Yêu cầu sách Tổng tập văn học dân gian người Việt

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi mr.toanphan82, 10/1/19.

Moderators: teacher.anh
  1. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    Bộ tổng tập văn học dân gian người Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền, Nhà xuất bản Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian tổ chức biên soạn.

    [​IMG]Hội đồng biên tập gồm 5 thành viên: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, Chủ tịch, chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng khoa học các bản thảo công trình; ông Nguyễn Đức Diệu, Phó chủ tịch; các Uỷ viên khác đều là các tiến sĩ chuyên ngành văn học dân gian: GS.TS. Kiều Thu Hoạch, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; PGS.TS. Trần Đức Ngôn, Bộ Văn hoá-Thông tin; GS.TS. Lê Chí Quế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Bộ sách gồm 19 tập, mỗi tập có một chủ biên.

    Tập 1 (795 trang), tập 2 (864 trang): Tục ngữ do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên cùng Phan Lan Hương biên soạn; xuất bản tháng 12 năm 2002.

    Tập 3 (749 trang ): Câu đố do PGS.TS. Trần Đức Ngôn biên soạn; xuất bản tháng 11 năm 2005.

    Tập 4 (957 trang) và Tập 5 (766 trang): Truyền thuyết dân gian người Việt do GS.TS. Kiều Thu Hoạch chủ biên cùng TS. Trần Thị An, Mai Ngọc Hồng biên soạn; xuất bản tháng 11 năm 2004.

    Tập 6 (993 trang): Truyện cổ tích thần kỳ và Tập 7 (688 trang): Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt do PGS.TS. Nguyễn Thị Huế chủ biên cùng TS. Trần Thị An biên soạn; xuất bản tháng 9/2004 và 10/2005.

    Tập 8 (1353 trang): Truyện cười và Tập 9 (1057 trang): Truyện cười phần truyện Trạng do PGS.TS. Nguyễn Chí Bền chủ biên cùng ThS. Phạm Lan Oanh biên soạn; xuất bản tháng 10 năm 2005.

    Tập 10 (662 trang): Truyện ngụ ngôn do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên cùng Vũ Quang Dũng, Phan Thị Hoa Lý biên soạn; xuất bản tháng 10 năm 2003.

    Tập 11 (695 trang): Giai thoại văn học Việt Nam do GS.TS. Kiều Thu Hoạch chủ biên và biên soạn; xuất bản tháng 8 năm 2004.

    Tập 12 (874 trang): Truyện nôm bình dân do GS.TS. Kiều Thu Hoạch chủ biên cùng TS. Hoàng Hồng Cẩm, TS. Nguyễn Thị Lâm, CN. Trần Kim Anh biên soạn; xuất bản tháng 8 năm 2005.

    Tập 13 (921 trang): Vè sinh hoạt, Tập 14 (1271 trang): Vè chống phong kiến, đế quốc do TS. Vũ Tố Hảo biên soạn; xuất bản tháng 6 năm 2006.

    Tập 15 (1174 trang) và Tập 16 (1047 trang): Ca dao do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên cùng Phan Lan Hương biên soạn; xuất bản tháng 10 và 3/2002.

    Tập 17 (913 trang): Kịch bản chèo do PGS. Hà Văn Cầu chủ biên cùng đạo diễn Hà Quốc Trụ biên soạn; xuất bản tháng 10 năm 2003.

    Tập 18 (903 trang): Kịch bản tuồng dân gian do TS. Nguyễn Xuân Yến biên soạn; xuất bản tháng 8 năm 2006.

    Tập 19 (1261 trang): Nhận định và tra cứu do GS. TS. Nguyễn Xuân Kính biên soạn; xuất bản tháng 10 năm 2003. Đây là tập cuối cùng của Bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt.

    Dân tộc Việt là dân tộc đa số, tiếng Việt là tiếng phổ thông. Trong lịch sử và hiện tại, người Việt đóng vai trò chủ đạo trong việc đoàn kết các dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn hoá, văn học của người Việt đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển của văn hoá, văn học các dân tộc anh em. Văn học dân gian người Việt rất phong phú, có từ lâu đời, có giá trị, là cơ sở, nền tảng cho dòng văn học viết. Qua tổng tập văn học dân gian người Việt, người đọc có thể nhận diện kho tàng văn học dân gian phong phú và đa dạng của nước ta. Những nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hoá dân gian, sử học… cũng có thể tìm thấy ở nơi đây những tài liệu quý báu để khẳng định thêm những vấn đề thuộc về truyền thống và bản chất của dân tộc Việt Nam. Bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt góp phần khắc phục nguy cơ thất truyền, đồng thời cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, sáng tác, nhất là góp phần bảo tồn và phát triển văn học dân gian người Việt nói riêng và dòng văn học dân gian nói chung.

    Bạn nào có chia sẻ cho mình nhé, cảm ơn.
     
    Thành8934 and hnxuan like this.
Moderators: teacher.anh

Chia sẻ trang này