Chiến tranh Thượng Đức - Nguyễn Bảo

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi ngockq75, 15/8/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. ngockq75

    ngockq75 Lớp 3

    Nhà văn Nguyễn Bảo: Thượng Đức chuyện bây giờ mới kể
    Trong báo cáo của Hội đồng chung khảo Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 có đoạn: "Trao giải thưởng cho "Thượng Đức", Hội đồng chung khảo muốn khẳng định một khuynh hướng, một đề tài cần tiếp tục được khai thác và sáng tạo, khẳng định một ngòi bút viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng vào độ chín"...
    [​IMG]
    Nhà văn Nguyễn Bảo.
    Những nhận xét trên đây đã được trân trọng in trên bìa bốn của cuốn tiểu thuyết "Thượng Đức", tái bản lần thứ nhất vào tháng 5/2007. Tuy nhiên, có một điều khác lạ thú vị là bìa của cuốn sách tái bản được vẽ lại " bắt mắt hơn" và tác giả của nó chỉ còn 2 từ "Nguyễn Bảo" chứ không phải "Nguyễn Bảo Trường Giang" như lần đầu ra mắt năm 2005.

    Thưa nhà văn Nguyễn Bảo, tại sao có chuyện tên tác giả ở bìa sách được rút gọn vậy?

    + Đó là một câu chuyện dài gắn với sự ra đời của cuốn sách. Là một người lính đã có mặt tại chiến trường khu V, lại được trực tiếp tham gia chiến dịch Thượng Đức, đã từ rất lâu tôi muốn có một tác phẩm dày dặn về Thượng Đức. Nhưng tôi cũng luôn trăn trở với ý nghĩ: Phải viết thật về Thượng Đức, những sự thật vinh quang và cay đắng, những sự thật được và mất, cả những sai lầm và tổn thất để có được chiến thắng cuối cùng.

    May thay trong buổi lễ phát động cuộc thi viết tiểu thuyết sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng do Bộ Quốc phòng tổ chức, anh Phạm Quang Định - Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân lúc bấy giờ, một người bạn ở chiến trường năm xưa gặp tôi gợi ý: "Tôi và ông đều tham gia chiến dịch Thượng Đức. Đó là sự kiện đầy chất sử thi. Ông viết đi, tôi in cho".

    Không chỉ gợi ý mà anh Định còn ủng hộ ý tưởng viết "sự thật" của tôi bằng những việc làm cảm động: Đưa tôi đi gặp các thủ trưởng cũ hồi ở Khu V, cùng tôi về thăm lại chiến trường xưa, hỏi chuyện những cán bộ chủ chốt của Quảng Đà năm ấy...

    Chính vì thế khi hoàn thành bản thảo, tôi đề nghị tên tác giả là Nguyễn Bảo và Phạm Quang Định để khẳng định sự đóng góp chí tình, chí nghĩa của anh. Anh Định không đồng ý. Phòng biên tập NXB cũng không đồng ý mà đưa ra một giải pháp: nên thêm vào sau tên của tôi một vài từ như thể bút danh, vừa là kỷ niệm, như một sự ghi nhận sự cộng tác của một đồng đội, một đồng nghiệp.

    Và tôi đã chọn bút danh Nguyễn Bảo Trường Giang. Nhưng sau khi sách in ra, câu chuyện về bút danh thường xuyên được bạn đọc hỏi khiến tôi tốn khá nhiều thời gian để giải thích. Thế nên, lần tái bản tôi đành để đúng tên mình. Bìa cũng được Nguyễn Phương Thúy, cháu gái thứ hai của tôi vẽ và trình bày lại.

    - Được biết ông là người đã gắn bó với chiến trường Khu V với tư cách là phóng viên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ. Vậy trong chiến dịch Thượng Đức, ông tham gia với vị trí của người lính cầm bút hay người lính cầm súng?

    + Cả hai, nhưng có lẽ cầm súng nhiều hơn là cầm bút. Trở lại đôi dòng quá khứ: Tôi vốn là sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, đã học xong năm thứ ba thì được tuyển làm phóng viên chiến trường. Trong số phóng viên được điều về chiến trường Khu V, ba người, gồm chị Vũ Thị Hồng, anh Nguyễn Hồng và tôi được ông Nguyên Ngọc xin về viết cho Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ của ông.



    [​IMG]
    Bìa tiểu thuyết "Thượng Đức".


    Chị Hồng thường đi với Sư đoàn 2 và cùng với cây bút, chị nổi tiếng với câu chuyện cầm súng AK đuổi giặc rất ngoan cường. Anh Nguyễn Hồng bám theo một đơn vị đặc công, cũng hóa trang luồn sâu tham gia đánh các căn cứ của địch. Anh được đồng đội Khu 5 nhớ đến không chỉ vì truyện ngắn đầu tay "Đêm cao điểm" khá xuất sắc mà còn nổi tiếng bởi lời tuyên bố: "Nếu địch muốn chiếm được điểm chốt này phải bước qua xác tôi".

    Và anh đã hy sinh anh dũng trong một trận càn qua điểm chốt của địch ở tuổi 20 đầy nhiệt huyết và chớm nở tài năng. Còn tôi, được theo chân Sư đoàn 304 từ miền Bắc mới được điều động vào. Mùa thu 1974, Sư 304 mở chiến dịch tấn công chi khu quân sự Thượng Đức - một trong những cụm cứ điểm quân sự được Mỹ - ngụy dày công xây dựng.

    Thượng Đức được ví là cánh cửa thép bảo vệ vùng ngoài Đà Nẵng. Trong cuốn hồi ký của Đại tướng Hoàng Văn Thái có viết về tầm quan trọng của trận đánh Thượng Đức như sau: "Trong những ngày này chúng tôi nhận được hai tin quan trọng: ta đánh chiếm Nông Sơn, Thượng Đức và Níchxơn từ chức, Pho lên thay. Hai tin trên giúp chúng tôi rút ra được những kết luận quan trọng có liên quan tới việc bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược".

    Lúc ấy tôi cũng chưa thể hình dung hết tầm quan trọng của cuộc tấn công Thượng Đức. Chỉ biết rằng mình đã may mắn được tham gia. Với một khẩu K54 và mấy quả lựu đạn được cấp trên trang bị, tôi thực sự là một người lính chiến. Chỉ có điều, cũng như anh Cao Tiến Lê (lúc đó là phóng viên của báo Quân đội nhân dân), chúng tôi không biên chế vào một đơn vị cụ thể nào, nhưng khi chiến sự xảy ra, chúng tôi đều có mặt ở những mũi tiến công ác liệt nhất. Anh Phạm Quang Định lúc ấy cũng có mặt ở Thượng Đức, là chính trị viên một đại đội chủ lực. Nhưng không may ngay trong trận đánh mở màn, anh Định đã bị thương nặng phải đưa về hậu cứ chữa trị.

    - Phải chăng vì được tham gia trọn vẹn chiến dịch Thượng Đức, được tận mắt chứng kiến những trận đánh ác liệt nhất và những tổn thất lớn của bộ đội ta nên anh đã để dành sự kiện này suốt 30 năm mới viết và viết một cách chân thực nhất. Đó là việc anh đã tái hiện lại chiến dịch Thượng Đức như nó đã diễn ra, nghĩa là chiến thắng không dễ vì ở Thượng Đức, địch không chỉ bố phòng mạnh mà một số nhân vật ở đây cũng đáng để chúng ta nghiên cứu nữa?

    + Đúng như vậy. Thượng Đức lúc ấy chỉ là một chi khu quân sự không lớn, do một viên Trung tá quận trưởng đứng đầu và một tiểu đoàn biệt động bảo vệ. Đánh Thượng Đức, ta đã huy động tới 2 sư đoàn cùng quân và dân địa phương. Vậy mà ta phải đánh ròng rã chín ngày, mở ba cuộc tấn công, tốn khá nhiều xương máu mới giải phóng được.

    Đó là một sự thật! Sau khi Thượng Đức thất thủ, quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng đã tự sát. Tiểu đoàn trưởng Hà Văn Lầu cũng cắn lưỡi tự tử. Và khi giải phóng Thượng Đức, qua tìm hiểu chúng tôi mới biết quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng là một chỉ huy khá cơ mưu và có tài mị dân.

    Đó cũng là một sự thật! Chính từ những sự thật nghiệt ngã ấy đã giúp cho những người cầm quân phải suy nghĩ, phải nghiên cứu kẻ địch cho những trận đánh tiếp theo.

    - Trong "Thượng Đức" tái bản, ông có đôi lời "Cùng bạn đọc" rằng: "Diễn biến của trận đánh cùng với một số nhân vật tiêu biểu có thật dựng lại ở cuốn sách này nằm trong ý định của chúng tôi. Hy vọng rằng những sự thật ấy không có gì thay thế, không có gì thuyết phục hơn, sinh động hơn". Xin hỏi những sự thật ấy có gây phiền phức cho ông?

    + Ngoài chân thật với sự kiện lịch sử, trong tác phẩm, hầu như tất cả các cán bộ sư đoàn trở lên của bên ta như Phó Tư lệnh Hoàng Đan, Sư trưởng Lê Công Phê, Chính ủy Sư đoàn Trần Bình v.v... tôi đều để nguyên tên tuổi. Tôi cũng giữ nguyên tên của những sĩ quan ngụy: Nguyễn Quốc Hùng, Hà Văn Lầu, Ngô Quang Trưởng...

    Tuy nhiên đã là tiểu thuyết thì phải có hư cấu. Nhưng hư cấu từ sự thật, từ những giai thoại "hư hư thực thực" về một số nhân vật đã được truyền tai nhau ở chiến trường. Có lẽ vì thế, đã bốn năm từ khi cuốn sách ra mắt bạn đọc, tôi chưa gặp một phiền phức nào. Hầu như tất cả nguyên mẫu trở thành nhân vật trong tiểu thuyết được tôi biếu sách, đọc xong đều nói: "Thượng Đức đúng là như vậy!".

    - Thưa nhà văn, năm ngoái, trên báo Quảng Nam có đăng bài "Tiếng gọi về Thượng Đức". Trong bài báo đề cập đến một chi tiết rất cảm động. Ấy là, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến tiểu thuyết "Thượng Đức", ông Phạm Nguyên Nhung ở thị xã Phúc Yên đã cố gắng đi đến các hiệu sách mua "Thượng Đức" để hình dung và tìm lại hình bóng người thân trong những năm tháng ác liệt ở chiến trường. Và nữa, ông cũng hy vọng qua cuốn sách có thể tìm được phần mộ của chú ông là Liệt sĩ Nguyễn Thế Nga, người đã chiến đấu và hy sinh trong trận đánh Thượng Đức. Không mua được, ông Nhung đã viết thư cho ông để xin sách.

    + Có chuyện ấy. Và tôi đã gửi biếu sách. Đọc xong "Thượng Đức", ông Nhung kể rằng: "Có một sự thôi thúc mãnh liệt trong tôi bắt nguồn từ cuốn sách. Cuốn "Thượng Đức" như một nén nhang thắp cho đồng đội cùng chiến đấu trên mảnh đất Quảng Đà".

    Sau này, gia đình ông Nhung trở lại Thượng Đức và đã tìm được phần mộ của Liệt sĩ Nguyễn Thế Nga. Lại nữa, mùa thu năm ngoái, tôi còn nhận được một bức thư gửi qua hộp thư Email từ thân nhân của một nhân vật khác trong tiểu thuyết là Hà Văn Lầu - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn biệt động ngụy.

    Trong thư có nói đến tâm nguyện của bà Lữ Phi Loan vợ của ông Lầu muốn tìm phần mộ của chồng và mong muốn được tác giả "Thượng Đức" giúp đỡ thông tin. Tôi đã viết thư trả lời bà Loan rằng những gì biết về ông Lầu tôi đã thể hiện trên những trang viết. Còn phần mộ ông Lầu, có lẽ bà phải về lại Thượng Đức nhờ người dân sở tại.

    -Vâng, thưa nhà văn, đó cũng là một câu chuyện khá cảm động. Xuất phát từ hiệu ứng của cuốn tiểu thuyết sử thi về chiến tranh chân thực, giàu cảm xúc. Xin chúc mừng nhà văn và xin cảm ơn về cuộc trò chuyện này

    Nguyễn Xuân Hải = Báo CAND (thực hiện)
    Xin trân trọng giới thiệu :
    - Tiểu thuyết Thượng Đức
    - Tác giả Nguyễn Bảo
    - NXB QĐND 10/2005
    - Nguồn : danhthanh & cuong0578 ( VnMilitary )
     

    Các file đính kèm:

    quangnw, lehoa, hddhdd and 17 others like this.
  2. huytran

    huytran Lớp 5

    "Thượng Đức" viết khá sát với sử liệu, kể cả sử liệu của đối phương. Khoảng 3/4 đầu cuốn sách lời lẽ trung dung, chừng mực, biết người biết ta, công bằng với phe địch; không hiểu sao đến cuối sách chuyển sang giọng văn gay gắt, nặng nề, khơi gợi thù hận như sách thời bao cấp. Điều này làm người đọc hụt hẫng và tiếc cho sách.

    Ví dụ đoạn này ở giữa sách

    Và cuối sách

    Dĩ nhiên, đó là suy nghĩ của "Cẩm Linh", không phải lời bình của tác giả. Nhưng qua việc chọn lựa miêu tả những chi tiết như vậy, tác giả rõ ràng muốn mượn miệng nhân vật để nói lên lập trường căm thù của mình. Ai từng đọc loại sách chiến tranh thời bao cấp đều quen thuộc với thủ pháp này.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này