cát Lượng lần đầu Bắc phạt, Ngụy Diên đề xuất chủ kiến đi từ Tí Ngọ Cốc bất ngờ đánh úp Trường An: “Nghe Hạ Hầu Mậu chưa từng xuất trận. Thừa tướng hãy cho tôi năm nghìn tinh binh tới Bao Tượng, theo đường Tí Ngọ Cốc mà qua phía Bắc, rồi tới Trường An. Nghe tin tôi tới nhanh, ắt Mậu sẽ lên thuyền mà bỏ chạy. Khi đó, tôi từ phương Ðông Bắc tới, còn Thừa tướng theo đường Tà Cốc kéo tới từ Hàm Dương thẳng qua phía Tây thì chỉ một trận là xong hết. Khổng Minh cười: “Kế tuy hay song rất nguy, chẳng thà đi đường lớn, có thể lấy được lấy được Lũng Hữu, ấy mới là kế sách vạn toàn” (Tam Quốc chí quyển 40 Ngụy Diên truyện dẫn chú - Ngụy lược) và không nghe theo ý kiến của Ngụy Diên.

    Việc tranh luận giữa chiến lược Bắc phạt của Gia Cát Lượng với Ngụy Diên làm cho rất nhiều sử gia đời sau nảy sinh hứng thú, và tranh luận không ít. Một số học giả cho rằng, Ngụy Diên hiến kế chính mình xuất lĩnh năm nghìn tinh binh từ Bao Tượng, Tí Ngọ Cốc mà đánh về Trường An, Gia Cát Lượng xuất lĩnh đại quân ra Tà Cốc, cùng gặp nhau tại Trường An, thực là “kỳ mưu”. Như thế từ Hàm Dương thẳng qua phía tây chỉ một trận là xong hết.

    Giá như Gia Cát Lượng dùng kế đó rất có khả năng cuộc Bắc phạt đã thành công, chỉ tiếc rằng Gia Cát Lượng cẩn thận tới mức gần như nhát gan. Một số sử gia khác thì ủng hộ mưu lược của Gia Cát Lượng cho rằng “Chẳng thà đi bằng đường lớn, có thể lấy được Lũng Hữu”, cho là Tí Ngọ Cốc tuy là đường tắt, nhưng khả năng thành công là cực nhỏ. Lý do phản đối gồm có bốn điều: Một là, Tí Ngọ Cốc đường xá hiểm trở, tính rủi ro là cực lớn, nếu như quân Ngụy chặn giữ được cốc khẩu. Nhẹ tất mất công mà không được việc, nặng tất toàn quân bị diệt. Hai là, Hạ Hầu Mậu chưa chắc đã rời thành chạy trốn, Ba là, cho dù có tấn công được Trường An chưa chắc đã giữ được, Bốn là, nếu như thất bại thì lại là một tổn thất lớn cho binh lực của Thục quân (vốn đã không đủ).

    Rốt cuộc bốn điểm nghi vấn ở trên có đủ sức để đứng vững hay không? Tôi cho rằng kể cả từ góc độ chiến lược chiến tranh lâu dài giữa Thục và Ngụy, hay là từ bản thân chiến dịch này mà xem xét, thì đều không thể đứng vững được.

    Đầu tiên, đường Tí Ngọ tuy hiểm trở khó đi, nhưng thực tế rất ít người đi kiểm tra thực địa đó. Cho dù có đi kiểm tra thực địa cũng không thể bảo đảm rằng con đường đó ngày nay giống với đường thời Tam Quốc được. Ngụy Diên dù sao đi chăng nữa vẫn là một vị đại tướng, một thời gian dài đã trấn thủ ở Hán Trung, đối với một dải Hán Trung tất nhiên phải rất rõ, cho nên phán đoán của Ngụy Diên tất nhiên sẽ là chính xác. Đối với việc quân Ngụy có đặt sẵn phục binh hay không, chúng ta cũng có thể xem xét một số sử liệu trong Tam Quốc chí. Tam quốc chí Gia Cát Lượng truyện viết : “Ban đầu, quốc gia (ở đây chỉ Tào Ngụy) cho rằng trong Thục chỉ có Lưu Bị, Bị nay đã chết, ắt vài năm không có tiếng, nên không hề có dự phòng, nay nghe Lượng xuất binh, triều đình đều lo lắng”. Điều này có thể nói lên rất rõ rằng, lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng này có đầy đủ tính bất ngờ và cả sự bí mật, Ngụy quốc về mặt quân sự, vật lực, thậm chí đến cả tinh thần để chuẩn bị cũng đều không có, làm sao có thể đặt phục binh ở một nơi hoang sơn dã địa không người qua lại như thế?

    Điểm thứ hai: Hạ Hầu Mậu chưa chắc đã bỏ thành mà chạy đi. Đây lại cũng là một điểm phỏng đoán không hợp tình lý. Hạ Hầu Mậu là hạng người như thế nào? Tam Quốc chí - Hạ Hầu Đôn truyện chú dẫn Ngụy Lược chép rất rõ: Người này là con trai của danh tướng nước Ngụy là Hạ Hầu Đôn, Tào Tháo đem con gái là Thanh Hà công chúa gả cho. “Văn đế từ nhỏ cùng với Mậu thân thiết, khi kế vị liền phong làm An Tây tướng quân, Trì tiết, Đô đốc Quan Trung. Mậu vốn không có vũ lược, Khi ở Tây, thường nuôi ca kỹ, nạp thiếp, công chúa từ đó mà không hợp với Mậu”. Có thể thấy Hạ Hầu Mậu chỉ biết nuôi kỹ nữ và nạp thiếp, thu thập tiền tài. Mượn cái váy là con rể mà làm được tới chức Đô đốc Quan Trung, hoàn toàn là loại điển hình cho những kẻ ăn bám, vô năng. Ngụy Diên biết rõ điều này, cho nên mới khẳng định: “Mậu nghe Diên tới, ắt lên thuyền mà bỏ chạy”, điều này là hoàn toàn có lý.

    Điểm thứ ba là Thục quân “Cho dù có công được Trường An, chưa chắc đã giữ được”. Đây là vấn đề đáng quan tâm nhất. Tôi cho rằng Hạ Hầu Mậu ham sống sợ chết, vốn không biết dụng binh, bằng khả năng lão luyện của Ngụy Diên, biết địch biết ta, có thể nói là đã nắm chắc phần thắng trong tay. Huống hồ Gia Cát Lượng lần đầu tiên Bắc phạt, mang theo hơn mười vạn đại quan, binh lực “nhiều hơn giặc (chỉ quân Ngụy). Tam Quốc chí quyển 35 Gia Cát Lượng truyện, chú dẫn Hán Tấn xuân thu. Viên tử viết: ...Khi đó Triệu Vân, Ngô Nhất, Mã Đại, các danh tướng vẫn còn, rợ Hồ, Khương ở Quan Tây đều đã được chiêu phục trở thành một cánh tay hỗ trợ. Gia Cát Lượng, Ngụy Diên thay nhau xuất lĩnh chủ lực quân hội sư ở Đồng Quan. Sau đó Ngụy Diên cùng phối hợp với Gia Cát Lượng chiếm lấy Lũng Hữu, như thế tám trăm dặm Tần Xuyên, Hàm Dương về phía tây đích thực là chỉ cần một trận mà định được.

    Kỳ thực mưu lược của Ngụy Diên cũng đã có người từng làm rồi. Trong chiến tranh Sở Hán, Hàn Tín làm đại tướng quân “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” sau đó chủ lực đánh về Đồng Quan, tách quân vượt Lũng sơn, từ Hán Trung hướng tới Kỳ sơn phối hợp tạo thành thế gọng kìm mà tấn công Lũng Hữu. Cao Tổ (Lưu Bang) còn định được Tam Tần, một lần mà định được Quan Trung. Hàn Tín dụng binh tuy mới nhìn tưởng là nguy hiểm nhưng thực chất là diệu kế vô cùng. Kế của Ngụy Diên vốn biến hóa từ kế sách mà Hàn Tín định Hán Trung, nhưng thế dũng mãnh thì hơn hẳn Hoài Âm Hầu (Hàn Tín). Tướng giỏi mưu lược như thế mà Gia Cát Lượng không dùng, trái lời di mệnh của tiên chủ mà dùng kẻ bất tài như Mã Tốc, thực đáng làm cho người ta phải tiếc nuối!

    Còn điểm thứ tư: “Nếu như thất bại thì lại là một tổn thất lớn cho binh lực của Thục quân (vốn đã không đủ)". Đây quả thực là một lý do hoang đường vô cùng. Thử hỏi xưa nay, làm gì có ai dùng binh mà không hề không mang tính mạo hiểm đây? Viên, Tào quyết chiến ở Quan Độ, Tào Tháo không thèm chú ý tới đại doanh của mình, dẫn khinh kị hỏa thiêu kho lương ở Ô Sào. Hoàn toàn là đặt vào chỗ chết mà sống vậy. Đặng Ngải vượt qua Âm Bình, so với kế hoạch của Ngụy Diên còn nguy hiểm hơn gấp trăm lần. Kết quả cuối cùng cũng thắng lợi, lại còn chỉ một lần mà tiêu diệt được chính quyền Thục Hán, càng quan trọng hơn khi đó Thục Hán thế lại đang yếu, về quân lực hay tiền tài đều không thể nào bằng được Tào Ngụy, Lấy Thục yếu mà đi đánh dài lâu với Ngụy, sử dụng chiến lược tiêu hao chiến, trận địa chiến hoàn toàn không phải là thượng sách. Gia Cát Lượng lần thứ nhất Bắc phạt nên đánh địch ở chỗ không phòng bị, xuất kỳ chế thắng, một lần mà công hạ Trường An. Lấy ít mà địch nhiều chẳng xuất kỳ chế thắng lại còn định dựa vào việc thận trọng mà đánh địch thì từ xưa tới nay chắc không có một tiền lệ nào.

    Kỳ thực, mưu lược quan trọng ở chỗ kỳ chính tương hợp với nhau, Gia Cát Lượng dụng binh chỉ thấy chính mà không thấy kỳ. Gia Cát Lượng cho rằng “Nên từ đường lớn” “thẳng lấy Lũng Hữu” thực ra đó chỉ là việc thận trọng để đánh chiếm. Nhưng việc thận trọng này của Gia Cát Lượng cũng là tự mình đánh mất thời cơ chiến lược để thắng địch, hình thành thế Thục yếu đánh với Ngụy mạnh ở Lũng Hữu sóng đôi mà đánh trận, là trúng phải mẹo của Ngụy.

    Việc “thẳng lấy Lũng Hữu” tức là việc bỏ yết hầu mà đánh vào chỗ không hề đau nhức gì. Nếu như một lần không thắng nổi ắt sẽ đánh cỏ động rắn. Đợi tới lần thứ hai Gia Cát Lượng Bắc phạt thì quân Tào Ngụy đã sai trọng binh trấn thủ ở Trần Thương, Quan Trung rồi. Quan Trung tuyệt đối không thể lấy được nữa, mưu kế của Ngụy Diên cũng coi như là tiêu tan...

    Điều này chẳng trách được Ngụy Diên “thường cho Lượng là hèn nhát, hận tài của mình không được dùng hết” Tam quốc chí quyển 40 Ngụy Diên truyện… Tôi mỗi lần đọc tới đây, không tránh khỏi gấp sách lại mà cảm khái. Tôi cho rằng việc nói “sách lược của Ngụy Diên tuy là mạo hiểm, một khi gặp bất lợi, quân Thục sẽ gặp tổn thấy lớn,chỉ sợ hơn 10 vạn quân Thục đều rơi vào đất chết”…. (Trần Ngọc Bình “Luận tướng lược của Gia Cát Lượng” theo Học báo của Đại học sư phạm Quý Châu) 1992. Đó hoàn toàn là việc quái ngôn đàm luận mà không hiểu gì tới binh lược. Cho dù Ngụy Diên có bị trúng mai phục ở Tí Ngọ cốc đi chăng nữa tổn thất cũng chẳng qua chỉ có vài ngàn người mà thôi, thế mà Khổng Minh tấn công Kỳ Sơn, mất Nhai Đình, đại bại dưới tay Trương Hợp, thử hỏi xem người chết liệu có dưới vạn người không đây?

    Ngụy Diên tài kiêm văn võ, dũng mãnh hơn người. Sau khi Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu mất đi. Ngụy Diên là một viên đại tướng siêu quần tuyệt luân trong đám tướng lĩnh của Thục quân. Khi Gia Cát Lượng Bắc phạt “Thục binh lương tướng tinh nhuệ ít” Tam Quốc chí quyển 35 Gia Cát Lượng truyện. chú dẫn Hán Tấn xuân thu, “Viên Tử” …. Thế mà đối với một vị tướng tài như Ngụy Diên, Gia Cát Lượng từ đầu tới cuối đều không chịu giao cho trọng trách. “Diên mỗi lần cùng Lượng xuất quân, đều xin cho binh vạn người, cùng với Lượng đi khác đường mà gặp nhau ở Đồng Quan, như việc của Hàn Tín, Lượng đều không chịu” Tam Quốc chí quyển 40 Ngụy Diên truyện. Kỳ thực đối với tài năng quân sự của Ngụy Diên Gia Cát Lượng không phải là không hay, nhưng tại sao lại không tận dụng kỳ tài như thế ? Những nguyên nhân sâu xa trong đó thật đáng để quan tâm. Gia Cát Lượng từ khi rời khỏi Long Trung tới giờ có thể coi là thuận buồm xuôi gió, từ một kẻ “chỉ mong bảo toàn tính mạng thời loạn, không cầu vang tiếng nơi chư hầu” . Một bước nhảy vọt lên nắm được chức Thừa tướng thống lĩnh đại quyền của Thục quân.

    Khi Lưu Bị “Nếu đứa con này có thể phù, thì phù, nếu như bất tài, quân hãy thay nó” Tam quốc chí quyển 35 Gia Cát Lượng truyện. Trước lời hứa này với Lưu Bị. Gia Cát Lượng chỉ còn cách đế vị trong gang tấc. Gia Cát Lượng nếu muốn lên ngôi, tấy phải lập được quyền uy và lòng tin vô cùng cao ở trong triều đình Thục Hán, mà nếu muốn đạt được mục đích đó trước hết phải kiến lập được công lao hiểu hách. Nếu như việc Bắc phạt thành công, Gia Cát Lượng công cao cái thế không ai có thể sánh bằng, cũng không ai có đủ khả năng để ngăn cản việc thay nhà Hán mà xưng đế. Việc Bắc phạt chính là vốn liếng để cho Gia Cát Lượng có thể đăng cơ, nên việc chỉ huy quân Bắc phạt nhất định phải nắm chắc ở trong tay của mình. Ngụy Diên nếu lập được chiến công thì nhất định phải nằm dưới quyền chỉ huy của mình, phải là kết quả của sự thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng. Nhưng Ngụy Diên tính kiêu căng lại muốn “noi gương Hàn Tín”: một mình thống lĩnh quân đội, một mình một hướng, điều này trong mắt của Gia Cát Lượng xem ra đó chính là việc thoát khỏi sự “lãnh đạo” của mình. Cùng tranh đoạt công lao Bắc phạt. Điều đó đương nhiên không được sự đồng ý của Gia Cát Lượng rồi

    Trần Thọ đối với Gia Cát Lượng rất sùng bái, đánh giá về Gia Cát Lượng cực cao. Nhưng lại nói tới chuyện Gia Cát Lượng Bắc phạt chưa giành được thắng là “Các tướng thời nay, không có ai như Thành Phụ,(tướng tài của nước Tề thời Xuân Thu) Hàn Tín, cho nên công nghiệp suy bại, đại nghĩa chẳng tới nơi vậy!” Đối với lời nói này của Trần Thọ tôi không dám tán đồng. Mọi người đều nói Tiêu Hà phù tá Lưu Bang mà thành được nghiệp đế, là nhờ có Hàn Tín làm tướng. Nhưng Hàn Tín vốn chỉ là một kẻ tầm thường bên phía Hạng Vũ, chẳng qua chỉ là chức Chấp kích lang trung, Bởi Tiêu Hà có tuệ nhãn hiểu thấu được anh tài, tiến cử với Lưu Bang, mới làm cho Hàn Tín được đăng đàn bái tướng, có cơ hội thi triển tài năng của mình trên vũ đài chính trị. Tài năng quân sự của Ngụy Diên hoàn toàn không kém gì Hàn Tín cả, Lưu Bị cũng là một vị đế vương vô cùng giỏi dùng người, tuyển chọn Ngụy Diên làm Hán Trung đô đốc, giao cho trọng trách, thực có ý muốn bồi dưỡng Ngụy Diên thành một đại tướng quân, nhưng Gia Cát Lượng đối với Ngụy Diên lúc nào cũng có ý cản trở, không dùng vào việc lớn.

    “Kiến Hưng năm thứ sáu Lượng xuất quân ra Kỳ Sơn, có danh tướng như Ngụy Diên, Ngô Nhất. Chúng luận đều cho rằng ắt sẽ làm tiên phong. Nhưng Lượng lại đề bạt Mã Tốc thống lĩnh đại quân phía trước, đánh nhau với Trương Hợp ở Nhai Đình, bị Hợp đánh tan, Sĩ tốt li tán Lượng tiến lên không có đường đành lui về Hán Trung Tam Quốc chí quyển 39 Mã Lương phụ đệ Tốc truyện. Có thể thấy Thục Hán hoàn toàn không phải không có tướng tài, thậm chí cũng không ít tướng có tài quân sự như Hàn Tín, thế nhưng Gia Cát Lượng không thích hạng người như Ngụy Diên, từ đầu tới cuối thường nghi ngờ mà không sử dụng. đây cũng chính là Gia Cát Lượng tự đánh mất cái lòng độ lượng lớn của một nhà chính trị. Với lòng dạ hẹp hòi như thế liệu sự nghiệp Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể thành công được hay không ? Cho nên lời của Trần Thọ là “thời nay không có danh tướng như Hàn Tín…” là lời nói hoang đường mà thôi


    kaiten1509
     
  18. mangden

    mangden Lớp 2

    Đọc Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung tôi có một cảm nhận là thân phận con người ở thời kỳ ấy giống như cỏ rác. Đó là một cuộc chiến vô nghĩa, chả có bên nào thắng và người thua cuộc chính là người dân. Tên tuổi của những người mà lâu nay người ta gọi là anh hùng rốt cuộc được xây nên từ xương máu của những người dân vô tội.
     
    pho xua thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này