Phật Giáo Thuyết thiên trung bắc đẩu cổ Phật tiêu tài diên thọ

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Trinh Van Nhu, 23/11/18.

Moderators: mopie
  1. Trinh Van Nhu

    Trinh Van Nhu Lớp 2

    [​IMG]

    Ông A Nan kể, đúng như thế này:



    Chính tôi được nghe, một thời Phật ở Tinh cư Thiên cung, tập hợp chủ Thiên:

    Phạm Vương Đế Thích, Bát độ tứ chúng, đàm luận pháp yếu.

    Khi ấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi từ tòa đứng dậy, tiến đến trước Phật mà bạch Phật rằng:

    – Thưa Đức Thế Tôn, con thấy hầu hết nhân dân sang hèn, côn trùng xuẩn động nằm trong Thái, Thiếu Âm Dương, Ngũ hành, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thảy đều do nơi Bắc Đẩu Thất nguyên Tinh làm chủ tể. Vì cớ gì mà bảy sao Bắc Đẩu ở giữa trời có uy quyền, uy đức tối tôn như vậy? Cúi xin Thế Tôn vì chung tuyên thuyết, tất cả nhân thiên và đại chúng đây thảy đều quy hướng.

    Khi ấy Phật bảo Bồ Tát Văn Thù và đại chúng rằng:

    Quý hóa lắm thay! Ta nay sẽ vì ông và chúng sinh ở đời vị lai tuyên thuyết duyên do để cho đời sau đều cùng hiểu biết, công đức lớn lao của bảy sao ấy, phúc thúy quyền sinh, ân thí muôn cõi.

    – Vị Bắc Đẩu thứ nhất: Đại Khôi Dương Minh Tham Lam Thái Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Tối Thắng Phương Đông, hiệu là Vân Ý Thông Chúng Như Lai.

    – Vị Bắc Đẩu thứ hai: Đại Thước Âm Tinh Cự Môn Nguyên Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Diệu Bảo Phương Đông, hiệu là Quan Âm Tự Tại Như Lai.

    – Vị Bắc Đẩu thứ ba: Đại Quyền Chân Thân Lộc Tồn Chính Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Viên Châu Phương Đông, hiệu là Kim Sắc Thành Tựu Như Lai.

    – Vị Bắc Đẩu thứ tư: Đại Hành Tiên Minh Văn Khúc Nữu Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Vô Ưu Phương Đông, hiệu là Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

    – Vị Bắc Đẩu thứ năm: Đại Tất Đán Nguyên Liêm Trinh Cường Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Tĩnh Trụ Phương Đông, hiệu là Quảng Đạt Trí Hiện Như Lai

    – Vị Bắc Đẩu thứ sáu: Bắc Cực Vũ Khúc Kỷ Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Pháp Ý Phương Đông, hiệu là Pháp Hải Du Hi Như Lai

    – Vị Bắc Đẩu thứ bảy: Phiên Thiên Quan Phá Quân Quan Tinh Quân là Cổ Phật ở thế giới Mãn Nguyệt Phương Đông, hiệu là Dược Sư Lưu Lý Quang Như Lai.

    – Ngoài ra còn vị thứ tám: Đông Minh Ngoại Phu Tinh Quân là Bồ Tát ở thế giới Diệu Hỉ Phương Tây, hiệu là Hoa Tạng Trang Nghiêm Bồ Tát.

    – Vị thứ chín: Án Quan Nội Bất Tinh Quân là Bồ Tát ở hế giới Diệu Viên Phương Tây, hiệu là An Lạc Tự Tại Bồ Tát.

    Khi ấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và các đại chúng nghe Phật khai diễn các sao Bắc Đẩu đều là Cổ Phật Như Lai, Ứng CÚng, Chính-Biến-Chi, Minh-Hành-Túc, Thiện-Thệ Thế Gian Giải, Vô Thương Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên, Nhân, Sư, Phật, Thế Tôn, khắp vì chúng sinh hóa thân thị hiện.

    Nghe như thế rồi, tất cả đều sung sướng vui mừng, được sự chưa từng có, cúi đầu chắp tay đọc kệ khen rằng:

    Các Đức Đại Thiện Thệ

    Vô Thượng cát tường Tôn!

    Ở đời quá khứ kia

    Các ngài đã tu chứng

    Ly dục xuất thế gian

    Rủ lòng đại từ bi

    Thương xót các chúng sinh

    Hai nhăm hữu đời sau

    Mà hóa thân thị hiện

    Ở giữa vòm trời

    Làm Thất Bắc Đẩu Tinh Quân

    Gồm Ngoại phu, Nội bật

    Chúa tể các muôn cõi

    Quý thay! Quý hóa thay!

    Thích Ca Văn đại sư

    Đã vì đại chúng đây

    Khai diễn cho được biết

    Thất Bắc Đẩu Tinh Quân

    Đều là các Cổ Phật

    Đời quá khứ thị hiện

    Chúng con nay được nghe

    Nguyện xin vì hậu thế

    Mà diễn nói rộng rãi

    Bảo Kinh công đức này

    Khi ấy, Phật bảo tất cả đại chúng rằng:

    – Có thiện nam hay thiện nữ nào mà hằng năm cứ ngày 8 tháng Giêng, ngày 7 tháng 7, ngày 9 tháng 9, và hàng tháng cứ ngày 7 và ngày 9, với ngày sinh mình, mặc Y Phục sạch, đối trước tinh tượng chí tâm xưng niệm Danh hiệu 7 Phật và 2 Bồ Tát, thời tùy tâm nguyện, cầu gì cũng thấy cảm ứng ngay.

    – Nếu lại có thể thắp 7 ngọn đèn, bày theo tinh vị, rồi lúc nửa đêm dâng cúng các thứ hương hoa, tinh thủy, dốc lòng khẩn cầu, ắt được như ý.

    Ông Văn Thù này! Khắp cõi tể quan, cư sĩ, tăng ni, đạo tục, dù sang dù hèn, cũng chỉ có 7 vị Bắc Đẩu Tinh Quân làm chủ bản mệnh.

    – Khi đã được nghe diễn nói Kinh này mà biết thắp đèn bày theo tinh vị của các sao Bắc Đẩu rồi cung kính đem các thứ hương hoa tịnh thủy, cúng dàng thời những người ấy lộc vị cao sang thọ mệnh diên trường, hưởng phúc vô lượng.

    – Hoặc có cha mẹ quyến thuộc tiên vong đã lâu, hay mới chưa được siêu độ, lòng những lo họ chìm đắm u đồ mà biết vì họ bái tụng kinh này, in, viết, phân phát, thời các vong hồn của những người ấy được sinh Thiên thượng, thụ hưởng Thiên phúc.

    – Nếu có người nam hay người nữ nào bị ma quỷ làm. Bị tà thần hại, các mộng sợ hãi, tâm thần hôn mê, mà biết vì họ thụ trì kinh này, chuyên tâm cúng dàng thời các ma quỷ tà thần đều thoái, được an lạc ngay.

    – Nếu gặp năm xung tháng hạn gây nên tật bệnh tai nạn, mà biết thụ trì đọc tụng Kinh này, giữ gìn trai giới, liền được tiêu tai giải hết ách hết bệnh.

    – Nếu có người nam hay nữ nào mệnh ngộ tai ách, vận phùng hung tinh, làm mắt đỏ ngầu, mang che đồng tử, hoặc bị kiện tụng, giam cầm tù ngục, năm canh thao thức, ác mộng kinh hoàng, sáu khắc bâng khuâng biếng ăn khổ não, mà biết thắp đèn, bày theo tinh vị của sao Bắc Đẩu, hương hoa, tịnh thủy, cung kính cúng dàng đặt thành thời khóa, đọc tụng kinh này, bảy biến cho chí bốn mươi chín biến, tâm liền tự tại, thân được an khang.

    – Nếu có người nam hay nữ nào cầu tự, cầu thi, nên vào tịnh thất, đối trước tinh vị của sao Bắc Đẩu, bái tụng Kinh này bảy biến, trăm biến… cầu tự sẽ được sinh nam trí tuệ, cầu thi sẽ được ghi tên bảng vàng.

    – Hoặc giả ruộng vườn cấy cầy trồng trọt thường bị thất thu, chăn nuôi lục súc hao tán bất lợi, cũng nên đối trước tinh vị Bắc Đẩu, hương hoa tịnh thủy, cung kính cúng dàng, bái tụng Kinh này, tức thời sẽ được gieo trồng bội thu, chăn nuôi phát triển.

    – Có người nữ nào mang thai sầu não, đến lúc sinh nở trong tâm lo ngại, cũng nên thành tâm vì người nữ kia, hương hoa tịnh thủy, cung kính cúng dàng Bắc Đẩu Thất Tinh, bái tụng Kinh này, tức thời sẽ được lâm sản an toàn, sinh nam trí tuệ, sinh nữ đoan trang.

    Ông Văn Thù này! Bắc Đẩu Cổ Phật quảng đại từ bi… thị hiện giữa trời, chủ trương niên mệnh, thống lĩnh càn khôn, trên từ vua chúa, dưới đến nhân dân, trời đất núi sông, chim muông cây cỏ, tất cả đều do Thất Tinh Bắc Đẩu cai quản soi chiếu.

    – Nếu có tai ương suy biến nguy cấp, thời nên lập tức thắp đèn bày theo Bắc Đẩu tinh vị, thành tâm khẩn cầu, đọc tụng Kinh này, tức thời sử được gia hộ tốt lành như ý sở cầu.

    – Nếu đất nước nào có sự chiến tranh mà có thể bày đèn theo tinh vị, hương hoa tịnh thủy, cung kính cúng dàng, đọc tụng Kinh này, tâm không gián đoạn, tức thời sẽ được Đẩu khi gia uy, Thất tinh thuận chiếu, khiến được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng hùng binh dũng, thế mạnh như gió, tiến đến phương nào, phương ấy bình phục.

    Đức Phật Thế Tôn tuyên thuyết bảy Đức Cổ Phật Như Lai cảm ứng vô lượng cùng kiếp khó nói hết rồi Đức Thế Tôn đọc thần chú rằng:

    “Úm hạt na, đàn na

    Cha cha dé, ma ha dé,

    Sát cha dé, sắt cha dé,

    Hạt bát ma duệ sa bà ha (3 lần)”

    Khi Đức Thế Tôn nói Kinh này xong, Bồ Tát Văn Thù cùng các đại chúng, Thiên Long Bát Bộ Quần Tinh, Quỷ Thần, thảy đều cung kính tuân theo phụng hành.

    Phật Thế Tôn khai diễn Bắc Đẩu Nguyên Tinh thị hiện ở Thiên trung, tiêu tai thọ diên trường, chiếu khắp bốn phương, có uy lực quyền hành, Ngoại phu và Nội bật rất rực rỡ huy hoàng, khể thủ tán dương được phúc thọ diên trường.

    Nam Mô Hội Thượng Bắc Đẩu nguyên tinh chư Phật Bồ Tát ma ha tát

    Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Bắc Đẩu Cổ Phật Tinh Quân.

    Đệ tử con là… tuổi…ở…. cúi nguyện từ bi gia hộ.

    Bài ca tinh vị

    Nhất, Ngũ, Thất trực như huyền

    Nhị, Tứ, Lục diệc kham nhiên

    Duy hữu Tam tinh cư nhất vị

    Hành chi ngưỡng tượng vu thiên

    Lược dịch:

    Bài ca về vị trí các sao

    1,5,7 thẳng dây phơi

    2,4 và 6 cũng phân ngôi

    Duy sao thứ ba đứng riêng vị

    Ngửa trông tinh tượng ở giữa trời

    THẤT TINH CHÂN NGÔN THẦN CHÚ

    – Mỗi ngày tụng thần chú này, thì mọi tội nghiệp đều được tiêu trừ và tất cả mọi sở nguyện sở cầu đều được thành tựu

    – Nếu mỗi ngày tụng Thần Chú này 108 biến thì thân mình và tất cả quyến thuộc đều được phù hộ.

    – Nếu tụng Kinh 500 biến, thì được đại oai thần trong 500 do tuần, tất cả Ma vương, Ma chúng, kẻ chướng ngại và vô lượng ác quỷ không dám gần gũi, thường được ủng hộ.

    ÚM TÁP ĐÁ NHỊ NẴNG, DÃ BÁN NHÁ, MẬT NHÁ DÃ, NHIỄM PHỔ THA, MA TA PHẠ NHỊ NẴNG RA KHẤT SƠN BÀ PHẠ ĐÔ XÓA HA.

    Lời nhắn của mod:
    Nhắc nhở không dẫn link của trang ngoài, nhất là blog cá nhân
     
    Last edited by a moderator: 24/11/18
    Đoàn Trọng thích bài này.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bài thì kinh Phật, lại đưa cái hình của Đạo giáo...:lmao:
    Xin lỗi nói thật nhé, nhiều người chẳng hiểu quái gì về Phật và Đạo giáo cả toàn copy lung tung. Hỏi sao đạo Phật ngày càng méo mó biến tướng.
     
  3. Trinh Van Nhu

    Trinh Van Nhu Lớp 2

    Bài này là kinh Phật thuyết, các phật tử có thể đọc tụng được. Cá nhân tôi thường đọc tụng kinh này, rất tốt.
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tôi chẳng tin đây là lời Phật.
    Ngay những cái này là xạo rồi
    Dân gian có câu Miệng Nam Mô Bụng Một Bồ Dao Găm, như những gì ở trên không khác gì cứ làm điều ác rồi ngồi tụng thì tự nhiên hết tai ách.
    Phật không dạy như vậy. Những gì ở trên toàn là nhét chữ vào miệng Phật, là phỉ báng Phật. Đây là những thứ trá hình tuyên truyền thứ tôn giáo méo mó mượn danh Phật xuất phát từ Trung Quốc.

    Cũng may tôi không thích làm MOD. Nếu không tôi xóa sạch những bài vớ vẩn nhảm nhí như vậy rồi.
    :lmao:
     
  5. Trinh Van Nhu

    Trinh Van Nhu Lớp 2

    Kinh này do Vị Tăng tên Bà la môn, từ Thiên Trúc
    truyền đến đời triều vua Đường ở Trung Hoa thọ trì.
    Sa Môn Thích Viên Đức dịch thành Việt văn.

    Nhiều người thích Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa, còn một số người không thích. Đó là do lựa chọn cá nhân của từng người.
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Không có tăng nào tên là Bà La Môn cả, đừng có u mê ngụy biện.:lmao:

    Bà-la-môn (zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo.
    Bà La Môn là cả vạn người, không hẳn là theo đạo Phật, thậm chí còn có cả trước Đức Phật nhé.

    Đức Phật không dạy tụng niệm cúng bái để cầu lợi cho bản thân nhé. Ngay cả bệnh tật sắp chết, Phật tử chân chính cũng hiểu rằng tụng niệm không bao giờ giúp hết bệnh, mà là thanh thản đón nhận cái chết. Quan niệm của Đức Phật là cuộc sống vô thường.

    U mê tới mức bịa ra 1 ông tăng tên là Bà La Môn mới hài hước.
    Tự nhận là Phật tử mà không thông hiểu quan niệm của Đức Phật, copy lung tung, lại còn Đại thừa này nọ. Phật nào mà chứng cho đây.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/11/18
    tuanlen thích bài này.
  7. Trinh Van Nhu

    Trinh Van Nhu Lớp 2

    Đây là một cách , phương tiện thiện xảo cho người phật tử có thể tự mình hoá giải các sao đầu năm. Các Sư Tổ đã bày ra để khuyến khích mọi người tu tập. Có tinh thần đạo giáo vào đây. Ai không theo thì tuỳ thôi. Cám ơn lời bình của bạn. Có thể cho mọi người biết thêm về góc nhìn đạo giáo. Còn dĩ nhiên là những người với tâm từ bi, tâm hỷ xả mới nên tụng đọc. Nếu không thì kinh sẽ không giúp gì cho cả bản thân và cả cho mọi người xung quanh.
     
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Dạ thưa, bản thân các Bà La Môn chẳng liên quan gì tới Đạo giáo Trung Hoa cả. Bài kinh tụng niệm như anh nói chẳng khác nào 1 thứ lẩu thập cẩm của Trung Quốc nhào trộn, bịa đặt ra (nói thẳng là láo toét) rồi nhét vào miệng Phật để truyền bá tư tưởng méo mó lệch lạc những quan niệm vốn cao đẹp của Đức Phật.

    Ngay cả cái phim TDK '86 kinh điển, đưa vào một ông đóng vai Phật Tổ Như Lai người thì mập, mặt thì ác mà còn khen nức nở là đẹp và chuẩn thì đủ hiểu rồi.

    Tôi ngừng tranh luận tại đây vì đủ biết chỉ phí lời với những kẻ u mê.
    :lmao:
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/11/18
  9. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Tôi đồng ý với bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đây không phải Phật giáo (hay Phật giáo nguyên thủy). Toàn là mượn Đức Phật để nói tào lao, chẳng khác chi "viện chủ".
     
  10. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    Vì sao Phật Tổ Như Lai có sức mạnh phi thường, cảm hóa chúng sinh?

    Phật Tổ Như Lai – người sáng lập và truyền bá Phật giáo đã dùng sức mạnh gì để cảm hóa hàng triệu triệu người qua hàng thế kỉ? Có thứ phép thuật diệu kì nào có thể biến chuyển số mệnh của con người và khiến họ trở thành tín đồ trung thành?
    Phật trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là trí tuệ, giác ngộ; không phải là trí tuệ và hiểu biết mà là giác ngộ. Tức là có trí để khai mở, ngộ ra nhiều điều chứ không phải có trí chỉ để biết. Trí đánh thức những giác quan, mở mang tầm hiểu biết và quan trọng hơn là dùng trí để ngộ đạo, ngộ đời, tự phát triển bản thân ở tầm cao hơn.
    Đối với sức mạnh của Phật Tổ Như Lai, nhiều người cho rằng Ngài có thể nghe thấu những lời cầu khấn của chúng sinh, cứu khổ cứu nạn, thay đổi sướng khổ. Không sai, nhưng không có nghĩa Ngài là thần tiên, cầu gì được nấy. Đức Phật không thay đổi bất cứ điều gì ở chúng sinh, Ngài chỉ truyền trí tuệ để con người tự giác ngộ và thay đổi chính mình mà thôi.
    Chính sức mạnh này giúp Đức Phật ngộ thành đạo, nhập cõi Niết Bàn, cũng chính sức mạnh này là động lực để Ngài thu nhận đệ tử, đi khắp nơi truyền giáo và cũng chính sức mạnh này đã lôi cuốn chúng sinh tin tưởng và hướng Phật, học theo trí tuệ của Phật, tìm tới cuộc sống an yên an lạc.

    Trong Phật giáo chia thành 3 loại trí tuệ: nhất thiết trí, đạo chủng trí và nhất thiết chủng trí. Mỗi loại trí thể hiện sức mạnh ở một phương diện, mang tới cho con người sự giác ngộ khác nhau. Thế giới rộng lớn, sự hiểu biết của con người chỉ là hạt cát, càng rèn luyện về trí càng thấy mình bé nhỏ và thiếu sót.

    Nhất thiết trí tức là đi tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ, tìm hiểu sự hình thành của tất cả vật chất, sự vật hiện tượng của vũ trụ. Có gốc thì mới có ngọn, con người là một phần của vũ trụ, hiểu về vũ trụ sẽ hiểu về chính mình và biết làm thế nào để sinh tồn tốt nhất ở trong đó. Đây là trí tuệ chung, mong muốn hiểu biết tất cả để sinh tồn.

    Đạo chủng trí tức là những con đường tu tập khác nhau, vì sao sinh ra tâm ma, làm thế nào có công đức vô lượng, quá trình hình thành những con người khác nhau là do đưa đẩy của những cách rèn luyện trí khác nhau. Có người dùng trí để làm việc thiện, thành người tốt nhưng cũng có người lợi dụng trí để làm điều ác, thành người xấu.

    Nhất thiết chủng trí tức là thông đạt tất cả các loại trí tuệ, có thể dùng sự hiểu biết của vũ trụ mà tìm ra phương hướng tu tập, hiểu thế giới nên rõ căn nguyên của sướng khổ, cố gắng loại bỏ những điều phiền não của đời người và không bị mê hoặc bởi những thứ lầm lỗi, thoát khỏi vô minh.

    [​IMG]

    Phật Tổ Như Lai có đủ cả 3 loại trí, vì thế mà Ngài có sức mạnh cảm hóa chúng sinh, dùng trí của mình trợ giúp những người khác khai mở trí. Bản thân Ngài đã chứng minh và tích cực tha thiết mong chúng sinh có thể trải qua 3 tầng hiểu biết: tầng thứ nhất chính mình giác ngộ, đó là biết mình; tầng thứ hai có thể trợ giúp người khác giác ngộ, đó là biết người; tầng thứ 3 viên mãn giác ngộ, thấu hiểu hết lẽ ở đời, đạt đến cảnh giới vô ngã vô thường.

    Các vị tiểu La Hán tự mình giác ngộ nhưng chưa phát tâm giúp người, chưa chủ động nhân rộng trí mới chỉ đạt tầng thứ nhất. Bồ Tát tự giác giúp đỡ chúng sinh, hi vọng tất cả đều giác ngộ, cơ duyên thành thục, đạt tới tầng thứ hai và dần tiến tới cảnh giới viên mãn giác ngộ. Người đạt tới tầng thứ ba, hiểu rõ nhân tình thế thái, được ca ngợi toàn trí toàn năng chính là Đức Phật.

    Đức Phật cho thấy trí tuệ viên mãn là có thật, hiểu biết tới tận cùng của đức và ý nghĩa, tác dụng của nó chúng sinh đều có thể thấy rõ. Trong mỗi người ai cũng có Phật tính và bất cứ ai cũng có cơ hội thành Phật, trí tuệ bên trong con người là trí tuệ đóng, nhiệm vụ của mỗi người là khai mở để phát triển nó.

    Nói cách khác, Phật giáo đề cao tính bình đẳng của chúng sinh, người và Phật đều có xuất phát điểm như nhau, không có gì khác biệt. Điểm để phân biệt hai đối tượng này chính là trí tuệ, chúng sinh với trí tuệ hạn hẹp và Phật với trí tuệ rộng lớn, Phật sẽ là người dẫn dắt và thúc đẩy chúng sinh tiến gần hơn tới các tầng trí tuệ cao hơn.

    Sức mạnh của Phật Tổ Như Lai không phải thánh thần có phép thuật, Ngài là người như tất cả chúng ta nhưng đã tìm ra con đường tiến tới trí tuệ và rèn luyện bản thân để đạt tới cảnh giới cao. Vì vậy, người tín Phật chân chính không phải người ngày đêm quỳ dưới tượng Phật cầu xin mà là người hiểu rõ ý nghĩa của đạo, noi theo gương Phật để học tập và tu tập chính mình, cung dưỡng tam thánh, học đạo tu đời theo Phật, Bồ Tát để hưởng phúc.

    Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có phải là một không? Hai vị Phật này khác nhau như thế nào?
    Phật Thích Ca là ai?

    Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca - thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN. Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ) – là thế giới mà chúng ta đang sống.

    Phật A Di Đà là ai?

    Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ - nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phật A Di Đà cai quản cõi Cực Lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Tà ba này.

    Phân biệt tôn tượng/tranh vẽ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

    Phật A Di Đà

    Hình dáng đặc trưng: Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.

    Tư thế tay: Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa - tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đây là tượng Ushiku Daibatsu ở Nhật Bản. Bức tượng mô tả Phật A Di Đà đang làm ấn giáo hóa, sẵn sàng cứu giúp chúng sinh đang trong bể khổ.

    Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền.

    Một dạng khác của ấn thiền ở tượng Phật A Di Đà là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Vì thế, ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Ấn thiền A Di Đà ở tượng Kamakura Daibutsu tại Nhật Bản.

    Nhân vật đi kèm: Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phật A Di Đà và hai vị bồ tát.

    Phật Thích Ca

    Hình dáng đặc trưng: Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

    Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng... Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.



    • [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tay Phật Thích Ca ở ấn xúc địa - tay trái hướng lên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Trên tay trái của Phật là một chiếc bát.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thủ ấn vô úy - tay mặt đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng về phía trước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tay Phật Thích Ca trong tượng này đang làm ấn chuyển pháp luân, tức là tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phật Thích Ca thủ ấn kim hiệp chưởng, với đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau, biểu hiện cho tín tâm bất động, vững chắc như kim cương.

    Các nhân vật đi kèm: Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tượng Phật Thích Ca cùng 2 vị tỳ kheo.

    Ngoài ra còn có tôn tượng và tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh - một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa; và Phật Thích Ca nhập diệt - nằm nghiêng mình sang phải.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tượng Phật Thích Ca nhập diệt (bên dưới).
    Theo Lam Lan/Gia đình Việt Nam


    Siddhartha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm, Cù-đàm, hay Sĩ-Đạt-Ta Cồ-đàm, Cù-đàm, hay Sĩ-Đa-Tha Cồ-đàm, Cù-đàm (phiên âm Hán Việt từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: 悉達多 瞿曇) còn được người đương thời và các tín đồ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sau này tôn xưng là Shakyamuni; Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: शाक्यमुनि; (phiên âm Hán Việt từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: 释迦牟尼), nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca, hay gọi đơn giản là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: बुद्ध; phiên âm Hán Việt từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: 佛 là một người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) và là một đạo sư có thật từng sống ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN. Theo tương truyền và sử liệu, ông là một vương tử tộc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đã từ bỏ đời sống phú quý để tìm đạo. Sau 6 năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ tâm linh và dành 49 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn ĐộVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Siddhārtha đã đề xướng con đường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đóVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Siddhārtha Gautama được các Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bản thân, nhận sự hạnh phúc tối thượng. Chi tiết về cuộc đời, những lời dạy và các giới luật của ông được những học trò ghi nhớ và tổng hợp lại sau khi Siddhārtha Gautama qua đời. Hàng loạt những bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu giữ qua truyền miệng và được viết thành sách 400 năm sau đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  11. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
    Tại VN, có 1 số người đi chùa tuy nhiên lại không biết Phật là ai và cũng chỉ ít người nhận biết được Phật Thích Ca và Phật A Di Đà. 1 vài quan điểm nghĩ rằng mấy Ngài đã vô ngã, không còn quan tâm đến cái tên vì thế Phật Thích Ca cũng là Phật A Di Đà, Phật Di Đà cũng là Phật Thích Ca.

    Nhưng cách nghĩ này chưa toàn diện. Chúng ta hằng ngày đi lễ Phật, cầu xin mọi chuyện… mà không biết người mình đang cầu xin là ai thì hết sức sai ót và dễ dàng rơi vào mê tín.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trong lịch sử thì Phật Thích Ca đã từng tồn tại. Người sinh vào khoảng năm 624 TCN, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Vợ của thái tử có tên là Da-Du-Da-La, tên con trai là La Hầu La. Ngày nay lãnh thổ của nước Thích Ca thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.

    Thái tử sanh ra với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, nổi tiếng có trí tuệ, văn võ song toàn, lại rất khiêm tốn, lễ độ vì thế được nhiều người quý mến. Năm 29 tuổi Người xuất gia vào lúc trăng tròn tháng hai Ấn Độ.

    Sau sáu năm cực khổ không kết quả, Người ngồi Thiền nhập định dưới gốc cây Bồ Đề bốn mươi chín ngày và chứng đạo, đắc quả vị Phật trước nhất lúc sao mai vừa mọc. Thích Ca Mâu Ni là danh xưng bày tỏ sự kính trọng Đức Phật là vị Hiền nhân trong dòng họ Thích Ca.

    Hơn bốn mươi năm thuyết pháp, năm tám mươi tuổi Đức Phật nhập Niết bàn .

    Chỗ sinh, chỗ mất đi và chỗ ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được những nhà khoa học tìm hiểu được với những chứng tích lịch sử. Đức Phật sanh ra không phải là thần thánh, Người là 1 người bình thường, Người rời khỏi hoàng cung đi tìm con đường thoát khỏi khổ đau nhân gian, sau đó Người giáo hóa lại cho nhân loại.

    Phật là 1 quả vị, hay có thể nói là 1 danh hiệu dành cho những ngài giác ngộ tuyệt đối, do thế có 1 số vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết tới chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư …

    Bay trăm năm sau khi Phật Thích Ca nhập diệt mới ra đời kinh A Di Đà, giáo chủ cõi Tây Thiên Cực Lạc.

    Phật A Di Đà trong tranh hay khoác áo cà sa đỏ. Cà sa Phật A Di Đà có khoét vuông ở cổ, có chữ vạn trước ngực. Nếu ở hình dạng ngồi thì ngồi kiết già lên tòa sen, tay bắt ấn thiền định, trên tay có 1 cái bát, là dấu hiệu của giáo chủ (cõi Tây Thiên). Nếu ở hình dáng đứng thì như lơ lửng trong không gian. Mắt Phật nhìn xuống, miệng hơi mỉm cười thân thiện, tay phải buông xuống để đợi giải cứu nhân loại.

    Ngoài Phật A Di Đà hay có 2 vị đại Bồ tát: Quán Âm và Đại Thế Chí “Nam mô A Di Đà Phật” là “Mang thân và tâm kính ngưỡng về Phật A Di Đà”.

    Còn tượng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thường được vẽ 1 mình, không có 2 vị Bồ Tát 2 bên. Phật mặc áo cà sa, choàng chéo qua vai, đầu hay có 1 búi tóc cao, ngồi ở hình dáng kiết già.

    Từng tôn giáo có 1 vị giáo chủ và đạo Phật có 1 vị giáo chủ độc nhất đó là Phật Thích Ca. Tuy nhiên có thể hiểu rằng tăng đòan của Phật Thích Ca là một nhóm các vị thầy giác ngộ chứ không phải là một nhóm của những thầy tu tôn giáo. Phật Thích Ca không tạo ra bất kỳ tôn giáo nào. Phật không bao giờ muốn người khác quỳ lạy mình, cúng kính cho mình hay tụng niệm danh hiệu của mình.

    Phật chỉ muốn mọi người mau mau hoàn thành xong bài học ở trần thế. Thuyết phục mọi người Thiền định để hướng vào bên trong. Và, quan trọng nhất là hãy yêu thương tất cả mọi người. Phật A Di Đà cũng vậy.
    Thích Ca Mâu Ni: “Thích Ca Mâu Ni” là dịch từ chữ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. Chữ “Sakya”, dịch thành chữ “Thích Ca”, là tên gọi của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. Chữ “Muni”, dịch thành chữ “Mâu Ni”, nghĩa là giàu lòng nhân từ (Năng Nhân), rất giỏi chịu đựng (Năng Nhẫn), biết cách nhường nhịn (Năng Nhu), biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh (Năng Tịnh). Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ/bộ tộc Thích Ca. Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi bằng các tên “Phật Đà” hay “Phù Đồ”, nói tắt là “Phật” hay “Bụt”, dịch từ chữ “Buddha” trong tiếng Phạn, nghĩa là “Giác” (giác ngộ), “Người Giác” (người đã giác ngộ), “Người Trí” (người tinh thông mọi đạo lý). Chữ “Giác” có 3 nghĩa: một là “Tự giác” (tự giác ngộ cho bản thân mình); hai là “Giác tha” (giúp cho chúng sinh giác ngộ); ba là “Giác hạnh viên mãn” (tu hành viên mãn hết mức và trở thành Phật), ngôi vị cao nhất trong tu hành Phật giáo. Theo giáo pháp nhà Phật, chỉ có Phật (người giác) mới có đầy đủ ba bậc, tức là ở bậc cao nhất. Các vị Bồ Tát còn thiếu một bậc (hay thấp hơn một bậc). Các vị La Hán còn thiếu hai bậc (hay thấp hơn hai bậc). Phàm phu tục tử còn thiếu cả ba bậc (hay ở bậc thấp nhất).

    Thế Tôn: “Thế Tôn” là một tôn hiệu khác rất hay được dùng để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Thế Tôn” vốn là cái tên mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả. Tăng sĩ và tín đồ Phật giáo sau này cũng dùng cái tên đó để tỏ lòng cung kính Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo coi Thích Ca Mâu Ni là người đức hạnh vẹn toàn, công đức đầy đủ, có thể làm lợi cho thế gian, muôn loài đều tôn kính, cho nên gọi là “Thế Tôn”.

    Như Lai: cùng với “Thế Tôn”, “Như Lai” cũng là tôn hiệu thường dùng nhất để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. “Như” , còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái “chân lý tuyệt đối”, “chân tướng của sự thật”, “bản thể của vũ trụ vạn hữu”. “Lai” nghĩa là đến. “Như Lai” là những người đến bằng con đường chân thực, những người đã hiểu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

    Từ “Như Lai” dùng với nghĩa hẹp để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với nghĩa rộng để chỉ tất cả các vị Phật, như A Di Đà Như Lai, Dược Sư Như Lai,v.v…

    Ứng Cúng: Đức Phật là người đã đoạn trừ Nghiệp, Hoặc, vĩnh viễn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, muôn đức tôn nghiêm, phúc tuệ đầy đủ, nên xứng đáng với sự cúng dường của chư Thiên và loài Người.

    Chính Biến Tri: Chính là chân chính. Biến là khắp nơi, rộng lớn. Tri là hiểu biết. “Chính Biến Tri” là người hiểu biết đúng đắn, hiểu biết tất cả bao trùm khắp thế gian.

    Minh Hạnh Túc: Đức Phật là người có đầy đủ phúc tuệ, nghĩa có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh) nên được gọi là Minh Hạnh Túc.

    Thiện Thệ: Thiện là tốt, khéo léo. Thệ là đi, vượt qua. Đức Phật là người tu tập theo con đường chân chính, biết khéo léo vượt qua tất cả để nhập Niết Bàn.

    Thế Gian Giải: Đức Phật là người thấu hiểu tất cả các pháp của thế gian.

    Vô Thượng Sĩ: Trong tất cả các pháp thì Niết Bàn là Vô Thượng, trong loài người thì Đức Phật là Vô Thượng, trong các thành quả thì Chính Giác là Vô Thượng. Chúng sinh trong chín cõi đều không so sánh được với Đức Phật, nên Ngài có tôn hiệu là Vô Thượng Sĩ, nghĩa là người đã lên đến cao vô thượng.

    Điều Ngự Trượng Phu: Đức Phật là Đấng đại trượng phu có khả năng điều phục, chế ngự mọi ma chướng trong khi tu hành chính đạo. Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.

    Thiên Nhân Sư: Đức Phật là bậc Đạo sư, là người thầy đưa đường dẫn lối đến giải thoát cho cả chư Thiên lẫn loài Người.

    Từ Phụ: Đức Phật thương tất cả chúng sinh như cha mẹ nhân từ thương con cái. Tình thương này bình đẳng, an nhiên vô ngại, nghĩa là không phân biệt sự kính trọng hay sự phỉ báng của chúng sinh đối với Đức Phật, không phân biệt người sang hay người hèn. Chúng sinh càng lầm lạc thì lòng từ bi của Đức Phật càng vô lượng vô biên.

    Chân Thật Ngữ: Đức Phật là đấng nói những lời chân thật, không phỉnh gạt chúng sinh. Những lời nói của Đức Phật đều xuất phát từ trí tuệ toàn hảo, không phải tùy tiện.

    Lưỡng Túc Tôn: Lưỡng Túc Tôn có hai nghĩa: Đức Phật là đấng tôn quý nhất trong những loài hai chân (lưỡng túc: hai chân), như chư Thiên và loài Người. Và, Đức Phật là đấng đầy đủ Phúc đức và Trí tuệ (lưỡng túc: cả hai đều đầy đủ).

    Tỳ Nô Giá Na:Phật giáo Mật Tông gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Tỳ Nô Giá Na”, dịch ý nghĩa là “Đại Nhật Như Lai”. Theo tiếng Phạn, “Tỳ Nô Giá Na” là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu “Tỳ Nô Giá Na” có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.

    Ngoài ra, Đức Phật còn được biết với một số tôn hiệu khác như: Bạc Già Phạm, nghĩa là người đã chiến thắng sự chế ngự của bản ngã; Tam Giới Tôn, nghĩa là người đã giác ngộ, đã giải thoát khỏi tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; Toàn Giác, nghĩa là người đã giác ngộ hoàn toàn; Đạo Sư, nghĩa là người thầy dẫn chúng sinh đến sự giải thoát, v.v…

    Tam thế Phật là ai và có ý nghĩa gì ?


    [​IMG]

    Tam thế chư Phật.

    Sau bài viết về cuộc đời đức Phật Thích Ca ( còn gọi là Phật tổ Như Lai), xin tiếp tục chia sẽ tới bạn đọc về bài viết khác cũng liên quan tới Phật Giáo mà bạn hay gặp trong đời thường nhất là những bạn hướng dẫn viên du lịch khi dẫn khách đến tham quan tại Chùa chiền. Bài viết: TAM THẾ PHẬT là ai và có ý nghĩa gì ?.

    Tam thế phật là ai?Thứ 1, chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật A Di Đà tượng trưng cho các đức Phật trong quá khứ , Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni , Phật tương lai là Phật Di Lặc tượng trưng cho các vị Phật tương lai. Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.

    Thứ 2, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni…. Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, …, vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.

    Bộ tượng tam thế phật.

    Bộ tượng này gồm có 3 pho giống hệt nhau, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già . Ta thường gọi theo thói quen là tượng “Tam Thế”. Thực ra đây chỉ là tên gọi tắt theo thói quen của người Việt, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này có nhiều, song phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị, hay “TamThế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.

    Tam thế Tam thiên Phật nghĩa là ba ngàn Đức Phật trong ba đời, bao gồm :

    1. Qúa khứ thế nhất thiên Phật : Nghĩa là vào thời quá khứ nhằm Kiếp Trang Nghiêm có 1000 Đức Phật xuất thế như Phật Tỳ Bà Thi, Thích Khí, Tỳ Xá Phù là những vị Phật sau cùng trong số một ngàn Đức Phật thuở ấy.2. Hiện tại thế nhất thiên Phật : Nghĩa là đương thời nhằm Hiền Kiếp có 1000 Đức Phật lần lượt ra đời, như những Đức Phật Ca La Ca Tôn Đại, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Thích Ca Mâu Ni và Ngài Di Lặc sẽ là vị Phật thứ năm và lần lượt sẽ ra đời cho đủ số 1000 vị Phật ở đời hiện tại nhằm Kiếp Hiền này.3. Vị lai thế nhất thiên Phật : Nghĩa là đời vị lai nhằm kiếp Tinh Tú sẽ lần lượt ra đời 1000 Vị Phật, 1000 vị Phật này ở đời hiện tại nhằm kiếp Hiền chấm dứt.

    Quá trình và điều kiện để tu thành Phật:

    Theo Tam Tạng Pàli, bộ kinh Phật sử (tên khác là “Chánh giác tông”) thì chúng sinh nào cũng có thể trở thành một vị Phật, nhưng không phải dễ dàng, mà phải thực hành cho đúng và đủ theo thời hạn và các điều kiện nhất định. Đầu tiên, một chúng sinh muốn thành Phật thì phải phát tâm nguyện, tâm nguyện này được một vị Phật nghe và thọ ký cho. Chúng sinh này muốn được Phật thọ ký thì phải tròn đủ 8 điều kiện:

    – Phải là loài người chớ không phải trời hay thú.– Phải là nam chứ không phải là phụ nữ hay là bán nam bán nữ (thái giám).– Có đủ duyên lành để đắc quả A-la-hán ngay trong kiếp ấy, nhưng quyết định không tu thành A-la-hán mà nguyện thành Phật– Gặp được Đức Phật ra đời và được làm một điều phước thiện nào đó cho Đức Phật ấy.– Phải là người xuất gia, tu sĩ.– Phải đầy đủ những pháp của bậc cao nhân là có ngũ thông và đạt bát thiền.– Đã được làm phước báu cao thượng là bố thí mạng sống mình và vợ con mình do tâm nguyện cho thành Phật Chánh giác.– Phải có ý nguyện dũng mãnh, quyết trở thành một vị Phật Chánh giác, dù cho khó khăn, khổ sở thế nào cũng không nao núng và thối chuyển.

    Sau khi đã được Phật thọ ký cho rồi, chúng sinh này phải tiếp tục luân hồi trong vô số kiếp sống để tích lũy đầy đủ các pháp Ba-la-mật thì mới thành một vị Phật được. Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):

    – Dāna (sa. dāna): bố thí– Sīla (sa. śīla): trì giới– Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)– Paññā (sa.prajñā): trí tuệ– Viriya (sa. vīrya): tinh tấn– Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại– Sacca (sa. satya): chân thật– Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định– Mettā (sa. maitrī): tâm từ– Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả

    Trong mỗi pháp trên đây đều chia làm 3 bậc là: hạ, trung, thượng, thành ra 30 pháp. Ví dụ với pháp “Bố thí”: bố thí của cải gọi là bố thí Ba-la-mật bậc hạ, bố thí các bộ phận cơ thể của mình gọi là bố thí Ba-la-mật bậc trung, bố thí sinh mạng của mình để cứu chúng sinh khác gọi là bố thí Ba-la-mật bậc thượng. 9 pháp kia cũng tương tự như vậy.

    Các chư Bồ-tát (là chúng sinh đã được một vị Phật thọ ký rằng sẽ thành Phật trong tương lai) chia làm 3 bậc:

    – Bồ-tát thuộc về huệ lực: thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 7 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 9 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.– Bồ-tát thuộc về tín lực (là có nhiều đức tin): thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 14 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 18 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.– Bồ-tát thuộc về tấn lực (nhiều sự tinh tấn): thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 28 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 36 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.“Đại kiếp” ở đây là một kiếp của quả địa cầu, tức là quá trình hình thành, phát triển rồi hoại diệt của cả một hành tinh, kéo dài nhiều tỷ năm. Còn A-tăng-kỳ là “số lượng không thể tính đếm” (vượt qua cả hàng tỷ tỷ tỷ). Như vậy, thời gian cần để một chúng sinh tu thành Phật là cực kỳ dài, đến mức vượt qua khỏi khả năng tưởng tượng hoặc hiểu biết của phàm nhân.

    Nói vậy sẽ thấy, 1 vị Phật ra đời và độ sinh là hiếm hoi như thế nào, vậy nên có câu “Trong vô số kiếp luân hồi thì có được thân người là khó (đa phần chúng sinh chỉ có thân súc sinh), có được thân người thì đủ duyên để xuất gia đi tu là khó, xuất gia đi tu rồi thì có duyên gặp Phật tại thế là càng khó”. Người được gặp Phật, nghe Phật thuyết pháp là phải có rất nhiều căn duyên lành, bởi xác suất xảy ra là vô cùng hãn hữu, giống như rùa mù nổi lên trúng một khúc gỗ trôi giữa đại dương vậy.

    28 vị Phật toàn giác trong quá khứ:

    Đức Thích Ca Mâu Ni giảng giải cho Đại đức Xá Lợi Phất rằng: tính từ cách đây 4 A-tăng-kỳ (*) ( và 100 ngàn đại kiếp trái đất đến nay, đã có 28 Đức Phật tổ đã ra đời giáo hóa chúng sinh.

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vị Phật thứ 28 mà chúng ta được biết đến nhiều nhất. Bồ Đề Đạo Tràng – Ấn Độ (Bodh Gaya – India) nơi Ngài đắc đạo sau 49 ngày tọa thiền dưới gốc cây Bồ đề – cũng là điểm du lịch tâm linh mà bất cứ Phật tử nào cũng muốn được ghé thăm ít nhất một lần.

    Các vị Phật trong thế giới ta bà (sahalokadhātu) của chúng ta được nói đến trong hai tài liệu chính: Kinh Đại Bổn và Kinh Địa Tạng.

    1. Các vị Phật quá khứ được nói đến có lẽ đầu tiên trong Kinh Đại Bổn (p: Mahā-padāna Sua) là 6 vị:– Vipassī (s: vipaśyin, Hán: Tì Bà Thi),– Sikhī (s: śikhin, Hán: Thí Khi),– Vessabhū (s: viśvabhū, Hán: Tỳ Xá Phù),– Kakusandha (s: krakucchanda, Hán: Câu Lưu Tôn),– Konāgamana (s: konakamuni =kanakamuni = kanaka = konaka (-nāma) = konakasāhvaya = konagamuni, Hán: Câu Na Hàm Mâu Ni),– Kassapa (s: Kaśyapa, Hán: Ca Diếp),Rồi đến Phật hiện tại là Thích Câu Mâu Ni (p: sakkamuni, s: sakyamuni) và Phật tương lai sẽ là Di Lặc

    2. Nhưng khi bộ Buddhavamsa (Phật Sử, Chánh Giác Tông) được viết vào thời vua A Dục (aśoka, 272 – 236 trước Tây lịch) thì từ đầu đến chương 26 nêu ra 24 vị Phật quá khứ từ Phật Nhiên Đăng (Dīpankara) tới Phật Ca Diếp (Kassapa) xuất hiện trước đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

    3. Rồi trong chương 27 lại thêm 3 vị nữa xuất hiện trước Phật Nhiên Đăng là Tanhankara, Medhankara, và Saranankara. Như vậy tất cả là 27 vị Phật quá khứ xuất hiện trước Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni.Tất cả 28 vị Phật nầy đã xuất hiện lần lượt trong các kiếp như sau:– Kiếp tinh túy hương (kiếp trang nghiêm) (Sāramanda-kappa): Bốn vị Phật thứ 1, 2, 3, 4 là Tanhankara, Medhankara, Saranankara, và Dīpankara,– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 5 là Kondañña,– Kiếp tinh túy hương (kiếp trang nghiêm) (Sāramanda-kappa): Bốn vị Phật thứ 6, 7, 8, 9 là Mangala, Sumana, Revata, Sobhita,– Kiếp ân huệ (Vara-kappa): Ba vị Phật thứ 10, 11, 12 là Anomadassī, Paduma, Nārada,– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 13 là Padumuara,– Kiếp tinh túy (Manda-kappa): Hai vị Phật thứ 14, 15 là Sumedha, Sujāta,– Kiếp ân huệ (Vara-kappa): Ba vị Phật thứ 16, 17, 18 là Piyadassī, Ahadassī, Dhammadassī,– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 19 là Siddhaha,– Kiếp tinh túy (Manda-kappa) : Hai vị Phật thứ 20, 21 là Tissa, Phussa,– Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 22 là Vipassī,– Kiếp tinh túy (Manda-kappa): Hai vị Phật thứ 23, 24 là Sikhī, Vessabhū,– Kiếp hiền (Bhadda-kappa): Năm vị Phật thứ 25, 26, 27, 28, 29 mà bốn vị đã xuất hiện là Kakusandha, Konagamana, Kassapa, Gotama (Phật Thích Ca Mâu Ni là phật mà hiện nay nhân loại đang thờ cúng). Đức Phật thứ 29 là Metteyya (Chính là Phật Di Lặc) sẽ xuất hiện trong tương lai.

    Không có kiếp trái đất nào có nhiều hơn 5 vị Phật cùng giáng sinh. Có những giai đoạn kéo dài cả 1 A-tăng-kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật nào ra đời. Khoảng cách ra đời giữa các vị Phật trong cùng 1 kiếp trái đất cũng phải kéo dài tới hàng triệu, hàng tỷ năm (do một kiếp Trái Đất kéo dài hàng tỷ, hàng chục tỷ năm). Như vậy, cơ hội để chúng sinh được nghe hoặc đọc Chánh Pháp do một vị Phật thuyết giảng là vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng quý báu.

    Giải thích: A tăng kỳ hay A-tăng-kỳ (sa: असंख्येय, Asaṃkhyeya) là một tên gọi được dùng trong Phật giáo để chỉ con số 10140 hoặc cho số 10(a+2^b) đã được liệt kê trong Kinh Hoa Nghiêm, các giá trị a=5, b=103 nếu tính theo bản dịch của ngài Phật-đà-bạt-đà-la (Buddhabhadra), a=7, b=103 theo bản dịch của ngài Thật Xoa Nan Ðà (Shikshananda) và a=10, b=104 theo Thomas Cleary nhưng ông có sai sót trong tính toán.

    A tăng kỳ là một từ tiếng Phạn xuất hiện thường xuyên trong các văn bản Phật giáo. Ví dụ, Thích Ca Mâu Ni Phật được cho là đã thực hành ba a tăng kỳ kiếp trước khi trở thành một vị Phật. A tăng kỳ có nghĩa là ‘không thể đếm được’.Trong tiếng Phạn, từ “asaṃkhyeya” nghĩa đen là “vô số” trong ngữ nghĩa của “vô hạn”.
     
    supercos4 and htp1305 like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này