Kiếm hiệp Tiếu ngạo giang hồ - Kim Dung <Vũ Đức Sao Biển và cộng sự dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Kiếm Hiệp - Dã sử' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 6/6/16.

Moderators: thanhbt
  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đã sửa

    Theo ý kiến bác dongtrang, không viết hoa chữ "Hồ".
    Đã sửa và thống nhất tất cả là Ngân nhiêm giao.

    Đã sửa là "đệ tử cuối cùng" và kèm chú thích.
    Đã thống nhất là "trương phòng", theo góp ý của bác dongtrang.
    Về chi tiết đi ngựa thì nhỏ nhặt nên bỏ qua.

    Đã sửa. Ngoài lỗi "đả thượng" của tôi thì 3 lỗi kia là lỗi bản in.

    Rất cảm ơn bác quang3456. Từ những phát hiện của bác, tôi đã up lên phiên bản 1.1 (bản 161 hồi). Riêng bản 40 hồi của knmidorika thì chưa có ý kiến của bạn ấy nên tôi chưa sửa. Những đóng góp của bác rất quý báu. Mong rằng bác sẽ tiếp tục tìm thêm các lỗi nếu có khi đọc tác phẩm này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/4/17
    quang3456 and tran ngoc anh like this.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2017-4-20_7-26-39.png
    Đúng ra là "trận tiền vong", vừa không điệp từ vừa không sai luật.
    Ngoài ra, ngõa quán là lọ sành hay vò gốm không phải mái ngói, mái ngói đâu lại ở bờ giếng?

    upload_2017-4-20_7-35-43.png
    'trả tiền' nghe có vẻ sai sai
    upload_2017-4-20_16-57-30.png
    Một quan tiền giá trị lớn lắm, ở đây chỉ là 10 đồng tiền thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/4/17
  3. Hover

    Hover Mầm non

    Bạn có thể share bản tiếng Anh được không? :)
     
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Về mặt ngữ nghĩa, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, về phong cách, hay văn hoá thì hán tử hoàn toàn không phải chỉ để nói "đàn ông".
     
  5. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Hoàn toàn đồng ý với bác. Dịch truyện Tàu mà sử dụng hán tử thì quá chính xác luôn. Nhưng lập đi lập lại thì nó mất hay. Hơn nữa từ hán tử rất có thể bị hiểu sai nên ta cũng chú ý để con em sử dụng cho đúng. Nói theo kiểu Việt ngữ tinh nghĩa từ điển vậy mà. Tôi đọc trên mạng có đoạn: có một hán tử da đen... ý nói một người đàn ông Châu Phi, nên thấy tếu tếu.
     
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Cái này chỉ là không thống nhất về phương diện âm đọc, chứ sai thì không sai.
    浙江 : đọc là triết hay chiết đều ổn. tương tự, canh hay cánh đều đúng, chỉ là phiên âm hán việt mà thôi, nên chữ Hán rắc rối là ở chỗ đó.
     
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thế thì lại sai. Vì một ông châu Phi không thế nói là hán tử da đen. Cái này thì không đúng.
     
    dongtrang thích bài này.
  8. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Có bác Ngọc Sơn đây rồi, mừng hết lớn. Tôi không hiểu thành ngữ diệu tưởng thiên khai. Tôi đoán nó có nghĩa là tài tình kỳ diệu. Phải không bác.
     
  9. knmidorika

    knmidorika Lớp 2

    Bạn cứ thoải mái sửa, mình cũng muốn có một bản hoàn chỉnh nhất để lưu lâu dài.
    Bạn tải file đính kèm nhé.
     

    Các file đính kèm:

    Hover and dongtrang like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy ta nên phiên âm theo cách thông dụng hơn, như 'trương' và 'trướng' chọn 1 cách. Còn nếu đã 'sai thông dụng' thì cũng nên để nguyên, như từ 'gia gia'.
    Nhân tiện, xin hỏi các bác: Nhất thống giang hồ và Thống nhất giang hồ có cùng nghĩa không?
     
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    - Người tạo nên lầu các này thật là diệu tưởng thiên khai, quả nhiên trong thiên hạ không có chuyện gì khó, chỉ sợ lòng người không bền.

    "The person who built this pavilion really had lofty imagination. For a person with high aspirations, nothing in the world is difficult."

    Như vậy thì diệu tưởng thiên khai có nghĩa đơn giản là tuyệt diệu hay tuyệt vời hay nói theo kiểu thời nay là trên cả tuyệt vời.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi nghĩ giống nhau chỉ khác ngữ pháp thôi. Một bên theo ngữ pháp Hán một bên theo ngữ pháp Việt.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy trong một câu khẩu hiệu có nên dùng lẫn hai ngữ pháp không, hay là để cho dễ hiểu?
     
    dongtrang thích bài này.
  14. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    妙想天開
    Về mặt cơ bản có thể hiểu như vậy. "trên cả tuyệt vời" hay "ngoài sức tưởng tượng", đều có thể chấp nhận được. Hehe. Bác thật là "vi diệu"
     
    dongtrang thích bài này.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có thể ý nghĩa của thành ngữ này đã được giải thích ở phần câu sau chăng, có ý tưởng kỳ diệu thì có thể khai mở trời đất.
     
    dongtrang thích bài này.
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Về ngữ nghĩa, có thể coi là là đồng nhất (xin xem thêm từ điển tiếng việt). Nhưng rõ ràng có hơi chút sai khác trong cách dùng, đặc biệt Nhất thống chủ yếu dùng trong cổ văn, ngày này không ai dùng nhiều, còn thống nhất thì được dùng rộng rãi hơn cũng hiện đại hơn. Tuỳ vào ngữ cảnh mà dùng thôi, chớ nên quá cứng nhắc.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi nghĩ 'nhất thống' thì 'thống' được dùng với vai trò danh từ còn 'thống nhất' thì dùng như động từ nhiều hơn. Tôi hỏi vậy vì trong bản dịch TNGH mới này, các dịch giả dùng cụm từ 'thống nhất giang hồ'
     
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    爷 thì vốn là danh xưng cha, nhưng mà double 爷 爷 [yé ye] thì đúng là ông rồi, chẳng là cha của cha thì rõ là ông. Với lại chẳng ai kêu gia gia là cha đâu, chỉ gọi thân mật là 爸爸 bàba, hoặc 父亲 [fù qīn]. Với cả tiếng tàu bay qua tiếng việt nghe rất chán, mặc dù là dịch đó.
     
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thế có nghĩa là ông phải không, để tôi còn sửa trong ebook?

    Theo logic thì Khúc Phi Yên khoảng 15, Lưu Chính Phong chắc khoảng 50 mới rửa tay gác kiếm, vậy Khúc Dương khoảng 55 thì mới đủ tuổi làm ông của Phi Yên nhỉ?
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    爸爸 cũng là double vậy, cũng là cha của cha sao?
    爸 (bả) sang tiếng Việt thì thành 'ba', còn 爷 (da) sang tiếng Việt thành 'tía'
     
Moderators: thanhbt

Chia sẻ trang này