Tập hợp sáng tác của Thuận

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi assam1719, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    Xin giới thiệu với các bạn một tập hợp những sáng tác của Thuận - nhà văn nữ hiện sống tại Pháp.
    Tôi hơi băn khoăn khi lưa chọn đăng trong mục văn học trong nuớc. Bởi lẽ tác giả tuy là nhà văn nguời Việt nhưng sống ở nước ngòai, có các tác phẩm về cuộc sống đuơng đại ở Pháp.Tuy nhiên trong các tác phẩm tôi giới thiệu ở đây, phần Việt vẫn nhiều hơn nên tôi chọn văn học trong nước để đăng.

    Dưới đây là hai bài giới thiệu đăng trên evan về 2 tiểu thuyết mới của Thuận: ChinaTown và Paris 11 tháng 8 nhằm giúp các bạn có thêm thông tin truớc khi đọc tác phẩm.
    Mong rằng các bạn sẽ có những phút thỏai mái trong ngày Tết

    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     
    tran ngoc anh, Tilia and gatungtung93 like this.
  2. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    Chinatown - Phố Tàu


    Tiểu thuyết mới xuất bản của Thuận - nhà văn nữ sinh năm 1967. Dương Tường viết lời giới thiệu.

    Tên sách: Chinatown - Phố Tàu (tiểu thuyết)
    Tác giả: Thuận (tác giả tiểu thuyết Made in Vietnam và một số truyện ngắn)
    Nhà sách Kiến Thức liên kết với Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, tháng 2/2005
    Sách dày 230 trang, khổ 13x19 cm, giá bìa: 32.000 đồng.

    Lời giới thiệu

    Chinatown. Tên gọi những khu phố hay những cụm khối phố tập trung Hoa kiều hoặc phần lớn cư dân là Hoa kiều. Phố Tàu - Chinatown có ở hầu hết các thành phố lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Ở ta, cụ thể ở Sài Gòn, có một Chinatown, trước kia thuộc loại lớn nhất châu Á, là Chợ Lớn, nhưng chỉ gần đây, người ta mới làm quen với từ đó. Chinatown hồ như đã trở thành biểu tượng của tha hương.

    Chinatown của Thuận, theo những gì ăng-ten tôi bắt sóng được, là một cuốn tiểu thuyết về thân phận tha hương theo nghĩa rộng nhất của từ này. Thời gian của câu chuyện được kể lại bắt đầu từ lúc "đồng hồ đeo tay chỉ số mười" và kết thúc khi "đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai". Giữa khoảng đó, suốt hai tiếng đồng hồ bị kẹt cùng đứa con trai 12 tuổi tại một ga xe điện ngầm ngoại ô Paris vì một túi du lịch vô chủ được phát hiện quanh đó khiến người ta nghĩ "âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt như thế này chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều", người kể chuyện, một phụ nữ Việt Nam tha hương, một Việt kiều bất đắc dĩ mấp mé tứ tuần, mặc sức thả mình vào những hồi ức và những suy nghĩ miên man về thời đi học, về những ngang trái của thế sự và hoàn cảnh khiến cuộc tình và hôn nhân của mình đâm dở dang bất hạnh, về đứa con trai chỉ mơ đến khi 18 tuổi sẽ được mang ba quốc tịch Việt, Pháp và Trung Hoa (mà vẫn vô tổ quốc!), về trăm thứ chuyện khác...

    Ngổn ngang và tung tóe như những mảnh của một trò chơi ghép hình, không chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không đứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng. Và luôn luôn nghe thấy một bè ẩn, đúng hơn, một undertone day dứt. Nó giống như âm hưởng của câu hỏi đau đớn mà Paul Gauguin dùng đặt tên cho một kiệt tác cuối đời của ông: D"où venons-nons? Que sommes-nous? Où allons-nous? (Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là cái gì? Chúng ta đi đến đâu?)...

    Dương Tường

    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    dongmai, sadec2, machine and 11 others like this.
  3. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    Paris 11 tháng 8

    Tiểu thuyết của nhà văn Thuận về trận nóng cướp đi sinh mạng gần 15.000 người Pháp năm 2003.

    Tên sách: Paris 11 tháng 8
    Tác giả: Thuận
    Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2005

    Paris 11 tháng 8 là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Thuận. Bằng cách hành văn mới lạ, độc đáo, Thuận tạo được ấn tượng mạnh với độc giả người Việt sống trong và ngoài nước. Paris 11 tháng 8 được viết trên sự kiện có thật là trận nóng năm 2003, kéo dài trong nhiều ngày mà đỉnh điểm của nó là ngày 11/8. Trận nắng nóng này đã cướp đi sinh mạng gần 15 nghìn công dân nước Pháp - một nước của nền văn minh ánh sáng.

    Paris 11 tháng 8 nói về hai nhân vật nữ, hai nhân vật đi từ Hà Nội và gặp nhau tại Paris. Họ là hai con người hoàn toàn khác biệt, một Mai Lan xinh đẹp, quyến rũ từng làm diễn viên nổi tiếng khi còn trong nước, một Liên từng làm cán bộ công đoàn, xấu xí “mặt nổi mụn như bánh đa kê”, đã vậy “mắt gườm gườm” như một vũ khí tự vệ. Dựa trên hai nhân vật nữ chính và những thân phận tha hương từ các nước như Cuba, Libăng... Nhà văn Thuận đã chỉ ra cho bạn đọc thấy phía sau “xã hội hậu-tư-bản viên mãn” đấy thực chất là gì.

    Nhà văn Thuận sinh năm 1967, sống tại Pháp, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Pyatigorsk (Nga), Cao học Đại học Paris 7 và Đại học Sorbonne. Chị là tác giả của những cuốn tiểu thuyết Made in Vietnam, Chinatown và Paris 11 tháng 8. Ngoài ra, chị còn viết truyện ngắn và tiểu luận.


    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     
    hylap201 and QuangHai like this.
  4. gatungtung93

    gatungtung93 Mầm non

    thanks hehe
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thấy “khu phố Tàu” mới nghĩ: có những người Việt gốc Hoa, sau một thời gian ở Việt Nam, qua thế hệ của ông bà thì đã không còn nói được tiếng Hoa, trở về Hồng Kông chẳng hạn, thì báo chí lại gọi là “gốc Việt”. Vừa đúng mà cũng vừa sai. Không cách gọi nào thỏa đáng hết.
    Lại cũng những con người gốc Hoa đó, nếu từ Việt Nam di cư qua Úc hoặc Mỹ (không phải về lại Trung Hoa) thì mặc nhiên là Việt Kiều, bản thân họ có thể luôn ý thức được nguồn cội của mình ở xa phía trên Hà Giang lắm, nhưng thứ tiếng họ nói, họ nghĩ trong đầu, họ dạy cho con họ bên cạnh tiếng Anh hoặc tiếng sở tại khác là tiếng Việt; dải đất họ nhớ về là dải đất hình chữ S; dân tộc họ nói về họ với người nước đó là người Việt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/10/19
  6. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Vấn đề này phải nói về “người gốc Hoa” và cả “người gốc Việt”.

    Có một đoạn Wiki nói như thế này:
    “Thực tế là, người Việt gốc Hoa hiện nay vừa giao tiếp thành thạo tiếng Việt với người bản xứ, trong khi vẫn sử dụng tiếng Hoa trong các giao dịch nội bộ. Thông thạo được tiếng Việt là điều rất khó tìm thấy ở các thế hệ người Hoa trước đây. Có thể thấy một ví dụ hình ảnh sinh động: ở thời điểm 2015, một cô cháu gái ở một gia đình gốc Hoa sẽ nói tốt tiếng Việt lẫn Hoa, còn người ông hoặc bà của cô ấy chỉ có thể giao tiếp bằng tiếng Hoa trong khi tiếng Việt bập bẹ rất hạn chế. Điều đó không hề nói lên rằng chính quyền Việt Nam chủ ý muốn "đồng hóa" người gốc Hoa, đó đơn giản chỉ là hảo ý mong muốn cập nhật tiếng bản xứ (Việt ngữ) cho cộng đồng gốc Hoa, để giúp họ hòa nhập tốt nhất vào xã hội mà không gặp bất cứ trở ngại nào về ngôn ngữ, đó là quyền lợi chính đáng mà người Việt gốc Hoa đáng được hưởng. Vả chăng việc cập nhật và sử dụng tiếng Việt không hề làm mất đi ngôn ngữ Hoa trong các thế hệ trẻ người Hoa, họ vẫn sử dụng và thực hành tiếng Hoa tại gia đình hoặc trong các giao tiếp hội nhóm nội bộ, hoặc quy củ hơn là tham gia một lớp Hoa văn ở một trung tâm ngoại ngữ. Tiếng Việt cũng là ngôn ngữ dung nạp và sử dụng khoảng 60% từ vựng có nguồn gốc Trung Quốc (từ Hán Việt) nên cũng tạo nên sự gần gũi tương đồng và thích nghi giữa cộng đồng gốc Hoa và người Việt bản địa.”
    Trích dẫn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người Hoa họ luôn giao tiếp bằng tiếng Hoa khi ở nhà và bất cứ khi nào bên ngoài họ tiếp xúc bằng tiếng Hoa họ sẽ giao tiếp bằng tiếng Hoa. Việc này bạn sẽ gặp bất cứ ở đâu như Singapore, Malaysia... chứ không riêng gì ở quận 5 (Chợ Lớn xưa).

    Họ vẫn là “người gốc Hoa”, họ nhớ về ông cha họ đến dãy đất chữ S để lập nghiệp. Dù họ có quốc tịch khác nhưng họ vẫn còn CMND (Passport Việt) nên họ là Việt Kiều và vẫn là người Việt. (Vẫn có một số người Hoa từ Campodia về VN chưa có quốc tịch VN nữa)

    “Người gốc Việt” thật sự phải mở thêm 1 chủ đề nữa đễ nói cho đầy đủ:
    1. “Người gốc Việt” không muốn giao tiếp bằng tiếng Việt tại bất cứ nơi đâu họ sinh sống. Họ nói tiếng ngoại ngữ dù họ biết đối phương giao tiếp tiếng Việt (Tiếng Lào, Khmer, Thái, Anh...)
    2. Trong gia đình họ nói tiếng Việt, ông bà nói ông bà nghe. Thế hệ con cháu hiểu nhưng trả lời bằng ngoại ngữ—-> Ông bà không hiểu.
    3. Họ không muốn ai xung quanh biết họ là người Việt.
    Vấn đề “người gốc Việt” cần dẫn chứng nhưng với tinh thần thượng tôn pháp luật và không bàn về vấn đề khác, mong nhận được nhiều ý kiến thực tế.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Rất mong @TĐT có thêm nhiều ý kiến về “gốc Việt” hoặc “gốc Hoa”. Mình xin dẫn chứng về trường hợp ông bạn của mình để có thêm chất liệu bàn luận:
    Bạn mình họ Trần, có ông bà của ba bạn ấy gốc ở bên Tàu. Bạn ấy thì không biết nói tiếng Tàu nữa. Năm 11 tuổi, được ông nội rước qua bên Mỹ sống, sau khi tốt nghiệp đại học bên đó thì về lại Cần Thơ. Nói bên đó không thích bằng, không quen với tụi Tây… mình cũng không biết có thật sự là không nói chuyện được với người ta không. Bây giờ bạn đó nói tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt, một số từ bạn ấy nói tiếng Anh để hỏi mình tiếng Việt là từ nào vậy? Nhưng rõ ràng là không biết tiếng Tàu và chỉ nói về nguồn gốc (thấy họ Trần nên được hỏi) của mình là như vậy chứ luôn tự nhận là người Việt (mẹ Việt mà). Thích nói chuyện với người Việt hơn.
     
  8. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Một số ý kiến cá nhân mình về vấn đề này:
    1. Bạn “người gốc Hoa” này có mẹ người Việt, từ nhỏ không sống trong một gia đình với ông bà là người Hoa. (Bạn này không nói tiếng Hoa) >< Gia đình người Hoa luôn dùng tiếng Hoa để giao tiếp nên con cháu của họ từ nhỏ đã nói tiếng Hoa.
    2. Mẫu giáo và tiểu học, bạn này theo học trường người Việt, 11 tuổi là đã học xong cấp 1. Sang Mỹ du học như bao nhiêu học sinh hiện nay. >< Khi con cháu họ đi học sẽ ưu tiên học tại những trường có số giờ dạy tiếng Hoa nhiều và được học viết chữ Hoa, bên cạnh đó còn có các con em các gia đình người Hoa khác theo học chung. Quan trọng là các học sinh ở đây vẫn giao tiếp được tiếng Hoa và phản xạ ngôn ngữ “Mẹ đẻ” là tiếng Hoa (Trong đàm thoại tiếng Việt họ thường không biết một số từ Việt và họ dùng song ngữ Việt - Hoa).
    3. 11 tuổi dù được ông biết nói tiếng Hoa đưa sang Mỹ du học vẫn không thể nào học được tiếng Hoa vì bạn này phải học tiếng Anh để kịp theo học tại các trường trung học, dù thời gian này có sống chung với gia đình là người Hoa và giao tiếp tiếng Hoa. Môi trường học và giao tiếp xã hội hoàn toàn bằng tiếng Anh thì bạn này giỏi tiếng Anh bằng chứng là đã tốt nghiệp đại học.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này