Cơ Đốc Thượng đế và các nhà khoa học - Trần Tiên Long

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi junchan, 5/10/13.

Moderators: mopie
  1. junchan

    junchan Lớp 7

    Thông thường, từ “Thượng đế” được dùng để chỉ đấng Tối cao của độc thần giáo. Đó là một hữu thể có nhân tính, tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài, có những thuộc tính như toàn năng, toàn trí, toàn thiện, toàn hảo, hiện diện ở khắp mọi nơi, và thường hay thay đổi những định luật của thiên nhiên theo lời cầu xin của con người. Trong suốt tiến trình lịch sử, ý nghĩa của từ này đã được biến hoá theo mức độ tri thức của con người. Đối với các nhà khoa học và triết gia hiện đại, từ Thượng đế chỉ còn mang ý nghĩa của từ “thiên nhiên” (nature), hoặc những định luật vật lý, không còn là một hữu thể có ý chí tự do. Ngay cả tĩnh từ “có xác tín tôn giáo” (religious) cũng mang một ý nghĩa khác hẳn. Nó không còn ý nghĩa có một tôn giáo rõ rệt. Đối với họ, có xác tín tôn giáo chỉ là rung động, ngưỡng mộ, và cảm hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên; hoặc đó là lòng thán phục trước sự vi diệu của sự sống.
    Ở Mỹ, có đến 90% dân chúng tin Thượng đế hiện hữu. Nhưng trong nhóm những người có học thức cao, con số tỉ lệ đó giảm xuống còn 40%, dưới mức trung bình. Nếu xét riêng tập thể của những nhà khoa học danh tiếng, con số tỉ lệ đó còn giảm xuống ở mức đáng ngạc nhiên hơn nữa. Một cuộc nghiên cứu thăm dò của Larson và Witham, được đăng trong tạp chí “Tự nhiên” (Nature) năm 1998, ghi nhận rằng chỉ có 7% những nhà khoa học Mỹ có tên trong hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia (National Academy of Sciences) là tin vào một Thượng đế có nhân tính; nghĩa là có đến 93% các nhà khoa học là những người vô thần. [1] Như vậy, con số tỉ lệ của những nhà khoa học hữu thần hiện có khuynh hướng giảm dần theo thời gian: từ 29% năm 1914 xuống 15% năm 1933, và chỉ còn 7% năm 1998.
    Muôn tải file doc của tài liệu, bạn vào:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn TVE - vanthanh70
     
    Chinh2022 and haist like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này