Hiện sinh [Tủ sách Tinh hoa] Triết Học Của Tự Do - N. A. Berdyaev

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi Trúc Quỳnh Đặng, 29/10/18.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    triethoc.jpg
    TRIẾT HỌC CỦA TỰ DO
    Tác giả: N. A. Berdyaev
    Dịch giả: Đỗ Minh Hợp
    Nhà Xuất Bản Tri Thức
    Tái bản 07-2016
    —*—
    Giới Thiệu
    Tên gọi của cuốn sách này đòi hỏi phải được giải thích rõ. “Triết Học Của Tự Do” ở đây không có nghĩa là nghiên cứu vấn đề về tự do như một trong các vấn đề của triết học, tự do ở đây không có nghĩa là khách thể. Triết học của tự do ở đây có nghĩa là triết học của những người tự do, là triết học xuất phát từ tự do, trái ngược với triết học của nô lệ, với triết học xuất phát từ tính tất yếu, tự do có nghĩa là trạng thái của chủ thể đang triết lí. Triết học của tự do là triết học tôn giáo, là triết học trực giác, là triết học của những người con đẻ, chứ không phải là triết học của lũ con nuôi. Kim chỉ nam của cuốn sách này xuất phát từ tự do ngay từ đầu, chứ không dẫn tới tự do ở cuối. Không nên rút tự do ra từ bất kì cái gì, tự do chỉ có thể hiện diện ngay từ đầu ở trong nó. Cũng không nên rút ra sự thật về Chúa, nó mở ra trong ánh chớp, nó được đem lại toàn bộ trong Mặc khải. Niềm tin bất di bất dịch, không lay chuyển rằng, sự thật được đem lại trong trực giác thần bí, rằng không nên tiến lên, không nên vươn xa nếu không có điểm tựa là thành trì của Chúa, không có sự trợ giúp là hồng ân, khi bị bỏ rơi và cô độc, bị chia cắt với linh hồn thế gian, - niềm tin này quy định cách thức trình bày cuốn sách này. Cuốn sách này chủ ý sử dụng phương pháp xuất phát, chứ không phải phương pháp đi đến, xuất phát từ những gì đã được Mặc khải, đã nhìn thấy như ánh sáng, chứ không phải đi đến cái vẫn chưa được Mặc khải, chưa nhìn thấy và chìm đắm vào bóng tối. Mọi nhà tư tưởng thần bí đều đi theo con đường này; ví dụ, người có tinh thần gần gũi với tôi là Franc Baader đã đi như vậy. Triết học Kitô giáo, hay thần trí luận (теософия), trong cuốn sách này không đặt kì vọng vào “tính khoa học” mà vào tính chân thực. Kì vọng này có cơ sở của nó là sự thật không phải do tôi bịa đặt và khám phá ra, vì tôi truyền bá Kitô giáo. Tính khoa học không phải là tiêu chí duy nhất, tiêu chí tối hậu về tính chân thực.
    Thiết nghĩ, cuốn sách này có sự thống nhất nội tại và tính nhất quán nội tại, mặc dù không có đủ sự thống nhất bên ngoài và sự nhất quán bên ngoài. Các phần của cuốn sách này được viết ở những thời gian khác nhau và nhiều đoạn đã được đăng tải trên “Các vấn đề triết học và tâm lí học”. Bây giờ, các đoạn này được chỉnh sửa, một số phần mới được viết, và được đưa vào một cuốn sách không có hệ thống nhưng phản ánh một trực giác trực quan và thụ cảm quan triết học tôn giáo về thế giới. Tôi sẽ vui mừng, nếu cuốn sách này làm gay gắt hơn nữa hàng loạt vấn đề triết học tôn giáo mang tính thời sự trong ý thức hiện đại, đặc biệt là trong ý thức của những người bắt đầu đi theo con đường tôn giáo thần bí. Bây giờ không phải là thời gian xây dựng các hệ thống hoàn tất và có luận cứ. Bây giờ, triết học tôn giáo phải là biểu hiện và sáng tạo của cuộc sống. Bây giờ, tính kì quặc của triết lí có thể phản ánh đúng tính antinomia của đời sống tôn giáo.
    —★—
    [VCTVEGROUP]
    • Scan: @Nhantinh, @V/C
    • Pdf & Ocr: @inno14
    • Soát lỗi:
    @lonelystar: Gói 1
    @summer_bkarda: Gói 2
    @yeuthichsach: Gói 3
    @huybinh_89: Gói 4 & 5
    @hnthuyhang: Gói 6
    • Soát tổng thể & Đóng gói: @Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

  2. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Gắn cái “quote” ^^
    “Tôi tin vào Chúa tôi không phải vì sự tồn tại của Chúa đã được chứng minh cho tôi thấy, không phải vì tôi bắt buộc phải thừa nhận Chúa, không phải vì tôi được bảo đảm từ thượng giới, mà là vì tôi yêu quý Chúa. Tôi đánh liều với tất cả, tôi mạo hiểm, tôi chối bỏ lí trí khôn ngoan. Chính vì vậy tôi có niềm tin. Cần phải lựa chọn lại, lựa chọn đối tượng mới của tình yêu, tức là chối bỏ tình yêu trước kia dành cho hiện thực hiện hữu đã được bảo đảm cho tôi, đã được gán ghép cho tôi, loại bỏ con người cũ của bản thân và hướng tới một cuộc sống mới trong hiện thực mới. Đánh tráo niềm tin bằng tri thức trong trường hợp hiện nay là khước từ lựa chọn tự do, là hèn nhát trước mối nguy hiểm, trước tình huống có vấn đề, là ưu tiên những cái được bảo đảm và an toàn, tức là sống trong sự cưỡng chế của hiện thực tự nhiên hiện hữu.”
    - (Triết học của Tự do - N. A. Berdyaev)
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
: vctvegroup

Chia sẻ trang này