Tuỳ bút - Biên khảo G Tiểu thuyết hiện đại - Dorothy Brewster & John Angus Burrell

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi teacher.anh, 26/6/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    CHƯƠNG 19

    THOMAS MANN (tt)


    Cuốn Dr. Faustus (Bác sĩ Faustus) và nhân vật Adrian Leverkuhn.

    Vậy thì Mann phải cho bác sĩ Faustus của ông làm một nhạc sĩ, một người soạn nhạc đại tài, và đặt tên nhân vật đó là Adrian Leverkuhn. Trong truyện, Serenus Zeitblom,một người bạn của Adrian, bắt đầu thuật lại cuộc đời của anh này ngày 27 tháng 5 năm 1943, tại tỉnh Freising nằm trên sông Isar, trong những giờ đen tối của cuộc chiến tranh chống Đức mới khởi thủy. Câu truyện thỉnh thoảng được điểm thêm vài ý kiến về tình trạng quê hương càng ngày càng đen tối, và kết liễu khi quê hương hoàn toàn bại trận. Những biến cố được kể lại về cuộc đời Adrian thuộc về quãng thời gian từ lúc Adrian và Serenus đều còn niên thiếu, nghĩa là vào khoảng năm 1895 cho tới khi Adrian phát điên năm 1930. Nhưng mãi đến năm 1940 hắn mới chết.

    Hình như Mann muốn liên kết chặt chẽ hai nhân vật điển hình của dân Đức, để tâm lý người nọ soi sáng tâm lý người kia: nhà soạn nhạc là Adrian, sẵn có thiên phú về âm nhạc của dân Đức, nhưng thiên tài đó lại pha lẫn một chút điên khùng, và giáo sư Serenus, một nhà nhân-bản-học thông thái, tin tưởng vào một nền văn hóa có thể chiếu sáng những lực lượng đen tối trong con người. Serenus tiêu biểu cho người Đức hiền lành, dễ bảo, có kỷ luật, không quá chất phác như Hans Castorp, nhưng tính tình hơi giống chàng này, đức tính trung bình của giai cấp trưởng giả, rất ghét suy nghĩ vẩn vơ, nhưng lại hâm mộ các tay phiêu lưu gan dạ và sẵn sàng chịu sự lãnh đạo của họ. Còn những nhân vật xoay quanh đôi bạn đó đều chỉ dùng làm bối cảnh cho câu truyện, gồm có: cha mẹ Adrian là người nông dân chất phác; ông giáo, tu sĩ, và nhạc sĩ dạy đôi bạn học chữ nghĩa, tôn giáo và âm nhạc, rồi đến các nhà trí thức trong xã hội trung lưu, nghệ sĩ, và những bậc đàn anh trong xã hội muốn được tiếng là khuyến khích văn hỏa. Trong số đó ta thấy có nhiều nhân vật giống như Hans Castorp, nếu ta có thể giả thiết rằng Hans còn sống sau cuộc chiến tranh. Họ là bọn thanh niên hư hỏng, không chí hướng, bị thất vọng về chiến tranh và hậu quả chiến tranh đem lại. Ngoài ra, lại còn những nhân vật giống như Buddenbrook lúc trụy lạc, ví dụ hai thiếu phụ có cuộc đời y hệt cuộc đời hai chị em của Mann.

    Adrian chậm hiểu rằng mình có tài; hắn lại còn không muốn tin như vậy. Nhưng bạn hắn đã thuật lại cho hắn biết trí óc hắn đã mở mang rồi phát triển ra sao, và đã thuyết phục được hắn. Rồi thuật đến lúc hắn nhuốm bệnh mà 24 năm sau sẽ khiến hắn phát điên. Trong những năm đó, hắn có nhiều lúc bị nhức đầu và buồn nôn ghê gớm, mà hắn tin rằng do cha hắn di truyền. Chính sau những cơn đau đó mà hắn soạn ra được những bản nhạc tuyệt diệu nhất. Tác giả giả thiết rằng chương 25, ở gần giữa cuốn truyện, là bản thảo tập ký sự bí mật của Adrian, được bạn hắn tìm thấy. Đoạn đó ghi lại một cuộc đối thoại kỳ dị giữa Adrian và Quỷ vương cám dỗ - khiến ta liên tưởng đến việc bác sĩ Faust bị Mephistopheles cám dỗ - viết bằng Đức văn cổ, nên việc phiên dịch sang ngoại ngữ khó khăn vô cùng. Cuộc đối thoại đó nói về bản giao kèo nhờ đó Adrian có được hai mươi bốn năm hoạt động sáng tác thật phong phú, sau đó thì bị chấm dứt đột ngột khi tật bệnh hủy hoại trí óc hắn (Ta có thể so sánh đoạn văn này với đoạn văn đối thoại giữa Ivan và Quỷ vương trong cuốn Brothers Karamazov Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Dostoevsky). Quỷ vương cám dỗ đặt một điều kiện: “Cấm ngươi luyến ái, khi lòng ngươi còn tràn trề nhiệt huyết; ta muốn ngươi phải lãnh đạm với ái tình, để có đủ nhiệt huyết sáng tác nghệ thuật”.

    Từ đoạn đó trở đi, câu truyện tỉ mỉ thuật lại sự nghiệp sáng tác của Adrian, khởi nguyên, phát triển và hoàn thành như thế nào. Những tác phẩm của hắn đi song song với sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại. Độc giả nào không thích âm nhạc có lẽ cho là khó hiểu. Ba lần Adrian bất chấp sự cấm đoán yêu đương của Quỷ vương, và cả ba lần tai nạn xảy đến cho người hắn yêu thương. Sợi giây cuối cùng còn ràng buộc hắn với tình đời là cháu hắn, một đứa trẻ mới lên năm, đẹp một cách lạ lùng và ngây thơ trong trắng, làm cho Adrian phải say mê. Nhưng rồi đứa bé ấy chết về bệnh sưng màng óc sau một cơn đau đớn kinh khủng, khiến cho Adrian bị dày vò đứt ruột một lần cuối cùng (Chúng ta nhớ rằng tai nạn đổ vào đầu trẻ thơ vô tội là lý do khiến Ivan Karamazov kết tội Đức Chúa). Cũng như trong một thuyết giải thích huyền thoại về Faust, ở đây Adrian cũng triệu tập tất cả bạn bè lại trước khi chết để trối trăng bằng cách biểu diễn một đoạn trong tác phẩm cuối cùng của hắn, bản nhạc The Lament of Faust. Thoạt đầu hắn nói về giao kèo hắn đã ký kết với Quỷ vương bằng một giọng điên khùng, rồi sau hắn bấm vài giây đàn và ngã từ trên ghế xuống đất, bất tỉnh.

    Cuốn Dr. Faustus (Bác sĩ Faustus) là một câu truyện ngụ ý về nước Đức.

    Câu truyện Adrian có thể coi là một câu truyện ngụ ý nước Đức giao kết với Quỷ vương và bị diệt vong, một câu chuyện trong đó Thiện và Ác xen lẫn với nhau chặt chẽ đến nỗi khó mà phân biệt được, “một hoang phí tinh thần trong một hoang tàn nhục nhã”. Giúp ta hiểu ý nghĩa của câu truyện ngụ ý đó đã sẵn có lời phê bình của giáo sư Serenus, nát óc để giải thích những bước xuống dốc tới vực thẳm của người bạn và tổ quốcc giáo sư. Ông nhận xét nhiều lý thuyết đang thịnh hành trên thế giới hiện đại, và những điều suy nghĩ của ông vừa rộng rãi vừa sâu sắc hơn những ý kiến cùa các nhà giáo đã dẫn dắt Hans Cartorp lên du ngoạn ngọn núi Thần Tiên. Ví dụ những lý thuyết về dân tộc nói gì ? “Đối với người sáng suốt, danh từ dân tộc chứa đựng một ý nghĩa nguy hiểm và lỗi thời; người đó hiểu rằng khi người ta gọi một đám người là dân tộc, tức là người ta muốn khích động đám người đó phạm những tội phản động. Nhân danh dân tộc, có việc gì mà người ta chẳng dám làm trước mắt chúng ta? mặc dầu nhân danh Đức Chúa, hay nhân loại, hay luật pháp, thì chẳng bao giờ dám làm. Và các chính khách lại còn nói không ra có, để dẫn dắt quần chúng tin tưởng cái gì có lợi cho họ. Trong một buổi hội thảo với những người trí thức thành Munich, Serenus đã nói thẳng để bênh vực khoa học và chân lý. Ông yêu cầu họ nhận xét xem một người biết suy nghĩ nên lấy chân lý chứ không nên lấy cộng đồng làm mục tiêu hành động, có phải là đúng không? Theo Serenus, “bao giờ chân lý cũng làm lợi cho cộng đồng, một cách gián tiếp và về lâu dài, dù là chân lý đắng cay, hơn là tư tưởng phục vụ cộng đồng một cách trái với chân lý. Phủ nhận chân lý tức là tiêu hủy căn bản của cộng đồng chân chính một cách hết sức giả tạo”. Nhưng chẳng ai chịu nghe lời nói của Serenus cả.

    Serenus đã du học ở Hy Lạp một năm trọn để tìm hiểu ý nghĩa những cổ lễ nghi nhập môn diễn tả lòng tôn kính thần thánh cao xa. Nhiều khi ông đã giải thích cho đồ đệ biết rằng “thực chất của văn hóa là lối vào thành kính và quy tắc, tôi có thể nói là cầu khẩn, của những cái gì tối tăm và nham hiểm để phục vụ thánh thần”. Câu đó phảng phất âm hưởng những ý nghĩ cùa Mann viết trong bài luận “Freud and the Future”, trong đó ông nghiên cứu vấn đề những lực lượng phi lý, thú tính và đen tối trong bản chất con người, ông tin tưởng rằng cuối cùng vô trật tự sẽ siêu việt hóa, vì trong bản chất những lực lượng vô trật tự đã có sẵn một ý thức kiểm soát càng ngày càng lớn mạnh. Vô trật tự đã đi đến mức tối cao của nó trong truyện Dr. Faustus (Bác sĩ Faustus), khó có thể đi quá nữa. Những lời cuối cùng của cuốn tiểu thuyết phần nhiều đều do Serenus nói ra, và ông này, mặc dầu tình thế đen tối đến đâu đi nữa, vẫn tin tưởng rằng con người có bản tính tự do và tốt đẹp: “Biết đến bao giờ ánh sáng của hy vọng mới ló dạng?”


    (Hết chương 19).
     
    tducchau, lichan and tamchec like this.
  2. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    SÁCH THAM KHẢO

    Tiểu thuyết và truyện của Mann.

    Buddenbrooks (Gia đình Buddenbrooks) *, 1901. Bản dịch Anh 1924.

    Tonio Kröger,1903. Bản dịch Anh 1914.

    Royal Highness,1909. Bản dịch Anh 1916.

    Death in Venice (Chết ở Venice) *, 1913. Bản dịch Anh 1925.

    The Magic Mountain (Núi thần) *,1924. Bản dịch Anh 1927.

    Early Sorrow,1925. Bản dịch Anh 1929.

    Mario and the Magician (Mario và nhà quỷ thuật) *,1930. Bản dịch Anh 1930.

    Joseph and His Brothers (Joseph và các anh em)*,1933. Bản dịch Anh1934.

    The Young Joseph*,1934. Bản dịch Anh 1935.

    Joseph in Egypt*,1936. Bản dịch Anh 1938.

    Joseph the Provider (Joseph người nuôi sống)*,1944. Bản dịch Anh 1914.

    The Transposed Heads,1940. Bản dịch Anh 1941.

    The Beloved Returns,1939. Bản dịch Anh 1940.

    Dr.Faustus (Bác sĩ Faustus) *,1948. Bản dịch Anh 1948.

    Những truyện sưu tập.

    Stories of Three Decades,1936.

    TheThomas Mann Reader, do J. W. Angell x.b.1950.

    Tự truyện.

    A Sketch of My Life, 1930.

    Sách phê bình, tiểu sử và luận về Mann.

    Cleugh, James: Thomas Mann: A Study, 1933.

    Weigand, H.J.: Thomas Mann’s Novel Der Zauberberg, 1933.

    Brewster, D. and Burrell, J.A.: Modern Fiction *, 1934, chương XIII (chương này nói về Mann cho tới cuốn thứ nhất của tập truyện về Joseph).

    Slochower, Harry: Thomas Mann’s Joseph Story An Interpretation* 1938 (một quyển phân tích tỉ mỉ).

    Planner, Janet: Goethe in Hollywood in trong “New Yorker”, số ra ngày 13 và ngày 20 tháng 12 năm 1941.

    Brennan, J.G.: Thomas Mann’s World, 1942.
     
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHỤ LỤC A

    ĐỊNH NGHĨA

    Có ba danh từ cốt yếu đã quen thuộc với độc giả tiểu thuyết, và đã được nhiều thế hệ phê bình gia xử dụng, là: nhân vật trong truyện (character), cốt truyện (plot), và cách xây dựng câu truyện (setting). Ngoài ra, còn rất nhiều danh từ khác càng ngày càng thêm thắt vào và càng được phân biệt tế nhị thêm. Bảng mục lục của cuốn Twentieth Century Novelcủa J. W. Beach (1932), dưới phụ đề Khảo cứu về kỹ thuật, ghi những mục sau đây: Ấn tượng phái (Impressionism), Hình ảnh phái (Imagism), Hậu ấn tượng phái (Post-impressionism), Diễn tả phái (Expressionism), Luật Thống nhất (The Unities), Kỹ thuật phối hiệp nhiều cách diễn tả (Counterpoint), Sáng tác trừu tượng (Abstract composition), Giòng lương tri (Stream of consciousness) Quan điểm (Point of view), Kịch chủ quan (Subjective drama), v.v... Vài danh từ đó hiển nhiên đã mượn của các bộ môn văn học khác, hoặc của các nghệ thuật khác, đặc biệt là hội họa và âm nhạc. Ta cần phải định nghĩa và minh chứng bằng thí dụ những danh từ phê bình đó, để làm sáng tỏ những bài thảo luận chi tiết về vài cá nhân tiểu thuyết gia và các kiểu mẫu tiểu thuyết.

    Truyện và cốt truyện.

    Trong cách xử dụng thông thường, không có gì khác biệt lắm giữa hai danh từ truyện (story) và cốt truyện (plot). Nhưng E.M. Forster, trong cuốn Aspects of the Novel,đề nghị rằng những biến cố xảy ra trong truyện chỉ cần có liên hệ thời gian với nhau là đủ: biến cố này xảy ra, rồi đến biến cố khác, và tiếp tục như vậy mãi cho tới một nghìn lẻ một đêm. Nhưng cốt truyện không những bao hàm sự liên hệ thời gian, mà còn đòi hỏi một liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả của các biến cố. Trong nghĩa đó, thì danh từ truyện gần giống với danh từ “cốt truyện nhiều biến cố ngẫu nhiên xảy ra” (episodic plot) của AristotleVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trong đó các biến cố tiếp tục nhau mà không cần một “diễn tiến thời gian xác nhiên hoặc tất nhiên». Từ nhiều thế kỷ nay, định luật sau đây của Aristotle đã được coi như khuôn vàng thước ngọc: Một cốt truyện phải là một sự việc hoàn bị, có khúc đầu, khúc giữa và đoạn kết. Trong tiểu thuyết hiện đại, hiếm thấy các biến cố được thuật lại theo thứ tự thời gian. Có thể đoạn kết được mang lên đầu, và khúc đầu câu truyện lại lẩn lút vào quãng giữa. Nhưng nếu đem phân tích thì dưới bề ngoài lộn xộn đó ta vẫn thấy câu truyện theo thứ tự hợp lý có khúc đầu, khúc giữa và đoạn kết. Thomas Mann tinh nghịch đảo lộn các sự việc ghi trong Thánh Kinh để đem thuật lại trong cuốn Joseph and his Brothers. Lý do khiến ông làm như vậy được phỏng đoán trong chương XIII cuốn Modern Fictionnhững biến cố được kê theo sự chuyển động của các liên kết tư tưởng trong trí óc người kể truyện, tùy theo tâm trạng của hắn hơn là tùy theo lẽ phải hay thứ tự thời gian, có khi, nếu khéo léo đảo lộn thứ tự thời gian, tác giả còn có thể che dấu được sự rỗng tuếch của câu truyện. Aldous Huxley, qua nhân vật trong tác phẩm Point Counter Point,đã nhận xét rằng “trên lãnh vực nghệ thuật, có khi trình bày những sự việc thật giản dị lại còn khó hơn là trình bày những sự việc dồn dập phức tạp”. Những tác giả mà ông gọi là “người kể truyện có đặc tài thiên phú” đều thành công trong việc trình bày những sự việc thật giản dị. Còn trình bày những sự việc dồn dập phức tạp chỉ là một trò đùa mà thôi, trước con mắt nhà phê bình. Nói tóm lại, có cốt truyện là có câu truyện, nhưng không phải câu truyện nào cũng có cốt truyện, theo ý nghĩa Aristotle đã giải thích.

    Nhân vật trong truyện.

    Nhân vật trong truyện đàm thoại và hành động, do đó độc giả được hiểu biết họ. Một đôi khi họ suy nghĩ, và luôn luôn họ có những cảm giác hỉ nộ ai lạc; nếu những cảm giác của họ giản dị và thông thường, thì ít cần phải giải thích. Nhưng những tiểu thuyết của thế kỷ 20 thì lại nghiên cứu nhân vật rất kỹ lưỡng, như về những lý thuyết tâm lý đã cho phép tác giả khám phá những tư tưởng thầm kín nhất trong con người, và lột trần những mặt nạ che dấu chúng từ nhiều thế kỷ nay.


    [...]

    [1] Aristolle (384 —322 trước kỷ nguyên): một triết gia Hy Lạp, là học trò của Plato, và thầy học của Alexander đại đế.
     
    tducchau thích bài này.
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHỤ LỤC A

    ĐỊNH NGHĨA (tt)


    [...]

    Giòng lương tri.

    Người ta cho rằng William James là người đã tạo ra danh từ này. Với phương pháp giòng lương tri, các nhà tâm lý học đã khám phá ra rằng những mơ mộng là phương tiện căn bản để hiểu biết tính tình con người. Lùi lại năm 1881, khi Samuel Butler hoàn thành tác phẩm Way of Flesh (Xác thịt về đâu), ông đã ngẫu nhiên ghi trong cuốn tiểu thuyết đó: “Tôi nghĩ rằng quan điểm đang thịnh hành ngày nay không sai mấy, khi cho rằng những tư tưởng và hành vi ít có ý thức nhất của chúng ta lại góp phần nhiều nhất vào việc nhào nặn cuộc đời của chúng ta”. Và ông đã thử thí nghiệm phương pháp đó với những ý nghĩ mơ mộng và dí dỏm của bà Christina, mẹ nhân vật chính trong truyện, và những ý nghĩ đó quả thật đã cho ta thấy rõ tính tình của bà. Nhưng khi chúng ta cần phải quyết định một cái gì thực tế, thì những ý nghĩ mơ mộng thường được dẹp lại. Vì muốn biện minh những hành vi và ý kiến của chúng ta trước mắt người khác và trước lương tâm, nên chúng ta cần phải suy nghĩ cho hợp tình hợp lý. Thỉnh thoảng chúng ta cũng dẹp mơ mộng để suy nghĩ một cách khách quan và có thể là sáng tạo ra một ý kiến gì. Trừ những lúc đó ra thì tư tưởng mơ mộng xâm nhập trí óc chúng ta suốt ngày đêm. J.W. Krutch, giới thiệu cuốn Mrs. Dalloway (Bà Dalloway) của Virginia Woolf (trong báo “Nation” ra ngày 3-6-1925), tả rất chính xác tư tưởng mơ mộng như sau : “tạp nhạp, viễn vông, lộn xộn, kết hợp bằng ký ức, trạng thái, cảm giác, ao ước, yếu tố bi thảm và hài hước trộn lẫn với nhau, vừa nhỏ mọn, vừa quan trọng, dẫm chân lên nhau, giòng tư tưởng mơ mộng tiếp tục lưu thông từ lúc chúng ta thức tỉnh cho tới khi nó biến mất dần dần trong giấc ngủ hay vào cõi chết”. Trong phần tư cuối cùng của thế kỷ trước, từ khi được James Joyce, Virginia Woolf, Dorothy Richardson và nhiều nhà văn khác đem thí nghiệm, phương pháp giòng lương tri đã được khai thác triệt để.

    Tuy nhiên, ý nghĩa của danh từ đó vẫn chưa được rõ rệt. Phương pháp xử dụng nó phát xuất từ đâu, nó có đồng nghĩa với độc thoại nội tâm (interior monologue) không, và nhiều vấn đề khác nữa cũng chưa được giải quyết. Tất cả được Lawrence Edward Bowling đem ra thảo luận trong một bài đăng trong tạp chí “PMLA” số ra tháng 6 năm 1950. Theo ông, độc thoại nội tâm có ý nghĩa gần với ý thức và phát ngôn, nhưng có một phần lớn hoạt động trí thức không bao giờ được diễn tả bằng lời nói. Thật vậy, khi một tác giả thử cho một nhân vật chuyển hình ảnh và cảm giác thành lời nói, thì cái nào đầu Ngô mình Sở sẽ không thể hiểu được, trừ phi tác giả xen vào để giải thích. Đôi khi tác giả lại phân tích nội tâm của nhân vật, hoặc là cho ta biết hắn cảm giác như thế nào. Sự tập trung chú ý vào những đường lối quanh co của tư tưởng trong đầu óc nhân vật khởi thủy là một phương tiện để đạt một cứu cánh nào, nhưng cũng có khi tự nó trở thành một cứu cánh [1]. Nói tóm lại, theo ông Bowling, giòng lương tri là phương pháp kể truyện mà tác giả dùng để trực tiếp diễn tả tâm tính nhân vật, không phải chỉ đóng khung trong phạm vi lời nói có thể diễn tả được, mà cả phần tâm tính không thể diễn tả bằng lời nói. Có lẽ ta có thể gọi phương pháp đó như là một cách nghe trộm điện thoại. Hiển nhiên phương pháp đó xâm phạm vào tâm lý thầm kín của con người, thế kỷ 18 coi đó là một phương pháp bất nhã, nhưng hình như công chúng thế kỷ 20 lại ưa thích.

    Kỹ thuật

    Kỹ thuật giòng lương tri chỉ là một trong các khí cụ mà người viết truyện xử dụng. Có người cho rằng những khí cụ đã dùng từ lâu và đã chứng tỏ là tốt cũng đủ lắm rồi, nhưng có người lại ham sáng chế ra những khí cụ tối tân. Trong số những thể thức kể truyện, chúng ta đã có lối “trở về quá khứ” (flashback) (được nghệ thuật điện ảnh phổ thông hóa), lối lồng một truyện vào trong một truyện khác (đó là cách Conrad ưa dùng, lối xử dụng một nhân vật trung tâm để tập trung mọi cảm giác của độc giả (lối này đã được Henry James hoàn bị cực độ), lối dẫn dắt một tiểu thuyết gia vào trong câu truyện để hắn trình bày cách hắn giải thích các biến cố xảy ra và phê bình cách giải thích của tác giả (Gide đã làm như vậy trong cuốn Les Faux Monnayeurs (Bọn làm bạc giả)), và nhiều lối khác nữa.

    Trong số những thí nghiệm tối tân nhất, phải kể thí nghiệm của Sartre với cuốn The Reprieve (Án treo) trong đó vai người kể truyện luân chuyển từ người này hay nhóm người này sang một người khác hay một nhóm khác, có khi ngay trong một câu mà chẳng có lời nào báo trước, để trình bày sự việc xảy ra một lúc nào đó cho nhiều người khác nhau, nhưng đều có liên quan với sự việc duy nhất đó. Ta có thể gọi phương pháp ấy là kỹ thuật đồng thời (simultaneity). Lại còn phương pháp kịch trường (drama) và bức họa toàn cảnh (panorama), đã được Lubbock phân tích rất khéo trong cuốn Craft of Fiction. Trong phương pháp kịch trường, các nhân vật được trình bày như ở trên sân khấu, độc giả được nghe họ nói và thấy họ hành động. Trong phương pháp bức họa toàn cảnh, độc giả quan sát các nhân vật từ một điểm cao khả dĩ thu vào con mắt cả một vùng bao la rộng lớn. Độc giả nào thích phê bình thì có thể nghiên cứu những kết quả mà tác giả mong muốn, và nhận xét xem chỗ nào thành công, chỗ nào thất bại.

    Chủ đề và đề tài.

    Ông Lubbock luôn luôn đặt vấn đề: Truyện muốn nói về cái gì? Cái gì đó là đề tài (subject) của cuốn truyện, và ông Lubbock nhấn mạnh rằng tiểu thuyết nào cũng phải có đề tài, nếu không thì không phải là tiểu thuyết nữa. Đề tài có thể là một sự việc rất giản dị, hay là “một tổng hợp biến cố rất phức tạp xen lẫn với nhau”, một nhân vật đơn độc hay “một đoàn thể rộng lớn có giây mơ rễ má với nhau”. Trong bất cứ trường hợp nào, “đề tài vẫn có thể diễn tả bằng mười chữ là nhiều nhất, biểu lộ tính chất đồng nhất của nó”. Độc giả hãy theo sự hướng dẫn của ông Lubbock (như khi ông phân tích tuyệt khéo cuốn Madame Bovary (Bà Bovary) của Flaubert), và thử tìm ra đề tài của mỗi cuốn tiểu thuyết. Độc giả sẽ thấy rằng có cuốn không có đề tài, tức là không có đồng nhất, và cũng không ra thể thức một tiểu thuyết. Trái lại có cuốn lại có nhiều đề tài, được kết lại với nhau một cách vụng về. Muốn biết một tác giả định ý nói gì, thì phải tìm ra đề tài tác phẩm.

    Có ba vấn đề tuy cũ nhưng đã tỏ ra hiệu nghiệm mà ta luôn luôn có thể đặt về mỗi tác giả: Tác giả đó muốn làm gì? Có làm được không? Cái tác giả làm đó, có xứng đáng làm không? Tuy ba vấn đề đó hình như rất giản dị, nhưng muốn trả lời cho thật đích xác thì phải có một trí óc thông minh biết xét đoán tế nhị, được huấn luyện, và phải am hiểu những tiêu chuẩn giá trị về triết lý cuộc đời và nghệ thuật.

    Đề tài và chủ đề (theme) là hai danh từ thường được xử dụng lẫn lộn, nhưng cô Haines (trong cuốn What’s in a Novel?) phân biệt hai danh từ đó và đã thu lượm được vài kết quả đáng kể. Cô định nghĩa đề tài là một phần nào đó của kinh nghiệm con người được diễn tả thành truyện. Mọi tiểu thuyết đều có đề tài, không thực thì hư, nhưng không phải tiểu thuyết nào cũng có chủ đề, nếu ta hiểu chủ đề là ý kiến chính ẩn tàng trong tác phẩm. Về âm nhạc, chủ đề là âm điệu chính của một bản nhạc, là âm điệu trên đó nhạc sĩ xây dựng những âm điệu biến thể. Joyce đã nói rõ đề tài khi đặt tên cho cuốn tiểu thuyết của ông là Portrait of the Artist as a Young Man (Chân dung người nghệ sĩ trẻ). Còn chủ đề của cuốn truyện là tự do; trên chủ đề đó, nhà văn đã xây dựng những biến thể đặc biệt theo cá tính ông.


    [...]

    [1] Tập trung chú ý vào những đường lối quanh co của tư tưởng một nhân vật có thể chỉ là một phương tiện để đạt tới cứu cánh là hiểu rõ tâm tính của nhân vật đó. Nó cũng có thể tự nó là một cứu cánh, nghĩa là tác giả chỉ muốn độc giả chứng kiến cuốn phim tư tưởng mơ mộng đang diễn ra trong đầu óc của nhân vật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/16
    tducchau and lichan like this.
  5. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT


    PHỤ LỤC A

    ĐỊNH NGHĨA (tt)

    [...]

    Không khí.

    Không khí (atmosphere) của một cuốn truyện cũng gần quan trọng bằng đề tài để gây cho độc giả một ấn tượng thống nhất, nhưng khó định nghĩa cho thật chính xác. Thường thường, người ta gán cho không khí một cuốn truyện những hình-dung-từ sau đây: bi thảm, âm u, huyền bí tiên tri, phó theo số mệnh, bỉ ổi, trụy lạc, v.v... Các tự điển định nghĩa không khí là lớp khí quyển bao bọc một thiên thể. Xin độc giả áp dụng cái định nghĩa đó vào các tiểu thuyết The Sound and the Fury (Âm thanh và cuồng nộ), Death in Venice (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), The Trial (Vụ án), To the Lighthouse (Đến ngọn hải đăng), hay một tiểu thuyết hiện đại nào mà ai cũng công nhận là có không khí. Sau đó độc giả có thể thử tìm xem trong cái không khí bao trùm cuốn truyện, phần nào là kết quả của tính tình tác giả, phần nào là kết quả của sự lựa chọn hình ảnh, hay gạn lọc các chi tiết phong cảnh, sự việc, phong tục địa phương. Tất cả các yếu tố đó đưa lại thành quả tối hậu là một tác phẩm nghệ thuật có tiết tấu nhịp nhàng, trong đó một trạng thái khéo duy trì đã khiến độc giả phải có phản ứng xúc động.

    Cơ cấu hay kiến trúc.

    Khi người ta nói về cơ cấu hay kiến trúc (structure or architecture) của một cuốn tiểu thuyết tức là muốn nói về sự tổ chức các nguyên liệu đã được thảo luận ở trên: chủ đề, đề tài, cốt truyện, sáng tác nhân vật, không khí câu truyện, lối kể truyện, phương pháp viết truyện. Turgenev đã từng nói với Henry James: “Tôi thiếu kiến trúc” nhưng ông lại nói thêm rằng có lẽ kiến trúc của ông cũng đủ để đáp ứng những mục đích ông theo đuổi. Thật vậy, tiểu thuyết của Turgenev có một lối kiến trúc rất giản dị. Trái lại, tác phẩm của Hardy lại có một kiến trúc rất phức tạp, nhưng ta nên nhớ rằng tác giả này đã có học làm kiến trúc sư [1].

    Người ta đã đưa ra rất nhiều lý thuyết phê bình, nhưng phần lớn có thể xếp só vào trong các cuốn tự điển hay bách khoa: nào là tả chân và lãng mạn, nào là định mệnh, nào là tự nhiên và duy tâm với những biến thiên của chúng, nào là tả chân lãng mạn, tả chân xã hội, v.v… Một vài lý thuyết đó không thể hiểu được nếu không tham khảo những quan niệm triết lý; vài lý thuyết khác cũng không thể hiểu được nếu không tham khảo những trường phái hội họa, như ấn tượng phái, vị lai phái, diễn tả phái. Những danh từ mượn của nghệ thuật hội họa rất được ưa dùng trong các bài phê bình văn học, vì người ta có hảo ý tin rằng độc giả đã thấm hiểu Lịch sử hội họa hiện đại. Một bài bàn về Kafka ghi trong cuốn Columbia Dictionary of Modern Literature viết như sau: “Khi Kafka tả tỉ mỉ những phong cảnh mơ mộng phi lý trong đó những hiện tượng quái dị hình như treo trong một khoảng trống không vô nghĩa, thì Kafka đã tỏ ra có liên hệ với phái diễn tả. Trong quá trình phát triển của hội họa hiện đại, phái diễn tả xuất hiện sau phái ấn tượng, và có khi được gọi một cách giản dị là phái hậu ấn tượng. Những người Pháp thuộc phái ấn tượng có một cách ngôn nổi tiếng : “Hãy vẽ như một tia sáng thái dương vẽ”. Họ vẽ một cái ao, một cánh đồng, hay một nhà thờ, mười hai lần cùng một ngày, để có mười hai bức họa khác nhau khả dĩ diễn tả sự thay đổi và xê dịch ánh sáng, bóng tối và màu sắc. Như vậy, nghệ thuật của họ căn cứ vào sự trung thực với những hình dạng bên ngoài của thiên nhiên. Trái lại, những người thuộc phái diễn tả không tìm cách trình bày một cái cây dưới mười hai bức vẽ khác nhau, nhưng cái cây chính yếu, bản chất của cái cây (the treeness of the tree). Hoặc là họ lấy nhiều yếu tố thiên nhiên làm thành một hợp thể trừu tượng, để diễn tả một chân lý của kinh nghiệm nội tâm.

    Những danh từ vị lai, siêu tả chân, đều là danh từ của hội họa, cùng được áp dụng cho thể văn truyện. Vị lai phái muốn tạo cho độc giả cảm giác chuyển động liên tiếp “bằng cách vẽ một con ngựa có 20 chân ở vị trí khác nhau, để chỉ rằng con ngựa đó đang phóng nước đại”. Độc giả chưa am hiểu thì cho rằng đó là con ngựa đứng yên mà có 20 chân. Còn phái siêu tả chân thì đã được gọi là “một kỹ thuật tàn phá nổ ròn một cách thú vị và đầy kịch tính”. Một số nhà văn nuôi trong lòng ham thích phá hoại, ham thích vượt khỏi lý lẽ thông thường, vẽ ra những hình ảnh chứa đựng trong cõi tiềm thức, và chơi đùa với những điều phi lý. Trong một bức họa siêu tả chân, một cái dù không bao giờ dựng cạnh phòng khách nhưng lại để ở bãi sa mạc, môi son không được vẽ trên khuôn mặt phụ nữ mà lại vẽ trên trời xanh.

    Độc giả nào am hiểu âm nhạc, hội họa hay điêu khắc cận đại chắc sẽ nhận thấy những điểm tương đồng ở tiểu thuyết, và sẵn sàng di chuyển các danh từ trường phái từ nghệ thuật này sang nghệ thuật nọ. Ludwig Lewisohn viết về phái diễn tả trong kịch nghệ, khi danh từ đó hãy còn là mới lạ, đã hạ những câu giản dị và khôn ngoan sau đây: “Nghệ thuật là diễn tả, phải diễn tả một cái gì. Cái phải diễn tả đó là kinh nghiệm con người, vì ngoài ra chẳng có gì khác để diễn tả. Muốn cho người khác thông cảm, thì nghệ thuật phải qua một hình thức trung gian dễ hiểu; hình thức trung gian đó sẽ phải tương tự với cái kinh nghiệm đã gây ra hứng thú sáng tác, hoặc tương tự về tinh thần ở trong, hoặc tương tự về lớp vỏ ngoài. Theo định nghĩa rộng rãi này, thì kịch hay truyện của phái diễn tả cũng là một nghệ thuật phỏng theo thiên nhiên, không kém gì phái tự nhiên. Nó giống với cuộc đời, và càng giống cuộc đời bao nhiêu thì càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Khi Robert Edmond Jones quyết định trang trí vở Hamlet bằng một phong cảnh theo khuynh hướng diễn tả, thì mục đích của phong cảnh đó không phải là diễn tả những vẻ bề ngoài của triều đình Đan Mạch, mà là diễn tả tâm lý u hoài của Hamlet. Do đó những đồ bài trí như bệ rồng và màn đen cũng chỉ dùng trong mục đích chuyển sự chú ý của khán giả từ hành động tới tính tình các nhân vật” (Trích trong báo “Nation” ở New York, số ra ngày 20-12-1922).

    Tượng trưng

    Trong những năm gần đây, các phê bình gia càng ngày càng dùng nhiều những danh từ: dấu hiệu tượng trưng (symbol), phái tượng trưng, có tính cách tượng trưng. Theo nghĩa đen, một dấu hiệu tượng trưng là một cái gì đi đôi với một cái khác. Nỏ thay thế hoặc gợi ý một cái khác vì lý do liên hệ, liên kết hay ước lệ. Người ta có thể hiểu nó theo những ý nghĩa cũ, mà cũng có thể hiểu nó theo những ý nghĩa mới. Những dấu hiệu tượng trưng của Freud được dùng nhiều theo nghĩa mới để phê bình thi ca và tiểu thuyết. Ví dụ người ta có thể hoàn toàn đọc một truyện của Kafka dưới ánh sáng của những dấu hiệu tượng trưng của Freud. Nhiều khi những dấu hiệu tượng trưng trùng điệp trong tác phẩm của Kafka, hay của Joyce, của Woolf, của Falkner, hoặc của một tác giả khác, lại mang ý nghĩa khác đối với một nhà phân tích tâm lý. Tuy rằng đối với người không được chỉ dẫn, những dấu hiệu tượng trưng có thể chỉ là một thứ văn bay bướm mà thôi, nhưng người đó cũng có thể nhận thấy rằng nó biểu hiệu cho lối văn đặc biệt của tác giả.

    Trong tạp chí “Accent” (số mùa xuân năm 1943), David Daiches cho rằng tiểu thuyết là một lối thông cảm mang ý nghĩa tượng trưng, và lập luận rằng nhân vật trong truyện bao giờ cũng tượng trưng cho những mẫu người có phạm vi rộng lớn hơn là cá nhân. Nhân vật trong truyện không phải chỉ là cá nhân họ mà thôi, họ còn có thể là một nhân vật tượng trưng của lịch sử (tức là tượng trưng cho một hạng người trong quá khứ), hoặc là một nhân vật tượng trưng của xã hội (tức là biểu hiệu những liên hệ giữa từng lớp nọ với từng lớp kia), hoặc là một nhân vật tượng trưng về tâm lý, chính trị hay địa phương (trong một tiểu thuyết địa phương, ta được thấy rõ nhân vật dưới ánh sáng các truyền thống địa phương). Vậy thì ta có thể dễ dàng đồng ý rằng vai Bigger Thomas trong cuốn Native Son (Con của đất Mẹ) của Richard Wright, hay vai người mẹ trong cuốn Mother của Gorky là những nhân vật tượng trưng xã hội; mỗi nhân vật đó đều có ý nghĩa vượt ra ngoài số phận của cá nhân, cả Jane Austen, mà độc giả muốn biết ý kiến về phê bình hiện đại, cũng để cho hai nhân vật Elisabeth và Darcy tượng trưng cho một cái gì; cái gì đó được ghi ngay trong nhan đề của cuốn sách [2].

    Truyện có ngụ ý

    Truyện có ngụ ý (allegory) là truyện nói một việc để ám chỉ một việc khác. Ẩn ý của nó được hiểu ngầm, không nói thẳng ra. Có khi người ta gọi dấu hiệu tượng trưng là một truyện ngụ ý ngắn hay cô lập, và truyện ngụ ý là một chuỗi dấu hiệu tượng trưng liên tiếp. Độc giả đã quen thuộc với loại truyện ngụ ý tôn giáo, như cuốn Pilgrim’s Progress (Trên đường hành hương), với truyện ngụ ý chính trị như cuốn Gulliver’s Travels (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Một vài tiểu thuyết hiện đại có ý nghĩa chính trị, khoa học hay triết lý, như cuốn Brave New World (Thế giới mới) của Huxley, cuốn 1984 của Orwell, cuốn Aerodrome Wild Goose Chase của Rex Warner.

    Thần thoại về huyền thoại.

    Những công trình khảo cứu của các khoa học thần thoại so sánh, tôn giáo so sánh, khảo cổ học và nhân chủng học đã mở những chương vô cùng hào hứng cho cuốn lịch sử nhân loại. Nhân loại đã xuất hiện từ lâu hơn chúng ta tưởng, và lịch sử nhân loại cũng đã tái diễn nhiều lần hơn chúng ta nghĩ. Nếu chúng ta chịu khó bỏ ra nhiều năm để khổ công nghiên cứu cuốn Waste Land (Đất hoang) của T.S. Eliot, với tất cả những điều chú thích của tác giả và của các nhà phê bình, thêm hai cuốn UlyssesFinnegan’s Wake của Joyce cho đủ bộ, với tất cả những lời chú thích phê bình kèm theo, thì chúng ta sẽ được hiểu biết một chút về thần thoại, huyền thoại và tượng trưng trong thi ca và tiểu thuyết của thế kỷ 20.

    Hai danh từ thần thoại và huyền thoại không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được rõ ràng, nhưng đại khái thần thoại kể truyện các vị thần và bán-thần [3], còn huyền thoại thì kể truyện phàm nhân. Thần thoại là một truyện mà nguồn gốc đã bị lãng quên, kể lại những biến cố được giả thiết là đã xảy ra một thời xưa nào đó. Còn nguồn gốc huyền thoại thì nhiều khi có thể theo rõi được. Có những thần thoại về văn hóa, thiên nhiên, nguồn gốc thần thánh, nghi lễ và phong tục, đặc biệt là những nghi lễ và phong tục có liên hệ với tôn giáo. Thời gian trôi qua, các thần thoại được vẽ vời thêm, rồi được hợp lý hóa, và dùng để cắt nghĩa tục lệ, tín ngưỡng, chế độ của một dân tộc, hoặc một hiện tượng thiên nhiên. Một nhiệm vụ của thần thoại trong nền văn hóa là làm cho các truyền thống thêm vững chắc, thêm uy tín, vì được thần thoại liên kết với một thực trạng cổ kính, cao siêu hơn, thiện mỹ hơn và siêu phàm hơn thực trạng hiện đại.

    Một số văn sĩ ở thế kỷ 20 đã say mê về ý niệm thần thoại, và đã cố gắng thích-hợp-hóa những thần thoại với thời nay, hoặc tạo ra, nếu có thể, những thần thoại mới khiến cho câu truyện tầm thường cũng được thêm uy tín. Những nghi lễ của người Scythes diễn tả trong cuốn King and Spring Queen của Naomi Mitchison là những nghi lễ mượn của những thần thoại về thiên nhiên. Truyện Joseph của Thomas Mann được gọi là huyền thoại của “những nguồn gốc vĩnh cửu của con người và những giai đoạn luân chuyển của đời người”. Truyện Ulysses là một thần thoại, hay một huyền thoại, hay là cả hai? Truyện đó đã được Joyce khai thác khôn khéo, như trước đây Homer đã từng khai thác.

    Chúng ta là những độc giả có óc phê bình, chúng ta có thể tự hỏi các văn sĩ xử dựng những thần thoại và huyền thoại nào, và họ kết hợp ý nghĩa của những truyện đó với đời sống hiện đại như thế nào? Rồi chúng ta có thể nêu lên một vấn đề khác mà bác sĩ Slochower đã nêu ra khi phê bình tập truyện Joseph của Thomas Mann trong tác phẩm No Voice is Wholly Lost: Các nhà văn xử dụng thần thoại và huyền thoại với mục đích gì? Có người thì cho rằng đó là “những giấc mơ đã bị khước bỏ, con người chỉ còn nhắc lại như những di tích hoang tàn của lịch sử”. Có người khác lại cho rằng đó là “những điều hứa hẹn rằng lịch sử loài người sẽ liên tục và tái diễn mãi mãi”. Đối với những nhà văn này, “những khuôn mẫu muôn đời vẫn giữ y nguyên, nhưng quá trình phát triển, ý nghĩa và chiều hướng phát triển tùy thuộc sự giao liên của ý chí với óc tưởng tượng của cá nhân, tùy thuộc sức mạnh của hoàn cảnh... Con người có thể định nghĩa quá trình của lịch sử vũ trụ nhỏ bé của mình. Mở rộng được quan niệm như vậy, thì con người có thể tự tạo ra số phận mình” (trang 367).

    (Hết phụ lục A).

    [1] Đây là một thí dụ lối humour của người Anh Mỹ. Thực ra việc học kiến trúc chẳng có liên quan gì với việc viết tiểu thuyết. Nhưng tác giả cuốn sách này nói đùa rằng ta không nên lấy làm lạ khi thấy tác phẩm của Hardy có một kiến trúc phức tạp, vì nhà văn này đã học kiến trúc thì tất nhiên cái gì ông kiến trúc, nhà cửa, tiểu thuyết, đều phức tạp hết!

    [2] Pride and Prejudice: kiêu ngạo và định kiến.

    [3] Semi-divine heroes: Trong thần thoại cổ Hy Lạp, có những vị anh hùng như Hercule, Achille, do một vị thần và một phàm nhân sinh ra, nên gọi là bán-thần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/16
    tducchau thích bài này.
  6. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    BẢNG THAM KHẢO

    DANH SÁCH MỘT SỐ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CHỌN LỌC


    Tiểu thuyết Mỹ

    Độc giả có thể tra cứu tập Literary History of the United States, cuốn thứ ba, những chương dành cho việc tham khảo về chủ nghĩa địa phương, v.v... Trong những chương đó, tuy khó tìm ra những tiểu thuyết lịch sử, nhưng một khi đã tìm được rồi, thì sẽ thấy rằng chúng được đặt rất khéo léo trong khuôn khổ của văn học sử chúng ta.

    Độc giả cũng nên đọc cuốn The American Historical Novel của Ernest E. Leisey, do University of Oklahoma Press xuất bản năm 1950, có ghi danh sách những tiểu thuyết được tham khảo và tóm tắt cốt truyện. Cuốn What's in a Novel? của Helen Haines, xuất bản năm 1942, chương VI, cũng nên đọc.

    Allen, Hervey: Anthony Adverse, 1933.

    Bontemps, Arna: Black Thunder, 1936.

    Boyd, James: Drums, 1925; Marching On, 1927.

    Buckmaster, Henrietta : Deep River,1944.

    Gather, Willa: Death comes for the Archbishop* [1], 1927; Shadows on the Rock, 1931; Sapphira and the Slave Girl, 1940.

    Ehrlich, Leonard: God's Angry Man, 1932.

    Erdman, Loula Grace: The Edge of Time, 1950.

    Fast, Howard: The Unvanquished, 1942; Citizen Tom Paine (Tom Paine - nhà cách mạng đơn độc), 1943; Freedom Road, 1944.

    Fisher, Vardis: Children of God, 1939; Darkness and the Deep, 1943, và những cuốn kế tiếp, kể truyện tiền sử và huyền thoại.

    Forbes, Esther: Paradise,1937; The Running of the Tide, 1948.

    Gaither, Frances: The Red Cock Crows, 1944.

    Gordon, Caroline: None shall lock back, 1937.

    Mitchell, Margaret: Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió), 1936.

    Page, Elizabeth: The Tree of Liberty, 1939.

    Parrish, Anne: A Clouded Star *, 1948.

    Roberts, Elizabeth M.: The Great Meadow*, 1930.

    Roberts, Kenneth: Arundel, 1930; Rabble in Arms, 1933; Northwest Passage, 1937; Oliver Wiswell, 1940.

    Sandburg, Carl: Remembrance Rock, 1948.

    Scott, Evelyn: The Wave, 1929.

    Stone, Grace Zaring: The Cold Journey, 1934.

    Stern, Philip Van Doren: The Drums of Morning, 1942.

    Warren, Robert Penn: World Enough and Time, 1950.

    Wharton, Edith: The Valley of Decision, 1902.

    Tiểu thuyết Anh

    Độc giả nên đọc cuốn English History in English: Fiction, 1941.

    Bentley, Phyllis: The Power and the Glory, 1940. (Trong bản in ởAnh, cuốn này nhan đề là Take Courage); Freedom Farewell, 1936 (tái xuất bản năm 1950).

    Graves, Robert: I, Claudius *, 1934 ; Claudius the God *, 1934; Count Belisarius, 1938; Sergeant Lamb's America, 1940; Proceed, Sergeant Lamb, 1941; The Golden Fleece, 1945; Hercules, My Shipmate, 1945; King Jesus, 1916. (Về cuốn này, nên xem bài phê bình của Robert Graves trong “New York Herald Tribune Weekly Book Review”, số ra tháng 2 năm 1947).

    Millin, Gertrude Sarah : King of the Bastards (một nhân vật anh hùng của Nam Phi về thế kỷ 18, đã có một sự nghiệp kỳ lạ trong những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, và chống đối người Âu trước khi Phi châu bị người da trắng đô hộ), 1949.

    Mitchison, Naomi: The Corn King and the Spring Queen *; 1935; The Blood of the Martyrs, 1939 (tái xuất bản năm 1948) ; Cloud Cuckoo Land, 1926 ; Black Sparta, 1928. (Hai cuốn sau này là tập truyện ngắn).

    Moore, George: The Brook Kerith*, 1916; Heloise and Abelard, 1921.

    Muntz, Hope: The Golden Warrior*, 1949.

    Myers, L.H.: The Root and the Flower *, 1935, gồm có các truyện The Near and the Far, Prince Jali, Rajah Amar;
    The Pool of Vishnu. Xuất bản làm một cuốn năm 1940.

    Powys, John Cowper: Owen Glendower, 1941.

    Waddel, Helen: Peter Abelard*, 1933.

    Walpole, Hugh: Rogue Herries, 1929 — 1941, năm cuốn vừa là tiểu sử gia đình, vừa là bức họa lịch sử.

    Warner, Sylvia Townsend : Summer will show, 1936; The Corner that held Them*, 1947.

    Tiểu thuyết Âu châu (theo bản dịch Anh ngữ).

    Asch, Sholem : The Nazarene,1939; The Apostle, 1943; Mary, 1949. Nguyên văn bằng tiếng Yiddish.

    Dekker, Mauritz: Beggars' Revolt, 1938. Nguyên văn bằng tiếng Hòa Lan.

    Feuchtwanger, Lion: The Ugly Duchess, 1928; Power, 1926; Josephus, 1932; The Jew of Rome, 1935; Josephus and the Emperor, 1942 (ba cuốn này hợp thành một tập truyện); Proud Destiny, 1947. Dịch từ Đức văn sang.

    France, Anatole: The Gods are Athirst *, 1911. Dịch từ Phảp văn.

    Gudmundsson, Kristmann: The Winged Citadel*, 1940. Nguyên văn bằng tiếng Na Uy. Gudmundsson là người xứ Iceland, nhưng viết vài tiểu thuyết bằng tiếng Na Uy. Để hiểu rõ bối cảnh lịch sử của tiểu thuyết này (Crete), độc giả nên đọc cuốn The Sea Kings of Crete*, 1926 của James Baikie.

    Gunnarsson, Gunnar : The Sworn Brothers, 1920. Nguyên văn bằng tiếng Icelandic.

    Heidenstam, Vernervon : The Charles Men, 1920 ; The Tree of the Folkungs, 1925. Nguyên văn bằng tiếng Thụy Điển.

    Jensen, Johannes: The Long Journey, 1945, là ký sự của nhân loại, gồm có Fire and Ice, The Cumbrians, Christopher Columbus. Nguyên văn bằng tiếng Đan Mạch.

    Kamban, Gudmundur : The Virgin of Skalholt, 1935. Nguyên văn bằng tiếng Icelandic, đã dịch sang Anh ngữ các cuốn 1 và 2 trong tập tiểu thuyết lịch sử gồm 4 cuốn nói về thế kỷ 17. I see a Wondrous Land, 1938, dã sử kể chuyện tìm thấy đất Greenland và Vinland.

    Kossak, Zofja : The Leper King, 1945 ; Blessed are the Meek, 1944. Dịch từ tiếng Ba Lan sang. (Độc giả nên xem thêm những tiểu thuyết lịch sử của đại văn hào Ba Lan Henryk Sienkiewicz: With Fire and Sword, 1890; The Deluge, 1892 ; Pan Michael, 1895).

    Landau, M.A. (bí danh Aldanov): xin xem bảng sách tham khảo dành cho các cá nhân tác giả.

    Mann, Heinrich: Young Henry of Navarre, 1937; Henry, King of France, 1937. Nguyên văn bằng tiếng Đức.

    Mann, Thomas: Xin xem bảng sách tham khảo, dưới mục Mann.

    Merezhkovski, Dmitry: Xin xem bảng sách tham khảo dành cho các cá nhân tác giả.

    Novikov-Priboi, Alexey: Tsushima, 1936, kể truyện cuộc bại trận của hải quân Nga năm 1904. Nguyên văn bằng tiếng Nga.

    Rolland, Romain : Colas Breagnon, 1919. Nguyên văn bằng tiếng Pháp.

    Tolstoy, Alexei: Xin xem bảng sách tham khảo dành cho các cá nhân tác giả.

    Undset, Sigrid: Kristin Lavransdatter, 1919, một tập 3 cuốn gồm có The Bridal Wreath, The Mistress of Husaby, The Cross, 1929; The Master of Hestviken, là một tập gồm 4 truyện The Axe, The Snake Pit, In the Wilderness, The Son Avenger, 1929. Nguyên văn bằng tiếng Na Uy.

    Vinogradov, Anatoli: The Black Consul, 1935, truyện về Toussaint Ouverture. Nguyên văn bằng tiếng Nga.

    Waltari Mika: The Egyptian, 1949. Nguyên văn bằng tiếng Phần Lan.

    Muốn biết thêm về tiểu sử và tác phẩm của các tiểu thuyết gia Âu châu, xin tra cứu cuốn Columbia Dictionary of Modern European Literature.


    [1] Dấu * chỉ những tác phẩm hay hoặc đặc biệt quan trọng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/16
    tducchau thích bài này.
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    SÁCH THAM KHẢO

    Tiểu thuyết không tưởng.

    Beerbohm, Max (Anh): Zuleika Dobson, 1911.

    Capek, Karel (Tiệp): Krakatit, 1925; The Absolute at Large,1927.

    Chesterton, Gilsert K. (Anh): The Man who was Thursday, 1908.

    Dane, Clemence (bí danh của Winifred Ashton) (Anh): The arrogant History of White Ben, 1939.

    De La Mare, Walter (Anh): Memoirs of a Midget, 1922.

    Douglas, Norman (Anh): South Wind*, 1917.

    Erskine, John (Mỹ): The private life of Helen of Troy, 1925.

    Firbank, Ronald (Anh): Five Novels, 1950.

    Forster, E.M. (Anh): The Celestial Omnibus, 1911.

    France, Anatole (Pháp): L’lle des Pingouins*,1909.

    Garnett, David (Anh): Lady into Fox, 1922.

    Matson, Norman (Anh): Flecker’s Magic, 1926.

    Morley, Christopher (Mỹ): Thunder on the Left, 1925.

    Nathan, Robert (Mỹ): One more Spring, 1933.

    Orwell, George (Anh): Animal Farm, 1945; Nineteen Eighty -four, 1949.

    Warner, Rex (Anh): The Wild Goose Chase, 1938; Aerodrome, 1941.

    Warner, Sylvia Townsend (Anh): Lolly Willowes, 1926; Mr Fortune’s Maggot, 1927.

    Woolf, Virginia (Anh) : Orlando, 1928.

    Wylie, Eleanor (Mỹ): The Venetian Glass Nephew, 1926.

    Tiểu thuyết chiến tranh.

    Aldridge, James (Anh): Signed with their Honour, 1942.

    Barbusse, Henri (Pháp): Feu*, 1917.

    Cummings, E. E. (Mỹ): The Enormous Room, 1922.

    Dos Passos, John (Mỹ): Three Soldiers, 1921.

    Ehrenberg, Ilya (Nga): The Storm, 1949.

    Glaeser, Ernest (Đức): The Class of 1902, 1929.

    Hasek, Jaroslav (Tiệp): The Good Soldier Schweik,1930.

    Hemingway, Ernest (Mỹ): A Farewell to Arms*,1929.

    Ivessel, Joseph (Pháp): Army of Shadows, 1944.

    Mailer, Norman (Mỹ): The Nake and the Dead,1948.

    Montague, C. E. (Anh): Disenchantment, 1922.

    Plivier. Theodor (Đức): The Kaiser’s Coolies,1931, Stalingrad,1948.

    Remarque, E. M. (Đức): All quiet on the Western Front*,1929.

    Renn, Ludwig (Đức): War, 1929.

    Shaw, Irwin (Mỹ): The Young Lions, 1948.

    Van der Meersch, Maxence (Bỉ): Invasion, 1937.

    Werfel, Franz (Áo): The Forty Days of Musa Dagh, 1934.

    Zweig, Arnold (Đức): The Case of Sergeant Grischa, 1927.

    Tiểu thuyết quốc tế.

    Bromfield, Louis (Mỹ): The Rains Came, 1938.

    Forster, E. M. (Anh): A Passage to India*, 1924.

    Gerhardi, William (Anh): Futility, 1922.

    Godden, Rumer (Anh): Black Narcissus, 1939; The River, 1946.

    Menen, Aubrey (Anh): The Prevalence of Witches, 1948.

    Weaver, Raymond (Mỹ):Black Valley,1926.

    Weston, Christine (Anh): Indigo, 1944.

    Tiểu thuyết về những cuộc xung đột hiện đại.

    Hersey, John (Mỹ): A Bell for Adano, 1944.

    Maltz, Albert (Mỹ): The Crossand the Arrow, 1944.

    Seghers, Anna (Đức): The Seventh Cross, 1942.

    Wasilewska, Wanda (Ba Lan): The Rainbow, 1942.

    Tiểu thuyết về liên quan giữa các chủng tộc.

    Attaway, William (Mỹ): Blood on the Forge, 1941.

    Hughes, Langston (Mỹ): Not without Laughter,1930; The Ways of White Folks, 1934.

    Hurston, Zora Neale (Mỹ): Their eyes were watching God, 1937.

    Millin, Sarah Gertrude (Anh): God’s Step Children, 1924.

    Paton, Alan (Anh): Cry, the beloved Country*,1948.

    Peterkin, Julia (Anh):
    Scarlet Sister Mary, 1928.

    Smith, Lillian (Mỹ): Strange
    Fruit, 1944.

    White, Walter (Mỹ):
    Fire in the Flint,1924.

    Wright, Richard (Mỹ) :
    Uncle Tom’s Children, 1938; Native Son*, 1940; Black Boy, 1945.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/6/16
    SauRiengSG thích bài này.
  8. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    SÁCH THAM KHẢO

    Do Joyce sáng tác.

    Dubliners, 1914. Nhà xuất bản Mod. Lib. Có bài tựa của Padraic Colum, 1926.

    A Portrait of the Artist as a Young Man*, 1916. Nhà x. b. Mod. Lib. Bài tựa của Herbert Gorman. Nhà x. b. New American Lib. loại Signet Books, 1949.

    Ulysses*, 1922, Paris. Nhà x. b. Random House and Mod. Lib. 1934.

    Finnegan’sVake, 1939.

    The Portable James Joyce, 1947, có bài tựa của Harry Levin.

    Sách khảo cứu về James Joyce.

    Campbell, J., and Robinson, H. M. (Mỹ): A Skeleton Key to Finnegan’s Wake, 1944.

    Gilbert, Stuart (Mỹ): Ulysses, a Study, 1931 (Sách này chỉ rõ Joyce đã bắt chước Homere như thế nào).

    Givens, Seon x. b. : Two Decades of Criticism, 1948 (Sách này cỏ nhiều bài luận giá trị do nhiều phê bình gia viết).

    Gorman, Herbert (Mỹ): James Joyce, 1939. Tái x, b. 1949. (Sách này có những chi tiết về tiểu sử và bình luận về giá trị).

    Kain, Richard M. (Mỹ): Fabulous Voyager: James Joyce's Ulysses, do Univ. Chicago Press x. b. 1947.

    Levin, Harry (Mỹ): James Joyce: A Critical Introduction, 1941.

    Spencer, Theodore (My) : James Joyce’s Stephen Hero, 1944 (Do Harvard Univ. lấy thủ bản mà x. b.)

    Tindall, W. Y. (Mỹ): James Joyce: His Way of Interpreting the Modern World, 1950 (khảo cứu công phu và hữu ích).

    West, Rebecca (Anh) : The Strange Necessity*, 1931 (một bài luận về Joyce vừa thông cảm vừa không thiên lệch).

    Wilson, Edmund (Mỹ) Axel’s Castle*. 1931 (nghị luận sâu sắc).
     
    SauRiengSG thích bài này.
  9. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    PHỤ LỤC B

    SÁCH THAM KHẢO

    Dưới đây, tác phẩm nào có đánh dấu * là tác phẩm xuất sắc hoặc đặc biệt quan trọng.

    Văn học sử tổng quát gồm có bộ môn tiểu thuyết, về nhận định khái quát về tiểu thuyết ở nhiều quốc gia.

    Literary History of the United States*, nhà x.b.Spiller, Thorp, Johnson and Canby, Macmillan, 1948. Cuốn II trình bày, và cuốn III có bảng sách tham khảo quý giá vô cùng vì được sắp xếp theo nhiều loại ngoài danh tánh các tác giả, ví dụ thời đại và loại văn, phong trào và ảnh hưởng.

    Columbia Dictionary of Modern European Literature*, nhà x.b. Columbia University Press, 1947. Rất quý giá, gồm những bài về văn học của chừng 30 quốc gia Âu châu, cùng tài liệu tiểu sử và phê bình về các tác giả.

    Contemporary French Literature, của René Lalou,1924.

    Modern German Literature,của Arthur Eloesser, 1933.

    A Panorama of German Literature from 1871 to 1931, của F. Bertaux, 1935.

    Scandinavia Literature from Brandes to our day, của H.G. Topsöe-Jensen, 1929.

    History of Russian Literature, của D.S. Mirsky, bản tu sửa 1949.

    The Epic of Russian Literature: Origins through Tolstoy, của Mark Slonim, 1950.

    Haines, Helen E.: What’s in a Novel, 1942. Nói về tiểu thuyết trong thế giới hiện đại. Có xếp loại, phê bình và sách tham khảo.

    Lewisohn, Ludwig: Expression in America, 1932, tu sửa và tái x.b. dưới nhan đề Story of American Literature, 1939. Sách này có cá tính mạnh mẽ và quan điểm kích thích.

    Macy, John: The Spirit of American Literature, 1908. "Một cuốn sách sớm đòi hỏi văn chương phải có địa phương tính và xử dụng những tài liệu của thổ dân" (cuốn Literary History of the United States nhận định về tác phẩm này như vậy).

    Millett, F.B.: Contemporary American Authors: A Critical Survey and 219 Bio-Bibliographies,1940.

    Parrington, Vernon L.: Main Currents in American Thought: An Interpretation of American Literature from the Beginnings to 1920, gồm có ba cuốn, 1927 —1930, đáng chú ý nhất là cuốn ba. Nặng về xã hội hơn là phê bình nghệ thuật.

    Quinn, Arthur H.: American Fiction: An Historical and Critical Survey, 1936. Có tóm tắt cốt truyện và sách tham khảo.

    Van Doren, Carl: The American Novel, 1789 — 1939, 1940.

    Lovett, Robert M. và Hughes, Helen S.: History of the Novel in England, 1932.

    Timdall, William Y.: Forces Modern British Literature 1885 — 1946, 1947.

    Reavey, George : Soviet Literature Today, 1947. Khái quát về các khuynh hướng và loại, có liên hệ với những truyền thống chính trị và văn học.

    Simmons, Ernest J.: An Outline of Modern RussianLiterature, 1880— 1940, 1943. Có sách tham khảo, gồm cả những sách ngoại ngữ đã được dịch.

    Vittorini, Domenico: The Modern Italian Novel, 1930.

    Warfel, Harry R.: American Novelists of Today, 1951. Gồm có 575 bài sơ lược tiểu sử, danh sách tác phẩm, và tóm tắt những tiểu thuyết.

    [...]
     
    SauRiengSG and lichan like this.
  10. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    [...]

    Tác phẩm phê bình

    Dưới đây chúng tôi chọn lọc một số tác phẩm phê bình và phân tích thể văn truyện. Một số coi truyện là một nghệ thuật, hoặc là một phần của lịch sử xã hội, Một số khác phân loại và ấn định đặc điểm của một vài thời kỳ tiểu thuyết. Một số nữa hợp chung các tiểu thuyết gia lại để so sánh và đối chiếu, hay để chứng minh những lý thuyết xã hội hoặc mỹ thuật của người phê bình.

    Các tác phẩm sẽ được xếp theo thứ tự A,B,C tên nhà phê bình, quốc tịch được ghi sau tên, và trong nhiều trường hợp chúng tôi có kèm theo vài lời chú thích. Những tiểu sử và sách phê bình về tác giả nào thì được ghi vào phần dành cho các tác giả cá nhân.

    Baker, Denys Val. (Anh): Writers of Today, 1948. Có nhiều bài luận của nhiều phê bình gia về Sartre, Hemingway, Maugham, Woolf, Silone, v.v... Có kèm bảng sách tham khảo.

    Beach Joseph Warren (Mỹ) : The Twentieth Century Novel: Studies in Technique, 1932; American Fiction 1920-1940, 1911. Có bài luận về Dos Passos, Farrell, Wolfe, Steinbeck, Falkner...

    Bentley, Phyllis (Anh): The English Regional Novel, 1941.

    Brewster, Dorothy và Burrell, Angus (Mỹ): Dead Reckonings in Fiction,1924; Modern Fiction, 1934. Có bài nghiên cứu phê bình vài tiểu thuyết của Conrad, Joyce, Maugham, Dostoevsky, Gissing, Lawrence, Woolf, Mann, v.v.., tiểu thuyết về dân vô sản, và truyện ngắn.

    Brooks, Van Wyck (Mỹ): New England: Indian Summer 18651915, 1940. Đây là một cuốn lịch sử văn học và văn hóa.

    Buck, Philo, Jr. (Mỹ): Directions Contemporary Literature, 1942. Trong sách này, các nhà văn được sắp xếp theo chí hướng; trong số các tiểu thuyết gia có Mann, Proust, Gide, Sholokhov.

    Burgum, Edwin Berry (Mỹ): The Novel and the World’s Dilemma, 1947. Cuốn này giải thích theo quan điểm xã hội những tác phẩm của vài tiểu thuyết gia xuất chúng: Proust, Gide, Joyce.

    Cargill, Oscar (Mỹ): Intellectual America Ideas on the March, 1941. Cuốn này nói về ảnh hưởng của tư tưởng Âu châu vào văn học Mỹ, đặc biệt trong thời gian từ 1900 trở đi.

    Caudwell, Christopher (Anh): Studies in a DyingCulture,1938, tái x.b. năm 1947. Cuốn này nhận xét rất gợi ý, mặc dầu thiếu sót (vì tác giả chết năm 1936, khi mới 29 tuổi), về vài giá trị của nền văn hóa hiện đại, theo quan điểm cộng sản. Gồm có những bài luận về D.H. Lawrence và H.G. Wells.

    Cowley, Malcolm (Mỹ): After the Genteel Tradition: American Writers since 1910,1937. Có những bài xét đoán của mười hai phê bình gia về mười lăm văn sĩ Mỹ, từ Dreiser tới Wolfe.

    Daiches, David (Anh): The Novel and the Modern World,1939. Trong sách này, Galsworthy, Conrad, Joyce, Woolf, Huxley, v.v... được nghiên cứu theo quan điểm của lý thuyết cho rằng những tiểu thuyết hiện đại quan trọng nhất «tiêu biểu cho một cố gắng điều hòa văn chương với một tình trạng quá độ của văn minh và văn hóa» A study of Literature for Readers and Critics, 1948.

    Forster, E.M. (Anh): Aspects of the Novel, 1927.Sách này có những bài thảo luận chính xác và phóng khoáng vềcốt truyện, nhịp điệu, kiểu mẫu, không tưởng và tiên tri trong tiểu thuyết.

    Fox, Ralph (Anh): The Novel and the People, 1937, tái x.b. 1945. Sách này suy tưởng theo chủ nghĩa Mác xít về những giao tế xã hội, như nhan đề cuốn sách đã gợi ý.

    Geismar, Maxwell (Mỹ): Writers in Crisis: The American Novel between two wars, 1942; The last of the Provincials : The American Novel 19151925,1947. Cuốn Writers in Crisis phân tích Lardner, Hemingway, Dos Passos, Falkner, Wolfe và Steinbeck, và nhấn mạnh vào ý nghĩa văn hóa.

    Gnrko, Leo (Mỹ): The Angry Decade, 1947. Thời gian 10 năm nói đây là thời gian 1930 - 1940, và trong số những tiếng nói phẫn nộ có tiếng nói của các nhà viết tiểu thuyết.

    Howe, Suzanne (Mỹ): Novel of Empire, 1949.

    Gustafon, Alrik (Mỹ): Six Scandinavian Novelists, 1940: Lie, Jacobsen, Heidenstam, Lagerlöf, Hamsun, Undset.

    James, Henry (Mỹ) Partial Portraits, 1888 (đặc biệt nên đọc bài luận về Turgenev); Notes on Novelists, 1914 (trong số có những bài luận về Zola, Conrad, v.v...)

    Jameson, Storm (Anh): The Novel in Contemporary Life, 1938. Đây là một bài luận ngắn nhưng gợi ý rất nhiều.

    Kazin, Alfred (Mỹ): On Native Grounds: A Interpretation of Modern American Prose Literature,1942. Sách nói về những phong trào phê bình.

    Krutch, Joseph Wood (Mỹ): Five Masters: AStudy in the Mutations of the Novel, 1930. Nói về Boccaccio, Proust, Richardson, Stendhal, Cervantes.

    Lavrin, Janko (Anh): An Introduction to the Russian Novel,1947.

    Lawrence, D.H. (Anh): Studies in Classical American Literature,1923.

    Lemaître, G.E. (Pháp): Four French Novelist, 1938. Bàn về Gide, Proust, Giraudoux, Morand.

    Liddell, Robert (Anh): Treatise on the Novel, 1947.

    Lubbock, Percy (Anh): The Craft of Fiction*, 1921. Một tài liệu khảo cứu tối cần, phân tích những nguyên tắc xây dựng của nhiều tiểu thuyết trứ danh, như War and Peace (Chiến tranh và hòa bình)Anna Kareninacủa Tolstov, Madame Bovary (Bà Bovary)của Flaubert, Vanity Fair (Hội chợ phù hoa)của Thackeray, The Ambassadors (Ngài Đại sứ)của Henry James.

    Lukacs, George (Hung) : Studies in European Realism,1950. Thomas Mann xưng tụng tác giả này là «phê bình gia văn học quan trọng nhất của thời nay». Tìm hiểu theo lý luận Mác xit về những vấn đề hình thức và nội dung, liên quan giữa phái tự nhiên và phái tả chân, phán đoán mỹ thuật khách quan. Có nghiên cứu về Balzac, Tolstoy, Stendhal, Zola, Gorky.

    Mencken, H.L. (Mỹ): A Book of Prefaces, 1917; Prejudices, 6 cuốn, 1919 —1927.

    Morris, Lloyd (Mỹ) : Postscript to Yesterday, America :The Last Fifty Years, 1947. Đáng chú ý đặc biệt về cách giải thích theo quan điểm xã hội về những tiểu thuyết của Sinclair Lewis, Sherwood Anderson, Theodore Dreiser.

    Muchnic, Helen (Mỹ): An Introduction to Russian Literature,1947. Bàn về Turgenev, Dostoevsky, Tolstoy, Chekhov, v.v...

    Perkins, Maxwell F. (Mỹ): Letters, 1950. Cuốn sách này soi sáng sự nghiệp và tác phẩm của Wolfe, Lardner, Hemingway, và Fitgerald. Do một nhà xuất bản có ảnh hưởng lớn tới những văn sĩ đó viết ra.

    Phelps, G.H. (Anh) : Living Writers. Gồm cónhững bài phê bình văn sĩ của các bạn đồng nghiệp, khởi đầu được phát thanh trên đài British Broadcasting Co. Sau được xuất bản với một bài tựa của Phelps. Một bài nhập môn hữu ích vào văn chương bằng văn xuôi hiện đại của Anh quốc. Trong số những tiểu thuyết gia được nghiên cứu, có Isherwood, Bowen, Forster, Orwell, Waugh, v.v...

    Pritchett, V.S. (Anh): The Living Novel, 1946.Có những bài luận về các tiểu thuyết gia hạng nhì và khía cạnh mới của các tiểu thuyết gia hạng nhất, Anh và Âu, thời xưa và thời nay. Do một phê bình gia của tạp chí « New Stateman » and « Nation » trước tác.

    Sherman, Stuart P. (Mỹ):Critical Woodcuts,1926.

    Slochower, Harry (Mỹ):No Voice is Wholly Lost: Writers and Thinkers in War and Peace, 1945. Trong cuốn này, các nhà văn, gồm tiểu thuyết gia Âu Mỹ, được nghiên cứu theo từng loại dựa vào lý luận của cả Marx và Freud: Mann, Kafka, Joyce, Proust, Falkner, v.v...

    Spender, Stephen (Anh): The Destructive Element. A Study of Modernand Beliefs, 1935: Joyce, James, Kafka, v.v...

    Whipple, T.K. (Mỹ):Spokesmen Modern Writers andAmerican Life, 1928; Study Out the Land,1943.

    Wilson, Edmund (Mỹ): Axel’s Castle *: A Study in the Imaginative Literature of 18701930, 1931 (ảnh hưởng của phong trào tượng trưng của Pháp vào Joyce, Proust, Yeats, v.v...); The Boys in the Back Room, 1941 (có nhận xét về các tiểu thuyết gia xứ California: James Cain, Otto Storm, v.v...); TheWound and the Bow, 1941, The Shock of Recognition, 1943.

    Woodcock, George (Anh): The Writer and Politics, 1948. Có những bài luận về Orwell, Silone, Koestler, Kafka.

    Woolf, Virginia (Anh):The Common Reader*, tập 1 và 2 năm 1925, 1932. Nghiên cứu về các văn sĩ hạng nhất và hạng nhì, thời xưa và thời nay trong số có Hardy, Meredith, Turgenev. Phases of Fiction, ba bài đăng trong tạp chí «The Bookman», số ra tháng 4, 5, 6, năm 1929. Khái lược về các kiểu mẫu - tả chân, châm biếm, lãng mạn, v.v... — với những định nghĩa và phê bình sâu sắc.

    Dưới đây là bảng danh sách vài tác phẩm, gồm có bài luận và bài tựa, của các tiểu thuyết gia thảo luận về nghệ thuật của chính họ:

    Conrad’s Prefaces to his Works, với một bài luận giới thiệu của Edward Garnett, 1937.

    The Art of the Novel:Critical Prefaces of Henry James, do R.P. Blackmur x.b. 1934.

    The Writer’s Art, gồm có những bài luận của Maupassant James, Stevenson, Conrad, Frank Norris, do Rollo Walter Brown x.b. năm 1924.

    The Writer’s Book, do Helen Hull x.b. 1950.Trong tác phẩm này, một số tiểu thuyết gia hiện đại thảo luận về những khía cạnh của cách hành văn.

    Why do I Write,của Elizabeth Bowen, V.S.Pritchett, Graham Greene, 1948.

    Dưới đây chúng tôi xin ghi tiểu sử mới xuất bản của sáu tiểu thuyết gia Nga và Pháp ở thế kỷ 19, vì những tác phẩm này sẽ giúp độc giả hiểu rõ bối cảnh của thế kỷ 19 ảnh hưởng tới thể văn truyện của thế kỷ 20 như thế nào:

    Flaubert and Madame Bovary: A Double Portrait, của Francis Steegmuller, 1939.

    Zola and His Time, của Matthew Josephson, 1938.

    Balzac, của Stefan Zweig, 1946.

    Leo Tolstoy, của Ernest J. Simmons, 1946.

    Turgenev, the man,his art, and his Age, của Avrahm Yarmolinsky, 1926, Về ảnh hưởng của Turgenev đối với James, xin xem cuốn Slavonic and East European Review, v.20 của D. Lerner.

    Dostoevsky, của Edward Hallett Carr, 1931.

    Phạm vi bảng sách tham khảo này không cho phép chúng tôi ghi vào đây những bài đăng trong các tạp chí thường tiếp nhận những bài phê bình rất độc đáo và nẩy lửa. Không một độc giả nào có ý thức phê bình lại có thể bỏ qua những bài luận đăng trong các tạp chí «nhỏ» (little) và các tạp chí tam cá nguyệt, những bài do Hiệp hội Mỹ về ngôn ngữ hiện đại (Modern Language Association of America), và cơ quan của những nhóm người như nhóm “College English” (tức là hội đồng quốc gia các người dạy Anh văn) xuất bản. Xin tạm ghi ở đây vài tạp chí: “Yale Review”, «Sewanee Review», “Virginia Quarterly Review”, “Accent”, “Partisan Review”, “Kenyon Review”, “Science and Society”, “Southern Review”, “Yale French Studies”, “American Scholar”. Độc giả cũng có thể tìm ở trong cuốn III của bộ Literary History of the United States, trang 62-67, tên những tạp chí hoặc đang hoạt động, hoặc đã đình bản, có kèm theo vài lời chú thích về nội dung và các người cộng tác.

    Ở Anh quốc, tập New Writing (xuất bản từ 1936), rồi sau được New Writing and Daylight tiếp tục, do John Lehmann làm chủ nhiệm, có nhiều bài phê bình và truyện có tầm quan trọng quốc tế. Danh từ Anh ngữ “tạp chí nhỏ” hình như có nghĩa là tạp chí của thiểu số. Một trong những tạp chí đó là tờ Criterion (gọi như vậy trong cuốn Concise Cambridge History of English Literature) do T.S. Eliot xuất bản từ 1923 tới 1939. Ở đâv chúng tôi không thể kể hết những bài đăng trong đó, và chỉ có thể lưu ý độc giả về tầm quan trọng của các tác phẩm phê bình bên cạnh các tác phẩm sáng tác.

    Xin ghi thêm tên hai phê bình gia có văn tài lỗi lạc, trong nhiều năm đã giữ mục giới thiệu sách mới, đặc biệt là tiểu thuyết, trong hai tuần báo: đó là Clifton Fadiman ở tờ “New Yorker”, 1933-1943, và Joseph Wood Krutch, ở tờ “Nation”, 1924—1937.

    Những bạn độc giả trung thành với tiểu thuyết sẽ hứng thú tự tìm lấy những nhà phê bình mà bạn đã theo rõi ý kiến trong nhiều năm và sẵn sàng tin cậy. Bảng sách tham khảo này, tuy đã chọn lọc kỹ lưỡng, cũng bắt buộc phải rất dài, vì tiểu thuyết mới xuất bản nhiều quá. Các bạn cứ xem đó cũng đủ hiểu rằng chúng tôi bắt buộc phải lựa chọn, và không thể nào đọc hết được.

    [...]
     
    SauRiengSG and lichan like this.
  11. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Vài cá nhân tác giả.

    Trong mục này chúng tôi xin ghi một bảng danh sách chọn lọc tác giả và tiểu thuyết. Tác phẩm của Âu châu, trừ trường hợp có ghi năm xuất bản nguyên văn, đều ghi năm xuất bản bản dịch Anh ngữ.

    Aldanov, M. A. (bút hiệu của M. A. Landau, 1886 — ) (Nga):The Devil’s Bridge, The Ninth Thermidor, The Key, Saint Helena, little island. Đây là một tập tiểu thuyết lịch sử gồm bốn phần, 1924 —1931.

    Aldington, Richard (1892— ) (Anh) : Death of a Hero, 1929 ; All Men are Enemies, 1933.

    Aldridge, James, (Anh-Úc) : Signed with their Honour, 1942; The Diplomat, 1950.

    Aleikhem, Sholem (bút hiệu của Sholem Rabinowitz, 1859 —1916) (Do Thái): The Old Country, 1946. Đây là tập truyện của một nhà văn khôi hài «dạy bảo một dân tộc đắm mình vào bi kịch để cười khi họ bị rối loạn». Dân tộc nói đây là dân Do Thái ở trong những khu riêng biệt của nước Nga cũ.

    Allen, Hervey (Mỹ) # [1].

    Anand, Mulk Raj (1905 - ) (Ấn): có sáng tác một tập truyện 3 cuốn về đời sống nông dân: The Village,1939 ; Across Black Waters, 1940; The Sword and the Sickle,1942.

    Anderson, Sherwood (1876 — 1941) (Mỹ): Windy Mc Pherson’s Son, 1916; Marching Men,1917; Winesburg, Ohio*, 1919; Poor White, 1920; The Triumph of the Egg*,1921; Horses and Men, 1923; Dark Laughter, 1925; A Story Teller’s Story*, 1924, là một cuốn tự truyện.

    Andreyev, Leonid (1871—1919) (Nga) : The Seven that were Hanged*,1909; The Crushed Flower and Other Stories, 1916. Một cuốn sách phê bình: Leonid Andreyev. A critical Study, của Alexander Kaun, 1924.

    Anker-Larsen, Johannes (Đan Mạch) : Philosopher’s Stone, 1924.

    Aragon, Louis (1897 - ) (Pháp): The Bells of Basel,1936; Residential Quarter, 1938; The Century was Young, 1941. Một cuốn phêbình: Aragon, Poet of the French Resistance, của H.Josephson và M. Cowley, 1945.

    Asch, Sholem (1880 - ) (Do Thái) Three Cities, 1933; The Nazarene, 1939; The Apostle, 1943; Mary, 1949.

    Babel, Isaak (1894 - ) (Nga); Red Cavalry, 1929.

    Barnes, Djuna (Mỹ): Nightwood, 1936, tái x.b.1950.

    Baroja y Nessi, Pio (1872 — ) (Tây Ban Nha): The Quest, 1922; Weeds, 1923 ; Red Dawn, 1924 ; The Tree of Knowledge, 1928.

    Bates, Ralph (1899 — ) (Anh): Lean Men,1935 ; The Olive Field, 1936; Rainbow Fish 1937; The Dolphin in the Wood 1950.

    Bazin, René (1853 —1932) (Pháp): The Coming Harvest, 1908; The Penitent, 1912; The Children of Alsace, 1912.

    Bennett, Arnold (1867 —1931) (Anh): Tales of the Five Towns, 1905; The Old Wives’ Tale*, 1909; tập ba truyện Clayhanger 1910, Hilda Lessways 1911, These Twain 1915; Riceyman Steps, 1923 Tự truyện Bennett's Journals 1932, và The Truth about an Author, 1903.

    Benson, Stella (1892 — 1933) (Anh): Pipers and a Dancer, 1924; Good-bye, Stranger, 1926; The Little World,1926; The Far – Away Bride, 1930.

    Bentley, Phyllis (1894 — ) (Anh): Inheritance, 1932; Sleep in Peace,1938; The Power and the Glory, 1940 (bản dịch Anh ngữ nhan đề là Take Courage).

    [...]

    [1] # : Xin xem bảng sách tham khảo về tiểu thuyết lịch sử, ở cuối chương 9.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/6/16
    SauRiengSG and lichan like this.
  12. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    [...]

    Beresford, John Davys (1873— ) (Anh) : Tập ba truyện Jacob Stahl, 1911, A Candidate for Truth, 1912, The Invisible Event, 1915.

    Bernanos, Georges (1888 — 1948) (Pháp) : The Diary of a Country Priest*, 1937; The Star of Satan, 1946.

    Blasco Ibanez, Vicente (1867 —1928) (Tây Ban- Nha) : The Four Horsemen of the Apocalypse, 1918: Blood and Sand, 1918 ; The Cabin, 1919; The Shadow of the Cathedral*, 1919.

    Bojer, Johan (1872 - ) (Na Uy): The Great Hunger, 1918 ; Last of the Vikings, 1923; The Everlasting Struggle, 1931.

    Bontemps, Arna: #

    Bordeaux, Henry (1870 - ) (Pháp): The Fear of Living, 1913; The Awakening, 1914; The Will to Live, 1915; The Parting of the Ways, 1911.

    Bowen, Elizabeth (1899 - ) (Anh): The House in Paris, 1936; The Death of the Heart, 1939; Demon Lover and Other Stories, 1946; The Heat of the Day, 1948.

    Boyd, James: #

    Broch, Hermann (1886 - ) (Đức): The Sleepwalkers, 1932. Tác phẩm rất đáng chú ý, thử tìm một đường lối để diễn tả tính chất phức tạp của những xúc động hữu lý và vô lý.

    Bromfield, Louis (1896— ) (Mỹ): The Green Bay Tree,1924;The Rains Came, 1938.

    Buck, Pearl (1892- ) (Mỹ): House of Earth*, tập truyện gồm ba cuốn, 1935.

    Buckmaster, Henrietta: #

    Bunin, Ivan (1870- ) (Nga): The Village, 1933; The Gentleman from San Francisco and Other Stories,1934 ; The Well of Days, 1934 (tự truyện; tiểu-thuyết-hóa).

    Butler, Samuel (1835—1902) (Anh): The Way of all Flesh*, 1903.

    Cabell, James Branch (1879- ) (Mỹ): The Cream of the Jest, 1917; Jurgen, 1919; Beyond Life, 1919.

    Caldwell, Erskine (1903- ) (Mỹ): Tobacco Road, 1932; God’s Little Acre, 1933; Kneel to the Rising Sun, 1935; Georgia Boy, 1943; Tragic Ground, 1944.

    Camus, Albert (1913-) (Pháp): The Stranger, 1946; The Plague, 1948.

    Capek, Karel (1890—1938) (Tiệp): Money and OtherStories,1929 ; The Absolute at Large,1927; Krakatitt,1925; một tập ba truyện triết lý gồm Hordubal 1943, Meteor 1935 và An Ordinary Life 1936.

    Cary, Joyce (1888 - ) (Anh):The African Witch, 1936; một tập ba truyện gồm Tobe a Pilgrim1942; Herself Surprised 1948;The Horses’ Mouth 1949. Tác phẩm này theo truyền thống Anh tiếp tục từ Defoe và Fielding, và có tính cách phiêu đãng, ưa những kẻ giang hồ lưu manh.

    Cather, Willa (1875 — 1947) (Mỹ):O, Pioneers, 1913;The Song of the Lark,1915; My Antonia*, 1918; Youth and the Bright Medusa (truyện ngắn) 1920; A Lost Lady,1923 ; Death comes for the Archbishop*,1927; Shadows on the Rock,1931.

    Céline, Louis Ferdinand (1894 - ) (Pháp): Journey to the End of Night,1934; Death on the Installment Plan,1938. “Về phương diện diễn tả yếm thế tuyệt đối, tiểu thuyết của ông thật là đồ sộ” (theo Columbia Dictionary of Modern European Literature).

    Chamson, André (1900 - ) (Pháp) : The Road,1929;The Crime of the Just,1930. Đây là những tiểu thuyết địa phương về miền Cévennes.

    Châteaubriant, Alphonse de (1877 - ) (Pháp): The Peat-Cutters, 1927. Truyện tả đời sống nguyên thủy của người dân miền than bùn ở xứ Bretagne.

    Chekhov, Anton (1860 -1904) (Nga) : Truyện ngắn gồm 13 cuốn (nhà x. b. Macmillan) The Portable Chekhov* (Viking). Những tập Letters to His Family and Friends, Letters to His Wife Letterson the Short story của Chekhov rất quan trọng để nghiên cứu thân thế và nghệ thuật của ông. Cuốn tiểu sử và phê bình Anton Chekhov: A critical study của William Gerhardi ; Chekhov and his Russia, 1948, của W.H. Bruford; A Life of Chekhov, 1950, của Irene Nemirovsky.

    Cocteau, Jean (1891 - ) (Pháp): Enfants terribles, 1930.

    Compton — Burnett, Ivy (1892- ) (Anh): Bullivant and the Lambs, 1949 (bản Anh văn nhan đề là Manservant and Maidservant);Men and Wives, 1948 ; Two Worlds and Their Ways, 1949.

    Conrad, Joseph (1857 - 1924) (Anh): Almayer’s Folly, 1895; The Nigger of the Narcissus, 1898; Lord Jim, 1900; Youth, 1902; Heart of Darkness, 1902; Typhoon, 1903; Nostromo* 1904; The Secret Agent, 1907; Chance, 1914; Victory, 1915. Tự truyện: A Personal Record, 1912. Phê bình và Tiểu sử: Joseph Conrad: Life and Letters, 1927, của G. Jean-Aubry ; Joseph Conrad: Making of a Novelist, 1940, của J.D. Gordan.

    Couperus, Louis (1863 - 1923) (Hòa Lan): The Book of the Small Souls,1932.

    Cummings, Edward Esilin (1894 - ) (Mỹ): The Enormous Room, 1922.

    D’Annunzio, Gabriele (1863 — 1938) (Ý): The Triumph of Death, 1896; The Flame of Life, 1900; The Dead City,1902.

    [...]
     
    SauRiengSG thích bài này.
  13. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    [...]

    Beresford, John Davys (1873— ) (Anh) : Tập ba truyện Jacob Stahl, 1911, A Candidate for Truth, 1912, The Invisible Event, 1915.

    Bernanos, Georges (1888 — 1948) (Pháp) : The Diary of a Country Priest*, 1937; The Star of Satan, 1946.

    Blasco Ibanez, Vicente (1867 —1928) (Tây Ban- Nha) : The Four Horsemen of the Apocalypse, 1918: Blood and Sand, 1918 ; The Cabin, 1919; The Shadow of the Cathedral*, 1919.

    Bojer, Johan (1872 - ) (Na Uy): The Great Hunger, 1918 ; Last of the Vikings, 1923; The Everlasting Struggle, 1931.

    Bontemps, Arna: #

    Bordeaux, Henry (1870 - ) (Pháp): The Fear of Living, 1913; The Awakening, 1914; The Will to Live, 1915; The Parting of the Ways, 1911.

    Bowen, Elizabeth (1899 - ) (Anh): The House in Paris, 1936; The Death of the Heart, 1939; Demon Lover and Other Stories, 1946; The Heat of the Day, 1948.

    Boyd, James: #

    Broch, Hermann (1886 - ) (Đức): The Sleepwalkers, 1932. Tác phẩm rất đáng chú ý, thử tìm một đường lối để diễn tả tính chất phức tạp của những xúc động hữu lý và vô lý.

    Bromfield, Louis (1896— ) (Mỹ): The Green Bay Tree,1924;The Rains Came, 1938.

    Buck, Pearl (1892- ) (Mỹ): House of Earth*, tập truyện gồm ba cuốn, 1935.

    Buckmaster, Henrietta: #

    Bunin, Ivan (1870- ) (Nga): The Village, 1933; The Gentleman from San Francisco and Other Stories,1934 ; The Well of Days, 1934 (tự truyện; tiểu-thuyết-hóa).

    Butler, Samuel (1835—1902) (Anh): The Way of all Flesh*, 1903.

    Cabell, James Branch (1879- ) (Mỹ): The Cream of the Jest, 1917; Jurgen, 1919; Beyond Life, 1919.

    Caldwell, Erskine (1903- ) (Mỹ): Tobacco Road, 1932; God’s Little Acre, 1933; Kneel to the Rising Sun, 1935; Georgia Boy, 1943; Tragic Ground, 1944.

    Camus, Albert (1913-) (Pháp): The Stranger, 1946; The Plague, 1948.

    Capek, Karel (1890—1938) (Tiệp): Money and OtherStories,1929 ; The Absolute at Large,1927; Krakatitt,1925; một tập ba truyện triết lý gồm Hordubal 1943, Meteor 1935 và An Ordinary Life 1936.

    Cary, Joyce (1888 - ) (Anh):The African Witch, 1936; một tập ba truyện gồm Tobe a Pilgrim1942; Herself Surprised 1948;The Horses’ Mouth 1949. Tác phẩm này theo truyền thống Anh tiếp tục từ Defoe và Fielding, và có tính cách phiêu đãng, ưa những kẻ giang hồ lưu manh.

    Cather, Willa (1875 — 1947) (Mỹ):O, Pioneers, 1913;The Song of the Lark,1915; My Antonia*, 1918; Youth and the Bright Medusa (truyện ngắn) 1920; A Lost Lady,1923 ; Death comes for the Archbishop*,1927; Shadows on the Rock,1931.

    Céline, Louis Ferdinand (1894 - ) (Pháp): Journey to the End of Night,1934; Death on the Installment Plan,1938. “Về phương diện diễn tả yếm thế tuyệt đối, tiểu thuyết của ông thật là đồ sộ” (theo Columbia Dictionary of Modern European Literature).

    Chamson, André (1900 - ) (Pháp) : The Road,1929;The Crime of the Just,1930. Đây là những tiểu thuyết địa phương về miền Cévennes.

    Châteaubriant, Alphonse de (1877 - ) (Pháp): The Peat-Cutters, 1927. Truyện tả đời sống nguyên thủy của người dân miền than bùn ở xứ Bretagne.

    Chekhov, Anton (1860 -1904) (Nga) : Truyện ngắn gồm 13 cuốn (nhà x. b. Macmillan) The Portable Chekhov* (Viking). Những tập Letters to His Family and Friends, Letters to His Wife Letterson the Short story của Chekhov rất quan trọng để nghiên cứu thân thế và nghệ thuật của ông. Cuốn tiểu sử và phê bình Anton Chekhov: A critical study của William Gerhardi ; Chekhov and his Russia, 1948, của W.H. Bruford; A Life of Chekhov, 1950, của Irene Nemirovsky.

    Cocteau, Jean (1891 - ) (Pháp): Enfants terribles, 1930.

    Compton — Burnett, Ivy (1892- ) (Anh): Bullivant and the Lambs, 1949 (bản Anh văn nhan đề là Manservant and Maidservant);Men and Wives, 1948 ; Two Worlds and Their Ways, 1949.

    Conrad, Joseph (1857 - 1924) (Anh): Almayer’s Folly, 1895; The Nigger of the Narcissus, 1898; Lord Jim, 1900; Youth, 1902; Heart of Darkness, 1902; Typhoon, 1903; Nostromo* 1904; The Secret Agent, 1907; Chance, 1914; Victory, 1915. Tự truyện: A Personal Record, 1912. Phê bình và Tiểu sử: Joseph Conrad: Life and Letters, 1927, của G. Jean-Aubry ; Joseph Conrad: Making of a Novelist, 1940, của J.D. Gordan.

    Couperus, Louis (1863 - 1923) (Hòa Lan): The Book of the Small Souls,1932.

    Cummings, Edward Esilin (1894 - ) (Mỹ): The Enormous Room, 1922.

    D’Annunzio, Gabriele (1863 — 1938) (Ý): The Triumph of Death, 1896; The Flame of Life, 1900; The Dead City,1902.

    [...]
     
    SauRiengSG thích bài này.
  14. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    [...]

    Zweig, Stefan (1881—1942) (Đức-Áo): Conflicts, 1927; Amok, 1931; Beware of Pity, 1939; Tide of Fortune, 1940; The Royal Game, 1944. Tự truyện The World of Yesterday, 1943.

    Cuốn sách chỉ nam này tự giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi các truyện Anh Mỹ và Âu châu (đã dịch sang Anh ngữ). Chỉ có đôi ba tác giả Ấn độ và Trung Hoa xen lẫn vào thôi. Cho tới ngày nay, tác phẩm của những quốc gia đó rất ít được dịch sang Anh ngữ. Còn truyện của châu Mỹ La-tinh, càng ngày càng được dịch nhiều sang Anh ngữ, đòi hỏi phải có một mục riêng và một bảng sách tham khảo riêng. Cuốn What's in a Novel của cô Haines, dành riêng một chương (VIII) và một bảng sách tham khảo về vấn đề này.

    Hết.
     
    lichan and tducchau like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này