Thơ Việt Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc <1000QSV1TVB #0086>

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Thu VO, 19/11/17.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0088.4.Tục ngữ phong dao- TAP 4.PNG

    Tên sách : TỤC NGỮ PHONG DAO – Tập 4 – Câu đối
    Tác giả : ÔN-NHƯ NGUYỄN-VĂN-NGỌC
    Nhà xuất bản : VĨNH-HƯNG-LONG THƯ-QUÁN
    49-51, Phố Hàng Đường, Hà-nội.
    Năm xuất bản : 1931, In lần thứ nhất
    ------------------------
    Nguồn sách : vannghiep.vn
    Nguồn sách bổ sung : Trần Hải
    Đánh máy : minhnn.ictc, ngoctinhpham, LiemNT, thao nguyen, linling, minhf, mopie, suongkt, Ha–nhanh
    Kiểm tra chính tả : Socnho, Trần Lê Hương, lotus, Thư Võ

    Biên tập chữ Hán-Nôm : Đỗ Văn Huy
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 18/12/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả ÔN-NHƯ NGUYỄN-VĂN-NGỌC
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.
    Ghi chú của nhóm làm ebook :

    - Nhằm lưu giữ vết tích của sách xưa, nhóm làm ebook sao y bản chính những chữ có chính tả khác với chính tả ngày nay, như : dời bỏ nhau, dọng văn, dai nhân, trốn dình xem, dăn dạy, khinh dẻ, dằn dọc đêm khuya, mặt giăng, mặt giời, giúp giập vua chúa, lều gianh, gọi con giối rằng, giả nhời, bả giàu (bả giầu), rắn giỏi, giận giày tàu, đánh đông giẹp bắc, giang chân ruỗi, củi giốt súc vật, giở lên, giồng giọt, mài rũa, lẩy rời, rạo chơi, rồi rào, rơ ráy bửn thỉu, chế riễu, tặn nguyên-ủy, bốc tặn giời xanh, đường chơn, châm trọc, ngửng lên, đứng tiên vương...

    - Vì lý do kỹ thuật, nhóm làm ebook không trình bày các câu đối theo chủ ý của tác giảlà « … in ngăn làm hai bên đối nhau, dòng bên này bao nhiêu chữ, thì dòng đối bên kia cũng đủ bấy nhiêu chữ... » mà chỉ biên tập bình thường theo hàng ngang từ trái sang phải. Mong bạn đọc thông cảm.

    MỤC LỤC

    TỰA
    PHÉP LÀM CÂU ĐỐI

    I. CÂU ĐỐI TOÀN NÔM

    CÂU ĐỐI TẾT
    CÂU ĐỐI MỪNG
    CÂU ĐỐI PHÚNG
    TẠP LIÊN
    TỰ-THUẬT – TỰ-THÂN
    ĐỀ TẶNG
    VỊNH CHƠI
    TRÀO PHÚNG
    TỤC–NGỮ
    LINH TINH​

    II. CÂU ĐỐI NÔM PHA CHỮ
    NÔM CHỮ LẪN LỘN
    NỬA NÔM NỬA CHỮ
    TRIẾT–TỰ​

    III. – CÂU ĐỐI CHỮ HÁN
    TRIẾT–TỰ
    LINH–TINH
    IV. – CÂU ĐỐI LIỀU

    V. – CÂU KHÔNG ĐỐI ĐƯỢC


    IV. – CÂU ĐỐI KHÔNG GIẢI NGHĨA
    CÂU ĐỐI TẾT
    CÂU ĐỐI MỪNG
    CÂU ĐỐI PHÚNG
    TẠP LIÊN​

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/12/17
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK được đăng tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cảm ơn bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã giúp dự án 1000QSV1TVB bổ sung các trang thiếu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/12/17
    honvietbiz and Heoconmtv like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Câu đối cứ kể, không đáng đứng làm một loài văn riêng như Thơ, Phú, Văn bia, Văn tế, …

    Câu đối, chẳng qua, chỉ là một lối văn vụn-vặt, tính từng chữ, chớ không đếm từng trang, từng tờ.

    Tuy vậy mà câu đối là một thể văn rất cần. Phàm các lối văn vần của ta, bất cứ là Thơ hay Phú, Văn tế hay Văn bia, cho đến cả văn Lục-bát hay Song-thất-lục-bát cũng không vượt được câu đối, cũng đều có câu đối lẩn ở trong.

    Người ta có biết làm câu đối, nhiên-hậu mới học làm thơ, làm phú được. Câu đối khác nào như a, b, c của quốc-ngữ, như bước đầu vào làngvăn.

    Nói rộng nữa, cả các lối văn xuôi cho đến một câu nói thường, lắm khi cũng phải mượn đến văn câu đối. Tiếng ta vốn là tiếng đan-âm, nên bài văn hay câu nói của ta, muốn cho xinh đẹp, giòn giỏi, nhiều khi phải gióng chữ đi đôi, cùng nhau sánh cạnh cho đều như đôi ngựa thắng vào xe cộ. Ấy cái nghĩa hai chữ « biền ngẫu » [-], cái lối gọi là « biền văn » [-], « đối ngẫu » [-] là như thế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    *

    Vì câu đối là lối văn đơn-giản, mà công-dụng của câu đối thành rất to. Quả vậy, người ta, bất cứ về dịp nào, mối thất tình đã động, là cũng nên câu đối được cả. Dịp vui có câu đối mừng, dịp buồn có câu đối viếng ; hết một năm, hơn một tuổi có câu đối thưởng xuân, qua mười năm, lên một giáp có câu đối chúc thọ ; mến cảnh, chiều đời mà làm câu đối được, thì ghét người, giận thân cũng làm được câu đối ; ở nơi đình chùa, miếu mạo oai-linh, trịnh-trọng mà đề được câu đối, thì ở chốn anh em bè bạn chơi đùa, cợt nhả cũng ngâm được câu đối.

    Lại xem các truyện xưa, có khi chỉ vì một đôi câu đối khẳng-khái, tài tình mà nên danh nên giá, nên vợ nên chồng, thì lắm khi cũng chỉ vì một đôi câu đối tức khí, xỏ-xiên mà đánh nhau đến vỡ đầu, xẻ tai hay thù nhau đến chết cũng chưa quên.

    Lại, người ta, bất cứ về hạng nào, vết mực, nét bút còn biết lấy làm trọng, là còn ưa chuộng câu đối, thích dùng câu đối cả. Từ nơi cung-điện nguy-nga của Vua, Chúa cho đến chốn nhà gác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lều gianh của Mường, Mán, qua bao nhiêu nhà quan, nhà dân, nơi thành-thị, chốn thôn-quê, nhà nào, là nhà không có, ít ra, cũng một vài câu đối. Trước cổng ngoài : đôi câu đối ; ở giữa sân : đôi câu đối ; vào trong nhà, nhà thờ, nhà khách bao nhiêu câu đối ; có khi che kín cả cột, lấp cả tường đông-đúc nghìn-nghịt như cây trong rừng, như bông lúa ngoài ruộng. Nào câu đối chữ Hán, nào câu đối chữ Nôm, nào câu đối cụ đồ viết, nào câu đối quan Nghè soạn, nào câu đối đi kèm với bức hoành-phi hay bức quấn-thư treo trên, nào câu đối đi lồng với bộ tứ bình hay bốn bức tranh sơn thủy vào giữa. Câu này tán tụng bốc lên tặn giời xanh ; câu kia sâu sắc, đâm chọc đến gan ruột, câu này viết lối đỉnh-chung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thật cổ từ bên Tàu mua sang, câu kia viết lối hành-thư thật sắc từ đời Lê để lại, câu này lối chữ thảo khó đọc cho ra như chữ A ti-cập Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, câu kia lối chữ chân, ngang, sổ nét bút trông như thần.

    Xuềnh-xoàng, chỉ tờ giấy đỏ, giấy hồng-hoàng cũng đủ câu đối. Giản-dị, chỉ và vuông vải tây, vải cát-bá cũng xong câu đối. Xa-hoa, gấm vóc cũng thành câu đối ; tỉ mỉ thêu cắt cũng là câu đối Nhã-nhặn mà ra lối Tầu, thì còn gì thay được đôi câu đối viết vào liễn giấy mép viền lụa, hay vạch vào cây trúc, đốt nổi từng đoạn ; lịch-sự mà vẫn của ta, thì còn gì bằng được đôi câu đối gỗ trơn tuột, hay vỏ măng sơn then thếp vàng, hay thếp bạc, phủ son, hay chữ son nền gấm, hay chữ khảm, nền mộc hay chữ đồng nền đánh bóng. Muốn cho lâu dài, thì đắp ngay câu đối bằng mảnh sành, mảnh sứ ; muốn cho bền chặt, thì đục ngay câu đối vảo tảng đá hoa, đá vôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cái lối câu đối đóng khung ngoài lồng kính trang-hoàng, rực-rỡ bao nhiêu, thì cái lối câu đối mài ở trong gương soi chiếu ra lạ mắt mới-me bấy nhiêu, mà cái lối câu đối lấy chữ quốc ngữ thay vào chữ Hán, chữ Nôm duy-tân và chưa được thuận mắt bấy nhiêu.

    Nói tóm lại, câu đối có công dụng hơn là thơ, một đôi câu đối dễ nghĩ, dễ làm, dễ nhớ, dễ viết hơn một bài thơ, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link câu đối là đồ trang sức trong nhà có một không hai tưởng bức tranh khung ảnh không thể nào bằng. Có được một đôi câu đối hay treo trên tường, khác nào như có một ông thầy nghiêm, người bạn tốt ở trước mắt, ý nghĩa nó như biết nói năng, nét bút nó như muốn cử-động, lại nhờ thêm được tay thợ khéo khắc, nước sơn tốt mầu, thì thật là khiến cho người tặng, lúc đưa cũng phải hài lòng, người nhận lúc treo cũng phải thích trí, và sau, bao nhiêu người trông, người đọc cũng phải tấm-tắc khen như lấy làm ưa chuộng quyến luyến, như lấy làm khoái lạc say mê vậy. Văn-chương tuyệt cú đấy, bức họa thần bút đấy, mỹ-thuật đấy, kỷ-niệm đấy, lưu danh thiên cổ cũng đấy.

    *

    Thể văn câu đối cần như thế, công dụng câu đối to như thế, cho nên cách học tập làm câu đối, các cụ xưa thật là đào luyện hết phép, theo đuổi đến nơi vậy.

    Ngay tự lúc bé, học chưa hết quyển Tam tự kinh, viết còn mới dạm chữ son, các cụ đã phải tập làm ngay câu đối. Bắt đầu còn một chữ, dần dần hai chữ, ba chữ, sau lên đến năm, bảy chữ, ngoài mười chữ, thế là đủ các lối tiểu đối, câu đối thơ, câu đối phú các cụ khéo tập theo cái luật tuần tự nhitiến lắm. – Trước còn lấy những chữ sẵn trong sách ra, lại tìm những chữ sẵn trong sách đối lại, sau mới đặt những câu tự nghĩ ra để tìm những câu tự nghĩ lấy mà đối lại, các cụ thật biết cách cầu đến Thánh hiền trước rồi sau mới cậy đến chính mình. – Buổi sáng đến trường đọc bài, nghe nghĩa bài, buổi chiều đến trường, viết xong trang phóng hay trang buông, là mài-miệt vào câu đối, chưa đối xong, là chưa được về nhà các cụ thật khéo tập cái trí tìm-tòi, bắt phải tìm, mà tìm cho kỳ thấy mới nghe.

    Cách học tập công phu bao nhiêu, thì cách chấm-chữa phải phân-minh, cách trừng phạt cũng phải nghiêm-nhặt bấy nhiêu. Câu đối hay được khuyên, câu đối khá được chấm, câu đối dở thì sổ, đến như câu đối mà thất luật, thì nào phải mắng, phải đánh, nào phải vòng mép, phải luồn chôn thật là đê nhục, các cậu học trò bây giờ tất cho là những cách hình-phạt quá ư nặng-nề làm mất phẩm giá con người. Mà dễ cả ông thầy dạy các cậu bây giờ cũng kêu là học câu đối như thế không được lợi gì cho phần trí dục, mà mất bao nhiêu công phu, uổng mất bao nhiêu thời giờ. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đó là xét về mặt phương-pháp giáo-dục tối tân. Nhưng thật kể ra xưa kia, cách tập làm câu đối cũng là một cách luyện trí khôn rất hay, bắt trí khôn nào phải nghĩ phải tìm, nào phải cân nhắc phải so-sánh, nào phải nhớ cho được, phải đặt cho nên ; thật là đủ cách. Cái sự thể-thao trí-tuệ nhỏ mọn ấy thế mà cần : một câu đối năm, bảy chữ làm mà có nên, thì nhiên-hậu mới bảo hòng làm thơ, làm phú, bài đoạn, văn sách, tinh-nghĩa tràng-thiên, nghĩa là cả các loại văn khác cho nên được.

    *

    Văn câu đối tuy vụn-vặt, mà không phải là khinh thường, cứ kể ra lại thật là rất khó. Chữ câu đối đã ít mà lại phải đi đôi với nhau, nên tất phải kén chọn, lựa-lọc, cân-nhắc, so-sánh sao cho chắc chắn chín nục, già-giặn, giòn-giỏi và chọi nhau thật cân xứng mới được. – Câu câu đối phải rõ, nên tất phải xếp đặt, mài rũa, gọt tỉa, trau giồi sao cho thật phân-minh, sáng-sủa, gọn-gàng mạch nào, đoạn ấy cho đâu ra đấy mới được. – Ý câu đối phải sâu xa, nên tất phải đào-luyện, nung-nấu sao cho dồi-dào, thâm-thúy có hứng-thú mới được… Nói tóm lại, một câu đối hay phải khác nào như một câu phương-ngôn, ngạn ngữ, chữ rất ít, rất gọn mà ý nghĩa bao-hàm rộng-rãi, càng xem càng nghĩ mới càng rõ được cái hay.

    *

    Bởi vậy làm một câu đối cho nên, xưa nay hồ dễ đã được mấy người. Cứ như chúng tôi sưu-tập trong quyển sách này, đếm kể có hàng ngót ba trăm câu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà tựu trung, cái số câu khiến cho ai nấy cùng phải kính-phục và đáng lưu truyền đời này sang đời khác dễ không được là bao.

    Quả vậy, gác những câu đối chữ Hán ra, và không kể quá lên tự đời Trần là lúc văn quốc-âm mới phôi-thai, thì về mấy thế-kỷ gần đây, ngoảnh đi, ngoảnh lại, may cũng chỉ được độ và bốn chục câu là thực hay chói-lói mà thôi. Trong những câu đó, không kể năm ba câu, chưa rõ đích ai làm, thì dễ ta lại cũng chỉ gặp một và cụ mà ta từng được làm quen ở các loại văn khác, như cụ Nguyễn-công-Trứ, cụ Cao-bá-Quát, cụ Nguyễn-Khuyến, cụ Phạm-Thái (tức Chiêu-Lỳ), ông Trần-kế-Xương, ông Nguyễn-đình-Tân… ông Trạng-Quỳnh hay bà Thị-Điểm mà thôi.

    Trong vòng năm bảy mươi năm nay, những người văn câu đối đã hay, chữ câu đối lại tốt là ai ? – Hay nổi danh chỉ có cụ Nguyễn-tư-Giản. Những người đổ về khoa bút thiếp là ai ? – Hay nức tiếng chỉ có ông Nghè-Dụ, ông Nghè Tuyển. Hay lại phải cầu đến những ông người Tàu, chữ tự bên Tàu gửi sang như ông Đào-lập-Kinh, ông Tăng-quốc-Phiên ?...

    Nhưng dù sao nữa, được như thế cũng là hay lắm. Vì hiện nay ta cũng còn có những câu đối nên trang tuyệt bút đáng ngâm đọc, đáng ghi chép để lưu truyền cho con cháu, cũng còn có những đôi câu nét viết thần bút đáng yêu, đáng quí, cố mà giữ lấy để ngắm-nghía đời đời.

    *

    Cái hiện trạng câu đối như thế thì rồi ra cái tương-lai câu đối làm sao ? – Cứ xét như bây giờ, bề ngoài thì thật là hào-nháng, nước sơn bóng bảy, vàng bạc rực-rỡ, nhung cắt, chỉ thêu, gấm vóc xa-hoa, gương lồng nhấp-nhoáng. Lại thật là tiện việc : ở nhà quê, chợ nào về dịp Tết mà không được một vài ông viết thuê nhấp-nhổm ngồi chờ khách đến mua chữ, xung-quanh, ngay dưới đất, căng bao nhiêu câu đối nét mực còn ướt và đủ các khổ dài ngắn, rộng hẹp, đủ các thứ giấy hồng-điều, hồng-hoàng hay chỉ-chu. Ở tỉnh-thành bất cứ lúc nào, mấy nơi, mà không có những hàng đây là « Tả tự » [-] đó là « Hiếu hỉđối chướng » [-] của những ông khoa-mục, những nhà văn-sĩ mở, trong nhà treo la-liệt những câu đối, vải có, vóc có, dán có, thêu có, sơn khảm cũng có, tiền càng nhiều, thì câu đối càng đẹp. Ở Hà-nội thì vào ngay hiệu các chú câu đối trúc, câu đối liễn thiên-thung và lủng-lẳng treo ngay áp ván gác, hay cứ ngồi nhà cũng có chú ôm từng ôm đi rong các phố và mang vào tận nơi ta xem, ta lựa, ta mua, cùng với bao nhiêu sách vở, tranh vẽ khác. Còn đâu đâu, có dịp phải mừng ai, hay phúng ai, mà lại không tìm được một vài cụ đồ sẵn chữ, sẵn nghiên, chỉ đem cơi giầu hay bao chè lại, là cụ đã nghĩ cho được một đôi câu đối Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cụ vừa rung đùi, vừa ngâm, vừa viết, tưởng chừng như không còn ai bằng, không ai chữa được nữa.

    Cái bề ngoài như thế. Nhưng tựu trung thì có nhẽ vì gặp cái buổi giáo-thời táp-nham, mà câu đối cũng sinh ra biến đối táp-nham, khiến cho người hoài cổ phải phân-vân không rõ cái thực hay bây giờ là ở đâu. Câu đối chữ Hán, thì sản ra những câu rất lạ-lùng như câu :

    Thiên tích thông minh Hà-nội
    [-] [-] [-] [-] [-] [-]
    Thánh phù công dụng Đồng-xuân
    [-] [-] [-] [-] [-] [-]

    Ấy là chữ dẫn tự trong kinh Tam-tự ra, ấy là đôi câu đối đề bên một cái chợ to nhất ở chốn « Nghìn năm văn vật » !

    Câu đối chữ Nôm, thì hiện ra những câu đặc-biệt như câu :

    Cuối thu ngày chín, lên chơi núi,
    Đầu trống canh năm, gọi thủng đồi.

    Ấy là những chữ thuần nôm, ấy là lại thêm được cả cái tài nói lái không kém chi Trạng-Quỳnh !

    Câu đối như thế, thì người làm nên câu đối còn ai là Ngộ-Trai với Yên-đổ ? – Người viết ra câu đối còn ai là Nghè-Dụ với Nghè-Tuyển. – Đến như người treo câu đối, thì còn được mấy người là thực biết dùng ? – Hay ý nghĩa có khi sai lạc hẳn, khóc cha thì hóa ra khóc mẹ ? – Hay lạc-khoản có khi nhầm lẫn quá, tôn là cháu, mà điệt cũng là cháu ? – Hay ngày tháng có khi đảo ngược, đầu xuân thì là quí xuân, mà cuối thu thì lại là mạnh thu ? – Hay trái phải có khi lẫn lộn, câu trắc thì treo bên tay trái mà câu bằng lại treo bên tay phải ? – Lại đến cả như người đọc câu đối, nếu chữ tác chẳng đánh ra chữ tộ, thì nhiều khi dễ cũng ngập ngừng mà :

    Trên thì dán nhấm vứt đi,
    Dưới thì ... gì gì ... ấy gì gì ... xuân.

    *

    Câu đối ngày nay mà đã như thế, thì trong khoảng vài ba mươi năm nữa, thử hỏi còn gì là câu đối nữa chăng ? Hay, vì chữ Hán không còn mấy ai theo học, chữ Nôm chưa được mấy ai chịu học, mà rồi câu đối, cùng bao nhiêu lối văn cũ như câu đối, dễ hồ cũng đều theo ngọn nước thủy-triều mà trôi đi mất sạch ?

    Nếu quả vậy, thì cũng là một mối nên lo, cũng là một điều đáng tiếc.

    Mà ấy cũng chỉ vì sự lo, sự tiếc ấy, mà chúng tôi mới cất công sưu-tập làm ra quyển Câu đối này.

    Quả vậy mục-đích của chúng tôi cho xuất-bản quyển Câu-đối này trước hết là tồn cổ, nghĩa là chúng tôi cố sức mà góp nhặt, mà giữ-gìn những câu văn quí hóa của ông cha khi trước còn để lại, sau nữa, là chúng tôi dám mong cho các bạn thiếu niên, nếu quả được chút bụng dạ nào với Văn Nôm, thi cũng chửa nên vội sao nhãng Văn Câu đối, mà lại nên lưu tâm đến, tập luyện lấy, biết đâu sau này vừa chấn-chỉnh được câu đối, lại vừa sản-xuất ra câu đối, họa may nối gót được các bực tiền-bối chút nào chăng ?

    *

    Trong quyển Câu-đối này, trên chúng tôi nói lược qua phép làm câu đối, dưới chúng tôi ghi chép những câu đối mà chúng tôi đã nhặt nhạnh được trong mấy năm nay.

    Cách xếp đặt trong quyển sách đại-để như sau này :

    Câu đối đáng nhẽ không có đầu-đề như Thơ, Phú, cùng các thể văn khác. Nhưng chúng tôi cũng lấy một vài chữ đầu của mỗi vế làm đầu-đề. Như thế khi làm, chúng tôi vừa dễ bổ mục, mà sau này, người xem sách cũng dễ đường tra-cứu.

    Câu đối bao giờ cũng phải hai câu đi gióng nhau hai hay nhiều dòng, - đây tuy không phải dòng đi dọc, nhưng dòng đi ngang, - chúng tôi cùng cho in ngăn làm hai bên đối nhau, dòng bên này bao nhiêu chữ, thì dòng đối bên kia cũng đủ bấy nhiêu chữ. Như thế, người xem dễ nhận ngay ra những chữ nào đối với chữ nào, mạch nào đối với mạch nào.

    Trừ ra những khi đôi câu đối đi lẩn vào trong truyện kể, thì câu đối tất phải theo truyện mà đi một vế ở trên, một vế ở dưới.

    Trong các câu có chữ nào khó, chúng tôi giải nghĩa thật phân-minh, thường khi truy đến tặn nguyên-ủy. Như thế, người xem vừa hiểu rõ hết nghĩa các chữ, vừa biết thêm ra được nhiều chữ mới.

    Mỗi câu chúng tôi lại có một vài nhời gọi là phê-bình qua cả về mặt ý-tứ cả về mặt chữ dùng, như thế người xem mới rõ được câu văn sở-dĩ hay là ở chỗ nào, và hoặc còn chỗ nào chưa được ổn cho lắm.

    Khi chúng tôi giải nghĩa trước, rồi sau mới phê-bình ; khi chúng tôi lại phê-bình trước, rồi sau mới giải nghĩa, là chỉ tùy theo cái thể-bài, thế nào được thuận thì thôi, chớ không chấp-nê theo một trật-tự nhất-định nào.

    *

    Còn cách bổ mục các câu trong sách, thì chúng tôi xếp theo trật-tự như sau này :

    I. – Câu đối toàn nôm,
    II – Câu đối nôm pha chữ.
    III – Câu đối chữ Hán.
    IV – Câu đối liều.
    V – Câu không đối được.
    VI – Câu đối không giải nghĩa.

    I. – Trong những Câu đốitoàn nôm lại phân ra :

    1.) Câu đối Tết hay gọi Xuân-liên;

    2.) Câu đối mừng hay gọi khánh-hạ, gồm cả những câu mừng tuổi, mừng thọ (niên linh), - mừng thi đỗ (đăng khoa), - mừng đền mới, nhà mới (từ vũ, đệ trạch), - mừng đám cưới, (giá thú) mừng các nghề (bách nghiệp)...

    3.) Câu đối phúng hay gọi ai-vãn, gồm cả những câu con khóc cha mẹ hay cha mẹ khóc con, vợ khóc chồng hay chồng khóc vợ, cháu khóc ông bà, cháu khóc chú, rể khóc cha mẹ vợ, cùng những câu viếng người ngoài.

    4.) Tạp liên, là những đối không vào các mục trên, người ta thường làm để vui chơi, gồm cả những câu tự-thuật, tự-thán, - đề hay tặng, - trào phúng đối đáp nhau, - cùng những câu tập-cú về tục-ngữ, những câu linh-tinh…

    II. – Trong những Câu nôm pha chữ lại phân ra :

    1.) Những câu trong có chữ Hán lẩn trong chữ nôm, hay chữ nôm lẩn trong chữ Hán và những câu dùng nghĩa nôm mà âm là chữ Hán.

    2.) Những câu phần trên chữ nôm, phần dưới chữ Hán, hay phần trên chữ Hán, phần dưới chữ nôm, hay chữ Hán lẻn vào giữa chữ nôm.

    3.) Những câu có thể cho như là Chiết-tự, nghĩa là tách chữ ra mà đặt nên câu đối.

    III. – Những Câu đối chữ Hán kể ra thiên vạn không tài nào ghi cho hết. Đây chúng tôi chỉ nhặt ít câu lưu truyền trong sử sách và thiên-hạ xưa nay đều truyền tụng. Những câu ấy cũng phân làm những câu Chiết-tự và những câu linh-tinh.

    IV. – Những câu đối liều tức là những câu chỉ một vế ra là có nghĩa, còn vế đối, tuy gọi có, là chỉ cứ tìm từng chữ một đối liều với từng chữ một cho chọi, chớ chắp lại, không có nghĩa lý gì cả. Trong mục cũng có một đôi câu thật là đối nhảm, đối láo.

    V. – Những Câu không đối được tức là những câu chỉ có một vế ra, xưa nay ai cũng chịu là khó, không tài nào đối được. Hoặc có người cậy là đối được, nhưng cũng là ép-uổng chưa xuôi.

    VI. – Những Câu đối không giải nghĩa là những câu thuộc về cả mấy hạng trên, nhưng chưa gọi là hay, chúng tôi chỉ ghi chép vào đây, cho khỏi sót mà không chú-thích, phê-bình gì cả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPháp-văn, về Tu-từ học cũng có lối gọi là antithèse, parallélisme, tức là phản ngữ, đối ngữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Nhà gác đấy tức là nhà sàn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Lối hình các vạc, cái chuông thuộc về thể triện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Hiéroglyphe.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Chỉ chưa ai nghĩ đúc câu đối bằng gang, bằng sắt vì nghề, dã kim dân ta còn kém.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Có lắm bài thơ mà lưu lại được là chỉ nhờ ở hai câu luân hay hai câu thực, tức là mấy câu đối trong thơ mà thôi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Lối này tức là lối Tập cú. Người Tàu có câu đối tập cú đủ các lối văn bia, cổ văn, cổ-nhạc phủ, kinh Thi, kinh Dịch, v.v…

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng tôi hiện còn thu nhặt nữa cho nhiều thêm lên và chúng tôi dám mong các độc-giả biết được câu nào trong sách chúng tôi chưa có vui lòng mà gửi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ lấy làm hoan nghênh lắm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười Tàu có xuất-bản một quyển nhan đề là “Cổ kim doanh liên đại quan” [-] [-] [-]trong có đủ cả các hạng đối, trướng, các nhà bán câu đối cứ theo đó mà dùng tưởng cũng là tiện lắm.
     
    tieungao, Heoconmtv and deathshine like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    PHÉP LÀM CÂU ĐỐI

    Câu Đối. – Câu Đối là những câu văn đi đôi với nhau.

    Đối [-] tức là ngẫu [-], mà ngẫu nghĩa là đôi. Vậy đối tức là một đôi ; tiếng đôi nôm như ta nói : đôi đũa, tốt đôi vốn gốc ở chữ đối mà ra.

    Liễn. – Lối thơ, văn các câu đi đôi với nhau gọi là Liễn.

    Chữ liễn là đọc trạnh ở chữ « liên » [-] ra. Ta thường dùng chữ liễn để chỉ hai bức dài làm bằng giấy bồi, bằng vóc lụa, dưới có trục dùng để viết câu đối. Khi nói một đôi liễn, tức là chỉ một câu đối viết vào bức giấy ấy.

    Người tàu thường dùng hai chữ doanh liên [-] hay doanh thiếp [-] để chỉ câu đối và nghĩa là liễn hay giấy dán cột nhà.

    Vế câu đối. – Câu đối có hai câu, mỗi câu gọi là một vế.

    Khi mình tự làm lấy cả hai câu, muốn phân biệt câu nọ với câu kia, thì gọi một vế là vế trên, một vế là vế dưới. – Khi người ta làm một vế để cho mình làm vế kia, thì vế người ta làm gọi là vế ra, vế mình làm gọi là vế đối.

    Số chữ trong câu đối. – Kể ra, thì có thể đối từ một chữ giở lên đến nhiều chữ.

    Những câu đối từ một chữđến ba chữ gọi là câu tiểu đối

    Những câu đối năm chữ hay bảy chữ, thuộc về thể Thơ, nên gọi câu đối thơ.

    Những câu đối bốn chữ hay sáu chữ cũng là câu đối thơ, vì thơ cũng có lối tứ ngônlục ngôn. Nhưng những câu ấy không theo luật thơ.

    Những câu đối tám chữ, thì cho thuộc về thể thơ hay thể phú cũng được.

    Những câu đối từ chín chữ giở lên thuộc về thể phú (Song-quan, cách-cú) nên gọi là câu đối phú.

    Câu đối phú thường chia làm hai đoạn, hoặc đoạn trên ngắn bốn, năm chữ, đoạn dưới dài bảy, tám chữ, hoặc đoạn trên dài bảy, tám chữ, đoạn dưới ngắn bốn, năm chữ.

    Những câu đối dài có khi có đến sáu, bảy mươi chữ cũng thuộc về hạng câu đối phú.

    Những câu đối bất-cứ mấy chữ mà lấy chữ sẵn ở trong sách ra lại lấy chữ sẵn ở trong sách đối lại thì gọi là câu đối súc.

    Luật bằng trắc. – Cứ kể, thì đáng nhẽ chữ vế bên này trắc, thì chữ vế bên kia phải bằng, hay chữ vế bên này bằng, thì chữ vế bên kia phải trắc. Thí dụ :

    Tôi tôi vôi
    Bác bác trứng


    Ba chữ Tôi tôi vôi bằng cả đối với ba chữ Bác bác trứng trắc cả.

    Lác-đác mưa sa làng Hạ-vũ.
    Ỳ-ầm sấm dậy đất Xuân-lôi.


    Lác-đác trắc đối với Ỳ-ầm bằng, mưa bằng đối với sấm trắc, sa bằng đối với dậy trắc, làng bằng đối với đất trắc, Hạ-vũ trắc đối với Xuân-lôi bằng.

    Nhưng cái luật không bắt-buộc bao giờ cũng phải nhất-định như thế. Lắm khi những chữ ở trong câu, bằng đối với bằng, trắc đối với trắc cũng được. Thí dụ :

    Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo.
    Nhân tình trắng thế lại bôi vôi.


    Thiên bằng đối với nhân cũng bằng, xác trắc đối với trắng cũng trắc cũng được.

    Những câu đối thơ, thì luật bằng, trắc theo như luật bằng, trắc hai câu thực hay hai câu luận trong bài thơ và cũng được cái lệ trừ nhất, tam bất-luận. (Xem rõ những biểu luật bằng trắc trong sách Nam thi hợp tuyển quyển I trang 12, 13, 14 và 15).

    Những câu đối tám chứ không còn về thể thơ, mà cũng chưa vào thể phú, nên luật bằng trắc có khi theo như thơ, có khi lại theo như phú. Thí-dụ :

    Thánh-tổ bảo Thánh-tôn ra mở nước.
    Thần hồn nát thần tính chạy về nhà.


    Câu này cho là theo thể thơ được vì nó thuộc về thể thơ bát ngôn và đi quán một hơi, thì chỉ cốt ở chữ cuối câu đúng bằng, trắc là được.

    Mười rằm giăng náu, mười sáu giăng treo.
    Tháng chạp sấm ra, tháng ba sấm dậy.


    Như câu này, thì lại cho như là thể phú, vì người ta có thể ngắt làm hai đoạn mà chấm đậu ở sau chữ náu và chữ ra, mà hai chữ ấy phải trắc đối với bằng, bằng đối với trắc cũng như hai chữ ở cuối câu mới được.

    Những câu đối từ chín chữ giở lên, thì những chữ ở cuối câu, cùng những chữ ở các cuối đoạn trong câu có thể chấm đậu được, thì phải theo bằng, trắc cho đúng. Thí dụ :

    Mở khép càn khôn, có ra tay mới biết.
    Ra vào tướng tướng, thử liếc mắt mà coi.


    Mỗi câu đây có hai đoạn, có thể chấm đậu – tức như bây giờ dùng phẩy (,) chấm phẩy (;) hay hai chấm :-)) – ở dưới chữ khôn (vế trên) và dưới chữ tướng (vế dưới), thì hai chữ ấy cùng hai chữ cuối câu là chữ biết với chữ coi phải theo đúng bằng, trắc.

    Lại nên nhận, nếu đoạn trên chữ cuối bằng, thì đoạn dưới chữ cuối phải trắc, hay trái lại, đoạn trên chữ cuối trắc, thì đoạn dưới chữ cuối phải bằng.

    Như câu trên đây đoạn trên chữ cuối « khôn » bằng, thì đoạn dưới chữ cuối « biết » trắc (vế trên), đoạn trên chữ cuối « tướng » : trắc, thì đoạn dưới chữ cuối « coi » : bằng.

    Những câu đối phú mà hoặc đoạn trên, hoặc đoạn dưới bảy chữ, thì đoạn bảy chữ ấy theo bằng, trắc như câu thơ thất-ngôn. Thí dụ :

    Cung kiếm ra tay, thiên-hạ đổ dồn hai mắt lại.
    Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi.


    Như hai câu đây, đoạn dưới bẩy chữ là : « thiên-hạ đổ dồn hai mắt lại » đối với « anh-hùng chỉ có một ngươi thôi » theo đúng luật bằng, trắccủa thơ.

    Những câu đối phú chia làm nhiều đoạn, thì những chữ cuối cả bao nhiêu đoạn trên mà bằng, thì chữ cuối đoạn dưới cùng phải trắc ; trái lại những chữ cuối cả bao nhiêu đoạn trên trắc, thì chữ cuối đoạn dưới cùng phải bằng. Thí dụ :

    Đám công danh có chí thì nên : ơn làng giấy trắng, ơn vua giấy vàng ; chiếu trung đình ngất-ngưởng ngồi trên, ngôi tiên-chỉ đó cũng là rất đáng.

    Nhờ phúc ấm sống lâu lên lão : anh cả bàn năm, anh hai bàn sáu ; đàn tiểu-tử xênh-xang múa trước, tranh tam-đa ai khéo vẽ nên tranh.

    Mỗi câu đây chia làm bốn đoạn. Vế trên, ba chữ cuối ba đoạn trước là : nên, vàng, trên bằng, thì chữ cuối đoạn sau cùng là đáng phải trắc ; - Vế dưới, ba chữ cuối ba đoạn trước là : lão, sáu, trước trắc, thì chữ cuối đoạn sau cùng là tranh bằng.

    Những câu đối dài năm, bảy mươi chữ cũng theo luật bằng, trắc như những câu đối phú, nghĩa là những chữ cuối các đoạn có thể chấm đậu phải đúng bằng đối với trắc, trắc đối với bằng.

    Nhưng có khi không theo đúng như thế cũng được. Cần nhất là chữ chấm đậu trước đoạn cuối cùng thế nào cũng phải giữ cho đúng bằng, trắc thì thôi.

    Khổ độc. – Khổ độc tức là đọc không được xuôi tai. Như trong một câu, chữ đáng bằng mà làm ra trắc, hay chữ đáng trắc mà làm ra bằng thế là khổ độc.

    Mười mấy khoa còn gì, nhờ giời có phúc, có phận.
    Năm mươi tuổi thành tài, mừng ông càng dẻo, càng dai.


    Vế trên, chữ cuối đoạn trên « gì » đã bằng, vế dưới chữ cuối đoạn trên « tài » cũng bằng.

    Thất luật. – Câu đối, mà vế trên chữ cuối cùng đã trắc, vế dưới chữ cuối cùng lại trắc, hay vế trên chữ cuối cùng đã bằng, vế dưới chữ cuối cùng cũng lại bằng, thế gọi là thất luật. Thí dụ :

    Lúa tám, gặt chín tháng một.
    Nồi tư, mua năm quan sáu.


    Vế trên chữ cuối « mộ t» đã trắc, vế dưới chữ cuối « sáu » cũng trắc.

    Câu đối chính mình làm cả hai vế, thì vế trên chữ cuối cùng bao giờ cũng phải trắc. Cho nên câu đối treo bao giờ cũng treo vế trắc bên tay phải, mà tay phải của người đứng ở ngoài trông vào trong nhà.

    Nhưng khi mình ra một vế cho người ta làm, thì chữ cuối câu trắc hay bằng cũng được.

    Một câu đối hay. – Một câu đối hay thì :

    Tư-tưởng phải cho tự-nhiên,

    Ý-nghĩa phải cho minh-bạch.

    Mạch-lạc phải liên-tiếp.

    Nhưng vì văn câu đối ít chữ, cho nên một đôi câu đối hay lại cần nhất ở chữ dùngâm-hưởng các chữ ấy.

    Chữ dùng trong câu đối cốt phải cho :

    Chỉnh, nghĩa là đều nhau, bằng nhau.

    Như chữ danh-từ phải đối với danh từ : nhân đối với nghĩa, - hình-dung từ phải đối với hình-dung từ : xanh đối với vàng, hay đỏ ; động-từ phải đối với động-từ : ăn đối với uống ; - phó-từ phải đối với phó-từ : vô-cùng đối với bất-trị vân vân.....

    Cân, nghĩa là chữ nặng phải đối với chữ nặng, chữ nhẹ phải đối với chữ nhẹ cho xứng đáng.

    Như sắc phải đối với sắc : trắng đối với đen, vị đối với vị : chua đối với ngọt, số đếm đối với số đếm : năm đối với tám, chữ Nôm đối với chữ Nôm : tao đối với , chữ Hán đối với chữ Hán : Hạ-vũ đối với Xuân-lôi, thành-ngữ đối với thành-ngữ : sắn váy quai cồng đối với buông quần lá tọa, tục-ngữ đối với tục-ngữ : lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét đối với một câu nhịn là chín câu lành v. v...

    Khi nào các chữ đối như đối đầu hẳn được với nhau Phật đối với ma, người đối với vật, hay đối với dở, lành đối với dữ, giầu sang đối với nghèo khổ như thế thì nói là đối chọi nhau.

    Âm hưởng các chữ dùng trong câu thì phải cho giòn, nghĩa là khi đọc lên, tiếng nghe kêu sang-sảng.
     
    deathshine thích bài này.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. CÂU ĐỐI TOÀN NÔM

    CÂU ĐỐI TẾT

    1. – THỊT MỠ - CÂY NÊU

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
    Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh.


    Hai câu đối Tết này không ai là không thuộc, không ai là không, hàng năm, cứ tối ba mươi Tết, được nghe trẻ nó nghêu-ngao ở trước cửa, nó tán tụng chúc mừng xong, rồi nó ngồi xó đối, nó đối một câu, là cái câu kết bài Khóa-sắc, khóa xẻ của chúng nó.

    Tết là cái gì ? Cái gì làm nên tết ? – Hay chẳng qua, rút lại, Tết chỉ ở một cái mồm được ăn thịt mỡ với dưa hành, với bánh chưng, tai được nghe tiếng pháo nổ, mắt được trông cây nêu giồng ở ngoài sân, ngoài ngõ ? - Ấy Tết đấy. Cái đặc-tính của Tết chỉ có thế. Không lạp-xưởng, hạt dưa, không sì-gà, li-cơ vẫn không mất Tết, chớ không thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, không cây nêu, tràng pháo, đôi câu đối, thì không còn có cái vị gì là Tết.

    Nên đôi câu đối này, tuy rất tầm thường, mà thực như đã dựng hẳn được cảnh Tết, vẽ được rõ cái cách ăn Tết của cả dân-tộc Việt-Nam ta.

    Về mặt văn, thì dễ chỉ có chữ đỏ đối với chữ xanh là như có vẻ sắc. Còn thì tinh là những chữ danh-từ chỉ mấy từ đồ-vật chắp lại cho đi với nhau mà thôi.

    Vế dưới đôi câu đối này, hoặc có người còn đọc : « Nêu cao, pháo nổ » thay vào bốn chữ « Cây nêu, tràng pháo » Đọc như thế, không được chỉnh, vì chữ cao là hình-dung từ, chữ nổ là động-từ mà đối với chữ mỡ chữ hành là danh từ không được chỉnh Thịt-mỡ dưa hành, là hai danh-từ kép, thì lại phải đối với cây nêu, tràng pháo cũng là hai danh-từ kép thì mới cân.

    Tuy vậy cái phép làm câu đối cho là : Nêu cao, pháo nổ, cũng được. Vì nếu cho như thế, thì thịt mỡ đối với dưa hànhnêu cao đối với pháo nổ. Cái phép đối mấy chữ vế trên đối với mấy chữ cũng vế trên và mấy chữ vế dưới lại đối với mấy chữ vế dưới như thế gọi là Tiểu đối.

    Trong nhiều câu đối chữ Hán, người ta thường dùng cái lối tiểu đối ấy.


    2. – DUYÊN – NỢ

    Duyên với giang sơn, nên dán chữ.
    Nợ gì giời đất phải giồng nêu.


    Câu này người ta tương truyền là của Bà Huyện Thanh-quan làm để dán nhà về dịp Tết.

    Vế trên nói chính về việc dán câu đối ngày Tết cho như mình có duyên với nước non nhà mình, thì mình phải kiếm chữ đề biểu-hiệu cái duyên ấy ra.

    Còn vế dưới nói về sự giồng nêu, mà dùng chữ nợ, là lấy cái điển, Tết đến, người ta sở-dĩ giồng nêu, là do cái tục cổ muốn giữ cho quỉ không dám đến đòi đất của người ở, chỗ nào có cây nêu cắm là đất của nhà Phật, cây nêu tức đã như cái mốc phân địa-giới đất của Phật với đất của ma quỉ vậy.

    Chữ nợ đối chữ duyên chỉnh lắm. Hai chữ giời đất, tuy là nôm, đối với hai chữ giang sơn nghe cũng được, vì hai chữ giang sơn tuy là chữ Hán nhưng ta dùng đã quen, cho như là nôm được.


    3. – THIÊN HẠ - NHÂN TÌNH

    Thiên-hạ xác rồi, còn đốt pháo.
    Nhân tình trắng thế lại bôi vôi.


    Thiên-hạ : tức là thế-giới ; xưa cho rằng giời ở trên, đất ở dưới, nên gọi tất cả chỗ dưới gầm giời gọi là thiên-hạ. Lại vì cái nhẽ đời xưa giao thông không được rộng, nên người ta thường xưng người một nước cũng là thiên-hạ ; như người Tàu xưng thiên-hạ tức là xưng Trung-quốc vậy. Xác : kiệt hết cả, không còn gì nữa. – Nhân-tình : tình nghĩa người ta. – Bôi vôi : cái tục ngày Tết hay rắc vôi bột xuống đất làm hình cung, tên, bàn cờ.

    Đôi câu đối này là của ông Trần-kế-Xương, mà có nhẽ là câu hay nhất trong cả bao nhiêu câu của ông. Ông cũng là nhân Tết mà ngâm vịnh, song câu của ông đây, không phải là vì vui, nhưng vì buồn mà ông ngâm. Hai câu của ông đã như hai nhời than vãn rất là đau-đớn vậy. Chao ôi ! túi đã rỗng, nợ như đìa, sơ như giộng, xác như vờ, mà Tết đến, còn cố lo tiền để mua pháo ! Đáng tiếc thay một sự tiêu phí trong cơn bấn túng. – Khốn chửa ! con cãi cha, vợ đánh chồng, tôi đánh chủ, anh em, bè bạn lừa lọc nhau luôn, nhân-tình đã bạc thế, lại còn bôi vôi vào cho nó bạc thêm sao ! Đáng thương con người đã ở vào cái đời bạc, lại cứ làm cho bạc thêm !

    Cái ý ông Tú cay đắng như thế, nên câu văn của ông rất thảm-đạm. Hai câu văn đây thật giản-dị, bình thường, nhưng thật là gọn gàng sâu-sắc, khiến cho người ta đáng ngâm đọc luôn, mà cũng nên khiến cho người ta, Tết đến, nên viết vào giấy đỏ mà dán lên tường để tỏ chút lòng ưu thời, mẫn thế vậy.


    4. – AI NẤY – TA NAY

    Ai nấy dại vô-cùng, pháo pháo, nêu nêu kinh những quỷ.
    Ta nay nhàn bất-trị, chè chè, rượu rượu sướng bằng tiên.


    Nói pháo, nêu, rượu, chè, thế là đúng với cảnh ăn Tết. Nhưng cái cảnh ăn Tết đây, tác-giả chia rẽ ra làm hai đàng khác nhau xa.

    Một đàng ăn Tết, chỉ cốt pháo đốt cho kêu, nêu giồng cho cao, không phải để vui chơi gì, nhưng chỉ vì sợ quỉ, muốn đuổi quỷ cho xa. Thiên-hạ ăn Tết thế, là thiên-hạ dại lắm, vì ăn Tết theo lối dị-đoan, chỉ những quỉ với ma, có đâu nghĩ đến chính người.

    Còn một đàng ăn Tết, lại chỉ lấy một người làm cốt, cầu cho người tha-hồ được nhàn vui sung sướng. Nào chè cho ngon, nào rượu cho say, chè rượu, rượu chè thỏa thích mấy ngày Tết thật sướng bằng tiên. Ta ăn Tết thế, là ta biết hưởng nhàn, ta khôn đáo để, vì Tết chẳng qua là cái dịp để cho người biết cùng vui với con Tạo với cái tiết Xuân mới êm-đềm, đầm-ấm vậy. Ăn Tết cách này, tức là ăn Tết của các nhà tri-thức.

    Về mặt đối, được những chữ vô-cùng đối với bất-trị, quỷ đối với tiên, thật là chọi và nghe giòn lắm.


    5. – THIÊN-HẠ DẠI – ÔNG NAY KHÔN

    Thiên-hạ dại vô-cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó.
    Ông nay khôn bất-trị, rượu say túy-lý lại nắm mèo.


    Hai câu này người ta cho là của cụ Nguyễn-Khuyến làm và đại-để cũng gần giống như hai câu trước.

    Câu trên cụ nói thiên-hạ dại về cái gì ? – Dại về cái đốt pháo, pháo nổ điếc tai, nhức óc đã không có ích chi mà lại thêm cái thiệt nữa, là chó nó sợ, nó trốn đi mất.

    Câu dưới cụ nói cụ khôn về cái gì ? – Khôn về cái để tiền mua rượu uống, uống đến say bét-nhè, say bét-nhè, rồi nằm một xó chẳng công truyện gì cả.

    Cứ kể đến cái dại của thiên hạ như thế cũng chưa phải là thực dại, mà cái khôn của cụ như thế cũng chưa gọi là thực khôn. – Đây chắc cụ có ý than đời, cái đời bây giờ, dù Tết đến, được gì là vui, mà còn đốt pháo ầm-ỹ như bộ lấy làm mừng-rỡ lắm. Chẳng thà, Tết đến, cứ rượu say rồi nằm ỳ một chỗ gác hẳn truyện đời ra ngoài cho xong. Nhưng dám hỏi những ai thanh nhàn được như cụ và cho ai cũng được thanh-nhàn như cụ, thì phỏng có ích gì cho đời chăng ?

    Hai câu đối nhau thật chỉnh không phải chữ nào là ép cả. Khôn đối với dại, bất-trị đối với vô-cùng, rượu say đối với pháo nổ, mèo đối với chó, thật hay không còn gì hơn nữa. Lại được cái âm-hưởng, câu trên đùng đi với cùng, câu dưới đi với trị nghe giòn và khoái lắm.

    Bất-trị nghĩa là không trị nổi, không ai bằng được nữa.

    Túy lý : nói say lắm, say khướt không biết gì nữa.

    Nằm mèo : nằm xuông không có việc gì làm cả.


    6. – TỐI BA MƯƠI – SÁNG MỒNG MỘT

    Tối ba mươi, khép cánh kiền khôn, ních chặt lại kẻo Ma-vương đưa quỉ tới.
    Sáng mồng một, lỏng then tạo-hóa mở toang ra cho Thiếu-nữ rước xuân vào.


    Kiền khôn : kiền còn đọc là càn, càn [-] quẻ trong bát quái chỉ giời. – Khôn [-] quẻ trong bát quái chỉ đất. Hai chữ càn khôn thường dùng nghĩa là giời, đất. Đây nói cánh cửa là cánh kiền khôn vì Tết đến, ở một cánh cửa thường người ta viết hai chữ Càn khai [-] nghĩa là giời mở, còn một cánh người ta viết hai chữ Khôn hạp [-] nghĩa là đất đóng. – Ních : đóng nêm thật chắc. – Ma-vương : theo sách Phật, là loài quỉ giữ cho người ta không được làm điều lành Ma-vương chính là kẻ cừu của đức Thích-ca. Nói : Ma-vương đưa quỉ là do cái sự mê-tín xưa cho cứ ngày Tết ma quỉ đem nhau đến thế-gian để nhũng nhiễu loài người, tự tối hôm 30 đến ngày mồng bảy là ngày lễ Khai hạ và tức là ngày thuộc về người (nhân nhật) thì mới thôi. – Tạo hóa : nói giời đất gây dựng lên vạn-vật trong thế gian. Lỏng then tạo-hóa : tức là mở lỏng then cửa ra. – Mở toang : mở tung hết cả cửa ra. – Thiếu nữ : người con gái nhỏ, tức chỉ người làm hai câu đối này là một bạn gái. Thiếu nữ rước xuân : tức là nói tác-giả đón Tết, Tết ăn về mùa xuân hay gọi là tân xuân [-], mùa xuân mới (đúng nghĩa chữ renouveau).

    Hai câu này là của thiếu nữ Xuân-Hương làm để dán nhà vào dịp Tết. Ta cứ xem ngay mấy chữ ních chặt, mở toang thì có thể chắc là cái giọng văn của nàng họ Hồ không sai được. Vế trên, ra cái ý kín đáo, khép nép, giữ gìn, sợ hãi bao nhiêu, thì vế dưới lại ra cái ý long-leo, phóng-túng tha-hồ mà vui-vẻ.

    Chữ nào đối cũng cân xứng, già-giặn cả.


    7. – CHIỀU BA MƯƠI – SÁNG MỒNG MỘT

    Chiều ba mươi, nợ hỏi tít-mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
    Sáng mồng một, rượu say túy-lý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.


    Vế trên, nói hôm ba mươi Tết, thì rõ ra một kẻ cùng-kiết, nợ như Chúa Chổm, hết sức mà đuổi cái Nghèo ra khỏi cửa.

    Vế dưới, nói hôm mồng một Tết, thì lại rõ ra một người phong-lưu, rượu tít cung thang, gắng công mà đón lấy sự Hạnh-phúc vào được nhà.

    Hai câu này là của cụ Nguyễn-công-Trứ làm vào dịp Tết. Mà lúc bấy giờ, chắc cụ đang gặp cái cảnh bấn túng khốn khổ đáng nên than thở lắm. Nhưng dù thế nào, trong lòng cụ cũng chứa-chan hi-vọng rồi làm nên sự-nghiệp to. Bởi vậy, cũng một đôi câu đối mà mỗi vế diễn ra một cái tư-tưởng trái hẳn nhau. Cái tiểu sử của cụ thực chứng rõ ra như thế, trước cụ lừng danh công-tử xác bao nhiêu, thì sau cụ lại nổi tiếng trượng-phu kềnh bấy nhiêu.

    Hai câu này thật đối chan-chát từng chữ, chữ nào cũng cân xứng già-giặn lắm. Chiều, sáng,co cẳng, giơ tay, - đạp, bồng, - thằng, ông, - cửa, nhà là những tiếng phản-nghĩa rất tương-đương.

    Tít-mù : nhộn-nhịp rối-rít cả trước mắt. – Cẳng : đồng nghĩa với chân.Bần : chữ bần [-]là nghèo. – Túy lý : nếu có phải là hai chữ Hán túy lý [-], thì là nói trong lúc say, còn ta thường dùng thì lấy cái nghĩa là say lắm, say khướt không biết gì nữa. – Phúc : đây tức là hạnh phúc [-] sự may-mắn sung-sướng.


    8. – BẬT CẦN NÊU – ĐÙNG TIẾNG TRÚC

    Bật cần nêu đem mới lại cho mau, già, trẻ, gái, giai đều sướng kiếp.
    Đùng tiếng trúc đuổi cũ đi đã đáng, cỏ, hoa, non, nước cũng mừng xuân.


    Đôi câu đối dán Tết này, người ta cho là của cụ Chiêu Lỳ làm. Câu đối làm về dịp Tết nhiều không biết bao nhiêu mà kể, nhưng được như hai câu này, tưởng cũng là hiếm, đáng nên ghi chép vậy.

    Tóm ý hai câu thật đủ cả : Nêu pháo (trúc, tức là pháo), - tống cựu (đuổi cũ đi đã đáng), nghênh tân (đem mới lại cho mau), – mọi hạng người đều vui về Tết (già, trẻ, gái, giai đều sướng kiếp), – cả vạn-vật cũng lấy Tết làm vui (cỏ, hoa, non, nước mừng xuân).

    Ý-tứ đã đủ, chữ dùng lại nhanh-nhẹ và có sức mạnh lắm. Nói cần nêu mà hạ chữ Bật, nói pháo nổ, mà hạ chữ Đùng, – nói tống cũ mà hạ chữ đuổi, lại đệm hai chữ đã đáng, nói rước mới mà hạ chữ đem lại đệm thêm hai chữ cho mau, – nói vui mà hạ những chữ sướng kiếp, mừng xuân, bấy nhiêu chữ thật nâng bốc đưa đẩy cả câu khiến cho thâm nhập vào óc người ta một cách dễ-dàng mà mạnh-mẽ vậy.

    Chữ đối cũng chọi nhau không phải chữ nào ép cả.


    9. – BẦU MỘT CHIẾC – NHÀ HAI GIAN

    Bầu một chiếc lăn chiêng, mặc sức : Tam dương khai thái.
    Nhà hai gian bỏ trống, tha hồ : Ngũ phúc lâm môn.


    Bầu : tức là bầu rượu. – Lăn chiêng : bỏ ngả-nghiêng. – Tam dương khai thái : [-]ba khí dương mở sự thịnh vui, Tam dương tức là chỉ tháng một nhất dương sinh, tháng chạp nhị dương sinh, tháng giêng tam dương sinh. – Bỏ trống : bỏ không, không có đồ-đạc gì cả. – Ngũ phúc lâm môn : [-] năm điều phúc tới cửa. Năm điều phúc là : Thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (mạnh khỏe, yên vui), du hiếu đức (ưa làm việc phúc đức), khảo chung mịnh (sống cho hết số mệnh, nghĩa là chết già).

    Hai câu này không có gì là lỗi-lạc. Tổng ý chỉ nói một ông nhà nghèo không có gì, và ông chỉ cốt lấy rượu chè làm thích. Tết đến ông cứ bỏ mặc cả, rồi mà xuân, rồi mà phúc đấy. Nhưng được cách đặt câu thật là nhanh-nhẹ, gọn-gàng và chữ dùng cũng rất khéo. Phần trên câu, thì là những chữ nôm thường lại đối với nôm thường. Phần dưới dẫn mấy chữ Hán lại đối với mấy chữ Hán, mà những chữ ấy là những chữ Tết người ta thường vẫn viết ra giấy đỏ mà dán ở cánh cửa như câu đối, hay dán ở trên dầm chỗ cửa bước ra bước vào như lá bùa vậy. Lăn chiêng đối với bỏ trống nghe được ; Mặc sức đối với tha hồ lại hay hơn, còn Tam dương khai thái đối với Ngũ phúc lâm môn rất chỉnh.


    10. – LÁ PHƯỚN – TIẾNG CHUÔNG

    Lá phướn phất ngang giời, bốn bể đều trông nêu Phật.
    Tiếng chuông kêu dậy đất, mười phương cùng tưởng pháo sư.


    Ai đọc câu này cũng biết ngay là câu của nhà sư làm để dán chùa vào dịp Tết. Mà nhà sư đây tất là một người có tài văn-chương, lại có chí tang bồng lắm.

    Tết đến, ở chùa, nhà sư cũng giồng nêu như các nhà thường, nhưng trên cây nêu, đặc biệt lại có lá phướn, mà lá phướn ấy phất ngang giời đâu đó bốn bể như đều nương vào bóng được cả.

    Tết đến, ở chùa, nhà sư cũng đốt pháo, nhưng khác các nhà thường, là tiếng pháo của nhà sư không phải là tiếng đì-đạch ở cuộn giấy đỏ, giấy xanh nổ ra, mà là tiếng chuông đồng inh-ỏi vang lừng, chuyển động cả mười phương trên mặt đất.

    Những chữ chuông, phướn, Phật, sư, - mười phương (trong kinh Phật hay có câu « Thập phương chư Phật ») thế là nhắc rõ là câu đối của sư làm để dán trước nhà Phật. Còn những chữ : ngang giời, dậy đất, - bốn bể thế là tỏ được nhà sư tuy ở trong tăng-gia mà có cái chí đại-độ bao-la được khắp cả trần-gian.


    11. – DOANH QUAN LỚN – TIẾT BA MƯƠI

    Ông Nghè Tân, lúc bấy giờ đang làm Tổng-đốc nức tiếng là hay Nôm. Tối ba mươi Tết, ông Nghè Cốc giả làm học-trò nghèo, vào xin ăn, xin tiền. Ông Nghè Tân tưởng là học trò nghèo thật, nhân nhà còn thừa cỗ, gọi lính dọn cho ăn uống tử-tế, rồi bảo ra cho đôi câu đối, hễ có đối được, thì mới cho tiền. Câu rằng :

    « Doanh quan lớn gọi là Dinh, võng lọng, hèo hoa ngù giáo đỏ, quân kiệu sắp hàng đôi. »

    Ông Nghè Tân ăn uống no-nê rồi, nửa tỉnh nửa say, gật-gù đọc đối lại rằng :

    « Tiết ba mươi gọi là Tết, chè lam, bánh chưng nhân đậu xanh, dưa hành đánh miếng một. »

    Tiếng dinh nôm gốc ở chữ doanh [-] ra. Về phép binh chế, thì cứ năm trăm người là một doanh. Sau chữ doanh là tiếng dinh của ta dùng để chỉ nơi các quan ở. – Hèo hoa : thứ trượng, gậy của nhà quan thường làm bằng trúc có vằn lên như hoa. Ngù : nắm cước ở trên một cái hèo hay cái giáo. – Quân kiệu : tức là quân khiêng kiệu.

    Tiếng Tết nôm vốn ở chữ Tiết [-] mà ra. Tiết tức là thời tiết. Theo âm-lịch một năm có tám tiết là lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí. Tết Cả thuộc về Tiết Lập xuân. – Chè lam : thứ chè làm bằng đường và đậu xanh giã và nấu đặc.

    Câu của ông Nghè Tân rõ ra phô cái bề hách dịch của một vị quan sang. – Câu của ông Nghè Cốc đối lại rõ ra tả cái cảnh đói khó của một anh học-trò kiết.

    Vì cái tình cảnh mà nên văn, câu văn thế là chân thật. Câu ra đã hay mà câu đối cũng khéo. Chữ doanh là chữ Hán lại đối với chữ tiết cũng là chữ Hán, chữ dinh là chữ Nôm ở chữ doanh ra lại cũng đối được với chữ Tết là chữ Nôm ở chữ Tiết ra, thế là dụng công phu lắm ; – Chữ đỏ đối với xanh, sắc đối với sắc thế là cân ; – Chữ hành đối với kiệu lấy ý củ hành đối với củ kiệu thế là chọi ; – Hàng đôi đối với miếng một, số đếm đối với số đếm thế là chỉnh.

    Tựu trung phải chữ chè lam là chỉ có một thứ chè đối với võng, lọng là hai đồ vật khác nhau, bánh chưng nhân đậu cũng chỉ là một thứ bánh với nhân nó mà đối với cái hèo hoa và cái ngù của giáo là hai binh khí khác nhau không được xứng.
     
    deathshine thích bài này.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CÂU ĐỐI MỪNG

    12. – ĐÁM CÔNG DANH – NHỜ PHÚC ẤM

    Đám công danh, có chí thì nên, ơn làng giấy trắng, ơn vua giấy vàng, chiếu trung đình, ngất-ngưởng ngồi trên, ngôi tiên-chỉ đó cũng là rất đáng.

    Nhờ phúc ấm, sống lâu lên lão, anh cả bàn năm, anh hai bàn sáu, đàn tiểu tử xêng-xang múa trước, tranh tam đa ai khéo vẽ cho nên.


    Công danh : nói làm nên danh tiếng. Chữ trong Chiến-quốc sách : « Thành công-danh vu thiên hạ ». – Ơn làng giấy trắng : Khi được người làng tín-nhiệm bầu cho làm một việc gì, thì thường đem cấp cho một cái giấy tức như cái bằng, mà dùng giấy trắng. – Ơn vua giấy vàng : sắc vua ban cho phẩm hàm, chức tước thường dùng giấy sắc vàng. – Trung đình : nghĩa đen là trong đình. Tiên-chỉ : tiên : trước, chỉ : giấy : nói người tên đứng trước, đứng trên hết cả mọi người trong làng. – Phúc ấm : Phúc : những sự lành như giầu, sang, sống lâu ; Ấm : nghĩa đen là bóng cây, nghĩa mượn là che-chở ; Phúc-ấm : là nói phúc đức của cha mẹ để lại cho mình được hưởng đã như che-chở cho mình nương nhờ vậy. – Bàn năm, bàn sáu : bàn thứ năm, thứ sáu theo trật-tự chỗ ngồi ở tại đình làng khi hội họp cỗ bàn. – Xêng-xang : có ý nói xúng xính ta đây. – Tam đa : Tam : ba, đa : nhiều ; nhời chúc tụng cho người ta được ba cái nhiều : nhiều phúc, nhiều thọ, nhiều con giai. Người Tàu thường vẽ tranh hay nặn hình ba người : một người mũ cao áo chùng, một người râu tóc bạc phơ, một người bồng đứa con, để bày tỏ cái ý tam đa. Cũng có người cho tam đa là : phúc, lộc, thọ, lấy lộc tức là có chức-tước làm quan làm tư thay vào đa nam.

    Đôi câu đối này, là của cụ Nguyễn-Khuyến làm để mừng, mà mừng chính cụ, về cái dịp cụ lên lão, ăn thọ năm mươi hay sáu mươi gì đấy.

    Đại ý câu này phất-phưởng cũng giống như câu « Quan chẳng quan » (xem câu số 42 dưới). Vế trên nói cụ ăn tiên-chỉ, cụ chiếm cái địa-vị cao nhất trong làng, – Vế dưới nói nhà cụ đông-đúc anh em, con cháu, cụ được hưởng toàn cả ba cái nhiều ở đời. Ý nghĩa đã tương-tự, chữ dùng cũng trùng-kiến. Trong câu, cũng thấy nhắc những chữ : Chiếu Trung đình, ngất-ngưởng ngồi trên, đàn tiểu tử như câu « Quan chẳng quan » vậy.

    Về phần đối, thì câu này nghe được vui tai lắm. Tựu-trung cũng phải mấy chữ : thì nên đối với lên lão, nặng, nhẹ không được cân, trắng, vàng đối với năm, sáu không chỉnh, vì là màu sắc đối với số đếm. Lại phải câu trên đã có thì nên, câu dưới lại có cho nên hai chữ nên thế là trùng-kiến.


    13. – MƯỜI MẤY KHOA – NĂM MƯƠI TUỔI

    Mười mấy khoa còn gì, nhờ giời có phúc, có phận.
    Năm mươi tuổi mới đỗ, mừng ông càng dẻo, càng dai.


    Câu này, người ta nói, là của ông Bùi-Hoàn (?) làm thay vợ để mừng chính khi mình đổ cử-nhân. Kể thì không có ý vị gì là hay. Nhưng được hai câu thành-ngữ : có phúc có phận, đối với : càng dẻo càng dai dẫn vào cũng khéo. Câu này lại lưu lại được cho ta cái cảnh các cụ xưa thi hỏng hàng những mười mấy lần ba năm, dù đến năm mươi tuổi mới đỗ, mà cũng chưa lấy gì làm muộn.


    14. – TRÊN QUAN – TRONG HỌ

    Một người mới được làm lý-trưởng, có cụ cử làm đôi câu đối mừng rằng :

    Trên quan dưới dân, sao cho trên thuận dưới hòa, lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
    Người làng trong họ, quí hồ ngoài êm trong ấm, một câu nhịn là chín câu lành.


    Hai câu này, tuy không có gì là đặc-sắc, nhưng cái ýthật tóm được đủ cả bổn-phận của người đương chức lý-trưởng đối với quan, với dân, với làng, với họ, phải thế nào. Một đôi câu đối mừng mà thực rõ là một bài châm, tưởng người nhất lý chi trưởng lúc nào cũng nên treo trước mắt để ghi nhớ luôn trong bụng vậy.

    Được mấy chữ Trên, dưới, – ngoài, trong, thuận, hòa, – ấm, êm, đứng-đắn và thuần-thục. Đáng khen nữa là hai câu tục-ngữ dẫn vào cứng-cát và ăn nghĩa lắm.


    15. – NHẤT CẬN THỊ SỐNG Ở LÀNG

    Một người chánh-tổng bị cách, sau lại được phục sự và nhân tiện làm nhà mới. Có người nhà đến xin cụ Nguyễn-Khuyến đôi câu đối để mừng. Cụ làm cho rằng :

    Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.
    Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm.


    Cận thị : gần chợ. – Cận giang : gần sông. – Thử địa : đất này. – Khả phong giai tị ốc : nhà nấy, nhà khác đều đáng phong cả. – Nhất cận thị, nhị cận giang : [-] [-] [-] câu tục-ngữ dịch nghĩa là thứ nhất gần chợ, thứ nhì gần sông, vì gần chợ, gần sông, thì buôn bán và đi lại được thuận tiện có lợi cho mình. – Khả phong giai tị ốc : câu này lấy chữ « Tị ốc khả phong » [-] trong kinh Thư, nghĩa thẳng là liền nhà khả phong và có ý nói đời Nghiêu, Thuấn phong-tục thuần hậu, nhà nào nhà nấy đều đáng khen cả.

    Sống ở làng, sang ở nước : câu tục-ngữ ý nói người ta sinh trưởng ở chốn làng mạc và vinh hiển ở khắp cả nước. – Vểnh râu tôm : nói râu tủa cứng ra như râu con tôm.

    Vế trên toàn là chữ Hán. Vế dưới toàn là chữ Nôm. Nhưng câu : Nhất cận thị nhị cận giang, tuy là chữ Hán, song ta dùng quen lắm có thể coi như là chữ nôm vậy. Câu tục-ngữ của Tàu ấy đối với câu tục-ngữ ta : Sống ở làng, sang ở nước, tuy phải hai chữ nhất, nhị đối với sống, sang không được chỉnh, nhưng cũng là nghe được. Còn đoạn dưới : thử địa khả phong giai tị ốc mà đối với mừng ông nay lại vểnh râu tôm thì ta không biết cho là hay, hay dở. Ta chỉ nhận chữ thử đối với mừng, phong đối với lại, vểnh đối với giai, tị đối với râu không được cân.

    Còn ý-tưởng hai câu này, thì câu trên nói về việc làm nhà mới, câu dưới nói về việc phục sự như đắc-chí lắm.


    16. – CÓ TẬT – ĐỨT TAY

    Có tật giật mình, cứu bệnh như cứu hỏa.
    Đứt tay hay thuốc, làm phúc như làm giàu.


    Ai đọc đôi câu đối này cũng biết là câu của thầy lang làm để dán nhà hay người ta làm để mừng thầy lang.

    Quả vây, câu trên nói đến tật bệnh, câu dưới nói đến thuốc thang, cái chức-vụ của thầy lang chẳng phải là bốc thuốc cho hay để chữa bệnh cho chóng, mà chữa bệnh là làm phúc, làm phúc tức lại là làm giàu là gì !

    Hai câu này, tách ra từng chữ, được cân xứng cả không phải chữ nào non, ép. Khéo là hai câu cùng toàn lấy ở phương-ngôn, tục-ngữ ra, mà xa gần cũng thể ghép về việc làm thuốc được.

    Cứu bịnh như cứu hỏa : ý nói chữa bệnh phải cần kíp như chữa cháy. – Đứt tay hay thuốc : Sách Tả-truyện có câu : « Tam triết quăng, tri vi lương y » nghĩa là ba lần gẫy tay rồi mới biết làm thầy lang hay.
     
    deathshine thích bài này.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CÂU ĐỐI PHÚNG

    17. – KIẾM MỘT – XIN ĐÔI

    Có ông lão hàng xóm bảo con kiếm một cơi giàu sang thưa với cụ Nguyễn Khuyến để xin một đôi câu đối về dán thờ ông bà, ông vải. Cụ Nguyễn-Khuyến nghe rõ cả. Nên lúc người con ông lão đem cơi giàu sang, cụ bảo : « Thôi ta không phải nghĩ gì nữa. Đôi câu đối ấy chính lão nhà anh đã làm xong rồi, để ta đọc cho mà chép lại. »

    Rồi cụ đọc rằng :

    Kiếm một cơi giàu thưa với cụ.
    Xin đôi câu đối để thờ ông.


    Ông lão bảo đi xin câu đối về thờ, thế là trong tâm kính cẩn lắm. Cụ Yên-đổ nhắc lại những tiếng chính ông lão đã dùng mà bảo đã thành câu đối rồi, thì hình như cụ ra dáng xem thường, xem khinh quá. Nhưng không phải. Cụ làm như thế, là cụ có ý muốn dạy rằng câu đối, câu đá, mà cả mọi thứ văn-chương, chẳng qua cũng chỉ là những tiếng rất thường chắp lại với nhau mà thành, miễn là biết khéo xếp cho đúng luật thì thôi.

    Cứ thực kể vế câu đối thờ tổ tiên, thì câu này không có gì là hay. Hoặc chỉ có mấy chữ ông, cụcơi giầu là diễn được cái ý cúng lễ tổ tiên mà thôi.


    18. – GIẦU LÀM KÉP – CÁ KỂ ĐẦU

    Giầu làm kép, hẹp làm đơn, tống táng cho yên hồn phách mẹ.
    Cá kể đầu, rau kể mớ, tình tang thêm tủi lũ đàn con.


    Đọc hai câu này, ai cũng rõ ngay là hai câu của con là ả-đầu làm để thờ mẹ mới mất. Quả vậy, trong hai câu này, ta lược thấy bao nhiêu chữ chị em thường dùng trong nghề hát xướng. Nào đầu, nào kép, nào phách, nào đàn, nào cả đến tiếng đàn tinh tang, tống, táng nữa.

    Chữ đã khéo nhặt được đủ và đối-đáp với nhau như thế, nghĩa dùng trong từng chữ và nghĩa cả câu giải ra nghe cũng xuôi lắm.

    Giầu làm kép, hẹp làm đơn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : câu tục-ngữ đây có ý nói tùy của nhiều, ít mà làm ma, nhiều tiền thì ma to, ít tiền thì ma nhỏ, tống-táng [-], cho yên hồn phách [-] mẹ : đưa ma cho hồn phách mẹ được yên.

    Cá kể đầu, rau kể mớ : cũng câu tục-ngữ, đây có ý nói mẹ mất đi, bây giờ con cái phải tính toán cặn kẽ không tiền đâu mà rộng tiêu như trước. Tình tang [-] thêm tủi lũ đàn con : tình nghĩa con chôn mẹ lấy làm cực khổ lắm.

    Trong hai câu này có mấy chữ đối nhau như kép, đơn đối với đầu, mớ cùng là số đếm, mẹ đối với con thật chỉnh.


    19. – MẸ SINH CON – CON CHỞ MẸ

    Mẹ sinh con, cánh ác, bóng gà, một tháng bốn mươi nhăm ngày thế mãi.
    Con chở mẹ, mũ gai, áo bả, ba năm hai mươi bảy tháng mà thôi.


    Cánh ác : ác : con quạ, – giống quạ che-chở cho con dữ lắm, hễ có việc gì nguy hiểm đến tổ, hại được các con, là nó lấy cánh đánh rất dữ. Bóng gà : ý nói gà mẹ cho gà con nương nhờ dưới bóng, để che-chở cho con. – Mấy chữ cánh ác, bóng gà là nói cái lòng mẹ nuôi con thật tận tâm kiệt lực vậy. – Một tháng bốn mươi nhăm ngày : một tháng ta chỉ có 29 hay 30 ngày, nhưng đây nói tháng 45 ngày, là nói quá mạnh lên cốt ý cho rằng ngày nào cũng thế, hay quá thế nữa, chớ không ngày nào là ngày không. – Mũ gai : mũ làm bằng sợi gai. – Áo bả : chúng tôi chưa được rõ áo bả là thế nào. Có người cho là thứ áo làm bằng bả gai để chở đại tang tức là áo quầy. Ba năm hai mươi bảy tháng : ba năm thì 36 tháng hay có năm nhuận 37 tháng. Ta thường nói tang cha mẹ, gọi là đại-tang, phải để ba năm, nhưng thực chỉ có hai năm và ba tháng là 27 tháng mà thôi. Câu này có ý ngược với câu một tháng 45 ngày vì đây rút lại chớ không phải rôi ra.

    Hai câu này, câu trên cốt ý nói công mẹ đối với con thực là dầy, mẹ săn sóc trông nom con đến con không lúc nào nhãng ; câu dưới lại cốt ý nói con biết ơn mẹ thực là bạc, khi mẹ mất, có để tang cho mẹ thì lại mong cho chóng hết. Một bên hậu bao nhiêu đối với bên kia bạc biết mấy ! Ý cả hai câu thực như đã nhắc lại câu phong-dao-cổ :

    « Mẹ nuôi con bằng giời bằng bể,
    Con nuôi mẹ, con kể từng ngày. »
    [​IMG]


    20. – NGHÌN NĂM – TRĂM TUỔI

    Nghìn năm bia đá, bảng vàng, tiếc thay người ấy !
    Trăm tuổi, răng long, đầu bạc, khổ lắm con ôi !


    Hai câu này là của cụ Nguyễn-Khuyến khóc con, mà con đã đỗ phó-bảng.

    Vế trên nói con đỗ đạt như thế mà sao vội mất, thật là đáng tiếc !

    Vế dưới nói chính cụ nhiều tuổi già yếu mà còn phải khóc con, thật là đáng thương. Bốn chữ « Khổ lắm con ôi ! » ở vế dưới thật là thống thiết, đọc nghe tưởng như dao sắc xả mấy miếng thịt ra vậy.[​IMG]


    21. – ĐẤT CHẲNG – GIỜI MÀ.

    Một thầy đồ người xứ Nghệ, vợ mất, làm đôi câu đối khóc vợ rằng :

    Đất chẳng phải chồng, đem gửi thịt xương sao đặng ?
    Trời mà chết vợ, thử xem gan ruột mần răng ?


    Ta đọc đôi câu đối này mà biết là của người Đàng-Trong làm, là vì có mấy chữ « đặng » nghĩa ngoài ta như được, « mần răng », nghĩa ngoài ta như làm sao, thế nào. Còn biết là câu đối khóc vợ, là vì bốn chữ « Trời mà mất vợ » đã rõ ràng lắm, nhưng cốt nghĩa ở cả vế trên « Đất chẳng phải chồng, đem gửi thịt xương sao đặng ». Người đàn bà đi lấy chồng, thường lấy câu tục-ngữ « Sống gửi thịt, chết gửi xương » nói với chồng, đã như đem cái tính-mệnh của mình mà phú thác vào tay người chồng cả, sống cũng nhờ chồng, mà chết đi nữa, cùng còn nhờ chồng mãi. Thầy đồ bắt cái nghĩa vợ đã bảo gửi mình là chồng cả thịt lẫn xương, mà bây giờ vợ chết, sao lại đem xương, thịt chôn vùi dưới đất, như gửi cho đất, thì đất có phải là chồng đâu ? Nhân cái ý nói đến đất, tiếp luôn hỏi ngay giời, giá giời có vợ, mà vợ giời chết, thì không biết gan ruột của giời ra sao, có nung nấu, nẫu nà, héo hắt tim đen như gan ruột của người chăng ?

    Não nùng đau đớn thay câu khóc vợ của thầy đồ. Vợ vốn là người tự giời đất chung đúc ra, bây giờ vợ chết, lại giở về với giời đất, thì chẳng trách đất, hỏi giời sao đặng ! Vợ tức là người chung tình với mình, gửi thịt, xương mình, sống, chết cậy mình, mà bây giờ vợ bỏ mình, chẳng khiến cho mình khô gan, héo ruột làm sao đặng !

    Cái cảnh của thầy đồ sầu khổ quá như thế, cho nên câu văn của thầy đồ thảm đạm đến như thế ! Những chữ « đất, trời » tức là tiếng gào kêu to nhớn của thầy, những chữ « vợ, chồng » tức là thầy nhắc lại cái tình ái ân người gá nghĩa trăm năm cùng thầy, những chữ « thử gan ruột », tức là những tiếng khóc xót-xa đau đớn của thầy, cả đến những chữ đệm câu « sao đặng » với « mần răng » cũng là những câu cay đắng não nuột tự trong tâm can thầy vì khốn khổ quá mà phát ra vậy. Đôi câu đối này của thầy quả đã như hai đường huyết lệ rơi xuống dòng-dòng.[​IMG]


    22. – NHÀ CỬA – CÔNG VIỆC

    Người thợ rèn mới mất. Có người làm hộ người vợ đôi câu đối để thờ chồng rằng :

    Nhà cửa để lầm than, con thơ dại, lấy ai rèn cập.
    Công việc đành bỏ bễ, vợ trẻ trung, lắm kẻ đe-loi.


    Lầm than : tức là đồ thán [-] đồ : bùn lầy, thán : than, nghĩa đen là nhem-nhuốc bửn-thỉu, nghĩa rộng là vất-vả khổ-sở. – Bỏ bễ : bỏ hẳn không ai nhìn-nhận đoái hoài đến. – Đe-loi : dọa nạt ức hiếp.

    Hai câu này ý-tưởng rất hay. Câu đối thờ chồng mà nói vì chồng mất để đến nỗi : nhà cửa khốn khổ, công việc đình trệ, con thơ không ai dạy, vợ trẻ nhiều người nạt, đau đớn thật là đủ cả ý của hết, việc bỏ, vợ hóa, con côi, cái nông nỗi khổ sở không còn gì hơn nữa.

    Hai câu này chữ dùng lại rất khéo. Tuy là nhời than khóc đau-đớn mà trong nói đủ vừa công việc, vừa đồ dùng của người làm nghề thợ rèn : nào rèn cập, nào cái bễ, cái đe, cả đến lò than, tưởng không quên không sót cái gì. Hoặc chỉ quên cái búa cũng là một đồ thiết dụng của nghề.

    Câu đối nôm được như câu này thật là được toàn thể, hiếm có vậy.


    23. – THIẾP KỂ TỪ – CHÀNG Ở DƯỚI.

    Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ.
    Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan, tím ruột với giời xanh.


    Đọc hai câu này, ai cũng biết ngay là câu của người vợ khóc chồng hay dán thờ chồng lúc sinh-thời làm nghề thợ nhuộm.

    Quả vậy, trong hai câu, ta lấy được bao nhiêu chữ chỉ tinh về sắc nhuộm cả : nào thắm, tía, đen, điều, đỏ, nào vàng, hồng, trắng, tím, xanh. Những chữ này lẩy rời cốt ý tuy dùng chỉ mầu sắc, nhưng đi với những chữ khác, lại thành có nghĩa đủ diễn được cảnh, một người vợ than thở khóc chồng. Lá thắm (thắm : đỏ thắm), dịch ở hai chữ hồng-diệp [-] ra, mà hai chữ ấy là lấy ở cái điển hồng diệp lương môi, nói hai người lấy được nhau thành vợ thành chồng vì một cái lá thắm làm mối. Bới vậy trong câu, dưới hai chữ lá thắm mới hạ hai chữ xe duyên. – Vận tía : tía : sắc đỏ sẫm ; vận tía tức là vận đỏ. – Điều : sắc đỏ phơn phớt, đây dùng cái nghĩa như chữ việc. – Bố đỏ : tiếng ở nhà quê vợ thường dùng để gọi chồng. – Suối vàng : dịch ở hai chữ hoàng-tuyền [-]ra, và chỉ thứ suối chảy dưới đất ; xuống suối vàng tức là chết rồi mà chôn ở dưới đất vậy. – Vợ má hồng : nói vợ còn trẻ đẹp má đỏ hồng-hồng, – Con răng trắng : nói con còn thơ dại ; trước kia, ta chỉ để răng trắng lúc còn nhỏ, hễ nhớn lên thì nhuộm răng ngay. – Tím gan tím ruột : ý nói đau-đớn khổ-sở lắm, gan, ruột trong bụng tê-tái như tím bầm lại. – Giời xanh : chỉ bầu giời có mầu xanh biếc, sắc nhuộm có sắc gọi là thiên-thanh hay ta gọi nôm là xanh da giời.

    Vế trên cốt ý nói xưa nay : thiếp lấy chàng, lúc sướng lúc khổ, điều hay điều dở là nhờ chàng cả. – Còn vế dưới, thì hỏi : bây giờ chàng khuất đi, chàng để vợ dại con thơ lại, chàng có nghĩ gì đến cái nông-nỗi đau-đớn cực khổ của vợ con chăng ?

    Khóc chồng mà than thở đến như thế, chẳng cũng là thảm-thiết đáng nên thơ lắm ru !

    Kể mặt đối, lấy toàn câu, thì nghe được lắm. Tựu trung, phải mấy chữ cân nặng, nhẹ không được xứng như : lại đối với duyên ; khi, lúc đối với vợ, con ; điều dại, điều khôn đối với tím gan, tím ruột.[​IMG]


    24. – TRƯỚC CŨNG TƯỞNG – NẾU CÓ BIẾT.

    Một người đàn bà An-nam lấy chồng Khách, Chồng chết. Có cụ đồ làm hộ đôi câu đối khóc chồng rằng :

    Trước cũng tưởng Tần, Tấn một nhà, vậy mệnh bạc phải nhờ đất Khách.
    Nào có biết Bắc, Nam đôi ngả, đem gánh vàng đi đổ sông Ngô.


    Tần, Tấn : hai nước về đời Xuân-thu, đời đời thường cứ người nước nọ lấy người nước kia. Bây giờ ta thường hay dùng hai chữ Tần Tấn để nói hai người lấy nhau. – Mệnh bạc : bởi hai chữ bạc mệnh [-] ra, nói cái số mệnh người đàn bà mong-manh. Tự cổ dai-nhân đa bạc mệnh : câu cổ thi của Tô-Thức nói : « Tự xưa đến giờ, người đẹp hay bạc mệnh » ; – Đất khách : đất xa lạ của người. – Bắc, Nam : nói hai người ly-biệt kẻ phương Bắc, người phương Nam, đây tức nói kẻ khuất, người còn. – Sông Ngô : thực không có con sông nào tên là sông Ngô, sông Ngô có nhẽ là nói sông của Tàu, như nói người Ngô, nước Ngô. Ta gọi người Tàu là người Ngô, có nhẽ từ đời Tam-quốc Ngô-tôn-Quyền, về thời bấy giờ nước Nam thuộc về nước Tàu. Cả câu : « Gánh vàng đi đổ sông Ngô » là trích ở bài ca-dao cổ « Ai lên thủ Lạng » mà ra.

    Vế trên giải nghĩa là : trước thiếp tưởng thiếp lấy chàng, chàng lấy thiếp, đôi ta xum-họp, một nhà, thì thiếp, phận gái mong manh, cũng được nhờ chàng sống gửi thịt, chết gửi xương cùng chàng. Tấm lòng trinh-thuận xiết bao, đường hi-vọng nương cậy khôn nói !

    Ôi thôi ! nào ngờ ! bây giờ chàng với thiếp âm, dương xa cách, khuất còn ly-biệt, bơ-vơ một mình, thẩn-thơ cùng bóng, bao nhiêu tình nghĩa thiếp đành giả lại chàng hết như đem đi đổ sông, đổ biển vậy. Ấy là cái nghĩa vế dưới.

    Hai câu ý hay như thế, chữ dùng lại càng đắt nghĩa. Quả vậy, nói người ta lấy người Tàu mà dùng được những chữ : Tần, Tấn đối với Bắc, Nam, Khách đối với Ngô, thế là dụng công lắm. Lại những chữ một nhà đối với đôi ngả, bạc đối với vàng, đất đối với sông rất khéo. Chỉ tức phải chữ vậy đối với chữ đem không được chỉnh. Hoặc có nhẽ bởi chúng tôi chép sai chăng, để sau nghiên cứu được rõ thì xin sửa lại.


    25. – NHÀ CHỈN RẤT – BÀ ĐI ĐÂU

    Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam, hay làm, thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng, tất-tưởi chân nam, chân chiêu, vì tớ đỡ-đần trong mọi việc.

    Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất-vơ, vất-vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật-gù tay đũa, tay chén, cùng ai kể-lể truyện trăm năm.

    Chỉn : chỉ vì như thế, một nông nỗi thế. – Thắt lưng bó que : lối thắt dây lưng bắt múi ra đằng sau lưng và ra ngoài áo. – Sắn váy quai cồng : sắn chỗ cạp váy xung quanh dây lưng cho gọn để làm việc. – Tất-tưởi : có ý nói làm ăn bận-bịu, lúc nào cũng như vội-vàng, như sợ không đủ thời giờ. – Chân nam, chân chiêu : chân nam : chân phải, chân chiêu : chân trái. Ta có câu thành ngữ « chân nam đá chân chiêu ». – Tớ : tiếng tự xưng cũng như tao. Mày tao chi tớ : câu thành-ngữ. – Vất-vơ vất-vưởng : Ý nói bơ-vơ không biết dựa-dẫm vào đâu. – Búi tóc củ hành : nói tóc thưa búi lại nó chỉ bé như một củ hành. – Buông quần lá tọa : nói cạp quần buông tỏa xuống chỗ dây lưng. – Tay đũa tay chén : một bên tay cầm đũa, một bên tay cầm chén, nói người nhắm rượu. – Truyện trăm năm : nói vợ chồng kể lể những truyện về sau này.

    Đôi câu đối này là câu của cụ Nguyễn-Khuyến làm để khóc cụ bà. Vế trên tả cụ bà, lúc sinh thời, vốn là người chịu khó làm ăn, không quản cái thân danh là một bực mệnh-phụ, thắt lưng sắn váy lên mà coi sóc hết mọi việc trong nhà là một nhà rất thanh-bạch. Vế dưới cụ ông than thân, vì cụ bà mất đi, mà để cho cụ ông vất-vơ vất-vưởng, cái búi tóc thì nhỏ, cái cạp quần thì buông xuống, cụ không biết cùng ai chuyện trò, cụ phải đành nhắm rượu một mình cho khuây-khỏa vậy.

    Hai câu này nhiều người thuộc và ai cũng chịu là hay cả. Hay là vì khi ngâm đọc, gập những chữ âm giòn tan như lam, làm bó que, quai cồng, nam, chiêu, củ hành, và nhất là những chữ văn pháp bây giờ gọi là phó-từ (adverbe) : tất-tưởi, vất-vơ, vất-vưởng, gật-gù khéo đưa đẩy rất là nhanh nhẹn. Lại được câu tuy dài nhưng ngắt ra thành bao nhiêu đoạn, mỗi đoạn bốn chữ thành-ngữ song-song đi với nhau, hoặc chỉ năm đến bẩy chữ chắp lại là nhiều, mà đoạn nào đoạn nấy gãy-gọn phân-minh dễ nghe lắm. Đọc những đoạn như hay lam hay làm, vất-vơ vất-vưởng, thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa… thật là khoái trá vậy. Đoạn cuối, chữ đỡ-đần với hai chữ kể lể đệm cho câu đã như hạ giọng rất êm-đềm, thú-vị vậy. Hay hơn nữa, lại là được suốt trong hai câu, không thấy bóng một chữ Hán nào, toàn là chữ nôm, mà nôm thường, nôm tục hết cả. Nhưng có điều đáng tiếc, là vì trong câu có những chữ quá nôm-na, tục-tĩu như bó que, củ hành, sắn váy, buông quần, mà câu của cụ, tuy là câu khóc cụ bà mà không khỏi cái giọng trào phúng đã như câu văn hý-hước vậy.[​IMG]


    26. – MẦN RỨA – NHẮN HỎI

    Một phú-ông, người xứ Nghệ, có một cô con gái rất đẹp. Phú-ông muốn gả cho một anh học-trò nghèo, nhưng hay chữ. Người con gái cũng thuận. Chỉ một bà phú-ông nhất-định không chịu gả vì khinh là nghèo. Sau người con gái mang bệnh tương-tư mà chết. Được một năm, bà phú-ông sinh buồn, cũng chết.

    Anh học-trò thấy cái tình cảnh làm vậy, bèn làm đôi câu đối phúng rằng :

    Mần rứa cũng mụ gia, chút nghĩa đèo bòng còn nhớ mãi !
    Nhắn hỏi mẹ nó, khối tình mang xuống đã tan chưa ?


    Mần rứa : tiếng Đàng-Trong cũng nghĩa như : như thế. – Mụ-gia : cũng tiếng Đàng Trong gọi mẹ vợ. – Đèo bòng : có ý nói như mang vác nặng. Hai chữ này có nhẽ ở hai chữ đeo và bồng đọc trạnh ra. Nên hiện có người nói đèo bồng, cũng có người nói đèo bòng. Người ta có thể đèo bòng về ái-tình, danh-vọng, v. v... – Mẹ nói : tiếng người chồng dùng để gọi vợ. Nó đây là ám chỉ con cái, mẹ đứa con của mình, tức là vợ mình vậy. – Khối tình : nói ái-tình như kết tinh lại thành một khối rắn ở trong người.

    Vế trên nói mẹ người con gái, đại ý than rằng dù bà không gả con bà cho tôi, nhưng tôi cũng kể bà như mẹ vợ, vì không bao giờ tôi quên được cái công theo đuổi, đeo-đẳng của tôi.

    Vế dưới nói chính người con gái, đại ý khóc rằng : bây giờ mẹ nó ở dưới suối vàng, tôi nhắn hỏi khối tình mẹ nói, vì tôi mà kết thành trong bụng, thì đã tan ra chưa ? Khối tình mang xuống đã tan chưa ? Trong truyện Kiều đã có một câu như vậy « Khối tình đem xuống tuyền-đài chưa tan » mà hai câu cùng do ở một điển trong bộ Tình-sử, mục Tinh hóa truyện một người con gái phải lòng một người đàn ông kia, không lấy được nhau, mà sau bị bệnh đến chết. Lúc chết, đem xác ra thiêu. Mọi phần đều tan duy có một khối gì như viên ngọc không sao thể tan được, lúc đem ra xem, thì trong có hình-ảnh của chàng đàn ông. Cái khối ấy, sau chính chàng đàn ông xem, động lòng rơi lụy vào, thì lập tức tan ngay. Cứ kể về « Khối tình », thì trong bộ Tình-sử còn một vài truyện nữa. Như người con gái đây mất không còn để lại khối tình gì, nên anh học-trò mới hỏi rằng thế khối tình mang xuống – tức là mang xuống suối vàng – còn hay đã tan rồi ?

    Hai vế, đại-ý như thế, kể cũng là sâu-xa mà rõ ràng. Câu đặt cũng được nhanh-nhẹ và gọn-gàng. Chứ đối thì được nghĩa đối với tình, nhớ mãi đối với tan chưa cân xứng lắm.


    27. – CHỮ NGHĨA – RỂ CON

    Chữ nghĩa có là bao, nhà sấm dám đâu đem trống đến.
    Rể con không nỡ nín, nước người nên phải vác chiêng đi.


    Câu này có người cho là cụ Nguyễn-Khuyến làm để viếng chính ông nhạc cụ. Có người lại cho là cụ làm hộ một viên chánh-tổng viếng bố vợ. Ta không lấy gì mà quyết-định được. Ta chỉ nhận hai câu này sở-dĩ cho là hay, là vì câu nào cũng dẫn ở một câu tục-ngữ mà ra. Vế trên thì lấy ở câu : « Đánh trống qua cửa nhà sấm ». Còn vế dưới thì lấy ở câu : « Đem chiêng đi đấm nước người. Chẳng kêu cũng đánh một hồi cho kêu ».


    28. – HỠI THƯƠNG ÔI ! - Ờ QUÁI NHỈ

    Hỡi thương ôi ! hơn một ngày chẳng ở, kém một ngày chẳng đi ! nghĩ rằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : bà năm mươi tám, bà nhà tôi cũng sáu mươi tư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, xuân xanh đã cao rồi, nọ khéo dắt-díu chi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, vẫn mong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bảy, tám, chín mười mươi, đã vội về chầu Phật, với chầu Tiên, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link giấc bướm không nên ân hận nữa.

    Ờ quái nhỉ ! Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật ! ai ngờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : bà tháng tư này, bà nhà tôi cũng tháng năm trước, tấc gang không cách mấy, nào có lâu-lai gì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, vừa mới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link một năm, năm bảy tháng, ví chẳng phải dâu gia cùng dâu-giáo, đường mây sao khéo rủ-rê nhau.

    Hơn một ngày chẳng ở, kém một ngày chẳng đi : câu tục-ngữ nói người ta chết ngày nào, tháng nào là đã có số nhất-định trước, không thể mong chóng chết hay lâu chết hơn được. – Xuân xanh đã cao : nói đã nhiều tuổi, đã già rồi. – Vẫn mong bảy, tám chín mười mươi : vẫn mong sống đủ hạn một trăm năm. Chữ có câu : « Bách tuế vi kỳ ». – Giấc bướm : lấy ở chữ Điệp-mộng, nghĩa là giấc mộng bươm-bướm ra. Hai chữ Điệp-mộng vốn là chữ của Trang-tử xưa nằm mộng thấy hóa ra con bướm rồi không biết rõ rằng Trang-Chu (tức là Trang-tử) hóa ra bươm-bướm hay là bươm-bướm hóa ra Trang-Chu. – Ta hay dùng giấc điệp hay giấc bướm để chỉ giấc ngủ hàng ngày và lấy rộng nghĩa chỉ cả giấc ngủ trăm năm. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật : câu tục-ngữ ý nói : Các tính nết người ta lúc sống ở đời và các bệnh tật làm cho người ta phải kìa đời kể ra nhiều lắm, mỗi người một khác, không ai giống ai cả. – Tấc gang không cách mấy : nói gần nhau chỉ cách nhau một tấc, một gang tay mà thôi. – Dâu-gia cùng dâu-giáo : dâu-gia hay thông-gia, thân gia, sui gia là hai nhà có con gả cho nhau. Tiếng dâu-giáo là đặt đôi tiếng ở dâu-gia ra chớ vốn không có. – Đường mây : nói người chết, theo đường mây tức là lên cõi Tiên, cõi Phật.

    Đôi câu đối này là của cụ Nguyễn-Khuyến làm để phúng bà dâu-gia. Năm trước cụ đã phải lấy văn để than khóc cụ bà của cụ, năm nay cụ lại phải lấy văn để than khóc cụ bà của dâu-gia. Lời than khóc trước là đôi câu đối (xem số 24) lời than khóc này tất cũng lại đôi câu đối. Đau đớn thay ! vì cái đau này mà cụ lại hồi nhớ đến cái đau trước. Tự-nhiên lắm bởi viếng bà nhà dâu-gia mà cụ lại như phải nhắc lại bà nhà cụ. Ừ, rút nghĩa lại, đôi câu đối của cụ làm đây, là chỉ cốt ở một cái ý so-sánh : bà nhà dâu-gia sống bấy nhiêu tuổi, bà nhà tôi sống bây nhiêu tuổi, bà nhà tôi chết tháng ấy, năm ấy, bà nhà dâu-gia chết năm này, tháng này, rồi kết cục bảo : hai bà tại làm dâu-gia, dâu-giáo với nhau sao khéo dắt-díu, rủ rê nhau vào cái giấc bướm, để noi con đường mây mà về chầu Phật, chầu Tiên vội-vàng quá như thế. Còn cái ý : mong sống trọn những trăm tuổi, nhưng khuyên đã được, năm mươi tám với sáu mươi tư là mãn-nguyện, rồi lại, nhắn-nhủ yên-ủi không nên ân-hận nữa, cùng cái ý mượn ở hai câu tục-ngữ nói việc đời đương nhiên như thế, đều là những ý phụ tùng vào cái ý chính ở trên cả.

    Về mặt văn-từ, thì đôi câu đối khóc dâu-gia này so với đôi câu đối khóc bà nhà kia, tuy số chữ rồi-rào nhiều hơn, tuy lối điệu đứng-đắn phẳng-phiu hơn, không dùng cái giọng cợt-nhả đùa bỡn lắm, nhưng xét ra, cái hơi câu đã không được mạnh-mẽ bằng, các âm-thanh không được giòn giã bằng, mà cái ý-nghĩa không được gọn-gàng bằng, cả chữ đối cũng không được cân-xứng bằng. Ta không chắc câu này chép có được đúng như nguyên bản không. Nhưng thực có mấy đoạn nghe không được lấy gì làm xuôi tai, thích miệng. Như vế trên đã nói : khéo dắt-díu chi, vế dưới lại kết : khéo rủ rê nhau, thì ta tưởng cho là trùng kiến được. – Trên nói : vẫn mong sống đủ trăm tuổi ; dưới tiếp : sao năm mươi, sáu mươi đã chết ; mà cuối câu lại hạ mấy chữ : không nên ân hận, ta tưởng hai ý không cắn với nhau, không đối đáp với nhau ; giá đây ngỏ nhời than tiếc có nhẽ hơn là lên giọng khuyên răn. – Vế sau : trên nói tháng tư năm nay, dưới nói tháng năm năm ngoái, mà lại kết là một năm, năm bảy tháng, ta tưởng như tính không được đúng, gang tấc cách nhau có một năm với một tháng chớ có đâu những một năm năm bảy tháng. Chữ đối thì : năm mươi tám đốivới tháng tư này, sáu mươi tư đốivới tháng năm trước, bảy, tám, chín, mười mươi đối với một năm, năm, bảy tháng không được chỉnh cho lắm, vì số đếm đối với chữ thường, hay chữ thường đối với số đếm không được cân. Tựu trung hai câu này chỉ hay ở mấy chữ than cất ở đầu câu, hai câu tục-ngữ dẫn vào trong câu, cùng đoạn kết nói giấc bướm với đường mây mà thôi.


    29. – GIẦU CÓ – SANG KHÔNG

    Giàu có thiếu chi tiền, đem một vài quan không phải nghĩa. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sang không thì cũng bạc, kiếm năm ba chữ gọi là tình. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Câu này người ta nói là của cụ Nguyễn-Khuyến làm để phúng một người bạn sơ ở xa.

    Trong câu chỉ cốt gò mấy chữ đối nhau cho chọi : giàu đối với sang, sang chính nghĩa đây là đi đến, nhưng lại còn ngụ ý là sang trọng. – Tiền đối với bạc, quan đối với chữ, chữ đây là chữ viết tức là câu đối, nhưng còn hiểu ngầm cái ý là tiền nong. Đàng Trong hay nói mấy chữ bạc. – Nghĩa đối với tình.

    Về phần ý tưởng, thì vế trên như muốn hắt cái tục xưa nay thường phúng bằng tiền nong, vàng hương đi, vế dưới như cho cái sự phúng nhau bằng chữ, bằng câu đối là trọng lắm. Nhưng thiết tưởng phải có cái tài như cụ Nguyễn tự làm câu đối lấy để phúng người thì mới hay, chớ cứ đến hàng câu đối mượn thợ tìm chữ nào, câu nào cũng được, thì còn gì gọi là hay nữa.


    30. – VỪA MỚI – THẾ MÀ

    Ông Tổng Cóc, người làng cụ Nguyễn-Khuyến mất. Ông có làm đôi câu đối viếng rằng :

    Vừa mới họp việc làng, mặc áo địa, giận giày tàu, đủng-đỉnh thật coi ra dáng kẻ.
    Thế mà chết đầu nước, lấp ván thiên, vùi đất sét, khôn-ngoan thì cũng đứt đuôi rồi.


    Ý-tứ hai câu này không có gì là sâu xa cả, vì có nhẽ lúc sinh-thời ông Tổng, địa-vị tầm-thường, chưa làm được sự-nghiệp gì đáng ghi chép. Cụ Nguyễn-Khuyến có làm câu đối viếng ông, chẳng qua cũng như làm một câu văn chơi đùa, như nhiều câu chơi đùa khác, cụ vẫn hay làm nôm-na cho qua thời giờ vậy.

    Về mặt văn-chương, thì hai câu này kể cũng là hay thực. Hai câu ý nói : ông Tổng, vừa hôm nào ông còn ra họp việc làng, mình ông mặc cái áo sa hoa bông tròn (áo địa), chân ông đi đôi văn-hài Tàu, đủng-đa-đủng-đỉnh, ông rõ ra một bực người trông có dáng tự-phụ lắm (ra dáng kẻ). – Thế mà, bây giờ ông đã không còn ở đời, người ông đã bỏ vào áo quan (ván thiên : nắp đậy áo quan), xác ông đã chôn xuống đất, ông có khôn-ngoan cho lắm nữa, thì cũng đã xong cái đời ông rồi, còn gì là ông nữa. Rút lại, lúc sống ông lên mặt hách-dịch bao nhiêu, thì lúc chết ông lại lúi sùi, cụp tán tàn bấy nhiêu. Cũng coi ra dáng kẻ đối với thì cũng đứt đuôi rồi, cái ý cụ Nguyễn-Khuyến miệt người cay độc lắm. Ông Tổng tên là Cóc mà hạ mấy chữ đứt đuôi rồi chẳng là nhắc đến cái tên ông (nòng-nọc đứt đuôi) một cách rõ ràng quá lắm ư !

    Trong hai câu được những chứ : làng đối với nước, địa đối với thiên, giận đối với vui, ra dáng đổi với đứt đuôi chọi nhau xứng đáng lắm.


    31. – CỬA TRAI-THIỀN. – ĐƯỜNG TĨNH-BỘ

    Cửa trai-thiền nương tựa chửa bao lâu, dịp dàng sư dạy, kinh kệ sư rèn, hương thắp, đèn khêu, khấn nguyện những mong sư mạnh khỏe.

    Đường tĩnh-độ xa khơi nên phút chốc, chuông trống vãi khua, chùa chiền vãi quét, hoa dâng, quả cúng, sớm khuya nỡ để vãi chơ-vơ.

    Trai-thiền : trai : vốn nghĩa là một lòng, một dạ, trước khi tế-tự phải trai giới, nghĩa là phải để tâm vào đấy. Chữ nhà Phật có nói trai tăng, trai phạn, thiền : nghĩa là tĩnh. Đạo Phật lấy thanh tĩnh làm tôn-chỉ nên gọi là thiền. Hai tiếng nôm tray tịnh ta thường dùng gốc ở hai chữ trai-thiền mà ra. – Dịp dàng : tức là nói sư dạy cho lúc cúng vái vào khuôn vào dịp. – Tĩnh-độ : tức là đưa về chỗ thanh tĩnh, cõi nhà Phật.

    Đọc đôi câu đối này, ai cũng biết là của một bà vãi làm để viếng một ông sư. Đại ý vế trên vãi nói : vãi nương nhờ của Phật chưa được bao lâu, sư dạy vãi đủ lối kinh kệ, tiu cảnh (dịp dàng), vãi khêu đèn, thắp hương, thành tâm khấn khứa, cốt mong cho sư được mạnh khỏe. – Đại ý vế dưới vãi than : Ai ngờ phút chốc sư đã tịch mà về cõi Phật xa xôi, khiến cho vãi bây giờ lúc quét chùa, đánh chuông, cúng dâng hoa quả, chỉ chơ-vơ có mỗi một mình, biết lấy ai làm bầu bạn.

    Hai câu này văn nghe được lắm. Dễ chỉ phải : khấn nguyện đối với sớm khuya, mạnh khỏe đối với chơ-vơ không được chỉnh, còn thì hay cả, cứ bên này mỗi chữ sư, thì bên kia lại mỗi chữ vãi đối lại rất xứng ; lại được những chữ như trai-thiền, tĩnh-độ, kinh kệ, chùa-chiền, hương đèn, dâng cúng thật bày rõ được việc làm của sư, của vãi trong một cảnh chùa vậy. Người làm đôi câu đối này tất am hiểu về đạo Phật lắm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này có người cho là « Dày làm kép, hẹp làm đơn », và nghĩa là như vải lụa, tùy dày, mỏng mà dùng làm áo kép, hay áo đơn. Như thế thì được chữ kép đáp lại với chữ dày, nhưng dưới lại phải chữ đơn đáp lại chữ hẹp không cân. Lại phải nói mỏng làm đơn mới xuôi được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản không chép bốn chữ Nghĩ rằng với Ai ngờ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản chép ngược : Bà sáu mươi tư, bà nhà tôi năm mươi tám.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản bỏ không chép cả đoạn : Xuân xanh đã cao rồi, nọ khéo dắt díu chi, - tấc gang không cách mấy, nào có lâu lai gì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản không chép bốn chữ : Vẫn mong, vừa mới.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản không chép bốn chữ Nghĩ rằng với Ai ngờ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản bỏ không chép cả đoạn : Xuân xanh đã cao rồi, nọ khéo dắt díu chi, - tấc gang không cách mấy, nào có lâu lai gì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó bản không chép bốn chữ : Vẫn mong, vừa mới.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhông phải nghĩa, có nơi chép là không phải nhẽ, hay : coi chẳng tiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGọi là tình, có nơi chép là : để làm duyên. Chép như thế thì đôi câu đối này là đôi câu đối mừng đám cưới chớ không phải đôi câu đối phúng đám ma.
     
    deathshine thích bài này.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TẠP LIÊN

    TỰ-THUẬT – TỰ-THÂN

    32. – TRÓI CHÂN – RÚT RUỘT

    Trói chân kỳ-ký tra vào rọ.
    Rút ruột tang bồng giả nợ cơm.


    Kỳ : giống ngựa sắc xanh đen, ký : giống ngựa chạy mỗi ngày một nghìn dặm. Kỳ ký vốn là hai giống ngựa tốt, nên nhà văn-sĩ thường mượn hai chữ ấy để chỉ người tài giỏi hơn chúng. – Rọ : đồ làm bằng tre đan để giốt súc-vật hoặc khi cả người nữa. – Tang-bồng : xem ở bài dưới.

    Hai câu này, có người cho là của ông Nguyễn-công-Trứ làm để tự vịnh khi ông còn hàn-vi. Có nhẽ ta nhận cho là phải được. Vì cái giọng văn thật là hùng-hồn, cái ý trong văn thật là mạnh-mẽ. Tuy chân tra vào rọ, nhưng vốn vẫn là giống tuấn-mã ; tuy phải giả nợ cơm, nhưng vốn vẫn có cái chí ở tứ-phương. Bây giờ đang gặp lúc hoạn nạn vận đen, nghèo khổ bấn túng, thì phải chịu vậy, nhưng biết đâu rồi không có một ngày được mở mày mở mặt, có danh với núi sông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Xem mấy câu luôn ở dưới của ông cùng có cái khẩu khí ấy.


    33. – BA VẠN – CHÍN LẦN

    Ba vạn anh-hùng đè xuống dưới.
    Chín lần thiên-tử đội lên trên.


    Hai câu này, có người cho rằng là ông Tả-quân Lê-văn-Duyệt bảo ông Nguyễn-công-Trứ vịnh cái cảnh ông đang nằm ở ổ rơm, trên đắp chiếu.Không biết ông Trứ có thật gặp ông Duyệt và có thật vịnh câu này không. Ta chỉ biết khi đức Cao-hoàng ngự giá Bắc tuần đến tỉnh Nghệ-an, thì ông Trứ có dâng một bài điều trần gọi là « Thái bình thập sách » được nhà Vua ban khen và đình-thần chú ý. Bởi vậy mà ông Duyệt mới nghĩ đến ông Trứ và lúc cắt quan ra chấm trường, ông Duyệt có dặn quan chủ-khảo nên lấy ông về dùng.

    Ta lại nên nhận rằng, người làm ra đôi câu đối này tất là người đang gặp lúc gian truân nghèo khổ nhưng có cái khí-phách rồi sẽ làm nên những công nghiệp to nhớn, lại có cái lòng trung-thành tận tâm đối với vua, với chúa.

    Quả vậy, nằm trên đống rơm, mà mượn ngay câu thành-ngữ « anh hùng rơm » để tả cái ý rằng một mình mình đè nén được bao nhiêu anh-hùng xuống dưới mình, thế là mình là người lỗi-lạc xuất chúng, hiển hách hơn thiên-hạ nhiều lắm. Trong khi mình kinh-doanh thao-lược đến như thế, mà mình vẫn một lòng, một dạ thờ bực chủ-chương mình một cách kính-cẩn không hề dám sai bao giờ. Bực chủ-chương ấy, tức là Vua, là Chúa, là Thiên-tử, mình đội trên đầu chín lần để báo đáp cái ơn sâu mình được nhuần gội. Vậy chín lần thiên-tử đội lên trên chính là bày cái lòng tận trung ấy, mà xuất xứ ở như chữ « Cửu trùng thiên-tử chiếu » [-] [-] [-] [-]

    Rút lại hai câu đối này chỉ cốt ở cái ý lấy trong hai chữ « rơm » và chữ « chiếu » mà thôi.


    34. – TIỀN BẠC – CÔNG DANH

    Tiền bạc của giời chung, trống-trải thế mà lọt vành khuyên sáo.
    Công-danh đường đất rộng, kèn-cựa chi cho bận chí tang bồng.


    Trống-trải : rỗng tếch, trống không cả, không súc tích một tí gì. – Khuyên sáo : khuyên đây nghĩa là cái cũi để giốt loài vật ; sáo : lối cũ xưa nay theo đã quen ; hai chữ khuyên sáo nghĩa là cái lồng, cái cũi dùng để bao giữ, trói buộc các vật không để nó ra được cái thế-lực, phạm-vi của mình. – Kèn cựa : cố cựa-cậy lồng-lộn cho ra khỏi vòng. – Tang bồng : tang : cây dâu, bồng : cỏ bồng, nói đủ thì phải cả bốn chữ « tang hồ bồng thỉ », hồ là cái cung làm bằng gỗ dâu, thỉ là cái tên làm bằng cỏ bồng. Tục xưa, nhà thường đẻ con giai, thì ở ngoài cửa treo một cái cung bên tay trái, nhà vua đẻ con giai, thì cho người lấy cung tên bắn sáu phát ra bốn phương và trên giời, dưới đất. Thói tục như thế, là ngụ cái ý mong cho con sau này có cái chí ngang dọc vùng vẫy trong khoảng giời đất bốn phương. Các nhà văn-sĩ thường dùng hai chữ « tang bồng » để chỉ công việc của người làm giai phải gánh vác ở đời, tung hoành đây đó. (Xem rõ sách Nam-thi hợp-tuyển trang 21 bài 1).

    Hai câu này là của ông Nguyễn-công-Trứ. Mà cái chí khí của ông thật rõ-rệt ra như vậy. Lúc ông bấn túng, nợ như Chúa Chổm, ông không hề lo lắng, sợ hãi, lúc ông làm đến Thượng-thư, Tổng-đốc, ông không hề súc tích làm giàu, lúc ông hàn-vi khoa cử chậm-chạp, ông không hề giận giữ làm càn, lúc ông làm quan thăng, giáng bất thường, ông không chịu kêu nài luồn-lọt, ông cứ tự-nhiên nhi-nhiên, thật là không có gì bó buộc được ông, bận-bịu đến ông, thật là ông ra được lọt vành khuyên sáo, và thỏa thích được cái chí tang bồng.

    Cái chí của ông đã khác người như thế, nên cái văn của ông cũng lỗi-lạc hơn người. Hai câu của ông đây thật là nhẹ-nhàng thanh-thoát gọn-gàng và mạnh-mẽ lắm vậy. Chữ đối thật chỉnh, nặng, nhẹ bằng nhau không phải chữ nào non lép cả.


    35. – CHỊ EM ƠI – GIỜI ĐẤT NHỈ

    Chị em ơi ! Ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương giời, đâu cũng lừng danh công-tử xác.
    Giời đất nhẻ ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng-phu kềnh.


    Hai câu này là của ông Nguyễn-công-Trứ làm để tự vịnh mình. Câu trên ông than thân rằng ông đã luống tuổi mà vẫn nghèo khổ chưa làm nên danh phận gì. Câu dưới ông lập chí đem cái tài văn vũ của ông ra thi thố với đời, cố làm cho nổi những thủ-đoạn to nhớn. Chỉ hai câu này mà ông Trứ tả hết được cái tình cảnh thân thế của ông suốt một đời. Quả thế ông lắng-đắng mãi đến năm 42 tuổi mới đỗ được giải-nguyên, nhưng từ năm đó đến năm ông mất, nghĩa là trong 38 năm giời nữa, ông đã làm nên bao nhiêu công việc thật là nổi tiếng cho ông vậy.

    Công tử xác : tức là xác-xơ kiết cú, không có một đồng, một chữ nào (xem bài Than nghèo của ông trong sách « Nam thi hợp tuyển » trang 174.) Cung, kiếm, cầm, thư = cung, gươm, đàn, sách. Ông Trứ vốn là một nhà văn sĩ, lót thêm một nhà mỹ-thuật mà lại có đủ tài đi đánh dẹp như quan võ vậy. – Xếp... vào một gánh : không phải là xếp bỏ một xó, nhưng xếp để bắt tay vào việc cũng như người đi đường xếp đồ hành lý vào gánh để đem đi. – Trượng-phu kềnh : trượng-phu tiếng người con giai tự xưng : kềnh to nhớn lắm.


    36. – CHỮ-NGHĨA - RÂU-RIA

    Chữ-nghĩa mớm dần con trẻ hết.
    Râu-ria đâm mãi cái già ra,


    Đôi câu đối này rõ ra của một cụ đồ già làm để tự vịnh cái nghề-nghiệp và cái tình cảnh của mình. Mình có biết được ít chữ-nghĩa nào, thì mình đem ra mà dạy trẻ, song lớp này đến lớp khác, như cho hết cả đi cũng không tiếc. Trong khi chữ của mình nó cứ cùn đi ấy, thì cái tuổi của mình cứ mỗi ngày một thêm ra, xem cái râu của mình nó cứ mỗi ngày một mọc dài mãi thì đủ biết. Cụ đồ như thế mới thực là cụ biết « hối nhân bất nguyện » và « cúc cung tận tụy » với cái nghề gõ đầu trẻ của cụ vậy.


    37. – NHÀ DỘT – HỌC-TRÒ

    Nhà dột đôi ba gian, một thầy, một cô, một chó cái.
    Học trò năm bảy đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười-ươi.


    Người ta cho đôi câu đối này là của ông Ông-Ích-Khiêm than thân, khi ông đang làm Huấn-Đạo ở một huyện kia tại Thanh-hóa. Ông vốn là một người Chàm, có khí khái, có văn-chương, có tài điều-binh, khiển tướng, lâu mới đỗ cử-nhân, được bổ làm một chức Huấn-đạo nhỏ, nên ông làm hai câu này là có ý tỏ nỗi bất-bình vậy.

    Cái cảnh ông thầy dạy học, mà đến nhà ở (gồm cả tư-thất, gồm cả học-đường) chỉ có đôi ba gian, lại hễ giời động mưa, là dột tứ tung, ngoảnh đi, ngoảnh lại chỉ thấy một thầy, một vợ thầy và con chó cái, - mà đến học-trò số nhiều nhất chẳng hơn được năm, bảy đứa nhãi ranh, mà đứa nào, đứa nấy cũng ngây ngây, dại dại, nửa người, nửa ngợm, nửa đười-ươi, cái cảnh đến như thế, thì còn gì đáng chán và đáng buồn hơn nữa !

    Vế trên nói thầy nói , rồi hạ ngay con chó cái (con cái chẳng có, đầy tớ cũng không) thảm-thiết chửa !

    Vế dưới, nói học trò, đã tưởng được bọn thiếu-niên thông-minh dĩnh-ngổ, thần-đồng cả đấy, nào ngờ toàn là một lũ ngu-đần, dại-dột, không gọi được là toàn người, chỉ gọi được là ngợm, là đười-ươi, đáng thương thay ! Tình cảnh của thầy như thế, thì con mong-mỏi ở cái công-nghiệp giáo-dục sao cho được. Đọc hai câu này ta lại nhớ đến hai câu : « Mô phạm năm ba thằng mắt trắng. Đỉnh chung chiếc rưỡi cái lương vàng » của ông Cao-bá-Quát dán ở Học đường và nhất là hai câu trích ở một bài thơ cổ : « Miệng thèm, sờ rượu, be hôi rích ; giọng khát, tìm chè, lọ mốc meo. »

    Về phần đối, thì hai câu thật chọi nhau từng chữ. Hay nhất, là được ba chữ một đối với ba chữ nữa đi luôn một hơi mạnh-mẽ lắm.


    38. – MỘT CHIẾC – BA VÒNG

    Ông Cao-bá-Quát là người làng Phú-thị, huyện Gia-lâm, tỉnh Bắc-ninh. Cái tiếng ông lừng-lẫy về văn chương, tưởng ta không cần nhắc. Bốn chữ « Thần Siêu, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thánh Quát Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link » đã thành như câu tục-ngữ cho ta truyền tụng rồi. Nhưng tức vì công-danh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ông không kịp văn-chương ông, nên ông phải đeo cái tiếng là tên tướng giặc chống cự với Triều-đình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Than ôi ! chỉ vì thế, mà sau ông phải bắt giam bao lâu và xử tội trảm quyết. Song dù thế nào, ông vẫn là người có duyên nợ với văn-chương, lúc phải giam, lúc phải chém, ông vẫn còn ngâm vịnh những câu thật là tuyệt bút không phụ cái tiếng « Thánh » thiên-hạ đã phục ông, mà tặng ông vậy.

    Người ta nói khi ông bị cùm ở trong ngục, ông có vịnh hai câu rằng :

    Một chiếc cùm lim, chân có đế.
    Ba vòng dây sắt, bước thì vương.


    Kịp khi đem ông ra sắp chém, ông lại vịnh hai câu rằng :

    Ba hồi trống giục, đù cha kiếp !
    Một nhát gươm đưa, đéo mẹ đời !


    Hai câu trên của ông sở-dĩ hay, là chỉ vì hai chữ vương, chữ đế lót ở cuối câu, chân đã bị cùm, bị xiềng mà còn nghĩ đến đế, vương, cũng là sâu-xa lắm.

    Còn hai câu dưới hay là ở mấy chữ rất tục người ta chỉ dùng để chửi, mà đem vào đây lại rất thanh, khiến cho người đọc, phải lấy làm não-nùng chua xót vậy.

    Kể về mặt đối thì cả hai câu, thật là chọi nhau từng chữ. Theo lối văn pháp bây giờ, hoặc chỉ phải chữ bước là động-tự đối với chữ chân là danh-từ như chưa được điêu luyện lắm.


    39. – NGHỂN CỔ – LỦI ĐẦU

    Nghển cổ cò, trông bảng không tên : Giời đất hỡi ! văn chương xuống bể !
    Lủi đầu cuốc, về nhà gọi vợ : Mẹ đĩ ơi ! tiền gạo lên giời !


    Tả cái cảnh một thầy đồ đi thi hỏng mà đến như hai câu này, thực là tuyệt bút vậy. Cổ cò đã là cao, mà còn cố nghển cho cao nữa lên, nhưng cho cao bao nhiêu, cũng không thấy tên, công học xưa nay thế là qui ư vô dụng, phải kêu đến giời, vì giời cho mình cái thông minh, mà mình đến nỗi thế đấy ! Đi đâu bây giờ ? Thôi đành lủi về nhà như cuốc lủi. Về nhà làm gì ? Về nhà gọi vợ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vì công của xưa nay vợ cấp cho ăn học thế làm mất sạch. Hỏng thi mà trước gọi giời, sau gọi vợ như để cầu cứu, thực là cho như khốn cùng quá lắm vậy.

    Trong câu hai chữ hỡi ! ơi ! nghe đau-đớn lắm. Còn những chữ nghển đi với cổ cò, lủi đi với đầu cuốc, xuống bể đi với lên giời, thực là đắc thế lắm.


    40. – ĐƯỜNG THANH XUÂN – SÂN ĐAN TRÌ

    Xưa ở làng Hạ-đình huyện Thanh-trì (Hà-đông) có một ông thi đỗ tiến-sĩ và nổi tiếng là hay chữ.

    Cái trò « thầy dạy học, con bán sách », ông có một đứa con cực kỳ ngu xuẩn, không sao học nổi được một chữ. Ông tức mình, cho đứa con về ở với anh ở nhà quê, và chỉ giao cho nó có mỗi một việc ngày ngày đem trâu ra đồng cho nó ăn cỏ.

    Cậu cả chăn trâu hôm nào về cũng chậm, ông bác dò xem, thì ra cậu ngu đến nỗi không biết con trâu nào là con trâu của mình, chiều chiều cứ phải đợi cho các trẻ khác dắt trâu của chúng đi hết rồi, còn thừa con nào, thì mới biết con ấy là của mình mà dắt về.

    Một chiều kia, bác thấy cháu về sớm, lấy làm lạ, hỏi :

    « Sao hôm nay lại về sớm thế ?

    - Cháu đáp : Tôi đã lấy vôi đánh dấu trâu của nhà, tôi nhận ngay được, nên tôi về sớm. »

    Bác mừng thầm cho là cháu đã phá ngu, và nhân hôm ông nghè về chơi nhà, ông bác đem truyện ra kể rồi khen lấy, khen để. Ông nghè không tin, mới gọi con ra, ra thử một đôi câu đối, bảo đối. Câu rằng :

    « Đường Thanh Xuân, võng giá nghênh-ngang ; người sao, ta vậy. »

    Con không cần nghĩ ngợi, ứng khẩu đáp ngay rằng :

    « Sân Đan-trì, cân đai sặc sỡ ; cha trước con sau. »

    Ông bố phải chịu là hay, và bấy giờ mới lại cho con đi học. Quả-nhiên tự đó anh chăn trâu si ngốc quá lắm kia thành ra một người học trò thông minh rất mực, chẳng bao lâu cũng đỗ ông nghè, võng giã nghênh-ngang, cân đai sặc sỡ không kém gì cha vậy.

    Câu ra có ý nói người ta đỗ đạt vẻ-vang làm sao thì ra đây đang độ trẻ, phải gắng theo cho kịp bằng người. Thanh-Xuân đây chỉ tên một khúc đường đi ở vùng Hà-đông, và trên đường ấy có cái Chợ chùa mỗi năm chỉ họp có một phiên vào ngày hai mươi tám tháng chạp. Nhưng hai chữ thanh xuân 青春 lại còn chỉ cái tuổi trẻ lấy ý rằng người ta ởđời đang lúc thiếu niên, ví cũng như trong năm ở vào cái mùa xuân xanh rờn vậy.

    Câu đối có ý nói cha hiện đang làm quan rực rỡ ở chốn Triều-đình, thì tôi đây là con, tôi cũng theo được sau cha vậy. Đan-trì : đan là sắc đỏ phớt, Trì là nền ; hai chữ đan trì dùng chỉ chốn cung điện nhà vua vì thềm những cung điện ấy thường sơn sắc đỏ phớt.

    Hai câu này không có gì là tài-tình, nhưng ý tứ rõ ràng, chín nục không phỉ mất cái tiếng bố nghè, con nghè vậy.


    41. – CŨNG MAY THAY – THÔI QUYẾT HẲN

    Cũng may thay, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link công đăng hỏa có là bao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhùng-nhằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phận lại nhờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link duyên, quan trong năm, bảy thứ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, quan ngoài tám, chín phen Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; nào cờ nào biển, nào mũ, nào đai, nào hèo hoa, gươm bạc, nào võng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tía, lọng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xanh, khách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tài tình gặp hội kiếm cung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, khắp giời Nam, bể Bắc cũng anh-hùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mùi thế xem ra từng đã trải. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thôi quyết hẳn nợ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phong trần chi nữa tá Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngất-ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu giai năm bảy cậu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, này cờ, này kiệu, này rượu, này thơ, này đàn ngọt, hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay khí vũ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thoát Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vòng cương tỏa, lấy gió mát giăng thanh làm bạn lứa, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tuổi giời thêm ít nữa là hơn.

    Đôi câu đối này có người cho là của cụ Nguyễn-công-Trứ ra cho ông Nghè Tân để thử tài nôm của ông Nghè. Như thế, thì vế trên là của cụ Thượng còn vế đối là của ông Nghè. Nhưng xét kỹ, ai nhận như thế là nhận nhầm. Câu dưới, câu trên cũng cùng theo một thể-văn, cũng chung một ngọn bút, cũng tả một tâm tình sự nghiệp, nghĩa là cũng cùng của một mình cụ Trứ làm ra khi cụ về hưu-trí vậy.

    Lại còn người dám cho : vế trên là của ông Siêu ra và vế đối là của ông Quát làm. Thật là bậy quá, tưởng không cần bẻ lại làm gì. Trong hai câu ấy có cái gì là của ông Siêu, ông Quát không ?

    Đôi câu đối này, lại mỗi người chép một khác. Toàn thể câu dù không sai lạc hẳn, nhưng chữ dùng trong câu, mỗi nơi một thay đổi, khiến cho người khảo-cứu, trước khi cầm bút ghi chép, không khỏi không ngờ vực, và tự hỏi chữ nào mới là chữ của nguyên-bản, chữ chính cụ Thượng xưa đã dùng vậy. Như hai câu chúng tôi chép trên đây, là chúng tôi đã so sánh nhiều bản, tưởng như thế cho là đúng hơn, kỳ thực chưa lấy gì làm chắc.

    Đăng hỏa : đăng : đèn, hỏa : lửa. Công đăng hỏa tức là công học-hành, nói chịu khó học ban đêm phải có đèn, có lửa. – Nhùng-nhằng : ý nói vừa phải thế thôi, không có gì là lỗi-lạc hơn người cho lắm. Nhùng-nhằng đối với ngất-ngưởng chỉnh hơn là theo đòi. – Quan-trong : quan Đàng Trong ; - Quan ngoài : quan Đàng Ngoài ; cái phép xưa người đỗ ở trong Trung-kỳ thì bổ ra làm quan ngoài Bắc, mà người đỗ ở ngoài Bắc-kỳ thì lại bổ vào làm quan tron Trung-kỳ. – Tháng, niên : có người chữa hai chữ này là thứ, phen, lấy ý rằng cụ Trứ làm quan thăng, giáng luôn. Nhưng chúng tôi xét cái đường danh hoạn của cụ, dù có trắc trở ít nhiều cũng không đến nỗi bổ đi làm lại đến 13, 19 thứ, phen được. – Hèo-hoa : một thứ roi của nhà quan. – Khách tài tình gặp hội kiếm cung : nói người tài giỏi gặp được cái dịp giở võ đấu chiến cùng người. – Mùi thế : mùi đời. – Trải : biết qua cả không sót nữa.

    Phong trần : phong : gió, trần : bụi. Nợ phong trần tức là nợ những sự nhiêu-nhương khó chịu ở đời. – Tay khí vũ thoát vòng cương tỏa : nói người thôi làm quan không còn gì bắt buộc vướng-víu được mình nữa.

    Vế trên đôi câu đối này đại ý nói cái thân-thế sự-nghiệp của cụ Thượng đủ cả tự lúc cụ còn làm anh học-trò hàn-vi, nghèo khổ, đến lúc cụ thi đỗ làm quan, quan Trong, quan Ngoài đường-đường hách dịch, cả cho tới cái tài thao-lược của cụ đánh đông, giẹp bắc, tiếng tăm lừng-lẫy một góc giời Nam.

    Còn vế dưới, thì đại ý nói lúc cụ đã hồi hưu, cụ được hưởng cái cảnh an nhàn, nào đầy tớ một đoàn giai, gái đủ cả, nào tiêu khiển các món cầm, kỳ, thi, tửu không thiếu thức gì, công danh gác ngoài, ngao du phóng đãng, cụ chỉ bầu bạn với giăng cùng gió và mong sao cho giời để sống được ít nữa để cùng vui với Tạo-hóa.

    Rút lại, hai vế đôi câu đối này đã như tóm lược được hai cái mặt đời trái nhau của cụ : một bên chịu khó vất-vả bao nhiêu, thì một bên thư-thái nhàn-hạ bấy nhiêu ; - một bên lấy cái đường sĩ-hoạn, cái bước công-danh làm trọng-vọng hống-hách bao nhiêu, thì một bên lại lấy các món tiêu khiển, các trò mỹ-thuật làm hứng thú, vui sướng bấy nhiêu… Nên chi, khi ta đọc vế trên của cụ, thì đã hình như ta phải vào một chốn công-đường uy-nghi đáng sợ hay ra một nơi chiến địa sát phạt đáng ghê ; - Kịp khi ta đọc đến vế dưới của cụ thì ra hình như được đến một nơi phong-lưu tao-nhã đáng yêu, hay ở một chỗ thanh-thú tự-do đáng quí, càng ở lâu bao nhiêu, lại càng muốn ở lâu nữa.

    Hai vế-ý tưởng đã trái nhau rõ-ràng như thế thì văn tất phải chọi nhau không còn non yểu gì nữa. Cho nên chữ nào, mạch câu nào đối nhau cũng đều được cân xứng, ta không cần nhắc cho thêm rườm, ta chỉ nên nhận hai câu này, kể là hay là vì chữ dùng đọc giòn ta, hơi văn đi cực mạnh, bố cục phân-minh, nên tuy mỗi vế dài đến 66 chữ là câu đối dài nhất, mà người ta ngâm đi đọc lại, càng ngâm đọc, càng lấy làm thích vậy.


    42.– QUAN CHẲNG QUAN – GIÀ CHẲNG GIÀ

    Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất-ngưởng ngồi trên, nào lềnh, nào trưởng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nào bàn ba, tiền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm sao, gạo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm sao, củi nước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm sao, một năm mười hai tháng thảnh-thơi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cái thủ lợn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhìn thấy đã nhẵn mặt.

    Già chẳng già thì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trẻ, đàn tiểu tử nhấp-nhô đứng dưới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, này phú, này thơ, này đoạn-một, ngang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là thế, sổ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là thế, bằng trắc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là thế, ba vạn sáu nghìn ngày thấm-thoắt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, con mắt gà đeo kính đã mòn tai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Chiếu Trung đình : chiếu để riêng cho những người có chức sắc đàn anh ngồi tại đình làng. – Lềnh : chức trọng trong dân từ 60 tuổi giở lên. – Trưởng : người đứng đầu một phe, một giáp. – Bàn ba : người coi việc làm cỗ bàn cho làng. – Thủ lợn… nhẵn mặt : ý nói được người ta biếu nhiều thủ lợn, các thủ nó nhìn mình như nhẵn cả mặt. – Tiểu tử : tức là học trò. – Đoạn một : lối văn-sách hỏi những câu ngắn. – Mắt gà … mòn tai : ý nói con mắt gà mờ phải đeo kính luôn làm cho tai đã như mòn đi vậy.

    Đôi câu đối này là của cụ Nguyễn-khuyến làm khi cụ đã hồi-hưu như câu của cụ Nguyễn-công-Trứ làm lúc hồi-hưu vậy. (Xem câu trên số 41).

    Nhưng câu của cụ Tuần hồi-hưu, với câu của cụ Thượng hồi hưu, mỗi câu một thể, một giọng khác. Câu của cụ Thượng, chỉ có một vế dưới tả cảnh hồi hưu, mà xem như vế ấy, thật lúc hồi-hưu, tuy cụ đã nhiều tuổi, mà cụ vẫn giữ được cái tính là một người tài-tình, thanh-nhã, hào-hoa, khoáng-đại, nửa tiên, nửa tục, rất mực phong-lưu. Còn như hai câu của cụ Tuần đây, thì lại rõ ra một người lúc đã hồi-hưu, mà cũng chưa thoát hết được cái nợ phong-trần, chưa gỡ ra khỏi được cái vòng cương tỏa, thôi giúp việc nước, thì về quê lại giúp việc làng, thôi nghề làm quan, thì ở nhà, lại kham nghề dạy trẻ. Đối với dân làng, thì cụ chiếm cái ngôi thứ cao nhất, cụ là bực tiên-chỉ, ngất-ngưởng cụ ăn trên, ngồi trốc, thảnh-thơi cụ thu nhận cái thủ trâu, thủ lợn. Đối với lũ trẻ, thì cụ ngồi trên, nó đứng hầu dưới, nghiễm-nhiên cụ là một nhà giáo-dục dạy cho nó viết, nó học, đường-đường cụ là một bậc mô-phạm, mắt tuy kém, nhưng đeo kính vào, trông chữ mộc-bản hay thạch-bản bé li-ti mà vẫn rõ. Cái cảnh cụ cho là thảnh-thơi đây rút lại là cụ là một người thứ nhất trong làng, chớ không chịu là người thứ hai trong nước) và cụ được hưởng bao nhiêu quyền-lợi về cái địa-vị ấy ; – cụ là một nhà gõ đầu trẻ (chớ không chăn đàn đàn) và cụ dạy trẻ thật hết lòng, không hề cho thế là vất-vả khó nhọc.

    Cái ý của cụ Yên-đổ khác cụ Ngộ-trai như thế, nên cái văn của cụ cũng khác. Dễ chỉ có chỗ, kể ba chữ nào với ba chữ làm sao, ba chữ này với ba chữ là thế là giống như cái lối kể trong câu của cụ Ngộ-trai, chỗ kể cũng có đến sáu chữ nào nới sáu chữ này mà thôi. Còn so-sánh ra, thì câu của cụ Yên-đổ hơi văn không được mạnh-mẽ, câu đặt không được rắn-giỏi, chữ dùng không được kêu giòn như câu của cụ Ngộ-trai. Nhưng cứ kể như câu đối nôm, thì câu này là câu dài thứ hai, mỗi vế 44 chữ mà làm được như thế, cũng là tuyệt bút vậy. Những chữ đối nhau : ngất-ngưởng đối với nhấp-nhô, trên đối với dưới, lợn đối với , mặt đối với tai, thật là chọi nhau chan-chát. Nhất là được trong câu, trừ ra có mấy chữ trung-đình, tiểu-tử là phải mượn ở chữ Hán, còn toàn chữ nôm, mà lại là chữ nôm quê, nôm đặc của người Nam, của nước Nam, thật là quí hóa lắm. Đã gọi làm văn Nôm, cố dùng cho được chữ nôm, để giữ lấy cái tiếng nôm, ấy là một điều đáng trọng, đáng khen nhất trong văn của cụ Tam-nguyên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐã mang tiếng đứng trong giời đất, Phải có danh gì với núi sông. Hai câu này cũng ở trong bài thơ « Phó thí ngẫu chiếm » của ông Nguyễn-công-Trứ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThần Siêu : ông làm đến chức Án-sát, người ở Hà-nội hiện nay có một phố gọi là Phố Án-sát Siêu tức xưa là Ngõ Gạch.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThánh Quát : kể văn nôm của ông thì không rõ còn lại những gì, nhưng văn chữ hán thì nhiều.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÔng đỗ cử-nhân làm chức giáo-thụ ở phủ Quốc oai, Sơn-tây.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÔng tôn một người tên là Lê-duy-Cự lên làm minh-chủ, rồi đem quân đánh phá tỉnh Sơn-tây và Hà-nội. Giặc của ông tức gọi là Giặc Châu-chấu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhông biết vợ nó có hoan nghênh không ? Cứ theo như một bài thơ trong Tùy-viên, thì lúc thi hỏng về, vợ con đón tiếp cũng chẳng được vui chút nào. Bài thơ ấy như thế này :

    Bất đệ viễn qui lai[-]
    Thê tử sắc bất hỉ [-]
    Hoàng khuyển cáp hữu tình [-]
    Đường môn ngọa giao vĩ[-]

    Và nghĩa là :

    Hỏng thì giở về nhà,
    Vợ con sắc không vui,
    Chó vàng thật có tình,
    Đón cửa nằm vẫy đuôi.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có bản chép : ba chữ này sót hẳn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Là bao = chi đâu hoặc gì đâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Nhùng-nhằng = theo đòi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Nhờ = về hoặc vừa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Nhờ = về hoặc vừa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- Thứ = tháng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- Phen = niên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Võng = tán.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Lọng = dù.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Khách = mặt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Kiếm cung = công danh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Anh hùng = tung hoành hoặc phong-lưu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - xem ra từng đã trải = trải qua coi đã đủ hoặc trải qua ngần ấy đủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Nợ = cuộc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Chi nữa tá = Không để vướng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Cậu = đứa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Tay khí-vũ = tay thao-lược.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Thoát = đã (hoặc bỏ hẳn).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Bạn lứa = trí-thức hoặc thích trí.

    Trong 132 chữ, mà sai quá 18 chỗ kể không phải là ít. Nhưng cái lối văn nôm mình xưa nay chỉ truyền khẩu, tam sao thất bản thì cũng không trách ai được !

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - trưởng = cả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Tiền = xôi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Gạo = thịt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Củi, nước = củi, đuốc hoặc đóng góp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Một năm mười hai tháng thảnh thơi = loanh quanh ba vạn sáu nghìn ngày.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Cái thủ lợn = miếng má lợn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Thi = với, hoặc : nhưng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Đàn tiểu-tử nhấp-nhô đứng dưới = chú tiểu-đồng lau-nhau (hoặc lô nhỏ) đứng trước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Ngang = bằng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Sỗ = trắc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- Bằng trắc = khuyết điểm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoát = đằng đẵng một năm mười hai tháng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link- Con mắt gà đeo kính đã mòn tai = mắt gà đeo mãi mỏi bên tai = đối với câu trên đổi là : thủ lợn nhìn lâu trơ cả mặt.
     
    deathshine thích bài này.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỀ TẶNG
    43. – IN NHƯ – ĐEM CẢ

    In như thảo mộc giời Nam lại.
    Đem cả sơn hà đất Bắc sang.


    Câu này, người nói là của Bà huyện Thanh-quan vịnh cái chén uống chè tàu vẽ sơn thủy. Người ta sở-dĩ truyền tụng câu ấy và kính-phục cái tài của Bà huyện, là vì trong có hai chữ sơn hà 山河(núi, sông) đối với hai chữ thảo mộc 草木(cỏ, cây) rất làđắc thế. Lại những chữ : đất đối với giời, Bắc đối với Nam, sang đối với lại thật là cân xứng.

    Không kể chữ dùng, trong lại ngụ được cái ý nói đến nước Tàu, nước Nam rất hay, Vịnh một cái chén uống nước mà thu được cả thảo mộc nước Nam, lại đem được cả sơn hà nước Tàu sang thật là một câu tuyệt cú, khiến người ta ngâm đi ngâm lại mãi được mà không chán.


    44. – RA TAY – NGẬM KHÓI

    Ra tay cầm cán sôi trong nước.
    Ngậm khói phun mây sạch bụi trần.


    Hai câu này người ta cho là của cụ Cao-bá-Quát ngẫu hứng làm khi cụ ngồi hút thuốc lào. Không rõ có thực chắc không. Nhưng xem cái khẩu-khí, tất cũng là một người có chí nhớn, đã như muốn tạo thời-thế vậy. Chỉ có nói cầm cái xe điếu (cầm cán) hút, nước điếu kêu lách-tách, rồi mồm thở khói ra, mà hạ đến những chữ : Ra tay, sôi trong nước, sạch bụi trần, thì thực đã như thu cả quốc-gia (nước) và thế-giới (trần) vào trong ấy.

    Ta xem hai câu vịnh hút thuốc lào này, chắc ta lại nhớ đến bài thơ vịnh cái điếu thuốc lào của cụ Lê-Thánh-Tôn. Hai bên ngâm vịnh cũng một cái dọng văn như nhau.

    Tựu trung phải chữ bụi trần là hai chữ danh-từ nặng bằng nhau đối với hai chữ trong nước không được chỉnh, chữ trần đối với nước thì được, còn chữ bụi đối với trong thì chữ trong nhẹ hơn nhiều.


    45. – BÁN GIÀU – BUÔN TRĂM

    Người ta nói xưa ở trước một cái quán bán hàng có dán một đôi câu đối nôm rằng :

    Bán giàu, bán rượu, không bán nước.
    Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.


    Cái quán hàng lạ thay ! Thói thường đã bán giàu, thì tất có bán nước, vị chi gọi là hàng giàu nước. Nhưng đây lại không bán giàu với nước, chỉ bán giàu với rượu phù, tửu thôi.

    Đã là cái hàng giàu, thì người bán phải nhặt từng đồng kẽm, đồng chinh, mà đây lại nói ngược buôn từng hàng trăm quan, chục quan, chớ không thèm buôn từng quan một. Cái cửa hàng thật to và giàu có lắm !

    Bởi đôi câu đối này, mà lúc bấy giờ có kẻ cho người chủ quán đây không phải là người tầm thường, tất có cái khí-phách to làm nên những thủ-đoạn lớn-lao, mà lại biết liêm sỉ, lấy sự không bán nước, không buôn quan làm trọng.


    46. – NẾP GIÀU – VIỆC NƯỚC

    Nếp giàu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm.
    Việc nước ra tay chuyển bát, bắc nam đâu đấy lại hàng.


    Hai câu này, người ta nói là của vua Lê-Thánh-Tôn xưa vi-hành đi chơi làm hộ cho một hàng bán nước để dán ở trước cửa.

    Không rõ có chắc hay không, nhưng xem cái thế câu thì thực rõ cái khẩu khí của một ông vua hay một người có khí-phách đáng làm vua.

    Vế trên nói đến cơi giàu mà hạ hai chữ kình cơi, tức là có ý kênh-kiệu, hách-dịch, không cần đến ai cả ; nói đến ấm nước mà hạ hai chữ vì ấm là có ý nhớ đến cái âm-đức của tổ-tiên để lại cho mà bây giờ mới được như thế.

    Vế dưới nói đến bát nước mà hạ hai chữ chuyển bát nghĩa là xoay-xở bắt ra thế nào được thế ấy ; nói đến lại hàng, hàng là hàng nước, nhưng lại ngụ cái ý qui phục, thì thực rõ ra một người anh-hùng cái thế, bắc nam ai cũng phải chầu về mình cả.


    47. – THIẾP VÌ – KHÁCH MUỐN

    Thiếp vì lòng trắng không thay hạt.
    Khách muốn môi son phải mượn mầu.


    Đôi câu đối này là của một cô hàng cau dán ở trước cửa, mà người ta nói là của ông Tú-Xương làm hộ. Cô vốn là một người hóa chồng nhưng còn trẻ tuổi và có nhan sắc. Học-trò đi qua thường hay vào chòng ghẹo, chê ỷ, chê eo nào những là cau long, cau điếc, cau chụt mầu, cau nẫu ruột. Cô vẫn một niềm giữ mực đứng-đắn, nhưng cô vẫn chiều khách không hề có giọng đong đưa chua ngoa bao giờ. Người ra nói từ khi có đôi câu đối của ông Tú dán cửa, thì bọn sĩ-tử không ai dám ngấp-nghé cô hàng cau nữa.

    Nếu quả như vậy, thì đôi câu đối của ông Tú chẳng là một chiếc bùa trấn-trừ linh-nghiệm lắm ru ! Nhưng xét lại, hai câu này thật cũng không có gì là độc dữ lắm. Chẳng qua cô Hàng cau, chỉ có ý nói rằng cô giữ một niềm trinh-bạch không hề thay lòng đổi dạ đâu mà các bực sĩ-tử mong những nọ, kia. Ấy là ý vế trên, còn vế dưới không rõ cô nói muốn môi son, mượn màu là ý cô muốn nói gì.

    Về mặt đối thì chữ nào nghe cũng được cả. Nhất là trắng đối với son (trắng tức là lòng trinh-bạch, son tức là còn nguyên vẹn), thay hạt đối với mượn màu nghe hay lắm.


    48. – NGÀY NGÀY – CUỐI NĂM

    Ngày ngày mổ bụng con nhét chữ.
    Cuối năm bổ đầu bố lấy tiền.


    Đôi câu đối này là của cụ Nguyễn-Khuyến làm, khi cụ ngồi dạy học tại nhà một cụ Thượng. Mới nghe những chữ : mổ bụng, bổ đầu thì như ghê cả thịt. Nhưng nghĩ ra, thì chỉ là sự thường mà thôi. Vế trên chỉ có ý nói dạy con người ta học, vế dưới chỉ có ý nói ăn lương của bố đẻ ra người con ấy.


    49. – GIANG SƠN – VĂN VŨ

    Giang sơn tóm lại đôi sân khấu.
    Văn vũ đem ra một khúc cầm.


    Đôi câu đối này là của ông Nguyễn-quý-Tân làm để như tặng cụ Nguyễn-công-Trứ. Tả cái sự-nghiệp thân-thế của cụ Nguyễn mà tóm lại được hai câu như thế, thực là đúng, là hay vậy.

    Cái sự-nghiệp kinh nhân của cụ mà con lưu ơn huệ lại cho dân được hưởng-thụ đến bây giờ và về sau này mãi-mãi chẳng phải là hai cái sân khấu, tức là hai huyện Kim-sơn (Ninh-bình) và Tiền-hải (Thái-bình) là gì ? Cái công to nhất của cụ là cái công khẩn-hoang, cụ làm cho ruộng cày mở ra hàng bao nhiêu vạn mẫu, dân ở họp lại thành bao nhiêu làng, tổng. Xưa nay ở nước ta, đã từng thấy một vị quan nào, văn võ đã toàn tài, mà lại có cái trí kinh-doanh cho dân được nhờ như cụ ? Nên tưởng dân Kim-sơn, Tiền-hải thờ cụ là có nhẽ, mà dân cả nước Nam thờ cụ cũng không phải là không nên.

    Cái văn-chương, thao-lược của cụ mà còn sót lại đến ngày nay cho cả dân ta được học tập, càng học càng phục là hay chẳng là ở mấy sợi tơ, tức là những bài ngâm vịnh hát xướng đủ các lối, Nam, Bắc đâu đâu cũng biết là gì ? Cái tài cao nhất của cụ là cái tài đặt những bài thơ, bài ca-trù… Ta được đọc một bài ca-trù dài hay chỉ một đôi câu đối ngắn của cụ, tức là ta vừa được rèn luyện về đường chữ nghĩa rất tài tình, vừa được hun đúc về đường tinh-thần rất khảng-khái của cụ vậy. Văn Hán thế nào không rõ, nhưng trên cái đàn văn nôm còn vắng-vẻ của ta, mà tìm lấy một người được như cụ, tưởng cũng không còn mấy ai nữa. Nên tưởng ta bây giờ đã biết trọng quốc-văn, sùng bái cụ Nguyễn-Du, thì ta cũng chẳng nên quên cụ Nguyễn-công-Trứ mà không sùng bái vậy.

    Trong hai câu đây, trên nói giang-sơn, văn vũ mà dưới rút xuống sân khấu với khúc cầm là cũng có ý vậy. Cụ Nguyễn sở-dĩ nổi danh là ở như huân công của cụ, công-nghiệp của cụ, nhưng còn ở như cái cách tiêu-dao tự-tại, cái sự phong-lưu hào-phóng của cụ. Xem cái tiểu-sử của cụ, thì tự lúc cụ còn hàn-vi bấn túng, hạ thân làm anh kép cho nàng Xuân-Nga, qua lúc hiển đạt làm đến Tổng-đốc, lại gọi Xuân-nga vào hát, mà không nhận ra Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cho đến lúc hồi hưu phóng-khoáng rạo chơi các nơi nhậm lỵ mà đem cả tì thiếp vào ở hẳn ngay những sinh-từ nhân-dân làm để phụng sự, thì cụ quả là một người ưa cái sắc đẹp, thích nghe tiếng đàn, hay đặt bài hát, một cách hơn người ta lắm vậy. Nên ngoại cái câu ông Tân tặng cụ trên đây lại còn câu người ta tặng cụ cũng rất đúng vậy. Câu rằng :

    « Sự-nghiệp kinh nhân thiên-hạ hữu,
    Phong-lưu đáo lão thế-gian hi »


    事業驚人天下有
    風流到老世間希


    50. – MỞ KHÉP – RA VÀO

    Người ta nói ông Nguyễn-hữu-Chỉnh xưa có đôi câu đối làm dán cánh cửa rằng :

    Mở khép càn khôn, có ra tay mới biết.
    Ra vào tướng tướng, thử liếc mắt mà coi.


    Câu đối dán cửa mà dúng bốn chữ Hán : càn , khôn , tướng tướng là hợp cách lắm. Xưa nay về dịp Tết ở hai cánh cửa người ta thường viết bốn chữ càn khai 乾開 nghĩa là giời mở, khôn hạp 坤闔 nghĩa là đất đóng, lấy ý rằng cánh cửa lúc mở, lúc đóng tượng như giời đất khi sáng khi tối vậy. – Còn khi nào có hai bên cửa, thì người ta hay viết một bên hai chữ xuất tướng 出將 nghĩa là tướng võ ra, một bên hai chữ nhập tướng 入將 nghĩa là tướng văn vào, lấy ý rằng nhà đại gia lúc ở triều ra thì là tướng võđánh dẹp giặc giã, lúc về triều thì là tướng văn giúp giập vua chúa.

    Trong câu lại dùng bốn chữ nôm : mở khép, ra vào cũng là nhằm với cánh cửa khi mở, khi khép, để cho người ta đi ra đi vào vậy.

    Còn những chữ ở cuối hai câu : có ra tay mới biết, thử liếc mắt mà coi, là ông Cống Chỉnh tuy làm câu đối để dán cửa mà lại tỏ được cái chí khí của mình là người có tài kinh-luân, thao-lược thiên-hạ ai cũng phải phục.


    51. – HAI HẠP – BA BỊ

    Hai hạp, bốn thủ, một lũ nhà tơ, ngồi chờ quan lớn.
    Ba bị, chín quai, mười hai con mắt, hay bắt trẻ con.


    Hai hạp : hạp nghĩa là đóng, hai hạp là hai ông bát (bát phẩm) coi việc đóng hộp ấn ở dinh quan tỉnh. – Bốn thủ : thủ nghĩa là giữ, bốn ông cửu (cửu phẩm) coi việc giữ ấn. – Nhà tơ : tiếng chỉ gồm cả những người làm việc trong dinh một đường quan, kể ngoài các ông hạp, ông thủ, còn đô-lại, thư-lại, vị-nhập-lưu thư-lại, v v… Ba bị chín quai mười hai con mắt : ông ngoáo để dọa trẻ con khi nó vòi khóc.

    Hai câu này người ta nói là của ông Nguyễn-công-Trứ làm dán tại công-đường khi ông ngồi Tổng-đốc Hải-dương.

    Vế trên có ý nói chỗ quan ngồi xử việc rất nghiêm, dưới thì ti-tào đông-đúc, trên thì quan lớn bệ-vệ cao-xa.

    Vế dưới là câu đồng-dao, lại có ý như đùa bỡn, cho cái chỗ oai-nghiêm kia chẳng qua chỉ là một chỗ dọa nạt dân như ông Ba-bị dọa trẻ vậy.

    Những chữ số : hai đối với ba, bốn đối với chín, một lũ đối với mười hai thật chỉnh. Hai chữ quan lớn đối với trẻ con nghe cũng được, chỉ phải chữ ngồi đối với chữ hay không cân.


    52. – GIÓ DỰA – GIĂNG NHÒM

    Gió dựa tường ngang lưng gió phẳng.
    Giăng nhòm cửa sổ mắt giăng vuông.


    Hai câu này thuộc về cái hạng những câu điêu-luyện, đục gọt, mài rũa, tưởng mất bao nhiêu công phu mới thành, Thiên-hạ thường vẫn độc tụng, vẫn ghi chép, vẫn viết vào giấy, vẫn đắp lên tường, vẫn thâm phục là hay, là tài, là tuyệt, là diệu. Thế mà thiên-hạ vẫn còn như chưa cho làm vừa ý, hoặc có khi còn muốn đục, gọt, mài rũa nữa để cố làm cho hay, tài, tuyệt, diệu hơn. Cho nên, dù có 14 chữ thế, mà người thì bảo là lưng gió, kẻ lại cho là khuôn gió ; người thì cho là gió dẹp, kẻ lại cho là gió phẳng ; chỗ thì chép là mắt giăng, hay bóng giăng, chỗ lại ghi là mặt giăng, hay nếp giăng, hoặc khi lại đổi hẳn cả bốn chữ : gió dựa tường ngang ra làm : Đưa lọt kẽ mành, giăng nhòm cửa sổ ra làm : Luồn qua cửa sổ….. Vậy chính câu nguyên-văn như thế nào ? – Không ai biết. – Như câu chúng tôi chép đây, chẳng qua là lấy phần thuận tai, thuận miệng làm chủ và nghe nhiều người cũng nhận cho như thế là phải.

    Gió làm gì có lưng ? Nhưng khi luồng gió thổi tạt vào bức tường ngang, bức tường ấy chắn gió lại, và gây cho gió thành như có lưng, mà một cái lưng thẳng tuột, vì bức tường thẳng tuột. – Giăng làm gì có mắt ? Nhưng khi ánh sáng mặt giăng chiếu qua một cái cửa sổ vuông (phải nói rõ vuông vì cửa sổ bất tất phải vuông cả), thì cái cửa sổ ấy nhận được ánh sáng chiếu cho sáng trong buồng, khác nào như chính mắt mặt giăng vuông vậy. Cứ kể nghĩa, thì nghĩa vế dưới cắt không xuôi được bằng vế trên. Còn phần chữ dùng, ta đã cho là điêu luyện, thì ta không cần cân nhắc nữa. Nhưng như ta đã nói trên : cửa sổ đối với tường ngang, thì sổ với ngang không được chỉnh mà nghĩa hai chữ cửa sổ chưa đủ đối được với nghĩa hai chữ tường ngang.


    53. – ĐẤT E – NÚI SỢ

    Đất e bể cạn bù thêm nước.
    Núi cạn giời nghiêng đỡ lấy mây.


    Bể thì đời nào cạn được mà đất phải e ? Thế mà nước suối, nước sông ở trên đất vẫn cứ ngày tuôn nước xuống bể, để như nước vào cho bể. – Giời thì bao giờ nghiêng được mà núi phải sợ ? Thế mà giải này, rặng khác núi cứ sừng-sững như muốn đỡ giời không để cho mây làm sụt xuống được.

    Hai câu này, chữ dùng rất tầm thường, tuy thuần nôm cả, nhưng thật điêu luyện đến bực, khiến cho ta đọc phải lấy làm thú vị. Tiếng Nôm mà được những câu như câu này, thì ai dám cho Nôm-na là không có văn-chương. Có người cho tác-giả làm ra hai câu này là Tuy-lý-vương, không biết có thực được chắc không ?

    Đôi bên các chữ đối nhau đều cân cả, không phải chữ nào là ép hay non. Giời đối với bể, mây đối với nước, đỡ đối với nghe được lắm.

    E : cũng nghĩ như sợ.

    : cho thêm vào sợ nó thiếu


    54. – GIÓ QUYẾN – GIĂNG LỒNG

    Gió quyến ngọn cây, cây quyến gió.
    Giăng lồng đấy nước, nước lồng giăng.


    Quyến : Yêu nhau khăng-khít không muốn dời bỏ nhau. Lồng : nhận một cái hình bóng rồi chiếu giả lại. Câu trên nói gió, cây đã như có tình với nhau, câu dưới nói giăng, nước cũng như có duyên với nhau. Hai câu này sở-dĩ hay, là chỉ vì mấy chữ gió, cây, giăng, nước đã nói xuôi xuống, rồi lại đưa ngược lên ; mà mấy chữ lộn đi, lộn lại được khéo như thế, là nhờ ở hai chữ quyến và chữ lồng, đảo đi đảo lại mà vẫn có nghĩa hay vậy.


    55. – MÙA XUÂN – MÙA HẠ

    Mùa xuân tươi-tốt, bãi cỏ xanh rì, cây nấm mọc.
    Mùa hạ khô-khan, cánh-đồng đỏ chót, lúa đâm bông.


    Hai câu này không có gì là đặc-sắc. Nhưng câu trên tả mùa xuân mà dùng những chữ : tươi tốt, xanh rì, nấm mọc, câu dưới tả mùa hạ mà dùng những chữ khô-khan, đỏ-chót, đâm bông thế là đúng lắm.

    Chữ đỏ-chót đổi với chữ xanh rì nghe được ; Chữ khô-khan đổi với tươi-tốt hơi ép ; còn ba chữ lúa đâm bông mà đối với cây nấm mọc không thể nào chịu được. Đáng nhẽ nói bông lúa đâm thì mới chỉnh, nhưng nếu viết như thế lại quá ư tục không còn gì là văn chương nữa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sau Xuân-Nga phải cất tiếng hát câu :

    « Giang sơn một gánh giữa đồng,
    Thuyền-quyên ứ-hự, anh-hùng nhớ chăng ! »


    ý hỏi cụ có còn nhớ cái khi ở giữa đồng cụ làm gì mà để cho tôi phải « ứ-hự » nữa chăng ?
     
    deathshine thích bài này.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    VỊNH CHƠI

    56. – GIƠ TAY – XOẠC CẲNG

    Một hôm, giời mưa. Xuân-Hương đang giơ tay với cái gì, trượt chân ngã xoạc cẳng xuống đất. Có lũ học trò trông thấy cười ầm lên, tung hê, lêu hổ. Nàng đỏ mặt tía tai, đứng dậy, đọc ngay một câu để chữa thẹn rằng :

    Giơ tay với thử giời cao, thấp.
    Xoạc cẳng đo xem đất vắn, dài.


    Ngã đã đau, mà ứng-khẩu đọc luôn ngay được hai câu này, thực là mau trí-khôn mà tài giỏi biết chừng nào ! Giơ tay, xoạc cẳng tả rõ được hình cái ngã. Nhưng nào có phải ngã, đấy là muốn với xem giời cao hay là giời thấp, đấy là muốn đo xem đất ngắn hay dài mà thôi. Vế trên nói chiều cao, vế dưới nói chiều ngang, cả hai vế thực đã như nói một người có cái chí anh-hùng tang-hồ bồng-thỉ, có cái tài ngang dọc hợp tung liên hoành được.

    Tay đối với cẳng, cẳng cũng nghĩa như chân ; giờ đối với đất ; – cao thấp đối với ngắn dài, thật là đối chọi hẳn nhau. Cả hai câu toàn nôm không đá một chữ nho nào, thế mới lại quí hơn nữa.

    Xem hai câu này, khiến cho ta lại nhớ đến hai câu của vua Lý-Thái-tổ, lúc còn nhỏ, học ông Vạn-Hạnh ở chùa Tiêu-Sơn, một hôm không thuộc bài, bị trói nằm dưới đất, mà ngâm rằng :

    Đêm khuya không dám giang chân ruỗi,
    Vì ngại non sông, xã-tắc xiêu.


    Và có người đã dịch ra chữ Hán là :

    Giạ thâm bất cảm trường thân túc,
    [-] [-] [-]
    Chỉ khủng sơn hà, xã tắc điên.
    [-] [-] [-]


    57. – ĐẬP CỔ KÍNH – XẾP TÀN Y

    Đập cổ kính ra tìm lấy bóng.
    Xếp tàn y lại để dành hơi.


    Hai câu này, ta đã từng thấy ở trong bài thơ đức Dực-Tôn làm để khóc Thị-Bằng (Xem sách « Nam thi hợp tuyển » bài 82, trang 190). Nhưng ta lại còn thấy có sách cho hai câu ấy không phải của vua Dực-Tôn, mà là của Hầu Ôn-Như, Hầu làm để vịnh Sương-phụ tự khổ và ông Trần-danh-Án đã dịch ra hai câu chữ hán rằng :

    Kích toái lăng hoa tầm cựu ảnh, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trùng phong sam tử hộ dư hương.

    Vậy hai câu này ai làm ra trước và ai chép của ai. Hay lại cho rằng về mặt văn thi, dễ cũng như về các thủ-đoạn anh-hùng, các bực cao-nhân có khi cùng tìm thấy cùng đặt ra, cùng sở kiến lược đồng trong cùng một lúc vậy. Nhưng đây không thể được. Cứ chiếu ngày tháng thì cụ Ôn-Như hầu cổ hơn vua Dực-Tôn những hơn một trăm năm, thì hai người không thể sao cùng đặt ra một câu trong cùng một lúc được. Ta nhận qua như thế là đủ…

    Cái điều ta đáng nhận kỹ, là cái phần ý, phần chữ của hai câu này thật là hai câu kiệt-tác trong cả áng văn-chương Nôm ta không được mấy câu điêu luyện hay đến như thế nữa.

    Vợ mất ! Lúc nhớ vợ, lấy gì mà tự yên ủi. Đời xưa làm gì đã có ảnh như bây giờ và đã mấy ai gọi được thợ vẽ truyền-thần để lưu cái hình của vợ lại. Ấy chỉ có cái gương, lúc vợ sống, vợ vẫn soi vào đấy, bóng vợ đâu vẫn ẩn ở trong ấy, chi bằng ta đập cái gương ấy ra, xem bóng vợ có còn đấy nữa không. – Vợ đã vùi sâu, chôn chặt rồi, bây giờ chỉ còn ít áo vợ để lại đó thôi. Những áo ấy vợ đã mặc, nghĩa là đã ướp cái hơi vào đấy, thì ta phải xếp lại cho tử-tế để cố giữ lấy cái hơi vợ lại, được chút nào hay chút nấy… Thương nhớ vợ mà đến như thế thực là thương nhớ quá vậy…

    Còn về phần câu đặt, chữ dùng, thì thực khen hay không thể xiết. Trong câu có hai chữ cổ kính là chữ Hán, thì lại đối với hai chữ tàn y cũng là chữ Hán, còn những chữ khác là Nôm đối với nhau thật chọi, thật cân, tưởng không ai sửa thế nào cho gọi là hơn được nữa.


    58. – TRẠNG NGUYÊN – SỨ SỰ

    Trạng-nguyên tám tuổi thơm giời Việt.
    Sứ sự mười năm thét đất Ngô.


    Trạng-nguyên mới có tám tuổi mà đi sứ Tàu những mười năm đây tức là Phạm-công theo như truyện « Phạm-Công Cúc-Hoa » là một câu truyện cổ nước Nam ta đặt lối văn lục-bát rất là ly-kỳ áo-não, tưởng người nước Nam ai cũng nên đọc, nên biết. Truyện Phạm-Công, thường khi đem diễn ở các rạp Chèo, rạp Tuồng được nhiều người xem rất là thú vị.

    Cứ như một câu này cũng đã gọi được là hay lắm. Tuy rằng chỉ là tả sự, không có ý-tưởng gì lạ lùng sâu xa, nhưng thật được gọn-gàng, mạnh-mẽ, khiến cho ta khi ngâm đọc, đã dường như được hưởng chút thơm lây ở dưới giời Việt, được có một phen lừng-lẫy ở trên đất Ngô vậy. Thế mới hay một người làm vinh cho mình, tức là làm vinh cho cả nước và cả bao nhiêu đời. Trong câu có hai chữ thơm thét là nhỡn tự hay hơn cả. Giời Việt đối với đất Ngô thật chỉnh. Còn Trạng-nguyên (người đỗ đầu đình-thí đời xưa) đối với Sứ-sự (đi làm việc sứ) thì tạm dùng cũng xuôi.


    59. – ĐƯỢC THÌ – ĂN LẤY

    Được thì vơ, thua thì chạy, ghét chứng anh-hùng rơm.
    Ăn lấy thuở, ở lấy thì, coi người ta như rác.


    Đôi câu đối này bày tỏ cái tâm-lý người đánh bạc rất là đúng. Cái trò đã họp nhau đánh cờ bạc, nếu được thì vơ vét, nếu thua, thì chạy làng (miễn là đừng có cay cú) cái cách tiến thoái như thế, thì gọi là can-đảm sao được mà chẳng cho là bọn rút-rát anh-hùng rơm. – Cái thói đã ngồi vào đám đen đỏ, thì còn ai nể được ai, ông cũng như thằng, con cũng như bố, thì còn ơn tình gì nữa, thì chẳng phải là một lũ ăn thuở, ở thì với nhau, chỉ cốt ở đồng tiền mà coi nhau như rác.

    Ôi ! đám cờ bạc là thế, người cờ bạc là thế. Đôi câu đối này thực đã như một bức chân-họa của cờ bạc vậy. Trong câu, chỉ phải chỗ : chứng anh-hùng, đối với người ta như có thể bắt bẻ cho là không cân, nhưng tìm kiếm những câu tục-ngữ chắp lại được như thế, và nhất là được chữ rơm đối chọi với chữ rác, thì kể cũng là tài tình khéo lắm vậy.

    Có người cho câu đối này là của cụ Nguyễn-công-Trứ làm, nhưng không lấy gì làm chắc.


    60. – MỘT VÀ TUẦN – BA MƯƠI SÁU

    Một và tuần chén trắng lấy làm vui, thuở trước có thờ chi Thánh Rượu.
    Ba mươi sau tàn vàng thì cũng vậy, về sau không lễ dáng Thần Cơm.


    Tuần : lượt. – Chén trắng : chén rượu trắng, không phải rượu mùi. – Thuở trước có thờ chi Thánh Rượu : tự đời xưa có ai coi rượu như bậc Thánh mà thờ. – Ba mươi sáu tàn vàng : mấy chữ này trích ở một bài phong-dao cổ : « Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng ; – Chết xuống âm-phủ có mang được gì. – Chúa Chổm uống rượu tì-tì ; - Chết xuống âm-phủ kém gì vua Ngô ». Đại ý muốn đem Vua nước tàu (Vua Ngô) giàu sang đến bực nào (ba mươi sáu tàn vàng) so sánh với Vua Lê-Trang-tôn nước ta, trước khi lên ngôi, còn lưu lạc, tục danh là Chúa Chổm và đã từng nổi tiếng về hai món rượu và nợ. Tục-ngữ : « Nợ như Chúa Chổm », hai người, giàu sang nghèo khổ khác nhau như thế, mà đến lúc chết cũng là chết cả, chẳng ai hơn ai cái gì. – Dáng Thần : dáng : xuống, dáng thần là mời thần xuống, mà hưởng các đồ cúng. Ba chữ Dáng Thần Cơm là do ở cái điển sau này : Xưa có một người lúc sinh-thời, không biết uống rượu, khi hấp-hối sắp mất, gọi các con đến giối lại rằng : « Khi thầy mất rồi, hễ các con cúng tế, thì lấy cơm mà dáng thần, chớ có lấy rượu. » Các con y theo như nhời dặn. Một hôm cơm vừa đổ vào xa-mao (dáng thần, thường dùng cuộng chổi bó vào với nhau rồi xòe ra để xuống đất, khấn xong lấy rượu rót vào đấy) thì có con chó đâu chạy lại, đớp cơm ăn. Đứa khác cản lại, bảo rằng : « Ấy chết ! chớ có đánh ! Ngài đang hưởng đấy. » Câu chuyện này có ý diễu người không biết uống rượu.

    Đôi câu đối này là của cụ Phạm-Thái người xã Yên-thường, phủ Từ-sơn, xứ Kinh-bắc làm. Cụ có cái tên tục gọi là Chiêu-Lỳ chớ không phải Chiêu-Nhè như có người gọi nhầm. Chứng rõ, trong một bài thơ tự-vịnh của cụ, có hai câu đầu rằng :

    « Có ai muốn biết tuổi, tên gì ?
    Vừa chẵn ba mươi, gọi chú Lỳ…. »


    Nhưng bởi chữ Lỳ nôm viết là : [-] lại có khi viết là : [-] mà có người đọc tên cụ là Nhè, thành ra Chiêu-Nhè. Mà gọi Nhè cũng phải, vì cụ xưa chắc có tính hay đánh rượu tì-tì và bét nhè luôn luôn. – Chẳng thế ta lại có cả một bài thơ yết hậu Nhè của cụ (Xem Nam-thi hợp-tuyển bài trang 229) và câu đối này.

    Chủ ý của hai vế chỉ có một Rượu mà thôi. Vế trên nói lúc sống, chỉ lấy Rượu làm vui, thì vế dưới nói lúc chết cũng còn lấy Rượu làm trọng, chớ không phải lấy cơm.

    Về mặt văn, thì hoặc phải tuần đối với sáu, vui đối với vậy như không được chỉnh. Còn trắng đối với vàng, thuở trước đối với về sau, thờ đối với lễ, thánh đối với thần thế là hay lắm.


    61. – ÔNG LÃO – TƯỚNG SĨ

    Ông lão chẳng biết chi, văn đánh ngược, sách xem xuôi, giàu tám vạn, có có không không, dẫu kẻ bắc thang không nối gót.

    Tướng sĩ coi cũng tốt, xe ăn liền, pháo nhẩy vọt, cưỡi bốn tượng, ngang ngang dọc dọc, đố người kỵ-mã dám ra tay.


    Văn đánh ngược : lối đánh bài phu. Tục-ngữ thường nói : « Hành văn đánh ngược ». – Sách xem xuôi : xem tự trên xuống dưới. Kỵ-mã : cưỡi ngựa.

    Đại ý vế trên nói : ông lão tuy chẳng biết gì, nhưng ông giàu có lắm, không ai bằng được ông. Rõ là một nhà đại phú.

    Đại ý về dưới nói : quan sĩ tốt đẹp, có tài ngang dọc ở đời, đố ai dám chống chọi với quan. Rõ ra một bực anh hùng.

    Cứ kể cái nghĩa của cả hai câu, vì hơi gò mà không được sáng, nhưng cắt ra cũng tạm cho là thông được.

    Chữ đối thì phải những chữ : coi cũng đối với chẳng biết, cưỡi đối với giàu, tượng đối với vạn, kỵ (là chữ Hán) đối với bắc (là chữ Nôm) dám đối với không, không được cân xứng. Tuy vậy cái hơi vẫn liền không đến nỗi hỏng lắm.

    Tóm lại hai câu này sở-dĩ người ta cho là hay, là vì vế trên gồm được cả các quân trong cỗ tổ tôm đủ ông-lão, chi-chi, thang-thang, hàng-văn, hàng-sách, hàng-vạn, và vế dưới gồm được cả các quân trong bàn cờ (hay cỗ tam-cúc) đả : tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link– Có nhẽ vì câu chữ Hán này chỉ có hai chữ lăng hoa và hai chữ sam tử không có cái gì là cổ, là cũ, mà có người lấy hai chữ « mảnh gương » thay vào « cổ kính », « manh áo» thay vào « tàn y ». Nhưng tưởng thay như thế, câu mất hay đi nhiều.
     
    deathshine thích bài này.
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TRÀO PHÚNG

    62. – GIỜI SINH – ĐẤT NỨT

    Trạng Quỳnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khi còn nhỏ, một hôm có ông tú, tên gọi Tú Cát, đến chơi nhà. Ông thấy Trạng tinh-nghịch quá gọi bắt ra đứng hầu. Rồi ông muốn thử tài học của Trạng, mới ra một câu, bảo Trạng phải đối ngay. Câu rằng :

    Giời sinh ông tú Cát.

    Trạng không cần nghĩ, đối luôn rằng :

    Đất nứt con bọ hung.

    Ông Tú nghe giận lắm, nhưng phải phục tài Trạng.

    Câu ông Tú ra có ý tự phụ rằng ta đây là ông Tú, mà lại là một ông tú đội cái tên Cát, cát [-] nghĩa là lành.

    Câu trạng Quỳnh đối mà lấy con bọ đối với ông Tú lấy chữ Hung [-] nghĩa là dữ đối với chữ Cát thật là xược làm cho cụ Tú không còn vênh-váo được với đứa trẻ dĩnh-ngộ nữa.


    63. – ÁO ĐỎ – DÙ XANH

    Một hôm, một ông quan cưỡi ngựa qua cánh đồng, thấy một thằng bé mặc cái áo nâu vừa rách vừa lấm, đang chăn trâu, lại còn cầm quyển sách đọc. Ông quan thấy vậy, bèn đọc một câu rằng :

    Áo đỏ lấm phân trâu.

    Thằng bé chăn trâu, nghe tiếng, liền đọc đáp lại rằng :

    Dù xanh che đái ngựa.

    Câu của ông quan có ý diễu cợt thằng bé rằng thân phận đã làm thằng chăn trâu khổ sở mà lại còn đọc sách ngâm thơ. Trên nói áo đỏ là áo quí (chu tử) của bực quan sang, mà dưới hạ phân trâu là của rơ ráy bửn thỉu, ông quan thực là ra giọng khinh miệt thằng bé vậy.

    Nhưng khinh miệt nó không được, vì câu nó đáp có ý kình địch, xược lại rất là thấm thía. Dù xanh tức là lọng xanh là để che đầu bực quan sang, mà nay lại đem che đít cho ngựa. Đái là đồ để buộc yên vào mình ngựa. Nhưng đái còn có nghĩa là người đi theo hầu, như ta thường nói theo đít ngựa hay theo chân voi, chân ngựa.

    Người ta còn nói câu của thằng bé chăn trâu có khẩu khí làm nên, và sau quả nó đỗ tiến-sĩ làm đến quan to ; nhưng chưa ai tra-cứu rõ chú bé ấy đỗ ông nghè và làm quan về đời nào.


    64. – TRẠNG DỞ – KHÁCH QUEN

    Người ta kể truyện rằng ông Dương-đình-Chung tức là Trạng Lợn, từ thuở nhỏ đã thích làm Trạng, đã tự xưng là Trạng-nguyên. Lúc chơi với trẻ ở ngoài đường, ông thường mua quà, mua bánh cho chúng ăn, rồi bắt chúng làm cờ biển võng lọng, làm ngựa cho cưỡi, y như rước vinh-quy. Một hôm ông đưa cả đám rước về nhà, gọi bố mẹ ra xem. Lúc bấy giờ có một ông khách đang ngồi uống rượu với ông bố ở trong nhà, thấy thế, lấy làm nực cười, mới nói bỡn rằng :

    Trạng dở chớ không phải Trạng-nguyên.

    Ông Chung ngoảnh vào nhìn, rồi nói luôn rằng :

    Khách quen chẳng hóa ra khách lạ.

    Câu ông khách nói là có ý chế Trạng là trạng dở, trạng dở hơi, chớ không phải là trạng nguyên, [-] [-] nguyên lành, nguyên vẹn, đỗ khôi nguyên.

    Còn câu ông Chung đáp chọi lại có ý nói tôi tưởng ông là người quen biết đáng thân yêu, chớ ông là người lạ, thì ai biết là ai.

    Lấy cái ý như thế thì chữ quen, chữ lạ đối với chữ dở, chữ nguyên nghe được lắm.

    Kể mặt văn-từ, thì hai câu này thật không có gì cả, chỉ là câu nói như ta nói thường vậy. Nhưng vì thế mà đối-đáp với nhau được tự-nhiên, thì cũng là hiếm, đáng nên ghi chép vậy.


    65. – NAY ĐÃ – RÀY THÌ

    Xuân-Hương lừng tiếng là hay thơ ; Chiêu-Hổ nức danh là học giỏi. Hai người thường lui tới với nhau, thi-ông, mặc-khách, kẻ xướng, người họa tưởng như đắc tình lắm.

    Lúc Chiêu-Hổ phải ứng-triệu vào kinh, sắp được bổ đi làm tri-huyện, Xuân-Hương có ý nhớ-nhung khao-khát, viết thư vào thăm hỏi. Trong thư có câu rằng :

    Nay đã mần cha thằng xích-tử.

    Lúc tiếp được thơ giả nhời của Chiêu-Hổ, thì trong thư có câu đáp rằng :

    Rày thì đù mẹ cái hồng-nhan.

    Xích-tửcon đỏ nghĩa là đứa con mới đẻ, gọi thế, tại trẻ con mới đẻ có sắc đỏ hon-hỏn, hoặc người cho là tại trẻ con mới đẻ không có tóc và lông mày. – Mần tiếng Đàng-Trong nghĩa là làm. Tiếng xích-tử chỉ dân, tiếng cha chỉ quan, quan phải coi dân như con đỏ, thì dân phải coi quan như cha mẹ.

    Câu của Xuân-Hương như có ý trách : nay ông đã lên mặt làm quan, ông không biết đến ai nữa, còn câu của Chiêu-Hổ đáp lại có ý khinh miệt nói : Thì ta thèm vào không chơi gái nữa. – Đù mẹ, là tiếng chửi ở Đàng-Trong, còn Hồng-nhan, là chỉ người đẹp, hồng : đỏ, nhan : sắc mặt, người con gái đẹp má đỏ hồng.

    Xích-tử đối với Hồng-nhan là chỉnh ; mần cha đù mẹ, tiếng Đàng-Trong, tiếng tục, là câu chửi mà dùng trong hai câu này có cái vẻ thanh thú mà tài tình lắm vậy.


    66. – QUAN HUYỆN – …

    Một hôm quan Huyện Thạch-thành (Thanh-hóa) qua bến đò Thạch tỉnh (Thanh-hóa) thấy một thằng bé cắp sách đi học ra dáng ngỗ-nghịch lắm. Quan Huyện gọi nó lại bảo :

    « Mày đã cắp sách đi học, tất mày biết đối. Tao ra cho mày một câu, nếu mày đối được, thì tao thưởng, bằng không, thì tao đánh cho mấy roi, không được khóc lóc. »

    Thằng bé xin vâng. Quan Huyện bèn đọc câu thơ rằng :

    Quan Huyện Thạch sang bến đò Thạch.

    Thằng bé cau mày nhăn mặt như lấy làm khó.

    Quan huyện hỏi dồn : « Mày có đối được, thì đối ngay đi. »

    Thằng bé thưa : « Bẩm quan con đối được, nhưng quan có cho phép, con mới dám đối. »

    - « Ừ cho phép. »

    Thằng bé liền đọc :

    Con chó vàng ăn cục cứt vàng.

    Câu đối của thằng bé thật quá ư láo xược, khiến cho quan Huyện phải lấy làm tức giận. Nhưng càng nghĩ, càng giận bao nhiêu, quan Huyện càng khâm phục cái tài của thằng bé bấy nhiêu. Ứng khẩu mà tìm ngay được một câu trong có hai chữ vàng đối với câu kia trong có hai chữ thạch (đá) thế là nhanh và tài lắm thực.


    67. – MIỆNG KẺ SANG – ĐỒ NHÀ KHÓ

    Một ông quan bệ-vệ ngồi trong hàng nước, bỏm-bẻm nhai giàu luôn. Trạng Quỳnh thấy vậy, giả làm tên học-trò mon-men đến, hễ thấy ông quan vứt cái bã giàu nào xuống đất, cũng lom-khom cúi xuống nhặt, rồi đem lên ngắm đi ngắm lại mãi không thôi.

    Ông quan lấy làm lạ, quát hỏi làm cái gì, thì Trạng cung-kính thưa rằng :

    « Bẩm quan lớn, xưa nay chúng tôi thường nghe nói :

    « Miệng kẻ sang có gang, có thép »

    Nên chúng tôi muốn thử xem có thật như thế chăng. »

    Ông quan mắng láo, và bảo :

    « - Ừ thầy đã nghe nói câu ấy, mà thầy có học-trò, thì thầy phải tìm câu đối ngay lại lập tức, không thì có đòn. »

    Trạng làm ra dáng sợ hãi khép-nép, thưa rằng :

    « - Bẩm quan lớn, tôi xin đối được, nhưng sợ quan lớn quở. »

    Quan bảo cho cứ đối.

    Trạng liền đọc câu rằng :

    « Đồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm. »

    Ông quan nghe chết điếng, nhưng không nói năng gì được. Sau biết người học-trò ấy là Trạng-Quỳnh, chẳng những không dám giận mà lại còn đem lòng sợ nữa.

    Hai câu này cực hay. Vì câu trên là câu tục-ngữ, câu dưới cũng tìm được câu tục-ngữ. Tục-ngữ lại đối được với tục-ngữ mà chọi nhau được như thế cũng là hiếm. Trạng Quỳnh khi đọc câu trên mà tôn cái giá quan lên bao nhiêu, thì khi đọc câu dưới lại hạ cái giá quan xuống bấy nhiêu. Miệng mà đối với đồ, gang, thép mà đối với nhọ thâm. (Kể gang, thép là hai danh-từ (nom) mà đối với nhọ, thâm là hình-dung từ (adjectif) không được xứng lắm), thì còn gì gọi là xược hơn nữa.


    68. – NƯỚC TRONG – GIỜI NẮNG

    Người ta kể rằng ông Quát khi con trẻ, một hôm đang đi chơi, thấy quan quân thét đánh ầm-ầm. Ai nấy đều tránh hết. Chỉ một mình ông nghiễm nhiên cởi quần áo, xuống cái hồ bên vệ đường tắm, rồi lại ngó đầu lên xem vua đi. Vua thấy vậy truyền quân trói bắt điệu lại. Ông cứ tông-ngông thế đến trước mặt vua. Vua tra hỏi, ông nói là giời nực, ông đang tắm mát, nên vô ý không rõ vua đi. Vua hỏi làm nghề gì : Ông nói là học-trò. Vua bảo :

    - Ừ có phải là học-trò, ta ra cho một đôi câu đối, nếu mà đối được thì ta tha cho, không thì chém chết.

    Ông Quát xin vâng.

    Nhân thấy nước trong, cá lội, vua mới ra câu rằng :

    Nước trong leo-lẻo, các nuốt cá.

    Ông Quát không cần nghĩ, đối luôn rằng :

    Giời nắng chang-chang, người trói người.

    Vua nghe đối, bèn tha ngay.

    Mà không tha sao được. Vì câu ông đối thật hay, thật chọi từng chữ, không một chút gì gọi là non nắng cả. Nhất lại được cái ý cũng già. Cá nuốt cá, tức anh là nhớn ức hiếp anh bé, người trói người tức cũng là người mạnh bắt nạt người yếu, như quan quân bấy giờ bắt nạt ông vậy. Cái khẩu khí của ông như thế chẳng trách sau ông làm loạn được.


    69. – ĐÁ XANH – NGÓI ĐỎ

    Xưa có một ông quan là hương-cống xuất thân, lên mặt là hay chữ không ai bằng. Nhưng trong hạt có một người học-trò cũng có tiếng là hay chữ không chịu kém gì ông quan.

    Một hôm, ông quan gọi người học-trò đến để thử tài, mới ra cho người học-trò đôi câu đối nôm rằng :

    Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên.

    Người học-trò ứng khẩu đáp ngay lại rằng :

    Ngói đỏ lợp nghè, lớp sau đè lớp trước.

    Vế ra nghĩa là : người ta dùng đá xanh để xây cống, mà cái phép xây phải hòn dưới nống (kê lên cho hổng ở dưới) hòn trên lên, thì dưới mới có đường cho nước chảy thoát. Còn vế dưới, nghĩa là người ta dùng ngói để lợp nghè (đền con để thờ) mà cái phép lợp ngói, thì những lớp ở sau bao giờ cũng lần lượt mà đè lên những lớp ở trước.

    Đấy là nghĩa đen giải ra như thế. Nhưng hai câu này cốt ở cái ý ngoại, mà chính là cái ý của người ra và của người đối. Câu ông quan ra là có ý nói : Anh có giỏi mười mươi nữa, thì anh cũng đỗ đến hương cống (hương cống đời Lê tức là cử-nhân đời Nguyễn) như tôi là cùng, mà tôi đây đỗ trước anh, thì thế nào anh cũng phải đội nâng tôi lên trên anh. Còn câu người học-trò đáp có ý nói : Tôi đây chẳng chịu đỗ hương-cống như bác mà thôi, tôi đỗ đến tiến-sĩ, ông nghè, mà ông nghè tất hơn ông cống, lấn lên, đè lên trên ông cống. Một bên kiêu, một bên hách, đôi bên chọi nhau như thế thật là tài tình mà thanh-nhã vậy. Cả hai câu không phải một chữ nào non hay dùng ép. Được những chữ xanh đỏ, dưới trên, sau trước đối với nhau rất cân.


    70. – MƯỜI RẰM – THÁNG CHẠP

    Người ta tương truyền lai rằng :

    - Khi Quận Hẻo còn nhỏ học tại nhà Quận Dõng, một hôm Quận Dõng đọc chơi một câu và bắt đối ngay.

    Mười rằm giăng náu, mười sáu trăng treo.

    Quận Hẻo liền đối lại rằng :

    Tháng chạp sấm ra, tháng ba sấm động.

    Câu ra vốn là câu tục-ngữ, câu đối cũng là câu tục-ngữ, tục-ngữ lại đối với tục ngữ, ta không cần phải phê bình gì nữa.

    Ta chỉ nên hiểu rõ nghĩa hai câu ấy như thế nào.

    Câu trên nói :sáng hôm rằm lúc dậy, thì mặt giăng đã lặn xuống nấp-náu đâu ở chân núi,bụi cây rồi ; sáng hôm mười sáu dậy, thì mặt giăng vẫn hãy còn treo ở trên giời.

    Câu dưới nói : tháng một thì sấm ra, nghĩa là hết sấm, đến tháng chạp thì sấm lại bắt đầu dậy lên. Nhân nghĩa câu ấy như thế, mà Quận Dõng đoán cái khẩu khí của Quận Hẻo rằng, bây giờ hắn còn bé hắn chịu vậy, chớ khi nhớn lên, tất có một ngày hắn dọc ngang với đời như sấm, như sét vậy.

    Câu : Tháng chạp sấm ra, tháng ba sấm động còn có nơi đọc khác rằng : Tháng một hoặc tháng mười sấm rạp, (nghĩa là dẹp đi) tháng chạp sấm dậy.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrạng người họ Nguyễn, tức Nguyễn-Quỳnh, người làng An-vực, tổng Từ-quang, huyện Hoằng-hóa, tỉnh Thanh-hóa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÔng Nhiệm cùng phải tội đánh một trăm trượng với ông Phan-huy-Bích một lúc, nhưng khi đánh, ông Bích bị đòn nhẹ, nên không việc gì, còn ông Nhiệm thì bị đòn đau đến chết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này có bản chép : « Thuộc ba mươi sáu đường kinh, khôn thiên, địa, thánh, thần, song khác tục. »
     
    tieungao, hh09, cfcbk and 1 other person like this.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Bản PDF đã được bổ sung các trang thiếu. EBOOK sẽ được đăng sau khi hoàn thành biên tập Hán-Nôm.

    Cảm ơn bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã giúp dự án 1000QSV1TVB bổ sung các trang thiếu.
    3D_16
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/12/17
    hh09, cfcbk and deathshine like this.
  14. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK HOÀN THÀNH
     
Moderators: Ban Tang Du Tử
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này