Chiến lược Thập Nhị Binh Thư (bản chụp) <PDF>

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi khiconmtv, 24/4/16.

Moderators: virgor
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [​IMG]

    Thập Nhị Binh Thư
    NXB Thời Đại

    12 bộ binh thư được các dịch giả tập hợp và giới thiệu lần lượt là:
    - Lục thao (Thái Công Khương Tử Nha);
    - Tam lược (Thái Công Khương Tử Nha);
    - Tư Mã binh pháp (Tư Mã Điền Nhương Tư);
    - Tôn Tử binh pháp (Tôn Vũ Tử);
    - Ngô Tử binh pháp (Ngô Khởi);
    - Uất Liễu Tử (Uất Liễu);
    - Tố thư (Hoàng Thạch Công);
    - Binh pháp Khổng Minh (Vũ Hầu Gia Cát Lượng);
    - Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối (Vệ Công Lý Tĩnh);
    - Binh thư yếu lược (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn);
    - Binh thư yếu lược (tu chính)
    - Hổ trướng khu cơ (Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ).

    Trong số 12 bộ binh thư được tập hợp và giới thiệu có 9 bộ của Trung Hoa, 3 bộ của Việt Nam. Lý do có sự lựa chọn kết hợp này là vì: Binh pháp Trung Hoa cổ vốn nổi tiếng là những bộ binh pháp được đúc kết rất chặt chẽ và đã được nâng thành lý thuyết chiến tranh. Các bậc anh hùng dân tộc của Việt Nam đã nắm rất vững binh pháp của Trung Hoa mới có thể đánh thắng được những đạo quân phương Bắc hùng mạnh với những viên tướng làu thông binh pháp.

    Download:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

  3. tp160894

    tp160894 Mầm non

    nặng quá bạn ơi , bạn có file .epub ko bạn , thanks
     
  4. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    THẬP NHỊ BINH THƯ

    1. LỤC THAO

    2. TAM LƯỢC

    Hai bộ này tương truyền là do Khương Tử Nha (được người Trung Quốc gọi là thuỷ tổ mưu lược gia) biên soạn.


    3. TƯ MÃ BINH PHÁP

    Tác giả là Tư Mã (chức quan chỉ huy quân đội) Điền Nhương Thư (có chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên).


    4. TÔN TỬ BINH PHÁP

    Tác giả là Tôn Vũ.


    5. NGÔ TỬ BINH PHÁP

    Tác giả là Ngô Khởi


    6. UẤT LIỄU TỬ BINH PHÁP

    Hay UÝ LIÊU TỬ BINH PHÁP. Tác giả tương truyền là Uý Liêu từng hiến mưu lược cho Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc.


    7. TỐ THƯ HOÀNG THẠCH CÔNG

    Bộ này tương truyền là do Hoàng Thạch Công soạn và trao cho Trương Lương giúp xây dựng nhà Hán 400 năm.


    8. BINH PHÁP KHỔNG MINH

    9. TƯỚNG UYỂN

    Hai bộ này do Khổng Minh biên soạn.


    10. ĐƯỜNG THÁI TÔNG LÝ VỆ CÔNG VẤN ĐỐI

    Do Lý Tĩnh, một danh tướng đời Đường biên soạn.


    Các nhà nghiên cứu cho ràng chỉ có 4 bộ: TƯ MÃ BINH PHÁP, TÔN TỬ BINH PHÁP, NGÔ TỬ BINH PHÁP, ĐƯỜNG THÁI TÔNG LÝ VỆ CÔNG VẤN ĐỐI có thể coi là đáng tin cậy vì tác giả của 4 bộ đều là các danh tướng, đã có cống hiến về mặt quân sự giúp cho các vị vua xưng vương, xưng bá. Các bộ còn lại đều do người sau nguỵ tạo.



    11. BINH THƯ YẾU LƯỢC

    Tác giả là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


    12. HỔ TRƯỚNG KHU CƠ

    Tác giả là Lộc Khê hầu Đào Duy từ.

    Hai bộ cuối là binh pháp “made in Viet Nam” tuy nhiên, bộ Binh Thư Yếu lược do người đời sau ngụy tạo khá nhiều, chắc không phải bản gốc do Trần Quốc Tuấn soạn.

    Bộ Võ kinh thất thư là 7 bộ binh pháp nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đó là bộ Lục Thao, Tam Lược, Tôn Tử, Ngô tử, Tư Mã, Uất Liễu Tử binh pháp và cuối cùng là Đường Thái Tông Lý Vệ công vấn đối.


    Bạn nào muốn tìm hiểu về các bộ này thì tôi gửi kèm theo đây.
     

    Các file đính kèm:

  5. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Định dạng prc.
     

    Các file đính kèm:

    hoangtuna, memco, sadec2 and 2 others like this.
  6. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Định dạng mobi.
     

    Các file đính kèm:

  7. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Định dạng epub.
     

    Các file đính kèm:

  8. khanhkii38

    khanhkii38 Banned

    pdf hơn 600 MB :think:
    nặng quá cute_smiley56
     
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cuốn "Binh Thư Yếu Lược" đang tranh cãi về nguồn gốc, chưa thể khẳng định là của Trần Quốc Tuấn.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    STTGK1999, hoangtuna and memco like this.
  10. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Theo sử sách ghi lại thì Trần Quốc Tuấn có 2 bộ binh thư là "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" và "Binh thư yếu lược", cuốn đầu chỉ truyền cho con em trong tông thất nay đã thất truyền chỉ còn lại lời đề tựa của Trần Khánh Dư.

    "ĐỀ TỰA SÁCH VẠN - KIẾP TÔNG BÍ TRHUYỀN THƯ

    Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận. Khéo bày trận thì không cần giao chiến. Khéo giao chiến thì không thể thất bại. Khéo thất bại thì không thương vong.

    Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh; Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương .Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến; Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía Tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏ bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương - châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.

    Cho nên, trận gnhĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép "tỉnh điền" để đặt binh chế; Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận; Vệ công sửa lại làm trận Lục hoa; Hoàn Ôn định ra trận xà thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì.

    Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phốo hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung... việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt.

    Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía Bắc làm cho Hung - nô phải sợ, phía Tây làm cho Lâm - ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: "Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái đều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy".

    Nội dung bộ "binh thư yếu lược" còn lại ngày nay được viết lại trong khoảng thế kỷ XIX vì có dẫn ra một số sử liệu thời Minh, Thanh (tức là sau thời đại của Trần Quốc Tuấn rất xa), bạn nào đọc qua cũng sẽ rõ.

    Mặc dù có một lịch sử hào hùng với những chiến công hiển hách tuy nhiên hiện nay chúng ta chỉ còn lại một bộ binh pháp duy nhất, đó là bộ "Hổ trướng khu cơ", do người đời sau ghi chép lại lời dạy binh pháp của Lộc Khê hầu Đào Duy Từ, vị khai quốc công thần của chúa Nguyễn.
     
  11. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Đặc biệt chú ý, trong các danh tướng của Lê Lợi có Trần Nguyên Hãn, theo ý kiến cá nhân tôi là vị tướng kiệt xuất nhất của thời kỳ này. Xin kể một số chiến tích của ông, năm 1425 dẫn quân giải phóng Tân Bình- Thuận Hoá (từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế), năm 1426 đánh và cô lập thành Đông Quan, năm 1427 đánh thành Xương Giang, đánh trận Chi Lăng. Tài năng của ông thể hiện trong trận hạ thành Xương Giang,"khoét đất đào đường hầm, mở đường tiến công giặc, lại kết hợp các loại vũ khí chiến thuật như tên lửa, súng lửa, câu liêm, giáo dài, nỏ cứng 4 mặt đánh vào thành", "chưa đầy 1 canh giờ thành Xương Giang kiên cố đã bị hạ, các tướng giặc giữ thành như Kim Dận, Lí Nhậm đều tự sát", một trong những chiến công hiển hách. Lê Lợi, vị vua khai quốc rất giỏi dùng người, đã phong ông làm Thái uý đứng đầu các tướng (năm 1426 sau trận bao vây thành Đông Quan), và trong cuộc hội thề ở phía Nam thành Đông Quan ngày 22 tháng mười Một năm Đinh Mùi (1427), trong danh sách đoàn do Bình Định Vương Lê Lợi cầm đầu, tên ông được đứng sau liền tên vua, sử sách vẫn ca ngợi về việc này là "đủ để kính trọng như thế".

    Phải chăng ông đã học được cách đánh trận từ "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" và "Binh thư yếu lược"?.
     
    Lamani thích bài này.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này