The post American World - Fareed Zakaria - Dáng dấp thế giới thời hậu Mỹ

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi Despot, 3/10/13.

Moderators: virgor
  1. Despot

    Despot Lớp 11

    Có một bài preview khá hay về cuốn này nè:


    Theo yêu cầu của đông đảo độc giả, Tuần Việt Nam trích đăng phần chương 1 của cuốn The Post American World (Tạm dịch: Thế giới hậu Mỹ). Tác giả Fareed Zakaria đã đưa ra một câu hỏi thú vị nhưng không hề dễ trả lời: Phải chăng Mỹ không còn là "số một"? Cuộc sống trong thế giới hậu Mỹ sẽ mang dáng dấp như thế nào? >>>> Phương Đông trỗi dậy trong "kỉ nguyên hậu Mỹ"

    Tên sách: THE POST-AMERICAN WORLD (Thế giới hậu Mỹ)
    Tác giả: Fareed Zakaria
    Phát hành: W.W Norton & Company
    *****


    Chương I

    Chuyển giao sức mạnh - Tất yếu!

    Đây không phải là một cuốn sách nói về sự lụi tàn của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nó thiên về thảo luận sự trỗi dậy của những quốc gia khác. Cuốn sách nói về sự chuyển đổi lớn lao diễn ra khắp nơi trên thế giới, một sự chuyển đổi vẫn được người ta nói đến thường xuyên, nhưng dường như vẫn còn thiếu đi những hiểu biết sâu sắc.

    Thay đổi là điều tất yếu. Ngay cả các đại dương cũng luôn thay đổi từ từ đấy thôi! Hàng này chúng ta nói về một kỉ nguyên mới, và thế giới có vẻ như là điều gì đó quá đỗi quen thuộc. Nhưng trên thực tế, nó luôn thay đổi và đã khác đi rất nhiều so với chính nó mà chúng ta từng biết.
    Trong vòng 500 năm trở lại đây, đã có ba cuộc chuyển giao quyền lực lớn. Đó là những thay đổi cơ bản trong sự phân phối quyền lực, đã định hình lại đời sống toàn cầu ở các mảng: chính trị, kinh tế và văn hóa.

    Lần đầu tiên là sự trỗi dậy của phương Tây - quá trình này khởi đầu vào thế kỉ 15 và tăng tốc chóng mặt và cuối thế kỷ 18. Nó đã sản sinh ra cái mà chúng ta vẫn gọi là “hiện đại”: khoa học và công nghệ, thương mại và tư bản, các cuộc cách mạng công nghiệp và nông nghiệp. Nó còn tạo dựng vị trí độc tôn chính trị lâu dài cho các quốc gia phương Tây.
    Cuộc chuyển giao thứ hai diễn ra vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, là sự trỗi dậy của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Rất nhanh sau khi công nghiệp hóa, Hợp chủng quốc trở thành quốc gia quyền lực nhất kể từ sau đế quốc Rome, cũng là quốc gia lớn mạnh hơn tất thảy những quốc gia khác hợp lại với nhau.

    Trong hầu hết thế kỷ 20, Hợp chủng quốc thống trị kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa toàn cầu. Hai mươi năm trở lại đây, vị thế độc tôn này là bất khả chiến bại, và là hiện tượng không tiền khoáng hậu trong lịch sử hiện đại.

    Còn cuộc chuyển giao thứ 3? Đó là sự trỗi dậy của phần thế giới còn lại và được gọi là Thời kỳ hậu Mỹ

    Sự trỗi dậy của "phần còn lại" và cuộc chuyển giao thứ ba

    Chúng ta đang sống trong công cuộc chuyển giao quyền lực thứ ba thời hiện đại. Nó có thể được gọi tên là “sự trỗi dậy của phần còn lại”.

    Trong vài thập niên gần đây, các quốc gia khắp thế giới đã trải nghiệm mức tăng trưởng kinh tế cao đến nỗi từng bị cho là “không thể tưởng tượng nổi”. Sự tăng trưởng này có thể quan sát rõ rệt nhất ở châu Á nhưng không còn bị bó hẹp ở đây nữa.

    Vì vậy, nếu gọi cuộc chuyển giao này bằng cái tên “sự trỗi dậy ở châu Á” thì e rằng vẫn chưa miêu tả một cách toàn diện, chính xác.

    Trong năm 2006 và 2007, có 124 quốc gia tăng trưởng ở mức 4% hoặc hơn. Trong đó bao gồm 30 quốc gia ở châu Phi – chiếm 2/3 châu lục.

    Antoine van Agtmael - kinh tế gia Ngân hàng Thế giới (World Bank) – người từng đưa ra khái niệm “thị trường mới nổi”, đã điểm mặt chỉ tên 25 công ty có tiềm năng trở thành những tập đoàn đa quốc gia nổi bật nhất trong thời gian tới.

    Danh sách của ông có tên 4 công ty xuất xứ từ Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Đài Loan, 3 ở Ấn Độ, 2 ở Trung Quốc và Argentina, Chile, Malaysia, Nam Phi, mỗi quốc gia có 1.
    Thử ngó quanh mà xem. Tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay ở Taipei (Đài Bắc – Đài Loan), và rất nhanh thôi, nó sẽ bị một tòa cao ốc đang được xây dựng ở Dubai (UAE) tiếm ngôi. Người đàn ông giàu nhất thế giới là người Mexico, trong khi công ty cổ phần đại chúng lớn nhất thế giới lại là của Trung Quốc . Chiếc phi cơ lớn nhất thế giới được chế tạo tại Nga và Ukraine, trong khi những cơ sở tinh chế hàng đầu đang trong quá trình xây dựng ở Ấn Độ, còn những công xưởng lớn nhất lại ở Trung Quốc.

    Những biểu tượng một thời chỉ thuần túy thuộc về Mỹ giờ đây cũng đã bị người nước ngoài chiếm đoạt mất. Những guồng quay Ferris lớn nhất được dựng lên ở Singapore.

    Sòng bạc “số dzách” không phải là ở Las Vegas – mà ở Macao, nơi đã qua mặt Vegas để hút về những khoản thu lớn từ đổ bác hàng năm. Ngành công nghiệp phim ảnh lớn nhất (tính cả về lượng phim sản xuất và vé bán ra) là Bollywood, chứ không phải là Hollywood.
    Thậm chí là mua sắm – hoạt động vốn mang dấu ấn Mỹ, cũng đã lan khắp toàn cầu. Trong mười trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, chỉ có một là ở Mỹ, và trung tâm lớn nhất là ở Bắc Kinh.

    Những danh sách như vậy không cố định, nó có thể thường xuyên thay đổi , nhưng nó gây ấn tượng mạnh rằng chỉ mười năm trước thôi, Hoa Kỳ đã khuynh đảo rất nhiều (nếu không muốn nói là hầu hết) những lĩnh vực này.
    Có vẻ hơi lạ lùng khi chỉ tập trung vào sự thịnh vượng trong khi vẫn còn hàng trăm triệu người sống trong đói khổ cùng cực.

    Thế nhưng trên thực tế, tỉ lệ người dân sống ở mức 1 đô la / ngày hoặc thấp hơn đã giảm từ 40% năm 1981 xuống 18% năm 2004 và dự tính sẽ chỉ còn 12% năm 2015.

    Sự tăng trưởng chỉ riêng của Trung Quốc đã đưa 400 triệu người ra khỏi cảnh nghèo khổ.
    Tỉ lệ đói nghèo đã giảm dần ở những quốc gia chiếm 80% dân số thế giới. 50 quốc gia – nơi có những người nghèo nhất thế giới là những nơi có điều kiện tồi tệ cần sự quan tâm khẩn cấp. Trong 142 quốc gia còn lại – bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kenya và Nam Phi – những người nghèo đang dần được hấp thu vào một nền kinh tế phong phú và tăng trưởng.
    Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta được chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ khắp toàn cầu. Điều này đang tạo ra một hệ thống quốc tế, trong đó tất cả các quốc gia khắp nơi trên thế giới không còn chống đối hay đứng ngoài quan sát nữa, ai cũng là một kẻ dự phần với những quyền năng riêng mình. Đây chính là sự ra đời của một hệ thống toàn cầu thực sự.

    Sự phân bố quyền lực trong thế giới mới

    Một khía cạnh có liên quan khác ở kỉ nguyên mới này là sự khuếch tán quyền lực từ nhà nước liên bang đến những chính phủ khác. “Phần còn lại” đang trỗi dậy bao gồm cả các chính phủ không theo thể chế liên bang.

    Các nhóm và cá nhân đã được tăng thêm quyền lực, tôn ti trên dưới, sự tập quyền trung ương hay khống chế đều đang bị mục ruỗng dần. Những chức năng, nhiệm vụ vốn được thực hiện bởi các chính phủ giờ đây chia sẻ với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và Liên Minh Châu Âu (EU).
    Các nhóm phi chính phủ mọc lên như nấm sau mưa hàng ngày, bao quát nhiều vấn đề và ở nhiều quốc gia. Các tập đoàn và tư bản chuyển dịch từ nơi này sang nơi khác, tìm kiếm vị trí đắc địa, và khi triển khai công việc làm ăn ở nơi nào đó, nó sẽ ưu ái một số chính phủ trong khi một số khác sẽ phải chịu trừng phạt.

    Các tổ chức khủng bố như Al Qaeda, các đường dây buôn ma túy, các nhóm phiến loạn và du kích đủ loại đang tìm cách len lỏi vào mọi khe kẽ, mọi xó xỉnh để mở rộng hoạt động vào hệ thống quốc tế.

    Quyền lực được lan tỏa rộng khắp, từ trên xuống dưới và sang các cánh. Trong một bầu không khí như vậy, sử dụng quyền lực quốc gia theo các cách thức truyền thống, cả về kinh tế và chính trị, đã tỏ ra kém hiệu lực hơn.
    Các hệ thống quốc tế mới nổi có vẻ hoàn toàn khác biệt với những hệ thống đã từng xuất hiện trước đó. Một trăm năm về trước, có một trật tự đa cực vận hành bởi một loạt các chính phủ châu Âu, với một loạt những chuyển đổi liên miên - liên minh, đối địch, tính toán sai lầm và chiến tranh.

    Sau đó là đến cục diện lưỡng cực trong Chiến tranh Lạnh, ổn định hơn về nhiều mặt, nhưng luôn xuất hiện phản ứng và cường điệu siêu quyền lực đối với mỗi động thái của đối phương. Bắt đầu từ năm 1991, chúng ta đã sống dưới đế chế tuyệt đối Hoa Kỳ - một thế giới đơn cực có một không hai, trong đó nền kinh tế mở toàn cầu đã mở rộng và tăng tốc chóng mặt. Sự mở rộng này dần đưa đến những thay đổi tự nhiên của trật tự quốc tế.
    Ở cấp độ chính trị - quân sự, chúng ta (nước Mỹ) duy trì được một thế giới siêu quyền lực duy nhất. Nhưng trong các chiều kích khác: công nghiệp, tài chính, giáo dục, xã hội, văn hóa – sự phân bố quyền lực đang chuyển dịch, vị trí độc tôn của Hoa Kỳ đang bị lung lay. Chúng ta đang bước vào một kỉ nguyên mới – thế giới hậu Mỹ, kỉ nguyên được xác lập và định hướng bởi nhiều nơi chốn, nhiều con người.
    Cơ hội và thách thức nào đã tạo ra những thay đổi này? Những điều đó cảnh báo điều gì cho Hoa Kỳ cũng như vị trí bá chủ của nó? Kỉ nguyên mới này sẽ biểu hiện như thế nào trên bình diện chiến tranh và hòa bình, kinh tế và thương mại, tư tưởng và văn hóa?
    Tóm lại, cuộc sống trong một thế giới hậu – Mỹ sẽ như thế nào?

    Diệu Ngọc (dịch từ NYTimes)


    Sách dạng .PDF, khá đẹp, 308 trang, 3.65 MB nhé
    Download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Người viết bài: o0AmI0o
    Nguồn: TVE
     
    Last edited by a moderator: 16/4/15
    vu thien vu, gameaccBook and haist like this.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này