Dân gian Truyện ngắn Truyện cổ nước Nam Q1 - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc <1000QSV1TVB #0209>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 4/11/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0209.Truyện cổ nước Nam Quyển Thượng.PNG
    Tên sách : TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM
    QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA
    Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC
    Nhà xuất bản : THĂNG LONG
    Năm xuất bản : 1932
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : thuantran46, bhp, dacxeru,
    Thuong Nguyen, Kim Ho, bongmoloko, little_lion,
    huong.nguyenthu, laithuylinh, Khongtennao

    Kiểm tra chính tả : Ngô Thanh Tùng,
    Max Phạm, Trần Trung Hiếu, Tào Thanh Huyền,
    Dương Văn Nghĩa, Lưu Nguyễn Thị Hợp

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Trần Tú Linh
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 23/10/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC
    và nhà xuất bản THĂNG LONG
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    MÀO ĐẦU
    CHUM VÀNG BẮT ĐƯỢC
    KÉO CÀY TRẢ NỢ
    CÁI CÂN THỦY NGÂN
    CÂY TRE TRĂM MẮT
    CÁ RÔ RẠCH NGƯỢC
    CÀ CUỐNG VỚI NGƯỜI TỊT MŨI
    NGẢNH MẶT BÊN NÀO ?
    GIẢ CHẾT BẮT QUẠ
    SINH CON RỒI MỚI SINH CHA
    ĂN MÀY ĐÁNH ĐỔ CẦU AO (THẦN GIÓ BỊ QUỞ)
    CÁI GÌ TO ƠN HƠN
    MƯỜI VOI
    NEM CÔNG, CHẢ PHƯỢNG RÂU RỒNG
    TRẠNG ẾCH
    CÓ AI LÀM CHỨNG
    CÂU ĐỐ NÊN VỢ NÊN CHỒNG
    CÓ VÚ, KHÔNG ĐẦU
    QUÍT LÀM, CAM CHỊU
    CHÚ LÍNH ĂN KHOAI
    BẮT TÉP NUÔI CÒ
    CHỬA ĐÁNH, ĐÁNH ĐƯỢC
    BÀ CHỦ VÀ NGƯỜI ĐI CÀY
    VỢ HAI, VỢ CẢ
    VĂN MAI VÀ THỊ MẬT
    MỘT HẠT TRỜI CHO
    THỊT BÒ, LỘC SẮN
    CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ
    ANH CÂM BẬT NÓI
    TAY QUÈ, MẶC TAY
    CHÚ CHÍCH, CÔ CHÒE
    CÓ NỌ THÌ CÓ KIA
    PHƯỢNG HOÀNG ĐẬU CÂY KHẾ
    THẰNG BỊP CỐC
    CHUỘT, ONG ĐI TRƯỚC
    VUA THẾ TỔ VÀ ÔNG LÃO NUÔI ONG
    VỊ THUỐC QUÝ HÓA
    ÂM ĐỨC
    LÀM LÀNH
    MÀI DAO DẠY VỢ
    GIẾT CHÓ KHUYÊN CHỒNG
    KÊU MỘT VIỆC ĐƯỢC BA VIỆC
    ÔNG TÚ VÀ NGƯỜI BUÔN MÈO
    BÁT CANH HẸ
    BÁT CANH HƯƠNG ÁN
    CÂY GÌ CƯA CHẲNG ĐƯỢC
    ĐẬU ĐEN CHƯỜM ĐẦU
    NỒI KÊ ÔNG THỔ
    VỪNG KHOAI LANG
    LÀM RỂ CHƯƠNG ĐÀI
    VŨ LÀ MƯA
    ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG
    ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG (II)
    TRỜI TỐC, GIÓ RUNG
    NỊNH ĐỜI
    CON KHÁ HƠN THẦY
    NGƯỜI HỌC TRÒ MUỐN ĐẬU
    HỌC VĂN HAY HỌC VÕ
    TAM ĐẠI CON GÀ
    THẦY ĐỒ ĂN BÁNH RÁN
    CỜ GIAN BẠC LẬN
    LỘC TRỜI HƠN LỘC NƯỚC
    NGHĨA CŨ, TÌNH NAY
    KHÔNG GIẾT GIÁN
    TRỌNG NGHỀ
    NGƯỜI HỌC TRÒ VÀ CON CHÓ ĐÁ
    CHÓ ĐÁ ĐỔ MÁU
    DỐT HỌC CŨNG THÔNG
    SÁNG MẮT RA
    TÀI VỚI HỌC
    KHÔNG ĂN BÍ
    LƯƠN NGẮN, TRẠCH DÀI
    CON ĐẺ, CON NUÔI
    MẤT GIỖ, BỔ CAU
    ĐI LỪA TIỀN CƠM
    VẠC, CÒ
    BÁT VẠN LÀ QUẢ ỚT
    MÈO LẠI HOÀN MÈO
    LÁ HÚNG ! LÁ HÚNG !
    HAI VỢ CHỒNG ANH THẦY BÓI
    THẰNG BỢM CÓ CON NGỰA
    ĐỔI LÒNG LÀNH
    HAI ANH EM VÀ CON CHÓ ĐÁ
    THI VẼ NHANH
    VAN NHƯ VẠC
    TRI ÂM VỚI KHƯỚU
    HAI THẰNG ĂN TRỘM VÀ CON NGỰA
    QUÂN TỬ RUỒI
    NGƯỜI ĂN MÍA VÀ NGƯỜI CHỦ VƯỜN
    HAI THỨ MỌT KHÁC NHAU
    CÔ LÔ GỐC MÍT
    THÈM
    SỢ SÉT BÀ
    CUA CẮP THẦY VƯỜN
    CHỪA ĐẾN TẬN GIÀ
    ANH CHĂN DÊ VÀ ANH XÁCH NGỖNG
    CHIÊM BAO THỊT CHÓ
    NỤ CÀ, HOA MƯỚP
    KHÔNG HOA, KHÔNG CHỒNG
    DÙNG ĐỈA TRA TỘI
    NGƯỜI HỌC TRÒ VỚI CON RÙA
    CÂY ĐA BIẾT NÓI
    BA CON TRÂU ĐỰC THÀNH CHÍN CON
    CỦ KHOAI VÀ CÁI CẦU
    KÉO CÂY LÚA LÊN
    THẦY DẠY HỌC TRÒ
    THANH YÊN SO VỚI PHẬT THỦ
    NA MÔ CHUỲNH
    ANH THỢ RÈN BỪA
    CUỐC, CÀY, BỪA TRANH CÔNG
    CƠM VỚI CÀ
    THỊT NGÓE, CANH GÀ
    MẸ HIỀN CON THẢO
    CÂY TÁO VÀ NHÀ LÁNG GIỀNG
    HAI VỢ CHỒNG NGƯỜI THUYỀN CHÀI VÀ THẦY TU
    BUÔN VỊT TRỜI
    BỮA RƯỢU CHÁY NHÀ
    CHIÊM BAO THẤY LỢN KÊU
    SỢ MA BAO GIỜ
    LÀM GIƯỜNG CHO VỢ ĐẺ
    TÙ LÌ TÁM TIỀN

    ĐỌC THÊM
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkc
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/11/18
    ndaidong, utitgg, gift4you and 14 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MÀO ĐẦU

    « Nước ta cổ những hơn bốn nghìn năm », câu nhiều người Nam ta thường nói, mà như có ý tự phụ cho cái « cổ » là quý.

    Vậy mà nước Nam cổ ở những cái gì ?

    Nòi giống cổ, lịch sử cổ, phong tục cổ, văn-chương, mỹ-thuật cổ, đền đài, di-tích cổ, người cổ, óc cổ, tiền cổ, đồ cổ, truyện cổ…

    Cổ nhiều hay ít, hay hay dở, lợi hay hại, chúng tôi không nói đến.

    Cổ nên yêu hay nên ghét, nên trọng hay nên khinh, nên giữ hay nên bỏ, chúng tôi cũng không bàn đến.

    Chúng tôi chỉ biết đối với những cái gọi là « cổ », không phải ai cũng sở thích như ai : kẻ mến chùa cổ, người ưa hát cổ, kẻ chuộng cổ tục, người quí cổ văn…

    Về phần chúng tôi, thì chúng tôi xin thú rằng chúng tôi có cái nhược điểm hâm mộ, luyến ái riêng với những « Truyện cổ »hơn là bao nhiêu cái cổ khác.

    Nên đã lâu năm, chúng tôi hằng để tâm đến truyện cổ, tìm tòi truyện cổ, góp nhặt truyện cổ, ghi chép truyện cổ, thu xếp truyện cổ, nghe ngóng, kể lể truyện cổ, mua chuộc, giữ gìn truyện cổ… chẳng khác chi một nhà mê chơi đồ cổ mà chứa chất đồ cổ vậy.

    Thói đời, những người có đồ cổ thường hay đem ra khoe khoang phô bày cho bà con anh em thưởng thức.Nên có được ít « Truyện cổ » nào, chúng tôi cũng dám bạo dạn đưa ra cho in, gọi là thử bắt chước phô bày xem sao.

    Quyển sách chúng tôi cho xuất bản đây chính là quyển đầu về những « Truyện cổ »ấy.

    Đồ cổ, xưa nay thiên hạ trân trọng, bất cứ là đồ sành, đồ sứ, đồ đồng, đồ thiếc, đồ gỗ, đồ son, đồ ngọc ngà, hay bức tranh, nét chữ… hầu hết là đồ của người Tàu, từ các đời xưa nào bên Tàu để lại cả.

    Còn những truyện cổ chúng tôi sưu tập đây chúng tôi dám quyết rằng thật là của riêng của nước Nam, tự người Nam sáng tác, xuất sản ra, chứ không phải đi vay, đi mượn, nhờ vả vào ai mà được. Một chứng cớ rõ ràng : Hơn 120 truyện trong sách, không có mấy truyện là không hàm một đôi câu thành ngữ hay sáo ngữ, ca hát hay phong dao bằng tiếng Nam nghĩa là một thứ tiếng riêng nó làm cho nước Nam mới thật là nước Nam vậy. Gián hoặc có một đôi truyện, phảng phất tương tự giống như truyện Tàu thì chẳng qua cũng chỉ là bất kỳ ngẫu nhiên mà thôi. Còn bảo có nhiều truyện tất đã chịu một cái ảnh hưởng xa xôi tự ngoài đem vào, thì cái ảnh hưởng đó chắc là do từ đạo Phật bên Ấn độ tràn sang, hơn là của đạo Khổng bên China đưa lại.Vả chăng đã là người, dù ở phương đông hay phương tây, dù phân da trắng hay da vàng, cũng là thuộc về một nhân loại, cũng cùng chung một tư tưởng như nhau được. Vậy người nước Nam cũng là người có một cái óc, cái tâm tính như người, thì há lại không tự nghĩ ngợi, phát minh nên được một cái gì giống như người hay sao !

    Nên chúng tôi đề nhan quyển truyện cổ này là « TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM » thật không lấy làm thẹn với ngòi bút, mà lại như muốn phô trương tỏ rõ rằng nước Nam ta cổ là ở đó, xưa văn minh sớm hơn người ở như đó, và nay già cỗi chậm hơn người có lẽ cũng vì đó.

    Muốn cho đúng cách biên tập, đáng lẽ những truyện trong sách chúng tôi phải xếp riêng từng loại, từng mục, có thứ tự phân minh, khiến người nghiên cứu về sau được dễ đường tra khảo.

    Đại để chúng tôi có thể chia phác ra làm năm mục như sau này :

    1.Những truyện thuộc về cái lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà tối tối thường kể cho con cháu nghe ;

    2.Những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn, lý ngữ, hoặc trái lại, xuất xứ từ những câu lý ngữ, phương ngôn ấy ra ;

    3.Nhữngtruyện thuần về văn chương trong có những câu ca, bài hát nôm na mà vui thú, giản dị mà tự nhiên, xưa kia đâu đó vẫn thường truyền tụng ;

    4.Những truyện trong ngụ một cái ý cao xa thuộc về triết lý, may ra so bì được với Bạch tử bên Trung Quốc, và sau này, có thể đem vào môn học cổ điển của nước nhà ;

    5.Những truyện vui chơi cười đùa có lý thú, để tiêu sầu khiển muộn, nhưng chưa quá thuộc về cái thể gọi là « Tiếu lâm » các nhà đạo đức nghiệt ngọng vẫn quen chê là nhảm nhí.

    Tựu trung, hoặc có một đôi truyện vặt vãnh không rõ thuộc hẳn về mục nào, và người xem có lẽ cho như không được nồng mặn lắm.Nhưng chúng tôi cũng không nỡ bỏ qua, cứ liệt cả vào đây, vì chẳng gì nữa, thì những truyện ấy cũng được một cái đặc tính là truyện cổ.

    Tuy nhiên trong sách, chúng tôi không choin phân tách rõ ra từng mục loại như thế.

    Chúng tôi tùy liệu mà dàn xếp gián-đoạn đi. Như sau một vài truyện hoang đường quá ư cổ, chúng tôi để một truyện ngụ ngôn cổ mà kim, trước một truyện khuyến thiện, thuộc về tôn giáo, chúng tôi lại xen năm ba truyện câu văn bóng-bảy, thú-vị hay lời lẽ bông-lơn vui cười thỏa-thích.

    Xếp như vậy, chúng tôi thiết tưởng người đọc bất cứ là người lớn hay trẻ con, cũng có thể theo lần lượt, mà đọc hết bài trên đến bài dưới, bài ngắn đến bài dài, mà không đến nỗi lấy làm chán nản. Đã không chán nản, thì truyện nào cũng có hứng thú, cũng dễ hiểu biết, cũng có thể xem, mà rồi kể lại được, khác nào như khi ngồi vào mâm được dùng nhiều món ăn thay đổi, mỗi món, một vị khác nhau, nếu không bồi bổ cả được cho sức lực thì cũng thơm ngon ít nhiều cho khứu giác và vị giác.

    Những truyện chúng tôi nhặt đây, hầu hết là còn ở trong tiếng nói hơn ở trong chữ viết, xưa nay chỉ mới được người kể cho tai nghe, chớ chưa mấy ai chịu nhặt nhạnh biên chép, ấn hành thành sách vở. [1]

    Bởi thế mà cũng cùng một truyện, thường có khi sai lạc khác nhau xa.Người kể thế này, kẻ nói thế nọ, đây ngắt rứt nửa chừng, đó dài thêm hai ba đoạn. Thật là dài ngắn khôn đo, thêm bớt khó liệu, đầu Ngô mình Sở, râu ông nọ mà cắm cằm bà kia.

    Nên khi sưu tập, chúng tôi phải hết sức nghe người này, hỏi người nọ, tìm nơi này, lục nơi khác, đắn đo so sánh, suy xét, cân nhắc từng li từng tí, sau mới dám hạ bút châm chước mà dàn xếp, mà phô diễn, mà sửa sang, mà trau mài cho thành được câu truyện có đầu đuôi, có nghĩa, có kỳ thú, có văn vẻ.

    Chúng tôi cũng biết trong sách còn có truyện ghi chép chưa được tinh-tường, lọn đủ, lời lẽ chưa được chất-phác gẫy gọn hẳn như của cổ-nhân, sau này, chúng tôi xin sửa-chữa dần. Chúng tôi lại dám mong rằng bà con ai xem truyện, được chỗ nào biết hơn chúng tôi, làm ơn chỉ bảo giúp để chúng tôi bồi bổ lại, thì chúng tôi được lấy làm hân-hạnh vô cùng.

    Công việc tồn cổ, không bảo một người hay năm ba người một lúc mà làm nổi.

    Lại vẫn theo ý riêng chúng tôi, thì trong việc tồn cổ, moi lục những truyện cổ, rồi đem xây dựng tô-điểm lại, cho thành văn, thành bài, thật không phải là một việc đáng bỏ qua, như có người quá ư thiên với kim, ra điều muốn bỏ qua vậy.

    Văn-chương Pháp – nói cả văn-chương Âu-Mỹ –còn bảo đợi bao nhiêu bạn thiếu-niên tân-tiến sau này nghiên cứu, phiên dịch, dẫn giải, ban-bố ra, không sợ rồi không ai nghĩ tới.

    Văn-chương Tàu – nói rộng cả văn-chương Nhật, Ấn – vẫn có người xới đắp, vun trồng duy-trì ủng-hộ không ngại rồi có ngày suy-chuyển lưu-lạc mất.

    Còn chính văn-chương Việt-Nam nhà, gác cái phần chữ Hán ra ngoài, chỉ một phần chữ nôm về bên gọi là « học-giả thành lập » thì nay hiện đã được ít người lưu-tâm sao-lục, và đem ra xuất bản, ta không lo rằng có khi tiêu diệt mai một đi nữa – Nhưng về bên gọi là « dân-gian thành-lập » thì ngán thay ! Từ bao giờ đến giờ, lắm người vẫn có như không kể vào đâu, không có địa-vị, giá-trị nào, khinh-khỉnh thờ ơ coi thường, như coi thường chính bọn dân-gian hay dân đen « chân lấm tay bùn » vậy.

    Ôi ! Nhưng nghĩ kỹ, sở dĩ thành được nước Nam, nước Nam sở dĩ còn được đến nay, thật gốc ở như bọn dân đen cổ-lỗ, chất phác, « khố rách áo ôm » ấy nhiều, thì sở dĩ thành được văn Nam – hay văn Nôm – văn Nam sở-dĩ còn lưu đến nay, tất cũng phải nhờ vào những tiếng, những câu, những lời-những truyện sinh sản từ những chốn quê mùa cục kịch, ngõ hẻm hang cùng của những bọn cổ lỗ chất phác, « khố rách áo ôm » ấy mà ra.

    Nên khi chúng tôi góp nhặt những truyện này dù cho mất bao nhiêu công phu, thời giờ chúng tôi cũng lấy làm vui lòng và coi như một cái nghĩa vụ thiêng liêng đối với quá nửa phần văn chương của nước nhà.

    Thành trì cổ có sụp đổ, vùi dập xuống đất còn hòng có lúc, có người đào bới, mô phỏng mà xây đắp lại được. Chớ những truyện cổ, không ai ghi chép, cứ để trong lời nói, trong cái lối gọi là « truyền khẩu, truyền tụng » mà đã quên đi, là mất hẳn, sau này thật không tài nào cứu vớt, gây dựng lại cho được. Cứ xem như hiện trạng, truyện cổ bỏ mất cũng đã nhiều rồi. Huống hồ trong vòng hai ba năm nữa, nếu cứ như thế này mãi, thì chúng tôi e dễ rồi có ngày, không còn mấy người mẹ, người bà kể được một đôi truyện cổ-tích nào của nước nhà cho con cháu nhà nghe nữa.

    Nếu quả thật thế, thì rất là đáng tiếc !

    Nên chúng tôi hết lòng sốt sắng thành-thực dám ước-ao rằng những sĩ-phu đâu đó trong nước, nên lưu tâm mà thu-thập lấy những lời cổ, những truyện cổ hiện nay còn có thể thu-thập được.Chúng tôi lại mong có nhiều người thích xem, thích kể truyện cổ, sau gây nên một hạng người sành truyện cổ, cũng như hạng người sành đồ cổ vậy.Không phải nói quá, những truyện cổ thật là một kho vàng vô giá của ông cha để lại làm cái vốn rất quý cho con cháu được nhờ. Các nhà văn sĩ bây giờ có thể nhân đấy, biến hóa, bày đặt ra nhiều lối văn mới khác, mà không phải cứ ép mình, cúi đầu đi mượn cả bao nhiêu cốt cách, điển-tích của nước ngoài.

    Giữa lúc cổ, kim xung đột, kim có thế mạnh, như muốn nuốt cổ, mà ta cố lựa lọc giữ một vài phần hay trong những cái cổ của ta, nó khiến ta bao giờ cũng phải nhớ ta là ta, không phải là ai, thì cái công việc ta làm quyết-nhiên không phải là vô-ích.

    Làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam.Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh-hoa nước Nam muốn lưu lại cũng ở đấy.

    Dám xin độc giả lượng xét.

    Tại Hà-nội, ngày mồng một
    Tháng tám, năm Nhâm-thân (1-9-1932)

    Ô. N. NG. V. NG.

    [1] Có được ít nào, thì lại là người Pháp tò mò ghi chép cho người Nam xem !
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này