Phật Giáo Trở về mái nhà xưa - Lâm Ngữ Đường

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi lilypham, 5/10/13.

Moderators: mopie
  1. lilypham

    lilypham Lớp 12

    (Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường, sinh năm 1895, một học giả nổi tiếng của Trung Hoa, không phải là một nhân vật xa lạ với đa số chúng ta. Sau khi hoàn tất việc học tại Trung Quốc, ông đã học thêm tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, và tại Đức Quốc. Ông về nước và đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục như giáo sư Anh Văn tại viện Đại Học Quốc Gia Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ Viện Đại Học Phụ Nữ Bắc Kinh, chủ bút phần Anh Ngữ cho tờ Academia Sinica. Ông cũng là chủ bút của nhiều tạp chí chuyên môn ở Á Châu, làm Viện Trưởng Viện Đại Học Nanyang ở Singapore, và Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật của tổ chức UNESCO.

    Năm 1937, Tiến Sĩ Lâm Ngữ Đường xuất bản quyển The Importance of Living (Nguyễn Hiến Lê đã dịch ra tiếng Việt với tựa đề Một Quan Niệm Về Sống Đẹp). Đây là quyển sách nổi tiếng nhất của ông, sách nầy đã dẫn đầu số sách bán chạy nhất lúc đó.

    Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường sinh trưởng trong một gia đình Cơ-đốc và theo học trường đạo từ nhỏ, nhưng khi lớn lên ông đã khước từ niềm tin đó và chủ trương sống theo triết lý Khổng Mạnh. Trong quyển Một Quan Niệm Về Sống Đẹp, Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường dành nguyên một chương nói về niềm tin của mình và cho biết sở dĩ ông chống Cơ-đốc giáo vì đối với ông đạo nầy quá "kiêu ngạo," cho rằng mình có thể biết Thượng Đế và định nghĩa được Thượng Đế. Về phương diện đạo đức, ông cho rằng đường lối của Khổng giáo hay hơn Cơ-đốc giáo trong việc hướng dẫn đời sống con người.

    Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường cũng viết thêm nhiều sách khác, phần lớn về văn hóa và triết học của Trung Hoa và Ấn Độ. Chính ông là người đã phát minh ra máy đánh chữ tiếng Trung Hoa. Tài năng của ông đã khiến ông trở thành biểu tượng cho học giả của Á Đông hiện đại. Tiến sĩ Lâm Ngữ Đường cư ngụ tại New York trước khi ông qua đời tại đây vào năm 1976. Trong những năm ở tại New York, vợ ông thường đi nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đại lộ Madison. Một Chúa Nhật nọ, bà rủ ông cùng đi...

    Phần còn lại của câu chuyện được đăng trong báo Presbyterian Life, xuất bản ngày 15-4-1959, dưới tựa đề: "Tại sao tôi trở lại với Cơ-đốc giáo?").

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người post:faithful777
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này