Khảo cứu Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam - Thiên Vân Quách Văn Hòa

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Missfly82, 1/3/20.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    thành ngữ và điển tích trong thi văn việt nam-Thiên vân quách văn hòa


    [​IMG]


    Khoa Văn của Viện gần đây nổi bật với những việc làm rất đáng khâm phục của vị Hiền Tài Quách Văn Hòa trong việc giải nghĩa và chú thích những kinh sách của Đạo như: Kinh Cúng Tứ Thời, Kinh Tận Độ, Kinh Thế Đạo, Kinh Sám Hối, Di Lặc Chơn Kinh và Kinh Cứu Khổ…

    Ai cũng biết rằng, kinh kệ của bất kỳ tôn giáo nào cũng đều khó hiểu với tín đồ trung bình. Một vài đoạn, một vài từ còn khó hiểu hay cao siêu với cả tín hữu có sức học cao nữa là khác. Hiền Tài Hòa nhận thấy điều đó nên ông gia sức đọc tới lui hầu hết các bản kinh và vận dụng kiến thức văn chương, triết học, ngôn ngữ để lý giải những bài kinh, ông cho là cần thiết giúp tín đồ của đạo Cao Đài soi sáng được tâm đạo và căn cơ của mình. Hiểu thấu những lời dạy trong kinh, tín đồ mới phát huy được hết khả năng nhận thức, thấu triệt ý nghĩa uẩn áo của kinh để hoàn thành việc tu tập.

    Tôi được đọc các công trình nầy của Hiền Tài Quách Văn Hòa, và rất khâm phục cùng tự hào rằng ông đã được đào tạo từ Viện Đại Học Cao Đài.

    Gần đây ông cặm cụi hoàn thành quyển sách dầy, thiên về văn học hơn, đó là quyển “Thành Ngữ Và Điển Tích Trong Thi Văn Việt Nam”. Ở đây mục đích của ông muốn đem thi văn và một số tác phẩm của Đạo để giới thiệu với công chúng như là một tác phẩm luân lý hay văn chương Việt Nam.


     
  2. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Nhân lúc đọc cuốn “Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam” của cụ Thiên Vân Quách Văn Hòa quyển 1 trang 340 mục CÁ CHÌM NHẠN SA thấy cụ viết như sau:

    Theo Trang Tử, hai nàng Vương Tường và Lệ Cơ có một nhan sắc tuyệt trần, đến đổi nhạn thấy sắc đẹp đó cũng phải bay cao, cá thấy thì lặn sâu dưới nước.

    Người ta dùng chữ “Cá chìm nhạn sa” để ca tụng sắc đẹp của phụ nữ.

    Xem: Trầm ngư lạc nhạn.

    Lại xem qua mục TRẦM NGƯ LẠC NHẠN cuốn 3 trang 836 lại thấy cụ viết:

    TRẦM NGƯ LẠC NHẠN 沉 魚 落 雁

    Cá chìm nhạn lạc.

    Sách Trang Tử nói sắc đẹp của nàng Vương Tường và Lệ Cơ đẹp đến nỗi con cá thấy phải chìm lặn, con nhạn thấy phải sa xuống.

    Xem ra là cụ viết tiền hậu bất nhất.

    Vả lại khi đọc hai chữ nhạn sa, không thể nào hiểu là nhạn bay cao được.

    Từ đó tìm hiểu thêm thì được biết :

    - Vương Tường là tên thật của Vương Chiêu Quân (51 TCN – 15 TCN) một trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc xưa. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    - Lệ Cơ (? – 651 TCN) tên thật là Ly Cơ, được xếp vào Tứ đại yêu cơ (四大妖姬 tức những người phụ nữ xinh đẹp mê hoặc quân vương, khiến cho cơ nghiệp các triều đại thời Tiên Tần bị phá hoại.) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    - Trang Tử (369 TCN – 286 TCN) tên thật là Trang Chu. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Không biết thực sự Trang Tử có viết sách nào đề cập đến hai vị cô nương này không, nhưng chỉ xét qua năm sinh và năm tử của 3 nhân vật trên thì thấy: Trang tử có thể biết Lệ Cơ (chết trước ông khoảng 300 năm) nhưng khó có thể biết Vương Tường là người sinh sau ông tới hơn 200 năm. Trừ khi ông là một triết gia kiêm nhà tiên tri thần thông quảng đại.

    Có ai thấy có cái gì kỳ kỳ sai sai ở đây không?
     
    bale12345 and Caruri Tlkd like this.
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bác nhận xét chính xác. Có những điều sai ở đây:

    Thứ nhất, người con gái mà Trang Tử nói đến không phải là Vương Tường (Vương Chiêu Quân) mà là Mao Tường, một mỹ nhân nước Việt cùng thời với Tây Thi. Theo một số báo (báo giải trí, độ xác thực không biết ra sao) thì Mao Tường còn đẹp hơn cả Tây Thi. Vua Việt Câu Tiễn ham sắc vì vậy mới đưa Tây Thi sang làm cống phẩm thay vì Mao Tường. Tuy vậy với đời sau thì Mao Tường không nổi tiếng bằng Tây Thi vì chỉ là một phi tần bình thường chứ không lập nên công trạng hay có những sự tích để lại cho đời sau như Tây Thi. Thời Câu Tiễn khoảng 480 TCN thì trước thời Trang Tử, do vậy mới không vô lý là Trang Tử là "nhà tiên tri thần thông quảng đại".

    [​IMG]

    Mao Tường trong tưởng tượng của fan thời nay

    Thứ hai, ý nghĩa ban đầu của Trang Tử về thành ngữ này hoàn toàn ngược lại với ý nghĩa ngày nay. Thông tin trên mạng cho biết nó có xuất xứ từ thiên Tề Vật Luận của Trang Tử như sau:

    毛嫱、丽姬,人之所美也;鱼见之深入,鸟见之高飞,麋鹿见之决骤,四者孰知天下之正色哉?

    Mao Tường, Lệ Cơ, nhân chi sở Mỹ dã; ngư kiến chi thâm nhập, điểu kiến chi cao phi, mi lộc kiến chi quyết sậu. Tứ giả thục tri thiên hạ chi chính sắc tai?

    Có nghĩa: Hai nàng Mao Tường và Lệ Cơ, người đời đều cho là đẹp. Nhưng cá gặp thì lặn sâu, chim gặp thì bay cao, hươu nai gặp thì chạy xa. Bốn thứ đó đâu có con nào biết được cái sắc đẹp chính thức của thiên hạ đâu?

    Ý của câu nói là: Cái mà người đời cho là đẹp thì phi cầm tẩu thú đâu có biết đó là đẹp; cái mà giống này cho là đẹp thì giống kia đâu có biết đó là đẹp! Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao? Cái triết lý sâu xa của Trang Tử (coi mọi sự là đều là tương đối, hư vô) lại bị người đời sau suy diễn thành ý ngược lại.

    Như vậy Trang Tử nói là chim bay (cao) cá lặn thì ông tác giả ở đây diễn giải đúng lời Trang Tử nói ở mục từ đầu nhưng lại không khớp với thành ngữ và sai nghĩa ở cả hai
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/3/20
    Nga Hoang thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trầm ngư lạc nhạn là nói về sắc đẹp của Tây thi và Vương Tường (Vương Chiêu quân).
    Còn nửa câu sau là Bế nguyệt tu hoa nói về 2 vị còn lại trong tứ đại mỹ nhân.
    Bác nào tìm hết những chỗ sai rồi viết 1 quyển phê bình và hiệu đính cũng hay.
     
  5. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Sao không tổng hợp hiệu đính lại thành một quyển ebook ghi là do các thành viên của thư viện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hiệu đính nhỉ? để mọi người đọc
     
  6. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Sao không tổng hợp hiệu đính lại thành một quyển ebook ghi là do các thành viên của thư viện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hiệu đính nhỉ? để mọi người đọc
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này