TG Khác Tình Yêu, Tự Do, và Cô Đơn (Love, Freedom and Aloneness) - OSHO

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 3/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Nhắc đến tác giả Osho, tác giả gần 600 tác phẩm (bản dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam hơn 50 tác phẩm ) thì ở Việt Nam chắc có rất nhiều người hâm mộ. Osho có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng cũng có những tác phẩm không hề dễ đọc chút nào. Xin gởi các bạn một tác phẩm đã dịch sang tiếng Việt của Osho : Love, Freedom and Aloneness. Sự đánh giá xin dành cho các bạn đọc.
    Dưới đây là một bài viết về tiểu sử của Osho trích từ Thư Viện Hoa Sen (hoàn toàn khác với tiểu sử của Osho từ các bài viết khác).
    SƠ LƯỢC TIỂU SỬ OSHO
    Lời Ban Biên Tập: Trong thời gian qua có nhiều sách của Osho được dịch ra Việt ngữ và được phổ biến ở trong nước lẫn ngoài nước và trên liên mạng Internet. Trong số các người dịch chúng tôi thấy có ba quyển được dịch bởi hai nữ tu sĩ Phật giáo và một quyển sách khác được dịch bởi một Cư sĩ Phật tử và được truyền tải trên một trang nhà Phật Giáo và trang nhà Phật Giáo Hoà Hảo. Nay nhận được bài viết của Cư sĩ Hoàng Liên Tâm viết về những điều có liên quan đến tác giả. Bài viết tuy ngắn nhưng tương đối đầy đủ dữ kiện với những tài liệu tham khảo và dẫn chứng. Chúng tôi xin đăng tải để rộng đường dư luận.
    SƠ LƯỢC TIỂU SỬ OSHO
    Tên thực của Osho là Acharya Rajneesh, sau đổi là Bhagwan Shree Rajneesh (1931-1990). Ông sanh ngày 11 tháng 12 năm 1931 tại làng Rajneesh Chandra Mohan tỉnh Kuchwara, miền Trung Ấn Độ. Vào cuối đời ông đổi tên là Osho. Song thân ông theo đạo Kỳ Na (Jainism), nhưng bản thân ông chưa từng gia nhập một tôn giáo nào trong suốt quãng đời của ông. Từ lúc còn bé, Osho đã tỏ ra là một con người có cá tính độc lập, cương quyết và nổi loạn, luôn luôn bảo hộ ý kiến của mình. Theo sách của ông ghi lại, ông đã đạt định “samadhi” và chứng ngộ vào ngày 21 tháng 3 năm 1953 lúc ông 21 tuổi. Rajneesh đậu bằng Cao học Triết từ viện đại học University of Saugar. Sau đó ông dạy Triết học tại viện đại học University of Jabalpur trong chín năm trời. Cùng thời gian đó ông đi du thuyết nhiều nơi và trở nên một nhà lãnh đạo tôn giáo.
    Năm 1966, ông từ nhiệm việc giảng dạy tại viện đại học Jabalpur và tập trung mọi nỗ lực vào việc giáo huấn các đệ tử theo ông. Ông thường tiếp các nhóm tu học và cá nhân ở căn apartment của ông ở Bombay, ông hành xử như là vị lãnh đạo tâm linh của họ. Phần lớn các đệ tử của ông đến từ Âu Châu và đã ở Ấn vài năm trước đây.
    Năm 1974, Osho từ bỏ Bombay xuôi miền Nam Ấn đến thành phố Pune thiết lập trung tâm tu học. Một vài nhóm nhỏ chống đối ông cho rằng việc ông rời Bombay là do những sự chống đối của cư dân địa phương. Thực tế việc đến Pune là do nhu cầu phát triển cơ sở hầu thoả mãn chỗ ăn ở và tu tập cho các đệ tử. Trung tâm tu học mới rộng sáu mẫu, nằm ờ ngoại ô thành phố Pune. Người ta ước tính có tới năm mươi ngàn người Tây Phương đã đến đây tu học để tìm cầu giác ngộ với ông. Vào năm 1979, ông nhìn thấy phong trào tu học theo ông như là một con lộ nhắm hướng bảo hộ giòng giống sinh sản cho nhân loại. Ông nói: “Nếu chúng ta không thể tạo ra những người mới trong hai mươi năm tới, thì nhân loại sẽ không có tương lai. Cuộc tàn sát kiểu holocaust trên quả địa cầu chỉ có thể được ngăn chặn nếu chúng ta cho ra đời những con người mới”. Osho dạy một loại thiền mới, một loại thiền động mà ông pha trộn từ các đạo Kỳ Na giáo (Jainism), Ấn Giáo (Hinduism), Phật Giáo, Lão Giáo (Taoism), Thiên Chúa Giáo (Christianity) và nhiều tôn giáo khác nữa.
    Năm 1980, ông bị một người theo Ấn Giáo tấn công bằng dao trong khi ông đang thuyết giảng. Năm 1981 ông rời Ấn Độ qua Hoa Kỳ chữa bệnh. Các đệ tử của ông mua một nông trại rộng 65,000 mẫu tại Big Muddy Ranch, gần Antelope, bang Oregon với 6 triệu dollars. Nông trại này sau đó được đổi tên là Rajneeshpuram . Ông đã thiết lập được một làng tâm linh tu học rộng lớn cách thị trấn Antelope 12 miles với một giảng đường rộng 88,000 square foot, một sân bay nhỏ 4,500 foot và 4000 hội viên thường trú, một số được trang bị súng phòng thủ [8]. Nhiều cư dân địa phương xung quanh đã dị ứng với những người mới đến này. Họ chống đối sự hiện diện của nhóm đạo do ông lãnh đạo, và vì vậy đã có những sự va chạm lẫn nhau. Thành phố từ chối cấp giấy phép xây cất và ra lệnh triệt hạ những cơ sở đã xây không có giấy phép. Khi các viên chức chính quyền địa phương ngăn cản việc xây cất không có phép, thì văn phòng chính quyền liền bị nhóm người lạ mặt ném bom. Do hội đồng thành phố tiếp tục từ chối cấp giấy phép xây cất, nên các đệ tử của Osho bầu người của mình vào hội đồng thành phố. Tân hội đồng thành phố đổi tên Antelope thành City of Rajneesh.
    Các phụ tá cao cấp của Osho bị truy tố liên quan đến một số tội ác, bao gồm cả dự mưu ám sát vị bác sĩ riêng của Osho. Hai viên phụ tá bị kết tội âm mưu ám sát viên luật sư công tố liên bang Charles Turner, nhằm ngăn chặn việc đóng cửa nông trại. Một số phụ tá khác của Osho chạy thoát về Thuỵ Sĩ, ở đó họ còn nắm giữ một số trương mục ngân hàng cho tổ chức Osho.
    Năm 1983, Sheela Silverman thư ký của Osho thay mặt Osho tuyên bố sẽ có đại cơn tàn phá địa cầu trong khoảng từ 1984 và 1999. Tokyo, New York, San Francisco, Los Angeles, Bombay sẽ bị xoá tên khỏi bản đồ thế giới. Điều tiên đoán này không xảy ra và người ta cũng nghi ngờ điều tiên đoán đó không phải của Osho. Một vài nguồn tin cũng cho biết một số đệ tử của Osho là thủ phạm gieo rắc vi khuẩn salmonella tại một số nhà hàng bán salad bar nhằm đe doạ cư dân không đi bỏ phiếu dự án luật ngăn cấm các hoạt động của Osho. Trong vụ này có 751 người nhiễm vi khuẩn Salmonella. [9,10]
    Lo sợ bị chính quyền áp dụng biện pháp mạnh, một số đệ tử của Osho đã thu xếp cho ông di chuyển đến thành phố Charlotte, bang North Calrolina. Ở đây ông đã liên tiếp vi phạm luật di trú Hoa Kỳ. Ông bị kết tội môi giới làm giả hôn nhân cho những đệ tử mang quốc tịch Ấn kết hôn với những đệ tử mang quốc tịch Hoa Kỳ để hợp pháp hoá việc định cư. Osho cũng bị truy tố về tội khai man trên những giấy tờ di trú. Năm 1987 Osho bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ và ông trở về lại Pune Ấn Độ, ở đó sức khoẻ của ông suy giảm nhiều. Osho quyết định khai tử tên Rajneesh và khai tên mới là Osho. Ông từ gĩa cõi đời ngày 19 tháng 1 năm 1990. Giấy khai tử ghi nguyên do tử vong là bệnh trụỵ tim.
    Vào thời kỳ cao điểm, có khoảng 200 ngàn hội viên và 600 trung tâm tu học trên thế giới. Osho bị nhiều nhóm chống đối coi ông như là một giáo phái ma quỷ (an evil), Ông cũng được họ gọi là “sex guru” vì ông quảng bá mạnh mẽ về sex. Ông cho rằng “sự thèm khát dục bên trong mỗi chúng ta có thể trở thành chiếc thang mà qua đó đạt tới ngôi đền của tình yêu, rằng dục bên trong mỗi chúng ta có thể trở thành phương tiện để đạt tới siêu tâm thức, đạt tới định samadhi.” Ông chỉ bày kỹ thuật giao hoan nam nữ cho dài lâu. Xin trích đoạn tiếp: “… Việc thở của người ta càng nhanh, thì thời gian giao hợp càng ngắn; hơi thở người ta càng bình thản và chậm chạp thì việc đó càng kéo dài hơn. Và việc giao hợp càng kéo dài lâu, thì càng nhiều khả năng từ dục tạo ra cánh cửa tới samadhi, một kênh cho siêu tâm thức. …. Vào lúc giao hợp chúng ta ở gần với Thượng đế. Thượng đế tồn tại trong chính hành động sáng tạo cho sinh thành nên cuộc sống mới, và do vậy thái độ của người ta nên giống như thái độ của người đi vào chùa chiền, đền đài hay nhà thờ. Vào lúc cực khoái chúng ta ở gần nhất với đấng Tối cao…(From Sex To Super-Consciousness – Osho International Foundation)
    Osho phát triển một dạng thiền năng động mới mẻ, được nhiều người biết với tên Dynamic Meditation, thường khởi đầu với các hoạt động thể chất như nhảy múa với âm nhạc, sau đó là thiền im lặng. Phương pháp thiền này, theo Osho, có thể phát triển đến một trạng thái “không tính” và đạt đến giác ngộ. Hành giả sau đó sẽ trở thành “no past, no future, no attachment, no mind, no ego, no self”
    Trong thập niên 1980, các đệ tử của Osho thường mặc y phục toàn màu vàng cam đậm (có khi trở thành màu nâu đỏ), không phải chỉ có áo choàng. Vì vậy, họ được gọi là "Orange People". Tên gọi nầy khá phổ thông trong thời kỳ đó.
    Osho ban tên mới cho đệ tử. Nam được gọi là “Swami” và nữ được gọi là “Ma”. Mặc dầu đa số đệ tử sống trong môi trường khiêm tốn và đơn giản, nhưng Osho, ngược lại, sống trong xa hoa lộng lẫy. Ông có 27 chiếc xe hơi mang hiệu Rolls Royces do các đệ tử hiến cúng. (Có sách nói 93 chiếc)
    Osho dạy rằng Thượng đế trong mọi người và hiện diện mọi nơi chốn. Không có gì ngăn cách giữa God và Not God. Ông thừa nhận Jesus Christ đã giác ngộ và tin tưởng là Jesus còn sống sau khi bị đóng đinh trên cây Thập tự giá và trốn qua Ấn Độ, ở đó Jesus chết lúc 112 tuổi.
    Osho nói rằng ông không chỉ định người kế vị khi ông qua đời, vì tất cả các đệ tử của ông đều là những người kế vị ông. Tuy nhiên, trước khi chết, ông đã chỉ định một hội đồng gồm 21 người điều hành trung tâm tu học Pune. Trung tâm này đã được phát triển từ 6 mẫu thành 32 mẫu. Ngày nay họ điều hành 20 trung tâm trên khắp thế giới. Ảnh hưởng chính của Osho bây giờ chính là những sách viết của ông. Cũng nên biết hai phụ tá cao cấp của Osho là Sally-Anne Croft và Susan Hagan bị kết án 5 năm tù ở Oregon hồi năm 1995, đã được phóng thích vào tháng 6 năm 1998 và bị trục xuất về Anh Quốc.
    Hoàng Liên Tâm
    biên soạn

    Sách Dẫn Chiếu và Tham Khảo:
    -Dictionary of Cults, Sects, Religions and the Occult by Mather & Nichols, (Zondervan, 1993), P. 35-37. Read reviews or order this book safely from Amazon.com online book store
    -J.S. Gordon, The Golden Guru", Stephen Green Press, Lexington MA (1987)
    -Walter Martin, "The Kingdom of the Cults", Bethany House, Minneapolis, MN (1985), P. 353-361
    -Osho: "Autobiography of a spiritually incorrect mystic," St. Martin's Press, (2000) Review/order this book
    -Osho: "Meditation: The first and last freedom," ST, Martin's Press, (1997). Review/order this book
    -Osho: "Courage: The joy of living dangerously," Griffin, (1999). Review/order this book This is one of a new series of books in the series "Insights for a new way of living."
    -Osho: “From Sex To Super-Consciousness” – Osho International Foundation
    Internet References:
    1. Osho: The science of meditation is at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    2. Friends of Osho has a web site at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link They have a list of Sannyasins, Osho information centers, etc. at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    3. The Humaniversity, founded in 1978 as the Rajneesh Therapy Institute, has a home page at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    4. Friends of Osho have a biography of Osho at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    5. Osho Vision: A lifestyle of meditation and celebration at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    6. Christopher Calder, "Osho, Bhagwan Rajneesh, and the Lost Truth," at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    7. A list of places to stay among followers of Osho worldwide is at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    8. "A higher plain: The Rajneesh Ranch revisited," at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    9. Article in the New York Times, 1998-MAR-11, Page A21. Mentioned in "Food Poisoning and Biological Warfare," Newsparks, 1998-MAR-16, at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    10. Rachel Graham, "The Saffron Swami," Willamette Week, at: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    11. "Osho Rajneesh," is a particularly beautiful web site, which covers a wide range of topics. See: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    TVHS

    Nguồn TVE :tonyhoang2007
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này