Tâm lý XH Tình cõi chân mây - Pearl Buck (Nobel 1938)

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi Sophia, 11/9/15.

  1. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    Mình xin đăng lại tác phẩm Tình cõi chân mây

    5685338061_9ca8dd92b8_b.jpg
    Thông tin tác phẩm:
    • Tên tác phẩm: Tình cõi chân mây
    • Tên tác giả: Pearl Buck
    • Nguyên tác: Mandala
    • Dịch giả: Nguyễn Đức Lân
    • Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
    • Năm xuất bản: 1991
    • Số trang: 231
    • Khổ sách: 13 x 19 cm
    Giới thiệu nội dung:

    Tác phẩm lấy bối cảnh là một đất nước Ấn độ trong giai đoạn quá độ hình thành trên hai nền văn hóa khác hẳn nhau. Với những sự kiện chính trị xảy ra lúc ấy, Tiểu vương Maharana Jagat xứ Amarpur nhận thấy mình bị tước đoạt tài sản và tước vị hoàng gia, nhưng ông vẫn thấy mình phải có trách nhiệm với người dân xứ mình. Vợ của ông, vương hậu Moti - một phụ nữ Ấn độ truyền thống rất thụ động, là một người vợ vô tư, sẵn sàng chấp nhận việc từ bỏ bản thân để sống một cuộc sống tẻ nhạt không cảm xúc. Khi hai vợ chồng tiểu vương Jagat nhận được tin đứa con trai duy nhất của mình - Jai, bị người Trung Quốc giết chết trong một cuộc đụng độ nhỏ nơi biên giới, Moti buồn vô hạn. Bà nói chồng - Tiểu vương Jagat, đến vùng biên đó đưa linh hồn của cậu bé về nhà. Trên đường đi, vị tiểu vương có thiện cảm với một phụ nữ Mỹ trẻ đẹp và bí ẩn - Brooke Westley. Một sự hấp dẫn định mệnh giữa hai con người - một phương Đông, một phương Tây; một bị ràng buộc bởi những tập tục cứng nhắc, một bị lôi cuốn bởi những suy nghĩ tự do phóng khoáng - đã nảy sinh.

    Pearl Buck quả thật là một nhà văn tài năng. Bà viết nhiều (53 tiểu thuyết). Tác phẩm của bà không những chỉ được viết bằng những ngôn từ khiến người đọc phải ngẫm nghĩ liên tưởng mà bà còn xây dựng tính cách các nhân vật thật thành công. Tình cõi chân mây là một tiểu thuyết không thể không có trên kệ sách của bạn.
    - Midwest Book Review

    Đôi nét về tác giả:

    Pearl Buck, nữ nhà văn Mỹ, được tặng giải thưởng Nobel Văn học vì các tác phẩm mô tả cuộc sống đa diện mang tính sử thi của người dân Trung Quốc trong những biến động dữ dội đầu thế kỉ XX và vì những kiệt tác tự truyện. Bà là nhà hoạt động xã hội tích cực, được coi là một chiếc cầu nối văn hóa Đông-Tây.

    PEARL BUCK (26/6/1892-6/3/1973)
    Giải Nobel Văn học 1938
    * Nhà văn Mỹ
    * Nơi sinh: Hillsboro, West Virginia (Mỹ)
    * Nơi mất: Danby, Vermont (Mỹ)

    Pearl Buck (1892-1973)

    Pearl Buck (tên thật là Pearl Comfort Sydenstricker, có tên Trung Quốc là Trại Chân Châu) là con một nhà truyền giáo người Mỹ. Sau khi ra đời chưa đầy 5 tháng, bà đã được cha mẹ đưa sang Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến và thích tìm hiểu cuộc sống của người dân Trung Quốc, cảm thông với những người dân địa phương bị nhiều tầng áp bức.

    Năm 15 tuổi, bà được gửi trọ học tại một trường dạy Anh văn ở Thượng Hải. Năm 17 tuổi, cha mẹ cho Pearl Buck về Mỹ, học tại Trường Đại học Randolph Macon (tiểu bang Virginia). Năm 1917 bà kết hôn với một mục sư và theo chồng đi truyền giáo tại miền Bắc Trung Hoa. Từ năm 1922, bà dạy ở Đại học Nam Kinh và Kim Lăng.

    Năm 1925, Pearl Buck bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Gió Đông, gió Tây (do chạy loạn Quốc dân đảng, năm 1930 mới xuất bản được). Sau đó hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng khác về đề tài Trung Quốc ra đời, như Đất lành, Những người con trai, Một nhà chia rẽ, Người mẹ, Những đứa trẻ chậm lớn..., trong đó tiểu thuyết Đất lành được nhận giải Pulitzer năm 1931. Năm 1933, bà được Đại học Yale tặng bằng Cử nhân Văn chương Danh dự. Năm 1938, bà được Đại học West Virginia và Đại học St. Lawrence trao tặng bằng Tiến sĩ Văn chương Danh dự.

    Năm 1938 Pearl Buck nhận giải thưởng Nobel vì các tác phẩm mô tả đời sống nông thôn Trung Hoa một cách phong phú và xác thực (chủ yếu với tiểu thuyết Đất lành và hai cuốn tự truyện Người tha hương (1936) viết về người mẹ và Thiên thần chiến đấu (1936) viết về cha của bà). Sau khi nhận giải, Pearl Buck tiếp tục sáng tác rất nhiều, ngoài văn xuôi bà còn viết kịch, kịch bản phim, tiểu luận và sách cho thiếu nhi. Bà cũng là người đã dịch Thủy Hử (All men are brothers) và một số tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Anh.

    Trong Thế chiến II, Pearl Buck viết nhiều sách báo chính luận chống chủ nghĩa phát xít. Những năm 50, bà xuất bản một số tác phẩm về đề tài gia đình và xã hội Mỹ, kí bút danh I. Sedge. Năm 1951, Pearl Buck được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ. Năm 1955, bà li dị chồng và tục huyền với giám đốc một hãng quảng cáo.

    Cuối đời, bà quan tâm đến đề tài các nhà bác học nguyên tử buộc phải chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội như: sáng lập ra tổ chức không vụ lợi Hiệp hội Đông Tây (The East and West Association, 1941) nhằm truyền bá những hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới; cùng chồng lập nên tổ chức Căn nhà tình nghĩa (Welcome Home, 1949) giúp trẻ mồ côi; lập ra Quỹ Pearl S. Buck (The Pearl S. Buck Foundation, 1963) và tặng cho quỹ này 7 triệu đô la.

    Sách của Pearl Buck đến nay đã được dịch khá nhiều ra tiếng Việt.
     

    Các file đính kèm:

  2. anhdung14161

    anhdung14161 Mầm non

    Bạn có cuốn Bão Loạn của nhà văn này không làm ơn cho mình xin...Kiếm muốn chết luôn mà không ra !!!!!
     

Chia sẻ trang này