Làm người Ứng dụng Truyền thống dân tộc - Lê Văn Siêu <1000QSV1TVB #0121>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 23/6/18.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0121.Truyền thống dân tộc.PNG
    Tên sách : TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
    Tác giả : LÊ VĂN SIÊU
    Nhà xuất bản : HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG
    Năm xuất bản : 1968
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : Dũng pc, hoanhvnh1991, meo_beo_123,
    xuandung88, puzdao, mphuongth, ngan_nguyen09,
    kenk25, nquocan, kehetthoi, anh hdung,
    Hường, huonggiang,kim ho

    Kiểm tra chính tả : Kim Thoa, Lã Phương Thúy,
    Trần Ngô Thế Nhân, Nguyễn Minh Khôi, Đỗ Thúy Nhi

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 18/06/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LÊ VĂN SIÊU và nhà xuất bản HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    THAY LỜI DẪN

    KHÔNG THỂ TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC Ở NHỮNG VẬT THỂ THUỘC HÌNH THỨC
    NHƯNG TA CŨNG KHÔNG THỂ THẤY RÕ NÓ QUA SỰ NGHIÊN CỨU TẬP QUÁN PHONG TỤC
    NGAY CẢ NGÔN NGỮ CŨNG KHÔNG DÙNG LÀM CĂN CỨ ĐƯỢC ĐỂ TÌM TÒI
    TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC LÀ CÁI BẢN CHẤT NGƯỜI RIÊNG BIỆT CỦA DÂN TỘC CÓ SINH TRƯỞNG TIẾN HÓA…
    TUY NHIÊN CÓ SINH TRƯỞNG THÌ TRUYỀN THỐNG CŨNG CÓ TỒN VONG
    SONG MUỐN TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỂ GÌN GIỮ TA CẦN TÌM Ở ĐÂU ?
    HOÀN CẢNH ĐỊA DƯ
    KHÍ HẬU
    QUÁ KHỨ LỊCH SỬ
    ẢNH HƯỞNG THỜI CUỘC MỚI
    VẬN-HỘI CHUNG CỦA QUỐC-GIA
    SỰ THÀNH HÌNH CỦA TƯ TƯỞNG VIỆT NAM

    I. SỐNG LÀ CHỊU ĐỰNG

    I. CÁI ĐỨC CHỊU ĐỰNG
    2. SỰ CHỊU ĐỰNG ĐỂ CHỜ THỜI
    3. SỰ CHỊU CỰC ĐỂ HY SINH CHO CON
    4. CÁI ĐỨC HY SINH CHO DÒNG HỌ
    5. CÁI ĐỨC HY SINH VÌ ĐẠI NGHĨA
    6. CHỊU ĐỰNG ĐỂ SỐNG CÒN
    7. KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT, BIẾT THÌ SỐNG
    8. CUỘC CỜ SỐNG CỦA TRẠNG TRÌNH

    II. SỐNG LÀ SỬA SOẠN CHO CÁI CHẾT

    I. CHẾT LÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG MỚI
    2. TIỀM THỨC CHỊU ĐỰNG

    III. PHÚC VÀ ĐỨC

    I. QUAN NIỆM NHÂN QUẢ VÀ MAY RỦI Ở ĐỜI (PHÚC ẤM TRUYỀN ĐỜI)
    2. QUAN NIỆM PHÚC ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG THỰC TẾ

    IV. ĐỜI SỐNG TÌNH NGHĨA

    I. TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG
    2. TÌNH NGHĨA CHA CON
    3. TÌNH ANH EM HỌ HÀNG
    4. PHÉP XƯNG HÔ

    V. NHÀ Ở

    I. NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở : GIAN THỜ Ở NHÀ TRÊN VÀ CHÁI NHÀ
    2. NHỮNG Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CHỨA ĐỰNG TRONG CÁC ĐỒ THỜ CÚNG
    3. CÁC ĐỒ THỜ ĐỂ MỘC HAY SƠN
    4. NỀN NHÀ, VÁCH MÁI, CỬA, HIÊN. SÂN
    5. CÁI BẾP VỚI TẤT CẢ NHỮNG GÌ XẬP XỆ
    6. VỆ SINH
    7. PHÒNG NGỦ
    8. CHỮA BỆNH
    9. KIỂU NHÀ
    I0. THÚ SỐNG ĐẠI GIA ĐÌNH
    VI. CUỘC SỐNG THANH THẢN
    I. SỰ ĂN UỐNG : CÁCH ĂN THỦNG THẲNG VÀ NHỮNG RAU GIA VỊ
    2. SỰ ĐI ĐỨNG NHÀN NHÃ
    3. Y PHỤC
    4. SỰ XÊ DỊCH
    5. SỰ LÀM VIỆC
    6. NHỮNG THÚ CHƠI

    VII. ĐỜI SỐNG GIẢN DỊ

    I. HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG TRIẾT LÝ
    2. SÁNG TÁC VĂN NGHỆ
    3. CHẾ TÁC VẬT DỤNG

    VIII. TRIỂN VỌNG
     
    ai0ia, gift4you, Forest and 10 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THAY LỜI DẪN

    CUỘC ĐÀM ĐẠO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
    Tại trường Thanh Niên Phụng sự xã hội


    Thưa quý bạn.

    Câu chuyện tôi nói với quý bạn hôm nay chắc sẽ dài. Không dài sao được khi đề cập đến những truyền thống của cả một dân tộc đã có gần năm ngàn năm lịch sử ?

    Tôi biết rằng quý bạn sẽ không xem xét vấn đề này theo con mắt của những nhà khảo cứu văn hóa. Mà sẽ chỉ cần biết những đặc tính cố hữu của nhân dân, để mai mốt đây có dịp tiếp xúc với nhân dân thì quý bạn không đến nỗi ngỡ ngàng như những người ngoại quốc, và công tác phụng sự xã hội của quý bạn mới có hy vọng nào chắc chắn thành công.

    Nhưng cũng bởi ý muốn của quý bạn là như thế, nên tôi lại thấy cần phải trình bày vấn đề cho thật giản dị và khúc chiết để không có gì ngộ nhận được nữa. Hễ ngộ nhận thì lạc đường. Hễ lạc đường thì thất bại và tai hại.

    KHÔNG THỂ TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC Ở NHỮNG VẬT THỂ THUỘC HÌNH THỨC
    Chẳng hạn như người Việt mình xưa, đàn ông nho sĩ thì để móng tay dài uốn cong lên, lưa thưa vài sợi râu ở cầm và mép, đầu búi tóc, quấn khăn, còn đàn bà thì răng đen, chít khăn, tóc để đuôi gà, vận áo tứ thân mầu nâu non, vá vai, lại mặc yếm và váy.

    Nếu bảo rằng Y phục ấy ở hình thức là truyền thống rồi, thì hết thảy người mình hiện nay đã xa lìa truyền thống rồi hay sao ? Vả chăng đã lấy đâu làm chắc những y phục trang phục ấy đã hoàn toàn là của mình từ nguồn gốc, khi nhớ lại rằng từ đời Minh (đầu thế kỷ XV) kẻ giặc mạnh đã từng bắt người mình phải ăn vận theo họ. Và nếu chịu khó tìm tòi đến tận hồi không bị ảnh hưởng ngoại lai, thì y phục cũ của chúng ta phải là y phục thiên nhiên mới đúng, như hết thảy mọi giống dân khác.

    Lại chẳng hạn như những món ăn uống : miếng trầu, điếu thuốc lào, chén nước mắm, bát phở, mắm cá, mắm tôm v.v… có thể rằng gần như cả toàn dân tộc đã quen giọng để nhìn nhận những những món ấy là ngon, là thú. Nhưng không thể nói đùa dai để người ta tưởng thật rằng đấy là dân tộc tính, đấy là cái gì bất biến trong thị hiếu của người Việt Nam. Bởi có nhiều món, nhiều địa phương và nhiều người không dùng. Chẳng lẽ dân tộc tính lại không có ở địa phương và những người ấy. Huống chi các món ăn uống không phải có người Việt Nam trên trái đất này là có liền ngay theo thể cách mà ta thấy. Nó đã được hình thành qua rất lâu đời và chịu cũng đã rất nhiều ảnh hưởng. Nó thực là nguyên nhân để uốn nắn thị hiếu nhưng nó vẫn là kết quả của thị hiếu nữa. Giá trị của nó là những gì lạ miệng để giới thiệu cho những du khách. Còn nói rằng nó là dân tộc tính, ấy là nói đùa, và đùa trong khi người ta thao thức đi tìm truyền thống dân tộc, ấy là đùa mỉa.

    Quan trọng hơn nữa là nhà ở. Nhà ở có biểu thị một lề thói sống chung của đông đảo nhân dân, cả về vật chất lẫn tinh thần và tâm linh, biểu thị một khả năng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, và biểu thị cả những ước vọng của người ta nữa. Nó là cái áo của một gia đình, áo dùng cho tất cả 4 mùa và thật lâu dài, năm này qua năm khác, dùng cho tất cả mọi người, già trẻ lớn bé, cả sống và chết nữa, dùng cả ban ngày lẫn ban đêm, cả ngày thường lẫn ngày giỗ Tết, vừa bền bỉ, vừa cần đẹp mắt, vừa cần thoải mái. Tất nhiên nó chứa đựng trong nó cả một kho tàng đặc tính dân tộc.

    Nhưng bởi cuộc sống trong dòng dài lịch sử có chịu nhiều ảnh hưởng ngoại lai, mà cái nhà lại trực tiếp chịu đựng nhiều hơn và trước hơn cái gì khác, nên khó mà phân biệt nổi những đặc tính cá biệt nào của mình trong một bộ phận nào của cái nhà.

    Vả chăng, như hiện nay, có thiếu gì người không ở trong những nhà kiểu cũ nữa. Liệu dễ thường họ không còn dân tộc tính trong người hay sao ? và mai mốt đây có thể kỹ thuật đồ nhựa thay thế được đồ gỗ, đồ sắt, cái nhà có thể sẽ khoác một hình thức khác hẳn đi, thì liệu lúc ấy mình sẽ hết dân tộc tính chăng ?

    Thưa quý bạn.

    Đặc tính dân tộc có thấm nhuần những vật thể, nhưng không phải là chỉ căn cứ vào những vật thể ấy mà thấy ra được toàn bộ đặc tính ấy. Nó là những giòng máu chu lưu dưới nhiều lớp da. Nói là luồng nhựa sống vận hành trong não tủy. Tùy lúc và tùy hoàn cảnh mà nói biểu hiện ra theo chiều thuận hay chiều nghịch, biểu hiện ra một phần hay toàn bộ và biểu hiện ra với người này hay người khác.

    …Cho nên, tìm hiểu truyền thống dân tộc là tìm hiểu một cái gì tinh tế hết sức, ở phạm vi tinh thần nhiều hơn.
     
    Forest, honvietbiz, tieungao and 4 others like this.
  4. nma.199x

    nma.199x Mầm non

    Chưa có bản PDF ạ?
     
  5. Hoàng Tử Bé

    Hoàng Tử Bé Lớp 1

    Bạn dùng epub convert bằng calibre qua pdf hoặc word là được!
     
    Thu VO thích bài này.
  6. HienHanh

    HienHanh Mầm non

    quyển này chưa xong ạ? mình tải file epub mà đọc được đến chương 2 thôi. Mình có thể xin bản đầy đủ ở đâu ạ?
     
  7. HienHanh

    HienHanh Mầm non

    Mình có thể tìm bản đầy đủ của sách ở đâu ạ? Epub chỉ đọc được đến chương II hà.
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này