Sách scan Thư viện sách Scan vĩ đại của mọi thời đại

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi Hy Eo Chang, 25/11/22.

Moderators: Zhiqiang
  1. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Thư viện hiện có khoảng 61096 đầu sách, nhưng không phải là con số cuối cùng (cập nhật 18.11.2022); thể loại đa dạng: có cả loại Xu Xu Xu, có cả "Thứ Bẩy"... nhưng không có comic. Nguồn từ nhiều nơi: thư viện cá nhân, thư viện Pháp, Mỹ... Do đó, thư viện đã được nhét vào một tệp .csv cho gọn, link MF là có sẵn; link ME ai thích thì tự trải ra, dùng NotePad++ để gửi link sang trình duyệt mặc định sẽ được nhanh chóng.

    Thư viện không thể tránh khỏi đụng hàng vì tôi không thể kiểm soát được những đầu sách trong diễn đàn đã có, cũng không thể kiểm soát được link nào đã chết. Xin lỗi về sự bất tiện này.
    Tải về tệp .csv:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Quoc Tung 1989 and big_daddy like this.
  2. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Là thể loại gì vậy bác, chơi tiếng lóng khó quá?

    Edit: Mà ko có Preview, download thì lại cần acc hả bác?
     
  3. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    @xversion1
    Xu Xu Xu: Tiểu thuyết 3 xu;
    Thứ Bẩy: Tiểu thuyết Thứ Bẩy;
    Khái niệm về các loại tiểu thuyết này bạn tự tìm hiểu.
    Nếu không tải được từ link trên, bạn có thể tải từ link sau:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    big_daddy, khanh911 and kinhnhieuloc like this.
  4. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Nói thêm về Tiểu thuyết 3 xu

    Bây giờ ít khi nghe người ta nhắc đến mấy từ "Tiểu thuyết ba xu", đó là loại tiểu thuyết không có giá trị về văn học, được viết một cách dễ dãi, về những câu chuyện éo le, giật gân trong xã hội đề câu khách, thường lấy đề tài "tình, tiền, tù, tội" (4 T) làm chính. Tiểu thuyết ba xu ngày xưa được coi là loại tiểu thuyết "rẻ tiền". Có lẽ với nội dung và tên gọi đó, nên nhiều người nghĩ nó chỉ đáng giá có 3 xu), với 3 xu ngày xưa cách nay bảy, tám chục năm, vào cái thời sơ khai của sách báo, chắc chỉ mua được một cái bánh rán cho trẻ con. Vào khoảng thập niên 1960 cho đến năm 1975 ở Sài Gòn người ta hay xếp Tiểu thuyết ba xu, cùng một "liên danh" với báo lá cải, và nhạc sến.

    Nhưng thực sự tại sao lại có tên gọi là "Tiểu thuyết ba xu"? Có phải đó là loại tiểu thuyết không có giá trị, chỉ đáng giá có 3 xu không? Tiểu thuyết ba xu ngày xưa là những tập sách mỏng, viết dưới dạng tiểu thuyết, về những đề tài xã hội dễ đọc, có tính chất câu khách. Những tiểu thuyết như thế được in trên giấy xấu, minh họa bằng những hình vẽ không mấy sắc sảo, với giá bán mỗi tập là ba (3) xu.

    [​IMG]

    Ngày xưa dùng tiền xu, tiền hào, có lẽ chưa có những tiệm chuyên bán sách báo, nhà sách, vả lại sách báo cũng chưa có nhiều, cho nên sách in ra được bày bán ở tiệm tạp hóa. Chẳng hạn như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết (hình như trong tập bút ký Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười), ông đã mua được quyển Nho Giáo của Trần Trọng Kim nơi một tiệm tạp hóa chuyên bán nhang đèn, đồ thờ cúng ở một thị trấn miền Tây Nam bộ. Người ta bày bán hay xách đi bán dạo những tập sách mỏng, in ấn lem nhem, kiểu như Sấm Trạng Trình, hoặc những "tiểu thuyết ba xu" như thế. Bây giờ là những quyển "Tử vi trọn đời", "Văn khấn cúng bái", hay những quyển sách phá án với nhiều tình tiết, đọc giết thời giờ...

    Vì giá cả rẻ chỉ có 3 xu một tập, in ấn nhanh, cốt truyện thích hợp với giới bình dân, cho nên độc giả của tiểu thuyết 3 xu ngày trước là giới bình dân. Từ tên gọi đó, với giới độc giả như thế, sau này tên gọi "Tiểu thuyết ba xu" là để ám chỉ những loại tiểu thuyết không có giá trị văn học, thích hợp với giới bình dân dễ dãi, đọc một lần rồi bỏ. Như vậy là từ cái giá bán 3 xu mỗi tập truyện mà hình thành tên gọi là "Tiểu thuyết ba xu".

    [​IMG]
     
  5. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết loại “truyện ba xu”

    Trong lứa nhà văn thành danh trước năm 1945 ở nước ta, Phạm Cao Củng có vẻ như không “nổi tiếng” bằng một số người khác. Tuy vậy, chỉ cần đọc Nhà văn hiện đại, thấy Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và Phạm Cao Củng, chỉ có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn”. Vậy cũng đủ biết vị trí của ông trong văn đàn. Nhưng cho đến nay, vẫn còn một điều ít ai để ý: Phạm Cao Củng chính là nhà văn đầu tiên viết loại “truyện ba xu”.

    Trong hồi kí Phạm Cao Củng (NXB Hội Nhà văn – 2012) từ trang 55, ông kể (xin ghi tóm tắt):

    Hồi tôi làm tại Hải Phòng tuần báo, một hôm họp tòa soạn, anh Đỗ Xuân Mai (thường gọi là Mai Lĩnh) nói:

    – Ở Hà Nội có tuần báo Thứ Bảy bán rất chạy một phần là do có đăng truyện dài kiếm hiệp của Tàu, mặc dù người dịch là một anh Tàu dịch lắm chữ thật ngô nghê. Nếu bây giờ mình cũng có một truyện kiếm hiệp dài đăng hàng tuần như thế thì chắc chắn số độc giả cũng tăng lên nhiều lắm. Tôi cũng đã nhờ một ông bạn nhà Nho tìm và dịch cho một bộ truyện Tàu, nhưng ông này nói có mấy bộ kiếm hiệp hay thì người ta đã lấy dịch cả rồi. Phải chờ một thời gian xem Hồng Kông có gửi sang bộ nào khác thì mình mới mua và dịch được.

    Nghe mọi người bàn bạc, đột nhiên tôi nảy ra ý nghĩ: Tại sao mình không viết một truyện kiếm hiệp, rồi tuy là truyện mới sáng tác nhưng cũng đề là “truyện dịch” thì mấy ai biết được nào.

    Nghĩ thế nên tôi liền nói: “Ông thân sinh ra tôi ngày xưa cũng có dịch nhiều truyện Tàu, để tôi tìm xem có bộ nào hay sẽ đưa ra đăng báo”. Được mọi người ủng hộ nên về nhà tôi lập tức bắt tay vào “dịch” bộ truyện từ trong đầu óc mới sáng tác ra. Đó chính là bộ truyện Tàu… giả có tên Giang Đông Tam Hiệp của dịch giả Văn Tuyền, đăng nhiều kỳ trên Hải Phòng tuần báo.

    Giang Đông Tam Hiệp được độc giả nồng nhiệt đón nhận phần lớn là do các tình tiết trong truyện được bố cục theo lối Tây, lại có nhiều chỗ bất ngờ như truyện trinh thám, không “thẳng ruột ngựa” như mấy cây bút Tàu chính cống. Ngay cả ông bạn nhà Nho của anh Mai Lĩnh đọc truyện này cũng sốt ruột muốn đọc toàn bộ ngay một lúc đã phải viết thư hỏi Giang Đông Tam Hiệp chính nhan đề truyện Tàu là gì mà đến mấy hiệu bán sách Tàu hỏi mua đều không có. Điều này chứng tỏ việc “giả dịch truyện Tàu” đã thành công ngoài mong đợi.

    Anh Mai Lĩnh vốn có đầu óc kinh doanh nên bảo tôi kiếm thêm một bộ khác nữa để in thành tập 16 trang, giá bán 3 xu phát hành hàng tuần. Vậy là bộ Lục Kiếm Đồng của tôi sáng tác ngạo nghễ ra mắt độc giả suốt từ Bắc vào Nam, bán được nhiều hơn hẳn mấy bộ truyện dịch chính cống của các nhà xuất bản Tân Dân, Lê Cường, Quốc Gia, Văn Hồng Thịnh…

    Nhận thấy đã đến lúc dốc toàn lực đánh mau đánh mạnh nên anh Mai Lĩnh lên Hà Nội vận động xin phép xuất bản tờ “Tiểu thuyết nhật báo” để mỗi ngày ra một tập truyện kiếm hiệp của “dịch giả” Văn Tuyền, cũng với giá bán 3 xu. Sau này, nhiều người thấy truyện bán chạy một cách vượt trội nên đã dè bỉu gọi đó là “truyện ba xu”. Nhưng truyện ba xu ấy mỗi lần in là phải mười ngàn bản. Thử hỏi hiện nay ở trong nước cũng như ở hải ngoại, có tác phẩm nào được in với số lượng như thế?

    Rất tiếc là cho đến hôm nay, phần lớn bạn đọc và cả một số người cầm bút vẫn coi “truyện ba xu” hoặc “tiểu thuyết ba xu” như loại tác phẩm “hàng chợ”, “rẻ tiền”. Tuy vậy, khách quan mà nhận xét, hẳn ai cũng biết, nếu không có tài năng và sự sáng tạo của người trong cuộc thì cũng sẽ không thể có loại truyện ba xu.
     
  6. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Một tác phẩm của Văn Tuyền (Phạm Cao Củng)

    Lục Kiếm Đồng
    NXB Mai Lĩnh 1930
    [​IMG]

    Khi nhà văn Phạm Cao Củng xuất hiện (ký bút danh Văn Tuyền) với bộ Lục kiếm đồng, lập tức đánh bạt các bộ kiếm hiệp khác. Ông Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh là ký giả chuyên viết bình luận thời sự cho các báo Dân Chủ Mới, Thần Chung, Trắng Đen, Sống Mới... lý giải: “Thật ra, kỹ thuật... phi kiếm của Văn Tuyền có lẽ không hơn gì kỹ thuật nội công của truyện chưởng Hồng Kông nhưng bộ Lục kiếm đồng được ưa chuộng là vì anh Văn Tuyền biết đưa sắc màu “diễm tình” vào tiểu thuyết. Bộ Lục kiếm đồng hay hơn ở điểm chẳng những có phi đao phi kiếm mà còn có những chuyện yêu nhau theo trào lưu mới”.

    Xem và tải PDF:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    minhnghenhac, meetdak and amylee like this.
  7. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Truyện ngôn tình chỉ đáng giá ba xu...

    Trong thời đại trăm hoa đua nở, trăm người đua nhau viết truyện thì không rõ vì sao một mớ tiểu thuyết tình cảm ba xu của các nhà văn Trung Quốc bỗng nhiên lại được gọi là sách ngôn tình.

    Một thời những chợ nhỏ ở các tỉnh lẻ, buổi bán hàng trưa thường vắng khách nên các bà, các cô bán hàng thường hay thuê sách về đọc cho vui. Đại khái đó cũng là những câu chuyện tình cảm tay ba tay tư, những cuộc hôn nhân ép duyên, những mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng... Sách ngôn tình đại loại cũng thế. Cách hành văn nhạt nhẽo, đều đều, những mâu thuẫn được vẽ ra nhanh chóng, hết sức vô lý và được giải quyết theo những biện pháp hết sức vô duyên: một anh chàng quậy phá lăng nhăng bỗng nhiên hối hận, tu tâm dưỡng tính... bà mẹ chồng ác nghiệt đột nhiên lại thương con dâu và hiền hoà hẳn đi...

    Khác với loại tiểu thuyết ba xu, sách ngôn tình thường có bối cảnh hiện đại và đôi khi lại đưa vào những vấn đề thường thấy trong xã hội ngày nay, như bệnh ung thư hay là đồng tính luyến ái chẳng hạn. Dù thế nào đi nữa thì sách ngôn tình cũng vẫn cứ là tiểu thuyết tình cảm ba xu hiện đại. Tuy vậy, những loại tiểu thuyết như thế vẫn cứ ăn khách. Ngày xưa thì các chị các cô thuê đọc, ngày nay thì sách được phát hành và đăng trên trang mạng. Loại sách này vẫn có độc giả của nó và xét trên khía cạnh thương mại thì còn bán chạy nữa là khác. Tới nỗi một nhà văn nổi tiếng còn thẳng thắn thừa nhận là ông "viết vì tiền" khi cho ra đời những quyển sách kiểu ngôn tình. Sách ngôn tình phải công nhận là nó hơi nhảm. Về mức độ nhảm thì chắc cũng tương tự, hay là nhảm hơn mấy quyển tiểu thuyết ba xu ngày xưa. Hơn nữa, phần nhiều các quyển sách ấy được xây dựng trên bối cảnh xã hội Trung Quốc hiện đại, càng khiến cho người Trung Quốc say mê. Còn với người Việt Nam thì sao? Việt Nam đã phải chịu đựng sự du nhập của rất nhiều nền văn hoá khác nhau. Chỉ trong vòng hai mươi lăm năm nay, sự đổ bộ của truyện tranh Nhật Bản, phim tình cảm Đài Loan, phim kiếm hiệp Hồng Kông, phim truyền hình nhiều tập của Hàn Quốc, nhạc Mỹ và nhạc Hàn Quốc đã làm lu mờ phần nào những hoạt động văn hoá của nghệ sĩ Việt Nam.

    Có thể thấy rằng, nơi nào có sự trống trải thì nơi đó sẽ thu hút những tác nhân bên ngoài. Ở Mỹ chẳng hạn, nhạc không phải tiếng Anh có rất ít chỗ đứng trong văn hoá đại chúng, bởi lẽ nền âm nhạc của Mỹ phát triển dữ dội và người Mỹ có qua nhiều thứ để nghe. Họ đâu cần phải đi nghe nhạc Hàn Quốc.

    Với sự phát triển của sách ngôn tình ở Việt Nam, ta nên nhìn nó với một cặp mắt thực tế hơn. Văn học ở phân khúc nào cũng có người tiêu thụ. Nhu cầu tiêu thụ những quyển tiếu thuyết tình cảm nhảm nhí có từ lâu, cũng như nhu cầu nghe nhạc "sến" vậy.

    Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.
     
    meetdak and vuivui2013 like this.
  8. Nguyễn Duy Công

    Nguyễn Duy Công Mầm non

    Hình như em tải & check thì link mege die hết rùi bác ơi
     
    Hy Eo Chang thích bài này.
  9. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    @Nguyễn Duy Công
    Rất lấy làm tiếc cho bạn. Link ME (Mega.nz) không phải link trực tiếp, nhưng link MF là đủ rồi bạn nhé.
     
  10. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Ngôn tình có lỗi gì mà gọi nó là "tiểu thuyết 3 xu"?

    Tôi biết tới ngôn tình từ khi còn học cấp 3. Những ngày đó, bên cạnh Rừng Na-uy, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, rồi Thằng gù nhà thờ Đức Bà, hay Con hủi... lũ con gái chúng tôi cũng truyền tay nhau Bong bóng mùa hè, Bên nhau trọn đời, Sẽ có thiên thần thay anh yêu em, Anh có thích nước Mỹ không... và những cuốn truyện hot hồi đó nữa. Khi là sách giấy, lúc lại bắn bluetooth ebook bằng cái điện thoại thời xa xưa - giờ ra chơi, lớp học thêm, thời gian rỗi, trước giờ đi ngủ của hầu hết lũ con gái ở lớp đều dành để đọc và bàn luận về sách truyện, trong đó có những cuốn ngôn tình đã kể.

    Mà kỳ lạ, quyển nào cũng dày cộp, kín đặc toàn chữ nhưng đã lỡ đọc rồi thì rất khó để dứt ra. Trong đám con gái chúng tôi - thật ngại khi phải thừa nhận điều này, là đứa nào cũng đã từng nhảy dựng lên xuýt xoa rồi lại hát bài ca "ước gì" vì một anh nam chính nào đó (khi ấy "soái ca" chưa phải là thuật ngữ phổ biến). Cảm giác buồn, vui, khóc, cười với nhân vật trong câu chuyện hoá ra là có thật.

    Rồi thì chúng tôi cũng lớn, thời gian để đọc truyện không có nhiều, những thú vui, thói quen của ngày xưa đành dần dần từ bỏ. Nhưng chưa bao giờ chúng tôi quên cái thời đã từng ao ước mình sẽ có một chàng trai để yêu như Hà Dĩ Thâm, như Âu Thần, như Trần Hiếu Chính... Dù cho hiện tại - những cô gái ngày xưa - tất cả đều hiểu rằng cuộc đời này phũ phàng và phức tạp, nhưng đó vẫn là những mộng ước trẻ con đầu đời về tình yêu rất đẹp.

    Thế nên nếu ai đó nói ngôn tình là "tiểu thuyết 3 xu", thì nói sai rồi!
     
    meetdak thích bài này.
  11. Nguyễn Duy Công

    Nguyễn Duy Công Mầm non

    Đa tạ bác ạ ^^
     
  12. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Nếu ví thế giới văn chương là bàn tiệc, thì ngôn tình chỉ là món mì gói mà thôi!


    Ngày nay, khi bước chân vào bất kỳ nhà sách hay tiệm sách nào, người ta đều thấy bày la liệt những cuốn tiểu thuyết ngôn tình ở vị trí dễ tiếp cận nhất với lượng khách mua cũng... trẻ nhất và đông nhất. Để mà nói thì ngôn tình chẳng còn quá xa lạ với chúng ta, khi mà một mét vuông đất thì có đến chín người đọc ngôn tình, mê ngôn tình. Những cuộc tranh cãi về thể loại truyện này chưa bao giờ hết nóng. Phe nào cũng có cái lý của mình.

    Khách quan thì ngôn tình có những tác phẩm rất hay, xây dựng hình tượng nhân vật độc lạ, tình tiết, đối thoại dễ đi vào lòng người. Nhưng chắc chắn phải khẳng định một điều, không nên đọc nhiều thể loại này vì nó làm người ta say mê, mộng mị và dần rời xa thực tế. Những người có cuộc sống không như ý muốn, chưa có định hình về tương lai thường là những đối tượng dễ đắm chìm vào ngôn tình nhất.

    Xin được trích một bình luận đánh giá gần như đúng đắn nhất vị trí chính xác của ngôn tình trong thế giới sách: "Nếu nói thế giới sách là một bàn tiệc thì ngôn tình chỉ là món mì gói mà thôi. Mì gói dễ ăn, nhanh gọn và bình dân, nó có thể thỏa mãn nhu cầu tức thì của bạn nhưng về lâu dài dùng nhiều thì nó không tốt cho thể chất và tinh thần".
    [​IMG]

    Không phải vô duyên vô cớ mà truyện ngôn tình phải mang cái biệt danh không mấy thiện cảm: Tiểu thuyết ba xu. Đọc cuốn Bên em trọn đời của tác giả Cố Mạn, rồi đọc một vài cuốn khác nữa sẽ thấy nội dung tương tự, na ná nhau; thậm chí đến hình tượng, tính cách nhân vật cũng không có gì quá khác biệt. Chẳng khác nào "rượu cũ bình mới", chỉ thay mỗi tên truyện còn cái cốt lõi vẫn y nguyên như vậy. Các nhân vật luôn được tô vẽ quá mức đẹp đẽ, quá mức hoàn hảo, cảm giác không có thật. Các tình tiết cũng rất thơ mộng, lãng mạn nhưng khó xảy ra trong đời thực. Hẳn vì thế mà ngôn tình dần trở thành tính từ để miêu tả những cái đẹp quá diễm lệ, gần như không tưởng và khiến người ta tâm đắc. "Tình yêu của hai đứa nó như ngôn tình", "Anh ấy tỏ tình với chị ấy lãng mạn chẳng khác gì ngôn tình"
    [​IMG]
     
    meetdak thích bài này.
  13. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    @Nguyễn Duy Công
    Nếu bạn muốn đưa về tài khoản của bạn thì tôi sẽ giúp.
     
  14. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    Điều gì sẽ đọng lại sau mỗi bộ tiểu thuyết ngôn tình?

    Các triết lý trong truyện ngôn tình cũng được fan của thể loại này áp dụng triệt để vào cuộc sống thực, coi nó là châm ngôn, là kim chỉ nam của cuộc đời mình.

    "Tình là mê luyến, nếu gặp được chân tình thì sẽ là thiên đường. Tình là bi ai, nếu không gặp đúng người thì đau đến xương tủy." (Lục Xu) hay "Cô đơn quá lâu, con người sẽ sinh ra tâm lý kỳ lạ, luôn luôn sinh ra cảm giác thân thiết với người tỏ ra lo lắng cho mình." (Phong Tử Tam Tam).

    Tại sao phải áp đặt suy nghĩ của người khác lên bản thân mình. Bạn gọi đó là đồng cảm, đúng vậy, nhưng cảm xúc thay đổi từng giây từng phút, bạn không nên coi những câu nói ấy là triết lý, là châm ngôn sống của mình được.

    Các bài học hay chiêm nghiệm cuộc sống các bạn được rút ra từ ngôn tình hầu hết chỉ xoay quanh tình yêu đôi lứa, sự chen chân hằn học của người thứ 3… Những thứ đó quá ít ỏi so với việc thu lượm được từ những cuốn sách khác. Ví ngay như với truyện tranh thôi, thì những bộ manga Doraemon, Nhóc Maruko, Naruto... đã ẩn chứa biết bao nhiêu bài học về tình bạn, tình gia đình, tình thầy trò trong đó.

    Hoặc giả, nếu so sánh ngôn tình với các tác phẩm kinh điển thì có phần kệch cỡm quá. Trăm năm sau người ta sẽ vẫn đọc Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Đồi gió hú, Không gia đình… nhưng chắc chắn người ta chẳng còn nhớ Sam Sam đến đây ăn nào hay Động phòng hoa chúc sát vách…

    Ngôn tình không xấu. Đúng! Nó không xấu nhưng không phải nó phù hợp với mọi độ tuổi. Nó nên thuộc nhóm truyện dành cho độ tuổi 20+, thậm chí có những bộ phải thuộc nhóm 25+. Vì sao ư? Hãy thử mở một trang của Dụ tình - Bộ tiểu thuyết được xuất bản bởi NXB Lao Động, ngay cả những người lớn tuổi cũng phải đỏ mặt khi đọc nó bởi những yếu tố cổ xúy ngoại tình và hiếp dâm.

    Đây là một trích đoạn trong Dụ tình:

    "... Thương Nghiêu bá đạo triền miên ôm lấy cô, cánh tay mạnh mẽ thu lại, gắt gao kèm chặt Lạc Tranh, "Tranh của tôi, không ngờ cặp tuyết lê của em thật quyến rũ!". "Anh... im miệng!", Lạc Tranh không muốn nghe những lời xấu xa tục tĩu của Thương Nghiêu nhưng lại bị đè nghiến xuống. "Là do bị đàn ông chơi đùa nên mới như thế sao? Đúng là một thân hình yêu tinh mê người...".

    Và phần còn lại, chính là từ những cô gái trẻ ham mê ngôn tình, đừng ra sức cãi lại ngôn tình không xấu, mà các bạn cần chứng minh cho người khác biết, thật ra ngôn tình cũng có nhiều đầu truyện hay và ý nghĩa. Việc các bạn lên án những người đánh giá ngôn tình là tiểu thuyết ba xu đang khiến những đánh giá về nó càng đúng hơn, à thì ra ngôn tình chẳng dạy được bọn trẻ cái gì, nó chỉ khiến chúng ảo tưởng, mơ mộng, sống phi thực tế và sẵn sàng phủ nhận tất cả những ai không có cùng sở thích với chúng mà thôi.

    Các cuốn truyện ngôn tình bán chạy như tôm tươi, luôn trong tình trạng cháy hàng, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là nó thành công về mặt xuất bản, còn các giá trị văn học, giá trị sống thì chưa chắc. Hãy một lần buông xuống cuốn truyện diễm tình đầy màu hồng đó, để cho bản thân có cơ hội tiếp cận với nhiều thể loại văn chương hơn. Đôi lúc cũng chỉ là giải trí thôi, nhưng những điều đọng lại sau đó, thực sự không phí hoài.
     
    meetdak thích bài này.
  15. Nguyễn Duy Công

    Nguyễn Duy Công Mầm non

    dạ không biết bác có cả folder luôn không ạ, kiểu tải cả thư viện thay vì file riêng lẻ ý ạ
     
  16. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

  17. Nguyễn Duy Công

    Nguyễn Duy Công Mầm non

    Em quăng lên onedrive nên khum sao bác :>
     
  18. Hy Eo Chang

    Hy Eo Chang Banned

    @Nguyễn Duy Công
    Vậy tiếc quá không có thư mục. Người ta dùng tool để tải. Chắc nó nằm đâu đó trên Internet.
     
  19. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Tải từng cuốn 1 thì chắc chịu chết. 5cat122
     
    Hy Eo Chang thích bài này.
  20. 1102

    1102 Lớp 4

    Ngồi mà tải hết đống này chắc died. Search xem cuốn nào cần thì download thôi.
     
Moderators: Zhiqiang
: pdf scan

Chia sẻ trang này