Thương tiếc nhà văn Sơn Nam: Cho tôi được gọi ông bằng thầy! (Nguyễn Vinh Sơn)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]


    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 11-11-2008, 05:23 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Thương tiếc nhà văn Sơn Nam: Cho tôi được gọi ông bằng thầy! (Nguyễn Vinh Sơn)
    [HR][/HR]
    Thương tiếc nhà văn Sơn Nam: Cho tôi được gọi ông bằng thầy!


    Mọi người thường gọi ông bằng chú, anh em miền Tây thân mật gọi tía, riêng tôi muốn gọi ông bằng thầy cho đúng với mối quan hệ giữa ông và tôi

    [​IMG]
    Nhà văn Sơn Nam và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn (ảnh tác giả cung cấp)

    Trước mặt tôi lúc này là mấy tập bản thảo kịch bản Đất phương Nam vừa được lục lọi ra. Nhìn lại bút tích cố vấn Sơn Nam phê sửa chi chít, nghĩ về ông vừa nằm xuống, thấy lòng nặng trĩu.

    Tôi viết: “Đi hái bông súng nấu canh chua”, ông gạch chữ hái, thay vào chữ nhổ. Trời ạ, một thằng Huế như tôi làm sao biết được người ta chỉ nhổ chứ không hái bông súng. Hái thì lấy gì để nấu canh?

    Tôi viết: “thằng mõ bày trà nước mời các cụ”, ông phê: “Trong Nam không có thằng mõ” và thay vào bằng “thằng nhỏ”. Một chút vậy thôi nhưng phản ánh sự khác biệt văn hóa hai miền.

    Có lần, họa sĩ phục trang hỏi ông về áo quần của cảnh sát Tây hồi thuộc địa, ông lấy giấy ra vẽ, rõ ràng chính xác từng chi tiết và nói trên vai áo cảnh sát có ghi số tùy theo từng tỉnh (như bảng số xe bây giờ) và ông đọc một hơi tỉnh nào số mấy, chừng một chục tỉnh, rồi chép miệng như xin lỗi: “Lâu quá, không nhớ hết”.

    Làm cố vấn cho đoàn phim Người tình của Pháp, mỗi ngày, ông phải trả lời đủ thứ câu hỏi linh tinh về... hồi đó, những năm ba mươi. Ví dụ: Hồi đó vào nhà hàng người ta thường ăn món gì, trả bao nhiêu tiền, nghe nhạc gì? Cột cây số hồi đó thế nào? Bảng số xe ra sao? Và ông rành mạch trả lời bằng một thứ tiếng Pháp chuẩn xác, văn hoa, mà mấy tay trợ lý trẻ người Pháp cười trêu là “ngôn ngữ của các viện sĩ hàn lâm”. Và mấy anh chàng đó, có lỡ phải viết cái gì, đều nhờ ông coi lại chính tả. Họ gọi ông là Maitre, Thầy.

    Phim Người tình có cảnh quay mấy cây cổ thụ trôi sông. Họ cho hạ ba cây thật to cao rồi thả xuống sông. Ông nói muốn quay cảnh này phải cúng, vì vừa phá sơn lâm vừa đâm hà bá, tối kỵ. Dĩ nhiên chẳng ông Tây nào đếm xỉa tới lời khuyên này. Và y như rằng, cảnh đó quay ba lần suốt ba ngày đều thất bại. Lần cuối cùng, ba cây cổ thụ bị nước cuốn, chui tọt vào dưới sà lan đặt máy quay, suýt lật nhào đoàn phim. Đạo diễn suýt chết, sợ hết vía nên ra lệnh cúng, kính cẩn cậy nhờ Maitre [1] Sơn Nam làm chủ lễ.

    Tôi cứ nhớ mãi cảnh lễ cúng trên bến phà Cát Lái. Cả đoàn phim gần cả trăm ông Tây, bà đầm đứng nghiêm trên bến phà. Ông mặc khăn đóng, áo dài, cầm nhang vái lạy thổ thần, hà bá, miệng lẩm nhẩm khấn vái, hoa chân múa tay ném gạo tứ phương, phun rượu phì phì. Ông diễn thêm hơn mức bình thường như một kịch sĩ để: “Dạy cho mấy thằng Tây biết phép biết tắc”. Và bỗng dưng trời đang âm u trở nên sáng đẹp, ba cây cổ thụ trôi trước ống kính như những diễn viên chuyên nghiệp. Đạo diễn Jean Jacques Annaud bắt tay Maitre cám ơn rối rít.

    Hiền hòa, nhỏ nhoi vậy, nhưng ông đã nổi giận thì thật ghê gớm. Cũng phim Người tình, trong cảnh đám cưới ở chợ Sa Đéc, có mấy chục cụ ông, cụ bà mặc khăn đóng, áo dài đóng vai nhà trai, nhà gái. Giờ nghỉ trưa, thấy mấy cụ ngồi bệt dưới đất ăn cơm, trong khi đoàn phim vào nhà hàng ăn đàng hoàng, ông đã nổi giận thực sự. Mặt bừng bừng sát khí, ông đứng giữa nhà lồng chợ ra lệnh gọi đạo diễn ra cho ông nói chuyện. Chủ nhiệm đoàn phim vội hét lính dọn bàn ghế mời các cụ ngồi ăn. Từ đó về sau, diễn viên quần chúng được đối xử đàng hoàng hơn...

    Mọi người thường gọi ông bằng chú, anh em miền Tây thân mật gọi tía, riêng tôi muốn gọi ông bằng thầy cho đúng với mối quan hệ giữa ông và tôi, nhưng ngại. Vì biết ông không muốn trịnh trọng kiểu đó. Ông muốn là bạn với bất cứ ai.

    Dù vậy, tôi vẫn cứ muốn xưng với ông một lần: thưa thầy...

    Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Vinh Sơn

    (Nguồn: Website Báo Việt Nam)

    ----------------------
    Chú thích của Goldfish:
    [1] Viết đúng là Maître
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  2. langdu69

    langdu69 Mầm non

    Viết kịch bản về miền Nam mà bông súng còn không biết ăn làm sao... làm khổ bác Sơn Nam là phải.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này