LS-Việt Nam Trần Thủ Độ - Trúc Khê Ngô Văn Triện <1000QSV1TVB #0352>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 9/1/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0352.Trần Thủ Độ.PNG
    Tên sách : TRẦN THỦ ĐỘ – DANH NHÂN TRUYỆN KÝ
    Tác giả : TRÚC-KHÊ NGÔ VĂN-TRIỆN
    Nhà xuất bản : THANH BÌNH
    69, Hàng Bông Thợ Ruộm, HANOI
    Năm xuất bản : 1952
    ------------------------
    Nguồn sách : Từ Đức Châu
    Đánh máy : Ớt Hiểm
    Kiểm tra chính tả : Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 08/01/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn tác giả TRÚC-KHÊ NGÔ VĂN-TRIỆN
    và nhà xuất bản THANH BÌNH
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    Ghi Chú :
    - Để lưu lại vết tích của sách xưa, nhóm làm ebook sao y bản chính những phương ngữ và chính tả xưa như : Hàng Bông Thợ Ruộm, tháng riêng, khôn kể hết được, sự-biến tầy giời, ý giời, nếp dăn, rặng rỡ, rổ cỏ rổ tận rễ, xiêu giẹo, kéo giài…
    - Do bản sách gốc mờ, chữ in bị mất nét nên nhóm làm ebook khó đảm bảo độ chính xác của các danh từ riêng in trong sách này (địa danh, tên nhân vật...). Mong bạn đọc thông cảm.

    MỤC LỤC
    I. Cuộc suy loạn ở cuối đời Lý
    II. Họ Trần vào cầm giữ triều-quyền
    III. Trần Thủ-Độ trước cái ngôi báu chông chênh của họ Lý
    IV. Trần thay ngôi Lý
    V. Rổ cỏ rổ tận rễ
    IV. Hai đám giặc kiệt hiệt
    VII. Mấy việc làm ngang ngược
    VIII. Đầu thần chưa rơi xuống đất xin Bệ-hạ đừng lo
    IX. Tội hay công ?
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Trích đoạn : Trần Thủ-Độ - Tội hay công ?

    ....mở dựng nghiệp Trần ta nên biết chính Trần Thủ-Độ mới là người có cái công trạng lớn lao. Trần Thái-tông có thiên-hạ, đều là do Trần Thủ-Độ đã hoạch kế bầy mưu gội mưa tắm gió. Những nhà bàn sử xưa nay phần nhiều chê trách Trần Thủ-Độ, bảo là một kẻ đại gian hùng đã lợi dụng địa vị của mình mà ngấm ngầm lật đổ ngôi vua nhà Lý. Thực ra thì ngôi vua nhà Lý, tự Lý Huệ-Tông đã làm cho nó đến phải đổ chứ có phải là lỗi ở Thủ-Độ đâu. Cơ đồ nhà Lý đến đời Huệ-Tông, bốn phương giặc giã, trăm họ lầm than, như một cái nhà đã bị xiêu giẹo mấy phần rồi. Huệ-Tông đáng lẽ phải chèo chống cái nhà xiêu này thì ông lại là người vô tài bất trí, có thể gọi là ngu tối nữa. Nếu không ngu tối, sao trước một tình hình rối ren của nước nhà như vậy, ông lại có thể truyền ngôi cho một cô gái bé để mình rảnh thân đi ở chùa ? Như vậy là giang sơn nhà Lý đã vô chủ rồi, sự vô chủ ấy là tự vua Lý lìa bỏ giang sơn vậy. Trong khi ấy thì núi Tản sông Lô chờ đợi bất cứ một người nào bước lên làm chủ, miễn là người ấy có tài định loạn, có thể đem bốn phương thu về một mối, cứu cho trăm họ thoát khỏi vòng binh lửa lầm than. Người có tư cách ấy, há chẳng phải là Trần Thủ-Độ sao ? Với cái tài lược của ông, ông rất có thể lên ngôi hoàng-đế làm chủ thiên hạ trong lúc này, mà không đáng phải chịu những lời dị nghị. Vậy mà ông lại không như vậy, để cái ngôi đại-bảo cho người cháu lên làm chủ tể, còn mình thì chẳng quản gội gió tắm mưa, xông tên đột pháo, để làm cho bốn bể thăng bình. Trần thay ngôi Lý, phải đâu là cái ngôi ấy đương yên ổn vững vàng, chính Trần Thủ-Độ còn phải dùng vào đấy bao nhiêu tâm lực mới đặt được quốc tổ vào chỗ Thái sơn bàn thạch. Vậy việc Trần Thủ-Độ lật đổ ngôi Lý và dựng nghiệp Trần, không có gì là đáng trách cả. Chẳng những không đáng trách mà ta còn đáng ca công tụng đức của bậc vĩ nhân ấy, đã làm cho nước ta thống nhất dưới triều Kiến trung. Nhờ có sự thống nhất, nguyên khí của nước bị hao tàn sau mấy mươi năm loạn lạc, mới được bồi dưỡng dần dần, nên sau mới có đủ sức lực đánh phá được quân Mông-cổ là quân kiêu hùng nhất thế giới để giữ lấy nền độc-lập cho dân-tộc. Nếu không nhờ ở sự thống nhất quốc gia của Trần-Thủ-Độ, trong nước cứ kéo giài mãi cái tình trạng rối ren loạn lạc, thử hỏi quân Mông-Cổ sang cướp, người mình phỏng có cách nào mà chống lại được chăng ? Coi đó, Trần-thủ-Độ chẳng những không phải là người có tội trên lịch sử mà chính là người có công, không riêng có công với triều Trần mà thôi, thật là có công với cả nước Việt-Nam ta vậy.

    Nếu Trần-thủ-Độ có cái chỗ đáng trách chỉ là việc xử tệ với nhà Lý, và việc làm rối luân nghĩa trong cung vi nhà Trần. Tuy nhiên thiết tưởng những việc đối với nhà Lý tuy rằng đáng trách, song nếu ta chịu khó so sánh rộng ra một chút, cũng có thể nguyện-lượng cho ông. Vì cứ xem các nhà chính trị trong thế giới, đối với phe địch, hay đối với những người mà họ cho là có thể nguy hiểm đến sự yên vui của họ, nhiều khi họ còn hành động cách tàn nhẫn hơn thế.

    Cái đời chính trị của Trần Thủ-Độ còn có nhiều câu chuyện hay, đáng làm gương cho người sau nữa :

    Trong khi ông nắm giữ mọi quyền trong nước, vua Thái-tông thường phải cả nể. Có một viên quan nhân lúc vào bệ kiến, ứa nước mắt tâu với vua rằng :

    - Bệ-hạ tuổi còn trẻ thơ mà Thái-sư Thủ-Độ quyền nghiêng nhân-chúa, không biết rồi tiền-đồ xã-tắc sẽ ra làm sao ! Hạ-thần vẫn lấy làm lo nghĩ về điều ấy lắm.

    Thái-tông cho lời nói ấy cũng có một phần phải vì ngài vẫn hơi không mãn ý về nỗi Thủ-Độ chuyên quyền. Muốn để Thái-sư động tâm mà liệu làm việc một cách phải thể hơn, vua bèn ngự giá đến chơi dinh ông, bắt cả viên quan vừa mới tâu hặc đi theo nữa. Đến nơi, vua bảo Thủ-Độ :

    - Trẫm biết Thượng-phụ chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy người nắm giữ mọi quyền binh, dám ngờ vực xằng, đã tâu với trẫm là đáng lo ngại việc thượng-phụ chuyên quyền không hay cho xã tắc. Đó là lời nói rất có hại đến nghĩa vua tôi và tình chú cháu giữa thượng-phụ và trẫm. Vậy thượng-phụ nên đem hắn ra xử tội, để làm gương cho những kẻ nói bậy nói xằng.

    Thủ-Độ nghe vua phán, trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi tâu :

    - Kẻ kia nói vậy mà đúng đấy, thần có chuyên quyền thật. Đó là người thẳng thắn, bạo dạn, chẳng những không nên làm tội mà lại còn nên khen.

    Nói xong, ông lấy mấy quan tiền và mấy tấm lụa thưởng cho người này.

    Linh-từ quốc-mẫu một lần ngồi kiệu đi qua trước thềm đến nhà vua, bị một tên lính ra ngăn cản lại không cho đi. Quốc-mẫu tức giận về dinh nói với ông rằng :

    - Tôi là vợ ông mà quân lính nó dám khinh mạn như thế, phỏng còn thể diện gì nữa.

    Ông nghe nói cả giận, sai đòi ngay tên lính ấy đến. Tên lính sợ hãi, đoán là mình tất chết chứ không khỏi được. Lúc hắn đến, ông gọi lại vặn hỏi, thấy hắn trả lời rất có lý, vì theo lệnh trên, hắn không được phép để cho ai nghênh ngang ngồi kiệu qua trước thềm rồng. Ông tươi cười bảo người lính rằng :

    - Nhà ngươi ở một chức thấp nhỏ mà biết giữ phép như vậy, ta còn có thể trách vào đâu được nữa !

    Ông bèn lấy vàng lụa thưởng mà cho về.

    Có một người kia muốn làm chức câu đương trong làng, vào kêu riêng với Linh-từ Quốc-mẫu, Quốc-mẫu nói với ông, ông ghi nhớ lấy tên họ quê quán của người ấy vào lòng. Đến khi xét sổ hộ-khẩu của làng ấy, ông gọi hỏi đến tên người này, người này bước ra trình diện một cách hớn hở. Nhưng, hắn đã phải xanh xám người đi khi nghe ông bảo :

    - Anh nhờ thế lực của bà Chúa (trỏ Linh-từ Quốc-mẫu) mà được câu-đương, vậy những câu-đương khác không thể so sánh với được. Ta ưng cho anh làm chức ấy nhưng muốn để anh phân biệt với những câu-đương khác, ta cần phải chặt một ngón chân của anh.

    Người này sợ hãi kêu van mãi để được tha cho và xin từ chức, một hồi lâu ông mới bằng lòng. Từ đấy không ai dám thậm thụt ra vào để kêu xin riêng với bà phu nhân nữa.

    Thái-tông thường muốn dùng anh ruột là An-Quốc vào làm Tể-tướng. Ông nói :

    - An-quốc là anh của thần ; nếu Bệ-hạ cho rằng An-Quốc tài giỏi, thần xin trí sĩ để nhường cho anh thần lên ; nhưng bằng cho thần là khá hơn thì không thể lại dùng cả An-Quốc được. Hai anh em cùng là Tể-tướng thì việc Triều-đình còn ra sao ?

    Vì thế việc cử An-Quốc mới thôi.

    Tuy làm Tể-tướng, nhưng cả từ những việc bé nhỏ, ông cũng để ý săn sóc xem nom, bởi thế mà đã giúp nên được vương nghiệp nhà Trần, đi đến chỗ thành công tròn vẹn.

    Ông thọ đến 71 tuổi mới mất, bấy giờ là tháng giêng mùa xuân năm thứ 7 (1264) niên hiệu Thiệu-long.

    Thái thượng-hoàng (Thái-tông) và vua Thiệu-long (Thánh-tông) thương tiếc vô cùng, truyền bãi triều luôn mấy ngày và trích lấy của kho ra, cử hành tang-lễ một cách long trọng.

    Hiện nay ngôi mả của ông Trần Thủ-Độ còn ở thôn ngự, xã Khuông-Phù thuộc huyện Hưng-nhân tỉnh Thái-Bình. Mả ở xứ Đông ngừ, trông hướng tây nam, chiếm một khu đất hình tròn rộng đến ba mẫu mà người ta vẫn gọi là lăng. Giữa lăng có một cái gò đất cao trội chừng năm thước tây, bên dưới gò tức là chính huyệt. Trên gò có một cây đa lớn ; còn ở chung quanh phía dưới trước kia cũng có nhiều cây cối nhưng vì trận lụt năm 1926 bị lụi mất cả. Quanh lăng mộ có bốn con vật bằng đá to bằng con bê (bò con) tục truyền đó là trước thanh-long, sau huyền-vũ, tả chu tước, hữu bạch-hổ. Trận lụt năm 1926 cát bồi lấp kín mất một con phía tả còn ba con kia cũng bị lấp nhưng hãy còn thò đầu lên. Vì coi đấy là chỗ đất cấm nên dân không dám khơi bới. Bên ngoài lăng cách 2 trăm thước có hai mô đất tục vẫn gọi là nấm hạ-mã ; ý hẳn trước kia trên hai mô đất ấy người ta có dựng bia hạ mã để báo những người đi qua phải xuống xe, xuống ngựa tỏ sự kính trọng.

    Xã Khuông-Phù có 3 thôn thì 2 thôn Ngự và Chi-cấp đều có đền thờ Trần-thái-sư. Thôn Ngự có 10 mẫu tự-điền còn thôn Chi-cấp thì không. Hàng năm hai thôn đều làm lễ kỵ thần vào những ngày mồng 6 mồng 7 tháng giêng ; một trong hai ngày ấy là ngày mất của Thái-sư Trần Thủ-Độ.

    Hànội Avril – Juin 1943
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong đoạn này chắc là "nguyên lượng"
     
    Chinh2022 and dongtrang like this.
  5. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Từ trên có hai cách đọc nguyên và nguyện đều đúng. Có lẽ nguyên lượng phổ thông hơn là nguyện lượng.
     
    Thu VO thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu đọc là 'nguyện' thì có lẽ là tính từ, nghĩa hơi khác.
     
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nếu theo Trung Hoa thì đọc là nguyện lượng đúng hơn vì thấy họ phiên âm là yuán liàng. Nghĩa gốc là tha thứ nhưng theo nghĩa câu trên thì hiểu là bỏ qua, thông cảm. Thực ra thì từ này không có trong từ điển tiếng Việt, tôi xem nó là từ ngoại quốc như tiếng Anh tiếng Pháp vậy.:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/1/18
    Thu VO thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Từ này có trong từ điển Hán Việt đó bác, hồi xưa thấy Bác Hồ có dùng trong thư gửi về quê khi ông anh mất đó.
    upload_2018-1-9_21-57-51.png
     
    Heoconmtv thích bài này.
  9. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Ai có học chữ Hán hay chữ Tàu thì mới hiểu từ nguyên lượng chớ ít ai biết lắm. Muốn hiểu thì phải tra từ điển Hán Việt chớ Từ điển tiếng Việt đâu có. Nói chung ta thiếu gì từ để thay thế từ nguyên lượng. Các từ điển tiếng Việt không cho vô cũng đúng.
     
  10. Mrkuku92

    Mrkuku92 Mầm non

    Sao mình chỉ đọc được đến phần 2 nhỉ?
     
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Ebook có vấn đề hiển thị à bạn? bạn đọc epub, mobi hay là azw3? Nếu vẫn chưa đọc được thì báo mình để kiểm tra lại nhé. Thanks
     
    Heoconmtv thích bài này.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Trong sách ghi là "nguyện lượng" đó bạn Quang. Nếu theo nội dung phần trên thì mình thấy nguyện lượng có nghĩa hơn là nguyên lượng : tình nguyện và lượng thứ.

    Capture.PNG
     
    Heoconmtv thích bài này.
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nguyên-lượng 原諒, còn đọc là nguyện-lượng. Thực ra chỉ là một. Nguyên còn đọc là nguyện có nghĩa là tha thứ, lượng thứ, hay thông cảm. Từ này không có nghĩa là tình nguyện tha thứ. Có lẽ bạn hiểu lầm do câu: tình hữu khả nguyên nghĩa là về tình thì có thể lượng thứ được.
     
    Thu VO thích bài này.
  14. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Bác nào có bản PDF scan của sách này cho mình xin được không ạ?
     
  15. Mrkuku92

    Mrkuku92 Mầm non

    Mình đọc epub, chuyển sang pdf thì đã đọc được full rồi. Tks
     
    Thu VO thích bài này.
  16. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đây bạn nhé, tuy nhiên bản này không rõ lắm, chữ in bị mất nét, mất dấu...
     
    tieungao, Heoconmtv and doanduythoai like this.
  17. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    CHÂN THÀNH CÁM ƠN BẠN NÈ! HÌ HÌ
     
    Thu VO thích bài này.
  18. dangky_88

    dangky_88 Mầm non

    Sách rất hay. Bạn nào muốn biết sâu về Thái Sư Trần Thủ Độ có thể đọc thêm bài phân tích này nhé :

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bài này có nói rõ nguyên nhân sâu xa những việc làm của Thái sư.
     
    Thu VO thích bài này.
  19. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Ngày xưa mình cũng thích đọc trang nghiên cứu lịch sử này, nhưng càng về sau thấy cách viết của trang này lộn xộn giống như lấy nguồn thông tin tiếng nước ngoài rồi bỏ vào google traduction cho ra tiếng Việt, copy past vào bài viết mà không cần hiệu đính biên tập lại. Đọc mà cứ như nhai cơm có sạn, rất nản.... Nhất là đa phần bài phân tích không ghi chú nguồn dữ liệu nghiên cứu nên cảm giác như đọc truyện ngôn tình cổ sử vậy !!!
    cute_smiley56
     
    Heoconmtv thích bài này.
  20. dangky_88

    dangky_88 Mầm non

    Các tác giả gửi bài ở đó không nhiều người có thời gian để trau chuốt bài viết cho đúng phong cách nghiên cứu lịch sử, tên trang web là nghiên cứu lịch sử nhưng cũng không yêu cầu quá cao. Đâu đó trong đấy vẫn có những bài viết tuy không có tính chuyên nghiệp cao nhưng hàm ý rất sâu xa. Nếu đọc sử đã nhiều thì những tình tiết lịch sử nổi tiếng chưa cần phải dẫn mọi người cũng tự hiểu với nhau là từ nguồn nào ra, truy nguồn tới tận cùng thì trước Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là gì, nhân vật nào nói câu A, người nào nghe thấy mà chép lại... chắc cũng khó. Thôi coi như đãi cát tìm vàng bạn ạ.
     
    Thu VO thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này