Trà phiếm Tết Đoan ngọ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi 4DHN, 18/6/18.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân


    Có nghen bác ơi...

    Từ điển Trần Văn Chánh
    ĐOAN
    ① Đầu, đầu mối, đầu mút: 兩端 Hai đầu; 尖端 Mũi nhọn;
    ② Lúc khởi đầu: 開端 Bắt đầu, khởi đầu; 法者,治之端也 Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử);
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Từ điển tôi dùng không ghi nhận nghĩa ấy.
    ② Lúc khởi đầu: 開端 Bắt đầu, khởi đầu; là khai đoan chứ đoan chỉ có nghĩa là đầu mối thôi

    upload_2018-6-21_19-14-39.png
     
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    mtB Từ Điển Hán Việt
    Hán Việt: ĐOAN

    1. ...
    2. mở đầu; lúc khởi đầu; bắt đầu (sự việc)。(事情的)开头。
    发端
    bắt đầu
    开端
    mở đầu
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như tôi đã nói 发端 - phát đoan- bắt đầu; 开端 - khai đoan- mở đầu
     
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nó là từ đơn đã có nghĩa là bắt đầu rồi. Hai từ ghép kia là từ mở rộng.
    (事情的)开头。 là giải nghĩa của nó đấy.
    Nếu bác không chấp nhận từ đơn đó thì bác dịch câu này thế nào: 法者,治之端也 Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử)?
    Bác tra và dùng từ điển lạ vậy?
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/6/18
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    法者,治之端也 Pháp giả, trị chi đoan dã: Luật pháp là đầu mối của việc trị dân bác ạ.
    Người dịch cứ tự ý thêm vào cho dễ hiểu, VD 'pháp dịch' là luật pháp, nhưng có khi lại sai ý của người ta.
     
  7. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Chuyện cúng quảy quê mình cũng có tục lệ coi ngày 5.5 lành nhất nên ai cũng tắm để mong khoẻ mạnh.

    Ngày mồng 5 mọi người hay đi hái lá về phơi khô để nấu nước uống, gọi là lá mồng 5.
    Mình cũng có một thời huy hoàng chờ mồng năm bưng thau nước ra ngoài trời để qua 12h tắm cho hết ghẻ :D.

    Sau đó cùng đám bạn lên núi, lên đồi hái lá mồng năm đen về phơi uống quanh năm, mọi người nói hái lá gì cũng lành cả nhưng mình thì cứ chọn lá vằng, lá chè, lá trơơng, lá sim, lá mốc, lá hà thủ ô... làm tới.
    Ai cũng bảo lá mồng 5 tốt nên uống lấy uống để, mình thì thấy đắng quá nhưng vì tốt nên cố mà uống cho hết bệnh, chắc hết để ghẻ =)).

    Giờ về quê vẫn được uống lá mồng 5, tuy nhiên vị đã ngon hơn ngày xưa bởi kỷ niệm thời thơ ấu tràn đầy trong đó + level xài đồ đắng của mình đã tăng theo năm tháng.

    Nhắc đến lá trơơng mà nhớ món thịt trâu xào lá trơơng quá, món ăn đặc biệt, vị đặc biệt quê 'miềng' :D

    1000 năm đô hộ giặc Tàu chỉ đất miền Bắc thôi Anh ơi, theo em nhớ Bình Trị Thiên là nhờ công chúa Huyền Trân mới có sau này, còn từ Đà Nẵng trở vô là nhờ nhà Nguyễn mới có, dân miền Nam mới có lịch sử 300 năm thì lấy đâu ra ngàn năm cho bên Tàu đô hộ? :D.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/6/18
    Trúc Quỳnh Đặng and 4DHN like this.
  8. Mokocchi

    Mokocchi Lớp 7

    Trong Nam vẫn có cơm rượu mà.

    Đến ngày này mình chỉ khoái ăn bánh ú. :D

    Hồi nhỏ có lần một lượt 20 cái.
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản thân từ ĐOAN nó đã có nghĩa đó rồi. Từ điển bác không có không hẳn là nó không có.
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Hồi xưa cũng khoái nhưng giờ tự dưng bớt thèm mấy món ngọt này, thậm chí cũng không còn muốn ăn. Gần 10 năm trở lại đây sở thích ăn uống của mình thay đổi hẳn rõ rệt luôn.:confused:
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngoài Bắc không có vụ tắm nhân ngày Đoan Ngọ. Không có vụ bắt con thằn lằn (thạch sùng). Tất nhiên mọi vùng sẽ có sự giống nhau, nhưng lại có một số điểm khác nhau. :D
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trời ạ. Thời kỳ 1000 năm đô hộ giặc Tàu kết thúc vào thế kỷ thứ 9 hay 10 gì đó. Khi đó chưa có miền Nam. Đất Việt đến đèo Ngang là hết. Trong 1000 năm đó văn hóa Việt gốc mai một và thay bằng văn hóa Tàu, nhất là tầng lớp cao.

    Người Việt trong Nam là người Việt di cư, khi di cư họ mang theo văn hóa Việt 2.0 (vào thế kỷ 14, một đợt nữa là thế kỷ 16, 17), theo thời gian đã có bản sắc riêng nhất là thời kỳ mấy trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh. Hai miền không có giao lưu văn hóa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/6/18
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Người chấm dứt 1000 năm đô hộ là Ngô Quyền (năm 938). Còn trong 1000 năm đó có nhiều cuộc phản kháng: Hai Bà Trưng (TK thứ 1), Bà Triệu (TK thứ 3), giai đoạn này văn hóa Việt gốc vẫn đậm nét với chế độ mẫu hệ. Những cuộc phản kháng tiếp theo là Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương (TK thứ 6), Mai Hắc Đế (TK thứ 8)... toàn là đàn ông, chứng tỏ chế độ phụ hệ đã được thiết lập.
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa nãy dùng điện thoại nên không tiện lắm cho việc search google. Nên viết lại cho rõ hơn:

    1000 năm Bắc thuộc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn các cuôc di cư của người Việt vào Nam:

    Thời nhà Trần, với cuộc hôn nhân của Huyền Trân Công Chúa vào đầu thế kỷ thứ 14 thì đất Việt thêm châu Ô (Quảng Bình, Quảng Trị), châu Lý - hay Rí (Thừa thiên - Huế). Thêm đất thì cần thêm dân, thêm quan, thêm lính để quản lý, khai thác.

    Thời kỳ 9 chúa Nguyễn (bắt đầu từ thế kỷ thứ 16) thì đất Việt thêm phần của Chiêm Thành (từ Hải Vân vào đến Bình Thuận), Chân Lạp (phần còn lại không kể Tây Nguyên). Chúa Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) gốc Thanh Hóa cho nên tùy tùng, quân sỹ là người Thanh, đi qua Nghệ tuyển thêm nữa cho nên người Nam là chủ yếu gốc Thanh - Nghệ. Trong cuộc Trịnh phân tranh, nhà Nguyễn vì thiếu người nên đã có những cuộc tập kích vào Thanh, Nghệ bắt thêm lính. Tổ tiên Nguyễn Huệ (gốc Nghệ) cũng vào Nam trong những cuộc tập kích dạng này.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác nói rất đúng, không có trong từ điển không phải là nó không có. VD những từ: thu giá, gửi giá, chuẩn men... chắc là không có trong từ điển nào cả.
    Trở lại VD của bác: 法者,治之端也 Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử)
    Thực ra đây là 1 câu dịch sai ngữ pháp. Luật pháp là 1 danh từ (ghép đẳng lập), khởi đầu là 1 động-danh từ nên không thể so sánh được. Muốn chính xác phải nói: Luật pháp là sự khởi đầu của việc trị dân. Nhưng như thế lại thừa chữ. Sự khởi đầu=đầu (mối)=đoan
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trích dẫn 1 bài báo

    Về nguồn gốc Tết Đoan ngọ
    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết diệt sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
    Trong ca dao Việt Nam cũng có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm”.
    Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm? Tết Đoan ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch?
    Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”.
    Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.
    Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004).
    Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living).
    Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).
    Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…
    “So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008).
    Nhìn lại lịch sử, suốt một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”).
    Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm.
    Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa thêm 2.0 vào ... mang theo văn hóa Việt... nhé. Đã sửa trong comm phía trên.

    1.0 là văn hóa Việt gốc.
    2.0 là văn hóa Việt sau 1000 năm đô hộ giặc Tàu.
    3.0 là văn hóa Việt sau 100 đô hộ giặc Tây.
    Nhờ bạn @khiconmtv đánh giá văn hóa Việt bây giờ là 3. mấy? :D
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Hiện tại lai tạp Mỹ Pháp Nhật Hàn nhưng lại chẳng đâu tới đâu nên tầm 3.6 nhưng BETA thôi...:lmao:
     
    nguyennhut082013, hungbc1010 and 4DHN like this.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng rồi. Nếp cái hoa vàng vẫn ngon hơn. Nhưng nếp cẩm lại có màu sắc hơn nên nhiều người thích mua hơn. Hôm qua, chợt nhớ đến là vợ cũng có mua món đó nên lục tủ lạnh lấy ra một bát (chén) làm đạo cụ, và ăn luôn vì từ hôm mua quên mất chưa ăn. :)
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu có dịp về quê phiền DS chụp hình những thứ lá này nhé. Nhất là cây mồng 5, vằng, trơơng, mốc nữa. Các cây chè, sim, hà thủ ô thì rõ rồi.
    Cuối tháng này anh sẽ đi Nha Trang chơi một tuần, sẽ lưu ý vụ tắm ngày 5-5, xem dân Nha Trang ngoài tắm biển có tắm nước lá không?

    Nói về tắm lấy may, ngoài này chỉ có nấu nước lá cây mùi (ngò) già - già đến mức có trái non, để tắm tất niên trong chiều 30 Tết. Ấn tượng về mùi nước nấu cây mùi già mạnh đến mức nó trở thành mùi Tết, ngửi thấy là cảm thấy không khí Tết rồi.
     
    deathshine thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này