Thảo luận Thảo luận chữ quốc ngữ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi sannyas60, 22/5/15.

Moderators: amylee
  1. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.

    Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.
     
    ------, hnnt99 and sannyas60 like this.
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nên nói nói, đứng trước cường quyền thì chịu. Không chịu nổi cũng phải chịu.
     
    ------ and mr.buiduytung like this.
  3. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Có quyển sách gì nói Trung quốc xưa là từ người Việt mà ra, để tôi tìm lại xem.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/5/15
    ------ thích bài này.
  4. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Mất mát vẫn không đau đớn bằng việc con cháu về sau không biết không hiểu và ngộ nhận. Đọc bài trên thật quá đau lòng, nhất là câu cuối dẹp bỏ tất cả những cái như lòng tự hào dân tộc.

    [​IMG]
     
  5. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Bên phải là tiếng Thái à bác.........
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/5/15
    ------ thích bài này.
  6. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Chữ khoa đẩu - chữ cổ của người Việt.
     
    Last edited by a moderator: 23/5/15
    ------, sannyas60 and mr.buiduytung like this.
  7. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Đau lòng quá, đó chính là chữ Việt cổ. Thứ mà Trung Quốc cố gắng triệt hạ. Và họ đã thành công, khi con cháu bây giờ không mấy người biết đến, nghĩ nước ta không có chữ phải dùng chữ Hán.

    Buồn nữa là trong một quyển sử ký toàn thư nào đó, họ nói rằng người Việt chỉ là người Trung Quốc di cư. Thật ra, người Việt cổ còn xuất hiện sớm hơn người Trung Quốc cổ nhiều.

    Thê lương...
     
  8. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Theo cá nhân tôi thấy, trên thế giới có 3 loại chữ viết, chỉ chữ viết thôi nhé.

    1 là những chữ phương Tây, a ,b, c...
    2 là những chữ tượng hình Nhật, Trung, Hàn ,,,,
    3 là những chữ rối như rau muống, Việt cổ ở trên, Ấn Độ, Thái , Campuchia, Lào, Arap.........
    :think:
     
    Last edited by a moderator: 23/5/15
    ------ thích bài này.
  9. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Uầy, nhìn giống chữ Thái quá, có khi nào tiếng Việt cổ bị đđược lưu truyền sang Thái lan không nhỉ???
     
    ------ thích bài này.
  10. hnnt99

    hnnt99 Banned

    @mr.buiduytung:
    Xin thừa nhận sai lầm và xin cám ơn bác về vấn đề chữ Việt cổ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/5/15
  11. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Ý tôi chỉ là dẹp bỏ (khi nghiên cứu) để có con mắt khách quan chứ không phải là xóa đi niềm tự hào dân tộc. Còn vụ chữ Khoa đẩu này thì vì có quá ít thông tin trên hệ thống thông tin đại chúng, nên những người dân bình thường như tôi không biết đến cũng là điều dễ hiểu và để khắc phục thì khi đã khẳng định được thì cần có một ngành học về nó, hoặc cao hơn thì đưa vào như một môn học chính thức song song với môn tiếng Việt ở cấp học càng thấp càng tốt (không bắt buộc phải học <nhưng có điểm thưởng cho người học> vì rõ ràng chữ Khoa đẩu không thể cạnh tranh được với chữ Quốc ngữ)?
     
  12. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Xin lỗi các bác cho em giơ tay phát biểu chút: các bác viết bài bữa nay không cần quan tâm đặt dấu viết hoa, xuống hàng đúng câu nữa ạ? Hay Bàn Trà thì thoải mái sai chính tả, viết ngôn ngữ chat hả bác @tducchau ? <hoang mang style>.
     
  13. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tôi thì không thấy giống.

    Tôi không có ý kiến gì với bạn, chỉ là chút cảm xúc riêng mà thôi.

    Còn về "niềm tự hào dân tộc" thì tôi nghĩ nếu không vì nó thì những nhà nghiên cứu cũng không tốn tiền của và công sức đi tìm tòi để loi những thứ đã bị ẩn dấu trong dòng lịch sử ra ngoài ánh sáng. Còn thế hệ chúng ta thì tôi nghĩ "khách quan" nhiều hơn. Vì tôi thấy bây giờ người ta ca ngợi ngoại, dùng hàng ngoại, xem phim ngoại, nghe nhạc ngoại, nói chung là chuộng ngoại...

    Và tôi nghĩ mọi người nên quay lại chủ đề ban đầu đi nhé.
     
    thichankem, ------ and sannyas60 like this.
  14. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

  15. hnnt99

    hnnt99 Banned

    - Tôi lại nghĩ khác, vấn đề chữ Việt cổ nó không đơn thuần là niềm tự hào dân tộc, mà nó còn là một đề tài nghiên cứu khoa học đơn thuần. Khi đã làm nhà nghiên cứu thì cần có con mắt khách quan, không nên để tình cảm chi phối, hoặc nói cách khác là nghiên cứu với một trái tim nóng (lòng nhiệt tình) và một cái đầu lạnh (sáng suốt). Còn có những thứ không liên quan gì đến niềm tự hào dân tộc như: thiên văn, khám phá vũ trụ, thám hiểm đại dương, địa lý... (động Sơn Đoòng chẳng hạn, hiện nay các nhà nghiên cứu trên thế giới đang đổ về để nghiên cứu, chắc kinh phí để nghiên cứu không do Việt nam chi trả) và người ta vẫn đổ cả núi của vào đề nghiên cứu đó thôi.
    - Những cuộc tranh luận như thế này cũng là "những điều thú vị khi tham gia TVE-4U" cho nên nó hoàn toàn phù hợp với chủ đề topic, và không cần theo một chủ đề xác định cụ thể nào (có thể trong topic này sẽ bàn về rất nhiều chủ đề khác nhau).
     
    ------, thichankem and sannyas60 like this.
  16. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Mod cứ việc gửi thư thăm hỏi đến người vi phạm mà! cute_smiley18cute_smiley20cute_smiley26
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/5/15
    thichankem, ------ and Cát Cát like this.
  17. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Lỗi hệ thống bác ạ. Đến đây thì tôi cũng đau lòng và tôi khâm phục bác Xuyền!

    Cũng xin chấm dứt bàn luận về chủ đề này.
     
  18. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Mình repost 1 bài bên vietnamnet (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Ngôn ngữ có vẻ cũng nằm trong xu hướng của chọn lọc tự nhiên, bánh xe lịch sử / tự nhiên / thời gian luôn vô tình tiến về phía trước, không phù hợp thì bị đào thải, may mắn thì còn nằm trong kho lưu trữ hay bảo tàng... đứng trước tự nhiên / thời gian thì cái gì cũng nhỏ bé nhỉ?

    Những con số nói về ngôn ngữ trên thế giới
    Tờ The Washington Post mới đây vừa đưa ra những biểu đồ giúp bạn hiểu hơn về tính đa dạng của các ngôn ngữ trên thế giới.

    1. Một số châu lục có nhiều ngôn ngữ hơn hẳn châu lục khác

    [​IMG]

    Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2138 thứ tiếng đang được sử dụng.

    Có khoảng 1300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương và ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.

    2. Thứ tiếng được nhiều người bản ngữ sử dụng nhất

    Tiếng Trung là thứ tiếng được nhiều người bản ngữ sử dụng nhất trên thế giới, tiếp theo đó là tiếng Hin-ddi và Urdu với nguồn gốc ngôn ngữ đều cùng xuất phát từ miền bắc của Ấn Độ.

    Xếp sau đó mới là tiếng Anh, được 527 triệu người bản ngữ sử dụng. Tiếng Ả Rập được sử dụng bởi gần 100 triệu người bản xứ, nhiều hơn cả tiếng Tây Ban Nha.

    [​IMG]

    Những con số này phản ánh một thực tế rằng hai phần ba dân số thế giới chỉ sử dụng 12 ngôn ngữ bản địa. Được biết, những số liệu này được đưa ra dựa vào một nghiên cứu kéo dài 15 năm liền của trường đại học Ulrich Ammon Dusseldorf.

    Kết quả của cuộc nghiên cứu này rất đáng ngạc nhiên khi so với những số liệu của CIA – Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ. Theo số liệu của CIA, Tây Ban Nha lại là thứ tiếng được sử dụng bởi số người bản địa chiếm 4,85% dân số thế giới. Nó thậm chí còn được sử dụng rộng rãi hơn cả tiếng Anh, khi chỉ có 4,83% dân số thế giới sử dụng.

    3. Sự đa dạng ngôn ngữ của các quốc gia

    [​IMG]

    Với nhận định của tờ The Washington Post, chỉ số đa dạng của Greenberg cho thấy Hoa Kỳ không phải là quốc gia có sự đa dạng về ngôn ngữ như nhiều các quốc gia khác.

    Giả dụ rằng nếu bạn chọn 2 người ngẫu nhiên ở Cameroon thì 97% là họ sẽ có 2 thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau. Thế nhưng, ở Hoa Kỳ, khả năng này chỉ là 33%. Bạn cũng có thể nhìn vào bản đồ để so sánh sự đa dạng ngôn ngữ của Hoa Kỳ với các quốc gia khác.

    4. Những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau.

    [​IMG]

    Tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha là những thứ tiếng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Nguyên nhân là bởi đây là những ngôn ngữ mẹ đẻ của các Đế quốc trong quá khứ. Cùng với việc đánh chiếm những thuộc địa trên thế giới, họ đã vô tình mang thứ tiếng mẹ đẻ của mình tới những vùng đất này.

    5. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ chính thức

    [​IMG]

    Thế nhưng, cho dù một quốc gia coi tiếng anh là ngôn ngữ chính thức thì những người dân của quốc gia ấy cũng rất ít khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau hằng ngày. Đa số họ đều sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

    6. Một nửa các thứ tiếng đang có nguy cơ biến mất vào cuối thế kỷ 21


    Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay, khoảng 3% dân số thế giới lại đang sử dụng 96% các loại ngôn ngữ. Trong tất cả các thứ tiếng trên thế giới thì có 2000 thứ tiếng đang được dưới 1000 người bản ngữ sử dụng.

    Do đó, theo ước tính của UNESCO, khoảng một nửa các thứ tiếng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Sự tuyệt chủng của các ngôn ngữ sẽ khiến nhiều quốc gia và khu vực phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.

    [​IMG]

    Tại Mỹ, các thứ tiếng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn chủ yếu nằm dọc theo bờ biển phía Tây cũng như vùng đất dành riêng cho người dân vùng Trung Tây.

    Trên thế giới, các khu rừng Amazon, vùng châu Phi cận sa mạc Sahara, Châu Đại Dương, Úc và Đông Nam Á là các khu vực có nguy cơ sắp mất đi hầu hết các ngôn ngữ.

    7. Ngôn ngữ được nhiều người học nhất

    Trong khi tiếng Anh tụt hậu về số lượng người bản xứ sử dụng thì nó lại là ngôn ngữ được nhiều người học nhất trên thế giới, với hơn 1,5 tỉ người đang theo học.

    [​IMG]

    Xếp sau là tiếng Pháp với 82 triệu người, tiếng Trung với 30 triệu người, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức với 14,5 triệu người, tiếng Ý với tiếng Nhật lần lượt là 8 triệu và 3 triệu người.

    Nhìn chung, trên thế giới, số người học tiếng Anh còn nhiều hơn số người học tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Trung gộp lại.

    • Thu Phương(Theo The Washington Post)
     
    4DHN and ------ like this.
  19. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    Bác tham khảo về hệ ngôn ngữ ở đây nhé: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Các chữ viết đều có 1 điểm chung là cần cầm cái gì đó lên và viết ra ^^
     
  20. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Phải đăng nhập để like cho bác, cơ mà không biết nói gì!!!
     
    Last edited by a moderator: 27/5/15
    canaximuoi, ------ and hanhdb like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này