Giáo dục Tứ Thư (Trọn bộ) - Chu Hy

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi langtu, 9/3/15.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]

    Tứ Thư (四書) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:

    1. Đại Học (大學)

    2. Trung Dung (中庸)

    3. Luận Ngữ (論語)

    4. Mạnh Tử(孟子)

    Thông thường người ta hay nói là: Tứ Thư Ngũ Kinh.

    Tứ Thư và Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.

    Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.

    Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.

    Đại học là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của bộ sách.

    Đại học đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm : Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng của chính mình),Tân dân (làm mới cho dân, ngụ ý sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải cách, bỏ xấu theo tốt) và Chỉ ư chí thiện (an trụ ở nơi chí thiện). Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính), tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình).

    Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.

    Sách Trung Dung chia làm hai phần:

    - Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; ở mức được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.

    - Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung.

    Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.

    Tóm lại sách Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.

    Sách Mạnh Tử gồm : Tâm học và Chính trị học.

    - Tâm học: Từ thời Mạnh tử, ông cảm nhận được một đấng vô hình nên hay nhắc đến Trời. Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh.

    Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời.

    Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quí.

    - Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.

    Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.

    Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.

    Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.

    Xin mời các bạn download Ebook (PDF) :

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thân :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/15
  2. toidangki

    toidangki Mầm non

    Cảm ơn bạn @langtu rất nhiều.
     
    Tuanktsvn and luuhuan like this.
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Chào bạn toidangki,

    Không có chi. Chỉ cần các bạn thấy hay và hữu ích thì langtu rất vui và hạnh phúc.:)

    langtu sẽ cố gắng hơn nữa để sưu tầm những ebook hay post lên TVE chia sẽ với các bạn.

    Thân :)
     
  4. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Chào các bạn,

    langtu mới tìm được thêm cuốn "Tứ Thư Bình Giải" và đã cập nhật ở #post 1.

    Xin mời các bạn vào tải.

    Thân :)
     
  5. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Cám ơn bạn langtu về 2 cuốn sách rất tuyệt.
    Mình định chuyển "Tứ Thư Bình Giải" ra format epub và mobi cho ai thích có thể đọc trên tablet. Không biết bạn langtu có đồng ý?
     
  6. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    4 thu.jpg
    Đây là bản mobi và epub chuyển từ file pdf của bạn langtu. Một lần nữa, cám ơn bạn langtu về file gốc và việc bạn OK với các định dạng bổ sung :).
     

    Các file đính kèm:

  7. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Chào bác 1953snake :)

    Thật xấu hổ ! langtu dốt lắm không biết làm ebook đâu, chỉ upload lên những gì rinh được ở nhà người ta về. :(

    Bác 1953snake muốn chuyển ebook sang các dạng mobi & epub, langtu cám ơn bác còn không kịp. Xin bác 1953snake cứ tự nhiên. :)

    Cám ơn bác 1953snake nhiều nha :)

    Thân :)
     
  8. tuxedo

    tuxedo Mầm non

    Cảm ơn các bác rất nhiều...
    Bác 1953snake ơi, bác chuyển nốt cuốn "Tứ thư" sang định dạng prc được không ạ?
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  9. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    @tuxedo: Cám ơn bạn động viên mình chuyển tiếp cuốn "Tứ Thư". Hôm trước đã định làm cả 2 cuốn trên nhưng thấy cuốn "Tứ Thư Bình Giải" có phần bình giải và phần nguyên văn chữ Hán nên mình ưu tiên cuốn đó trước. Hiện mình đang làm ebook cuốn Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu, nên xin khất với bạn và các ACE khác cuốn Tứ Thư nhé. Thân chào.
     
    quocsan, vancuong7975 and tuxedo like this.
  10. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    cover.jpg

    Đây là bản mobi, epub và true pdf biên soạn lại từ bản pdf của bạn langtu. Xin cám ơn bạn langtu rất nhiều về file gốc.
     

    Các file đính kèm:

  11. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Cả 2 cuốn của bác bản nào cũng đẹp cả, chú thích đầy đủ, định dạnh ngon lành.
     
  12. Bạn ơi mình không download được bản "tứ thư bình giải" file pdf, bạn có thể gửi qua mail cho mình không, cảm ơn bạn nhé :)
    Mail mình là [email protected]
     
  13. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Gửi bạn @Thặng Nữ Bất Thục :
    Đây là file true pdf (converted từ word, có khác so với file scanned từ sách in ở đầu trang). Bạn tải cả 3 phần rồi unrar để có 1 file pdf duy nhất. Do dung lượng file lớn nên mình ngại đính kèm email có khi bạn lại đâm ra khó tải.
     

    Các file đính kèm:

  14. vuongquocls

    vuongquocls Mầm non

    Mình có file sách nói ko ạ? nghe sách nói hay hơn ạ
     
  15. nhanpro54cdt

    nhanpro54cdt Mầm non

    Cảm ơn tất cả mọi người nhé ❤️❤️
     
  16. Phongtramhuong

    Phongtramhuong Mầm non

    Cảm ơn rất nhiều bạn đã dành thời gian chia sẽ những điều bổ ich!
     
  17. M4aqua9x

    M4aqua9x Mầm non

    Chân thành cảm ơn các bạn đã chia sẻ!..
     
  18. Mộc Khuê

    Mộc Khuê Mầm non

    Cảm ơn các bạn đã chia sẻ.
     
  19. tuncun

    tuncun Mầm non

    Link đó bị hỏng rồi chủ thớt ạ!
     
  20. iamquyenvu

    iamquyenvu Mầm non

    Tuyệt vời quá, cảm ơn các bạn nhiều lắm.
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này