Tâm lý XH Thất lạc cõi người - Dazai Osamu <Tủ sách Tinh hoa Văn học>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi TVE, 30/9/13.

  1. TVE

    TVE Lớp 2

    Dazai Osamu là cái tên khá đặc biệt trong giới văn học Nhật Bản không chỉ bởi những bất hạnh về đời sống riêng tư mà còn về quan điểm sáng tác, nghệ thuật riêng biệt. Truyện của Dazai không mang cái phong vị của "hương trời xa xứ lạ" như tác phẩm của Kawabata hay Tanizaki mà kỳ thực rất gần gũi, phổ quát với thân phận con người nói chung, cho dù ở quốc gia nào đi nữa. Có thể nói, cuốn kiệt tác Thất lạc cõi người là một trong số các tác phẩm của Dazai đã thể hiện được hơi thở "hậu hiện đại" đến mức đáng ngạc nhiên. Cái bi kịch của nhân vật chính trong thiên tiểu thuyết dường như có điểm tương đồng lớn với mỗi con người chúng ta trên đường tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Không những thế, Dazai còn là một nhà văn rất tinh tế trong việc nắm bắt và miêu tả những cảm xúc, tâm lý của nhân vật. Điều này khiến tác phẩm của Dazai được yêu thích đến tận bây giờ và số lượng độc giả hâm mộ Dazai càng ngày càng tăng. Một điều nữa khiến tác phẩm của Dazai được phổ cập là ngôn từ và văn phong. Thứ tiếng Nhật trong sáng, hiện đại mà Dazai dùng trong tác phẩm viết cách đây bảy mươi năm bây giờ vẫn còn gây kinh ngạc cho nhiều nhà văn. Còn giọng văn thành thực đến tàn nhẫn, không có chỗ trống cho tình cảm lãng mạn nhưng lại khiến cho người đời say mê khám phá lạ thường...

    Nội dung Thất lạc cõi người được chia làm ba phần: Thứ nhất là tiểu thuyết cùng tên với tập sách - tiểu thuyết tiêu biểu cho bút pháp tự truyện của Dazai Osamu. Hầu như toàn bộ các sự kiện, biến cố trong đời tác giả đều được thể hiện đầy đủ trong tác phẩm. Ở đây, độc giả sẽ bắt gặp một tài năng bị lạc lõng giữa cõi người. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Yozo - hiện thân của chính tác giả. Anh hoang mang khi mình sinh ra trong cuộc đời như một sân khấu mang đầy vở diễn. Yozo luôn ái ngại khi tiếp xúc với cuộc sống xung quanh. Theo mạch tiểu thuyết, người đọc sẽ bị cuốn trôi theo không khí ngột ngạt, ẩm ương của những tâm trạng bế tắc. Yozo đã trang bị cho mình chiếc mặt nạ của một chàng hề lúc nào cũng tươi cười nô đùa cùng mọi người nhưng thực chất Yozo kinh sợ những điều “bất tín”, ghê tởm cái phần bản chất xấu xa mà con người cất giữ. Yozo đi tìm câu trả lời cho mặt trái bí ẩn trong con người. Nỗi ám ảnh bi ai luôn bao bọc lấy anh và cuối cùng anh cho rằng mình là một phần tử đứng bên lề, bên rìa của xã hội. Yozo tuyệt vọng và đánh mất bản thân mình, anh để cuộc đời mình thất lạc giữa cuộc sống mà ai cũng thấy màu hồng...
    Phần thứ hai trong cuốn sách là tuyển tập ba truyện ngắn xuất sắc của Dazai Osamu: Tám cảnh sắc Tokyo; Một trăm cảnh núi Phú Sĩ và Đêm tuyết. Trong “Tám cảnh sắc Tokyo”, độc giả sẽ được nhìn ngắm: Mùa mưa ở Totsuka; Hoàng hôn ở Hongo; Lễ hội ở Kanda; Tuyết đầu mùa ở Kashiwagi; Pháo hoa ở Hacchobori; Trăng tròn ở Shiba; Ve sầu ở Amanuma và cảnh tuyệt nhất, mang lại nhiều bất ngờ chính là danh thắng Tokyo - chính tác giả. Qua truyện ngắn, Dazai Osamu cũng mang đến một thông điệp sống và quan điểm về nghề. Đó là: nhà văn thì không được viết phù phiếm, không viết theo đơn đặt hàng, theo thị hiếu thời đại. Cái chính là viết theo rung động, những điều to lớn, ý nghĩa mà tâm đắc.
    Tiếp đó, truyện ngắn “Một trăm cảnh núi Phú Sĩ” sẽ dẫn dắt độc giả đến với hành trình đi tìm vẻ đẹp của ngọn núi nổi tiếng ở nhiều góc độ khác nhau. Tác giả đã đi thật nhiều nơi để nhìn ngắm và tìm ra vẻ đẹp tinh khôi nhất của thắng cảnh nổi tiếng này. Một ngọn núi đẹp đẽ trong mắt bất cứ người nào nhìn ngắm và đang ao ước được trông thấy nó và diễn biến câu chuyện là một cuộc tìm kiếm bản chất thực sự của cái đẹp. Đó cũng là nguồn cảm hứng chính của câu chuyện thứ ba: “Đêm tuyết”. Đọc truyện ngắn “Đêm tuyết” sẽ cho độc giả cảm giác cao cả, hướng thiện để thấu cảm và soi rọi tận chiều sâu tâm thức của bản thể.
    Phần cuối cuốn sách Thất lạc cõi người là Phụ lục với những bài viết tổng kết về “Dazai Osamu, tài hoa bị vây trong cùng khốn”. Phần nội dung này cung cấp cho độc giả những thông tin hết sức quan trọng, cho chúng ta cái nhìn tổng quan về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những ám ảnh nghệ thuật trong quãng đường ngắn ngủi của ông và một chút gợi ý về nghiệp văn mà ông theo đuổi.
    Thông tin tác giả
    Tác giả Dazai Osamu tên thật là Tsushima Shuuji (Tân Đảo Tu Trị) sinh ngày 19 tháng 06 năm 1909 và mất ngày 13 tháng 06 năm 1948, là nhà văn hiện đại Nhật Bản tiêu biểu cho giai đoạn vừa chấm dứt Thế chiến thứ hai. Ông sinh ra trong một gia đình địa chủ vùng Tsugaru, tỉnh Aomori, phía đông bắc Nhật Bản và có một đời tư bất hạnh - đề tài thường xuyên được báo chí khai thác, bàn luận. Cùng với những lần tự tử không thành, văn chương trở thành cứu cánh đồng thời là cách giúp Dazai Osamu tìm thấy ý nghĩa sống. Ông bắt đầu sáng tác mạnh mẽ với bút danh Dazai Osamu kể từ khi truyện ngắn “Ressha” (列車, Xe lửa, 1933) ra mắt với phong cách lần đầu thử nghiệm là lối viết tự thuật mà sau này là sở trường và đặc tài của ông. Sau chiến tranh, sự nghiệp văn chương của Dazai Osamu đạt tới đỉnh cao. Tháng 7 năm 1947, ông xuất bản tác phẩm “Shayo” (Tà dương), tác phẩm đưa ông lên hàng tác gia danh tiếng nhất đương thời. Song, chính cuốn tiểu thuyết tự thuật cuối cùng của ông, Thất lạc cõi người, mới giúp tên tuổi của ông được độc giả khắp nơi biết đến.
    Thông tin dịch giả
    Dịch giả Hoàng Long từng tốt nghiệp Khoa Đông Phương học (Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh), sau đó học lên cao học, rồi du học Nhật Bản, hiện đang sống là làm việc tại Nagoya, Nhật Bản. Có thể nói, Hoàng Long là một trong số ít dịch giả có khả năng và tư duy chuyên nghiệp về mảng văn chương Nhật hiện nay. Ngoài dịch thuật, Hoàng Long còn tham gia viết văn, làm thơ, nghiên cứu. Một số cuốn sách của Hoàng Long: Kawabata - Tuyển tập tác phẩm (in chung, 2005); Truyện ngắn Murakami Haruki (2006); Thế giới trùm chăn (tập truyện cực ngắn, 2007); Những tàn dư mưa (tập truyện cực ngắn, 2011); Tà dương (dịch, 2012)...
    Thông tin thêm
    Thất lạc cõi người (tựa gốc: Nhân gian thất cách - 人間失格; Ningen Shikkaku, 1948) là tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Dazai Osamu. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, Dazai cùng với người tình là Tomie trầm mình tự sát ở hồ nước ngọt Tamagawa, chấm dứt cuộc đời 39 năm ngắn ngủi. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2010 với nhan đề “The fallen angel” do Toma Ikuta đóng vai chính.

    Link download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link | Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người viết bài: haitn_12 (TVE)​
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 14/2/23
  2. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Bản ebook của Phương Nam.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 16/7/17
    Storm, Tinh Van Tam, minhtai and 60 others like this.
  3. laithanhtuan

    laithanhtuan Lớp 2

    1. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ.
    2.Dưới đây là một số sai sót (chính tả, đánh máy) T. ghi chú khi đọc cuốn Thất lạc cõi người (bản epub của bạn @TVE đăng, T. xem trong bản epub của bạn @silence00 đăng vẫn thấy còn sót một số lỗi này), bạn nào quan tâm có thể dùng cho việc tái bản sau này.

    - Bị nói là “không thích hay sao” thí đúng là không ổn rồi
    - giải bày
    - nỗ lục
    - Takeichhi
    - Takaichi
    - đó mặt
    - Royd
    - vộ vọng
    - hco
    - Tuy nhiện
    - Dostoievski
    - lỡ đễnh
    - Sau đó, anh treo hai chiếc mặt nạ (câu này lặp)
    - Mình ngay từ đâu đã là một thằng đê tiện lưu manh.
    - muộn phiềm
    - chắng lấy làm nhục
    - tôi lỗi
    - đi chúc
    - dnag
    - kỳ thị tốt nghiệp
    - món vợ
    - cũa
    - ca1hc
    - trogn
    - vẫy tao chào
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/15
  4. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Cảm ơn bạn đã báo, tôi vừa ngồi mở ebook tra lại. Như tôi đã nói đây là bản ebook lấy trực tiếp từ komo tôi không hề có biên tập hay đánh máy, nếu xuất hiện lỗi chính tả thì từ nhà xuất bản.

    Tôi xin lưu ý là Dostoievski là đúng, tôi đã tham khảo lại bản dịch tiếng Anh No Longer Human và cái tên Dostoievski cũng được viết thế này.

    Cái tên này từ khi được dịch sang tiếng Anh có đến 8 cách đọc, 2 âm giữa và 4 âm cuối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  5. Theo link bạn dẫn, 2 âm giữa là "evsk" và "yevsk", thế nên có 8 tên khả dĩ là
    Dostoevsky, Dostoevski, Dostoevskij, Dostoevskii
    Dostoyevsky, Dostoyevski, Dostoyevskij, Dostoyevskii.

    Đâu có Dostoievski đâu nhỉ.
     
  6. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Đúng là không có tôi xin lỗi, tôi tìm vừa tìm được trang thefreedictionary có mục từ điển các từ liên quan đến tác gia này. Tôi xem trang này thì Dostoievski sử dụng nhiều hơn trong tiếng Pháp

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  7. vinives

    vinives Mầm non

    Chỉnh sửa cuối: 17/7/17
  8. Tôi rất thích các tác phẩm của tác giả này nhất là quyển thất lạc cõi người
     
  9. Qinsmoon0941

    Qinsmoon0941 Mầm non

    cho mình xin file được không bạn, link drive chết rồi
     
    takkkb thích bài này.
  10. zxcasd123

    zxcasd123 Mầm non

    Vì link của bạn vinives die nên mình sửa lại lỗi mà laithanhtuan đã liệt kê và upload lại.
     

    Các file đính kèm:

  11. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    Mới xem bản manga của Junji Itou thấy tiệm cận h*ntai :D
    không biết bản gốc như thế nào nhỉ.
     
  12. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    Trong truyện có cảnh Dazai và Horiki chơi trò phân loại danh từ trong cuộc sống, nhưng chỉ có 2 nhóm: Bi kịch và hài kịch. Và họ đã xếp từ "cuộc sống" là hài kịch, tôi thực sự thích đoạn đối thoại này.

    Sự thực thì cuộc sống của Dazai là những chuỗi ngày bất hạnh và đau khổ, theo tôi thấy cũng là lỗi của ông là chính, chính ông cũng thấy mình cặn bã. Ông không hề than vãn hoặc đã quá chai lì với cảm xúc, tôi thấy trong ông là một sự trống rỗng, bình thản với cuộc sống của mình, thấy nó nhẹ nhàng hay là sự buông xuôi.

    Cuộc sống vốn là như vậy, cách đón nhận nó là một vở hài kịch cũng không sao.
     
    hoanghainh and amylee like this.

Chia sẻ trang này