Nhận định Tản mạn: Quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối - Patrick Modiano

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi trangle0109, 1/9/15.

Moderators: Cát Cát
  1. trangle0109

    trangle0109 Lớp 2

    Quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối.(Patrick Modiano)
    Dịch giả : Trần Bạch Lan
    Khi nghĩ đến tuổi trẻ người ta hay nghĩ đến sự nhiệt tình, vui tươi , đầy ắp những ước mơ và hoài bão. Nhưng đây lại câu chuyện buồn về một góc khuất của cái thời mà ai cũng có đó.
    Bối cảnh là một quán cà phê, nơi có những người trẻ và cả những người đã từng trẻ, điểm chung của họ đó chính là sự mơ hồ, hoài nghi, cô đơn, trống rỗng và cả tiếc nuối. Những ai đi qua cái thời ấy rồi đều phải công nhận rằng không ít thì nhiều chúng ta đều đã từng có cảm giác như thế. Có thể bạn sẽ không bắt gặp hình ảnh hay kỷ niệm của mình trong câu chuyện nhưng dưới ngòi bút của mình tác giả đã miêu tả nội tâm của các nhân vật một cách sâu sắc đến khó tin và bạn rùng mình vì nó làm bạn cảm giác được lại chính xác những gì mà bạn nghĩ mình đã quên.
    Có phải những người trẻ là những người lạc lõng nhất không? Đâu đó trong một cuốn sách có lý giải, vì sao tụi trẻ bây giờ hay thức rất khuya, không bao giờ chịu đi ngủ sớm, có phải vì chúng sợ cái cảm giác trống rỗng đến lạ kỳ mỗi khi nhắm mắt để chờ giấc ngủ đến, nên thành ra họ phải chơi, xem phim, nói chuyện đến khi mòn mỏi, đầu óc không nghĩ được gì nữa thì mới chịu lăn ra ngủ?..Chắc là vậy!
    Bọn nhóc nhỏ thì hoang mang với chình mình vì khi thì thấy bản thân mình thích cái này khi thì lại thích cái khác. Nhưng được cái nhiệt tình.
    Lớn thêm chút nữa biết được mình thích gì, muốn gì thì lại sợ bản thân mình không đủ khả năng rồi lại tiếp tục hoang mang không biết nên theo đuổi hay từ bỏ. Một vài người mạnh mẽ trong số đó sẽ theo đuổi bằng mọi giá nhưng khi mệt mỏi lại tự hỏi rằng liệu mình có thật sự thích nó hay không? Còn những người từ bỏ thì luôn tự hỏi mình “nếu ngày ấy mình quyết tâm thì sẽ ra sao?”..Tóm lại họ vẫn hoang mang đấy thôi.
    Trưởng thành hơn chút nữa khi nghĩ rằng mình đã có được thứ mình muốn thì mới ngẩn người vỡ lẽ “Thì ra!Không phải thứ mình cần”, một vài người sẽ cay đắng nhận ra mình đã bỏ lỡ những thứ quá quan trọng vậy là họ “THÀNH CÔNG TRONG HỤT HẪN”. Theo bản năng họ lại loay hoay chấp vá, bù đắp cái lỗ hỗng đó, có những người không bao giờ tìm lại được mảnh ghép khi xưa đành ngậm ngùi tiếc nuối, một số người may mắn tìm lại được mảnh ghép ấy nhưng rồi họ nhận ra qua thời gian mảnh ghép lẫn cái lỗ hỗng ấy đã biến dạng và dù có chấp vá như thế nào thì nó vẫn mãi mãi không liền lạc lại được như xưa. ĐÓ LÀ KHI TA TRẺ! Người ta cứ mãi loay hoay với chính mình để rồi đến khi hiểu được rằng ta phải chấp nhận những lỗ hỗng ấy tồn tại mãi mãi không bao giờ lắp đầy được, đừng cố gắng tu sửa nó làm gì mà hãy cố mà chấp nhận chúng , khi đó ta nhìn lại ta, TA GIÀ!
    Người ta hay nói hãy lựa chọn và sống một cuộc đời không hối hận, còn tôi nói hãy lựa chọn và sống một cuộc đời ít hối hận nhất có thể.
     
  2. minhanh1288

    minhanh1288 Leader 1000QSV1TVB

    “Ở quán cà phê những tuổi trẻ lạc lối” và những mảnh vỡ ký ức

    Vô tình đọc được bài bình về tác phẩm “Quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối”, nên cũng muốn viết đôi điều cảm nhận của bản thân về tác phẩm này.

    Ngay từ cái tên của tác phẩm đã cho người đọc một cảm giác hoang mang và vô định, để rồi khi đọc lại càng thấm đẫm cảm giác mù mịt của “lạc lối”. Đọc tác phẩm này, tự nhiên có đôi chút liên tưởng về tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng” của Lê Lựu. Hai tác phẩm có thể nói không giống nhau về bối cảnh, cốt truyện, xây dựng nhân vật hay bất kỳ chi tiết nào, thế nhưng xuyên suốt hai tác phẩm lại cho người đọc một cảm giác giống nhau. Một cảm giác khó đặt tên, trống rỗng trong quá khứ của chính mình trở thành cảm xúc chủ đạo cho tác phẩm: “Trong cái cuộc đời đôi khi với ta thật giống một vùng đất rộng lớn hoang vu không biển chỉ đường này, ở giữa tất tật những đường hội tụ ảo và những chân trời đã mất, ta những muốn tìm các điểm mốc, dựng ra một dạng sơ đồ để không còn cảm giác mình phải lèo lái vô hướng nữa. Thế nên, ta dệt những kết nối, ta cố biến những gặp gỡ chẳng may trở nên vững chắc hơn”. Nó là một sự nuối tiếc hoài niệm đầy day dứt về tuổi trẻ đã qua, về tình yêu, về sự cháy bỏng nhưng cũng là những nuối tiếc kế tiếp nối tiếc.

    Tuổi trẻ, quãng thời gian đẹp nhất của đời người, tràn đầy nhựa sống nhưng lại chính là quãng thời gian con người bồng bột nhất, dễ phạm sai lầm nhất. Có những sai lầm chỉ đôi chút ảnh hưởng nhưng lại có những sai lầm làm người ta chạy trốn không ngừng nghỉ. Để rồi khi nhìn lại, họ lại tự rút ra rằng “đó là lợi thế của việc hơn người khác những hai mươi tuổi: họ không biết gì về quá khứ của bạn. Và ngay cả khi họ đặt cho bạn vài câu hỏi lơ đãng về đời bạn cho đến thời điểm ấy, thì bạn vẫn có thể ngụy tạo ra toàn bộ. Một cuộc đời mới. Họ sẽ chẳng đi kiểm tra đâu. Bạn càng kể về nó, cái cuộc đời trong tưởng tượng đó, thì những bụm lớn không khí tươi mát càng lướt ngang qua cái chốn kín bưng khiến bạn ngạt thở suốt lâu nay”.Tác giả không xây dựng một cốt truyện liền mạch từ đầu đến cuối, không có 1 câu chuyện xuyên suốt, mà ngược lại nó là những mảnh vỡ của những mảnh đời người trẻ. Có chăng chỉ là quán cà phê góc phố được lấy làm bối cảnh xuyên suốt, được nhắc đến trong tất cả những mảnh vỡ cuộc đời ấy, bởi vì, ở nơi tối tăm nhỏ bé giữa thành phố Paris hào hoa ấy, họ đã từng xuất hiện trong cuộc đời nhau. Trên một khía cạnh nào đó, quán cà phê tạp nham ấy chính là tâm hồn người trẻ, vừa ồn ào huyên náo, vừa tối tăm nhưng lại có những góc lặng yên lạ thường, lại có những góc tối không bao giờ chạm tới.

    Khi mới bắt đầu đọc những trang đầu tiên của truyện, có thể sẽ có người không đủ nhẫn nại đọc tiếp bởi vì không hiểu câu chuyện sẽ dẫn tới đâu. Khởi đầu tưởng như một truyện trinh thám vì bắt đầu bằng điều tra, nhưng khi đến phần tiếp theo lại sang một nhân vật khác, và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng nếu tiếp tục nhẫn nại đọc, cảm nhận và đặt chính bản thân mình vào vị trí những nhân vật trong truyện thì tự nhiên sẽ thấy, nó thật cuốn hút. Có lẽ, những ai đã bắt đầu đi qua cái được gọi là tuổi trẻ, để bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời thì lại càng cảm nhận được rõ hơn bao giờ hết cái tư tưởng của tác phẩm.

    Cũng giống như sự hồi tưởng của mỗi người, không đầu không cuối, không có nút thắt cũng chẳng có cao trào, “Quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” cứ từ từ trôi như một thước phim quay chậm về muôn mặt cuộc sống. Câu chuyện khép lại giống như quán cà phê đóng cửa tự bao giờ chẳng ai biết chính xác.
     
  3. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Hay..
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này