Đôi dòng lưu niệm Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông - gói 05 (đánh máy)

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi langtu, 2/12/15.

Moderators: amylee
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    19°- Lời dẫn và một bài thơ hoạ của quan huyện Ngự-thiên (dịch 4 câu)

    - Phong-cảnh, Hoan-châu, nhiều nơi đẹp lạ, ngô-bá nốc-cư ở ấp Tinh-diễm, núi Hương-sơn, lấy nghề y để độ người, ẩn ở nghề đó cho được di-nhân tinh-mệnh, mà nơi rừng suối cũng thêm vẻ phong-quang, nay ngô-bá qua đây, nào tinh phần-tử, nào hội tân-bằng, tưởng chỗ lâm - bác kia cũng không có thể cầm giữ lại được. Thánh-đức đã ban ơn bao-tưởng thời cái qui-kỳ mà an-dưỡng chốn cố-sơn kia sẽ tới. Cháu đây xa nhậm một nơi ấp nhỏ, bữa nọ sẩy bị một chứng bệnh, nhờ ngô - bá cho bài linh-đan, thời được khỏi ngay, cháu lấy làm hân-hạnh không biết là chừng nào, vậy xin hoạ bài thơ làm dọc đường khi bị triệu, ngô-bá giáo-chính lại cho, cháu xin cám ơn khôn xiết.





    Sương tuyết sắc pha đôi mái tóc
    Rồng mây chiến giục dặm nghìn thâu.
    Ông chủ Hương-sơn lừng-lẫy tiếng,
    Thầy lang Kinh-quốc nhẹ-nhàng chân
    .​

    Tiểu-điệt, Tri-Ngự-thiên Doãn Lê-thị Kính-chi :rose::rose:bái-cụ.

    20°- Một bài thơ hoạ của Giám-sinh họ Trần là cháu ngoại-sanh (dịch 4 câu).






    Cỏ hoa dan-díu từ bao thủa,
    Đạo-nghĩa đa-mang với một thân.
    So bạn tấm-thân người khác vẻ,
    Nhớ miền hoa-hạ hạc dừng chân.

    Thượng-đường-sĩ :rose::rose: bái-họa nguyên-vận.

    Nói về vợ Quận-hầu có bệnh, mời tôi coi mạch, tôi đoán là có "nam-thai" đã ba tháng, tôi bốc cho vài chén thì yên : từ đó cả một môn nhà quan Chánh-đường ai cũng đều lấy thuốc của tôi. Trong bọn đó có quan Thự-trấn Quảng-yên là người tình-nghĩa rất thân với tôi, bà mẫu ông với người em gái có bệnh, tôi hết lòng điều-trị đều được khang-an cả. Còn các quan quân như là Tiền-ninh :rose::rose:, Hậu - dũng :rose::rose:, Nhương - trung :rose::rose: đều đi lại quen biết thường xin thuốc - men, song đó là chuyện thường thôi, chẳng kể.

    Có một hôm tôi hỏi Quận-hầu rằng : "Ngày hôm nào tôi được về ?". Quân hầu nói : "Đã sắp có cơ rồi". Tôi lại hỏi : "Hai bài thơ trước đệ-trình lên Tôn-ý có thương đến không ?". Quân-hầu nói : "Gia-quân tôi xem đi xem lại hai ba lần rồi khen mãi mà rằng : "Ý-thú ông này thực không phụ với cái cựu-ước chỗ lâm-toàn, thời không nên ép tình người ta nữa, ta sẽ liệu cho." Tôi nghe nói như người được của, nở mặt nở mày, bèn ngồi pha nước đối-ẩm với ông Quận-hầu. Chợt thấy một người áo-mũ chững-chạc vào đứng ở bên tôi và nhìn tôi trừng-trừng, Quận-hầu cả cười, lấy tay trỏ hắn, lại trỏ tôi rồi, lại trỏ vào mồm, hắn cũng lấy tay trỏ tôi rồi giơ tay lên trán, lại lấy tay vẫy vẫy như chim bay, hai chân nhấc lên nhấc xuống như chạy ngựa, tôi giật mình hỏi : "Làm sao người này chẳng khác như si như ngốc là cớ gì ?" Quận-hầu nói :"Nó câm đấy, sấm đánh cũng không biết, không nói được tiếng nào, không biết một chữ gì, mà sao nó lại biết có triệu-mệnh mà đến đây ?" Tôi hỏi: "Tay chân hắn giơ-giang thế là làm sao ?" Quận-hầu nói : "Nó giơ tay lên trán là chỉ về vua, trỏ vào mồm là có chỉ triệu, tay vẫy là gọi đến, chân nhấc là đi." Tôi nghe cũng bật buồn cười, bấy giờ có ông quan huyện Cẩm-giảng cũ cũng ngồi ở đấy. Quận-hầu bảo ông cùng làm một bài thơ với tôi để ký-dị, lúc đó tôi nhân đang hớn-hở vui mừng không kịp nghĩ-ngợi mà làm ngay một bài rằng:








    Trời phú cho ai cũng vẹn tuyền,
    Người này chịu thiệt lẽ khôn bàn.
    Phép học Hàu-hầu cho dưỡng thọ,
    Trung so Dự-Nhượng lại bền gan.
    Lôi-đình chẳng chuyển lòng son sắt,
    Phi thị không lay dạ đá vàng.
    Việc đời qua trải đôi con mắt,
    Chỉ trỏ trên tay chẳng hở-hang.

    Ông Cẩm-giàng xem thơ mà rằng :

    "Thi -tài của cụ nhanh chóng quá, không ai theo kịp, tôi đâu dám múa rìu để bày trò nữa." Quận-hầu cũng lặng yên rồi các ông chỉ khen ngợi mà thôi. Một lát thấy tên gia-đồng của tôi đến nói nhỏ rằng : "Có một ông nói là Tri-phủ với hơn mười người bộc-tòng đi theo, đến đợi ở nhà trọ đã lâu". Tôi bèn cáo biệt. Lúc mới trông chưa hiểu là ai, lâu rồi mới nhận ra là người cố-nhân của tôi, dắt tay vào cùng ngồi, chúng tôi cùng giãi tình cách-trở nhớ mong nhau; ông nói ông có một bện đã lâu, cần đến xin thuốc, tôi hỏi tường-tận rồi bốc cho mấy thang và nói rằng : "Bệnh này còn dở chứng, thử uống mấy chén này xem giảm được thế nào rồi sẽ điều-bổ sau." Tiếu-đàm cùng khoản-đãi mãi đến chiều hôm ông mới về. Nguyên ông là một người cậu họ vợ tôi, người Nguyễn-xá, huyện Hoài-an, đang làm Tri-phủ phủ Tiên-hưng, tôi với ông rất là kính yêu nhau từ khi bình-tích. Mấy hôm sau ông cho người nhà đem một bài thơ đoản-luật đến và nói "Uống hết mấy chén thuốc ấy thì các chứng thì các chứng mười phần đã khỏi tám chín, chỉ còn chưa ăn được, xin cho thuốc kế-phục." Tôi bèn kê cho một đơn : Cao hoàn chế pháp :rose::rose::rose:. Thơ của ông như sau này:





    Ba chục năm xưa nghĩa cũ-càng,
    Bấy chầy xa cách những mơ màng,
    Vương-kỳ nay bỗng lừng danh tiếng,
    "Phản-lão" may nhờ giúp một phương.

    Một hôm thấy có hai người lính đến nhà ngoài chỗ trọ tôi hỏi những người lính hầu của tôi rằng : "Có biết cụ lang trong Nghệ, phụng-chỉ lai-kinh trọ ở đâu không ?". Tôi nghe tiếng cho gọi vào hỏi lính ở đâu, hỏi ông lang ấy làm gì ? Hai người lính ấy nói : Chúng tôi là lính Cẩm-y-vệ :rose::rose:thừa-lệnh quan tôi cho đi hỏi thăm xem ông cụ ấy trọ ở đâu. Chưa biết định xin thuốc hay là mời." Tôi cười rằng : "Ông lang là tôi đây, không biết quan-lớn về đây đã mấy hôm ?" Hai người nói : "Đã năm hôm nay." Tôi nói : "Các ông về bẩm với quan-lớn rằng : ông lang ấy mời quan-lớn đến đây chơi ngay." Hai người lính vâng lời đi về. Vốn ông quan ấy là người bạn tâm-hữu lúc thiếu-thời của tôi, tương-biệt nhau đã ba mươi năm nay, chưa gặp lần nào; lúc tôi về đến Kinh, đã cho đi hỏi thăm ngay, nhưng ông có công-sự phải đi nơi khác, chưa hỏi được, nay ông về Kinh nghe tin tôi mới cho đi hỏi khắp cả.

    Những người lính đi không được bao lâu quả thấy ông quan ấy đến, tôi ra cửa đón, dắt tay cùng vào, ông hơn tôi một tuổi, tuy tóc thì nửa đen nửa trắng, răng rụng hết cả mà thần-khí vẫn sảng-nhiên, chúng tôi ngồi với nhau cùng kể-lể hàn-huyên, mừng-mừng tủi-tủi biết bao là tình, sự đó bất-tất phải nói nữa. Lại hỏi thăm tất cả những việc ngày xưa thì mười phần đã vật đổi sao dời đến tám chín phần rồi; cổ nhân có câu:





    Anh-hùng chẳng sá biệt ly,
    Nghĩ người còn khuất lệ kia khôn cầm

    mà xụt-xùi thê-thảm biết là dường nào !

    Tôi mới đem thơ vịnh ở dọc đường, với các bài thơ hoạ của tân-bằng ra để ông với tôi cùng bình-duyệt cho đỡ buồn. Đêm hôm ấy một ngọn đèn mờ, vài chén trà loãng, cùng nhau bàn-luận cổ-kim, mãi đến gà gáy mới chợp mắt. Sáng sớm ông dậy nói : "Quan-quân của bản-vệ tôi, có sự lệ phải vào thị-triều." Rồi cáo-biệt ra đi, đến chiều hôm thấy ông cho người đem đến biếu cỗ với một lá thư.

    Tôi mở ra thì là bài thơ hoạ bài "phó-kinh" như sau này :






    Trót lười trễ giữ chút thiên-chân,
    Chẳng kể chi chi sự phú bần.
    Rừng sâu cụ Hứa càng kiên chí,
    Chiếu giục thầy Nghiêm tạm khuất thân
    Bầy hươu dan-díu ghi tình bạn,
    Đám-lợi thờ-ơ lánh gót trần.
    Thần-hạ khôn đem bày tấc dạ,
    Hành-tòng xin đội đức minh-quân
    .

    Từ đó khi ông lại chơi nhà trọ tôi, lúc tôi đến chơi dinh ông, cùng là người trong hai nhà đi lại biếu-xén đồ ăn đồ uống lẫn nhau luôn-luôn, bất-tất phải kể.


    CHƯƠNG THỨ VII

    Các công-khanh mời đi chữa thuốc

    Có một hôm sáng sớm thấy quan huyện Cẩm-giàng đưa bọn tùng-nhân đến nhà trọ tôi, nói rằng : "Có Vi-khiêm-công :rose::rose:người Hoan-châu, làm quan Hiến - sứ :rose::rose: Kinh - bắc :rose::rose:; nhân hồi-kinh nghe thấy tiếng ngài, muốn đến hầu ngài ở đây, nhưng sự phiền quấy nơi lữ-thứ, nên cho tôi đưa tùng - nhân đến để mời ngài và có một bài thơ cổ-thể xin đệ-trình ngài." Thơ rằng :






    Lương-y với lương-tướng,
    Hồ dễ ai hơn ai ?
    Tình cũ tôi mời bác,
    Hẹn này bác chớ sai.
    Chuyết-ông là thằng tôi,
    Then hoa khép cửa sài.
    Lão-ông là quan bác,
    Xe mây nhẹ gót hài.
    Chuyết này được tiếp Lão,
    Mới biết là "an-bài".

    Giang-sơn Chuyết-ông Dưỡng-biên Hiếu-đức-thị :rose::rose:bái-thượng.

    Quan Cẩm-giàng lại nói : "Quan tôi có lời nói xin ngài nghĩ tình đồng-quận mà đến chơi, đừng ngại." Tôi nói : "Quan-lớn là người đồng-quận với tôi, chỗ ở không xa gì, nhưng không có dịp nào mà đến yết-kiến ngài, nay ngài đã hạ-cố, tôi xin vâng". Bèn cùng với ông Cẩm-giàng ra đi, mới đến cửa đã thấy ông đứng chấp tay ở trước sân nghênh-tiếp, tôi vội-vàng xuống võng, lom-khom đi vào, ông ngồi chủ-tịch, tôi với ông Cẩm-giàng ngồi hồi-toạ hai bên tả-hữu. Ông nói : "Tôi có một bệnh cố-tật, chữa khắp các thầy không khỏi, tuy tôi với cụ thì ở đồng-quận, vẫn biết đại-danh, nhưng vô-duyên không được tiếp, hay đâu trời cho phương-tiện, được gặp nhau ở đây, chả phải là một miếng ăn miếng uống cũng đều có an-bài cả dư !" Tôi nói : "Kẻ ngu-dong nơi sơn-dã, gọi là biết chút tiện-kĩ này, đâu dám đương những lời thịnh-từ như vậy." Một lát rồi nhà bếp bưng cơm, nhà chè pha nước, rất la sang-trọng, tiệc rồi mới xem mạch mà đoán chứng, may được đúng cả; ông ta-thán rằng : "Thật là danh-hạ bất-hư, mà hận mình tương-kiến muộn quá !" Rồi hỏi xin thuốc, tôi nói :" Lập phương thuốc phải nghĩ cho thật kĩ mới được ổn-đáng, nay đang lúc ngồi chơi hấp-tấp, vậy xin để sáng mai sẽ đệ-trình." Ông Cẩm-giàng nói :" Hôm nọ tôi đến lấy thuốc, cụ xem mạch hai ba lần rồi mới bốc, cẩn-thận như thế, không trách thuốc hay là phải." Bỗng đâu có Đỗ Hoàng-giáp đến, chúng tôi đều đứng dậy chào và mời vào cùng tiệc. Đỗ Hoang-giáp hỏi quan Hiến-sứ rằng : " Ông này là ai ?" Quan Hiến-sứ nói đùa rằng : "Hương-sơn ẩn-giả là ông này đấy." Đỗ Hoàng-giáp cười mà rằng : "Ông Hải-thượng Lãn-ông đấy à ?" Quan Hiến-sứ nói : "Phải." Đỗ Hoàng-giáp nói : "Tôi vẫn nghe thấy tiếng ngài, chưa được tiếp lần nào, nay nhân tôi bỗng bị một nguy-chứng, muốn cho người đến mời lại sợ cụ không chịu đi xa, còn đang nghĩ-ngơi, may hạnh-ngộ cụ ở đây, nhờ cụ xin kê cho một bài thuốc điều-bổ" Tôi nói : "Thầy thuốc là kẻ giữ nhân-mệnh cho người ta, cần-lao là việc trong phận-sự, không thể từ chối được, nữa là lại dám lười-biếng trễ nhác hay sao." Đỗ Hoàng-giáp bèn kể đầu đuôi, tôi cho hai đơn thuốc vừa thang vừa hoàn. Ông Cẩm-giàng cũng mời tôi rằng : "Gia-nghiêm tôi cũng có một chứng bênh đã lâu, vẫn không dám quấy-quả cụ, nay nhân nhà tôi ở liền bên tả đây, xin mời cụ hạ cố-sang chơi cho tôi được cảm ơn cụ." Đoạn, đều cáo-từ trở ra, tôi sang nhà ông Cẩm-giáng vào xem mạch cho ông thân-sinh ra ông là Tả-binh-quan Sĩ-đoan :rose::rose:, lúc ấy đã trí-sĩ, còn lưu lại ở trong Kinh; xem mạch xong, các cậu công-tử mời tôi ra chơi nhà thuỷ-tạ bên bờ hồ uống nước nói chuyện, tôi trông ra thấy một cái bình-hồ ước một nghìn mẫu trở lại, những thuỷ - điểu đang bay nhẩy rập-rờn trên mặt sóng, những du-ngư thì tranh nhau đớp cái lá rụng xuống dưới nước, bối tần bên bãi, gió thoảng đưa hương, bông hoa nở lác- đác suốt ngày đêm; trước hồ trông ra, đắp một cái đê hình bán-nguyệt, trong đê thả tinh một giống sen trắng, bên đê thì cổ-thụ rườm-rà, hoa thơm sặc-sỡ, trước sân nhà thuỷ-tạ; mấy cây lão-mai ngả-nghiêng bên sập đá, ngoài cửa sổ mấy hàng lục-trúc, bóng rợp vào cả trong nhà; bên án-sách, con dã-hạc độc - lập co-ro; trăm hoa hình như đối nhau nói chuyện, càng ngắm càng xinh, nói không sao hết cái thú u-nhàn phong-vị chỗ ấy; bấy giờ các cậu công-tử đều mời tôi làm thơ. Tôi nói : "Các ông xướng lên trước, tôi xin hoạ sau." Nhưng không ai chịu làm trước, tôi bèn cất bút đề một tiểu-luật rằng:





    Bên hồ đình lão tướng,
    Đài tạ chiếm phong quan.
    Song cao trăng chiếu rông,
    Thu muộn son chưa tàn.
    Hạc ngủ bên cây rợp,
    Cá bơi đớp lá vàng.
    Chè ngon khuyên khách cạn.
    Cười nói ngọt-ngào nhang.

    Bần-y, Lê-thị, biệt-hiệu Hải-thượng Lãn-ông đề.

    Tôi đề xong, Lão-quan cho người ra lấy thơ vào, cụ xem mà nói rằng : "Thanh-tân khả-ái thay !" Rồi sai đem dán ở vách nhà thuỷ-tạ. Ông Cẩm-giàng cũng hoạ lại một bài và lời dẫn rằng :

    "Tiên-sinh là một bậc tuổi cả đức cao, có cái thủ-đoạn Hiên Kỳ và cái thi-tài Lý Đỗ, mà nhã-chi dật-tình lại phiêu-phiêu-nhiên một nhà cao-sĩ, bao nhiêu văn-nhân tài-tử, cũng muốn xin đi theo hầu. Tăng :rose:tôi nhậm một ấp xa, đến yết Tiên-sinh chậm quá, may Tiên-sinh rủ lòng yêu, nào tặng câu giai-cú, nào cho bài linh-đan, nghĩa dày tình nặng, ghi nhớ xiết bao !

    Vậy xin thuật mấy lời rơm-rác, gọi là tục mootj bài như sau này:










    Hạc đàn người khoáng-dật,
    Mây nước thú thanh-quang.
    Mắt xanh ơn hạ-cố,
    Sen trắng thưởng thu tàn.
    Thơ gọi khi đang ngủ,
    Đơn cho đáng mấy vàng.
    May được bồi xuân-toạ,
    Trầm bay ngát khói nhang.

    "Vãn-sinh, Tăng bái-phục."

    Đến chiều tối từ tạ về nhà trọ, các Công-tử đưa tôi ra cổng đều có ý ngại-ngùng trong lúc chia tay.


    CHƯƠNG THỨ VIII
    Một nhà nữ thi-sĩ ở Thăng-long

    Có một hôm quan Trung-hùng cho người đến xin tôi một bài thơ và nói rằng : "Quan tôi có một cái bồng đi trên nước nhanh như ngựa chạy, nhưng hễ lúc bước lên ngồi, thì nó chòng-chành như người say, quan tôi tích cái tính nó khinh-khiêu, đặt tên cho là "Tuý ông thuyền :rose::rose:" đã được một vị tao-ông vịnh một bài thơ, nay lại xin ngài cho một bài nữa." Rồi đưa cả bài nguyên-thi ra trình tôi, thơ rằng :







    Mặc sức nhà ai đảo với điên,
    Thuyền ta say chẳng ta yêu thuyền.
    Những phường chợ-búa khôn bày họp,
    Mấy vật thô-quê phải chuyển-thiên.
    Đắc-thú đòi phen đày chở nguyệt,
    Cuồng-ngâm lắm lúc đáng nên tiên.
    Ngang-tàng mà vẫn bền tay lái,
    Gió táp mưa sa trải mấy niên.

    Tôi xem rồi hỏi tên lai-nhân ấy rằng : "Ai làm bài thơ này ?" Người ấy nói : "Thưa cụ, ông Đỗ Giám-sinh ở Kinh-bắc." Tôi nói : "Thơ này chửa tả rõ được cái tinh của cái thuyền này." Người lai-nhân cũng nói : "Quan tôi cũng nói khong tả được cái tên thuyền là lạc mất đề-ý." Nhưng lúc đó vì tôi đang một-hứng lắm, bảo người lai-nhân rằng : "Cậu về nói với quan-lớn, hôm nào thư-thả tôi xin đưa lại hầu." Vài hôm sau làm xong bèn đưa gia-đồng đem lại. Thơ rằng :









    Há-vị ba đào phải đảo-điên,
    Tuý-ông ta đặt hiệu cho thuyền.
    Kẻo chuốc chén quỳnh không sóng-sánh
    Vẫy-vùng gót ngọc tự huyên-thiên.
    Giữa dòng chở-trác vầng trăng tỏ,
    Trên mạn ngâm-nga cuộc rượu tiên.
    Ngang-tàng tính vẫn quen từ trước,
    Cột đá rồi xem lúc vãn-niên.

    Thơ đưa đi rồi vài hôm nữa có cô Đặng Tiểu-thư đến chơi, cô thấy trên án có hai bài thơ, cô nói : "Thưa bác, thơ của bác tả rõ ra được cais ý sâu của đầu-đề, thật là tuyệt-cú thanh-tân, phiêu-dật vô-tỉ, nhưng thuyền với nhà là những cái để dung nhân mà lại đem tự-tỉ với cái sự điên-đảo thì con tưởng như không được tốt, con xin hoạ lại một bài có đđượ không ?" Tôi nói : "Cháu gái chú thử hạo một bài xem."

    Độ chớp mắt thì cô làm xong bài thơ thật, cô đưa tôi xem, thơ răng :








    Tơ-liễu lơ-thơ múa đảo-điên,
    Tuý-ông thừa-hứng bước lên thuyền.
    Nghiêng bàn chuốc chén vui thù-tạc,
    Hát gió chèo mây tự chuyển-thiên.
    Non-nước tiêu-dao người dưới lái,
    Yên-hà say-tỉnh khách trên tiên.
    đón bóng buồm khi ghé bến,
    Khác nào ứng-triệu thủa đương-niên.

    Xem thôi tôi nói : "Thi-tài của cháu gái chú mẫn-tiệp lắm, thực không phụ cái công giáo-hối của Tiên-quân".

    Nguyên Đặng Tiểu-thư là con gái Hậu-mã-công :rose::rose:, thủa ông còn sinh-thời, ông với Trung-chính-quan :rose::rose: cùng tôi ba người kết với nhau làm "Dị-tính huynh-đệ", ba chúng tôi can-đảm, tương-chiến với nhau, sau quan Trung-chính đi binh-nam bị hại. Hậu-mã-công cũng bị bệnh mất ở Kinh. Khi tôi trở lại tới Kinh, có đến những chỗ cố-cư của hai anh tôi, rót chén rượu nhạt, khóc hai anh tôi một tiếng để tỏ tình với nhau. Từ đó Tiểu-thư ngày ngày đi lại thăm nom tôi, tỏ ra một cái chân-tình coi tôi như ông bố đẻ vậy, không khác gì.


    CHƯƠNG THỨ IX
    Cảnh lữ-huống ở trong Kinh

    (Tiếp chương thứ V)

    Một ngày kia Hàm-xuyên-hầu sang chơi bên nhà trọ tôi, trong khi nói chuyện có ý ngần-ngại, hai ba lần muốn nói điều gì rồi lại thôi, tôi giật mình hỏi rằng : "Quận-hầu với tôi ngày một thêm thân, tình-nghĩa chu-trí, nay có việc gì xin cứ nói đừng giấu, chớ sao lại có ý ngần-ngại nnư vậy, hay là tôi có điều gì lầm-lỗi mà quận-hầu không nỡ hở môi ra chăng ?" Hàm-hầu nói : "Có lẽ nào thế. Tôi từ được đi lại với cụ, vẫn giữ cái lễ đệ- tử, nào đã có điều gì trái với đạo-nghĩa đâu, chỉ vì chỗ này là cái biệt-thất của anh tôi, nhân có việc về quê, mà bỏ không lại, vậy tôi mời cụ đến tạm ở cho tiện lối vào chầu, sau thấy cụ thế nào cũng không được về, bất-nhật tất được ban-cấp binh-dân, lúc đó sẽ xin một miếng đất để lập vinh khác, bởi vậy hơn một tháng nay tôi đã cho dựng một cái biệt-thất ở chỗ khu đất để không của nhà tôi bên bờ hồ, vẫn định làm xong thì mời cụ dọn sang nghỉ tạm bên ấy, rồi mời anh tôi về ở đây. Ai ngờ bây giờ tôi lại phải phụng-mệnh đi giám khảo trường tập cho binh-lính tập bắn, công việc bận lắm, không lúc nào rỗi, cho nên chửa làm cái nhà mới ấy cho xong ngay đi được, thời nay cái nhà ngoại-sảnh ở bên dinh tôi cũng rộng-rãi, xin mời cụ sang đó để đợi cái nhà mới ở bờ hồ vài ngày nữa thì xong, không thì sang dinh quan An-quảng cũng nhàn-tĩnh lắm. Không biết tôn-ý nghĩ ra thế nào ?"

    Tôi nghe nói, cười mà rằng : "Đại-trượng-phu tương-kỳ với nhau, có làm gì cái sự nhỏ-nhặt ấy, để tôi xin liệu, ngài đừng ngại." Hàm-xuyên-hầu nghe tôi nói có ý mừng, tôi tự nghĩ rằng: "Cái ngoại-sảnh của ông ấy thì lính-tráng đi lại rậm-rịch không có thể ở được, mà bên dinh quan An-quảng thì có đủ nhà trong nhà ngoài, nhưng xung-quanh tường-nậm không có, ở đấy lại lắm trộm cũng không yên; ta có một ông tân-tri là Hậu-trạch-quan, ông có mấy toà nhà liền nhau bên bờ-hồ, và chỗ ấy lại cao-ráo sạch-sẽ, âu-là ta kíp đưa tin cho ông, nhờ một sở để ta dọn sang là xong." Bèn đưa thư cáo-biệt với Hàm-xuyên-hầu, ông nghe chuyện lấy làm băn-khoăn lắm, cho người đem lại một cái thư và một bài thơ như sau này :

    Bấy lâu được nghe thịnh - danh như sét đánh bên tai, vẫn lấy cái sự không được hầu gần làm hận, bỗng đâu Tiên-sinh tứ-mã an-xa vào cửa khuyết, cho tôi được thân chịu những lời giáo-huấn, thực lấy làm may lắm, vẫn mong sớm khuya thừa-tiếp xuân-phong cho khỏi phụ cái duyên giải-cấu
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/12/15
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này