Kiếm hiệp Tiếu ngạo giang hồ - Kim Dung <Vũ Đức Sao Biển và cộng sự dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Kiếm Hiệp - Dã sử' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 6/6/16.

Moderators: thanhbt
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi nghĩ Hồ cầm là đàn của người Hồ thì nên viết hoa chữ 'Hồ'.
    Nhân tiện, Thúy Kiều mà 'nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương' thì có lẽ là in nhầm, chứ Kiều không có chơi Hồ cầm.
     
    dongtrang thích bài này.
  2. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Thì tôi cũng đồng ý với bác. Ý kiến của bác xác đáng nhưng khổ nỗi có nhiều loại đàn có chữ hồ mà ta viết hoa thì nó không được mỹ thuật cho lắm. Thí dụ: đàn nhị Hồ, đại Hồ cầm, vân vân. Tuy ý kiến của bác xác đáng nhưng thôi thì ta cứ đơn giản không viết hoa cho tiện.
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tôi thấy một ví dụ khác là "quyền Anh" thì hồi trước hay viết vậy, nhưng dạo này cũng có nhiều báo chỉ viết là "quyền anh" thôi, dần dần trở thành thông dụng.
     
  4. V/C

    V/C Mầm non

    Cái này là em không đồng ý, Kiếm Hiệp Tàu mà bỏ Hán Tử thì đọc mất thú, càng nhiều Hán Việt càng tốt. Như đọc Tam Quốc của Phan Kế Bính năm 87 vậy, sau này tái bản hiệu đính nhiều mất hết Hán Việt đọc chán phèo ra.
    Đọc truyện Tàu xưa là đừng có đưa lắm từ Việt hiện đại vào, làm mất cảm giác đọc.
     
  5. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nếu Cường để ý thì tất cả các từ điển tiếng Việt đều không du nhập từ ''hán tử'' vô từ điển vì ý nghĩa của nó không có gì đặc biệt. Vì nếu như ta du nhập thì phải định nghĩa rõ ràng nếu không sẽ có nạn ông nói gà bà nói vịt. Thí dụ: Đào Duy Anh định nghĩa là chàng trai trẻ dũng cảm. Người khác thì định nghĩa là đàn ông. Rồi người khác lại hiểu là đàn ông Hán. Như thế thì phiền lắm. Tiếng Việt ta thỉnh thoảng hay nói dư. Gã đã ám chỉ là đàn ông rồi, mà cứ lập đi lập lại hoài ''gã hán tử'' thì tôi thấy nó chẳng hay chút nào. Bởi vậy mới nói bỏ quách nó đi cho nó khỏi rườm.
     
    Ktc_nt and tran ngoc anh like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói chung là sử dụng từ Hán Việt có mức độ, cho có không khí cổ cổ một chút. Cái này còn tùy thuộc vào người dịch, thế nào là vừa đủ thì mỗi người cảm nhận khác nhau.
    Tiếng Tàu cũng hay nói dư vậy, như 'hán tử' thì là dư rồi, chỉ 'hán' là đủ, xem các từ 'hảo hán', 'đại hán', 'xuẩn hán'... thì biết. Nhưng người Tàu thích những cấu trúc từ kép như vậy nên không coi là nói dư.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Các bác có tìm ra lỗi gì thêm thì cứ đăng ý kiến nhé, tôi sẽ tổng hợp sửa một thể. Giờ đang bận soát lỗi dự án Ỷ Thiên và một cuốn khác cũng hơi dày.
     
    Ktc_nt and quang3456 like this.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2017-4-16_7-41-23.png

    "Thu nhận ở quan môn" chắc là dịch từ 'quan môn đệ tử'
     
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Quan môn đệ tử tôi cũng nghe nhiều, nhưng nghĩa không hiểu rõ. Có phải là đệ tử thu nhận đầu tiên của ông thầy?

    Dịch kiểu này không khác gì: "cô tổ chức một bữa ăn theo hình thức tủ buýp-phê" :D
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Là đệ tử cuối cùng bác ạ, như Trương Thúy Sơn tuy tiếng là đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong, nhưng lại đích thực là quan môn đệ tử do ông thân truyền.
    Chữ quan ở đây nghĩa là đóng, như trong câu Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/17
    ntdieu and Caruri Tlkd like this.
  11. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Quả là cuối cùng, vì Tần Quyên còn trẻ, nếu so về tuổi tác cũng chỉ đáng là đệ tử của Nghi Hòa, Nghi Thanh... Tôi hơi ngạc nhiên nếu với nghĩa là "đầu tiên".

    Ghi nhận, tôi sẽ sửa trong bản ebook.
     
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Công nhận bác Quang hay thiệt. Câu đó nguyên văn như vầy:
    這少女秦絹是定靜師太所收的關門弟子,聰明伶俐,甚得師父憐愛。恆山派女弟子中,出家的尼姑約佔六成,其餘四成是俗家弟子,有些是中年婦人,五六十歲的婆婆也有,秦絹是恆山派中年紀最小的。眾弟子見定靜師太和小師妹秦絹說話,慢慢都圍了上來。
     
    quang3456 thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có gì đâu, cảm ơn bác. Nhưng theo các bác thì có nên dịch sát nghĩa cụm từ "quan môn đệ tử", hay dịch thoát ý là đệ tử cuối cùng, hay cứ để nguyên từ Hán Việt?
     
  14. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi bảo đảm hơn nửa dân ta chẳng ai hiểu quan môn đệ tử là cái gì. Hihihi. Bác dịch thoát ý đi bác.
     
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tôi định sửa là "đệ tử (được) thu nhận cuối cùng".
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy nên chăng cứ để nguyên, những người không hiểu sẽ biết mà tìm hiểu. Dịch sát nghĩa thì là Con em đóng cửa, nghe có gì sai sai phải không các bác?
    Mà sao người ta hay dùng chữ đệ tử, không dùng chữ đồ tử hay đồ đệ.
     
    dongtrang thích bài này.
  17. V/C

    V/C Mầm non

    Bác Quang tuyệt zời!
    Em cứ tưởng là Đệ chân truyền hay Đệ tử ruột.
     
  18. V/C

    V/C Mầm non

    Đệ tử nhiều khi nhiều tuổi hơn sư phụ, hoặc ít hơn dăm tuổi, nên mới dùng chữ Đệ Tử chăng (Vừa là em, vừa là con).
     
    quang3456 thích bài này.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong hồi 1 thì là 'trương phòng', trong hồi 24 là 'trướng phòng', theo các bác thì từ nào đúng? hay là hai từ khác nhau?
    Bọn Vu Tẩu, Nghi Hòa đi hóa duyên ở nhà Bạch Bát bì, khi đi thì không đi ngựa, lúc về lại có ngựa là sao, hay là 'hóa' luôn cả ngựa nhà họ Bạch?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/17
  20. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Bác dịch là đệ tử cuối cùng là đúng quá rồi. Tiếng Anh cũng dịch như vậy. Last disciple of a master
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
Moderators: thanhbt

Chia sẻ trang này