Self-help Trí tuệ nổi trội - Karen Nesbitt Shanor

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Milou, 2/8/15.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Milou

    Milou Lớp 5


    tri tue noi troi.jpg
    Trí tuệ nổi trội
    Karen Nesbitt Shanor
    Alphabooks phát hành
    Nhà xuất bản tri thức 07/2007


    Cuốn trí tuệ nổi trội(The emerging mind) là một tài liệu tham khảo mang đến cho chúng ta nhiều phát hiện thú vị về bản thân mình với những hiểu biết sâu sắc về trí tuệ và ý thức. Cuốn sách gồm bảy chương trình bày những nghiên cứu cơ bản về trí não và ý thức, nghiên cứu về giấc ngủ và sự nhận thức, về vật lý lượng tử, về y học thể xác- tinh thần, về thuật thôi miên, về thực tế kinh nghiệm nhận thức... Chúng ta sẽ thấy những mối liên hệ thống nhất và chặt chẽ trong tổng thể trí tuệ, thể xác và tinh thần của con người.​

    Chương 1 “Trí não và Ý thức”. Chương này do tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Tác giả giới thiệu sơ lược những nghiên cứu, những hiểu biết mới nhất về Trí não và Ý thức của con người: quan niệm về trí não, các mô hình lịch sử về trí tuệ, các bài học về giải phẫu não bộ ở thế kỷ XVIII, trí thông minh nhân tạo, các tiến bộ trong lĩnh vực phân tử chứng minh bản chất lượng tử, tổng thể của não bộ v.v... Theo những nghiên cứu mới nhất thì nếu con người tiếp tục vận dụng và tối đa trí não thì có thể làm tăng nơron của mình. Và càng đi sâu tìm hiểu về trí não, phần vật chất của trí tuệ thì càng có khả năng hoạt động, tăng khả năng tiếp nhận, truyền và xử lý thông tin giữa cơ thể chúng ta với thế giới bên ngoài. Khi bàn về Ý thức, nhiều nền văn hóa truyền thống phương Đông coi Ý thức như là nguồn trí tuệ và tài năng, còn ở phương Tây, các nhà khoa học coi ý thức như là sự nhận thức với hai tác giả tiêu biểu là Wiliam James và Freud. Theo tác giả “mỗi chúng ta có rất nhiều mức độ nhận thức chúng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Đôi khi ranh giới giữa các mức độ này là không rõ ràng, thông tin và sự nhận thức, có thể bị chia thành một số khu vực hoặc không. Qua nhiều năm, những khu vực này được gọi với nhiều tên khác nhau như bản ngã, các trạng thái, kẻ quan sát giấu mặt, các hệ thống cơ cấu nhận thức và đa nhân cách.

    Chương 2 “Các trạng thái nhận thức từ lúc sinh ra đến khi chết đi”. Chương này do bác sĩ y khoa Frank Putnam và tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Các tác giả đưa ra nhận định chung về trạng thái nhận thức, hay chính xác hơn là “trạng thái nhận thức thay thế” hay “trạng thái nhận thức luân phiên”, với các khái niệm liên quan như “trạng thái bệnh lý”, “trạng thái phân tách”, “trạng thái đắm chìm trong suy nghĩa”, “trạng thái thôi miên”, “trạng thái nghỉ ngơi”. Ngoài ra còn một tập hợp các trạng thái được tạo ra do sử dụng thuốc. Để phân tích làm rõ các trạng thái nhận thức, tác giả đưa ra những quan sát về sự phát triển của một đứa trẻ bình thường và một nhóm những bệnh nhân tầm thần hay còn gọi là những người bị rối loạn đa nhân cách. Từ đó thấy rõ hơn nguyên tắc liên kết hành vi của cả hai nhóm, nhấn mạnh những đặc tính của trạng thái nhận thức.

    Chương 3 “Giấc ngủ và sự nhận thức”. Chương này do tiến sĩ Jayne Gackenback viết. Bà đã xuất bản hơn 70 ấn phẩm chuyên ngành và là tác giả của 14 chương sách về các giấc mơ và các trạng thái nhận thức cao hơn. Trong chương này tác giả nêu một cuộc thảo luận chung về đặc điểm của giấc ngủ và giấc mơ, sau đó chuyển sang quá trình nhận thức trong giấc ngủ và các hình thức khác mà sự nhận thức trong giấc ngủ có thể có.

    Chương 4 “Vật lý lượng tử và ý thức”, do tiến sĩ y khoa Deepak Chopra trình bày. Trong chương này tác giả giới thiệu rất nhiều các cuộc nghiên cứu của nhiều nhà thần kinh học, nhà giải phẫu thần kinh, não bộ để làm rõ vai trò của dòng lượng tử và mối quan hệ với ý thức. Theo đó, người ta nhấn mạnh “Cơ thể con người giống như một dòng sông đang chảy, có năng lượng, thông tin và cả sự thông minh”.

    Chương 5 “ Y học thể xác- tinh thần”, do tiến sĩ John Spencer và tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Trong chương này, Ông đã dựa trên kết quả các cuộc nghiên cứu để chỉ ra vai trò của ý thức trong mối liên hệ giữa thể xác và tinh thần (trí não) phục vụ việc điều trị bệnh cho các bệnh nhân. Tác giả cũng chỉ ra rằng trẻ em là đối tượng đặc biệt thích hợp để áp dựng phương pháp thể xác- tinh thần bởi vì chúng có trí não linh hoạt và trí tưởng tượng phong phú.

    Chương 6 “Sức mạnh của thôi miên”, do tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Ông giới thiệu sơ lược về lịch sử của thuật thôi miên, mô tả thuật thôi miên là gì và cách sử dụng nó. Ông giải thích cách thức các trạng thái bị thôi miên thường là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày cũng như cách thức người ta sử dụng phương pháp tự thôi miên để cải thiện cuộc sống.

    Chương 7 “Thực tế kinh nghiệm nhận thức”, do tiến sĩ y khoa Karl H. Pribram và Shelli Meade trình bày. Trong chương này tác giả đưa ra các phương pháp khoa học được thực hiện để hiểu hơn về các khả năng trí tuệ của con người.Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa quá trình của não được nhận biết bằng kinh nghiệm với bản thân kinh nghiệm và lý giải rằng liệu ý thức có được hiểu theo nghĩa xử lý thông tin hay không và có phải là những gì mà chúng ta trải nghiệm qua một ảo tưởng hay một sự thật.

    Cuốn “Trí tuệ nổi trội” giúp người đọc khám phá các thành phần và các lớp hấp dẫn của trí tuệ con người; tiếp xúc với các nghiên cứu về bản chất lượng tử của trí tuệ và chỉ ra cách áp dụng một số nghiên cứu mới nhất để cải thiện cuộc sống của chúng ta. Đó thực sự là những thông tin hữu ích cho người đọc nói chung và đặc biệt cho các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và lý giải sâu sắc hơn mọi biểu hiện thuộc về ý thức, nhận thức, trí tuệ con người​

     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/8/15
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này