LS-Việt Nam Trần Hưng Đạo - Hoàng Thúc Trâm <1000QSV1TVB #0312>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 14/7/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0312.Trần Hưng Đạo.PNG
    Tên sách : TRẦN-HƯNG-ĐẠO (?-1300)
    Tác giả : HOÀNG THÚC-TRÂM
    Nhà xuất bản : NHÀ SÁCH VĨNH-BẢO SÀI GÒN
    Năm xuất bản : 1950
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com
    Đánh máy : kehetthoi

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Chinh, Nguyễn Thị Thùy Dương,
    Trần Kim Trọng, Phạm Việt Hưng, Vũ Thị Xuân Hương

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Blue
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 11/07/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HOÀNG THÚC-TRÂM và NHÀ SÁCH VĨNH-BẢO
    SÀI GÒN đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    LỜI ĐẦU

    CHƯƠNG NHẤT : GIA-THẾ VÀ CÁ-TÍNH TRẦN-QUỐC-TUẤN
    Trung-dũng-thận-trọng
    Vì nghĩa cả, bỏ tình riêng
    Hữu-ái với anh em
    Áp-đảo được sứ Mông-cổ
    Tiến người hiền-Yêu loài vật

    CHƯƠNG NHÌ : LỰC-LƯỢNG VÀ TINH-THẦN QUÂN-ĐỘI DƯỚI QUYỀN TRẦN QUỐC-TUẤN
    Số lượng
    Tổ-chức
    Trình-độ văn-hóa
    Tinh thần chiến đấu

    CHƯƠNG BA : XÃ-HỘI VÀ SINH-HOẠT DÂN-CHÚNGTRƯỚC KHI KHÁNG NGUYÊN
    Chính-trị
    Kinh-tế
    Xã-hội, phong tục
    Văn-hóa

    CHƯƠNG TƯ : LAI-LỊCH VÀ LỰC-LƯỢNG MÔNG-CỔ
    Từ lúc quật khởi đến hồi toàn thịnh
    Xét qua binh-chế Mông-cổ
    Đặc tính và năng lực quân Mông-cổ

    CHƯƠNG NĂM : MÔNG-CỔ GÂY HẤN

    CHƯƠNG SÁU : CUỘC CHIẾN THẮNG MÔNG-CỔ LẦN THỨ NHẤT (1257)
    Chuẩn-bị
    Trận đầu bất lợi
    Rút xuống mạn sông Tha-mạc (Hưng-Yên)
    Thăng-long bị đốt phá, tàn sát
    Phản-công

    CHƯƠNG BẢY : CUỘC CHIẾN THẮNG MÔNG-CỔ LẦN THỨ HAI (1283-1285)
    Mông-cổ mượn đường đi đánh Chiêm-thành
    Hội nghị Bình-than
    Hội-nghị Diên hồng
    Treo bảng cấm hàng giặc
    Mặt trận ngoài Bắc : chống Thoát-Hoan
    Trần Bình-Trọng tử quốc
    Mặt trận Thanh, Nghệ : chống Toa-Đô
    Khắc phục Thăng-Long
    Trận Tây-kết : Chém Toa-Đô
    Trừ gian : giết Trần Kiện
    Dân quân tự động đánh giặc
    Trận Vạn-kiếp : giết Lý-hằng, Lý-Quán

    CHƯƠNG TÁM : CUỘC CHIẾN THẮNG MÔNG-CỔ LẦN THỨ BA (1287-1238)
    Bàn chước chống giặc
    Mông-cổ khởi binh báo thù
    Quân Mông-cổ xâm vào nội địa bên ta
    Đánh bật được bọn phản quốc Lê-Tắc !
    Trận cửa Đại-bàng : bắt 300 thuyền địch
    Trận Vân-đồn : đánh đắm lương thuyền Trương Văn-Hổ
    Giặc cạn lương : tinh-thần nao-núng
    Tổng phản-công
    Trận Bạch-đằng : bắt Ô-Mã-Nhi
    Giết Ô-Mã-Nhi

    CHƯƠNG CHÍN : TỪ BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ ĐẾN SÁCH VẠN-KIẾP TÔNG BÍ TRUYỀN

    CHƯƠNG MƯỜI : NHẮC LẠI NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÃ CHIẾN THẮNG MÔNG-CỔ

    SÁCH BÁO THAM KHẢO (Xếp theo thứ-tự a b c)
    Bảng-kê những phần-tử đã hi-sinh trong mấy cuộc kháng Nguyên
    Bảng kê những tên phản quốc, hàng giặc Mông-cổ
     
    chuongth, Libra2, Tanuki and 11 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI ĐẦU

    Hưng-đạođại-vương Trần Quốc-Tuấn chẳng những là một vĩ-nhânViệt-nam, mà lại là một danh-nhân trên mảnh đại-lụcĐông nam Á từ thế-kỷ mười ba đến giờ nữa.

    Đối với lịch-sử Việt-nam, ngài là một đại-anh-hùng dân-tộc, có công quét sạch giặc Nguyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xâm-lược, giữ vững tự-do, độc-lập cho nhân-dân, bảo-vệ chủ-quyền lãnh-thổ cho Tổ-quốc : trên nối được giòng máu truyền-thống của Trung-vương, Lý-Bôn, Triệu Quang-Phục, Phùng-Hưng, Ngô-Quyền, Lê-Hoàn, Lý Thường-Kiệt… dưới treo được tấm gương tranh-đấu cho Đặng-Dung, Nguyễn-Súy, Lê-Lợi, Nguyễn-Trãi, Quang-trung…

    Ngài là kết-tinhcủa cả Việt-nam, một dân-tộc có sức đấu-tranh dai dẻo, bền-bỉ, không chịu khuất-phục dưới bất cứ một ách cường-quyền đô-hộ nào hoặc bó tay cúi đầu trước bất cứ một cuộc xâm-lược công-khaihay trá-hình nào.

    Công-nghiệp ngài đã đi sâu vào dân-chúng. Tên tuổi ngài đã sống mãi với non-sông. Vậy sao còn cần đến cuốn tiểu-sử này ? Là vì võ-công,văn-nghiệp của ngài, trước kia, người mình chỉ chép toàn bằng chữ Hán, mà lại tản mát chưa có hệ-thống ; gần nay, tuy có một vài cuốn sách, tờ báo quốc-ngữ nói đến, nhưng hãy còn sơ-lược chưa đủ hoặc truyền văn thất chân.

    Vả, lối dân-chúng « thần thánh hóa » các bậc vĩ-nhân lại làm cho một số người hiểu đức Trần Hưng-Đạo theo một phương diện khác, một ý-nghĩa khác.

    Vậy xin cố-gắng tra-cứu sử sách Nam Bắc, sưu-tầm tài-liệu xưa nay, làm thành cuốn TRẦN HƯNG-ĐẠO này, mong đi tới mấy mục-đích đã đặt :

    1) Giới-thiệu cho các bạn nam-nữ thanh-niên biết rõ hơn về một nhân-vật lịch-sử, văn-võ toàn-tài ; chống ngoại-xâm, giành độc-lập ;

    2) Bổ thêm đôi chút vào những chỗ khuyết trong các sử sách ta xưa nay đã chép về đức Trần Hưng-đạo ;

    3) Nhắc lại những kinh-nghiệm trong mấy cuộc kháng-chiến Mông-cổ do anh-hùng Trần Quốc-Tuấn lãnh-đạo

    4) Lấy Trần Hưng-đạo làm đối-tượng nghiên-cứu lại lấy lịch-sử đương-thời làm bối-cảnh, cung chút tài-liệu cho văn, sử-học sau này.

    Nếu mấy mục-đíchấy đạt được thì thật là một sự khuyến-khích lớn cho kẻ viết.

    NÓI THÊM

    Những sách, bảo tham-khảo đều có liệt-kê ở cả cuối sách. Tựu-trung, khi dẫn-chứng, có mấy tên sách viết tắt như :

    - Đại-Việt sử-ký toàn-thư, viết là Toàn-thư
    - Khâm-định Việt-sử thông-giám cương-mục viết là Cương-mục
    - Lịch-triều hiến-chương loại chí viết là Lịch-triều hiến-chương.

    Các địa-danh về quan, ải, sông, núi và đất… ở đời Trần, so với nqày nay, duyên cách nhiều lắm. Ngay như một con sông cái (hồi Minh-thuộc gọi là Nhị-hà, ngày nay gọi là Hồng-hà) bấy giờ chia gọi nhiều khúc khác nhau ; khúc trên mạn ngược (từ miền Lào-cai, Yên-bái xuống đến ngã-ba Hạc) thì gọi sông Thao, khúc từ ngã-ba Hạc đến Thăng-long thì gọi sông Lô ; khúc ở miền Hưng-yên thì gọi sông Tha-mạc hoặc Thiên-mạc ; khúc ở miền Hà-nam thì gọi Đại-hoàng-gianghoặc Hoàng-giang… Trong mấy cuộc kháng Nguyên, có lắm địa-danh thấy chép ở An-nam chí-lược như Tích-nỗ-Nguyên, Tứ-thập-nguyên, Lãnh-mỹ, Hải-thị quan, Lãng-sơn (Lãng là sóng : Núi Lóng), chợ Đông-hồ (Đông-hồ thị), cầu Phù-lỗ… và ở Toàn-thư như như Linh-kinh quan, Vũ-cao quan, Đa-mỗ loan… nay rất khó kê-cứu. Vậy phàm địa-danh nào có thể khảo được thì xin cước-chú ở dưới. (Đúng lý ra, một địa-danh nào nếu đã chú-thích ở một chương trên rồi thì ở các chương dưới không phải nhắc lại nữa. Nhưng vì muốn cho độc-giả khỏi phí thì-giờ tìm lại chỗ trước, nên thỉnh-thoảng cũng có chua lại. Còn những địa-danh nào hoặc đánh dấu hỏi trong hai ngoặc đơn hoặc không chua ở dưới đều là « tồn nghi » đợi khảo sau. Xin bạn đọc lượng-thứ.

    Ba bức bản-đồ kháng-chiến Mông-cổ ở cuối sách vẽ địa-điểmlịch-sử thì có chất-chính cùng nhà học-giả Hoàng Xuân-Hãn ; về phương-diện chuyên-môn thì nhờ hoa tay của nhà khảo-cổ Biệt-lam Trần Huy-Bá. Tiện đây, tác-giảxin ghi mấy lời thành thực cảm tạ.

    Tác-giả
    Ngày 14 tháng hai 1950

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người Mông-cổ đến năm tân mùi (1271) niên-hiệu Thiệu-long thứ 14 đời vua Trần-Thánh-tôn (1258-1278) thì đổi quốc-hiệu làm Đại-Nguyên. Còn Thát-đát vốn là tên gọi biệt-bộ giống Mạt-hạt ; sau là tên gọi Mông-cổ. (đời Trần ta, quân-sĩ thích 2 chữ « sát Thát » nghĩa là giết rợ Thát đát). Đến khi nhà Nguyên mất (1367), tông-giống Mông-cổ chạy về Mạc-bắc, bỏ quốc hiệu Nguyên, xưng là Thát-đát. Vì vậy sách này tùy-tiện, hoặc gọi Mông-cổ, hoặc gọi Nguyên, đều là một cả.
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này