Sách scan Truyện kể về 109 nguyên tố hóa học - Trần Ngọc Mai

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi 4DHN, 25/6/20.

Moderators: Zhiqiang
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    IMG20200622122440.png

    TRẦN NGỌC MAI

    Truyện kể 109 Nguyên tố hoá học

    (Tái bản lần thứ tư)

    NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

    74/GD-06 413-2056

    Mã số: 8H874T6-TTS

    Lời nói đầu

    “Truyện kể 109 nguyên tố hoá học (NTHH)” nhằm cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích vê từng NTHH từ thời xa xưa đến ngày hôm nay. Bảng tra cứu từng NTHH được trình bày ở cuối sách.

    Nhiều người cho rằng sách khoa học thường khô khan và kém phần hấp dẫn. Các bạn hãy chịu khó đọc thử một vài trang về bất kì nguyên tố nào trong cuốn sách này xem có hợp với sở thích của bạn không. Dưới hình thức kể chuyện, tác giả cố gắng nhặt ra những đặc điểm của từng nguyên tố chưa được nói đến trong sách giáo khoa, cốt làm sao cho mỗi nguyên tố, dù chính hay phụ, khi “lên sân khấu” đều góp phần vui và có ích cho người xem.

    Có thể trình bày nguyên tố theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn theo thứ tự như bảng hệ thống tuần hoàn; hay sắp xếp theo từng nhóm nguyên tố có tính chất hoá học giống nhau. Thường một nguyên tố ra đời được gắn liền với thành tựu mới trong hoá học, cho nên cũng có thê trình bày theo thứ tự như thế.

    Trong cuốn sách này, tác giả trình bày chủ yếu theo thứ tự thời gian ra đời của nguyên tố, có chú ý so sánh với những nguyên tố cùng nhóm.

    Đối với những nguyên tố có từ thời Thượng cổ hay Trung cổ, tác giả đã cố gắng giải thích nguyên nhân sự ra đời của chúng bằng các phản ứng hoá học có thể xảy ra dược cũng như sự nhận định về tình hình phát triển hoá học thời bấy giờ. Thường khi dưới hình thức đặt câu hỏi rồi sau đó trả lời, tác giả muốn gợi ra cho bạn đọc trẻ về cách suy nghĩ và lao dộng sáng tạo của các nhà bác học trên bước đường tìm ra nguyên tố mới.

    Hiện nay số nguyên tố hoá học đã lên đến 109, trong đó khoảng 90 nguyên tố có sẵn trong tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nhất, phần còn lại là những nguyên tố phóng xạ tự nhiên và nhân tạo. Theo GS Pháp Lơfo (Marc Lefort), Trường Đại học Tổng hợp Pari Nam ở Oocxây (La Recherche - Mensuel N*’= 212 Juillet - Août, 1989), con số 109 là giới hạn cuối của bảng hệ thống tuần hoàn các NTHH, bởi vì đến nguyên tố 110 thì hạt nhân của nó có đời sống ngắn ngủi một cách khủng khiếp (10-9 giây).

    Cuốn sách này tuy ngắn nhưng lại đề cập đến tất cả các NTHH, có nghĩa là có liên quan đến các nhà hoá học trong nước. Để giảm bớt thiếu sót có thể có, bản thảo viết tay đã được chuyển đến cho GS Nguyễn Thạc Cát xem. Sau đó PGS, TS Lê Nguyên Tảo đã xem toàn bộ bản thảo. Phần nói về các nguyên tố thời Tiền sử và thời Trung cổ đã được GS, TS Từ Vọng Nghi kiểm tra lại cách giải thích các phản ứng hoá học. TS Đặng Vũ Minh chuyên gia trong lĩnh vực hoá phóng xạ đã vui lòng xem phần nguyên tố phóng xạ tự nhiên và nhân tạo. Cuối cùng TS Vũ Đăng Độ đã có nhiều ý kiến đóng góp cho phần các nguyên tố đất hiếm.

    Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với thầy giáo và bạn bè đồng nghiệp trên đây.

    Sách này dùng làm sách tham khảo cho giáo viên hoá học phổ thông, sinh viên khoa Hoá các trường CĐSP, ĐHSP, ĐHQG và các bạn yêu thích hoá học.

    Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 1990

    Tác giả

    Link download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 9/2/21
  2. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Đọc chục trang đầu đã thấy hay.
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đã xong bản full nhé các bạn!

    P.S Cuốn này có vẻ khó làm text ebook do các ký hiệu hóa học khá "củ chuối" nên khó hiển thị trên các định dạng epub, mobi. :D Vì thế chắc không mở dự án ebook cho nó được.
     
    Mathanhlong and amylee like this.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    109 bác ui...:D
    Word 2007 thì nó hỗ trợ ký hiệu khoa học rất tốt, chỉ sợ convert sang mấy định dạng khác thì nó tè le thôi.
     
    4DHN thích bài này.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ôi!!!!!! Thằng uýnh máy nghiện Thủy Hử quá nặng nên auto gõ thành 108 khi lưu file!!! cute_smiley18cute_smiley20cute_smiley26
     
    teacher.anh thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chính ở chỗ này.

    Mà việc đánh xong các ký hiệu của từng chỗ cũng rất cực khi dùng chức năng đó của Word.
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Mới có mấy chục năm mà cuốn này đã lạc hậu. Hiện nay đã có 118 nguyên tố hóa học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    1600px-Simple_Periodic_Table_Chart-en.svg.png
     
    123phat and cfcbk like this.
  8. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Sách về khoa học hay y khoa là thế. Những cái cũ có khi không còn chính xác nữa, chỉ có thể cập nhật những thông tin mới nhất nhưng để tham khảo cũng rất hay.
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Riêng về hóa học - vật lý hạt nhân thì cái cũ vẫn chính xác đến từng electron, neutron. Có điều người ta tìm ra thêm cái mới bằng thực nghiệm. Mà thú vị ở chỗ những cái mới này có thể tính toán trước trên cơ sở của lý thuyết cũ.
     
    FlyHigh and 123phat like this.
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ông Lơpho này nói thế nào ấy chứ, hiện tại đến 118 mà sao ông ấy dám nhận xét 109 là "giới hạn cuối cùng" của bảng tuần hoàn, ý là không còn nguyên tố nào tồn tại, hay các nguyên tố từ 110 không thể xếp vào bảng tuần hoàn?
     
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thời điểm đó các thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của nguyên tố sau rất khó thực hiện, ổng chỉ dựa trên các công thức tính toán thời gian phân rã nguyên tử để kết luận như vậy thôi.
    Sau này thì các phòng thí nghiệm siêu hiện đại mới xây dựng được các môi trường phù hợp, cùng với các thiết bị cực khủng thì mới tạo ra và lưu được chúng trong một thời gian xác định để các nhà khoa học đủ nhìn thấy và ghi nhận nó có tồn tại.
     
    FlyHigh thích bài này.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Các nguyên tố sau 110 có thời gian tồn tại cực ngắn (chu kỳ bán phân rã cực nhỏ). Khi các nguyên tố đó được sinh ra thì khi phán rã sẽ có một nguồn bức xạ có những đặc trưng mới - chẳng rõ như thế nào vì nó quá phức tạp với chúng ta, người ta kết luận và xác nhận đã có 1 hay nhiều nguyên tử của nguyên tố có số thứ tự xxx được sinh ra. Mọi thứ đều phải được nhiều nhà khoa học của các nước khác nhau công nhận, thậm chí để xác nhận họ phải lặp lại thí nghiệm đó.
     
  13. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    À, cái gì đã là nguyên lý, định lý thì mình không xét.
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản thân cái bảng tuần hoàn Mendeleev chính là cái công thức để có thể tính toán ra các nguyên tố tiếp theo dù nó chưa xuất hiện. Chỉ cần nhìn thằng trước là có thể biết thằng kế tiếp là phi kim hay kim loại, cấu hình phân tử như thế nào, khối lượng riêng bao nhiêu, lý tính và hóa tính ra sao... Việc cần làm của các nhà khoa học chính là làm thí nghiệm để xác thực chúng nó thôi.
     
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    [​IMG]

    Yuri Oganessian, nhà khoa học ở Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna, là người thứ hai (và là người duy nhất trên thế giới còn sống) được đặt tên cho một nguyên tố hóa học khi còn đang sống. Tên của ông được đặt cho Oganesson, nguyên tố hóa học cuối cùng (118) trong bảng tuần hoàn hiện tại.
     
    FlyHigh, 123phat and cfcbk like this.
  16. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Thí dụ: có một thời người ta bảo rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Sau đó mới khám phá ra rằng trái đất xoay quanh mặt trời.
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đó là hai lý thuyết khác nhau, thuyết nhật tâm và thuyết địa tâm. Còn hệ thống các nguyên tố hóa học hiện tại dựa trên lý thuyết của Niels Bohr (trước đó có thuyết của Ernest Rutherford).
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Còn lý thuyết "hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học" của Dmitri Mendeleev thì là độc nhất vô nhị dù được đưa ra từ năm 1869. Chắc chắn không có lý thuyết nào khác có thể thay thế được.
     
    amylee thích bài này.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi đã làm lại bản pdf này cho đẹp hơn vì bản cũ trang sách méo quá. Link ở cuối post #1 nhé. :D
     
    FlyHigh, 123phat, luongthuy and 5 others like this.
  20. hoctrodarwin

    hoctrodarwin Mầm non

    cảm ơn @4DHN rất nhiều
     
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này