Nhận định Thảo luận Triết lý khắc kỷ của Marcus Aurelius

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi hoangnam551994, 6/11/13.

Moderators: Cát Cát
  1. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    quyển đó em đọc nhiều ngày rồi mà chưa thấm được hết vì nó kiểu cho người thành thạo stoic rồi, mỗi ngày đọc ngẫu nhiên 1 chap để răn mình thôi ấy

    mình kiểu mới tìm hiểu thấy như bơi trong biển tri thức

    mới tìm hiểu thì nên mua cuốn Chủ Nghĩa Khắc Kỷ của Thai hà em đăng bìa ở trên thì sẽ dễ tìm hiểu hơn đó bác,

    Có nền rồi đọc các cuốn kia mới dễ vào hơn :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/4/20
    hitler89 thích bài này.
  2. thanhtruc123hn

    thanhtruc123hn Mầm non

    Quyển Letters from a Stoic của Seneca không biết có nxb nào mua dịch không nhỉ @@, thường thường giới thiệu stoicism cho người mới bắt đầu luôn giới thiệu 2 quyển quan trọng nhất là Meditations của Marcus và cuốn ở trên của Seneca
     
  3. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    3 cuốn quan trọng nhất là Mediatations, Discourses rồi mới đến cuốn Letters chứ bác nhỉ ?

    mà ba cuốn này kiểu kinh điển từ thời cổ đại, thời nay khó hiểu khó đọc khó dịch khó bán :D

    mấy cuốn kiểu diễn xuôi cho thế kỷ 21 kiểu Daily Stoic sẽ dễ đọc dễ bán hơn :D

    ai muốn nghiên cứu sâu thì mới tìm tiếp đến nguyên bản, còn muốn tìm ra bài học cho riêng mình thì chắc đọc mấy cuốn mới chắc là đủ dùng rồi :D
     
  4. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Ngày xưa các cụ mình có Nho Giáo cũng hơn thua gì đâu so với thuyết khắc kỷ hả mấy bạn.

    Mấy bạn suy nghĩ cho rõ khi tìm hiểu, xác lập một tư tưởng để mình theo vì học thường đi đôi với hành. Không thể đọc những thứ self help gọi là "triết học" như The Daily Stoic được. Vì các tay Ryan Holiday chỉ lợi dụng kiếm tiền.

    Mình không biết bao nhiêu bạn ở đây bình tĩnh được và suy nghĩ "calm" khi bị cướp như Epictetus dạy ?
     
    maggie14 and cungcung like this.
  5. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Thật ra đâu cần phải nâng cao quan điểm vậy đâu bác :D

    Người thích dễ hiểu, người thích khó hiểu sâu xa

    nhiều khi nó như Phật dạy ấy bác, ngón tay chỉ trăng:

    Cùng là đạo Phật, nhiều Phật tử đích thực thì chỉ đi tìm hiểu những lời lẽ Phật dạy, những lời lẽ trong sách cổ tiếng Phạn xa xưa, còn một người bình thường thì có thể chỉ đi chùa, nghe các sư thầy giảng dạy dễ hiểu bằng lời lẽ đơn giản trên đó,

    Với họ vậy là đủ rồi,


    Các sư thầy đi truyền bá đạo Phật thì không đáng tin bằng Phật tổ sống cách đây hơn mấy thiên nhiên kỷ không ạ ?

    Vậy cần gì chùa chiền giáo hội sư thầy làm chi, ai có nhu cầu mua sách phạn của đức Phật về mà học là ổn mà,


    Ai cũng có những cách tiếp thu riêng mà,

    Vậy bác cho em hỏi bác có đọc đủ 3 cuốn kinh điển của Stoic không ạ ? Và bác đã đủ calm đến mức như vậy chưa ?

    Đến cả các tín đồ Stoic cũng không dám nhận mình là calm trong mọi hoàn cảnh, họ chỉ cần một định hướng cho lối sống của họ, vậy thôi,

    Tìm hiểu đi theo 1 lối sống 1 triết lý là để hướng mình đến điều tốt đẹp đó, chứ đâu phải ai cũng thành Phật sống thánh sống, thành thánh nhân hết.

    Trong 3 ông Khắc Kỷ ở trên có ông Seneca còn là dạng siêu tai tiếng, bị nhiều người cười chê, khinh miệt :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Cũng chả phải bắt buộc 100% ai muốn đi theo 1 triết lý thì bắt buộc phải đọc sách cổ, sách nguyên bản khó dịch khó đọc khó hiểu, không phù hợp với cuộc sống hiện nay

    Đến Rome có nhiều đường mà,


    Rồi là sách của Marcus, nhiều người chê bai là lão gàn dở, vợ ngoại tình cũng không quan tâm, người như vậy không đáng tin, lời người đó nói không đáng tin,

    Thế thì là người ta mải chú ý đến ngón tay mà không để ý đến mặt trăng rồi,

    Những lời Marcus nói, nếu thấy có ích với bản thân thì mình áp dụng thôi, đâu cần quan tâm đến ông đó đời tư ra sao, cuộc sống tình duyên thể dục thế nào,
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/4/20
    kerry_13 thích bài này.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Discourses phải trước Meditation chứ bác, Marcus tự nhận là học trò của Epictetus ấy,
     
    maxiqboy thích bài này.
  7. Dapso

    Dapso Mầm non

    Mình cũng đang đọc và tìm hiểu về chủ nghĩa khắc kỷ. Công nhận cũng rất cuốn hút và thực tế
     
  8. Chim Sẻ

    Chim Sẻ Mầm non

    Mua cuốn "Suy Tưởng" về đọc phần đầu giải thích về trường phái khắc kỷ bị hại não quá nên chưa đọc phần Marcus viết luôn hu hu
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Stoicism đã bị Kitô giết chết từ khuya. Hiện giờ chỉ là sự tái sinh trong thoi thóp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/5/20
  10. Dapso

    Dapso Mầm non

    Các bạn cho mình hỏi đã có bản scan hay link download sách này không ? Vì mình ở Châu Âu nên không có để mua. Cám ơn các bạn
     
  11. Dr. Physicus

    Dr. Physicus Mầm non

    Bạn hỏi sách nào? Ở trên bàn nhau tới mấy cuốn lận
     
  12. Hình như người nào đó trải qua nhiều giông tố trong cuộc đời mà sống sót được, chấp nhận được những nghiệt ngã của cuộc đời để tiếp tục đứng dậy thì thường có xu hướng khắc kỷ. Người khắc kỷ không phải lạnh băng trầm tĩnh với những khốn khổ khốn nạn trước mắt mà họ đã từng trải qua cái gì đó giống như vậy, người ta không còn kinh ngạc nữa.
    Nếu một người cuộc đời chưa gặp nghịch cảnh, éo le, hay bất công thì cho dù tiếp cận cũng không chắc sẽ là người khắc kỷ.
    Tư tưởng khắc kỷ đẹp như tư tưởng của Nho giáo. Tôi nghĩ nó cũng là một tư tưởng thôi. Quan sát một vài người bạn thiên hướng khắc kỷ cảm thấy họ ít niềm vui, và ít hài hước.
    Trước 30 tiếp cận tư tưởng này rất tốt.
    Có coi 1 đoạn clip của Ted trên youtube chủ nghĩa khắc kỷ, nói về ông Zeno nào đó, rất vắn tắt, xúc tích mà không cần đọc nhiều về nó. Rất thích cái clip này.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  13. letranvn85

    letranvn85 Mầm non

    Chủ nghĩ khắc kỷ cua epictatus , nói là nhập môn. Nhưng đại cương là vậy.
    Tưởng tượng tiêu cực
    Ngoại giao, nội hướng
    ...
    Nhờ cuốn đó mình mơi biết page này :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. Linh_Anh_Xinh

    Linh_Anh_Xinh Mầm non

    Cảm giác mình thật nhỏ bé và dốt nát khi cách xa cả 1000 năm về trước đã có những tư suy sâu sắc và những con người thông minh có khả năng học và hiểu đến bất ngờ!
     
    socoladen thích bài này.
  15. w_galois

    w_galois Mầm non

    Bạn nói vậy cụ thể là thế nào ạ. Mình không theo trường phái nào. Chỉ tò mò điều bạn nói.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nhận định như vậy thôi. Theo tiến trình lịch sử, khi Kitô ra đời - chỉ mới là các lời rao giảng của Jesus, thì các nguyên tắc đạo đức mà ông đưa ra dần chiếm ưu thế. Sau này chính Hoàng đế La Mã tôn Kitô làm quốc giáo - vị trí không chính thức của Stoicism lúc trước. Có thể nói người La Mã đưa Stoicism lên đỉnh cao và cũng nhấn Stoicism xuống thấp, công cụ của quá trình này là Kitô, nên mình nói Kitô giết chết Stoicism.
     
  17. w_galois

    w_galois Mầm non

    Nhưng hai chủ nghĩa đó có mâu thuẫn gì lớn trong triết lý không nhỉ? Sao lúc Stoicism lên thì dìm Kitô xuống và ngược lại? Hay chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa hai chủ nghĩa một mất thì một còn?
     
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình không nghĩ quá trình này đã từng xảy ra, vì Stoicism có vẻ đơn thuần là một hệ thống triết lý, Kitô hơn thế còn là một tôn giáo. Một người Kitô vẫn có thể là một Stoic, không hề mâu thuẫn.

    Có chăng chỉ là người Hy Lạp muốn dùng công cụ Kitô để đoạt lấy quyền lực từ người La Mã, hay cũng chính là nửa phía đông (dân cư và văn hóa Hy Lạp) của đế quốc La Mã muốn giành lấy quyền lực từ nửa phía Tây (văn hóa Latin). Hoàng đế La Mã lúc này (có mẹ là người Hy Lạp thì phải - mình đoán thôi :D) muốn áp văn hóa Hy Lạp lên toàn bộ đế chế, ông dời đô về phía đông, dùng Kitô làm quốc giáo, mà giáo lý đều được viết bằng tiếng Hy Lạp, lại phát sinh từ vùng nói tiếng Hy Lạp… và cho thấy là ông đã thành công. Phần phía đông với cốt lõi Hy Lạp tồn tại cả ngàn năm, và còn đứng trên đỉnh thế giới.

    Tuy nhiên Stoicism cũng chất Hy Lạp, nhưng tại sao lại bị bỏ rơi, mình suy đoán là vì khi đó Stoicism đã biến chất, Stoicism được biết đến ngày nay là Stoicism từ những người nói tiếng Latin, những người gốc Ý, không phải Stoicism chất Hy Lạp nữa.

    Tiến trình lịch sử nó vậy chứ mình cũng không nghĩ thật sự có sự cạnh tranh chính thức nào giữa hai trường phái triết học này.



    Cả hai đều đề cao đạo đức, tu thân, cũng tương tự Nho Giáo (độc lập tư tưởng chứ thời đó chưa có điều kiện để sao chép như TQ sao chép bây giờ đâu :D)

    Có một điều mà mình thấy đối nghịch là cả Stoicism và Judaisim đều không coi tiền bạc là yếu tố đánh giá, các Stoic có người rất giàu, như Seneca, có người đầy quyền lực như Aurelius, người Do Thái thì cho rằng tiền bạc là minh chứng hiển hiện cho thành công. Ngược lại Kitô lên án tín đồ của mình khi họ giàu có, nó nằm chình ình trong Tân ước.
    Tuy nhiên cũng là treo đầu dê bán thịt chó cả, chủ nghĩa Tư bản hay người Tư bản toàn mấy anh Kitô.



    Mình nghĩ đều là công cụ chính trị cả.
     
  19. w_galois

    w_galois Mầm non

    Cám ơn bạn. Bạn cung cấp nhiều thông tin bổ ích quá.
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đâu phải thông tin gì đâu bạn ơi. Chỉ là nhận định cá nhân của mình thôi à.
     
Moderators: Cát Cát
: khắc kỷ

Chia sẻ trang này