Hoàn thành TƯ BẢN THẾ KỶ 21 (Bill Gates khuyên đọc)

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi Thanh Tinh Thien, 9/10/21.

  1. Vừa qua, Global Inequality Lab (trụ sở tại Pháp) đã công bố báo cáo "Bất bình đẳng thế giới 2022". Theo đó, tỷ lệ tài sản toàn cầu mà các tỷ phủ đang nắm giữ đã tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19.

    Báo cáo cho biết, khoảng 2.750 tỷ phú đang kiểm soát 3,5% tài sản của thế giới. Con số này cao hơn nhiều so với mức 2% khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020 và 1% của năm 1995. Trong khi, một nửa dân số nghèo nhất hành tinh chỉ sở hữu khoảng 2% tài sản của thế giới.

    [​IMG]
    Lucas Chancel, Đồng giám đốc Global Inequality Lab nhận định: "Thực sự có sự phân cực này trên một thế giới vốn đã rất bất bình đẳng trước đại dịch". Ông cho hay, các tỷ phú đã tích lũy được khối tài sản 3.600 tỷ euro (4.100 tỷ USD) trong cuộc khủng hoảng đại dịch. Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Thế giới ước tính có khoảng 100 triệu người đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực.

    Ở hầu hết các nơi trên thế giới, 10% người giàu nhất kiểm soát khoảng 60% đến 80% của cải. Song, báo cáo nêu bật một số khác biệt rõ ràng giữa các khu vực. Bất bình đẳng đã tăng vọt ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu, sự chênh lệch giàu nghèo ở các nước này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu, tăng từ khoảng một nửa vào năm 2000.

    Mỹ Latinh và Trung Đông là những khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, với hơn 75% của cải nằm trong tay 10% người giàu. Tương tự như với Nga và khu vực châu Phi cận Sahara. Trong khi, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ vẫn chịu cảnh "thiếu hụt tầng lớp trung lưu".

    Bên cạnh đó, theo báo cáo, tại Việt Nam, nhóm thuộc 50% thu nhập thấp kiếm tiền ít hơn khoảng 13-16 lần so với nhóm 10% thu nhập cao. Tại Brazil, con số này là 29 lần, tại Pháp là 7 lần.

    Khoảng cách giàu nghèo cũng được phản ánh trong mức độ xả thải carbon. Điển hình như tại Bắc Mỹ, 10% nhóm giàu nhất thải ra trung bình 73 tấn trên đầu người mỗi năm, so với ít hơn 10 tấn của một nửa dân số nghèo nhất.

    Báo cáo đánh giá, châu Âu là khu vực bình đẳng nhất, dựa trên đo lường từ thu nhập và sự giàu có. 19% tổng thu nhập mà một nửa số người nghèo nhất châu Âu kiếm được cao hơn so với tỷ lệ tương đương của nhóm đó ở bất kỳ nơi nào khác. Các chính sách đại dịch như hỗ trợ thu nhập cho những người lao động bị bỏ việc có thể đã giúp ngăn chặn sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
     
    Sato nguyễn thích bài này.
  2. godfather20093

    godfather20093 Mầm non

    Cám ơn bác chủ thớt !
     
  3. phucbangdl

    phucbangdl Mầm non

    Rất tuyệt. Cảm ơn bác chủ
     
  4. Nền kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt 100.000 tỷ USD vào năm 2022
    Sản lượng kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100.000 tỷ USD vào năm 2022 và Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian hơn để vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số một.

    Theo báo cáo do Công ty tư vấn Cebr, Anh, công bố ngày 26/12, Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2030, muộn hơn hai năm so với dự đoán trong báo cáo của World Economic League Table đưa ra vào năm 2020.

    Theo Cebr, Ấn Độ dường như sẽ vượt qua Pháp vào năm tới và sau đó là Anh vào năm 2023, để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, Reuters đưa tin.

    Phó chủ tịch Cebr, Douglas McWilliams, cho biết: "Vấn đề quan trọng đối với những năm 2020 là cách các nền kinh tế trên thế giới đối phó với lạm phát, hiện lên tới 6,8% ở Mỹ".

    "Chúng tôi hy vọng một sự điều chỉnh tương đối trong chính sách vĩ mô sẽ đưa các yếu tố phi nhất thời vào tầm kiểm soát. Nếu không, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024", ông nói.

    Báo cáo cũng cho thấy Đức đang trên đà vượt qua Nhật Bản về sản lượng kinh tế vào năm 2033. Nga có thể trở thành nền kinh tế trong top 10 thế giới vào năm 2036. Trong khi đó, Indonesia đang trên đà giành vị trí thứ 9 vào năm 2034.

    Trước đó, theo một báo cáo của Tập đoàn tư vấn quản lý McKinsey & Co, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới vào năm 2020.

    Nhiều chuyên gia cho Trung Quốc có thể sẽ vươn lên vị trí nền kinh tế số một thế giới sớm nhất vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, việc tài sản ròng của Trung Quốc vượt Mỹ nhờ giá bất động sản thực sự không mang tính bền vững.
     
    Gabaybong, nghatrieu and eta128 like this.
  5. mradam91

    mradam91 Lớp 7

    Tiếc là phim này chưa có phụ đề tiếng Việt cho phim bạn ạ!
     

Chia sẻ trang này