TH-Khác Triết học Marx - Lenin

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi 4DHN, 22/10/14.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. Ồ. Xin lỗi nhé. Tôi đang nói bạn có biết mấy chữ Sát Thủ Giấu Mặt hay không thôi mà. Và bạn cũng đã thừa nhận là biết rồi đó thôi. Đó không biết thì là gì ?. Xin nhắc lại là không có cái gì không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi. Nhận thức của bạn cũng không nằm ngoài việc đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều,...
     
    laithanhtuan thích bài này.
  2. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Uh, nhưng mình thấy cái sự biết đó cũng tương đối thôi.
    Nhận thức con người đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều. Thế có loại tri thức nào con người không thể biết không?

    Thử nêu một số câu hỏi:
    1. Có tồn tại Chúa Trời hay không?
    2. Sau khi chết thì có gì không?
    3. Ý nghĩa cuộc sống này là gì?
    ...

    Thêm một câu hỏi @Sát Thủ Giấu Mặt: Một người bị điếc bẩm sinh có thể "đi từ chưa biết đến biết" được Tổ khúc Bốn Mùa của Vivaldi như thế nào không?
     
    laithanhtuan thích bài này.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trả lời lại câu hỏi này một cách nghiêm túc. :D

    Vấn đề ở chỗ là Tào Tháo cần phải có kiến thức rộng và hiểu biết sâu về xã hội, ông cần tìm ra một thứ khác mà ai cũng biết để có có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế, Tào Tháo là một con người rất tài giỏi, chuyện như vừa kể chỉ là một ví dụ nhỏ thôi.

    Mà không ai đồng ý hay phản bác quan niệm về duy vật và duy tâm của tôi trong ví dụ đó nhỉ? Mong chờ gạch đá lắm thay! :D
     
    laithanhtuan thích bài này.
  4. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Câu hỏi của em là đang phản bác đấy.
    Nếu em nói vật chất (những quả mơ chua) đã quyết định ý thức của những người lính (chảy nước miếng khi nghe nói đến những quả mơ chua). Thì anh nghĩ sao ạ?
     
    laithanhtuan and 4DHN like this.
  5. Tất nhiên chỉ là tương đối. Rất khó có cái gì được tuyệt đối lắm bạn à. Nếu bạn quan niệm cái gì cũng tuyệt đối thì mong bạn hãy xem xét lại.
    Tất cả những câu hỏi của bạn đều nằm trong đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều cả thôi bạn à.
    Không có cái gì là không thể biết mà chỉ có cái chúng ta chưa nhận biết được mà thôi. Câu này có lẽ tôi nói khá nhiều trong các bình luận rồi. Bạn có chịu đọc nó đâu. Hỏi đi hỏi lại vốn là hỏi cho có chứ có biết bạn hỏi gì đâu ? Người bị điếc họ vẫn cảm nhận được thế giới thông qua mắt, mũi, tay,... Đó cũng là đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều rồi còn gì ?. Bạn quên là con người có 5 giác quan rồi à? :D:D:D. Thậm chí có người còn có thêm giác quan nữa mà người đời gán cho là giác quan thứ 6 nữa.
     
    laithanhtuan thích bài này.
  6. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Sát Thủ Giấu Mặt thử trả lời 2 câu hỏi của mình đi. :D Mình thấy bạn đang giải thích hơi lan man.

    Theo bạn thì nhận thức con người đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều. Thế có loại tri thức nào con người không thể biết không?

    Một người bị điếc bẩm sinh có thể "đi từ chưa biết đến biết" được Tổ khúc Bốn Mùa của Vivaldi như thế nào không?
     
    nguyenminh2301 and laithanhtuan like this.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nhưng những quả mơ mà Tào Tháo nói nó lại không tồn tại ở bất cứ nơi nào ở thế giới vật chất, mà chỉ tồn tại trong tưởng tượng của Tào Tháo. Khi nghe Tào Tháo nói (chắc cũng có phao tin trong đoàn quân) những người lính cũng tưởng tượng ra những quả mơ đó và chảy nước miếng. Hành động tưởng tượng ra những quả mơ là "ý thức" của họ, nước miếng chảy ra là vật chất thật. Hiệu quả của việc này là hết khát. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
    laithanhtuan thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa đọc xong cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tôi phát hiện ra một điều thú vị, trong chiến tranh ở Nhật người ta cũng sống bằng tinh thần, chứ không cần nhiều vật chất lắm. Ở đoạn tôi trích dẫn ra đây, ở một trạm nghiên cứu của Hải quân Nhật, nơi mà điều kiện sinh hoạt cực kỳ thiếu thốn, nhưng họ vẫn nhiệt tình làm việc và sẵn sàng tuân lệnh cấp trên, thậm chí có thể đó là lệnh tự sát hàng loạt. (Morita có thể sợ chết nhưng có thể có nhiều người khác không sợ) :D


    "...

    Tôi nhớ là trước khi lên đường đi Nagoya, tôi có nói trước với các sĩ quan đồng nghiệp là trong khi tôi đi vắng, chiến tranh có thể sẽ chấm dứt. Nếu việc đó xảy ra, tôi nói thêm, không một ai có thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra với trạm nghiên cứu của chúng tôi, thậm chí bộ Hải quân có thể sẽ ra lệnh cho toàn bộ chúng tôi phải tự sát hàng loạt. Trong trường hợp đó, chắc chắn tôi sẽ không trở lại để cùng với họ thực thi lệnh tự sát đó. Câu nói đó thật ra không phải nói đùa và chẳng một sĩ quan nào của Hải quân Hoàng gia Nhật nên nói với cấp trên như vậy, nhưng tôi thấy mình phải nói điều đó. Một viên trung úy rất tức giận đã gầm lên “Trung úy Morita, anh nói gì vậy? Nếu anh không quay trở lại, anh sẽ bị truy tố về tội đảo ngũ khi đối mặt với kẻ thù”. Đó là lời đe dọa tồi tệ nhất mà anh ta có thể nghĩ ra. Tôi quay lại phía anh ta và bình tĩnh nói: “Khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, thưa trung úy, tội đảo ngũ trước kẻ thù cũng sẽ chẳng còn tồn tại nữa”.

    ..."
     
    laithanhtuan thích bài này.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @tamchec: không biết @tamchec có biết rằng nhạc sỹ thiên tài Ludwig van Beethoven bị điếc không? :D
     
    laithanhtuan thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, tôi hiểu ý bạn @Sát Thủ Giấu Mặt rồi. Con người ở đây là nhân loại chứ không phải là một con người cụ thể nào đó. Bởi vì kiến thức chứa một lượng thông cực kỳ to lớn nên bất kỳ một cá nhân nào cũng không thể tiếp cận, biết và hiểu hết được. Có thể Sát Thủ biết (nhận thức được) sự quý giá của cái gì đó (khả tri), nhưng tôi và bạn @tamchec lại không thể biết - không thể nhận thức được (bất khả tri), gộp lại vẫn gọi là "khả tri".
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
    laithanhtuan thích bài này.
  11. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Em đang không biết một người nếu chưa bao giờ ăn mơ thì khi nghe nói đến quả mơ có chảy nước miếng không? :D

    Ý em ở đây là điếc bẩm sinh ấy.
    Còn Beethoven thì, chắc không có từ ngữ để miêu tả. Bản giao hưởng số 9 kinh khủng thế cũng được ông viết lúc đã điếc. :-s

    Em vẫn đang chờ @Sát Thủ Giấu Mặt vào trả lời hai câu hỏi kia.
    Riêng em thì cho rằng có những thứ con người không thể biết.
     
    laithanhtuan and 4DHN like this.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tất nhiên là không, vì trong sự tưởng tượng của người đó không có cái gì đó chua chua, tức là chưa có "ý thức".
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/14
    takeshima and tamchec like this.
  13. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Thế thì vật chất quyết định ý thức rồi chứ anh nhỉ. Hehe.
    Còn bánh vẽ thì ăn nhiều rồi, giờ thấy là muốn ói thôi anh ạ. :p
     
    4DHN thích bài này.
  14. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    1 - Nhất niệm
    Mới 1 ngày mà các bạn lướt từ Tây sang Đông rồi
    - Thử truy nguyên lại chút. Nhất niệm là gì? là lý niệm và tư duy, 2 thứ này đều xuất phát từ não bộ. Bồ tát hay ngộ không, yêu tinh mà ngộ không nhìn thấy đều là hình ảnh từ nhận thức hiện tại của ngộ không.
    Ý Bồ Tát ở đây muốn khuyên Ngộ Không từ bỏ bản tính hung hăng của mình tu tập thiện tâm thành chính quả. Từ bỏ được nhất niệm vô minh mà chuyển sang vô thủy vô minh. Ngộ không tu thành chính quả cũng tức là thành phật. Nói chung triết lý nhà Phật ngược với cái duy lý của triết học Phương Tây.
    2 - Vật chất (hiện thực khách quan) và ý thức:
    Hai mặt này không có đúng hay sai, mà chúng tác động và thay đổi lẫn nhau. Ý thức xuất phát từ não bộ (vật chất). Con người dùng ý thức tạo ra các công cụ để lý giải, thay đổi mở rộng thế giới vật chất quanh mình.
    Trong ví dụ của 4DN: Nếu thực tế không có loại cây mơ sẽ không có ý thức khát khi nghĩ tới rừng mơ. Ngược lại nếu không có kế rừng mơ sẽ không có hiện thực: đoàn quân tiến lên phía trước.
    3- Khả tri hay bất khả tri:
    Bản thân tri thức nhân loại: khoa học, nhận thức, triết học... - Do con người tạo ra nó chỉ khả tri trong một giới hạn nào đó của thế giới khách quan mà con người biết. Vượt ra đường biên này, nó sẽ trở thành bất khả tri. Khi đó hệ thống lý thuyết cũ sẽ không giải thích được thậm trí là mâu thuẫn hoàn toàn. Con người sẽ lại phải tạo ra một hệ thống lý thuyết hay ngành khoa học khác để lý giải thế giới khách quan mới. Toán học trái tim của mọi ngành khoa học theo định lý bất toàn của Gödel:
    Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”
    LUÔN LUÔN có nhiều cái đúng hơn là cái bạn có thể chứng minh
    Có một điều thú vị thế này: Đầu thế kỷ 20 ngành vật lý cơ bản có một cuộc suy thoái nghiêm trọng, nhiều hiện tượng mâu thuẫn không thể lý giải bằng hệ thống vật lý cũ. Do đó, ngành vật lý lý thuyết đã ra đời.
    Cơ học lượng tử và thuyết tương đối - 2 khám phá lớn nhất về Vật lý thế kỷ 20 là đi từ quan điểm duy tâm siêu hình. Albert Einstein có kể rằng những ý tưởng về thuyết tương đối của ông bắt nguồn từ giấc mơ thủa mới lớn: ông mơ mình cưỡi xe trượt tuyết lướt trên ánh sáng.
    Tamchec: Trên nhận thức thiển cận của tôi thì con người có 4 nhận thức:
    - Cái chúng ta biết là chúng ta biết.
    - Cái chúng ta biết là chúng ta không biết.
    - Cái chúng ta không biết là chúng ta biết.
    - Cái chúng ta không biết là chúng ta không biết.
     
  15. thomas

    thomas Lớp 8

    Tôi góp thêm 1 ý từ blog của chị Phạm Thu Hường mà bản thân thấy rất hay:

    Phật triết thực sự là một triết học cao hơn sự phân ly máy móc giữa “vật chất và ý thức” rất nhiều lần, như trong Bát Nhã tâm kinh đã viết rõ : “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc”. Khi còn sống trên Trái đất này, chúng ta có thể có thân thể mà không có ý thức sao? Có thể có ý thức mà không có thân thể sao? Có thể tách “hương vị” ra khỏi món ăn sao? Có thể gọi là “thanh nam châm” nếu tách nó ra khỏi thuộc tính “hút sắt” của nó được sao? Bởi vì, vật chất và ý thức không phải là hai thứ riêng rẽ, chỉ là một, sự sống của chúng ta được tạo thành từ cả hai điều đó, trong một thể thống nhất, là điều đã ghi trong Phật pháp từ hàng ngàn năm. Tư tưởng trong Phật giáo mặc dù cao hơn thế nhưng điều cơ bản nhất vẫn là “Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link”. Đời sống của chúng ta là một “sự hài hoà đa nguyên trong bản chất nhất nguyên”: tách ra được thì biết, hợp lại được thì hiểu.

    Tư tưởng trong các truyền thống tâm linh, thực sự cao hơn cả duy vật và duy tâm, đó là yêu người vô điều kiện, thành thật vô điều kiện, khiêm tốn vô điều kiện, tĩnh lặng vô điều kiện, là những lời dạy về cách sống tâm linh với con người cụ thể đã được ghi sẵn trong trái tim tinh khiết của chúng ta, nhưng chúng ta chưa mở được trái tim và khối óc của mình để lĩnh hội nó.


    Các bạn có thể đọc thêm tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Zhiqiang, laithanhtuan, MoVo and 4 others like this.
  16. Ồ. Chẳng phải mình đã trả lời rồi đó sao ? Đã nói đi nói lại rồi mà bạn cũng không hiểu hay cố tình không hiểu ? Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái chưa nhận thức được mà thồi. Có lẽ nói đi nói lại câu này nhiều quá mà bạn cũng không quan tâm thì cũng mệt thật. Câu hỏi của bạn cũng nằm trong đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều,... cả thôi. Nó không chạy đi đâu khỏi quy luật đó được.
     
  17. Nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Một câu nói rất kinh điển của Lê nin trong tác phẩm "Bút ký triết học".
     
    4DHN thích bài này.
  18. Các bạn tranh luận rất sôi nổi; mình chỉ xin đóng góp một vài ý kiến thế này:
    1. Về câu hỏi Vật chất hay Ý thức có trước - từ điểm nhìn của I. Kant:
    Đối với Kant, cách đặt vấn đề như vậy là không thỏa đáng, bởi lẽ:
    Thứ nhất: Sự phân biệt thế giới thành Vật chất và Ý thức là sự phân biệt của tư duy đối tượng; dựa trên sự phân ly chủ thể và khách thể khởi lên từ Descartes. Theo Kant, một lối nhìn nhị nguyên như vậy là không đương nhiên đúng. Triết học phê phán của Kant đặt câu hỏi một cách nền tảng hơn: Làm thế nào vật chất xuất hiện ra cho ý thức; hay nói như ngôn ngữ của Kant: làm thế nào đối tượng xuất hiện ra cho ta, như là hiện tượng?
    Thứ hai: Mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức không thể được mô tả bởi phạm trù nhân quả. Cách đặt vấn đề như vậy là rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Bởi lẽ, Vật chất là thứ thuộc về thế giới khả giác - thống trị bởi các quy luật của tự nhiên; còn ý thức thuộc về thế giới khả niệm - thống trị bởi các quy luật của tự do; do đó, về nguyên tắc, hai loại đối tượng này là không thể tương thông với nhau được. Để giải quyết mâu thuẫn này, Kant buộc phải viện dẫn đến hai giả thuyết (i) Con người là một loại đối tượng đặc biệt; vừa ở trong thế giới khả niệm, vừa ở trong thế giới khả giác (ii) Các quy luật phổ quát của tự nhiên thực chất chỉ mang tính chủ quan; do cấu trúc siêu nghiệm của tâm thức triển khai ra và áp đặt lên trên giới tự nhiên.
    Như vậy, cách đặt vấn đề của Lenin mang tính giáo điều nghiêm trọng; vì ông chưa suy tư đủ sâu về các nền tảng siêu hình học đã cấu trúc nên bản thân chủ thể và thế giới.
    2. Về quan điểm duy vật của Marx:
    Karl Marx là một nhà triết học thực tiễn; nên ông rất ghét và hầu như không bàn đến các vấn đề siêu hình học. Chủ nghĩa duy vật đối với Marx chỉ bao hàm nghĩa rằng cơ sở hạ tầng (kinh tế - yếu tố vật chất) sẽ quyết định đến kiến trúc thượng tầng (ý thức) và lịch sử thế giới được quyết định bởi lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp - xuất phát từ mâu thuẫn về các lợi ích vật chất khác nhau. Bằng quan điểm này, Marx phê phán quyết liệt những người theo phái Hegel trẻ muốn dựa vào biện chứng pháp Hegel để cấu tạo nên toàn bộ thế giới từ trong đầu óc; cũng như chỉ ra sự bất lực của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng khi chỉ dựa vào tinh thần, giáo dục hay đạo đức là có thể thay đổi được hiện thực khách quan. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế - chính trị học. Việc mở rộng chủ nghĩa này sang các vấn đề siêu hình học là do Engels. Trong tác phẩm "Chống Đuy- rinh", Engels đã áp dụng biện chứng duy vật của Marx để lí giải sự vận động của tự nhiên. Tuy nhiên; bằng cách này ông đã khiến chủ nghĩa Marx biến thành một thứ siêu hình học giáo điều; tiếp tục làm sống lại khái niệm "vật tự thân" đã từng bị Kant bác bỏ.
    3. Về các cấp độ của cái biết:
    Ở trên có thể thấy các bạn tranh luận vẫn chưa thống nhất được với nhau về khái niệm cái biết; vì thế nên mình xin tạm phân biệt một số cấp độ của nó như sau:
    Cái biết thường nghiệm: Do kinh nghiệm trực tiếp mang lại. Mang tính ngẫu nhiên, cảm tính.
    Cái biết khoa học: Hình thành từ tư duy suy luận, phản biện và thực nghiệm. Mang tính hệ thống và thực chứng
    Cái biết siêu hình: Không thể kiểm chứng được bằng các phương pháp thường nghiệm. Thường gắn với các đối tượng của triết học và tôn giáo như: Thượng đế, Vũ trụ (như một toàn thể), Cái Tôi (con người với tư cách chủ thể và nhân vị), Tự do, Chân lý...
    Như vậy, có thể thấy cách đặt vấn đề :"Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không ?" để phân biệt thành hai trường phái khả tri và bất khả tri luận là quá giản đơn và máy móc, bởi lẽ:
    Thứ nhất: Tiền đề "Thế giới là khách quan và tồn tại độc lập" chưa được chứng minh. Chừng nào chưa chứng minh được tiền đề này; thì câu hỏi nêu trên là hoàn toàn vô nghĩa.
    Thứ hai: Cái biết có nhiều cấp độ. Do đó, cách đặt vấn đề đúng đắn sẽ là: (i) Trong những cái biết ở trên; cái này là chân thực ? (ii) Cái biết nào đem đến cho con người một cuộc sống đúng nghĩa - với tư cách là con người ? Từ đấy triết học phân chia thành rất nhiều trường phái khác nhau: Hiện tượng học (Hussell), triết học hiện sinh (Jasper, Satre, Camus...), triết học đồng nhất (Hoderline, Schelling) đặc biệt nhấn mạnh đến cái biết trực quan, muốn khôi phục lại cái nhìn ngây thơ nguyên thủy về thế giới đã bị thế giới quan khoa học làm vẩn đục. Chủ nghĩa thực chứng (A. Comte) nhấn mạnh đặc biệt đến cái biết khoa học; cho rằng khoa học là công cụ vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Trong khi Heidegger lại cho rằng chỉ có cái biết siêu hình (về Hữu) mới thực sự quan trọng; vì khôi phục lại Hữu thể cũng là khôi phục lại khả tính của con người.
    Đối với Marx, vấn đề khả tri hay bất khả tri không được đặt ra. Ông cho rằng, nhận thức của con người xuất phát từ lao động - hành động thực tiễn chứ không phải xuất phát từ những mệnh đề luận lý trừu tượng. Ông kêu gọi các triết gia thôi tranh cãi nhau về các vấn đề siêu hình; thay vào đó hãy xắn tay vào hành động. Tri thức duy nhất quan trọng đối với Marx lầ tri thức phục vụ cuộc cách mạng do ông khởi xướng.
    Vài lời dông dài, mong mọi người cùng tiếp tục tranh luận
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @Nguyễn Trọng Tiến: like mạnh cho comment của bạn. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ tham gia tranh luận nhiều hơn nữa để bọn dốt nát về triết, lười và ngại đọc sách triết (ví dụ là tôi), mở rộng tầm mắt.
     
  20. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    @Nguyễn Trọng Tiến tìm hiểu triết học có hệ thống thế. :D Mấy lần mình định tag vào đây mà hôm nay mới thấy.
    Theo bạn thì Tiền đề "Thế giới là khách quan và tồn tại độc lập" sẽ có ngày nào đó chứng minh được không?

    À, ngoài cuốn Buồn Nôn bạn có ebook(tiếng Việt) nào của Sartre không, mình tìm sao khó quá, mua sách cũng không thấy đâu. :(
     
    nguyenminh2301 and laithanhtuan like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này