Chuyên ngành Trọn bộ sách Nguyễn Hiến Lê và Cổ học tứ thư ngũ kinh

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi andanhtoi, 1/4/15.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Trọn bộ sách Nguyễn Hiến Lê và Cổ học tứ thư ngũ kinh


    [​IMG]
    Bộ sách Nguyễn Hiến Lê

    [​IMG]
    Bộ sách Cổ học tứ thư ngũ kinh


    Mong được tâm sự với mọi người một chút, cá nhân mình khi đọc sách luôn có một nguyên tắc là bằng mọi giá sẽ phải đọc bằng được nguyên bản cuốn sách đó, không chỉ dừng lại ở bản dịch hoặc một cuốn sách giới thiệu. Đọc sách mà thông qua trung gian thì chẳng khác nào ngắm người trong ảnh, chẳng bao giờ nhìn thấy được người thật. Thành ra muốn hiểu Đức Phật phải đọc chính những lời do Đức Phật tuyên thuyết, muốn hiểu Lão Tử phải đọc chính những lời do Lão Tử tuyên thuyết, và muốn hiểu Khổng Tử phải đọc chính những lời do Khổng Tử tuyên thuyết. Đương nhiên ngay cả đọc chính văn thì những gì ta hiểu vẫn mù mờ như sương buổi sớm mai. Nên nhớ rằng hiểu những lời giáo huấn trong kinh điển vẫn còn một khoảng cách xa thăm thẳm với chứng thực giáo pháp. Có rất nhiều người ưa thích bàn luận, dò đoán, bình giải về các lời dạy của Đức Phật, qua lăng kính triết lý, luận lý, tâm lý, tâm linh, khoa học v.v... Tuy nhiên, đó chỉ là những kiến thức phiến diện, qua sách vở và suy luận, thường được gọi là Văn huệ và Tư huệ. Thêm vào đó, Đạo Phật cần phải được thực chứng để phát triển trí tuệ thật sự, gọi là Tu huệ, chứ không phải chỉ để lý luận, tranh cãi suông (Bodhicitto).

    Lấy ví dụ cuốn Ấn Độ và Phật Thích Ca của Will Durant ở trong bộ sách Nguyễn Hiến Lê. Tác giả thường dùng những lời mang tính chủ quan như “Đức Phật tin rằng, nghĩ rằng, cho rằng..." nếu ai không để ý thì dễ dàng bị ngộ nhận đó là ý của Đức Phật, mặc dù Will Durant đã nói được phần nào ý của Đức Thế Tôn nhưng những gì được được diễn tả so với trí tuệ vô biên và lòng từ bi bao la của Đức Phật chỉ như hạt bụi ở trong sa mạc.
    Ngài Đạo Nguyên Hi Huyền năm mười lăm tuổi đã bị câu hỏi sau đây dày vò: "Nếu quả thật, như kinh dạy, thể tính của ta đã là Bồ-đề, thì sao Chư Phật còn phải tu học để giác ngộ?". Sư tìm học với Thiền sư Minh Am Vinh Tây, người đã đưa dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc qua Nhật Bản. Thiền sư Minh Am Vinh Tây trả lời câu hỏi của Sư: "Chư Phật không ai nghĩ rằng mình có Phật tính, chỉ có súc sinh mới nghĩ rằng mình có Phật tính."
    Câu nói của thiền sư Minh Am Vinh Tây như chiếc búa đánh sập lòng kiêu mạn của những kẻ nghĩ rằng Phật tính tồn tại ở trong ta. Chỉ có phàm phu mới nghĩ rằng mình có Phật tính chứ Đức Phật và các vị A La Hán chẳng có ai nghĩ rằng mình có Phật tính cả.
    Nghĩ rằng "Mình là Phật, tâm này là Phật" hoàn toàn là tà kiến và trở thành nô lệ cho tâm kiêu mạn sai khiến.
    Sau này Ngài Đạo Nguyên Hi Huyền (道元希玄 dōgen kigen?), Tổ khai sáng dòng Thiền Tào Động (sōtō)) tại Nhật Bản có nói:
    “Ý nghĩa thực sự của Phật Tính (bussho) chỉ có thể hiểu được sau khi giác ngộ, không phải trước đó, vì Phật Tính xuất hiện đồng thời với giác ngộ. Điều này phải cẩn thận nghiên cứu, nếu cần thì hai ba mươi năm cũng không sao. Điều này ngay cả một Bồ Tát đã đạt đến trình độ cao cũng không hiếu thấu được”.
    Mong mọi người khi đọc sách thì để ý để phân biệt đâu là ý kiến chủ quan của tác giả, bằng không rất dễ bị đánh lừa và hiểu nhầm mà không hay. Hiểu vấn đề không đúng và sai lạc thì không những sách không mang đến trí tuệ mà còn như đám mây đen xám xịt che phủ con mắt ta.

    Kinh Nikaya là kinh nguyên thủy hoặc gần nguyên thủy nhất ghi lại những lời tuyên thuyết và giáo huấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ở Việt Nam Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch Kinh Nikaya sang tiếng Việt, mọi người có thể tìm đọc, nếu có điều kiện nên học tiếng Pali để đọc đúng nguyên bản.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/3/17
    sky27, ai0ia, khanh911 and 81 others like this.
  2. chimcu

    chimcu Mầm non

    Sadhu! Sadhu! Bạn.
    Mình xin góp một chút thông tin về ý này mà mình biết.
    Hiện tại tiếp nối công trình dịch Tam tạng ngài Minh Châu, sư Chánh Thân đang tiếp tục dịch các bản Chánh Tạng từ nước quốc giáo Sri Lanca sang tiếng Việt.

    Thông tin bạn có thể xem thêm tại.
    TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT
    Các trang web lưu trữ các bản dịch: tamtangpaliviet, budsas,...
     
    Last edited by a moderator: 8/7/15
    Thai232, Thanhang72, tducchau and 3 others like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Hi! @andanhtoi và mọi người!
    Cám ơn các bạn!
    @andanhtoi lưu ý giùm, nguồn dẫn là hay là quý lắm! Nhưng việc dẫn link vào trang web khác như thế này trong các Tủ sách của Thư viện TVE-4U là phạm quy!
    Vì sự tôn trọng, Ban quản trị (BQT) xin thông tin lại để Bạn và các bạn khác cùng được rõ...
    Topic này sẽ được xóa hoặc ghép lại với topic khác sau 24 giờ tới...
    Trân trọng.
    (Cập nhật! Cám ơn @andanhtoi đã hiệu chỉnh bài viết! :)!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/7/15
    TranBao053 and Bich Dung like this.
  4. hungducla

    hungducla Mầm non

    Cảm ơn bạn nhé

    Gửi từ GT-S7392 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
    andanhtoi thích bài này.
  5. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
    Từ chánh niệm đến giác ngộ Ajahn Brahm
    Cẩm nang của người tu thiền
    Nguyên tác Mindfulness, Bliss and Beyond A Meditator's Handbook


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lời giới thiệu từ người dịch
    Xin mời độc giả đọc thật kỹ cuốn Cẩm Nang Tu Thiền này. Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á.

    Dù bạn là người mới bắt đầu thiền tập hay là một hành giả đã hành thiền nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì đây chính là cuốn sách “gối đầu giường” của bạn.

    Dù bạn chỉ muốn hành thiền để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống chứ không có nguyện vọng tiến xa hơn, hay bạn là một hành giả ngiêm túc muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật để đạt được giác ngộ giải thoát, bạn sẽ thấy cuốn sách này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Với kinh nghiệm hướng dẫn hành thiền trên 25 năm. Thiền sư Ajahn Brahm sẽ giải tỏa nhiều thắc mắc, những chướng ngại mà thiền sinh thường mắc phải, để giúp bạn đạt được mục tiêu, nếu bạn kiên nhẫn thực hành theo đúng lời hướng dẫn của ngài.

    Trong sách này, Thiền sư Ajahn Brahm trình bày phương pháp thực hành con đường Thiền định mà Đức Phật đã hành trì để đắc quả Giác Ngộ Giải Thoát. Ngài hướng dẫn từng bước thiền tập từ thấp đến cao, thật rõ ràng, mạch lạc và khoa học, dựa trên nền tảng Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati) và Kinh Niệm Xứ (Santipatthāna) là hai bài kinh vô cùng căn bản và quan trọng, vẫn được xem là trái tim của Thiền Định Phật giáo. Độc giả sẽ tìm thấy nhiều khám phá mới lạ về cuộc hành trình tâm linh tiến vào các tầng Thiền (Jhanas) qua kinh nghiệm tu chứng của Thiền sư mà từ trước đến nay ít có sách Thiền nào đề cập với đầy đủ chi tiết như thế.

    Tôi đã có phước duyên được tu học Phật pháp và thực hành Thiền Định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ajahn Brahm qua nhiều khóa tu thiền ẩn cư tại Melbourne và Perth (Tây Úc). Với phong cách vui vẽ, cởi mở và óc hài hước đặc biệt của người Tây Phương, cùng với biện tài vô ngại, những buổi thuyết giảng Phật pháp của ngài luôn luôn thu hút đông đảo thíng giả đến dự chật ních giảng đường, có khi lên đến hằng ngàn người, đa số trí thức và thanh niên sinh viên đủ các sắc tộc Á, Âu, Úc, Mỹ… Đây là điều hiếm thấy ở Tây phương.

    Ai đã từng đến dự các buồi giảng pháp của Thiền sư Ajahn Brahm đều không quên những tràng cười thoải mái của thính chúng mỗi khi nghe ngài kể những câu chuyện dí dõm, hài hước để minh họa bài giảng. Bởi thế, hiện nay ngài là một Thiền sư Tây phương danh tiếng được rất nhiều người ái mộ. Ngài đã được mời thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn hành thiền tại các trường đại học, các hội nghị thế giới, cũng như các đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo khắp nước Úc cũng như các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

    Thiền sư Ajahn Brahm là một biểu tượng của “an lạc và hạnh phúc trong buông xả tận cùng”. Hiện nay, ngài vẫn tiếp tục du hành khắp nơi để chia sẻ niềm an lạc ấy cho tất cả những ai muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật.

    Bản thân tôi đã tu tập theo sự hướng dẫn của ngài và cảm nhận được nhiều lợi lạc và tiến bộ, nên đã phát nguyện phiên dịch cuốn sách này, trước là để cúng dường tạ ơn Tam Bảo, sau là để giới thiệu với độc giả Việt Nam một cuốn sách quý, với mong ước đem lại một luồng gió mới cho rừng Thiền hiện nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam, để hành giả Việt Nam có dịp tiếp cận với phương pháp hướng dẫn Thiền tập của một Tiền sư danh tiếng của Tây Phương.

    Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng sử dụng càng ít thuật ngữ Phật học Hán Việt càng tốt, và cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng, dễ hiểu. Tuy nhiên, có nhiều thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã được phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc trong giới Phật tử Việt Nam, thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.

    Mặc dù đã cố gắng hết sức chuyển đạt thật trung thành tư tưởng của tác giả bằng một văn phong dễ hiểu, chắc chắn tôi cũng không tránh khỏi vụng về sai sót, kính mong các bậc Thầy cùng quý vị thiện trí thức vui lòng chỉ giáo, để lần sau in lại, bản dịch sẽ được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm tạ.

    Tôi xin thành kính tri ân tất cả những đạo hữu và thiện trí thức trong và ngoài nước hết lòng giúp đỡ về mọi mặt để cuốn sách này có thể đến tay người đọc.

    Cuối cùng, nếu các hành giả Việt Nam đọc cuốn sách này, thực hành đúng theo lời hướng dẫn của thiền sư Ajahn Brahm và đạt được an vui, hạnh phúc, tiến đến giác ngộ giải thoát, thì xin hồi hướng công đức này đến tất cả pháp giới chúng sinh. Nguyện cầu tất cả chúng sinh đều được chia sẻ tuệ giác và niềm hỷ lạc của Thiền định Phật giáo.

    Melbourne mùa Đông 2009
    Nguyên Nhật Trần Như Mai
    Mục lục
    Đôi nét tiểu sử Thiền sư Brahmavamso
    Lời giới thiệu của Jack Kornfield
    Lời giới thiệu của người dịch
    Lời cảm tạ của tác giả
    Chữ viết tắt
    Giới thiệu tổng quát về Thiền Định

    Phần I: An Lạc của Thiền Định
    1.Căn bản pháp Hành Thiền I
    Một nền tảng vững chắc sử dụng bốn giai đoạn đầu tiên của thiền tập
    2. Căn bản pháp Hành Thiền II
    Ba giai đoạn cao cấp của thiền tập, trong đó hơi thở trở nên tuyệt đẹp
    3. Những chướng ngại trong Hành Thiền I
    Hai chướng ngại đầu tiên trong năm chướng ngại cản trở chúng ta tiến đến các trạng thái thiền định sâu hơn – tham dục và sân hận
    4. Những chướng ngại trong Hành Thiền II
    Ba chướng ngại còn lại – hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi
    5. Phẩm chất của Chánh Niệm
    Chánh niệm, người gác cổng, và làm thế nào để chúng ta có thể thành công trong hành thiền
    6. Sử dụng sự đa dạng để tạo hứng thú cho hành Thiền
    Những phương pháp hành thiền làm tâm vui thích, hết buồn chán và tạo hoan hỷ
    7. Hơi thở tuyệt đẹp
    Đạt đến những trạng thái thiền định thâm sâu - nhập các tầng thiền – và tuệ giác về giác ngộ
    8. Bốn trọng tâm của Chánh Niệm / Tứ Niệm Xứ
    Sử dụng Tứ Niệm Xứ để đạt đến hạt bảo châu trong lòng hoa sen

    Phần 2: Hỷ Lạc và Tiến Đến Bờ Giác Ngộ
    9. Nhập Sơ Thiền: Hỷ Lạc
    Hơi thở tuyệt đẹp khởi đầu cuộc hành trình
    10. Nhị Thiền: Hỷ Lạc tiếp nối Hỷ lạc
    Định Tướng, cánh cửa tiến vào Định
    11. Tam Thiền: Hỷ Lạc, Hỷ Lạc và Hỷ Lạc
    tiếp nối nhau
    Làm thế nào để nhập Định, và cảm nghiệm nhập Định như thế nào
    12. Bản chất của Tuệ Giác
    Những gì cản trở chúng ta thấy sự vật đúng như thật.
    Tâm khám phá sự thật như thế nào sau khi được Định tăng cường uy lực
    13. Tuệ Giác Giải Thoát
    Tuệ giác làm thay đổi tất cả và đưa chúng ta đến kinh nghiệm giác ngộ
    14. Giác Ngộ: Nhập Vào Dòng Thánh
    Giác ngộ là gì, và cảm nghiệm đầu tiên về Niết Bàn - chứng quả Nhập Lưu
    15. Tiến đến Giác ngộ hoàn toàn
    Bốn giai đoạn giác ngộ, và làm thế nào để biết một người đã giác ngộ
    Kết luận: Buông xả đến tận cùng
    Tầm quan trọng của buông xả, những dính mắc và trở ngại chúng ta có thể gặp, và làm thế nào để vun bồi an vui hạnh phúc trong cuộc sống bận rộn của chúng ta.
    Chú thích
    Tài liệu tham khảo

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bản tiếng Anh và tiếng Việt
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/15
  6. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Mình down file sách "Cổ học tứ thư ngũ kinh" 2,5GB (chỉ có 1 file duy nhất, nhưng tên là "36 kế và xử thế" - liệu có đúng bộ sách không nhỉ?) nhưng giải nén không được, tìm hiểu mọi cách hướng dẫn trên mạng cũng bị lỗi (theo mình nghĩ chắc do file bên trong đặt bằng tiếng Việt có dấu). Bạn nào có bộ này, có thể cắt riêng từng quyển up lên giùm được không? Mình xin cảm ơn trước.
     
  7. Anan Két

    Anan Két Lớp 8

    Chỉnh sửa cuối: 15/7/23
  8. supercos4

    supercos4 Mầm non

    Chào bạn đồng tu!

    Cảm ơn công đức vô lượng của bạn nhiều lắm ạ 3D_17
     
    vuanhapho and Anan Két like this.
  9. ToilaMay

    ToilaMay Mầm non

    Tuyệt phẩm hay ạ
     
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này