"Với thuyết tương đối Einstein, tư duy của nhân loại về vũ trụ đã bước lên một bậc thang mới. Tình huống giống như một bức tường thình lình sụp đổ, bức tường ngăn cách chúng ta với sự thật: bây giờ các tầm xa và chiều sâu nằm trước mắt chúng ta như được mở khóa mà những khả năng của chúng ta chưa hình dung được hết. Chúng ta đã tiến một bước vĩ đại gần đến sự hiểu biết lý tính, vốn nằm trong diễn biến thế giới vật lý." - HERMANN WEYL "Tại sao chúng ta lại phát minh ra các lý thuyết vậy? Câu trả lời là đơn giản: rằng bởi vì chúng ta thích thú “sự hiểu biết”… Có một sự đam mê về hiểu biết, cũng như có một sự đam mê về âm nhạc." - ALBERT EINSTEIN Dẫn nhập: Cuộc lệch giờ trăm năm - Nguyễn Xuân Xanh Phần I: Thuyết tương đối hẹp Phần II: Thuyết tương đối rộng Phần III: Suy nghĩ về vũ trụ như một tổng thể Phần IV: Phụ lục Tư liệu lịch sử Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Quyển này là viết đại chúng, thuật ngữ chung cho loại sách khoa này là popular science hay khoa học bình dân. Viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tránh dùng nhiều toán và công thức nên tôi nghĩ không có gì khó cả. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sách loại như thế do các nhà khoa học muốn phổ biến kiến thức cho công chúng. Không nhất thiết phải đọc sách của Einstein để hiểu.
Tất nhiên, ở câu của tôi cần hiểu là "phải hiểu ở mức độ của môn Vật lý cao cấp". Nếu viết ở Vật lý cao cấp thì ngay cả vật lý của Newton cũng không dễ hiểu đâu. À, Newton cũng được coi là một nhà toán học vì khi nghiên cứu các định luật mang tên ông thì ông cũng góp phần phát triển môn toán học: phần đạo hàm, vi phân, tích phân. Ví dụ để tính tích phân trên một đoạn người ta vẫn dùng công thức có tên là Công thức Newton - Leibnitz. Bởi vì để giải quyết các vấn đề về vật lý, cần phải có thêm công cụ toán học. Trong vật lý, vận tốc là đạo hàm cấp 1 của quãng đường, gia tốc là đạo hàm cấp 2 của quãng đường. Hồi học tôi ĐH có một bài toán: có một con đường thẳng nối với một phần tư đường tròn, có một bức tường vuông góc với đoạn thẳng thứ nhất, song song với đoạn thẳng thứ 2 cách đường 5m. (Có hình vẽ cụ thể, có đánh dấu điểm A, B, C cùng các kích thước). Ô tô đang ở A là đầu đoạn cung tròn, vận tốc ô tô là đều 50km/h. Hãy tính vận tốc của ánh sáng do đèn pha ô tô chiếu lên tường tại thời điểm x (một số cụ thể), quãng đường của ánh sáng vạch ra trên tường khi ô tô chuyển động trên cung tròn trong khoảng thời gian t1 và t2 (có số cụ thể). Cũng tương tự khi ô tô chuyển động có gia tốc 5m/s^2 (Vo = 50km/h). Có thể có thêm dữ kiện nữa như: bán kính cung tròn, lâu quá rồi nhớ đại khái như vậy. Nếu tước bỏ các công thức toán học, thì thuyết tương đối vẫn không hề dễ hiểu với đại chúng. May ra những người học ngành tự nhiên thì có thể hiểu đôi chút.
THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP VÀ RỘNG CỦA ALBERT EINSTEIN Nguyễn Xuân Xanh NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2014 View attachment 56920 Albert Einstein (14-3-1879 – 18-4-1955) (Đã xóa ebook vì thời hạn 2 năm)
Cũng chẳng cần phải hiểu nếu bạn không làm trong ngành cần đến như: Chạy máy gia tốc, chế bom nguyên tử, chạy nhà máy, tàu bè dùng năng lượng hạt nhân. Còn trong những ngành nghề bình thường: Chế tạo ô tô, động cơ điện, xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống... thì vẫn dùng vật lý Newton.
mình từng đọc "cho biết" về enstein và thấy 2 cuốn này rất hay, đọc dễ hiểu và mê luôn, trên diễn đàn cũng có, đó là cuốn "enstein đời sống tư tưởng-nguyễn hiến lê" và cuốn "thuyết tương đối-Phan Thành Long". Anh em thử tìm về đọc coi!!!