Hoàn thành Thạch Lam tuyển tập (2004)

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi ryuuha9999, 12/10/19.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. ryuuha9999

    ryuuha9999 Lớp 11

    [​IMG]

    THẠCH LAM TUYỂN TẬP

    Xuất bản: NXB Văn Học năm 2004
    Sơ lược tiểu sử:

    Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Bút danh chính là Thạch Lam. Ngoài ra, ông còn có các bút danh khác như Việt Sinh, Thiện Sỹ.

    Thạch Lam sinh ra tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Bố là công chức quê gốc ở Quảng Nam, làm việc tại Lào. Sau khi bố mất, mẹ theo ông nội ra làm tri huyện ở Cẩm Giàng (Hải Dương), vì vậy Thạch Lam có nhiều kỷ niệm tại quê hương mới này. Ông là anh ruột với Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long).

    Sau khi thi đỗ trường cao đẳng tiểu học, Thạch Lam học trường canh nông một thời gian, sau học trường Anbe Xarô (Hà Nội), đỗ tú tài phần thứ nhất, rồi ra làm báo với các anh của mình.

    Năm 1932 tham gia ban biên tập tuần báo "Phong hóa", sau đó tham gia thành lập tổ chức Tự lực văn đoàn. Hầu hết các tác phẩm của Thạch Lam đều in tải trên báo "Phong hóa", "Ngày nay", sau đó mới in thành sách.

    Tuy là cùng tham gia báo "Phong hóa", Tự lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Khải Hưng, Hoàng Đạo, ông có khuynh hướng tiến gần tới chủ nghĩa hiện thực và tình cảm nghiêng hoàn toàn về người nghèo khổ, thông cảm chân thành với các cảnh ngộ éo le. Nhiều sáng tác của Thạch Lam có xu hướng tiến bộ tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn trong thời kỳ mặt trận dân chủ...

    Thạch Lam mắc bệnh lao và mất tại Yên Phụ (Hà Nội) ngày 28-6-1942, khi vừa 32 tuổi.

    Các tác phẩm chính: "Gió đầu mùa" (Tập truyện ngắn, 1937); "Nắng trong vườn" (Tập truyện ngắn, 1938); "Ngày mới" (Truyện dài, 1939); "Theo dòng" (Bình luận văn học, 1941); "Sợi tóc" (Tập truyện ngắn, 1942); "Hà Nội băm sáu phố phường" (Bút ký, 1943) và một số truyện ngắn thiếu nhi khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/19
    lnd123, NQK, Minhtoan29 and 4 others like this.
  2. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11


    Không biết cuốn xuất bản năm 2004 này có khác gì so với "Thạch Lam tuyển tập" tái bản năm 2015 không, chứ cuốn tái bản này đã có trong Thư viện ở chỗ này nè:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    @ryuuha9999 thử tải về và so sánh với cuốn của bạn, kẻo làm lại mất công.
     
  3. ryuuha9999

    ryuuha9999 Lớp 11

    Cuốn đó chỉ có truyện ngắn thôi (mà còn vài truyện chưa có), các phần còn lại (truyện dài, bút ký, bình luận văn học) thì hoàn toàn không có luôn, nên mình mới định làm cuốn này.
     
  4. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Mình cũng thích Thạch Lam lắm lắm. Gửi mình phụ cho phần Bình Luận Văn Học nha. Với lại, tải cái ebook kia về, xong mấy cái truyện ngắn á Hà, mình có thể hiệu đính và bổ sung dựa trên file pics đang có theo text hiện có đó cho nó đỡ nhọc hơn chút nào hay chút nấy nà Hà, hihi. ^.^ Fighting! ^.^
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  5. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Xin lỗi @ryuuha9999. Ngàn lần xin lỗi. Hồi nào giờ cứ tưởng là tái bản thì phải thêm nhiều nội dung hơn, ít lỗi hơn bản cũ (Chí ít cũng phải đủ như bản cũ). Hóa ra thấy dzậy mà không phải dzậy. Mình hơi bị lạc hậu rồi. Tái bản bây giờ phải hiểu là tái gầu gân sách, không dính dáng gì đến tái cả.
     
    Caruri Tlkd and chumeo_di_hia like this.
  6. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Gói 3: HN 36 Phố Phường, thấy có nhiều người làm rồi mà bạn. Xin đưa mốt số link:
    TVE: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    wiki: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ...
     
  7. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    @quang3456 bác Quang ơi, em hỏi tý ạ, em đang đọc và làm truyện dài "Ngày Mới" của Thạch Lam nè, thì thấy có đoạn vầy:

    Mẹ Trường giở gói lê, táo, từ nãy vẫn để nguyên, lấy dao gọt vỏ:
    - Thứ này bây giờ cũng đến năm, sáu hào một cân, nhỉ bà nhỉ?
    Bà Hai trả lời dung dị, ra vẻ không quan tâm đến:
    - Tôi cũng chẳng biết nữa. Ấy, cháu ở nhà nó mua đấy. (Rồi bà nhìn cân lê, táo, gật gù cái đầu). Dễ cũng như thế. Bây giờ cuối kỳ tầu nên hoa quả đắt lắm.

    ** tại sao cuối kỳ tầu thì hoa quả lại đắt ạ, và kỳ tầu ở đây là nghĩa gì bác hén? ** :D em chưa rõ lắm ạ, mong được bác giải đáp dùm giúp em nè ^.^ em cám ơn bác nhiều nhiều! :p

    và đoạn nữa, vầy:

    Ăn cơm sáng xong, bà phán gọi Trường bảo:
    - Chiều hôm nay đằng bà Hai có kỵ, tối con lại ăn cỗ.

    ** có kỵ, ăn cỗ có tương đương nghĩa là nhà có đám giỗ như trong em hay nói không bác nhỉ? ** hihi.

    Dạ, tạm thời em có 2 thắc mắc thế thôi bác ạ :"> có chi gặp nữa em update tiếp nhờ bác giải đáp hộ ạ :D hihi ^.^
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi đoán cuối kỳ tầu là kỳ tầu hỏa chạy từ Vân Nam, chở hoa quả sang bán ở VN. VD 10 ngày có 1 chuyến thì mấy ngày cuối sẽ khan hiếm hoa quả TQ như lê, táo.
    Có kỵ tức kỵ nhật đúng là có ngày giỗ. Kỵ nhật hay húy nhật là 1 cách gọi ngày giỗ hồi xưa.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ăn cỗ là ăn tiệc ấy, cỗ bàn thì không chỉ có giỗ mà đám cưới đám ma, hội hè này nọ đều có thể ăn cỗ được, không cứ là giỗ chạp.
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhắc đến kỵ nhật, húy nhật lại nhớ 1 bài ca dao VN:
    Bữa rày mồng tám tháng ba
    Chính thị húy nhật, thực là giỗ anh
    Bát cơm, đĩa cá, lưng canh
    Nắm gạo, hạt muối, xin anh hãy về
    Vợ này là vợ chính thê
    Phải đời chồng trước thì về ngửi hương
    Giỗ này hết khó, hết thương
    Hết trông, hết đợi, hết đoạn trường khúc nhôi
    Hết buồn rồi lại sang vui
    Tiết phu tiết phụ được như tôi mấy người?
    Nhất tuần mời, nhị tuần mời
    Ba năm nay tôi không chửa, đã sướng đời anh chưa?
    Bây giờ tôi được, anh thua
    Cho tôi sinh năm đẻ bảy, tôi mua cho ngàn vàng
    Vợ chồng đồng tịch, đồng sàng
    Đồng sinh đồng tử, giỗ chàng hôm nay
    Tại đông quy đông! Tại tây quy tây!
    Anh đừng về nữa, nỏ có chi đây mà về!​
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  11. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Haha, nói thiệt với Ca luôn á, thời hiện đại - dịch vụ mí ăn chơi giải trí của dân tình lên ngôi rồi, giờ chỉ thiếu đám đầy tháng dog là chưa thấy người làm cỗ thôi đó :D còn lại từ đám cưới (đám cưới giờ cũng lắm đám cưới "dịch vụ" lắm, mời được ai thì mời, mời hết) ^.^ đến đám ma, đám giỗ, đám thôi nôi, đầy tháng, nhà mới, liên hoan đoạt giải thể thao quần chúng :D, đến tất niên, cúng xóm, giỗ tổ nghề, ngày đại đoàn kết, 20/10, thậm chí sanh nhật của nhà đại gia, thiếu gia... bla bla... là đều tổ chức cỗ hết :D hé hé; chỉ có đi ăn cỗ đám hỏi và tất niên là hông tốn money hoy, còn lại là phải "phải không" hết :D hỏi xèng làm ra ở đâu, đi đâu hết? vô mấy cái cỗ hết chớ đi đâu!~ =)))
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    Không phải là thời hiện đại hay mông muội đâu sếp Q. Anh nghe đồn thì là do thu nhập bình quân tăng, có nghĩa là tiền tăng, mà có tiền thì sinh lễ nghĩa, mà lễ nghĩa trong lòng không rõ thế nào chứ một phần thể hiện ra là ăn uống cùng nhau. Cái này anh cũng nghe lỏm được á.

    Hết tiền thì chả cỗ thì đừng.
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  13. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Haha, anh muốn em tổn thọ hả anh Khánh hay sao kêu em sếp chi vậy? Ặc ặc... Em hông có khí chất làm sếp anh ui, thư ký thì được, hehe! ^^ hihi :D :P
    À, phú quý sinh lễ nghĩa ạ ^^ hehe.
     
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này