Tạp chí Tri Tân Tạp Chí

Thảo luận trong 'Báo - Tạp chí' bắt đầu bởi silence00, 31/8/17.

  1. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    page_1_thumb_large.jpg

    LỜI GIỚI THIỆU SƯU TẬP TẠP CHÍ “TRI TÂN”


    do Viện Viễn Đông bác cổ Pháp thực hiện, 2009

    Lại Nguyên Ân

    Trong số những cơ quan báo chí có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt văn hoá và học thuật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh những tờ như Đông Dương tạp chí (1913-19), Nam phong (1917-34), Thanh nghị (1941-45), người ta không thể không kể tới tạp chí Tri tân (1941-46).

    Tri tân xuất bản số đầu tiên vào ngày 3/6/1941 và ngay từ đầu đã tự xác định là tạp chí văn hoá ra hằng tuần (revue culturelle hebdomadaire); với 24 trang khổ 20x25 cm mỗi số, sau 5 năm liên tục, Tri tân đã ra được 214 số với trên 5.000 trang (gồm 212 số “Tri tân loại cũ” từ số 1 đến số 212, ngày 22/11/1945, và 2 số “Tri tân loại mới”, đánh số lại từ số 1, ngày 6/6/1946, đến số 2, ngày 16/6/1946, trên thực tế là số cuối cùng).

    Toà soạn lúc đầu đặt tại số nhà 349 Phố Huế, Hà Nội, từ 8/8/1941 chuyển tới số nhà 195 phố Hàng Bông, từ Tri tân số 100, ngày 24/6/1943 chuyển tới số nhà 95-97 phố Chanceaulme (nay là Tô Hiến Thành).

    Chủ nhiệm (directeur) Tri tân là Nguyễn Tường Phượng; quản lý (administrateur gérant) là Dương Tụ Quán; từ đầu tháng 7/1943, Nguyễn Tường Phượng đảm nhiệm cả hai vai trò nói trên (directeur gérant).

    Cái tên Tri tân đặt cho tạp chí này là rút từ mệnh đề của thánh hiền Nho giáo “ôn cố tri tân” (溫 故 知 新 : ôn cũ biết mới). (1)

    Lời phi lộ đăng ở đầu số 1 nói rõ tôn chỉ của tạp chí này:

    “Ôn cũ! Biết mới!” Nhằm cái đích ấy, TRI TÂN đi riêng con đường văn hoá. Với cặp kính khảo cứu, TRI TÂN lần dở từng trang lịch sử; bằng con mắt nhận chân và lạc quan, TRI TÂN ngó rộng chân trời tri thức. Ghé vai gánh gạch xe vôi, TRI TÂN đứng vào hàng ngũ công binh, xây dựng lâu đài văn hoá Nam Việt.”

    Tuy cái tên “tri tân” hướng về sự “biết mới” nhưng hoạt động khảo cứu trên tờ tuần san này lại nghiêng nhiều hơn về sự “ôn cố” tức là ôn lại cái cũ. Xu hướng tìm về di sản dân tộc bộc lộ từ đầu và được duy trì suốt thời gian hoạt động của tạp chí này.

    Ở thời hoạt động của Tri tân, báo chí chữ Việt nói chung chưa được chuyên môn hoá sâu ở mức như sau này. Bản thân định hướng khảo sát văn hoá ở Tri tân đã bao hàm một sự tự giới hạn về thể tài báo chí theo hướng chuyên môn hoá ở mức hẹp hơn, xác định hơn so với mặt bằng chung của báo chí đương thời. Tuy thế, Tri tân vẫn chưa ra khỏi khuôn khổ chung của loại tuần báo tổng hợp đương thời, mặc dù phương diện văn hoá ở đây luôn luôn được nhấn mạnh.

    Trong thể tài tuần san, Tri tân hầu như dành toàn bộ tờ tạp chí cho các nội dung văn hoá với hai loại chính: 1/ đăng tải bài vở nghiên cứu, biên khảo, giới thiệu về các vấn đề văn hoá, và 2/ đăng tải các sáng tác văn thơ.

    Phần đăng tải về khảo cứu văn hoá là phần hàm chứa nhiều giá trị hơn cả. Tri tân có bài vở về hầu hết các lĩnh vực sử học, dân tộc học, triết học, ngôn ngữ học, nghiên cứu và phê bình văn học, v.v… Bên cạnh các nội dung thuộc các khoa học xã hội và nhân văn nói trên, tạp chí còn đăng một số bài về khoa học tự nhiên, công nghệ.

    Chính ở mảng khảo cứu văn hoá, Tri tân đã trở thành nơi quy tụ nhiều học giả tài năng và tâm huyết với di sản văn hoá Việt Nam.

    Tiêu biểu về mặt này là Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố (1889-1947), khi đó làm việc tại Học viện Viễn Đông bác cổ Pháp (đặt tại Hà Nội) đồng thời là nhà hoạt động xã hội trong các cương vị Hội trưởng hội Trí tri, Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ, đã có mặt thường xuyên trên hầu hết các số Tri tân với rất nhiều loại bài viết, nghiên cứu về lịch sử trung đại Việt Nam (mà tiêu biểu là những chuyên khảo Đại Nam dật sử, Những ông nghè triều Lê, được Tri tân đăng dài kỳ, và nhiều bài khảo cứu khác), về văn học trung đại Việt Nam (đặc biệt là chuyên khảoTài liệu để đính chính những bài văn cổ), và về nhiều vấn đề văn hoá khác.

    Bên cạnh Nguyễn Văn Tố là một loạt nhà nghiên cứu thuộc thế hệ thứ hai (tính từ đầu thế kỷ XX), xuất thân tân học (từ nền học Pháp-Việt), quan tâm đến lịch sử văn hoá quá khứ của nước nhà. Họ gặp nhau trên các trang Tri tân, tạo thành hạt nhân và cơ sở cho xu hướng tìm về truyền thống với tinh thần phục hưng văn hoá dân tộc trong sự giao tiếp với văn hoá và học thuật thế giới, − một xu hướng đang mạnh dần lên trong đời sống văn hoá ở Việt Nam những năm 1940. Đó là những cây bút như Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-77), Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng (1899-1974), Chu Thiên Hoàng Minh Giám (1913-91), Trúc Khê Ngô Văn Triện (1901-47), Nhật Nham Trịnh Như Tấu (1915-47?), Hoàng Thiếu Sơn (1920-2005), Lê Thọ Xuân (1904-78), Đào Duy Anh (1904-88), Trần Huy Bá (1901-87), Đào Trọng Đủ, v.v… Với các loại bài vở nghiên cứu, biên khảo của các cây bút này, Tri tân đã phác họa lại những trang sử giành độc lập và xây dựng quốc gia tự chủ của người Việt từ thời cổ và trung đại đến cận đại, kiểm định những đóng góp của các nhân vật lịch sử. Tri tân có đóng góp đáng kể trong việc kiểm kê các nguồn thư tịch Hán Nôm liên quan đến sử học, văn học. Các vấn đề về soạn thảo văn học sử Việt Nam được đưa ra bàn luận nghiêm túc trên tạp chí này. Các khía cạnh tư liệu liên quan đến các tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại đã được đề cập một cách cẩn trọng, khách quan. Tri tân, với việc đăng tải mảng khảo cứu văn hoá, chẳng những đã là nơi trưởng thành của một loạt nhà nghiên cứu, mà còn là nơi bồi dưỡng những học giả lớp sau trong số những độc giả của mình.

    Download:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/2/23
    Storm, Anan Két, ai0ia and 17 others like this.
  2. dongda40

    dongda40 Mầm non

    Một tạp chí không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có giá trị lịch sử. Xin cám ơn!
     
    silence00 thích bài này.
  3. toidangki

    toidangki Mầm non

    Bộ sách này quý quá. Xin cảm ơn bác @silence00 nhiều ạ!
     
    silence00 thích bài này.
  4. veve

    veve Mầm non

    Cám ơn bạn đã đưa lên cho mọi người
     
  5. Cải

    Cải Cử nhân

    upload_2017-10-4_15-17-11.png

    Bị lỗi như hình. Silence check lại giùm mọi người nhé. Cảm ơn bạn.
     
  6. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Bạn thử dùng phần mền 7zip để unrar xem. Mình thường dùng phần mền này để nén file.

    Thân,
     
    cxz27 and Cải like this.
  7. doanduythoai

    doanduythoai Mầm non

    Đúng là vô cùng giá trị và ý nghĩa các bạn ạ
     
  8. STYLISQ

    STYLISQ Mầm non

    Bạn nào có link tải cho mình xin nhé. Cám ơn nhiều !!
     
  9. Leica Lady

    Leica Lady Mầm non

    Có bác nào còn file tạp chí không ạ? Cho em xin với :(
     
  10. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Ấp lại 206 số (hơn 1.666 MB). Tải lẹ, link đai sau 1 tuần.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    quangnw, Anan Két and ai0ia like this.

Chia sẻ trang này