Truyện ngắn Victoria Tokareva

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Cải, 2/12/13.

  1. Cải

    Cải Cử nhân

    Victoria Tokareva là nữ văn sĩ đương đại của Nga, được độc giả Nga, nhất là phụ nữ rất ưa thích. Bà bắt đầu viết văn từ thập niên 1960, đến nay đã có hơn 20 đầu sách, vài kịch bản phim. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch ra tiếng Anh, Đức, Pháp. ở Việt Nam đã xuất bản tập truyện ngắn của bà “Một ngày không nói dối”.

    Victoria Tokareva: vịn vào đàn ông khỏi ngã

    (Phỏng vấn V.Tokareva)
    [​IMG]

    Виктория Самойловна Токарева

    Victoria Tokareva là nữ văn sĩ đương đại của Nga, được độc giả Nga, nhất là phụ nữ rất ưa thích. Bà bắt đầu viết văn từ thập niên 1960, đến nay đã có hơn 20 đầu sách, vài kịch bản phim. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch ra tiếng Anh, Đức, Pháp. ở Việt Nam đã xuất bản tập truyện ngắn của bà “Một ngày không nói dối”. Tác phẩm của Tokareva vừa làm yên lòng các bà nội trợ, nhưng cũng làm các nhà ngôn ngữ học hài lòng. Người ta nói, đọc sách của bà rất có ích cho sức khoẻ tinh thần, vì bà hiểu tâm hồn con người, nhất là tâm hồn người phụ nữ Nga. Sau đây xin lược dịch và giới thiệu trả lời phỏng vấn của nữ văn sĩ trên báo chí Nga.

    Victoria Samoilovna, thế có chuyện gì của phụ nữ mà bà không biết rõ lắm không?

    Có chứ, đấy là món cá hấp. Tôi không thể chịu được việc đứng bếp. Để nấu xong bữa ăn ngày lễ cần đến ba tiếng, nhưng chỉ hai mươi phút đã chén xong. Khi tôi nghĩ đến chuyện này thì…

    Có nghĩa là bà không thích ăn uống?

    Rất thích là đằng khác. Nhưng tôi có thuê một bà giúp việc nấu ăn rất ngon. Khi bà ấy làm việc thì tôi có thể viết thêm ít trang, thừa để trả tiền thuê.

    Sách của bà bày bán khắp nơi, từ cửa hàng sách, các sạp ngoài phố cho đến dưới ga tàu điện ngầm. Lao động của nhà văn bây giờ được trả công ra sao? Bà có coi mình là người có thu nhập cao không?

    Dưới thời xô viết, tôi là người nghèo thứ ba trong xóm nghỉ ngoại ô, nơi tôi ở không thể gọi là nhà, mà túp lều thì đúng hơn. Bây giờ nhà cửa của tôi có khá hơn, nhưng so với người ta vẫn không ăn thua, mặc dù tôi là nhà văn hay được các nhà xuất bản mời mọc. Thật là bất công khi trên toàn thế giới các nhà làm sách lại sống sung túc hơn các nhà văn. Nhưng tôi không lấy đó làm buồn, cứ sống bằng lao động văn chương cao cả là được rồi.

    Tôi được biết bà vừa ký hợp đồng với một công ty môi giới xuất bản của Thuỵ Sỹ, bà cũng quen biết nhiều nhà xuất bản nước ngoài. Bà thích được in ở đâu hơn, trong nước hay ngoài nước?

    ở phương Tây người ta in sách của tôi nhiều hơn, nhưng lại mỏng hơn nhiều so với trong nước, độ khoảng 150 trang chứ không dày đến 400-500 trang như ở trong nước. Tôi thích cái cách các nhà xuất bản nước ngoài đánh giá cao sự nghiệp sáng tác và tôn trọng cái “tôi” của tôi.

    Thế các nhà xuất bản ở Nga kém tôn trọng bà hơn à?

    Một vài nhà xuất bản ở Nga cứ vớ được bất kỳ tác phẩm nào của tôi là đem in, không thèm giở, không thèm đọc xem bên trong có gì. Tôi có thể nhét cho họ bất kỳ thứ hổ lốn nào, nhưng không làm thế vì không thể dễ dàng đánh mất tên tuổi vốn khó khăn lắm mới tạo dựng được. Mặt khác, nhiều khi để dễ bán họ còn thay đổi cả tên sách của tôi.

    Bà đánh giá thế nào về loại sách “tươi mát” hiện nay?

    Đấy là sự bôi nhọ tình yêu và văn chương, rẻ tiền và thấp kém, ít nhất là những cuốn mà tôi có cơ hội bắt gặp.

    Bà lấy đâu ra các cốt truyện và hình mẫu nhân vật cho các truyện ngắn của mình?

    Cốt truyện do tôi nghĩ ra, còn hình mẫu nhân vật có thể khắp nơi, người quen của tôi chẳng hạn. Tôi trộn lẫn tính cách của nhiều người vào một nhân vật, bởi vậy mà sau khi sách ra, chưa có ai đến đòi đánh tôi cả.

    Victoria Samoilovna, đã nhiều năm trôi qua kể từ khi truyện ngắn đầu tay “Một ngày không nói dối” của bà được đăng trên tạp chí “Đội cận vệ trẻ”. Đất nước này đã đổi thay rất nhiều, rất nhiều thứ quanh ta cũng vậy, nhưng bà vẫn được độc giả ưa thích. Bà có biết tại sao không?

    Chị biết đấy, chúng ta từng có nền văn học về chiến tranh rất mạnh, sau đó là “văn học của những người đi đày oan” cũng đặc sắc. Nhưng chiến tranh đã kết thúc từ lâu, hai thế hệ mới đã ra đời và trưởng thành, và chủ nghĩa xã hội cũng không còn. Tuy vậy, niềm mong mỏi về một hình mẫu lý tưởng thì vẫn thế. Đây chính là nguyên nhân tại sao truyện của tôi vẫn được ưa thích. Mà tôi lại có phong cách riêng, đề tài riêng, và xin lỗi, có cả tài năng nữa. Tôi viết cho mọi người, một cách dễ hiểu. Đối với tôi Chukovsky gần gũi hơn Mandelstam. Phải là bạn đọc có học thức cao mới hiểu được thơ Mandelstam; còn khi Chukovsky viết: “Gã cá sấu tội nghiệp nuốt phải bác cóc sù”, mọi thứ thật rõ ràng.

    Thành công của nhà văn bây giờ có khác gì với thành công thời trước?

    Khác nhiều lắm. Hồi ấy vai trò của văn chương hoàn toàn khác, được đăng trên “Thế giới mới” chả khác gì trẻ con được điểm năm cộng. Thế mà bây giờ thậm chí như tôi cũng không đến đấy. Tiền nhuận bút mà các tạp chí văn học trả không xứng với lao động văn chương. Một truyện ngắn nhiều khi phải viết trong một năm, nhưng nhuận bút chỉ đủ tiêu có nửa ngày. Hồi đó đời sống văn học rất sôi động, có phê bình, có tranh luận, nhưng bây giờ thậm chí tôi cũng không biết có tên tuổi nào trên văn đàn nữa.

    Thế bà nghĩ gì về Pelevin và Akunhin, hai tên tuổi thuộc loại “mốt” hiện nay?

    Tôi thấy chán khi đọc Pelevin, còn về Akunhin tôi không hiểu tại sao anh ta lại thành công đến vậy. Tôi coi Akunhin là người có trí thức cao, nhưng để viết văn thì mỗi bộ óc không đủ, mà linh cảm vẫn là chủ yếu.

    Bà chia văn chương thành văn đàn ông và văn đàn bà?

    Vâng, vì thế giới này chia thành hai nửa đàn ông và đàn bà. Nếu có ai gọi tôi là nữ văn sĩ, chứ không phải nhà văn thì tôi cũng không lấy làm phật lòng. Đàn ông và đàn bà khác nhau lắm. Phụ nữ đẹp hơn nhiều, nhưng có lẽ đàn ông làm mọi việc tốt hơn, những đầu bếp giỏi nhất, nhà tạo mốt hay nhất đều là đàn ông. Còn văn chương đàn bà đều tụ lại ở một điểm, đấy là nỗi nhớ, mong mỏi về một hình mẫu lý tưởng, giống như trong bài dân ca vậy: “Em buồn quá vì không phải người ấy yêu em”. Còn gì nữa không nhỉ? Khi viết người đàn ông hướng tới Thượng đế, còn người đàn bà khi viết thì hướng tới đàn ông. Đấy chính là sự khác biệt.

    Sự nghiệp sáng tạo và cuộc sống riêng tư của người phụ nữ, cái nào quan trang hơn đối với bà?

    Tôi mất rất nhiều do suốt đời làm người phụ nữ của công việc. Vợ kiểu gì mà sáng sớm nào cũng ngồi vào bàn làm việc, mà không phải “ngồi vào”, mà “ngồi lỳ” ở đó suốt ngày luôn, nó ngốn hết sức lực mất rồi…

    Không nên ham mê quá đáng như vậy…

    Đó là thứ ma tuý cực mạnh. Mà cũng nhờ chồng nữa. Cuộc hôn nhân của chúng tôi bền đến bây giờ là nhờ tôi được độc lập đấy. Chồng tôi có việc của ông ấy, tôi có mối bận tâm của tôi, mỗi người cứ làm việc mà mình thích, chẳnh hạn ngôi nhà mới xây cũng là một tay tôi làm, còn chồng tôi hoàn toàn thờ ơ với xây nhà, xây cửa.

    Thế mà người ta bảo đàn ông phải xây nhà, trồng cây, nuôi con khôn lớn…

    Có những người phụ nữa cũng làm được như thế. Như tôi đây tự mình làm tất cả. Chưa một ai chưa bao giờ cho tôi cái gì. Có thể tôi không xứng đáng như thế chăng?

    Một lần tại Roma Phellini (đạo diễn nổi tiếng người ý- ND) có hỏi bà: “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về hôn nhân. Nó giống như việc nhốt hai đứa trẻ vào một chố rồi bắt chúng lớn vậy, chẳng ích kợi gì cả, thậm chí nguy hiểm nữa. Thế nhưng mọi người vấn cố bám lấy hôn nhân, bà có bám lấy nó không?”. Bà trả lời: “Bám chứ. Trái đất này tròn, phải bám vào cái gì đó không thì ngã chết”. Vậy ông ấy là ai, cái người mà bà đã bám vào hơn 40 năm qua ấy?

    Ông ấy là kỹ sư chế tạo máy, trí thức. Trong đời mình tôi hay bập vào yêu, nhưng mà tôi yêu ông ấy. Nếu ông ấy vẫn chưa bỏ tôi thì có nghĩa là ông ấy yêu tôi, mặc dù ông có lý do để chia tay. Có nghĩa là có điều gì đó rất nghiêm túc đã gìn giữ liên minh giữa hai chúng tôi. Chị biết không, một lần tôi đã “sao nhãng” với chồng 15 năm liền đấy.

    Bà muốn nói tới mối tình với Danelia (đạo diễn nổi tiếng ở Liên Xô cũ và Nga hiện nay- ND)?

    Chuyện đó xảy ra lâu lắm rồi, cứ như ở kiếp trước vậy. Tôi nghĩ, có những người đàn ông mà bọn phụ nữ chúng ta không vừa tầm, chính vì thế họ hút hồn chúng ta. Mỗi phụ nữ đều thế, từ công nương Diana cho đến Jacklyn Kennedy. Tôi có cảm giác là không thể lúc nào cũng yêu chồng đắm đuối suốt đời được. Tình yêu chuyển sang dạng tình cảm khác, mà tôi lại thấy cần cái cảm giác bập vào yêu trẻ trung, tôi tìm nguồn cảm hứng mới. Thực chất tôi chỉ có viết về điều này mà thôi.

    Tác phẩm của bà có dễ chuyển thể thành phim được không?

    Tôi có giọng điệu riêng của tôi hầu như không thể đưa lên màn ảnh được. Tất cả các đạo diễn mà tôi làm việc cùng đều chào thua, trừ Danelia. Lúc đó chúng tôi còn trẻ, trong trạng thái tình cảm tươi đẹp, đang yêu nhau, nên tất cả những điều đó đều thấm vào phim.

    Đến bây giờ bà vẫn chưa biết sử dụng máy tính để sáng tác sao?

    Vài tuần nữa tôi sẽ có máy tính, mà còn phải học cách sử dụng nữa. Tôi vẫn viết đều đặn hàng ngày, hôm nay cũng thế. Nếu lâu ngày không viết, tôi bắt đầu thấy khó chịu. Lúc ấy tôi chỉ là một thím nào đó. Mà tôi là Victoria Tokareva kia mà.

    [​IMG]

    Nguyên Lâm dịch

    Và đây là một số truyện ngắn của Victoria Tokareva mình sưu tầm được trên Internet.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. huong_tvn

    huong_tvn Lớp 2

    Cảm ơn bạn nhiều, mình rất yêu thích tác giả này và đã có sách giấy, tuy nhiên vẫn mừng không thể tả khi có thêm ebook để mang đi bên cạnh bất cứ đâu
     

Chia sẻ trang này