Thơ Yết Hậu

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi tducchau, 13/1/15.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... :)! Bổn cũ soạn lại! :)! ...

    Thơ yết hậu gồm bốn câu, mà câu cuối chỉ có một chữ, một chữ nhưng phải thâu tóm được ý tứ chính của toàn bài.
    Sau đây là câu chuyện xảy ra ở một ngôi chùa, một buổi sư cụ đi vắng, Chuyện được kể bằng toàn thơ yết hậu.



    Sư ông:

    Nhân khi vắng, chiền già
    Yêu nhau chút gọi là
    Mời vãi xuống nhà oản
    Ta! ...

    Vãi đương nhặt lá vàng, tiết thu lác đác rụng, giả lời:

    Tiếng rằng đã xuất gia
    Còn đeo thói nguyệt hoa!
    Sư mô đâu có thế!
    Ma! ...

    Sư ông bất bình:

    Quy, ai bảo chẳng nghe
    Chủng chẳng có phen què!
    Ở chùa ăn hại oản!
    Về! ...

    Vãi chỉ mặt sư, nhiếc:

    Thế mà tụng kinh, sử!
    Nhởn nhơ mặt cũng như...
    Thế mà đeo tràng hạt!
    Sư! ...

    Chú tiểu đi gánh nước về, từ Tam quan vào, hiểu sự tình, vui miệng:

    Thấy sự nực cười thay
    Sư ghẹo vãi ban ngày
    Vãi chẳng nghe sư cáu
    Hay! ...

    Sư ta thấy động, lại gặp chú tiểu xưa nay mình hay ức hiếp, sợ chú bạch sư cụ, vội dỗ:

    Chú tiểu thực là ngoan
    Làng bảo chớ nói càn
    Mai cho nhiều oản chuối!
    Van! ...

    Chú tiểu vừa gánh nước vào sân, vừa nói:

    Sự biết chẳng mình tôi
    Làng biết nữa đi đời!
    Đã van không nói nữa
    Thôi!

    Tấn kịch đến đây hạ màn. Sư cụ lúc ấy cũng vừa về đến cổng chùa.
     
    Ban Tang Du Tử, SongAn and tamchec like this.
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Dòng thơ Yết hậu này mình cũng vừa mới nghe. Xuất xứ và lịch sử của nó bạn có rành không? Giới thiệu thêm một chút cho mình biết với?
     
    tducchau thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :)! ...
    Không rành nhiều! :(! Nhưng cũng có thể giới thiệu thêm được 'một chút! :)!

    Xuất xứ và lịch sử: Thời Thịnh đường, các danh sĩ đã 'cố công' bổ xung các luật lệ vào thơ cổ phong thành một thể thơ hoàn chỉnh như: niêm, luật, đối, vần và một số quy định khác... gọi là Thơ cách luật (hay Thơ Đường luật), và thường gọi tắt là thơ Đường! :)!

    Trong thơ Đường luật, ngoài những luật lệ chính quy ra, 'người ta' còn sáng tạo ra nhiều thể loại khác nhau rất sinh động làm phong phú thêm cho thơ ca, (gọi là các dạng thơ đặc biệt, sơ nhẩm cũng có khoảng 30 thể vào loại 'phá phách'), như:

    - Thủ nhất thanh hay nhất đồng: Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau.
    - Song điệp: Là tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ. Tỉ dụ:

    Vất vất vơ vơ, cũng nực cười
    Căm căm cúi cúi có hơn ai
    Nay còn
    chị chị anh anh đó
    Mai đã
    ông ông mụ mụ rồi
    Có có không không, lo hết kiếp
    Khôn khôn dại dại, chết xong đời
    Chi bằng
    láo láo lơ lơ vậy
    Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi

    - Song điệp độc vận: Tất cả 8 câu đều có 1 từ Xuân và chỉ có 1 vân thơ.
    - Dĩ đề vi thủ: Lấy 8 từ đầu đề để mở đầu cho 8 câu thơ,
    - Dĩ đề vi vận: Lấy đầu đề làm vần. 'Loại phá' nầy, Cụ Nguyễn Khuyến sính dùng. Tỉ dụ:

    Bực gì bằng gái chực phòng không
    Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng
    Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ
    Bên trời cá nước ngẩn ngơ
    trông.
    Mua vui lắm lúc cười cười gượng
    Giả dại nhiều khi nói nói
    bông
    Mới biết có chồng như có cánh
    Giang sơn gánh vác nhẹ bằng
    lông.
    (Nguyễn Khuyến _ "Không chồng trông bông lông")​

    - Toán thi: Cả bài câu nào cũng có từ chỉ con số.
    - Liên hoàn: Là thể thơ mà trong một hay niều đoạn nối tiếp có câu cuối cùng của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới. Ví dụ:

    Anh Phán nhà ta biết cóc gì
    Kỳ thi Tham biện cũng ra thi
    Nhất thì anh đỗ, nhì anh trượt

    Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi.

    Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi
    Nam nhi chi chí, há lo gì
    Một, hai, ba, bốn năm năm trượt

    Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi.

    Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi
    Trượt thi, thi trượt, vẫn gan lì
    ...​
    (Tú Mỡ _ "Thi lấy được")​

    - Liên hoàn thuận nghịch vận: Là loại thơ như trên, nhưng khổ thứ 2 viết ngược vần lại với khổ thứ nhất,
    - Ô thước kiều: Cũng là thể thơ liên hoàn, nhưng lấy 2 từ cuối, hoặc nhắc lại 2, 3 từ nào đó ở câu cuối của khổ thơ trên để mở đầu cho câu 1 của khổ dưới.
    - Tập danh: Là thể thơ mà trong mỗi câu đều có danh từ gắn với đề tài. Tỉ dụ:

    Nay tiết mừng ông mới Bảy mươi
    Cổ hi chưa dễ mấy lăm người
    Răng long nhưng hãy còn tinh mắt
    Đầu bạc nhưng mà chửa tắc tai
    Bè bạn bày vai kèo chén Lý
    Cháu con dưới
    gối múa sân Lai
    Xưa nay vẫn giữ
    lòng chân thực
    Chữ đức giả
    xương máu để đời.
    (Nguyễn Khuyến _ "Mừng ông lão hàng thịt ăn thượng thọ")​

    - v.v... & v.v...
    - Yết hậu cũng là một loại thể thơ trong đó vậy! :)!

    Cứ nghĩ rằng mình ngắn
    Ai ngờ cũng dài đườn
    Thế mà còn chê trạch
    Lươn!

    Trân trọng.
    tducchau,
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/1/15
    Ban Tang Du Tử and SongAn like this.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này