1B2W W Từ truyện thơ đến tiểu thuyết Tố Tâm: Sự phát triển của tiểu thuyết văn xuôi ở Việt Nam.

Thảo luận trong 'Hai tuần một tác phẩm' bắt đầu bởi tducchau, 12/12/15.

  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    TỪ TRUYỆN THƠ ĐẾN TIỂU THUYẾT Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link:
    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TlỂU THUYẾT VĂN XUÔI Ở VIỆT NAM

    CAO THỊ NHƯ QUỲNH
    JOHN C.SCHAFER
    (*)


    (*) Cả hai tác giả đều đã cộng tác với Trường đại học nhà nước HumBoldt ở Arcata California. Cao Thị Như Quỳnh là cán bộ nghiên cứu ở thư viện và John C. Schafer đã từng giảng dạy ở Trường đại học Huế, Trung bộ Việt Nam vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Trong thời gian này ông đã quan tâm đến văn học Việt Nam. Nay ông là Phó tiến sĩ tiếng Anh…

    Công việc nghiên cứu cho bài báo này đã được Ban Đông nam Á của Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và Hội đồng những học giả Mỹ thông qua và ủng hộ, được sự tài trợ của quỹ Ford, quỹ Quốc gia ủng hộ khoa học nhân văn và qũy Henry Luce.

    Hai tác giả đã phỏng vấn các nhà học giả Việt Nam hiện sống ở Mỹ và bày tỏ lòng biết ơn vì những hiểu biết sâu sắc của họ về sự phát triển sớm của tiểu thuyết Việt Nam. (NC).

    Do bài viết quá dài, trong khi biên tập chúng tôi có lược bớt một số không liên quan gì đến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, như việc định nghĩa các thể loại tiểu thuyết truyền thống ở Việt Nam, giải thích các phạm trù ‘trung hiếu tiết nghĩa’ của Nho giáo,… Ngoài ra, để bài viết có cách trình bày thống nhất với toàn bộ cuốn sách, chúng tôi đã chuyển dẫn lại phần chú thích, thêm vào một đôi chỗ cần thiết và đổi lại số trang của cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link do hai tác giả trích (1963) thành số trang cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link in lần thứ tư, Nxb Nam ký, Hà Nội, 1937.

    Rất mong hai tác giả và bạn đọc thông cảm (BT).


    *​

    Khi Hoàng Ngọc Phách, một người Việt Nam trẻ sống ở Hà Nội, xuất bản Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link năm 1925, cuốn sách của ông ngay lập tức trở thành một sự kiện nổi tiếng. Ba ngàn bản đầu tiên được bán hết veo trong hai tuần. Nhà xuất bản đã in hai ngàn bản khác và chúng cũng nhanh chóng biến mất khỏi những quầy sách báo [1]. Những cô gái thất tình chịu ảnh hưởng của cuốn sách đã tự sát bằng cách nhảy xuống hồ Tây hay Hồ Trúc Bạch. Tác phẩm đã gây ra một sự bàn cãi về cái gì là thích hợp cho những phụ nữ trẻ đọc, kéo dài tới những năm 1930 [2].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không phải là tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên, không phải là truyện dài đầu tiên đuợc viết bằng tiếng Việt. Tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào khái niệm "tiểu thuyết" được định nghĩa như thế nào. Theo định nghĩa mà chúng tôi phát triển dưới đây, có những ví dụ về thể loại đã sản sinh ở phía Nam, nơi mà người Pháp gọi là Nam Kỳ, ít nhất mười ba năm trước khi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link được xuất bản ở miền Bắc Việt Nam [3].

    Nhưng cuốn sách này lại là một trong những tiểu thuyết đầu tiên và nó ảnh hưởng đến những người đọc thời đó sâu hơn, nhận được sự chú ý của các nhà phê bình nhiều hơn, so với các tiểu thuyết khác xuất bản trong cùng thời kỳ đó [4].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đánh dấu một sự đoạn tuyệt trong văn học và đời sống văn hóa Việt Nam. Nó được nhận thức như một điều rất mới lạ, gây ấn tượng sâu sắc. Để đánh giá tính mới mẻ của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, phải hiểu cái đi trước nó bao gồm những phương pháp sáng tác truyện theo truyền thống và nội dung mà những truyện đó truyền dạt. Trước khi tiểu thuyết xuất hiện ở Việt Nam, truyện thơ là hình thức đuợc ưa chuộng khi sáng tác những câu chuyện tuởng tượng. Bởi vậy chúng tôi sẽ so sánh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link với một tác phẩm thế kỷ XIX nhan đề Lục Vân Tiên ca (1860), một trong những truyện thơ cuối cùng được viết bằng chữ nôm, một hệ thống chữ để viết ngôn ngữ Việt Nam dựa theo chữ Trung Quốc.

    Như nhà phê bình Mỹ Lennard Davis chỉ ra: Cuộc thảo luận nào về sự phát triển của tiểu thuyết cũng phải nêu rõ tiêu chuẩn quyết định khi nào văn kể chuyện trở thành tiểu thuyết [5]. Những từ thông thường không phải luôn đáng tin cậy vì người ta thường dùng cùng một từ để chỉ những loại tác phẩm khác nhau. Ví dụ nguời Pháp dùng từ "roman" để nói đến cả truyện hư cấu (romance) và tiểu thuyết (novel). Trong bài báo này, chúng tôi cho rằng tiểu thuyết (novel) là một câu chuyện dài bằng văn xuôi, về các đặc điểm khác trong định nghĩa của chúng tôi, chúng tôi dựa vào bài thảo luận của Davis về những đặc điểm khác nhau giữa truyện hư cấu (romance) và tiểu thuyết (novel). Davis miêu tả những bước đầu của tiểu thuyết Anh, nhưng 9 điểm của ông có tác dụng tốt đối với mục đích của chúng tôi vì những truyện thơ Việt Nam như Lục Vân Tiên cũng là truyện hư cấu (romance), tất nhiên khác với những romance phương Tây, nhưng chắc chắn chia sẻ những đặc tính mấu chốt của chúng.

    Khi nói về những nguồn gốc của tiểu thuyết Anh, Davis tranh luận chống lại ý kiến cho rằng đối với tiểu thuyết (novel), romance được coi như là bậc "tổ tiên, người bà con hay là một nguời ảnh hưởng" đến tiểu thuyết. Hơn nữa, ông cho rằng đã có "một sự đoạn tuyệt sâu sắc, một vực thẳm ngăn cách giữa hai hình thức đó" [6]. Đó là điều chủ yếu trong 9 điểm phân biệt của ông: nhấn mạnh sự đoạn tuyệt. Ở Việt Nam, sự đoạn tuyệt này trong vài phương diện còn sâu sắc hơn ở Anh vì sự chuyển động từ một thể loại này sang một thể loại khác cũng là sự chuyển động từ thể thơ sang văn xuôi, từ chữ viết tượng hình sang hệ chữ viết theo bảng chữ cái, từ lưu thông bằng in trên phiến gỗ và truyền miệng đến in trên máy và đọc cá nhân, từ sự biết đọc biết viết của các học giả đến sự biết đọc biết viết lan rộng [...].

    ______

    [1] Phan Cự Đệ. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, 2 tập. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1974-1975; tr. 21.

    [2] Ví dụ: xem Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, 1934, tháng 1; tr. 11 và tháng VIII; tr. 30.

    [3] Đó là quan điểm không được đa số những nhà viết sử văn học Việt Nam và phương Tây thừa nhận, Phần lớn những ý kiến cho rằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và một tác phẩm khác được xuất bản trong năm đó (1925): Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, cũng là một người miền Bắc, là những tiểu thuyết đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến về nguồn gốc của tiểu thuyết miền Nam trong bài báo khác sắp xuất bản (Cao Thị Như Quỳnh và John C. Schafer).

    (4) Quả dưa đỏ được khen ngợi và được đọc nhiều nhưng nó không phải là một tác phẩm gây tranh luận nhiều như Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nó chỉ gần như là một tiểu thuyêt hay nói đúng hơn nó là một tiểu thuyết hư cấu có dụng ý để giáo dục như Gulive du ký. Quyển Nho phong của Nhất Linh cũng được xuất bản năm 1925 ít được chú ý bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hay Quả dưa đỏ chủ yếu là vì ngoài việc nó được viết bằng văn xuôi, nó quá giống những truyện thơ truyền thống. Nhất Linh còn trẻ và là nhà văn chưa được thử thách vào năm 1925.

    (5) Lennard Davis. Tiểu thuyết hiện thực, nguồn gốc của tiểu thuyết Anh (Factual Fictions: The Origins of the English Novel). Đại học tổng hợp Columbia xuất bản, New York, 1983; tr.2.

    (6) Lennard Davis. Sđd; tr.25.

    [**] Ghi thêm, các tài liệu liên quan đến bài viết này, đều có trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các bạn có thể xem qua hoặc khảo cứu... (BT).


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/12/15
    lichan and teacher.anh like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    *​

    TỪ TRUYỆN HƯ CẤU ĐẾN TIỂU THUYẾT

    *​

    Bây giờ chúng tôi sẽ áp dụng 9 điểm phân biệt của Davis giữa truyện hư cấu (romance) và tiểu thuyết (novel) vào hai câu chuyện Việt Nam trên và xác định chúng đã giải thích sự tiến triển từ truyện thơ đến tiểu thuyết như thế nào. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng vấn đề bối cảnh là vấn đề được phân tích ở điểm 1 và điểm 3 của Davis.

    1 – Bối cảnh của truyện hư cấu (romance) là một quá khứ xa xăm, lý tưởng hóa, còn tiểu thuyết (novel) được dựng trên một bối cảnh gần chúng ta hơn và mang tính chất hào hùng hơn.

    3 – Truyện hư cấu (romance) thuờng không đặt vào cảnh đất nước của tác giả mà ở một nơi xa lạ; tiểu thuyết thì thường diễn ra ở nơi tác giả đang sống [7].

    Sự tương phản giữa các bối cảnh thật là rõ ràng. Truyện Lục Vân Tiên được đặt đại khái trong thời gian nhà Chu và nhà Tần, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không hề cố gắng giữ cho mối liên quan lịch sử được nhất quán. Ví dụ những nhân vật trong truyện lại liên hệ với những nhân vật lịch sử sống ở các triều đại sau này. Những mối liên hệ địa lý cũng không nhất quán, không chính xác. Bối cảnh là một phong cảnh Trung Quốc - Việt Nam được lý tưởng hóa. Nguyễn Đình Chiểu không cố gắng miêu tả cảnh thật. Vân Tiên đi đến Trường An, thủ đô của Trung Quốc để dự thi, nhưng đối với nhiều địa danh khác thì các nhà học giả vẫn chưa tìm ra được những nơi có thật tương ứng [8].

    Truyện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại diễn ra vào thời gian và nơi tác giả sống. Đạm Thủy, nhân vật nam chính vừa tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm hiện đại được Pháp lập ra. Tố Tâm, nhân vật nữ chính sống ở khu "X", trong ngôi nhà số "58" ở Hà Nội.

    Điếm phân biệt thứ hai của Davis liên quan đến các mẫu:

    2 – Truyện hư cấu (romance) dựa trên những thiên anh hùng ca còn tiểu thuyết (novel) dựa vào lịch sử và các tư liệu nhà báo [9].

    Sự phân biệt này khó vận dụng hơn nhưng chỉ vì Việt Nam không có thể loại thật sự tương đương với anh hùng ca. Tuy nhiên, truyện thơ Việt Nam có một số nét giống anh hùng ca phương Tây: chúng là những bài thơ dài kể về lịch sử hay những chiến công truyền thuyết, giống như những thiên anh hùng ca của Homere, chúng bao gồm nhiều cách diễn đạt mang tính chất công thức, các ngạn ngữ và các thành ngữ bốn câu, giúp cho việc phổ biến bằng miệng và chúng có thể kể lại một câu chuyện phản ánh chủ đề trung tâm trong xã hội, cũng như một thiên anh hùng ca phương Tây. Ví dụ có nhiều nguời lập luận rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du diễn đạt tâm hồn Việt Nam [10], mặc dù chúng ta không nhận thấy những đòi hỏi như vậy đối với Lục Vân Tiên, bài thơ này ca ngợi những con người đã giữ gìn đạo đức của họ và bảo vệ đất nước họ chống ngoại xâm - chắc chắn là những chủ đề trung tâm trong lịch sử Việt Nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trái lại, được viết theo kiểu nhà báo. Trong lời tựa của mình, Hoàng Ngọc Phách nói rằng: ông kể lại một câu chuyện do một người bạn đã kể cho ông nghe. Ông lấy tư cách là một phóng viên và dùng ngôi thứ nhất để nói đến bản thân, và thường dùng từ "ký giả" (phóng viên) thay thế cho đại từ "tôi", chỉ ngôi thứ nhất. Người ta gặp những câu như "ký giả có chút việc riêng, phải ở lại trường, lúc sang chơi bên buồng những bạn tân khoa ở thì thấy bạn chí thân của ký giả là Lê Thanh Vân, biệt hiệu là Đạm Thủy đương soạn hòm để vinh quy, ký giả lại ngồi xem bạn soạn" [11]. Hoàng Ngọc Phách khác với Nguyễn Đình Chiểu, viết lịch sử gần đây, những chuyện mới mẻ.

    Davis phát biểu điểm khác nhau thứ 4 của ông như sau:

    4 – Truyện hư cấu (romance) miêu tả cuộc sống của tầng lớp quý tộc và dành cho những người đọc thuộc tầng lớp trên, tiểu thuyết (novel) có phạm vi là giới trung lưu nhiều hơn và hướng về những người đọc thuộc tầng lớp cao hơn chút ít [12].

    Điểm này làm sáng tỏ một sự khác nhau giữa Lục Vân TiênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhưng nó cần có sự hạn định nào đó. Lục Vân Tiên miêu tả những nhân vật thượng lưu. Vân Tiên và Nguyệt Nga thuộc tầng lớp trên và Vân Tiên được lên ngôi vua khi câu chuyện kết thúc. Tuy nhiên có vài nhân vật thứ yếu thuộc tầng lớp nông dân. Ví dụ người tiều phu đã giúp đỡ Vân Tiên và người phụ nữ đã cứu Nguyệt Nga [13]. Vì Lục Vân Tiên tồn tại ở cả hai hình thức: viết thành văn cho những người có học thức đọc và văn truyền miệng được những người bình dân mù chữ nhớ và kể lại nên chúng ta không thể nói nó đuợc sáng tác chỉ cho những người đọc thượng lưu. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng nó không hướng về tầng lớp trung lưu. Trái lại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rõ ràng có "mục đích cho tầng lớp trung lưu". Bản thân Hoàng Ngọc Phách là thành viên của giai cấp tiểu tư sản mới xuất hiện ở Việt Nam giữa các cuộc chiến tranh thế giới. Trong tác phẩm của ông là những nhân vật trung lưu như ông và rõ ràng ông viết cho độc giả trung lưu. Dù sao, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng đã được xuất bản đầu tiên trên tờ báo của một trường đại học mà những độc giả sinh viên có mong muốn trở thành giáo viên và người quản lý giáo dục.

    Điểm phân biệt tiếp theo nhằm vào độ dài của tác phẩm.

    5 – Truyện hư cấu (romance) có xu huớng dài và chia ra từng hồi, tiểu thuyết (novel) ngắn hơn và có cốt truyện cô đọng hơn.

    Lục Vân Tiên không dài so với truyện hư cấu (romance) bằng văn xuôi châu Âu, nhưng nó gồm 2150 dòng, so với truyện thơ như cốt truyện cho thấy, nó có cấu trúc gồm nhiều hồi và thể hiện đẹp đẽ theo phương pháp đuờng kẻ - chuỗi tràng hạt - truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam mà Phạm Quỳnh gọi là kể theo "đuờng thẳng" [14]; câu chuyện được kể một mạch gồm những sự việc nối tiếp nhau, không có những lúc đi lạc đề, không xen kẽ những sự việc thuộc thời gian trước hoặc những đoạn miêu tả dài dòng. Như hầu hết các truyện thơ nôm, Lục Vân Tiên có ba phần gồm có sự gặp gỡ tình cờ giữa hai nhân vật chính, đoạn chia tay và đau khổ, và sự sum họp vui mùng hân hoan. Nguyễn Đình Chiểu kể xen kẽ những cuộc phiêu lưu của Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga; cách chuyển từ chuyện người này sang chuyện người kia của ông khá vụng về. Sau khi Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp nhau, ông bắt đầu phần thứ nhất viết về Vân Tiên như sau:

    Truyện nàng sau hãy còn lâu,
    Truyện chàng xin nói thứ đầu chép ra.

    Ông thường tìm một nơi yên ổn - một ngôi chùa (cho Vân Tiên), ngôi nhà của bà già tốt bụng (cho Nguyệt Nga) làm nơi để một nhân vật dừng lại một lát khi ông kể lại những cuộc phiêu lưu của nhân vật kia. Có tất cả sáu "thứ" (phần). Mỗi "thứ" đều có lời của nguời kể xen vào.

    Nó phản ánh yêu cầu cần kể lại bằng miệng. Truyện thơ thường được các ca sĩ ngâm và cả ca sĩ lẫn người nghe đều có thể cần nghỉ sau 300 dòng. Nguyễn Văn Dân, một người sống ở miền Nam Việt Nam, nơi Lục Vân Tiên được ưa chuộng đặc biệt, nói là ông nhớ rằng các ca sĩ thuộc Lục Vân Tiên theo từng "thứ"; các ca sĩ thuộc lòng cả sáu "thứ", sẽ tùy theo yêu cầu của thính giả mà ngâm "thứ" nào thính giả ưa thích [15].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngắn (103 trang) và được cấu tạo hoàn toàn khác. Hoàng Ngọc Phách gọi tiểu thuyết của ông là tiểu thuyết tâm lý và duới đây chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về cách ông hiểu từ này như thế nào. Ở đây chúng tôi chỉ muốn chỉ ra rằng đó là một từ thích hợp đối với cách cấu trúc của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gồm rất ít hồi, không có những chuyện đánh kẻ cướp hay kẻ xâm lược từ nước ngoài đến, không có cảnh giải thoát ở giờ phút chót. Các hành động ở đây có nội dung tâm lý chứ không thuộc về thể chất. Có những đoạn khá dài miêu tả những cảnh thiên nhiên và tình cảm của cặp tình nhân. Nhưng nét đặc trưng hiện đại nhất nằm ở đoạn kết thúc. Thay lối kết thúc truyền thông có “hậu" mà trong đó nhân vật nam chính thi đỗ đầu lớp và cuới nhân vật nữ chính; cuốn tiểu thuyết kết thúc buồn thảm với cái chết của nhân vật chính nữ. Tố Tâm chỉ có sai là yêu một người quá mãnh liệt nên cái chết của nàng dường như là một sự bất công. Với cách kết thúc này, Hoàng Ngọc Phách gợi nên một thế giới đạo đức khác với cái thế giới mà Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên trong Lục Vân Tiên.

    Davis cũng tranh luận về cách dùng đại từ, những phối cảnh và những hình thức dùng để kể chuyện:

    7 – Tiểu thuyết thế kỷ XVIII có xu hướng được viết bằng ngôi thứ nhất hay bằng hình thức thư; truyện hư cấu (romance) không bao giờ được viết bằng những hình thức đó.

    Truyện thơ truyền thống như Lục Vân Tiên không bao giờ được kể bằng ngôi thứ nhất. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "tôi" về nguồn gốc có nghĩa là "kẻ bầy tôi", ví dụ thỉnh thoảng từ kép "vua tôi" được dùng để nói tới mối quan hệ thứ nhất nêu trong đạo Khổng. Phan Khôi giải thích rằng: vài nhà văn tránh dùng đại từ này vì họ nghĩ nó là sự tự đánh giá quá thấp - là cách một người nô lệ nói tới bản thân mình. Trong những cuộc nói chuyện với những người bạn và bất cứ lúc nào, muốn tránh sự nhạt nhẽo và cách nói trống, người Việt sử dụng những từ chỉ mối quan hệ họ hàng làm đại từ để nói tới bản thân. Ví dụ, một cậu bé dùng từ "cháu" làm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và "bác" (nghĩa đen là anh của cha) làm đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Trong khi nói chuyện với một người lớn tuổi hơn trong làng, từ "tôi" không dùng để chỉ quan hệ họ hàng và không nói lên sự thân mật. Từ "tôi" được dùng nhiều hơn khi Việt Nam đã hiện đại hóa và những người ở những tỉnh lớn cần có cách tự xưng để nói chuyện vói nguời lạ [16].

    Hoàn cảnh ngôn ngữ xã hội này giải thích một phần tại sao tác giả những truyện thơ không viết bằng ngôi thứ nhất, họ không biết phải dùng đại từ gì. Tuy nhiên, cũng có những sự giải thích khác liên quan tới khái niệm truyền thống của người viết văn.


    […]
    ______

    (7) Lennard Davis. Sdd; tr. 40.

    (8) Trần Nghĩa. Thử bàn về nguồn gốc truyện "Lục Vân Tiên". Trong Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1969; tr.126-128.

    (9) Lennard Davis. Sđd; tr. 40.

    (10) Ví dụ xem Phạm Quỳnh. Truyện Kiều. Nam phong tạp chí. N0 30, Décembre 1919; tr. 480-500. Vì nhiều người Việt Nam có tư tưởng ái quốc cho Phạm Quỳnh là tay sai của Pháp và nghi ngờ ông dùng truyện thơ này để truyền giáo sự quy phục chủ nghĩa thực dân nên những quan điểm của ông đã gây tranh luận gay gắt, xem Davis Marr. Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân (Vietnamese Anticolonialism). Đại học tổng hợp California xb, Berkeley và Los Angeles, 1972; tr. 154-155. Một học giả phương Tây Eric Henry kết luận rằng: "Cách an toàn nhất để xác định thể loại Truyện Kiều là coi nó là một truyện hư cấu gần gũi với anh hùng ca. Nhưng người ít thận trọng hơn có thể gọi ngay nó là anh hùng ca và gọi như vậy cũng không phải là sai" (Về tính chất thể loại của "Truyện Kiều" (On the Nature of the Kiều Story. Vietnam Forum N0 3 (winter-Spring) 1984; tr.81).

    (11) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, in lần thứ tư, Nxb. Nam ký, Hà Nội, 1937; tr.18.

    (12) Lennard Davis. Sđd; tr.40

    (13) Trần Văn Giàu (Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu. Trong Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969) nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhân vật thứ yếu này và chỉ ra rằng nhờ sự có mặt của họ mà truyện thơ này đã biểu hiện tính nhân nghĩa theo màu sắc Việt Nam, khác với tính nhân nghĩa nói trong sách Khổng giáo, khác vì nó bắt nguồn từ đất nước và con người và không phải chỉ được giới trí thúc thuợng lưu nói tới. Trần Văn Giàu và những nhà phê bình khác của Hà Nội khâm phục Nguyễn Đình Chiểu vì ông từ chối không cộng tác với Pháp, nhưng họ không được hài lòng về tư tưởng Khổng giáo của ông cùng với sự nhấn mạnh lòng trung với vua.

    (14) Phạm Quỳnh. Bàn về tiểu thuyết. Nam phong tạp chí, N0 48, Janvier 1921; tr. 8.

    (15) Nguyễn Văn Dân. Một số ý kiến về quyển "Lục Vân Tiên". Tạp chi Văn học, số 2 - 1967; tr. 56.

    (16) Phan Khôi. Phép làm văn: cách đặt đại danh từ. Phụ nữ tân văn, N0 73, 9 Octobre 1930; tr. 13.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/12/15
    teacher.anh thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Các điểm phân biệt thứ 8 và thứ 9 của Davis:

    8 – Truyện hư cấu (romance) rõ ràng là sự pha trộn thực tiễn và chuyện tưởng tượng tạo nên một cốt truyện chủ yếu là tưởng tượng. Các tiểu thuyết (novel) có xu hướng phủ nhận bản thân chúng là những chuyện hư cấu.

    9 – Truyện hư cấu (romance) theo các quy tắc "hợp lề thói" (bienséance) và "vẻ như thực" (vraisemblance). Những người viết tiểu thuyết (novel) công khai bác bỏ những quy tắc đó vì họ khẳng định rằng họ viết sử hay ghi lại cuộc sống đúng như nó đang diễn ra [17].

    Những tác giả truyện thơ truyền thống (từ La-tinh: traditio, chuyển giao) không kể những câu chuyện của những con người sống cùng thời với họ; họ chuyển những câu chuyện tìm thấy trong các sách cổ. Họ mượn các cốt truyện trong truyện hư cấu Trung Quốc [18] thường là những câu chuyện về trai tài gái sắc (tài tử giai nhân) một loại truyện bắt đầu được viết vào cuối thời Minh và hưng thịnh suốt triều Thanh. C. T. Hsia nói về cốt truyện của những truyện đó như sau: "Những tiểu thuyết ủy mị về một chàng trai tài giỏi và một hay nhiều cô gái đẹp thường có cốt truyện rất đơn giản. Một kẻ độc ác hay nhiều kẻ ác cản đường họ, nhưng những mối tình luôn kết thúc bằng những cuộc hôn nhân hạnh phúc, thường là sau khi chàng trai đạt tới đỉnh cao của danh vọng trong các kỳ thi và các cô gái chứng minh đuọc danh dự của mình [19]. Truyện thơ Việt Nam Nhị độ mai cuối thế kỷ XVIII dựa vào một tiểu thuyết Trung Quốc cùng tên (thế kỷ XVI hay XVII, tác giả chưa rõ). Nguyễn Du đã lấy cốt truyện của Truyện Kiều từ tiểu thuyết Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện được xuất bản nửa sau thế kỷ XVII. Nguyễn Đình Chiểu lấy những yếu tố từ Nhị độ mai để viết truyện Lục Vân Tiên [20].

    Một số người kể chuyện như người kể Nhị độ mai nêu tên những cuốn sách cổ hơn. Những người khác nhắc một cách thiếu rõ ràng đến nguồn gốc câu chuyện được kể. Ví dụ ở dòng 7 và dòng 8 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

    Cảo thơm lần giở trước đèn,
    Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

    Ở đây từ "sử xanh" nói đến phong tục cổ là ghi lại những sự kiện lịch sử vào những thanh tre xanh [21]. Lục Vân Tiên bắt đầu là "Trước đèn xem truyện Tây minh" (nhưng câu chuyện Tây minh vẫn chưa được tìm thấy), [22]. Sự nhắc lờ mờ hơn này đến những nguồn gốc không rõ ràng cho thấy rằng vào thế kỷ XIX việc nhắc đến một cuốn sách cổ để giới thiệu nguồn gốc của sách mình viết đã trở thành tục lệ đối với các tác giả. Các truyện không còn có liên hệ về tiểu sử theo kiểu nhóm từ "xem xét các ghi chép lịch sử" đã được Lý Tế Xuyên, người biên soạn các truyện truyền kỳ vào thế kỷ thứ XIV đã nói tới [23]. Nhưng họ cũng không dùng những cách mà các nhà viết tiểu thuyết dùng để đạt được "hình thức hiện thực" như bản viết tay 'đã tìm thấy" [24]. Các tác giả truyện thơ đã chuyển từ văn lịch sử đến thứ văn nửa lịch sử đặc trưng của truyện hư cấu (romance), nhưng họ không hoàn toàn tách khỏi lối văn lịch sử và trở thành những người sáng tạo ra một cách tự tin những chuyện không tưởng.

    Những nhà thơ đưa ra những liên hệ lờ mờ đó không phải là để khỏi bị quy là đi bắt chước (tính độc đáo chẳng phải là điều mà các tác giả truyền thông cho là tiêu chuẩn phải đạt đuợc) nhưng để nói lên rằng những câu chuyện họ kể là có cơ sở lịch sử, chứ không phải là hoàn toàn hư cấu. Hầu hết các câu chuyện quả là có cơ sở từ thực tế. Những câu chuyện Trung Quốc mà nhiều truyện thơ Việt Nam liên hệ tới đã dựa trên các sự kiện lịch sử. Ví dụ Lư Kỷ, một nhân vật độc ác trong truyện thơ Nhị độ mai của cả Trung Quốc và Việt Nam là một nhân vật có thật, nguời đã gây ra cho các Hoàng đế nhà Đuờng rất nhiều rắc rối [25]. Tiểu thuyết Trung Quốc mà từ đó Nguyễn Du rút ra cốt truyện cho Truyện Kiều đã dựa một cách lỏng lẻo vào một số sự kiện lịch sử diễn ra vào thế kỷ XVI ở Trung Quốc [26]. Các tác giả truyện thơ Việt Nam nhắc tới những nguồn gốc trước đó không phải là để tỏ rõ hoàn toàn lập trường của nhà sử học mà là để làm cho những câu chuyện của họ đáng tin hơn bằng cách gắn chúng với những con người và những sự kiện có thật. Nói một cách khác, họ tuân thủ quy tắc "vẻ như thật" (vraisemblance), chính là tục lệ hay đem gắn liền truyện kể với thực tế lịch sử. Câu chuyện của họ với "vẻ như thực" (vraisemblance) tương phản với tính chất tả chân của tiểu thuyết. Khác với người viết tiểu thuyết (novel), người viết truyện hư cấu (romance) không cố gắng truyền đạt cuộc sống một cách chính xác: sau khi đã gắn nhân vật vào với lịch sử, những người sáng tác để cho họ chiếm được tình yêu và giết được kẻ thù (hoặc vượt qua các kỳ thi) bằng những con đường phi thực tế. Sự trung thành của người viết truyện hư cấu Việt Nam với quy tắc "vẻ như thực" và sự tránh sử dụng ngôi thứ nhất của họ có liên quan với nhau. Nếu nhà văn tán thành cách kể chuyện dựa vào thực tế lịch sử và được lấy từ các câu chuyện cổ thì nên tránh dùng ngôi thứ nhất; câu chuyện nhà văn đang kể không phải là câu chuyện của mình, nó thuộc về truyền thống [27].

    Phương pháp của người kể chuyện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khác hẳn phương pháp của các nhà biên soạn truvện thơ. Hoàng Ngọc Phách kể câu chuyện của ông bằng ngôi thứ nhất. Thỉnh thoảng để tránh sự rắc rối của đại từ tôi, ông tự xưng là "ký giả". Tuy nhiên, khi Đạm Thủy kể câu chuyện của chàng cho ký giả, Đạm Thủy đã xưng là "tôi". Cuốn tiểu thuyết gồm nhiều bức thư do Đạm Thủy và Tố Tâm và hầu hết chương V là nhật ký của Tố Tâm. Như vậy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gồm một phần là câu chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, một phần là những bức thư và một phần là nhật ký. Cách viết đó rất mới mẻ và rất ít khi được dùng ngay cả với những nhà văn sau này trong nhóm Tự lực văn đoàn, cần lưu ý rằng nguồn gốc của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một người bạn chứ không phải là một cuốn sách cổ. Cũng cần lưu ý rằng Hoàng Ngọc Phách nói đến nguồn gốc của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong lời tựa chứ không phải trong một đoạn nào của cuốn sách. Lời tựa của ông cũng gồm lời bình luận: "Ký giả chưa đến tuổi biết sáng tạo ra nguòi trong truyện thì chỉ chép lại truyện là hơn" [28]. Khi nói trong lời tựa rằng ông chỉ đơn giản là người kể lại câu chuyện của người bạn, Hoàng Ngọc Phách muốn nói lên ý kiến rằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một câu chuyện thật. Trái lại, những người viết truyện hư cấu (romance) cho rằng nhân vật chính của họ có thật trong lịch sử, nhưng họ thừa nhận cốt truyện của họ là hư cấu. Theo một từ mà Davis thích dùng, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link được dàn dựng tỷ mỷ giống như Robinson Crusoe của Defoe và nhiều tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu [29], chúng được trình bày bằng một cách mà người đọc không biết rằng câu chuyện có thật hay là hư cấu. Sự liên quan không rõ ràng đến sự việc có thật này, theo Davis, là một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết (novel). Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rõ ràng được liệt vào loại tiểu thuyết (novel); nó gợi lên một tác phẩm hư cấu, nhưng trong lời tựa, vị trí "ký giả" của người kể chuyện và việc các nhân vật chính giống như những người mà người Việt Nam ở Hà Nội gặp gỡ hàng ngày đã khuyến khích người đọc chấp nhận nó là câu chuyện có thật. Những khuyến khích này rõ ràng đã thành công. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1942, Hoàng Ngọc Phách kể rằng: Trong một chuyến đi chơi thuyền, những người bạn của ông đã dọa ném ông qua mạn thuyền và sẽ không để ông lên thuyền lại cho đến khi ông tiết lộ Tố Tâm là ai. [30]

    Davis chỉ ra rằng những nhà viết tiểu thuyết Anh xuất hiện sớm như Defoe không chỉ rõ là họ viết sự thật hay hư cấu, vì vào giữa thế kỷ XVIII "tin tức" và "tiểu thuyết" vẫn chưa được phân biệt rõ ràng. Ông cho rằng tiểu thuyết (novel) xuất hiện từ môi trường trong đó không có sự phân biệt giữa "tin tức" và "tiểu thuyết", do kết quả của sự khác nhau ngày càng đậm nét giữa văn xuôi của nhà báo và văn xuôi hư cấu. Mặt khác ông cho rằng sự dàn dựng tỷ mỷ trong Robinson Crusoe của Defoe khiến cho người ta không thể xác định được đây là sự thật hay hư cấu. Không phải là điều làm có ý thức và Defoe đã làm lu mờ đi sự phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng vì chính ông vẫn chưa rõ sự khác nhau giữa văn báo chí và văn tiểu thuyết [31]. Vậy Hoàng Ngọc Phách cũng không rõ về sự khác nhau đó chăng? Chắc hẳn ông đã rõ về điều đó vì ông đã đọc những tiểu thuyết Pháp hiện đại mà các tác giả và những người đọc đã nhận thấy hư cấu và báo chí là những thể loại khác nhau. Nhưng người đọc Việt Nam chắc chưa rõ về sự khác nhau đó. Theo truyền thống Việt Nam, văn xuôi thường được dùng để viết những bản luận án về đạo lý, viết sử và những truyện ký, là loại tác phẩm dựa trên lịch sử đã được tô vẽ thêm. Tất nhiên văn xuôi cũng được sử dụng trong báo chí mà vào năm 1925 được phát triển mạnh ở Việt Nam [32]. Hoàng Ngọc Phách có thể làm mờ việc thật và hư cấu để tạo cho Tố Tâm cái dáng vẻ của tin tức và kết hợp nó với một thể loại ngày càng được chấp nhận - văn tường thuật của nhà báo. Hoặc ông có thể đã chịu ảnh hưởng của các tác phẩm của Pháp và Trung Quốc, như Trà hoa nữ của Dumas con, Người đệ tử (Le disciple) của Bourget và Tuyết hồng lệ sử của Từ Trẩm Á mà các tác giả đều dùng những lối dàn dựng giống nhau.


    [...]
    ______

    (17) Lennard Davis. Sdd; tr.40.

    (18) Dựa vào những tiêu chuẩn của Davis, chúng tôi gọi đó là những tác phẩm hư cấu, nhưng Eric Henry (xem lại chú thích 10) tr. 36 lại có một nhận xét rất hay rằng: những câu chuyện tài tử giai nhân thời Minh lại gần gũi những tiểu thuyết châu Âu thời trước hơn là những tiếu thuyết cổ điển Trung Quốc như Những học giả (The Scholars) (có lẽ là Nho lâm ngoại sử? - BT) và Hồng lâu mộng với ý nghĩa rằng chúng tập trung vào những cuộc đấu tranh của những người đối kháng chứ không phải vào sự phát triển và suy tàn của các tầng lớp xã hội.

    (19) C.T.Hsia. Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa (The classic Chinese Novel). Đại học tổng hợp Columbia xb. New York, 1968; tr.329.

    (20) John C.Schafer. "Lục Vân Tiên": mối liên quan giữa nó và những văn bản sớm hơn (Lục Vân Tiên Its Relation to prior Texts). Vietnam Forum, N0 1 (Witer-Spring) 1983; tr.58-66.

    (21) Xem Huỳnh Sanh Thông. Truyện kể về Kiều (The tale of Kiều). Đại học tổng hợp Yale xb, New Haven, 1983; tr.3,169. Chữ sử xanh trong nguyên bản là "leaves". Theo cổ truyền sách sử thường viết trên thanh tre chứ không phải trên lá tre (ND).

    (22) Tuy nhiên có một bài tiểu luận của Trương Tái, người đời Tống Trung Quốc có tên Tây minh. Xem Trần Nghĩa. Bđd.

    (23) Xem Lý Tế Xuyên. Tựa Việt điện u linh tập. 1329.

    (24) Ian watt. (Sự vươn lên của tiểu thuyết (The rise of the Novel). Đại học tổng hợp California xb. Berkeley và Los Angeles; 1957; tr. 32) đã dùng từ "hình thức hiện thực" (formal realism). Wayne C.Booth). Tu từ học về tiểu thuyết (The Rhetoric of Fiction). Đại học tổng hợp Chicago xb. Chicago, 1966; tr. 155-159) đã tranh luận về những phương pháp mà các nhà viết tiểu thuyết dùng để thực hiện nó. Xem thêm Lennard Davis. Sđd; tr. 174-192.

    (25) Lê Trí Viễn và Hoàng Ngọc Phách khảo luận vể quyển Nhị độ mai của Trung Quốc và truyện Nhị độ mai do nguời Việt Nam soạn trong lời giới thiệu truyện thơ này do Nxb. Văn học, Hà Nội, in năm 1972. Hoàng Ngọc Phách ở đây chính là tác giả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; ông không viết thêm một quyển tiểu thuyết nào khác nhưng tiếp tục biên tập và diễn giải một loạt tác phẩm Việt Nam cổ điển cùng một số đồng nghiệp ở Ban tu thư, Bộ Giáo dục Hà Nội.

    (26) Eric Henry. Bđd.

    (27) Nếu những nhà văn Việt Nam truyền thống muốn kể những câu chuyện của bản thân họ, họ phải làm điều đó một cách kín đáo như Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên. Trong truyện thơ của ông, ông đã hưởng được cái mà ông không hề có được trong đời sống thực tế của ông. Đôi mắt ông lại nhìn thấy ánh sáng và ông giải thoát đất nước khỏi ngoại xâm. Với ý nghĩa trên, Lục Vân Tiên là truyện thơ về bản thân ông. Davis (Sđd; tr. 11-24) chỉ ra rằng: những tác phẩm có nội dung gần như là ngụ ngôn đã được dàn dựng (sự phân biệt giữa sự thật và hư cấu đã nhòa đi). Sự dàn dựng này là một đặc trưng của tiểu thuyết thơ. Tuy nhiên truyện thơ này chủ yếu không phải là tác phẩm tự biểu hiện mình và về mọi phương diện khác, nó rõ ràng là một tiểu thuyết hư cấu.

    (28) Ta hãy so sánh câu này trong chương đầu tiên của Trà hoa nữ (La dame aux camelias): "Vì tôi chưa đến tuổi để sáng tác tôi đành chỉ kể lại câu chuyện" (Dumas con; 1846.) Trích theo bản dịch ra tiếng Anh của Davis Coard. Đại học tổng hợp Oxford, 1986; tr.1.

    (29) Lenard Davis. Sđd; tr. 11 - 24.

    (30) Lê Thanh. Cuộc phỏng vấn các nhà văn. Nxb. Đời mới, Hà Nội, 1942; tr. 105.

    (31) Lennard Davis. Sđd; tr. 42-70; 154 -173.

    (32) Tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ xuất hiện năm 1865. Khoảng cuối năm 1925 hơn 50 tờ báo đã ra đời ở Việt Nam mặc dù không phải tất cả đều được xuất bản vào năm 1925 (xem Huỳnh Văn Tòng. Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1930. Nxb. Trí đăng, Sài Gòn, 1973).
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/12/15
    teacher.anh thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Bây giờ chúng tôi nói đến những điểm còn lại của Davis :

    6 – Truyện hư cấu (romance) chuộng sự giữ gìn đức hạnh và lòng trinh bạch, còn tiểu thuyết (novel) hướng chủ yếu vào những việc làm không hợp pháp và những mối tình bị cấm đoán (33).

    Khi xem xét điểm này, chúng tôi sẽ chú ý đến nội dung nhiều hơn là hình thức của Lục Văn TiênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Điểm thứ sáu liên quan đến nguyên tắc "hợp lề thói" (bienséance). Nói đến "hợp lề thói" tức là nói đến yêu cầu đã được các nhà văn, những nhà viết truyện hư cấu (romance) thừa nhận là những nhân vật chính nào làm được nhiều việc tốt sẽ được thưởng công, còn ai trong đám họ có những hành vi xấu sẽ bị trừng phạt. Ở Việt Nam, sự "hợp lề thói" cho tới thế kỷ XX vẫn được thừa nhận như một điều tất yếu. Một tục ngữ Hán - Việt nói "mục đích của văn chương là tải đạo" (Văn dĩ tái dạo). Lục Vân Tiên được coi là "truyện hư cấu" vì nó chứng minh - có lẽ tốt hon một số quyển truyện thơ khác về nguyên tắc “hợp lề thói". Cốt truyện trở thành công cụ để nhận thức được nguyên tắc này. Nữ nhân vật chính và nam nhân vật chính có đức độ tốt được nhận phần thưởng bằng đám cưới và "Vân Tiên được lên ngôi vua" trong khi đó những kẻ ác bị hổ và cá voi ăn thịt hay thần diệt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không hoàn toàn từ bỏ nguyên tắc "hợp lề thói", nhưng nó từ từ xa dần nguyên tắc đó, do đó nó bước lên nguỡng cửa ngăn cách truyện hư cấu (romance) với tiểu thuyết (novel). Hơn bất cứ bước tách rời nào khác khỏi lối kể chuyện theo truyền thông, bước tách rời này đã giải thích tại sao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại gây chấn động trong dư luận bạn đọc [...].


    [...]

    ______

    [33] Lennard Davis. Sdd; tr. 40.
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    "TÌNH YÊU BỊ CẤM ĐOÁN" TRONG Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Về nhiều mặt, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một câu chuyện có ý nghĩa đạo đức thuộc loại "tài tử giai nhân" truyền thống. Đạm Thủy là một sinh viên có tài (tuy chàng đọc nhiều tác phẩm triết học và các tiểu thuyết Pháp chứ không phải tứ thư ngũ kinh) và Tố Tâm là một cô gái trẻ, cũng như Thúy Kiều, Nguyệt Nga và những nhân vật nữ chính trong các truyện thơ, nàng vừa đẹp vừa am hiểu văn chương. Đạm Thủy bộc lộ chữ "hiếu" khi đồng ý cưới một cô gái mà cha mẹ chàng đã chọn cho chàng, mặc dù chàng đã yêu Tố Tâm. Tố Tâm cũng giống như nhân vật nữ chính điển hình của truyện thơ, phải quyết định giữa lòng hiếu thảo của người con và tình yêu của nàng với Đạm Thủy. Bề ngoài nàng bằng lòng lấy chồng để làm vui lòng mẹ, đó là chữ "hiếu", nhưng bên trong nàng vẫn trong trắng và tôn thờ Đạm Thủy. Đó là chữ "tiết". Như Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên, nàng chọn con đường tự vẫn, nhưng không tự vẫn nhanh chóng bằng cách nhảy xuống sông mà một cách từ từ, khi nàng từ bỏ khát vọng sống. Tố Tâm chưa cưới, thậm chí chưa hứa hôn chính thức với Đạm Thủy (đó là nguyên nhân của mọi vấn đề), nhưng theo truyền thống của Việt Nam không cần một cuộc đính hôn công khai, mà chỉ một lời thề nguyền chung thủy riêng tư cũng có thể đặt người phụ nữ vào sự ràng buộc của mối quan hệ vợ chồng. Ví dụ Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên chưa hứa hôn công khai với Vân Tiên cho tới khi kết thúc câu chuyện. Vân Tiên thậm chí không biết rằng nàng đau khổ và vẫn chung thủy với chàng. Lời thề của riêng Nguyệt Nga cho nàng luôn xử sự với chàng như một người vợ đức hạnh phải xử sự với chồng [34]. Cũng như Nguyệt Nga, Tố Tâm hành động trên cơ sở lời thề của riêng mình chứ không phải công khai. Tuy nhiên, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rõ ràng là mang một nội dung tư tưởng khác Lục Văn Tiên, về phương diện nào đó, Tố Tâm và Đạm Thủy hành động theo những cách không truyền thống, ở Việt Nam, việc cưới xin là do cha mẹ sắp đặt, và cô dâu, chú rể, thường chưa biết mặt nhau hoặc biết nhau sơ sơ truớc khi họ cưới. Trước ngày cưới, các bạn trẻ phải theo nguyên tắc "Nam nữ thụ thụ bất thân" (người đàn ông và người đàn bà không được đụng chạm nhau). Bởi vậy, những cảnh như ở Đồ Sơn, nơi Tố Tâm và Đạm Thủy đi dạo dọc theo bờ biển và cảnh Tố Tâm nắm chặt tay Đạm Thủy, biểu hiện tình yêu của nàng, đối với người đọc có thể là một điều mới lạ và táo bạo. Trên thực tế, họ gần như bước tới giới hạn của sự tai tiếng rồi vì cha mẹ Đạm Thủy đã hứa cưới cho chàng một phụ nữ khác. Tố Tâm đã biết về sự đính ước của Đạm Thủy, và nhận thấy tình yêu của mình là vô vọng, nhưng nàng vẫn một mực yêu chàng. Theo truyền thống của Việt Nam, tình yêu luôn gắn liền với cưới xin. Chìm đắm trong một tình yêu không thể kết thúc bằng đám cưới, Tố Tâm rõ ràng đã bộc lộ thái độ trái ngược với truyền thống [35].

    Nhưng những nét này của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là những dấu hiệu nhỏ của rất nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đã hình thành nên nền văn hóa Việt Nam giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trở thành "sự kiện nổi tiếng" không phải vì nó bị coi là đã mô tả tình dục. Sự hấp dẫn thể xác không có ý nghĩa quan trọng trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tố Tâm và Đạm Thủy quvến luyến nhau vì họ cùng có chung một mối quan tâm tới văn học, tới những cuộc thảo luận của người trí thức và phong cảnh đất nước. Hoàng Ngọc Phách để Đạm Thủy giải thích rằng: Tình yêu giữa hai người dựa trên cơ sở sự cùng biết thưởng thức những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, còn cái đẹp bên ngoài chỉ là phụ nên nó sẽ không bao giờ giảm giá trị để chỉ còn mang tính chất thô thiển của thể xác [36]. Cái mới trong quan hệ Đạm Thủy – Tố Tâm là cả hai người đều quan niệm sâu sắc rằng tình yêu của họ đối với nhau là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của họ - quan trọng hơn việc vâng lời cha mẹ và việc gìn giữ cho gia đình hòa thuận. Đó là "mối tình bị cấm đoán" đã gây chân động trong giới những người đọc bảo thủ. Những đám cưới được cha mẹ sắp đặt và họ thường chọn những đối tượng có thể nâng uy tín và vị trí kinh tế cho gia đình. Con cái phải vâng lời cha mẹ. Truyền thống đạo đức Khổng Tử buộc con người vào cái mạng lưới quan hệ xã hội một cách chặt chẽ đến mức không ai còn có thể nghĩ rằng mình là một con người độc lập, có những sở thích riêng và những lựa chọn của cá nhân mình. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã làm cho ngưòi đọc kinh ngạc vì Hoàng Ngọc Phách cho phép những nhân vật của ông mơ ước hạnh phúc cá nhân trên cơ sở tình yêu lãng mạn trong một xã hội vẫn bị chi phối bởi những đạo lý đặt lợi ích của một tập thể, đặc biệt là của gia đình, lên trên hạnh phúc cá nhân. Nói theo một nhà phê bình ở Hà Nội: "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xuất hiện khi chủ nghĩa cá nhân tư bản chủ nghĩa đã nổi lên nhưng đạo đức Khổng Tử phong kiến vẫn nắm quyền thống trị" [37]. Sự căng thẳng đó trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã làm cho tác phẩm này trở thành một tài liệu đáng chú ý về một xã hội đang trong thời kỳ quá độ. […]


    ______

    [34] Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang. Vai trò truyền thống của phụ nữ phán ánh trong văn học truyền miệng và trong văn học viết Việt Nam (The traditional roiles of Women as Reílected in Oral and Written Vietnamese Literature). Luận văn Phó tiến sĩ, Trường đại học California, Berkeley; tr. 62-77.

    [35] Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang. Tình yêu trong văn học từ "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link" của Hoàng Ngọc Phách đến "Nửa chừng xuân" cúa Khái Hưng (Literary love: From Hoàng Ngọc Phách’s Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link to Khái Hưng’s Nửa chừng xuân). Báo cáo tại Hội nghị Havard về thời kỳ đầu của nền văn học cận đại. Cambridge, Mass. June 1982; tr. 5.

    [36] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sđd; tr.68-69.

    [37] Phan Cự Đệ, tập I. Sđd; tr. 23.
     
    teacher.anh thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    MỐI QUAN HỆ CỦA Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link VỚI NƯỚC NGOÀI


    Quan điểm cho rằng tình yêu lãng mạn là hạnh phúc lớn nhất đến từ phương Tây - Đạm Thủy của Hoàng Ngọc Phách đã nhận thức vấn đề theo khía cạnh này. Đã có lúc chàng nghĩ tới việc cùng Tố Tâm rời đến một nơi xa xôi để cùng nhau xây dựng cuộc sống. Đạm Thủy giải thích: "Những cách tôi tưởng tượng đem nàng đi như vậy mà không ngại đến ly hương biệt tộc là bởi tôi chịu ảnh hưởng ở các ái tình tiểu thuyết của Âu Tây, nhưng tôi xem tình gia quyến của tôi còn mạnh lắm, đánh đổ được những ảnh hưởng mới kia mà giữ tôi lại" [38]. Cuối cùng, chủ nghĩa cá nhân phương Tây thất bại và đạo lý Khổng Tử cổ truyền đã được gìn giữ.

    Leslie Fieđler đã lần ra manh mối khái niệm về tình yêu lãng mạn ở những quy cách của tình yêu phong nhã xứ Provence thế kỷ XI và trong phong trào lãng mạn của thế kỷ XVIII. Từ những nguồn gốc đó xuất hiện những tiểu thuyết về tình yêu ủy mị của giới trung lưu, một loạt tiểu thuyết ưa lấy tên phụ nữ đặt tên sách như "Clarissa" của Richardson; "Julie" của Rousseau; "Graziella" của Lamartine; "Camille" của Dumas con. "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link" của Hoàng Ngọc Phách chắc chắn có liên quan đến những nhân vật chính đó, cũng như nàng có liên quan đến Hạnh Nguyên, Thúy Kiều, Nguyệt Nga và những nhân vật nữ chính khác trong truyện thơ Việt Nam viết theo các câu chuyện "tài tử giai nhân" của phương Đông. Cách xử sự của Tố Tâm có thể hiểu theo hai cách: như là sự biểu hiện của "tiết" và "trung" ở Việt Nam đối với người đàn ông mà nàng thầm đính ước, hoặc như là sự tự dấn thân vào một cuộc tình duyên lãng mạn say đắm theo kiểu Rousseau. Hoàng Ngọc Phách rõ ràng nhận thấy những hành động của nhân vật nữ chính của ông có thể hiện theo cả hai cách đó. Vì là sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm, ông sớm có trách nhiệm về sự phát triển tinh thần của thanh niên Việt Nam và vì bản thân ông tin vào "đại gia đình" [39] truyền thống, ông đưa vào sách lời tựa của mình mà trong đó ông giới thiệu cuốn tiểu thuyết của ông như là một bài học thực tế về mối nguy hiểm của thứ tình yêu lãng mạn đã từng được phương Tây cổ vũ. Ông cũng nhấn mạnh những đức hạnh đạo Khổng của Tố Tâm. Đó là một phụ nữ đành cam chịu đau khổ hơn là làm hại đến người đàn ông mình yêu. Tính cách đó "đem dùng với nhà thì thành con hiếu, đem dùng với nuớc thì thành tôi ngay, đem dùng vào cảnh vợ chồng đẹp đôi thì thành vợ thuận chồng thuận túc là mẹ hiền" [40]. Đáng tiếc là ông đã phân tích tình yêu một cách tỷ mỷ và mô tả cách biểu lộ tình yêu qua ánh mắt và giáng điệu một cách tài tình đến mức những người đọc nhất là người đọc trẻ tuổi tôn kính ông - như Phạm Thế Ngữ, nói: ông là một "thầy giáo của tình yêu" chứ không phải một "thầy giáo về đạo lý"[41]. Một nhà phê bình khác cho rằng: sức tưởng tượng và những phẩm chất nghệ thuật của Hoàng Ngọc Phách đã giúp ông tiếp xúc, có lẽ một cách không có ý thức, với những thực tế liên quan đến sự hấp dẫn của tình yêu lãng mạn mà lúc đầu "nhà giáo dục trong người ông" đã ngăn không cho ông nhận thấy đầy đủ. Khi ông nhận thấy tiểu thuyết của ông ca ngợi và bảo vệ tình yêu lãng mạn và đồng thời cũng phê phán nó ở cùng mức độ, ông đã viết thêm lời tựa để giảm nhẹ tác hại [42].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn có một lời tựa khác, do một người bạn của tác giả là Lê Hữu Phúc viết. Nó làm sáng tỏ ít nhiều sự khác biệt giữa mục đích của tác giả và phản ứng của người đọc và giúp chúng tôi hiểu cái mà Hoàng Ngọc Phách gọi là "tâm lý tiểu thuyết". Những người đọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link biết trước rằng các câu chuyện đều có một bài học đạo đức. Ông đã đem đối lập hai quan điểm về giáo dục đạo lý: một quan điểm đã lỗi thời mà theo nó, những nguyên tắc đạo lý được đưa ra như là những điều răn sẵn có không cần tranh cãi, và một quan điểm mới mẻ cho rằng những nguyên tắc này cần dựa trên cơ sở sự quan sát kỹ luỡng và sự nghiên cứu tâm lý con người. Sau khi đã nêu lên sự khác biệt này, ông đem "tiểu thuyết" loại cổ [43] - loại mà xác định rõ ràng một cách trực tiếp điều gì là tốt, điều gì là xấu - gán với quan điểm giáo dục cũ và đem "tiểu thuyết tâm lý" gắn với quan điểm mới [44]. Lê Hữu Phúc giải thích rằng: khi đọc tiểu thuyết tâm lý các bạn không thể đơn giản noi gương các nhân vật chính nam hay nữ vì khác vói các nhân vật trong những câu chuyện cổ, những nhân vật này có thể không phải là những tấm gương mẫu mực về đạo đức. Họ gần gũi với những chuyên đề mà người đọc phải phân tích và rút ra những kết luận của riêng mình về tư cách đạo đức của họ. Nói một cách khác, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không mang một lời khuyên rõ ràng về đạo đức thường được nghe ngay từ đầu qua những thành ngữ rấtt kêu trong các truyện thơ như Lục Vân Tiên; nhưng nó chứa đựng lời báo trước về mối nguy hiểm trong những quan hệ như quan hệ Tố Tâm - Đạm Thủy. Tất nhiên người đọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không để ý đến những lời nhắc nhở đó - theo chúng tôi trước hết là vì họ không quen tiếp thu ý nghĩa của những thông điệp đạo đúc này và cũng vì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã đưa ra những thông điệp mâu thuẫn. Sau đó Hoàng Ngọc Phách đã có một bài phát biểu đưa ra những lập luận về quan hệ giữa văn học và giáo dục đạo đức, giống hệt như những lập luận mà ngưòi bạn của ông đã đưa ra trong lời tựa này [45]. Rõ ràng trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Hoàng Ngọc Phách đã thử nghiệm những phương pháp giáo dục đạo đức mới mà ông đã học được ở Trường cao đắng Sư phạm trong thời gian đó và ông đã thử nghiệm bằng phương pháp khách quan hơn, được nhiều người biết đến - của những nhà văn Pháp như Maupassant và Bourget không còn nghi ngờ gì; ông hy vọng rằng sự thử nghiệm giáo dục và sự thử nghiệm văn chương của ông sẽ bổ sung cho nhau. [...]


    [...]

    ______

    [38] Tố Tâm Sđd; tr.73

    [39] Trong cuộc phỏng vấn của ông với Lê Thanh, Hoàng Ngọc Phách nói: ông tin rằng gia đình Việt Nam là một cơ chế thiêng liêng đã gieo vào tâm trí con người sự sẵn sàng hy sinh và lòng vị tha vượt lên trên tính ích kỷ. "Trong Tố Tâm tôi muốn đưa ra ảnh hưởng đáng kinh ngạc của gia đình. Các nhân vật trong câu chuyện hiểu ý nghĩa của sự hy sinh vì cha mẹ họ" (Lê Thanh. Sđd; tr. 109 - 111).

    [40] Tố Tâm. Sdd; tr.16.

    [41] Phạm Thế Ngữ. Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III. Quốc học tùng thưxb, Sài Gòn, 1965; tr.366.

    [42] Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, 1982. Bđd; tr.19 - 20.

    [43] Bằng từ "tiểu thuyết" ở đây Lê Hữu Phúc muốn nói đến truyện thơ hư cấu Lục Văn Tiên.

    (44) TốTâm. Sdd; tr.10-11.

    [45] Hoàng Ngọc Phách. Lối văn trung hậu. Viết 1933. In lại ở Thời thế với văn chương. Nxb. Cộng lực, Hà Nội, 1941.
     
    teacher.anh thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Khi phác họa lịch sử của tiểu thuyết tình yêu ủy mị, Fiedler nói rằng: chính từ Richardson mà Goethe và Rousseau "học được bài học rằng: chủ đề của một tiểu thuyết là "trái tim con người" tức là tâm hồn với tất cả các mặt phức tạp và những sự tự dối mình của nó nhưng đặc biệt là vào thời điểm yêu đương" [46]. Những nhà văn này và những nhà văn châu Âu khác đã chuyển bài học này cho Hoàng Ngọc Phách. Ta hãy để ý một chút tới sự giống nhau giữa Clarissa và Tố Tâm: cả hai nữ nhân vật này đều có cái tên gợi lên sự trong trắng; cả hai đều là mẫu mực về đức hạnh; cả hai cùng bị quyến rũ bởi sự hấp dẫn của chàng trai mình yêu và dẫn tới mối quan hệ bị gia đình họ và xã hội phản đối; cả hai cũng tự tử bằng cách mong được chết. Những sự giống nhau đó rõ ràng do hai nguyên nhân: vì có sự giống nhau giữa những điều kiện kinh tế và xã hội của Anh và Pháp thế kỷ XVIII và Việt Nam giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (sự xuất hiện của tầng lớp tư sản, hệ thống kinh tế tư sản), và vì Hoàng Ngọc Phách đọc những tiểu thuyết và thơ lãng mạn Pháp. Rõ ràng nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn nguyên nhân thứ nhất. Hoàng NgọcPhách và những người cùng giới ông rất hâm mộ những nhà văn Pháp. Trong cuộc phỏng vấn năm 1942, ông đã nói với Lê Thanh: "Chúng tôi đọc Bourget và Barres, nhưng thích nhất là những văn gia, thi sĩ về thế kỷ thứ XVIII và XIX. Rousseau, Chateaubriand và bốn thi sĩ mà chúng tôi gọi là "tứ trụ" tức là Lamartine, Hugo, Musset và Vigny" [47]. Nhân vật Đạm Thủy của Hoàng Ngọc Phách đã trích thơ Lamartine và Alired de Vigny, và nói đến việc đọc Paul Bourget và Maurice Barrès (48). Có một sự giống nhau khá rõ rệt giữa Tố Tâm và Graziella của Lamartine và La dame aux camélias (Trà hoa nữ) của Dumas con. Cả ba câu chuyện đều viết về một tình yêu sôi nổi, vô hy vọng và bị cấm đoán; trong cả ba tác phẩm tình yêu đều bị hy sinh để làm tròn trách nhiệm gia đình; cả ba nam nhân vật chính đều đọc những bức thư não lòng của ngưòi yêu sau khi nàng chết.

    Hoàng Ngọc Phách rõ ràng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những nhà văn châu Âu; ông cũng chịu ảnh hưởng họ một cách gián tiếp qua các cổ sự "uyên ương hồ điệp" của Trung Quốc [49], một loại truyện hư cấu mà nguồn cảm hứng một phần là những bản dịch tiểu thuyết châu Âu, đặc biệt là bản dịch nổi tiếng quyển La dame aux Camélias (Trà hoa nữ) của Dumas con của Linshu. Về nhiều phương diện, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Hoàng Ngọc Phách là một công trình biên soạn lại bằng tiếng Việt quyển Tuyết hồng lệ sử (Câu chuyện đau buồn về con thiên nga trắng) của Từ Trẩm Á, xuất hiện trên báo Nam phong của Việt Nam năm 1923 và 1924 trong bản dịch của Mai Khê. Hoàng Ngọc Phách viết Tố Tâm năm 1922 nhưng chắc rằng bản dịch của Mai Khê (hay của một người nào khác) đã xuất hiện trước khi nó được in trên tờ Nam phong. Vì Hoàng Ngọc Phách biết tiếng Trung Quốc nên ông cũng có thể đọc Tuyết hồng lệ sử trong nguyên bản. Dù sao thì hai cuốn tiểu thuyết này có những điểm giống nhau nổi bật. Cả hai cùng được dàn dựng tỷ mỷ với những lời tựa chỉ ra rằng đây là câu chuyện thật; cả hai đều là câu chuyện một tình yêu vô hy vọng; đều gồm những bức thư và nhật ký và cùng kết thúc rất buồn thảm bằng việc nữ nhân vật chính mong muốn được chết. Chúng ta hãy nêu lại sáu giai đoạn của 'con đường lãng mạn” mà các nhân vật của một "truyện uyên ương” phải trải qua:

    1/ Những tài năng do trời phú cho
    2/ Tính đa sầu đa cảm
    3/ Yêu đương
    4/ Số phận phũ phàng
    5/ Sầu thảm và bệnh tật
    6/ Sự hủy hoại [50].

    Tố Tâm và Đạm Thủy cũng theo con đường này chứng minh thêm rằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là sự Việt Nam hóa một công thức đã được các nhà văn Trung Quốc chuyên viết những "truyện uyên ưong" phổ biến. Nhiều đoạn văn trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và trong bản dịch quyển Tuyết hồng lệ sử của Mai Khê giống nhau, đến nỗi nếu ta đem một đoạn văn từ quyển này tách rời nó ra thì khó ai có thể nói rằng đó là từ quyển này hay quyển kia.

    Trong lần Lê Thanh phỏng vấn ông năm 1942, Hoàng Ngọc Phách không nói gì đến Tuyết hồng lệ sử. Ông mô tả mục đích của ông về Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: "Hồi ấy, tôi có mục đích viết một quyển tiểu thuyết khác hẳn những tiểu thuyết đã có, cả về hình thức và tinh thần, về hình thức, chúng tôi xếp đặt theo những tiểu thuyết mới của Pháp, lối kể chuyện, tả cảnh theo văn chương Pháp cả. Về tinh thần, chúng tôi đem vào những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tách theo phương pháp của những nhà tâm lý tiểu thuyết có tiếng đương thời" [51]. Người viết tiểu thuyết tâm lý trội nhất cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là Paul Bourget, một người bạn của Maupassant và một thành viên của nhóm Émile Zola. Ông đã thử phương pháp tả chân và phương pháp tự nhiên nhưng sau đó ông cảm thấy mình thích phương pháp tâm lý hơn. Cũng như những nhà văn hiện thực và theo tự nhiên, ông thích quan sát và miêu tả chi tiết kèm theo chút ít lời bình luận của tác giả. Nhưng thay vào việc miêu tả diện mạo bên ngoài, ông thường miêu tả những trạng thái tâm lý bên trong của nhân vật. Tiểu thuyết thành công nhất của Bourget là Le Disciple (Người đệ tử) (1889), câu chuyện về một người đàn ông trẻ, người học trò của nhà triết học hàng đầu theo thuyết quyết định, đã khiến một phụ nữ trẻ tự tử, khi anh ta dùng nàng để thử nghiệm giá trị những lý thuyết của thầy anh ta. Dường như rõ ràng là Hoàng Ngọc Phách đã quen thuộc tác phẩm này.

    Trong cuộc phỏng vấn nói trên, ông coi Bourget như một tác giả được ưa chuộng và có một số cảnh trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link giống những cảnh trong Le Disciple. Ví dụ Robert Greslon (Le Disciple) và Đạm Thủy (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) cũng phát hiện ra rằng tình yêu của họ đã được đáp lại nhờ khi đi qua căn phòng của người họ yêu trong một cuộc đên thăm không hẹn trước; họ đã tìm thấy những trang viết và những vật kỷ niệm. Một nhà phê bình cho rằng: giống như Robert Greslon, Đạm Thủy, với những hành động mà ít nhất một nửa là cố ý, đã quyến rũ Tố Tâm bằng cách tác động vào sự ham mê văn chương lãng mạn của nàng [52].

    Tuy nhiên, sự giống nhau đó không quan trọng bằng sự giống nhau trong phương pháp. Rất nhiều đoạn trong Le Disciple nói lên sự tự phân tích cẩn thận những cảm xúc của Robert Greslon khi anh đem lòng yêu Charlotte. Giống như Greslon, Đạm Thủy phân tích những cảm xúc của chàng một cách chi tiết khi chàng kể lại mối quan hệ giữa chàng và Tố Tâm đã chuyển từ tình anh em sang tình yêu nồng nàn như thế nào. Sự miêu tả chi tiết mọi biểu hiện bên ngoài hay những trạng thái tinh thần bên trong là một điều hiếm thấy trong văn chương Việt Nam truyền thống. Phạm Quỳnh, một nhà trí thức lớn và là chủ bút của tạp chí Nam phong đã chỉ ra điều đó năm 1921 trong bài bình luận đầu tiên về tiểu thuyết Việt Nam. Ông nói: Những nhà văn Việt Nam và Trung Quốc trước kia thường thích "chép sử" hay phương pháp "đường thẳng" không để chỗ cho những đoạn đi xa hay những đoạn tả cảnh hoặc những cảm xúc [53]. Thể thơ cố định của truyện thơ chỉ giúp cho việc miêu tả ngắn gọn, thường đạt được khi dùng những câu nói rập khuôn và sự ám chỉ những kinh điển Trung Quốc. Ít nhất là bốn năm trước khi Hoàng Ngọc Phách viết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, vài nhà văn đã thử miêu tả thực tế, đáng chú ý hơn cả là Phạm Duy Tốn và Phạm Quỳnh đã xuất bản và khen ngợi họ trong từ báo của ông [54]. Nhưng Hoàng Ngọc Phách là nhà văn miền Bắc đầu tiên đã viết một tác phẩm hư cấu dài bằng văn xuôi có những đoạn miêu tả tỷ mỷ về phong cảnh và những tình cảm. Chắc chắn rằng sự sáng tạo này đã góp phần đem lại những ấn tượng mạnh mẽ cho những người đọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    [...]

    ______

    (47) Lê Thanh. Sdd; tr. 102.

    (48) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Các tr. 65, 21, 18.

    (49) Thành ngữ "mandarin duck and butterfly fiction" được sử dụng lần đầu tiên để nói tới một loại truyện hư cấu xuất hiện ở Trung Quốc những năm 1910. Những người tạo ra nó ưa dùng "biểu tượng uyên ương và bướm" để chỉ nguời tình. Sau này những nhà văn của phong trào Ngũ tứ vận động dùng từ ngữ này để chỉ tác phẩm hư cấu viết theo văn phong cổ được nhân dân ưa thích (xem E.Perry Link. Uyên ương và hồ điệp: tiểu thuyết phổ thông ở những thành phố Trung Hoa đầu thế kỷ XX (Mandarin Ducks and Butteílies: popular fiction in Early twentiech - Century Chinese cities). Đại học tổng hợp California xb. Berkeley và Los Angeles, 1981; tr. 7-8.

    (50) E.Perry Link. Sđd; tr. 64-78.

    (51) Lê Thanh. Sđd; tr. 103-104.

    (52) Huỳnh Sanh Thông. Xu hướng chính của văn học Việt Nam giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (Main Trends of Vietnamese Literature Betvveen the Two World Wars. Vietnam Forum, No 3 (Winter - Spring), 1984; tr. lll.

    (53) Phạm Quỳnh. Bàn về tiểu thuyết. Nam phong tạp chí, No 48, Janvier 1921; tr.8.

    (54) Ví dụ xem lời giới thiệu của Phạm Quỳnh (Một lối văn mới. Nam phong tạp chí No 18, Décembre 1918; tr. 355) về Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, một câu chuyện sử dụng cách miêu tả khách quan và tỷ mỷ theo kiểu truyện La partie de billard (ván bi-a) của Alphonse Daudet.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/12/15
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    KẾT LUẬN


    Sau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sự khác biệt giữa truyện hư cấu (romance) và tiểu thuyết (novel) trở nên sâu sắc. Đạm Thủy và Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã bị chủ nghĩa cá nhân cám dỗ nhưng cuối cùng họ đã vui lòng hy sinh những thỏa thích cá nhân để giữ gìn sự hòa thuận trong "đại gia đình". Đầu những năm 30, Nhất Linh và những nhà văn khác của Tự lực văn đoàn đã tổ chức một phong trào mà 2 trong 10 mục đích được thông báo của nó là khuyến khích chủ nghĩa cá nhân và từ bỏ giáo lý đạo Khổng [55]. Trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Hoàng Ngọc Phách chỉ ám chỉ rằng có thể có phần sai lầm trong các cuộc hôn nhân được sắp xếp trước [56]. Những nhà văn của Tự lực văn đoàn viết những cuốn tiểu thuyết dứt khoát chống lại chúng và những khía cạnh khác của đạo lý truyền thống mà trước tiên là đạo Khổng. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link được xem như chiếc cầu nối giữa những truyện thơ như Lục Vân Tiên và các tác phẩm của Tự lực văn đoàn.

    Lennard Davis nói rằng: sự đoạn tuyệt giữa truyện hư cấu (romance) và tiểu thuyết (novel) không nên được hiểu là sự cố tình nổi dậy chống lại truyện hư cấu. Ông phản đối những khái niệm quá đơn giản về ảnh hưởng dẫn đến việc mô tả lịch sử văn học như một chuỗi dài các nhà văn cố tình bắt chước hoặc chống lại những nhà văn lớp trước. Ông nói: tất cả các vấn đề ảnh hưởng cần được xem xét bằng cách lùi lại bối cảnh văn hóa xã hội của chúng [57]. Trường hợp của người Việt Nam giúp cho chúng ta thừa nhận một phần quan điểm của Davis, nhưng tất nhiên không giống những nhà viết tiểu thuyết Anh như Defoe và Richardson, những người đã cố mày mò tìm một thể loại mới chưa hề có. Hoàng Ngọc Phách và một số nhà viết tiểu thuyết khá sớm của Việt Nam khác đã cố làm bằng tiếng Việt cái mà những người khác đã làm bằng những ngôn ngữ khác. Đã có sự cố tình bắt chước nào đó, nhưng ta không nên coi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là một hành động nổi dậy hoặc bắt chước giản đơn, như chúng tôi đã cố gắng chỉ ra: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là sản phẩm của thời đại của nó. Hoàng Ngọc Phách hiểu điều này. Sau này, khi suy nghĩ về ảnh hưởng của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ông nói: "Dường như nó đã xuất hiện khi chúng tôi đang mong chờ một cuốn tiểu thuyết như vậy" [58].


    CAO THỊ NHƯ QUỲNH
    JOHN C.SCHAFER

    Tập san nghiên cứu châu Á
    (The Journal ofAsian Studies)
    N0 4 November 1988; tr. 756-777

    Lê Minh Thắng dịch.
    Mai Tấn So hiệu đính.

    ______

    [55] Những mục đích này đã được in ra trên báo Phong hóa ngày 2-III-1937.

    [56] Ông gợi ý nhẹ nhàng điều đó bằng cách để cho một ông chú của Tố Tâm thuyết phục (nhưng uổng công) bà mẹ nàng rằng không nên buộc con cái phải lấy người chúng không yêu (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sđd; tr. 77-78).

    [57] Lennard Davis. Sđd; tr. 41.

    [58] Lê Thanh. Sđd; tr. 106.
     
    hongquocminh and minhnghenhac like this.

Chia sẻ trang này